Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo thực tập cơ khi: tìm hiểu về động cơ Trường ĐHSPKT Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.65 KB, 31 trang )

Lời nói đầu
Thực tập là một giai đoạn không thể thiếu đối với sinh viên và đặc biệt là sinh viên
các ngành kỹ thuật. Nó giúp sinh viên hiểu sâu và kỹ hơn phần lý thuyết được
trang bị trên lớp và cách áp dụng vào trong thực tế. Sinh viên sẽ được trang bị
những kiến thức thực tế để chuẩn bị cho công việc khi ra trường đi làm hay nghiên
cứu chuyên sâu.
Đợt thực tập này của chúng em(lớp động cơ K49),là giai đoạn của kỳ 8, nó vô
cùng quan trọng khi những kiến thức chuyên ngành mới học vẫn còn là những con
chữ, những hình ảnh mơ hồ được tưởng tượng thông qua những sơ đồ, hình vẽ
nhưng giờ có thể nhìn thấy thực tế ,được tận tay chạm vào.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường và bộ môn đã tạo điều kiện giúp đỡ để sinh
viên chúng em có cơ hội được tiếp xúc với thực tế, được học hỏi nhiều hơn,kỹ càng
hơn về chuyên ngành.
Trường ĐHSPKT Hưng Yên là một trương đào tạo theo xu hướng dạy nghề,đào
tạo công nhân sửa chữa kỹ thuật nên những gì chúng em được học ở đây không chỉ
có kiến thức thực tế về chuyên ngành mà còn cả tác phong nghề nghiệp của những
công nhân cơ khí. Những kiến thức em tiếp thu được ở đó là hiểu kỹ hơn về
nguyên lý kết cấu,nguyên lý làm việc, các hiện tượng hư hỏng và biện pháp khắc
phục sửa chữa động cơ. Vậy trong bài báo cáo này em xin trình bày sơ qua về kết
cấu các chi tiết,các cơ cấu,các hệ thống chính của động cơ,còn lại là những hiện
tượng hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa những hư hỏng của các sơ cấu, các hệ
thống đó của động cơ.

1


Ι. Các bộ phận tĩnh của động cơ.
1. Nắp máy
1.1. Vai trò: Là nắp xy lanh, cùng với xy lanh, piston tạo thành buồng cháy nhiều
bộ phận của động cơ được lắp trên đó như bugi, vòi phun, cụm xupap...còn có các
đường nạp thải, các đường dầu bôi trơn, đường nước làm mát...


1.2. Điều kiện làm việc: Nhiệt độ cao, áp suất khí thể lớn, bị ăn mòn hóa học bởi
các chất trong sản phẩm cháy
1.3. Vật liệu: Động cơ diezel làm mát bằng nước thường đúc bằng gang hợp kim,
làm mát bằng gió thường chế tạo bằng hợp kim nhôm
Động cơ xăng thường dùng hợp kim nhôm với ưu điểm nhẹ, tản nhiệt tốt
1.4. Kết cấu: Tùy thuộc loại động cơ,kiểu buồng cháy. Trên nắp máy có bố trí các
đường nạp, thải, cụm xupap, bugi(vòi phun)...
1.5. Hiện tượng hư hỏng và sửa chữa
1.5.1. Hư hỏng, nguyên nhân và tác hại:
Nắp máy làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, lại phân bố không
đều. Do đó thường bị những hư hỏng như cong vênh, rạn nứt ,vùng buồng đốt bị
cháy rỗ, bám muội than, khoang chứa nước bị ăn mòn do trong nước có lẫn nhiều
tạp chất ăn mòn. Các mối ren bị hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật. Các đệm bị
hỏng do làm việc lâu ngày.
Tất cả các hư hỏng trên gây ra hiện tượng dò hơi, lọt nước, chảy dầu và làm giảm
tỷ số nén của động cơ. Nước lọt vào buồng cháy gây nên vỡ piston, sự cố cho cơ
cấu trục khuỷu – thanh truyền. Muội than bám trên buồng cháy gây kích nổ, muội
2


