Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hướng dẫn ôn tập môn công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.7 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẬP MÔN
Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: Lịch sử hình thành khoa học công tác xã hội
Sự ra đời của Hiệp hội các tổ chức từ thiện ở Anh
Hoạt động của các tổ chức an sinh xã hội ở Mỹ
Phong trào các tổ chức từ thiện ở Mỹ


Phong trào nhà cộng đồng ở Anh và Mỹ
Đào tạo công tác xã hội ở Mỹ
Những phát triển của ngành công tác xã hội ở Mỹ
Quá trình hình thành công tác xã hội ở Ấn Độ
Các tổ chức trong ngành công tác xã hội
Quá trình hình thành công tác xã hội ở Việt Nam
Phân biệt sự tương đồng và khác biệt giữa hoạt động từ thiện và CTXH
Chương 2: Một số lý thuyết tổng quát áp dụng trong công tác xã hội
Lý thuyết hệ thống và sinh thái
Mô hình lực tác động từ bên trong và từ bên ngoài
Mô hình vòng đời và các lực bên trong và bên ngoài
Việc thực hiện chức năng xã hội
Mối quan hệ giữa công tác xã hội và an sinh xã hội
Chương 3: Cơ sở khoa học của công tác xã hội
Sứ mạng của Công tác xã hội
Mục đích của công tác xã hội
Chức năng của công tác xã hội
Giá trị của Công tác xã hội
Định nghĩa về Công tác xã hội
Các quan điểm cơ bản của công tác xã hội
Các nguyên tắc hướng dẫn hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội
Tiến trình giải quyết vấn đề trong công tác xã hội
Quy điều đạo đức ngành công tác xã hội.
Chương 4: Các phương pháp công tác xã hội
Công tác xã hội với cá nhân
Công tác xã hội nhóm
-2-


Phát triển cộng đồng

Nghiên cứu
Quản trị ngành CTXH
Soạn thảo chính sách
Biện hộ
Quản lý trường hợp thân chủ
Chương 5: Các lĩnh vực áp dụng công tác xã hội
Công tác xã hội ở trường học
Công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Công tác xã hội với người cao tuổi
Công tác xã hội với người nghiện ma túy
Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần
Công tác xã hội với người phạm pháp
Công tác xã hội với gia đình và trẻ em
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội ở các vùng nông thôn
Quản lý trường hợp
Công tác xã hội với cộng đồng
Chương 6: Kiến thức-Thái độ-Kỹ năng của nhân viên xã hội và Phát triển nghề
nghiệp công tác xã hội
Kiến thức cần thiết của người nhân viên xã hội
Thái độ của người nhân viên xã hội
Các kỹ năng cần có của người nhân viên xã hội
Thế nào là nghề ?
Xu hướng mới của CTXH trên thế giới

-3-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Lịch sử hình thành khoa học công tác xã hội

Sinh viên chú ý nghiên cứu lịch sử phát triển CTXH ở Anh trong đó có hoạt động
từ thiện do tổ chức COS lập ra năm 1869 ở London. Họ bắt đầu từ việc thiện nhưng sau đó
thấy kết quả không tích cực nên chuyển sang hình thức giúp đỡ mới : giúp người để người
tự giúp (nguyên tắc self-help).
Đối với Hoa Kỳ : sinh viên chú ý mô hình COS và mô hình nhà định cư ở Anh
được người Mỹ quan tâm đưa về áp dụng ở Mỹ và có vận dụng thích hợp, và những phát
triển CTXH như CTXH bệnh viện, xuất bản sách CTXH.
Ở chương này sinh viên lưu ý các cột mốc ra đời các tổ chức từ thiện và CTXH ở
các nước Anh, Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam… cũng như bài tập phân biệt sự giống nhau và khác
nhau giữa hoạt động từ thiện và CTXH.
Chương 2: Một số lý thuyết tổng quát áp dụng trong công tác xã hội
Sinh viên nghiên cứu 4 lý thuyết và vận dụng vào các tình huống đã cho ở trang 27,
28 nhằm nhận diện vấn đề của thân chủ, hiểu biết về hành vi của thân chủ để có hướng
giải quyết vấn đề ở 3 cấp độ : vi mô, trung mô và vĩ mô.
Chương 3: Cơ sở khoa học của công tác xã hội
Sinh viên cần hiểu và phân tích cho được ý nghĩa của :
-

Sứ mạng của CTXH (liên hệ đến nhóm dễ bị thương tổn ở Việt Nam)

-

Mục đích ( 4 mục đích)

-

Chức năng ( 4 chức năng)

-


Giá trị ( 5 giá trị)

-

Định nghĩa ( 3 định nghĩa trước đây và 1 định nghĩa mới đưa ra năm 2014)

-

5 quan điểm cơ bản của CTXH

-

7 nguyên tắc hành động của nhân viên xã hội

-

7 bước trong tiến trình gỉai quyết vấn đề

-

Các hướng dẫn về đạo đức nghề nghiệp CTXH

Chương 4: Các phương pháp công tác xã hội
Có 8 phương pháp CTXH mà sinh viên cần nắm vững một cách cơ bản. SV đọc ở
tài liệu hướng dẫn học tập từ trang 73 – 87 để thấy được 8 phương pháp làm việc của
NVXH trong mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội khác như tâm lý học, xã hội học,
tâm thần học, tham vấn.

