Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Thực trạng thu BHXH của tỉnh ninh bình trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.84 KB, 23 trang )

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………….…..2
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về công tác thu bảo hiểm xã
hộic………………………………………………………………..……..3
1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội (BHXH……………………………..3
2. Khái niệm và vai trò của công tác thu BHXH …………………….3
3. Nguồn thu BHXH ………………………………….………………..5
4. Đối tượng tham gia BHXH………………………………………….5
5. Mức thu………………………………………………….……………8
Chương II: Thực trạng thu BHXH trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong
những năm gần đây……………………………………………………...9
1.Vài nét về tỉnh Ninh Bình…........................................................……..9
2.Cơ cấu tham gia BHXH theo Luật định…………………………..….9
3. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
giai đoạn 2005-2009…………………………

……………………….11

4. Đánh giá một số kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân….…….15
Chương III: Một số hạn chế và giả pháp nhằm tăng cường thu BHXH
tỉnh Ninh Bình………………………………………….………………18
1. Hạn chế………………………………………………………….……18
2. Một số giải pháp…………………………………………….……….20
KẾT LUẬN……………………………………………………………..23

1


LỜI MỞ ĐẦU


BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, là sự đảm bảo,
thay thế, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc
mất một phần thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp,
hết tuổi lao động, hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. BHXH là một
bộ phận cơ bản nhất, quan trọng nhất có thể coi là xương sống của hệ thống
an sinh xã hội. Chính vì thế khi các chế độ của hệ thống BHXH ngày càng
phát triển, đối tượng tham gia được mở rộng, chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng
lao động và dân số, mức trợ cấp ngày càng đảm bảo cho người thụ hưởng thì
điều này góp phần tạo nên sự ổn định và phát triển của xã hội. Đồng thời
góp phần tiết kiệm chi tiêu cho ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy nên
BHXH có ý nghĩa rất to lớn đối với người dân trong cả nước nói chung và
nhân dân Ninh Bình nói riêng.
Sau đây em xin trình bày về “Thực trạng thu BHXH của tỉnh Ninh
Bình trong những năm gần đây” do thời gian và khối lượng kiến thức còn
hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để báo cáo được hoàn thiện hơn.

2


Chương I: Những vấn đề lí luận chung về công tác
thu bảo hiểm xã hội
1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội (BHXH)
Ngày 29/06/2006, Quốc hội thông qua Luật bảo hiểm xã hội đầu tiên
của nước ta. Đây là sự kiện quan trọng vừa đánh dấu bước phát triển mới
của bảo hiểm xã hội trong nền kinh tế xã hội nước ta. Khi luật bảo hiểm xã
hội được ban hành, khái niệm bảo hiểm xã hội cũng được quy chuẩn và
chính thức hóa ở mức cao so với trước đó:
1.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự thay thế và bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai

sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuối lao động hoặc
chết, trên cơ sở đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội.
1.2. Khái niệm BHXH bắt buộc
Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2006: “. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là
loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động
phải tham gia.
2. Khái niệm và vai trò của công tác thu BHXH
2.1. Khái niệm thu BHXH
Thu bảo hiểm xã hội là một khâu quan trọng nhất quyết định đến sự
hình thành và phát triển của hệ thống BHXH. Bởi vì thu BHXH là giúp hình
thành nên đầu vào của hệ thống, quyết định nên sự hình thành, quản lí, sử
dụng quỹ BHXH là cơ sở đảm bảo cân đối quỹ BHXH đặc biệt là quỹ
BHXH dài hạn. Từ đó đảm bảo quyền lợi thụ hưởng của người tham gia
BHXH đáp ứng yêu cầu cơ bản của hoạt động quản lí BHXH.

3


Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các
đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép
một số đối tượng tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức
đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền
tệ tập chung nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của mình (Giáo trình
Quản trị bảo hiểm xã hội - Trường Đại học Lao động – Xã hội).
Thu BHXH thực chất là quá trình phân phối lại một phần thu nhập của
các đối tượng tham gia BHXH , phân phối và phân phối lại một phần của cải
dưới dạng giá trị.
1.2.2.Vai trò công tác thu BHXH
Thu BHXH là một trong những nội dung quan trọng nhất trong hoạt
động sự nghiệp BHXH.