than rơi xuống làm cào xước xilanh, bó kẹt piston,xecmang. Như vậy động cơ bị
giảm công suất nếu nặng thì động cơ có thể không làm việc được.
1.5.2.Kiểm tra và sửa chữa:
a, Kiểm tra: Dùng mắt quan sát: Thấy được những vết nứt, cháy rỗ ăn mòn hóa
học. Với những vết nứt nhỏ dùng dầu và bột màu kiểm tra.
Dùng dụng cụ đo kiểm: Thước kiểm phẳng, căn lá để kiểm tra độ cong vênh hoặc
dùng bàn map và bột màu để kiểm tra.
b, Sửa chữa: Cạo rửa sạch muội than trong buồng đốt rồi thổi khô bằng khí nén
Nếu nứt thủng ngoài buồng đốt cho phép hàn đắp rồi gia công lại
Các lỗ ren bị hỏng thì phải ren lại hoặc khoan rộng để ép bạc rội taro ren mới

Nếu độ cong vênh lớn hơn 0,1 mm trên chiều dài 100mm thì phải cạo rà lại
Nếu độ cong vênh lớn quá thì có thể đưa lên máy mài phẳng mài rà lại, sau khi mài
rà thì phải kiểm tra lại dung tích buồng đốt sau khi mài rà không được nhỏ hơn
95% so với dung tích ban đầu. Có thể thay đệm máy dày hơn nếu không thì phải
thay nắp máy khác.
2. Thân máy – cácte
2.1. Vai trò: Thân máy cùng với nắp máy là nơi lắp đặt và bố trí hầu hết các cụm
các chi tiết của động cơ như xylanh, trục khuỷu, trục cam, bơm nhiên liệu, bơm
dầu, bơm nước, quạt gió... Cácte là nơi chứa dầu và hứng dầu bôi trơn
2.2. Vật liệu: Thân máy có thể làm bằng gang đúc, hợp kim nhôm hoặc duyra.
Đông cơ cỡ lớn có thể có thân máy bằng thép tấm dung kết cấu hàn. Cácte thường
làm bằng tôn dập hoặc gang đúc.
3


2.3. Kết cấu
Thân máy kiểu thân xy lanh là loại thân máy có xylanh đúc liền với thân. Khi
xylanh làm riêng thành ống lót rồi lắp vào thân thì thân máy loại này được gọi là
vỏ thân. ở động cơ làm mát bằng nước, khoảng không gian bao quanh xylanh để
chứa nước gọi là áo nước.
Thân xylanh đúc liền với hộp trục khuỷu thì thân máy là loại thân xylanh hộp trục
khuỷu
Khi thân xylanh làm rời với hộp trục khuỷu và lắp với nhau bằng bulong hay
gugiong thì thân máy là loại thân máy rời (thường là động cơ làm mát bằng gió)
Tùy thuộc kiểu lắp đặt trục khuỷu mà thân máy có kết cấu khác nhau: trục khuỷu
treo, trục khuỷu đặt, trục khuỷu luồn. Theo tình trạng chịu lực khí thể: thân xylanh
hay xylanh chịu lực, vỏ thân chịu lực, gugiong chịu lực
2.4. Hiện tượng hư hỏng và sửa chữa thân máy
2.4.1. Hư hỏng, nguyên nhân và tác hại
Thân máy bị nứt vỡ do sự cố của piston, thanh truyền, hoặc do đổ nước lạnh vào

khi động cơ còn nóng
Vùng chứa nước thường bị ăn mòn hóa học
Các đường dẫn dầu bôi trơn bị bẩn tắc, do làm việc lâu ngày
Các lỗ bắt ren bị hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật
2.4.2. Kiểm tra và sửa chữa
a, kiểm tra: Dùng mắt quan sát được các chỗ nứt vỡ hoặc dùng dầu và bột màu để
kiểm tra
4


