Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÁO CÁO TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP - Góc nhìn về văn hóa xếp hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.26 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Khoa Phát thanh - Truyền hình

BÁO CÁO TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
“Góc nhìn về văn hóa xếp hàng”
Ngành

: BÁO CHÍ

Mã số

: 1.01.01

Chuyên ngành : PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH

Người hướng dẫn : TS. TRẦN BẢO KHÁNH
Người thực hiện

: LẠI THỊ HUYỀN NHUNG

Lớp

: Phát thanh - Truyền hình K30 B

Hà Nội - 2012


MỞ ĐẦU
I. Lý do lựa chọn đề tài
- Nói chung, văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do


con người sáng tạo ra, chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt
động sản xuất nhằm cung cấp năng lượng tinh thần cho con người, làm
cho con người ngày càng hoàn thiện. Trong văn hóa, có hành vi ứng xử
giữa con người với con người được thể hiện thông qua giao tiếp hàng
ngày. Một trong những lối ứng xử ấy là văn hóa xếp hàng.
- Với con người nói chung, hành vi xếp hàng, được xem như là một thói

quen, và sau này, được nhìn nhận dưới góc độ là hành vi văn hóa. Trong thực
tế, văn hóa xếp hàng ngày càng thể hiện sự tiện ích bởi có xếp hàng, chúng
ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho bản thân và người
khác. Như vậy, nếu thực hiện tốt hành vi xếp hàng trật tự, có trước có
sau, sẽ phát huy tối đa lợi thế của việc có xếp hàng và những hậu quả
đáng tiếc của việc không xếp hàng.
- Nếu nhìn dưới góc độ thói quen, hành vi ứng xử giữa con người với

con người, và nâng lên thành văn hóa xếp hàng thì dù ở mức độ nào, xép
hàng cũng cần được nhìn nhận đúng mức. Trong xã hội hiện nay, bên
cạnh những hành vi xếp hàng nghiêm túc, còn có những hành vi chen lân,
lộn xộn, thiếu lịch sự văn minh. Tác giả mong muốn, sẽ làm một tác
phẩm về đề tài văn hóa xếp hàng để góp phần điều chỉnh hành vi, nhận
thức của con người nói chung, công chúng nói riêng.
- Tác phẩm được lựa chọn dưới hình thức là phim tài liệu truyền hình,

bởi truyền hình là loại hình báo chí có những lợi thế riêng trong việc truyền
tải thông điệp đến mọi người, nhất là khán giả. Việc phát huy tối đa “sức
mạnh” của hình ảnh và âm thanh, hiệu quả tuyên truyền của loại hình
báo chí này, chính là một trong những lí do để tác giả lựa chọn hình thức
thể hiện nội dung tác phẩm.
2



Trên đây là những lí do mà tác giả lực chọn nội dung và hình thức thể
hiện tác phẩm về văn hóa xếp hàng. Sau thời gian nghiên cứu, trao đổi với
thầy giáo hướng dẫn, tác giả quyết định, lấy tên tác phẩm là “Góc nhìn về văn
hóa xếp hàng” với mong muốn, truyền tải được hết, nội dung mà tác phẩm và
góp phần tạo sự hấp dẫn nhất định với khán giả.
II. Mục đích và nhiệm vụ
1. Mục đích của tác phẩm
- Tác phẩm thực hiện đề tài về “Góc nhìn về văn hóa ứng xử” nhằm

hướng tới việc cung cấp cái nhìn nhiều chiều về hành vi xếp hàng. Trong
đó, đặc biệt nhấn mạnh hành vi xếp hàng dưới góc nhìn văn hóa.
-

Tác phẩm mong muốn định hướng cho khán giả, ủng hộ cách ứng xử

đúng trong hành vi xếp hàng, phê phán những hành vi chen lấn, lộn xộn gây
mất trật tự, mĩ quan nơi công cộng.
- Góp phần lí giả nguyên nhân hình thành văn hóa xếp hàng và vai trò

của giáo dục trong việc hình thành văn hóa xếp hàng.
2. Nhiệm vụ của tác phẩm
o Ca ngợi những hành vi xếp hàng văn minh lịch sự, biết tôn trọng bản

thân mình và người khác. Xếp hàng nghiêm túc giúp tiết kiệm được thời
gian, công sức và biện hiện của sự công bằng, bình đẳng.
o Phê phán những hành vi không xếp hàng, chen lấn xô đẩy nhau, gây

ảnh hưởng đến người khác, làm xấu đi hình ảnh của người dân mình trước
bạn bè quốc tế.