Thu BHXH quyết định đến sự hình thành, tạo lập và sử dụng quỹ
BHXH. Hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động đóng góp
theo một tỉ lệ nhất định vào quỹ BHXH. Thu BHXH góp phần hình thành
nên đầu vào của quỹ, quỹ này hình thành nhằm đảm bảo khả năng tài chính
cho việc chi trả các chế độ BHXH cũng như chi cho hoạt động sự nghiệp của
toàn ngành. Từ đó, đảm bảo quyền lợi của người tham gia. Thu đúng, thu
đủ, thu kịp thời sẽ tạo được một khoản tiền nhà rỗi cho quỹ đầu tư sinh lời.
Thu BHXH có vai trò rất lớn cho việc cân đối quỹ cũng như có vai trò
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Hàng năm, quỹ
BHXH phải chi trả một khoản tiền rất lớn cho những người thụ hưởng chế
độ BHXH và các khoản chi khác. Nhờ có công tác thu BHXH mà quỹ có đủ
khả năng tài chính để chi trả, nếu công tác thu không thực hiện trong khi số
tiền chi BHXH lại rất lớn lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thâm hụt và vỡ quỹ
BHXH. Đồng thời, công tác thu được thực hiện tốt sẽ giảm chi từ ngân sách
Nhà nước cho hệ thống BHXH.
4


Ngoài ra, công tác thu BHXH còn góp phần tạo lập mối quan hệ 3 bên:
giữa người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Người lao
động tham gia BHXH thông qua người sử dụng lao động, người sử dụng lao
động tham gia BHXH cho người lao động thông qua cơ quan BHXH. Khi
người lao động và người sử dụng lao động tham gia BHXH, cơ quan BHXH
có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đôn đốc đơn vị sử dụng lao động thu đúng,
đủ, kịp thời. Công tác thu BHXH cũng góp phần tạo sự công bằng trong hệ
thống BHXH, giữa sự cống hiến và hưởng thụ.
3. Nguồn thu BHXH
3.1. Quỹ BHXH
- Khái niệm: Quỹ BHXH làm một quỹ tiền tệ tập chung được hình
thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH và

được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động theo pháp
luật BHXH.
3.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH:
- Người sử dụng lao động đóng góp
- Người lao động đóng góp
- Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ
- Hỗ trợ của Nhà nước
- Các nguồn thu hợp pháp khác (viện trợ, tài trợ, tiền ủng hộ của các tổ
chức và cá nhân…)
4. Đối tượng tham gia BHXH
a. Người lao động đồng thời tham gia BHXH, BHYT là công dân Việt
Nam, gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức;

5


- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3
tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định
của pháp luật về lao động, bao gồm cả xã viên, cán bộ quản lý làm việc và
hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp
tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã; người
quản lý doanh nghiệp thuộc các chức danh quy định tại khoản 13, Điều 4,
Luật Doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công từ đủ 3 tháng trở lên.
b. Người lao động chỉ tham gia BHXH là công dân Việt Nam, gồm:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân,
công an nhân dân;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an
nhân dân phục vụ có thời hạn;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các
doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;
- Phu nhân/ phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/ phu
quân tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia
BHXH bắt buộc.
- Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp
BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau:
- Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ
đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm
việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề;

6


- Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu hoặc
đầu tư ra nước ngoài;
- Hợp đồng cá nhân.
c. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp; các
Công ty nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước đang trong
thời gian chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ
phần theo Luật doanh nghiệp; các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
- Cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp; đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: Giáo dục – đào

tạo; Y tế; Văn hóa; Thể dục thể thao; Khoa học và công nghệ; Môi trường;
Xã hội; Dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp
khác;
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp
tác xã;
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê
mướn, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động
trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường
hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết
hoặc tham gia có quy định khác.
d. Tổ chức bảo hiểm xã hội, bao gồm: BHXH Việt Nam; BHXH tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh); BHXH quận,

7


huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện); tổ
chức BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ.
5. Mức thu
5.1.Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
a) Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng 15% trên quỹ tiền lương,
tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ
lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau,
thai sản và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một
lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.
b) Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu

chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của
Luật này như sau:
- 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một
lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
c. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh
thì mức đóng hằng tháng theo quy định ; phương thức đóng được thực hiện
hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