Kiểm tra các lỗ ren bắt bulong hay êcu
Dùng đồng hồ so để xác định độ mòn các gối đỡ
Kiểm tra các đường dẫn dầu bôi trơn, nước làm mát.
b, Sửa chữa: Mặt phẳng ghép bị cong vênh thì mài rà lại như nắp máy
Hàn đắp các vết nứt, vỡ bên ngoài rồi gia công lại
Các lỗ ren bị hỏng thì ren lại hoặc khoan rộng ép bạc rồi ren lỗ mới
Các đường dẫn dầu bị tắc bẩn thì phải thông rửa sạch rồi dùng khí nén thổi lại
Các ổ đỡ và nắp ổ đỡ bị hỏng thì gia công lại
2.5. Sửa chữa cacte
2.5.1. Hư hỏng, nguyên nhân, tác hại
Cacte bị móp bẹp, rạn nứt do va chạm khi trong quá trình làm việc.
Bề mặt lắp ghép bị cong vênh do tháo lắp không đúng quy trình và do sử dụng lâu
ngày
Cacte bị rạn nứt làm chảy dầu gây lãng phí và gây thiếu dầu bôi trơn khi động cơ
làm việc dẫn tới hư hỏng hoặc phá hủy động cơ
Cacte bị cong vênh làm mặt ghép không phẳng nên chảy dầu
Nút xả dầu bị chờn làm rò rỉ dầu, nếu chờn nhiều có thể bị tuột, làm mất dầu bôi
trơn sẽ gây nguy hiểm cho động cơ
2.5.2. Kiểm tra và sửa chữa.


5


Trước khi tháo cacte phải xả hết dầu bôi trơn, sau khi tháo ra cacte phải được rửa
và lau sạch sẽ
Cacte bị móp bẹp thì dùng búa nhựa nắn lại
Cacte bị rạn nứt thì có thể hàn đắp rồi gia công lại
Mặt lắp ghép của cacte bị vênh thì phải nắn lại cho thẳng
Nút xả dầu bị chờn ren thì hàn đắp lại rồi làm lại ren mới
Các gioăng đệm lắp với thân động cơ bị hỏng rách hoặc sử dụng lâu ngày rồi thì
phải thay mới.
3. Xylanh( lót xylanh)
3.1. Vai trò: Tạo buồng cháy, truyền nhiệt ra thân máy hay nước làm mát, dẫn
hướng cho piston
3.2. Điều kiện làm việc:
Chịu tải trọng cơ học và tải trọng nhiệt cao trong quá trình làm việc, ngoài ra còn
chịu mài mòn do ma sát và ăn mòn hóa học do sản vật cháy
3.3. Vật liệu: Thường chế tạo bằng gang hợp kim, khi chế tạo phải qua các nguyên
công nhiệt luyện để đạt tổ chức có tính năng tốt.
3.4. Kết cấu:
Có thể làm liền xy lanh với thân máy, do kết cấu hộp kín nên khó đúc và toàn bộ
thân máy cùng vật liệu tốt như xilanh sẽ lãng phí. Loại thân máy này thường dùng
cho động cơ cỡ nhỏ, áp suất và nhiệt độ không cao

6


Dùng lót xylanh khô: Lót xylanh bằng vật liệu chất lượng cao được ép vào lỗ
xylanh, phương pháp này sẽ giảm lãng phí vật liệu nhưng truyền nhiệt ra bộ phận
làm mát kém