III. Phương pháp thực hiện
o Phương pháp thu thập tài liệu:

+ Thu thập những hình ảnh tư liệu về thời kì bao cấp tại Việt Nam
và hành ảnh xếp hàng sau trận sóng thần, động đất tại Nhật (tháng
3.2011). Phần này, tác giả chủ yếu dùng tư liệu là ảnh. Một số hình ảnh
về trận động đất, tác giả đã download trên mạng để có được những hình
ảnh ấn tượng.
3


+ Về phần lời: Bám vào sự kiện phụ huynh chen lấn mua Hồ sơ cho
con em mình vào lớp 1 tại trường Thực nghiệm (Ba Đình, Hà Nội), tác
giả đã khai thác các tư liệu của đồng nghiệp, từ đó chọn ra những hình
ảnh ấn tương xung quanh sự kiện này. Đặc biệt, những hình ảnh này
phải phù hợp với chủ đề xề hành vi xếp hàng.
Trên cơ sở những hình ảnh ấn tượng, lựa chọn nhạc và những kĩ xảo
trong dựng phim để tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm.
+ Đồng thời, tác giả có thu thập thêm tư liệu báo chí xung quanh chủ
đề về văn hóa xếp hàng trong lịch sử và của các nước khác trên thế giới.
- Phương pháp tổng hợp:

Trên cơ sở tư liệu có sẵn, sử dụng phương pháp tổng hợp hình ảnh, tư
liệu về xếp hàng để xây dựng nên tác phẩm.
IV. Mô tả khái quát về tác phẩm
1. Về hình thức:
o Đây là tác phẩm truyền hình, được đọc dựng thành lời và hình ảnh.

Định dạng đuôi Avi.
o Tác phẩm xuất ra đĩa DVD.

o Thời lượng chương trình “Góc nhìn về văn hóa xếp hàng” có thời

lượng 13 phút 30 giây.
2. Về nội dung:

2.1 Về Fomat chương trình “Góc nhìn văn hóa”
Đề tài về “Góc nhìn văn hóa xếp hàng” là một chương trình được sản
xuất trong chuyên mục “Góc nhìn văn hóa” của Kênh Truyền hình công an
nhân dân- ANTV.
Một vài nét về Fomat chương trình như sau:
 Thời lượng chương trình: 15 -20 phút
 Thời gian phát sóng: 11h Chủ nhật hàng tuần
Thời gian bắt đầu lên sóng là từ tháng 5/2012
 Phát lại: 10h15 thứ Hai và 10h45p thứ Bẩy hàng tuần
4


 Kênh phát sóng: ANTV (Truyền hình Công an nhân dân )
 Tác phẩm “Góc nhìn về văn hóa xếp hàng”, đã được phát sóng trên
Kênh Truyền hình Công an nhân dân (ANTV) vào lúc 10h45 phút ngày
20/05/2012 trong chuyên mục “Góc nhìn văn hóa”.
 Thời lượng phát trên Kênh là 15 phút. Thời lượng làm tác phẩm tốt
nghiệp là 13 phút 30 giây.
2.1.1 Đối tượng khán giả của chương trình “Góc nhìn văn hóa”
- Khán giả trong độ tuổi từ 15 trở lên.
- Khán giả quan tâm đến các vấn đề thời sự nóng bỏng được nhìn nhận
qua góc nhìn văn hóa, các giá trị văn hóa.
2.1.2 Mục tiêu của chương trình “Góc nhìn văn hóa”
- Quảng bá văn hóa Việt, các giá trị văn hóa truyền thống; giới thiệu
một cách sinh động, hấp dẫn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của