8


Chương II: Thực trạng thu BHXH trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình trong những năm gần đây.
1.Vài nét về tỉnh Ninh Bình.
Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích
1.392,4km2 chiếm 0.24% diện tích cả nước, mật độ dân số là 642 người/
km2. Ninh Bình có 6 huyện: Kim Sơn, Yên Mô, Nho Quan, Yên Khánh, Hoa
Lư; 1 thị xã: Tam Điệp và thành phố Ninh Bình là trung tâm kinh tế chính trị
của tỉnh. Theo điều tra dân số năm 2009, toàn tỉnh hiện có 898.459 người,
trong đó số người trong độ tuổi lao động là 583.313 người chiếm 62.5%, số
người có khả năng lao động là 523.731 người chiếm 90.25% số người trong
độ tuổi lao động.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2007 như sau: Công nghiệp, xây dựng đạt
40%, Nông, lâm, ngư nghiệp đạt 26%, Dịch vụ và các ngành khác đạt 34%
Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 9.2triệu/người/năm. Trong
những năm qua, kinh tế toàn tỉnh có những bước phát triển mạnh mẽ, là một
trong các tỉnh có doanh thu 1000 tỉ. Cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ
chiếm tỉ lệ lớn, nhiều doanh nghiệp được thành lập, đối tượng tham gia

BHXH được mở rộng đối tượng tham gia tại các khu vực doanh nghiệp.
2.Cơ cấu tham gia BHXH theo Luật định
a. Khối doanh nghiệp
Năm 2008, trên toàn tỉnh có 423 doanh nghiệp bao gồm cả doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp
ngoài quốc doanh và ngoài công lập với 24.809 lao động tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc trong tổng số 25.625 lao động trong khu vực này chiếm
96.81% cụ thể như sau:
9


- Khối doanh nghiệp nhà nước: Có 35 doanh nghiệp tham gia BHXH
cho 5.772 người trong đó: có 1 doanh nghiệp khối Trung ương đạt tại thành
phố, 10 doanh nghiệp khối thành phố, 24 doanh nghiệp đạt tại quận huyện.
- Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 2 doanh nghiệp với
1016 lao động.
- Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: có 372 đơn vị. Số lao động
tham gia BHXH là 15906 lao động. Trong đó, có 113 doanh nghiệp đạt tại
Ninh Bình, còn lại nằm ở các huyện và thị xã. Hiện nay khối doanh nghiệp
ngoài quốc doanh chiếm tỉ lệ cao nhất trong khối doanh nghiệp (87.94%)
- Khối ngoài công lập: gồm 14 đơn vị tham gia BHXH cho 2801 lao
động trong đó khối ngoài công lập thành phố có 1 đơn vị tham gia BHXH
cho 5 lao động, khối ngoài công lập quận huyện tham gia BHXH cho 2796
lao động.
b.Khối hành chính sự nghiệp: bao gồm khối hành chính sự nghiệp, cơ
quan, đảng, đoàn thể, khối giáo dục, khối xã phường thị trấn.
- Khối hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể như Văn phòng UBND
các cấp, các Sở Ban ngành trực thuộc tỉnh, khối đoàn thể… gồm có 533 đơn
vị tham gia BHXH cho 19.583 lao động, chiếm tỉ lệ nhất trong toàn tỉnh.
Trong khối này có 82 đơn vị thuộc khối thành phố với 2907 lao động tham

gia BHXH, 72 đơn vị thuộc BHXH tỉnh chuyên quản còn lại là do các huyện
chuyên quản.
- Khối giáo dục gồm các trường mầm non, trường tiểu học trung học và
đại học từ xã, huyện đến tỉnh.
- Khối xã, phường, thị trấn gồm 147 đơn vị tham gia BHXH cho 2409
người.

10


c.Khối hợp tác xã và các khối khác: bao gồm hợp tác xã (157 đơn vị
tham gia BHXH cho 898 lao động, hội nghề, hộ cá thể, tổ dịch vụ …(với 18
đơn vị và 97 lao động tham gia BHXH).
3. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2005-2009
3.1. Tình hình thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh trong những
năm gần đây.
Công tác thu BHXH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng
yêu cầu về tăng trưởng quỹ và đảm bảo chi cho các chế độ BHXH, đáp ứng
kịp thời quyền lợi của người tham gia. Số đơn vị và số lao động tăng lên rõ
rệt qua các năm cụ thể như sau:
Bảng : Thực trạng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh năm 2006-2009
Chỉ Số đơn vị
Số đơn vị

tiêu

tham
2006
2007

2008
2009

gia

(đơn vị)
266
284
302
326

Tốc độ tăng
liên hoàn (%)
7,89
6,3
7,94

Số lao động
Số lao động
tham

gia

Tốc độ tăng

liên hoàn (%)
(người)
28.892
30.266
4,75

32.910
8,73
35.883
9,03
(Nguồn: BHXH thành phố Ninh Bình)