Dùng lót xylanh ướt: khác với lót xylanh khô là lót xylanh tiếp xúc trực tiếp với
nước làm mát sẽ làm mát tốt hơn, thân máy dễ đúc hơn vì có dạng hộp rỗng nhưng
kém cứng vững hơn, bao kín cũng yêu cầu cao hơn vì dễ bị rò nước làm mát
3.5.Hiện tượng hư hỏng và sửa chữa.
3.5.1. Hư hỏng, nguyên nhân và tác hại:
Bề mặt làm việc bị ăn mòn theo chiều ngang không bằng nhau tạo nên độ ôvan,
nguyên nhân là do thành phần lực ngang tác dụng đẩy xecmang và piston miết vào
thành xylanh gây nên hiện tượng mòn méo
Bề mặt làm việc bị mòn theo chiều docjkhoong bằng nhau tạo nên độ côn, nguyên
nhân do vùng xecmang khí trên cùng có áp suất và nhiệt độ cao, đọ nhớt của dầu bị
phá hủy sinh ra ma sát khô hoặc nửa ướt giữa xylanh và xecmang,piston vì vậy
cùng đó bị mòn nhiều nhất nên tạo độ côn
Ngoài ra xylanh còn bị xước do mạt kim loại lẫn trong dầu bôi trơn hoặc xéc măng
bị gẫy
Bề mặt làm việc của xy lanh bị cháy rỗ và ăn mòn hóa họ do tiếp xúc với sản vật
cháy
Xy lanh đôi khi còn bị nứt, vỡ do piston bị kẹt trong xylanh, do chốt piston thúc
vào hay tháo lắp không đúng kỹ thuật hay do nhiệt độ thay đổi đột ngột
Những hư hỏng trên làm tăng khe hở lắp ghép giữa xylanh và piston, khí cháy lọt
xuống làm dầu bôi trơn bị biến chất, phá hủy màng dầu và dầu bôi trơn sục lên
7


buồng đốt. Công suất của động cơ giảm, tốc độ mài mòn nhanh. Khe hở giữa
xilanh và piston lớn piston chuyển động không vững vàng gây nên va đập trong
qua trình làm việc, khe hở quá lớn động cơ sẽ không làm việc được.
3.5.2. Kiểm tra và sửa chữa.
a, Kiểm tra: Dùng mắt quan sát các vết cào xước, cháy rỗ
Dùng đồng hồ hoặc panme đo trong để xác định độ mòn côn và ôvan( độ ôvan phải
nhỏ hơn 0,05 mm, độ côn phải nhỏ hơn 0,12mm)

Khe hở tiêu chuẩn của xylanh và piston là 0,06 - 0,08mm động cơ xăng, 0,1 –
0,12 mm động cơ Diezel
b, Sửa chữa: Xylanh bị cào xước nhẹ thì dùng giấy nhám mịn(số 0) đánh bóng đi
dùng tiếp
Xilanh bị mòn côn, ôvan thì doa lại theo cốt sửa chữa, mỗi cốt sửa chữa tăng lên
0,25mm
Xilanh đã hết cốt sửa chữa thì phải thay xylanh mới, xylanh bị nứt vỡ cũng phải
thay mới, xy lanh còn dùng lại thì phải cạo gờ trên miệng, đối với xilanh ướt tháo
ra quay một góc 900 để dùng tiếp.

ΙΙ. Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền
1. Piston
1.1.Vai trò: Cùng với các chi tiết khác như xylanh, nắp xylanh tạo thành buồng
cháy, đồng thời truyền lực khí thể cho thanh truyền cũng như nhận lực từ thanh

8


truyền để nén khí. Trong động cơ hai kỳ còn có tác dụng đóng mở cửa nạp, cửa
thải của cơ cấu phối khí
1.2. Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc của piston rất khắc nghiệt, do phải làm
việc ở nhiệt độ cao, lực khí thể lớn nên chịu va đập mạnh, chịu ăn mòn hóa học và
mòn do ma sát
1.3. Vật liệu: Gang, thép, hợp kim nhôm
1.4. Kết cấu: Piston có thể chia làm bốn phần chính là đỉnh, đầu, thân và chân
Đỉnh piston: có thể phân biệt như đỉnh bằng(diện tích chịu nhiệt nhỏ, kết cấu
đơn giản), đỉnh lồi( sức bền lớn tuy nhiên diện tích chịu nhiệt cũng lớn), đỉnh
lõm( để tạo xoáy lốc nhẹ, tạo thuận lợi cho quá trình hình thành hỗn hợp, tuy nhiên
sức bền kém, diện tích chịu nhiệt lớn), đỉnh chứa buồng cháy.
Đầu piston: kết cấu yêu cầu đảm bảo dẫn nhiệt tốt, bao kín tốt, sức bền cao