-4-



Chương 5: Các lĩnh vực áp dụng công tác xã hội
Có 11 lĩnh vực ứng dụng CTXH mà sinh viên cần biết và đọc trong tài liệu hướng
dẫn học tập từ trang 89 – 128, qua đó thấy được bối cảnh rộng lớn của xã hội rất cần đến
CTXH hỗ trợ cho từng lĩnh vực cụ thể. Mỗi lĩnh vực ứng dụng CTXH có cách tiếp cận đặc
thù mà SV cần chú ý như CTXH học đường khác với CTXH với người cao tuổi; CTXH
với gia đình và trẻ em khác với CTXH với người nghiện ma túy v.v…
Chương 6: Kiến thức-Thái độ-Kỹ năng của nhân viên xã hội và Phát triển nghề
nghiệp công tác xã hội
Phần này nhấn mạnh đến 3 khía cạnh mà nhân viên xã hội cần đạt được và rèn
luyện không ngừng; đó là : Kiến Thức (Knowledge), Thái độ (Attitude) và Kỹ năng thực
hành (Practice) thường được gọi tắt là KAP.
Sinh viên cần tiếp cận với khái niệm nghề CTXH ở trang 129 – 142 để nhận ra để
được gọi là một nghề cần có những điều kiện gì ? (bài Phát triển nghề nghiệp công tác xã
hội).

-5-


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
Hình thức kiểm tra : trắc nghiệm (lớp đông sinh viên) hoặc tự luận (lớp ít sinh viên)
Đề trắc nghiệm có 40 câu bao quát toàn bộ nội dung chương trình, mỗi câu 0,25
điểm.
Đề tự luận : có 2 phần : phần lý thuyết (4 điểm) và phần thực hành (6 điểm).
Hướng dẫn cách làm bài phần trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng nhất và điền vào bảng trả lời. Có thể đánh trước trên đề và
điền vào sau, nhưng phải dành thời gian cho việc này vì KHÔNG ĐÁNH VÀO
BẢNG TRẢ LỜI SẼ KHÔNG ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM.
Chọn câu dễ làm trước.
Hướng dẫn làm bài phần tự luận

Phần lý thuyết : Cần nêu được nội dung chính, sau đó phân tích ý nghĩa theo suy
nghĩ bản thân nhưng vẫn phải bám sát yêu cầu của bài giảng tránh lạc đề, sai
nguyên tắc chung.
Nếu đưa được ví dụ minh họa càng tốt (không lấy ví dụ trong tài liệu hướng dẫn)
Tự mỗi người làm theo cách của mình, không chép bài người khác sẽ không được
tính điểm.

-6-


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI MẪU
1/ Một trong các mục đích của công tác xã hội là :
a

Giải quyết những vấn đề cấp bách như thiên tai, thảm họa...

b

Chữa trị các bệnh tật cho các người nghèo

c

Đem vật chất giúp đỡ nhằm cứu trợ những người gặp khó khăn

d Khuyến khích, thúc đẩy, phục hồi, duy trì và tăng cường việc thực hiện chức năng
xã hội của cá nhân, nhóm, cộng đồng.
2/ Hiệp hội các tổ chức từ thiện (COS) ra đời ở nước Anh năm nào :
a


1898

b

1879

c

1869

d

1884

3/ Điểm nào sau đây không phải là sứ mạng chủ yếu của CTXH là :
a

Tăng cường chất lượng sống của con người và giúp đáp ứng những nhu cầu cơ bản

b

Quan tâm đến nhu cầu của nhóm đối tượng dễ bị thương tổn

c
tổn
d

An sinh con người, giảm nghèo khó, áp bức và phục hồi nhóm người dễ bị thương
Chỉ chuyên làm từ thiện và cứu trợ


4/ Công tác xã hội được xem là một nghề; người ta cho đó như là :
a

Nghề luật sư

b

Nghề bác sĩ

c

Nghề y tá

d

Nghề giúp đỡ

5/ Ngày nay CTXH có xu hướng là làm phong phú cuộc sống con người và chú trọng :
a

Công tác phòng ngừa

b

Những điểm yếu và bất lợi của thân chủ

c

Cho lời khuyên


d

Hỗ trợ vật chất

-7-


ĐÁP ÁN
Câu 1 : d
Câu 2 : c
Câu 3 : d
Câu 4 : d
Câu 5 : a

-8-



×