Dựa vào bảng thống kê ta thấy, số đơn vị và số lao động tham gia
BHXH tăng tương đối qua các năm chứng tỏ số lượng tham gia BHXH bắt
buộc trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng, hướng tới diện bao phủ lớn
hơn của chính sách BHXH. Năm 2009 số đơn vị tham gia tăng mạnh nhất
đạt 7,94% nguyên nhân là do số đơn vị tham gia BHXH khu vực ngoài quốc
doanh tăng, Mặt khác, do ngày 01/01/2007 Luật BHXH chính thức có hiệu
lực cũng quy định rõ đối tượng thuộc diện tham gia BHXH
a. Khu vực doanh nghiệp
11


Khu vực doanh nghiệp hiện đang tham gia BHXH gồm 4 khối: Khối
doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khối
doanh nghiệp quốc doanh, khối ngoài công lập.
Bảng : Số đơn vị và số khu vực tham gia BHXH thành phố hoà Bình
2006-2009
Chỉ tiêu

Số đơn vị (Đơn vị)

Số lao động (Người)

2006


2007

2008

2009

2006

2007

2008

2009

22

20

16

14

3900

3500

3180

2870


1

1

2

2

40

25

55

60

59

70

100

117

6000

8.029

9.165


10.350

6

7

7

9

900

946

1200

1.520

88

98

125

142

11.200 12500

Khối
DN nhà nước


DN có vốn đầu
tư nước ngoài
DN ngoài QD

Ngoài công lập

Tổng

13.600 14.800

(Nguồn: BHXH thành phố Ninh Bình)
Qua bảng số liệu trên ta thấy khối doanh nghiệp nhà nước số đơn vị
tham gia giảm dần qua các năm, nguyên nhân là có sự chuyển đổi từ loại
hình doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,
trách nhiệm hữu hạn… tương ứng với số lao động trong khối doanh nghiệp
này cũng giảm. Trong đó số tham gia giảm nhiều nhất là năm 2008 giảm 370
người, tương ứng giảm 4 đơn vị. Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tham gia ít nhất do hiện tại trên địa bàn tỉnh loại hình doanh nghiệp
12


này chưa phổ biến. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên tục trong 4
năm đặc biệt là khi Việt Nam ra nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO,
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng của khối doanh nghiệp này.
b. Khu vực hành chính sự nghiệp
Tham gia trong khu vực này gồm có: khối hành chính sự nghiệp, cơ
quan, đảng, đoàn thể, khối cán bộ xã, phường, thị trấn. Đây là khối có số
lượng tham gia đông đảo nhất trên toàn tỉnh.
Bảng 8: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc trong khu vực hành chính

sự nghiệp 2006-2009.
Năm

Hành chính, Đảng, Cán bộ xã, phường,
đoàn thể
Số đơn Số
vị

thị trấn
lao Số đơn Số

động

vị

Tổng

lao Số

động

vị

đơn Số

lao

động

(Đơn vị) (Người)


(Đơn vị) (Người)

(Đơn vị) (Người)

2005

75

15656

65

1450

140

17106

2006

76

15659

70

1495

151


17154

2007

76

17100

53

1520

129

18620

2008

81

19169

50
2409
131
20303
(Nguồn: BHXH thành phố Ninh Bình)

c. Khu vực hợp tác xã và các khối khác.

Khu vực hợp tác xã thuộc đối tượng tham gia BHXH từ năm 2003 theo
Nghị định số 01/2003/NĐ-CP của chính phủ về việc mở rộng đối tượng
tham gia BHXH cho các thành phần kinh tế.
Trên địa bàn thành phố Hoà Bình, số lượng hợp tác xã có nhiều, đặc
biệt ngày càng thành lập nhiều khối khác như khối tự tham gia BHXH, các

13


hộ kinh doanh cá thể, tổ dịch vụ, các hội nghề… thu hút một số lượng lao
động lớn tham gia. Nhưng trong khối này tỉ lệ lao động tham gia chưa cao,
do số lao động tham gia trong các khối này thường là lao động làm công,
lương theo thoả thuận ít có hợp đồng cụ thể, hoặc lao động mùa vụ dưới 3
tháng nên việc quản lí các đối tượng lao động này trở nên rất khó khăn.
Bảng 10: Tình hình tham gia BHXH khu vực hợp tác xã và các khối
khác giai đoạn 2006-2009
Năm