Thân piston: có nhiệm vụ dẫn hướng cho piston, tạo bệ lắp chốt piston
Chân piston: kết cấu yêu cầu tăng cứng cho thân piston, là chuẩn công nghệ khi
gia công piston, điều chỉnh trọng lượng cân đối giữa các piston
1.5. Hiện tượng hư hỏng và sửa chữa
1.5.1. Hư hỏng, nguyên nhân và tác hại
Phần thân piston bị mòn do ma sát với thành vách xylanh, Piston bị mòn làm giảm
đường kính, thay đổi độ côn và độ ôvan, khe hở giữa piston và xylanh tăng, piston
chuyển động không vững vàng trong xylanh gây ra va đập khi làm việc
Rãnh lắp xéc măng bị mòn do va đập với xéc măng, trong đó rãnh trên cùng mòn
nhiều nhất, trong cùng một rãnh thì mặt dưới mòn nhiều hơn măt trên
9


Lỗ bệ chốt bị mòn côn và ovan do va đập với chốt piston
Đỉnh piston thường bị cháy rỗ, ăn mòn hóa học do tiếp xúc với sản vật cháy. Ngoài
ra thân piston còn bị cháy rỗ, cào xước do trong dầu có cặn bẩn, đôi khi piston còn
bị nứt vỡ do sự cố của động cơ hoặc do kích nổ
1.5.2.Kiểm tra và sửa chữa
a, Kiểm tra:
Dùng mắt quan sát các vết cào xước nhẹ, dùng giấy nhám mịn mài lại
Đưa piston không có xéc măng vào xylanh dùng căn lá để kiểm tra khe hở ( cho
phép tới 0,35 mm)
Dùng chốt piston để kiểm tra lỗ bệ chốt
b, Sửa chữa: Piston dùng tiếp không phải thay thế thì phải cạo sạch muội than ở
các rãnh và đỉnh
Khe hở Piston với xylanh lớn quá, rãnh lắp xéc măng với xéc măng lớn quá thì
phải thay piston mới
Lỗ chốt bị mòn rộng so với chốt thì phải doa lại và thay chốt Piston có kích thước
lớn hơn
Piston bị nứt vỡ thì phải thay piston mới, nếu vết nứt nhẹ thì có thể khoan chặn hai

đầu vết nứt một lỗ nhỏ rồi dùng lại
Piston thay mới phải đảm bảo đồng bộ được với các piston còn lại
2. Chốt piston

10


2.1. Vai trò: nối piston và thanh truyền, yêu cầu phải đảm bảo được điều kiện làm
việc bình thường của động cơ
2.2. Điều kiện làm việc: Chốt piston chịu lực va đập tuần hoàn, nhiệt độ cao và
điều kiện bô trơn khó khăn
2.3. Vật liệu: Chốt piston được chế tạo từ thép ít các bon và thép hợp kim có các
thành phần hợp kim như croom, măng gan với thành phần cacbon thấp
2.4. Kết cấu: Đa số chốt piston có kiểu trụ rỗng đơn giản, đảm bảo lắp ghép dễ
dàng, trụ rỗng cho phép có độ bền cao mà vẫn giảm được trọng lượng nhóm piston.
Với các kiểu lắp ghép: cố định chốt với đầu nhỏ thanh truyền, cố định chốt với bệ
chốt, chốt có thể xoay tự do so với bệ và đầu nhỏ thanh truyền
Kiểu lắp tự do ở cả hai mối ghép cho phép chốt mòn đều hơn nhưng yêu cầu bôi
trơn đầy dủ hơn
2.5. Hư hỏng và sửa chữa
2.5.1. Hư hỏng, nguyên nhân và tác hại
Chốt piston bị mòn ở vị trí lắp với đầu nhỏ thanh truyền tạo nên độ côn và độ ovan.
Chốt piston bị mòn làm tăng khe hở với bạc lót gây ra va đập khi động cơ làm việc
(gõ ắc) . Nguyên nhân gây mòn là do ma sát khi làm việc và làm việc trong điều
kiện nặng nề, bôi trơn không hoàn thiện
2.5.2. Kiểm tra và sửa chữa
a, Kiểm tra: Dùng mắt quan sát bề mặt chốt, kiểm tra các vết nứt, cào xước..
Dùng dụng cụ đo kiểm tra độ côn, độ ovan của chốt
b, Sửa chữa: Thay mới chốt piston với điều kiên thay mới:
11