người Việt.
- Phát hiện và biểu dương những nét đẹp văn hóa của cá nhân, gia đình,
cộng đồng.
- Phê phán các hành vi, lối sống thiếu lành mạnh, vô văn hóa, góp phần
xây dựng lối sống đẹp, có tri thức, có văn hóa trong cộng đồng.
2.1.3 Sức hấp dẫn của Fomat chương trình “Góc nhìn văn hóa”
 Gắn liền với những sự kiện thời sự nóng bỏng.
 Những vấn đề sẽ được nhìn nhận, đánh giá dưới góc nhìn văn hóa của
các chuyên gia, nhà nghiên cứu có uy tín của Việt Nam.
 Có ý kiến đánh giá của người nước ngoài hoặc liên hệ so sánh với
nước ngoài.
 Có tính tương tác cao, tính giáo dục cao mà không áp đặt, giáo điều
như những chương trình khoa giáo khác.
 Các góc nhìn khác nhau của cùng một vấn đề
 Giao lưu văn hóa

5


 Nội dung chương trình gần gũi với cuộc sống. Không khí giao lưu cởi
mở, thân tình.
2.2 Nội dung tác phẩm “Góc nhìn về văn hóa xếp hàng”
- Toàn bộ nội dung tác phẩm nằm ở phần Phụ lục kèm theo.

-

Tác phẩm gồm 3 phần, được tóm tắt như sau:

+ Ý nghĩa và hiện trạng của văn hóa xếp hàng: xếp hàng để có trật tự,
tiết kiệm được thời gian và công sức của bản thân và của người khác. Không

chỉ tiết kiệm được thời gian, xếp hàng còn thể hiện sự công bằng, bình đẳng.
Nhưng nhiều người không nhận ra điều này nên vẫn vô tình, hoặc cố y vi
phạm.
+ Những yếu tố tác động nhằm hình thành văn hóa xếp hàng: trong
đó có ảnh hưởng của lối tư duy và hành xử của cư dân một nền nông
nghiệp lúa nước. Bên cạnh đó, vai trò của giáo dục cũng được nhấn mạnh
nhằm hình thành văn hóa xếp hàng.
+ Văn hóa xếp hàng trên thế giới: tác giả đề cập đến hành vi xếp
hàng của người dân Nhật Bản sau trận động đất sóng thần năm 2011 để
cung cấp cái nhìn rộng ra thế giới. Từ đó, hướng tới hành vi xếp hàng
đúng đắn để tránh làm xấu đi hình ảnh của đất nước Việt Nam đối với
bạn bè quốc tế.
V. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tác phẩm
1. Ý nghĩa lý luận

- Tác phẩm nhằm hướng tới việc cung cấp phương pháp luận và
định hướng khán giả hành xử đúng trong hành vi xếp hàng.
- Hàng ngày, chúng ta vẫn phải xếp hàng để mua bán, để nhận nhu yếu
phẩm...Hành động xếp hàng tuy nhỏ nhưng thể hiện ý thức của con người. Từ
nhận thức đến hành vi là cả một quá trình. Nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành
động đúng. Vì thế, tác phẩm “Góc nhìn về văn hóa xếp hàng” chỉ mong
muốn cung cấp một số góc nhìn về xếp hàng, để qua đó, khán giả có sự

6


nhìn nhận, ý thức về hành vi ứng xử của mình hằng ngày, sao cho đúng,
và có văn hóa.
2. Ý nghĩa thực tiễn