Số

đơn

tham gia
(Đơn vị)

vị

Tốc độ tăng
liên hoàn (%)


Số lao động
tham gia
(Người)

Tốc độ tăng
liên hoàn (%)

2006

38

-

586

-

2007

35

-7,9

612

4,4

2008

48


37,1

690

12,7

2009

53

22,9

780

13,04

(Nguồn: BHXH thành phố Ninh Bình)
Năm 2007 số đơn vị tham gia BHXH giảm 7,9% là kết quả của việc
giải thể hợp tác xã, thành lập mới 2 hộ kinh doanh cá thể. Số lao động tham
gia trong khu vực này qua các năm nhưng tăng mạnh nhất là năm 2009 đạt
13.04%.
4. Đánh giá một số kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân
4.1. Kết quả thu BHXH
Để thực hiện hiệu quả công tác thu, dựa trên nhiệm vụ được giao,
dựa trên định hướng phát triển chung của ngành và từng đơn vị, BHXH
tỉnh Ninh Bình đã tập chung chỉ đạo chặt chẽ rà soát, cân đối giao chỉ
tiêu đến từng đơn vị, thường xuyên bám sát cơ sở để kiểm tra, nắm bắt

14



tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động. Do có những
biện pháp thu tích cực, theo dõi sát tình hình biến động BHXH trong giai
đoạn 2005-2008 BHXH tỉnh không những hoàn thành chỉ tiêu của BHXH
Việt Nam trong nhiều năm, cụ thể như sau:
Bảng 11: Kết quả thu BHXH 2005-2008
Chỉ
tiêu
Năm
2005
2006
2007
2008

Số

thu

Số

thu

BHXH Việt

BHXH

tỉnh

Nam


thực hiện

giao

(triệu đồng)
98.000
110.000
145.000
172.000

(triệu đồng)

Tỉ
Tốc

độ

lệ

hoàn

tăng liên

thành kế

hoàn (%)

hoạch


(%)
104.173
105,9
121.506
16,638
109,5
152.319
25,359
105,4
188.516
23,764
109,6
(Nguồn: BHXH tỉnh Ninh Bình)

Như vậy, số thu BHXH của tỉnh không ngừng tăng qua các năm từ
2005-2008 với xu hướng năm sau cao hơn năm trước do số đơn vị và số
lao động tham gia ngày càng tăng. Nếu như số thu 2005 chỉ đạt 104.173
triệu, thì đến năm 2008 tăng lên 188 516 triệu gấp gần 2 lần so với năm
2005. Số thu BHXH liên tục tăng qua các năm chứng tỏ đối tượng tham
gia BHXH liên tục được mở rộng.
Trong 4 năm từ 2005-2008 thực hiện công tác thu BHXH tỉnh đã
thu về được cho quỹ BHXH một khoản tiền tương đối lớn với tổng giá trị
lên tới 566.516 triệu, bình quân mỗi năm thu thêm về khoảng 21.085
triệu. Năm 2008 là năm có số thu về đạt chỉ tiêu cao nhất đạt 9,6% hay
36.196 triệu. Nguyên nhân là do ngày 01/01/2008 Chính phủ tăng mức
lương tối thiểu từ 450.000đ/tháng lên 540.000đ/ tháng làm cho tổng quỹ
lương đóng BHXH tăng làm tăng số tiền thu. Ngoài ra, năm 2008 là năm

15



mà BHXH tỉnh thực hiện tốt Nghị định số 01/2003/NĐ-CP của Chính
phủ về việc mở rộng đối tượng tham gia với mọi thành phần kinh tế,
BHXH đã vận động được nhiều đơn vị ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh
cá thể và các cơ sở dịch vụ tham gia. Năm 2007, tốc độ tăng liên hoàn về
số thu đạt tỉ lệ cao nhất, đạt 25,359%. Đây là kết quả đáng ghi nhận của
BHXH tỉnh trong các năm qua.
4.2. Tình hình nợ đọng BHXH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2008
Tuy nhiên tình trạng nợ đóng số tiền BHXH trên địa bàn tỉnh vẫn còn
tồn tại. Bằng nhiều biện pháp truy thu số tiền nợ đọng trong những năm qua
nhưng số tiền nợ đọng vẫn tăng và có xu hướng tăng thêm. Đây là vấn đề bất
cập cần có những biện pháp giải quyết kịp thời.
Số tiền nợ đọng được tính bằng số tiền phải thu trong kì (gồm cả số
phải thu kì trước chuyển sang và số phải thu trong kì này) trừ đi số thực thu
trong kì.
Bảng 9: Tình hình nợ đọng BHXH qua các năm:
Số tiền BHXH Số tiền BHXH Số
đọng