Chọn chốt cùng nhóm với Piston
Độ côn, độ ovan phải nhỏ hơn 0.003mm
Độ cứng bề mặt phải đạt 56HRC, độ bóng đạt Rz 9-12
3. Xéc măng
3.1. Vai trò: Bao kín, truyền nhiệt từ đỉnh piston ra xylanh, tránh mài mòn cho
piston, gạt dầu bôi trơn.
3.2. Điều kiện làm việc: Chịu tải trọng cơ học lớn nhất là xéc măng đầu tiên, chịu
va đập, chịu nhiệt độ cao, ăn mòn hóa học, mài mòn do ma sát, chịu ứng suất uốn
ban đầu khi lắp vào xylanh
3.3. Vật liệu: Phải đảm bảo độ đàn hồi ở nhiệt độ cao và chịu mòn tốt. Hầu hết xéc
măng được chế tạo bằng gang xám pha hợp kim, xéc măng khí đầu tiên còn được
mạ một lớp crom xốp
3.4. Kết cấu: xéc măng là một vòng hở miệng
Xéc măng khí: Được đặc trưng bằng kết cấu của tiết diện và miệng xéc măng
Loại tiết diện gồm có tiết diện hình chữ nhật, tiết diện hình côn, loại hình thang vát
Xéc măng dầu: Kết cấu xéc măng dầu có dạng lưỡi cạo để gạt dầu và kem với nó là
rãnh lắp xéc măng có lỗ thoát dầu, trên xéc măng dầu cũng có lỗ,hoặc là tổ hợp
giữa lò xo hình sóng ép giữa hai vòng thép mỏng lên mặt đầu rãnh, do đó xéc
măng dầu tổ hợp có tác dụng ngăn dầu và giảm va đập rất tốt
3.5. Hiện tượng hư hỏng và sửa chữa
3.5.1. Hư hỏng, nguyên nhân và tác hại

12


Mòn do ma sát với thành xylanh, mòn mặt cạnh do va đập với rãnh piston, xéc
măng mòn làm tăng khe hở miệng, làm giửm độ kín khít gây va đập, gây xục dầu,
lọt hơi dẫn đến công suất động cơ bị giảm

Xéc măng bị bó kẹt gẫy do nhiệt độ cao, thiếu dầu bôi trơn, gẫy có thể gây cào
xước xilanh
3.5.2. Kiểm tra và sửa chữa: Đây là chi tiết mòn nhanh và hay hỏng nên thương
được thay mới
Xéc măng phải đảm bảo các thông số kỹ thuật: khe hở miệng từ 0,15 – 0,25 mm.
Lớn nhất 1 mm đối với xéc măng hơi, 1,5 đối với xéc măng dầu. Xéc măng phải
thấp hơn mép rãnh 0,2 mm. Xéc măng phải có khe hở cạnh so với rãnh 0,015 –
0,02 mm. Xéc măng không được có khe hở lưng lớn hơn 1/3 chu vi. Phải đảm bảo
lực đàn hồi cho mỗi loại
4. Thanh truyền
4.1. Vai trò: là chi tiết nối piston với trục khuỷu hoặc guốc trượt
4.2. Điều kiện làm việc: Chịu lực khí thể, lực quán tính của nhóm piston và lực
quán tính của bản thâm thanh truyền. Các lực trên đều là các lực tuần hoàn, va đập
4.3. Vật liệu: Động cơ tĩnh tại, động cơ tàu thủy tốc độ thấp, người ta thường làm
trục khuỷu bằng thép ít cá bon hoặc thép các bon trung bình như: C30, C35, C45.
Động cơ oto, máy kéo, động cơ tàu thủy tốc độ cao người ta thường làm thanh
truyền bằng hợp kim crom, niken... Còn đối với động cơ cao tốc người ta thường
làm bằng thép hợp kim dặc biệt
4.4. Kết cấu:

13


Đầu nhỏ, khi chốt piston lắp tự do với đầu nhỏ thì đầu nhỏ thường phải có bạc lót,
khi cố định thì phải có kết cấu kẹp chặt., tùy từng loại động cơ mà đầu nhỏ phải
yêu cầu làm dày mỏng khác nhau, có các kết cấu phù hợp với điều kiện bôi trơn
Thân thanh truyền, kết cấu chủ yếu khác nhau ở dạng mặt cắt ngang tiết diện như
hình tròn, hình chữ nhật, chữ I...
Đầu to thanh truyền, Thường thì đầu to được chia làm hai phần để tiện cho việc lắp
ráp, các kết cấu của đầu to cần đảm bảo độ cứng vững, gọn nhẹ

Trên thanh truyền còn được khoan một lỗ dọc theo thân để dẫn dầu bôi trơn
4.5. Hư hỏng và sửa chữa
4.5.1. Hư hỏng, nguyên nhân và tác hại
Thanh truyền bị cong làm cho Piston đâm lệch về một phía. Pis ton, xéc măng bị
nghiêng về một phía làm giảm độ kín khít, nhóm piston, xylanh bị mòn nhanh
Thanh truyền bị xoắn làm cho đường tâm của lỗ đầu to thanh truyền và lỗ đầu nhỏ
bị lệch nhau, piston bị xoay lệch trong xi lanh, bạc đầu to, đầu nhỏ bị mòn nhanh
gây lỏng mối ghép dẫn đến va đập khi động cơ làm việc
Đôi khi thanh truyền có thể bị gãy, bu lông, ecu bị trờn do piston bị bó kẹt trong
xylanh, thanh truyền bị gãy sẽ gây phá hủy động cơ
4.5.2. Kiểm tra và sửa chữa
a, Kiểm tra: có thể nhìn thấy sự hư hỏng của bu lông, thấy đường sinh tạo ra trong
xylanh của piston sẽ suy ra thanh truyền có bị cong hay xoắn hay không. Kiểm tra
đường dẫn dầu có bị tắc hay không
Kiểm tra độ cong, xoắn của thanh truyền bằng dụng cụ chuyên dùng
14


b, Sửa chữa: Thông rửa lỗ phun, đường dẫn dầu của thanh truyền
Bulong, ecu bị chờn thì phải thay
Thanh truyền kiểm tra thấy bị cong, xoắn thì phải nắn lại, nắn xoắn trước rồi nắn
cong sau
5. Trục khuỷu
5.1. Vai trò: Trục khuỷu nhận lực từ piston tạo momen quay kéo các máy công tác
và nhận năng lượng của bánh đà truyền cho thanh truyền và piston thực hiện quá
trình nén
5.2. Điều kiện làm việc: Chịu lực từ thanh truyền do lực khí thể gây nên, ngoài ra
còn chịu lực quán tính, do vậy thanh truyền chịu ứng suất uốn và xoắn lớn, chịu
lực dao động do lực gây ra có chu kỳ
5.3. Vật liệu: Trục khuỷu thường được chế tạo bằng thép các bon, thép hợp kim,

gang grafit cầu
5.4. Kết cấu: Gồm hai dạng chính là trục rời và trục liền
Trục rời thường được chế tạo cho động cơ cỡ lớn vì điều kiện lắp ghép khó khăn.
Trục liền phổ biến nhất cho các loại động cơ
Ngoài ra còn phân biệ bởi trục chốn cổ và trục đủ cổ
Các bộ phận của trục khuỷu gồm: khuỷu trục, cổ trục, má khuỷu, chốt khuỷu, đối
trọng
5.5. Hiện tượng hư hỏng và sửa chữa
5.5.1. Hư hỏng, nguyên nhân và tác hại
15