- Hàng ngày, nếu chúng ta buộc phải xếp hàng mà chấp hành việc
xếp hàng tốt, sẽ đem đến sự tiện lợi, nhanh chóng, thể hiện con người biết
tự trọng, tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân mình. Thế nhưng,
bên cạnh những người nhìn nhận và chấp hành đúng về văn hóa xếp
hàng, còn có những người, vô tình hay cố ý, không chấp hành việc xếp
hàng. Hành vi đó phải được phê phán, lên án. Tại nhiều nước trên thế
giới, khi xếp hàng đã trở thành thói quen và một điều tất yếu phải thực
hiện, thì hấu hết, đó là những nước có có nền kinh tế phát triển, trình độ
dân trí cao. Đối với các nước khác, trong đó có Việt Nam, khi thói quen
xếp hàng của người này, người kia, ở chỗ này, ở chỗ khác chưa được
thực hiện, thì nên chăng, chúng ta nên tuân thủ việc xếp hàng vì những
lợi ích mà nó đem lại ?
- Trong lịch sử phát triển của nhân loại, không biết xếp hàng có từ bao
giờ, và xuất hiện từ khi nào. Nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, ta vẫn buộc phải
xếp hàng. Tất nhiên, không ai mong muốn phải xếp hàng nhưng chúng ta vẫn
buộc phải xếp hàng trong những trường hợp bất khả kháng. Ví dụ như trường
hợp cung không kịp với cầu (mua vé, chờ hàng khuyến mãi, hàng mới nhập,
mua nhu yếu phẩm...). Trong thời buổi kinh tế thị trường, hàng hóa dồi dào,
việc xếp hàng bất đắc dĩ mới xảy ra. Nhưng thực tế, có những trường hợp đặc
biệt như sau đợt động đất, sóng thần tại Nhật Bản vào tháng 3/2011, việc xếp
hàng là cần thiết, để đảm bảo việc cứu trợ đến được với mọi người... Nhưng
điều đáng nói ở đây, là làm sao hình thành được “thói quen”, “ý thức” và
nâng lên thành “văn hóa”, để đứng trước bất kì hoàn cảnh nào, ta cũng có
cách hành xử đúng chừng mực, có lợi cho bản thân, cho cộng đồng.

7


- Chỉ riêng tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, dư luận xã hội
quan tâm nhiều đến vấn đề chọn trường chọn lớp, điển hình là vụ việc

phụ huynh xô đổ cổng trường Thực nghiệm (Ba Đình, hà Nội) để mua
đơn cho con dự thi vào lớp 1. Hành vi ứng xử đó, cũng được nhìn nhận
dưới góc độ văn hóa xếp hàng. Bài học từ thực tiễn, tại chính Việt Nam,
khiến tác giả ấp ủ dự định bàn luận và cung cấp tư liệu nhiều chiều về
hành vi xếp hàng. Qua đó, định hướng cho khán giả cách ứng xử văn
hóa, văn minh, lịch sự, tránh việc làm gương xấu và làm ảnh hưởng đến
hình ảnh con người và đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế.

8


QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
1. Quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp
+ Từ 15/02/2012 đến 15/03/2012: thu thập tài liệu, gặp gỡ và liên hệ với
nhân vật, liên hệ khảo sát địa điểm thực hiện tại các địa phương.
+ Từ 16/03/2012 bắt đầu thực hiện các công đoạn còn lại: quay phim,
viết lời bình, dựng… và hoàn thiện tác phẩm trước ngày 31/5/2012.
Với đề tài đăng kí ban đầu là “Kinh nghiệm rút ra từ việc sản xuất
chương trình “Hành trình phá án” của Truyền hình Công an nhân dân”. Việc
liên hệ và thu thập tài liệu đã được tiến hành từ ngày 15/2/2012. Nhưng do kế
hoạch đột xuất, nên em đã chuyển sang thực hiện đề tài mới với tên gọi “Góc
nhìn về văn hóa xếp hàng”.
Các công đoạn hoàn thiện tác phẩm được tiến hành như sau:
• Từ 15/2 đến 28/2/2012: thu thập tài liệu sách báo có liên quan đến
văn hóa xếp hàng.
- Viết kịch bản khung của đề tài Văn hóa xếp hàng.
 Trong quá trình thu thập tài liệu, tác giả nhận thấy tài liệu nói về văn
hóa xếp hàng rất ít, chủ yếu là sách báo trên mạng. Riêng phần hình ảnh phải
tiến hành ghi hình mới tại những điểm thường phải xếp hàng. Nếu đem so
sánh với lối ứng xử của các nước khác trên thế giới hoặc hình ảnh xếp hàng