tiền

nợ Tỉ lệ nợ

Chỉ tiêu

phải thu

thực thu

đọng


Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008

(nghìn đồng)
110.415.486
130.071.565
163.263.298
206.931.387

(nghìn đồng)
(nghìn đồng)
(%)
104.173.699
6.241.787
5,653
121.506.616
8.564.949
6,546
152.319.760
10.943.538
6,703
188.516.563
18.414.824
8,899
(Nguồn: BHXH tỉnh Ninh Bình)

Số thu BHXH bắt buộc tăng qua các năm nhưng cùng với đó là tỉ lệ

nợ đọng số tiền BHXH cũng tăng qua các năm. Trong đó, năm 2008 số tiền
nợ đọng cao nhất là 18.414.824 nghìn đồng, tăng 7.472.286 nghìn đồng so
với năm 2007 tương ứng với tỉ lệ nợ đọng lên tới 8,899% so với tổng số phải
thu. Theo thống kê của BHXH tỉnh thì tỉ lệ nợ đọng cao nhất ở các doanh

16


nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tới 41,125% tổng số tiền nợ đọng do lạm
phát vào những tháng đầu năm 2008 bị đẩy ở mức cao cùng với tình hình
kinh tế thế giới có nhiều suy thoái, điều này ảnh hưởng đến nhiều doanh
nghiệp làm cho sản xuất, kinh doanh của họ khó khăn hơn không đủ nộp tiền
BHXH cho người lao động. Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp chưa có ý
thức trong việc thu và nộp tiền BHXH cho người lao động.

Chương III: Một số hạn chế và giả pháp nhằm tăng
cường thu BHXH tỉnh Ninh Bình
1. Hạn chế
Trên địa bàn một số xã nông thôn, miền núi chưa thực sự quan tâm tới
công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Ở một số địa phương này, việc
kiểm tra đối chiếu giữa số lao động hiện có với danh sách tham gia chưa sát
sao, việc đôn đốc các đơn vị nộp BHXH cho đủ số người, đúng thời hạn quy
17


định và đúng số tiền phải đóng chưa được thường xuyên, nhiều trường hợp
thiếu kiên quyết dẫn đến tình trạng lao động chưa tham gia BHXH, nhiều
đơn vị đóng chậm
Về đối tượng tham gia đã được quy định rõ trong Luật BHXH và các
văn bản hướng dẫn khác, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều đơn vị và người

lao động trong diện bắt buộc nhưng chưa tham gia, chủ yếu là lao động trong
khu vực hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguyên nhân là do
chế tài xử lí các trường hợp vi phạm còn bất cập cả về mức phạt và cơ chế
phối hợp khi kiểm tra, xử lí các vi phạm.
Việc tham gia BHXH cho các đơn vị ngoài quốc doanh, cơ sở ngoài
công lập, hộ kinh doanh cá thể còn rất hạn chế so với tiềm lực thực tế của
các đơn vị này, một số người lao động và người sử dụng lao động chưa tự
giác, cố tình trốn tránh tham gia BHXH bằng cách khai báo số lao động
thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thấp hơn thực tế. Không thực hiện kí
hợp đồng lao động hoặc chỉ thuê lao động theo mùa vụ để không tham gia
BHXH cho họ hoặc tham gia ở mức lương thấp hơn.
Tình trạng thiếu nợ của các đơn vị đã ảnh hưởng đến nguồn thu và việc
giải quyết chế độ chính sách BHXH cho người lao động.
Về chính sách BHXH và một số chính sách khác có liên quan chưa đầy
đủ, đồng bộ và còn thiếu thực tế, còn có sự phân biệt và thiếu bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế. Các văn bản hướng dẫn thực hiện còn chậm ban
hành ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện. Trong khi đó lại chưa có một
cơ chế khuyến khích thu BHXH đặc biệt là đối với khu vực ngoài quốc
doanh. Vì vậy, chủ sử dụng lao động không thiết thao mặn mà với việc tham
gia BHXH.
Một bộ phận lao động trình độ còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ
thông hiểu biết rất ít về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia
18