thời quá khứ buộc phải sử dụng hình ảnh tư liệu.
• Từ 1/3 đến 15/3/2012: Liên hệ và hẹn lịch ghi hình và phỏng vấn đại
diện nhà nghiên cứu về văn hóa, tác giả bào thơ “Đàn kiến nó đi”, một trường
Tiểu học,….Liên hệ ban quản lí để tiến hành ghi hình tại bến xe, siêu thị, bãi
gửi xe….
# Dự kiến phỏng vấn bà Đoàn Hương ( với tư cách là chuyên gia văn
hóa), nhưng do có việc công tác đột xuất nên hẹn phỏng vấn được chuyển
sang hỏi chuyên gia là PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái.
- Tiếp tục hoàn thiện kịch bản quay tác phẩm.
9


 Để hẹn gặp và trao đổi với những người có liên quan đến việc xếp
hàng, cần sắp xếp, bố trí thời gian, địa điểm phù hợp, không loại trừ việc lựa
chọn phương án dự phòng.
• Từ 15/3 đến 1/4/2012: Liên lạc và hẹn lịch làm việc với các khách
mời, dự kiến là Nhà thơ Định Hải (tác giả bài thơ “Đàn kiến nó đi”), nhà
nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái (chuyên gia nghiên cứu về văn hóa), đại
diện lãnh đạo Trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp.
- Gửi khung kịch bản quay cho Thầy giáo hướng dẫn sửa rồi gửi câu
hỏi (và kịch bản nếu có) cho khách mời (dự kiến).
• Từ 1/4 đến 15/4/2012: tiến hành quay và ghi hình tại các địa điểm.
Phần công việc này, phối hợp với quay phim tên là Hoàng Hà của Kênh
Truyền hình Công an nhân dân.
+ Ngày 2/4/2012 đến 5/4/2012: Ghi hình các hình ảnh chen lấn, hoặc xếp
hàng trật tự tại các điểm công cộng hay trung tâm thương mại.
* Ngày 2/4/2012 ghi hình tại Bến xe bus (trạm trung chuyển xe bus gần
Đại học giao thông vận tải, trạm xe buýt gần chợ Nhà Xanh, Xuân Thủy…)
* Ngày 3/4/2012 ghi hình tại trạm xăng Cầu Giấy và Siêu thị Big C
Thăng Long (Hà Nội).

* Ngày 4/4/2012 ghi hình tại Trường Tiểu học Lô-mô-nô-xốp Hà Nội.
+ Ngày 6/4/2012 đến 15/4/2012: Ghi hình các chuyên gia, nhà thơ, các
nhân vật…
* Ngày 6/4/2012 hẹn phỏng vấn và tiến hành ghi hình với Nhà thơ Định
Hải (tác giả bài thơ Đàn kiến nó đi ). Chủ đề câu hỏi phỏng vấn dự kiến: lí do
sáng tác bàn thơ “Đàn kiến nó đi”, tại sao tác giả lại lựa chọn hình ảnh đàn
kiến để giáo dục ý thức xếp hàng ở trẻ em mà không phải là những con vật
khác?
* Ngày 8/4/2012 hẹn phỏng vấn và tiến hành ghi hình với PGS.TS
Nguyễn Thị Minh Thái. Nội dung câu hỏi xoay quanh nguồn gốc của việc
hành thành văn hóa xếp hàng tại Việt Nam, những đánh giá của họ về vai trò
10


của giáo dục đối với việc hình thành văn hóa xếp hàng, cảm nhận của chuyên
gia về văn hóa xếp hàng ở Nhật trong thiên tai động đất, sóng thần năm 2003?
* Ngày 9/4/2012 Phỏng vấn ngắn người Nhật, những người thường
xuyên phải xếp hàng…..Chủ đề câu hỏi phỏng vấn: so sánh sự khác biệt giữa
việc thực hiện xếp hàng ở nước họ với Việt Nam?
Từ 10/4 đến 12/4/2012 kép băng và xem lại dữ liệu đã quay. Hoàn thiện
kịch bản dựng có lời bình.
Ngày 15/4/2012 gửi thầy giáo hướng dẫn phần nội dung kịch bản dựng
tác phẩm.
= > Trong quá trình ghi hình, do thời tiết xấu có mưa nên quá trình ghi
hình bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, để có hình ảnh chen lấn hoặc xếp hàng trật tự, cần có chọn
đúng địa điểm và không gian. Ví dụ, muốn có cảnh chen lấn lên xe buýt, phải
chờ đến thời điểm giờ tan tầm và chọn địa điểm thường ngày vẫn xảy ra hiện
tượng chen lấn, xô đẩy.
• Từ 15/4 đến 25/4/2012 tổ chức khâu hậu kì cho tác phẩm.

- Ngày 16/4 đọc và thống nhất lời bình. Đưa sản phẩm đã quay vào bàn
dựng.
Trong đó, Huyền Nhung đọc lời bình, Hữu Qúy đưa dữ liệu vào bàn
dựng.
- Từ 17/4 đến 20/4/2012: dựng tác phẩm: chọn hình, chọn nhạc….
Trong đó, những người thực hiện khâu hậu kì gồm: Huyền Nhung (đọc
lời bình, dựng, chọn nhạc…), Hữu Qúy (kĩ thuật dựng)
- Ngày 25/4/2012 nộp tác phẩm báo cáo thầy giáo hướng dẫn.
• Từ 25/4 đến 31/5/2012: sửa tác phẩm theo gợi ý của thầy giáo hướng
dẫn. Thầy gợi ý như sau:
Điểm “chạm” (điểm mở đầu tác phẩm) mờ nhạt, chưa thu hút người
xem.

11


Phần kết nói về hình ảnh sóng thần, động đất Nhật Bản nên chọn nhạc để
tăng sức biểu cảm.
Phần kết tác phẩm, nên chọn hình ảnh ấn tượng, có sự lắng đọng, nhằm
in dấu ấn trong lọng khán giả khi kết thúc chương trình.
- Viết và hoàn thành báo cáo tác phẩm Tốt nghiệp theo hướng dẫn.
Nội dung báo cáo dự kiến dự kiến gồm 4 phần.
- Ngày 31/5/2012 in 5 đĩa, nộp tác phẩm, hoàn thành báo cáo nộp lên
Khoa.
2. Những bài học kinh nghiệm bản thân đã rút ra
- Tác phẩm giúp tác giả có điều kiện đi sâu tìm hiểu về văn hóa xếp
hàng. Hành động này tưởng chừng như nhỏ, nhưng lại không nhỏ chút nào vì
nó thể hiện sự công bằng, bình đẳng, tiết kiệm, biết tôn trọng người khác và
chính bản thân mình.
- Trong quá trình thực hiện tác phẩm (lên ý tưởng kịch bản, quay phim,

dựng tác phẩm….), tác giả đã học hỏi được kinh nghiệm dựng tác phẩm.
Riêng phần quay phim, tác giả đã sử dụng phần quay của phóng viên bên
Truyền hình công an nhân dân ANTV ghi hình. Đây là tác phẩm em và đồng
nghiệp phối hợp cùng làm và đã phát sóng trong chương trình “Góc nhìn văn
hóa” của kênh ANTV. Trong quá trình thực hiện, áp lực lên sóng trên Kênh
và việc thực hiện tác phẩm Tốt nghiệp có sự khác nhau. Với tác phẩm lên
Kênh bị bó buộc bởi quy định về thời lượng và có phần MC lên hình. Đến tác
phẩm tốt nghiệp, thời lượng dài hơn, kết cấu tác phẩm được thay đổi lại cho
đúng với thể loại phim tài liệu.
- Bản thân em hiện đang làm tại phòng thời sự. Công việc chủ yếu hàng
ngày là sản xuất tin, bài, biên tập với thời lượng mỗi tác phẩm có thời lượng
khoảng 40 giây đến 1 phút đối với thể loại tin, 2 phút rưỡi đến 5,6 phút (tùy
thể loại phóng sự). Còn riêng đối với một tác phẩm truyền hình có độ dài trên
10 phút như phim tài liệu, việc thực hành nghề từ khâu tiền kì đến khâu hậu
kì, đều đòi hỏi sự đầu tư công phu về mặt thời gian, công sức và tiền bạc. Chỉ
12