BHXH. Nhiều lao động với tâm lí sợ mất việc làm, đa số người lao động
không dám đấu tranh đòi quyền lợi đối với chủ sử dụng lao động. Về mặt
tâm lí, người lao động ít tin tưởng đến sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp,
không tham gia BHXH mà muốn chủ doanh nghiệp trả thẳng vào lương.
Cơ quan BHXH mới chỉ làm tốt công tác thu ở khối hành chính sự

nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nơi
có nguồn lao động và quỹ lương lớn, khu vực ngoài quốc doanh vẫn chưa
quan tâm, chú trọng dẫn đến tình trạng nợ tiền BHXH và trốn không tham
gia BHXH tại các doanh nghiệp này.
Công tác thông tin tuyên truyền còn nhiều mặt còn hạn chế. Cán bộ làm
công tác tuyên truyền chủ yếu là kiêm nghiệm, kinh phí cho tuyên truyền
còn chưa nhiều nên chương trình thông tin tuyên truyền còn ít. Thêm vào đó
cán bộ làm công tác thu còn chưa nhiều trong khi phải hoàn thành số tiền thu
lớn nên thiếu cán bộ bám sát cơ sở để giait thích, tuyên truyền vận động
tham gia BHXH.
Trong những giai đoạn tiếp theo để công tác thu trên địa bàn tỉnh ngày
càng được đẩy mạnh, tăng cường cần có những biện pháp phối hợp đồng bộ
về: công tác thông tin tuyên truyền, một số chính sách liên quan đến thu
BHXH bắt buộc, giải pháp đối với cơ quan BHXH cũng như đối với người
lao động và người sử dụng lao động.
2. Một số giải pháp.
- Hàng năm, xây dựng một kế hoạch tuyên truyền hợp lí phù hợp với
nguồn kinh phí tuyên truyền. Hình thức tuyên truyền sử dụng đồng loạt, tiến
hành đa dạng nhiều hình thức gắn với những nội dung cụ thể trên các
phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh các xã,
phương, thị trấn, báo, hội nghị, hội thảo… phát tờ rơi, pano, áp phích.
Những khẩu hiêu, pano tuyên truyền cần được thiết kế đạt ở những nơi động
19


dân cư, dễ hiểu, dễ đọc.Nội dung tuyên truyền cần tập chung hướng tới
quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động khi tham gia BHXH
vì điều này gắn với lợi ích thiết thực nhất của bản thân, từ đó góp phần mở
rộng đối tượng tham gia.
- Hiện nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển việc ứng dụng công nghệ

thông tin vào các ngành trở nên phổ biến, giảm bớt sức lao động, tăng năng
suất lao động. Hệ thống BHXH hiện nay trong công tác thu BHXH bắt buộc
đã nghiên cứu và ứng dụng phần mềm quản lí thu cho BHXH các cấp góp
phần quản lí, lưu trữ với lượng dữ liệu lớn. BHXH tỉnh cần quan tâm đến
việc cập nhật số liệu trên địa bàn tỉnh, nếu phần mềm có sai sót cần sửa chữa
kịp thời không ảnh hưởng đến tiến trình làm việc.
- Cùng với ứng dụng công nghệ thông tin là việc cải cách thủ tục hành
chính, đây là điều kiện quan trọng để ngành BHXH đẩy mạnh cải cách hành
chính trong hoạt động của ngành, đảm bảo yêu cầu ngày càng có nhiều
người tham gia BHXH tăng thu cho toàn tỉnh.
- Với người tham gia trong khu vực hành chính sự nghiệp, đối tượng
tham gia hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên việc trốn đóng, nợ đọng
BHXH ít xảy ra, hầu hết người lao động tham gia đầy đủ. Tuy nhiên vẫn có
một số ít đơn vị nộp chậm, chưa tuân thủ theo đúng quy trình thu nộp. Cần
kết hợp chặt chẽ với hệ thống kho bạc để nắm rõ thời điểm phát lương để có
những biện pháp đôn đốc thu BHXH kịp thời, nhằm nâng cao hiệu quả của
công tác thu.
Với khu vực doanh nghiệp đặc biệt là khối ngoài quốc doanh vẫn
thường xuyên xảy ra tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền BHXH. Trong các
doanh nghiệp này xảy ra tình trạng cố ý đóng BHXH với mức lương thấp
hơn thực tế hoặc khai giảm số lao động hiện có. Do đó, cơ quan BHXH cần
nắm rõ tổng quỹ tiền lương thực tế của người tham gia BHXH cũng như số
20


lao động và mức lương thực tế của họ khi tham gia BHXH. Cán bộ thu khi
yêu cầu doanh nghiệp khi tham gia phải khai đúng, khai đủ số lượng người
tham gia, duyệt mức lương đúng cho người tham gia. Tích cực thanh tra,
kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị này thực hiện thu BHXH, giảm tình
trạng gian lận tiền BHXH trong khu vực này.