cần lơ là, không có sự chuẩn bị trước, rất dễ phá hỏng kế hoạch triển khai
ngay từ ban đầu.
- Ban đầu, đề tài em đăng kí với khoa là đề tài “ Kinh nghiệm rút ra từ
việc sản xuất chương trình “Hành trình phá án” của Truyền hình công an nhân
dân”. Nhưng trong quá trình chuẩn bị tư liệu và tiến hành ghi hình, đoàn quay
phim của bên Chuyên đề- nơi trực tiếp sản xuất chương trình “ Hành trình
phá án” có một số điều chỉnh về kế hoạch và nhân sự. Vì thế cho nên, em
không thể đi theo để phối hợp cùng làm để lấy tư liệu. Em đã trao đổi với
Thầy giáo hướng dẫn và có kiến nghị lên Khoa về việc chuyển sang thực hiện
Tác phẩm tốt nghiệp theo đề tài mới là “ Góc nhìn về văn hóa xếp hàng”.
Chính vì việc thay đổi đề tài so với dự kiến ban đầu đã gây nhiều khó khăn
ngay cho bản thân em và Thầy giáo hướng dẫn cùng các Thầy cô trong khoa.

Như vậy, việc lên ý tưởng, thu thập tài liệu, triển khai ý tưởng ở các khâu tiền
kì và hậu kì, đòi hỏi sự thống nhất và ăn nhập ngay từ đầu. Chỉ cần thay đổi
kế hoạch hoặc chuẩn bị không chu đáo, sẽ dẫn đến nhiều tình huống bất ngờ,
không thể lường trước được. Vì vậy, để phấn đấu trở thành một phóng viên
chủ động và chuyên nghiệp, bản thân em tự nhận thấy, phải chuẩn bị kĩ càng,
chu đáo và có cả sự tính toán, lên phương án trù bị, đề phòng những trường
hợp bất thường, không như ý muốn có thể xảy ra.
- Bản thân em tự nhận thấy, tư duy về nội dung và hình thức thể hiện cần
có sự phù hợp và điều chỉnh sao cho phù hợp. Hình ảnh và lời bình cần bổ
sung, hỗ trợ cho nhau. Bản thân em nhận thấy, cần phải học hỏi thêm nhiều
trong việc sử dụng hiệu quả hình ảnh, lời bình, âm thanh trong việc thể hiện
một tác phẩm truyền hình.
3. Đề xuất, kiến nghị
- Để thực hiện một tác phẩm truyền hình theo đúng nghĩa, rất cần sự đầu
tư công sức và tiền bạc. Bên cạnh đó, những bạn đã làm việc tại các cơ quan
báo chí, có điều kiện cọ sát và thực hành nghề, nhưng cũng có một số bạn,
chưa có được những thuận lợi đó. Bản thân em mong muốn, có điều kiện để
13


cọ sát và tìm hiểu thêm về loại hình tác phẩm, cách thể hiện tác phẩm sao cho
đúng thể loại và tiêu chí đặt ra về cả nội dung lẫn hình thức. Chính vì thế cho
nên, trước khi thực hiện tác phẩm, bản thân em mong muốn được trang bị
thêm kiến thức để thực hiện tác phẩm theo đúng yêu cầu.
- Việc lựa chọn hình thức thi tốt nghiệp bằng việc thực hiện một tác
phẩm truyền hình dưới dạng phim tài liệu, với độ dài trên 10 phút, là sự dũng
cảm với chính bản thân em. Thực tế công tác tại cơ quan, bản thân em chưa
có điều kiện để thực hiện những tác phẩm cùng thể loại. Nên khi bắt tay vào
thực hiện tác phẩm tài liệu đầu tay, sẽ không tránh khỏi những điều sai sót.
Nhất là việc em vừa hoàn thành tác phẩm để phát sóng trên Kênh ANTV và

hoàn thiện tác phẩm Tốt nghiệp. Em kính mong các Thầy cô giáo tạo điều
kiện giúp đỡ em để hoàn thành việc bảo vệ Tốt nghiệp. Em xin chân thành
cảm ơn!

14


KẾT LUẬN
Tóm tắt lại những nội dung chính của toàn bộ Báo cáo tác phẩm
I. Mục đích, nhiệm vụ
II. Phương pháp thực hiện
III. Mô tả khái quát về tác phẩm
IV. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
V. Nội dung tác phẩm
VI. Quá trình thực hiện tác phẩm
Nội dung tác phẩm chủ yếu hướng tới việc phản ánh hiện trạng, lí giải
nguyên nhân và gợi mở những biện pháp để thực hiện hành vi xếp hàng sao
cho văn minh lịch sự và có văn hóa. Nếu xem văn hóa là một phần không thể
thể thiếu để hình thành nhân cách và là khía cạnh trong văn hóa ứng xử để
đánh giá về con người thì hành vi xếp hàng, cần được chúng ta nhìn nhận
khách quan, chân thực và nghiêm túc hơn nữa.
Mong muốn của tác phẩm là mong hướng tới điều chỉnh nhận thức và
hành vi ứng xử có văn hóa, văn minh, văn minh lịch sự trong xã hội. Thông
qua những câu chuyện quả quá khứ, hiện tại, của trong nước và trên thế giới
để cung cấp cho khán giả cái nhìn nhiều chiều, khách quan về lối hành xử
trong hành vi xếp hàng. Nội dung và hình thức của tác phẩm đều đã hướng tới
mục tiêu thể hiện trọn vẹn những góc nhìn toàn diện nhất, để ứng xử với nhau
có văn hóa.
Qúa trình thực hiện và hoàn thiện tác phẩm, tác giả gặp một số khó khăn,
vướng mắc trong việc phối hợp tác nghiệp với đồng nghiệp, buộc phải chuyển

hướng sang làm đề tài mới. Điều này đã để lại nhiều bài học quý giá cho bản
thân tác giả trong việc triển khai thực hiện những đề tài tiếp theo.
Việc lựa chọn và thu thập tài liệu để có một tác phẩm hoàn chỉnh, đòi hỏi
sự phối kết hợp chủ yếu giữa người làm kịch bản, quay phim và dựng. Chỉ
cần một mắt xích làm không chuẩn, sẽ rất khó để có tác phẩm hay.
15


Trong bối cảnh, đất nước ta đang hướng tới xây dựng một xã hội phát
triển và văn minh, tác phẩm “Góc nhìn về văn hóa xếp hàng” mong muốn sẽ
góp tiếng nói phê phán lối sống thực dụng, vì quyền lợi bản thân mà xem nhẹ
lợi ích cộng đồng. Một trong những biểu hiện của suy nghĩ và hành động ấy là
qua hành vi không xếp hàng. Với việc phân tích, so sánh giữa hiện tại và quá
khứ, giữa nước ta và một số nước khác trên thế giới, tác giả hi vọng sẽ có sức
thuyết phục và in dấu ấn trong lòng khán giả.
Bên cạnh đó, thông qua việc bày tỏ quan điểm của nhiều người, ở nhiều
trình độ, ngành nghề, lứa tuổi khác nhau về cùng hành vi xếp hàng xẽ định
hướng cho công chúng những cách hành xử đúng đắn. Cùng với hình thức
trao đổi phỏng vấn, đối thoại, ở nhiều địa điểm, không gian khác nhau sẽ tạo
sự thu hút và theo dõi của công chúng.
Trên đây là toàn bộ nội dung Bản báo cáo Tốt nghiệp của cá nhân em.
Trong quá trình hoàn thiện tác phẩm, không tránh khỏi những sai sót, kính
mong các Thầy cô trong Khoa tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành tốt
việc Tốt nghiệp cuối khóa lần này.
Em xin chân thành cảm ơn!

16


MỤC LỤC


PHỤ LỤC
NHẬN XÉT TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP



×