Khu vực hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ dịch vụ: Đây là khu vực
khó quản lí nhất do đặc điểm của khu vực này số lượng lao động ít, thường
là lao động mùa vụ tạm thời, chủ sử dụng lao động lại không có tài khoản,
con dấu hợp pháp (ngoài hợp tác xã). Vì thế cơ quan BHXH cần quy định
phương thức thu nộp hợp lí, có thể theo tháng, quý hoặc 6 tháng 1 lần. Giao
kế hoạch thu và quản lí đối tượng trong khu vực này cho BHXH các huyện,
kịp thời kiểm soát được những thay đổi về lao động.
- Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu thu của BHXH Việt Nam giao, chủ
động cân đối dự toán, khả năng thực hiện, phân tích những thuận lợi khó
khăn để lập và giao chỉ tiêu cụ thể cho BHXH các huyện, thị, thành phố.
Dành nhiều thời gian đi cơ sở để nắm bắt kịp thời giải quyết những vướng
mắc. Cán bộ trực tiếp làm công tác thu thông qua nghiệp vụ của mình, nắm
bắt thông tin của các ngành, các cấp, các đơn vị nắm chắc sự biến động tăng
giảm của các đối tượng tham gia BHXH. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời. Tính lãi triệt để đối với các đơn vị trốn đóng, chậm nộp. Có sơ kết,
đánh giá, chấm điểm thi đua trao phần thưởng cho các đơn vị cá nhân làm
tốt.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động thu BHXH vì
đây là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong quản lí tài chính
BHXH nhằm tăng thu và đảm bảo an toàn quỹ BHXH. Thông qua công tác
thanh tra, kiểm tra phát hiện kịp thời những vi phạm trong thực hiện chế độ
chính sách BHXH. Với các đơn vị chậm đóng, nộp thiếu tiền BHXH hoặc
21


những đơn vị cố tình trốn đóng BHXH cần áp dụng những chế tài xử phạt
nghiêm khắc.
- Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng cán bộ cần được tiến hành thường
xuyên và có kế hoạch, để đáp ứng được yêu cầu của ngành, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Mỗi cán bộ phải thường xuyên học tập, tích luỹ kiến

thức chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm.
Cần thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là việc
sử dụng thành thạo các phần mềm phục vụ cho công tác thu BHXH.
- Nâng cao nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về
việc tham gia BHXH và quyền lợi của họ khi tham gia. Việc nhận thức đầy
đủ, đúng đắn mục đích, ý nghĩa, tác dụng của chính sách BHXH cũng như
quyền lợi chính đáng của họ là điều kiện tiên quyết trong việc thực hiện
những mục tiêu cơ bản về chính sách BHXH.
Bản thân mỗi người lao động và người sử dụng lao động cần tích cực
tìm hiểu về chính sách BHXH, có thái độ đúng đắn với cán bộ, cộng tác viên
làm công tác thông tin tuyên truyền.

KẾT LUẬN
Đối với Việt Nam, BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và
nhà nước và đã được qui định trong Hiến pháp và không ngừng được bổ
sung trong các văn kiện nhằm bảo đảm cuộc sông của nhân dân, góp phần
ổn định xã hội. Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên không chỉ riêng
Ninh Bình mà tất cả các địa phương trong cả nước đều cố gắng thực hiện tốt
công tác BHXH để đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh những thành công đã
đạt được thì trong quá trình thực hiện BHXH Ninh Bình vẫn còn gặp nhiều
22


khó khăn, vướng mắc như ý thức của người dân vẫn chưa nhận thức hết
được vai trò quan trọng của BHXH nên ở một số nơi vẫn có tình trạng trốn
đóng BHXH hay tình trạng nợ đọng BHXH cũng là một vấn đề nhức nhối.
Trên đây là “Thực trạng thu BHXH của tỉnh Ninh Bình trong những
năm gần đây”. Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Đỗ Dũng đã hướng
đẫn em hoàn thành để tài này. Do thời gian và khối lượng kiến thức còn hạn
chế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy thông

cảm!
Em xin chân thành cảm ơn!

23



×