Các cổ trục và cổ biên bị mòn không đều gây nên côn và ovan, nguyên nhân dob
trục chịu tải trọng nặng và luôn thay đổi cả về phương chiều và trị số, do bôi trơn
kém, có nhiều tạp chất trong dầu bôi trơn. Các cổ trục , cổ biên bị mòn làm tăng
khe hở lắp ghép gây va đập trong quá trình làm việc của động cơ
Bề mặt cổ trục bị cào xước, rạn nứt, do thiếu dầu bôi trơn, dầu bẩn
Đôi khi trục bị cong xoắn do phụ tải thay đổi đột ngột, do kích nổ, chế độ sử dụng
và sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi tháo lắp
5.5.2. Kiểm tra sửa chữa
a, Kiểm tra sơ bộ: Dùng mắt quan sát, phát hiện các vết cào xước, rạn nứt, cháy rỗ
Kiểm tra độ côn và độ ô van, dùng pan me để kiểm tra, chú ý tránh vùng gần má
khuỷu và đường dầu bôi trơn tạo với bạc sẽ không bị ảnh hưởng mòn. Độ côn, độ ô
van cho phép không quá 0,05 mm. Nếu lớn hơn thì phải mài lại theo cốt sửa chữa
Kiểm tra độ cong, xoắn bằng cách lắp trục khuỷu lên hai gối đỡ, rồi dùng dồng hồ
so để kiểm tra. Dộ cong xoắn cho phép < 0,10 mm
b, Sửa chữa
Nếu độ côn và ô van của trục khuỷu nhỏ hơn 0,05 mm và có vết xước nhỏ thì dùng
giấy nhám mịn bôi dầu, dùng dây quấn vào cổ trục để đánh bóng lại
Nếu độ côn và ô van lớn hơn thì phải mài lại thwo kích thước sửa chữa. Mỗi cốt

sửa chữa nhỏ đi 0,025mm
Nếu trục bị cong xoắn thì phải nắn lại trên máy ép thủy lực
6. Bánh đà

16


6.1. Vai trò: Tích lũy năng lượng từ kỳ sinh công của xylanh và phát ra trong các
kỳ còn lại nhằm tạo sự đồng đều cho hoạt động của trục khuỷu. Ngoài ra bánh đà
còn là nơi lắp các chi tiết của cơ cấu khởi động như vành răng khởi động, và là nơi
đánh dấu tương quan góc quay của trục khuỷu tương với các điểm chết
6.2. Vật liệu: Động cơ tốc độ thấp thường làm bằng gang xám, động cơ tốc độ cao
thường làm bằng thép ít các bon
6.3. Kết cấu: Gồm các loại bánh đà dạng đĩa, dạng vành, dạng chậu, dạng vành có
nan hoa
6.4. Hư hỏng và sửa chữa
Hư hỏng chính của bánh đà thường là hỏng vành răng khởi động, sứt, mẻ, bề mặt
bị cào xước , cháy xám do trượt ly hợp, một số trường hợp còn bị rạn nứt do sự cố
Dùng thước kiểm phẳng và căn lá đẻ kiểm tra độ phẳng của bề mặt làm việc, quan
sát sự cào xước, cháy xám hoặc vết nứt vỡ
Nếu bị cào xước, cháy xám nhẹ thì dùng giấy nhám dánh bóng lại, nếu bị nặng có
thể láng lại trên máy tiện hoặc máy chuyên dùng
Vành răng bị sứt mẻ, mòn ta có thể lật ngược 1800 dùng lại
Tất cả những hư hỏng đó nếu quá giới hạn đều phải thay lại bánh đà
ΙΙΙ. Cơ cấu phân phối khí
1. Kết cấu các chi tiết chính và điều kiện làm việc
1.1. Xu páp: Có vai trò đóng mở các đường nạp, thải để thực hiện quá trình trao
đổi khí. Với điều kiện làm việc khắc nghiệt do phải tiếp xúc với khí cháy nên
xupap chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, chịu mài mòn và va đập với đế xupap
17



Kết cấu xu pap gồm có ba phần là nấm, thân và đuôi với vật liệu chế tạo là các hợp
kim chịu nhiệt
1.2. Đế xu páp
Đế xu páp tiếp xúc với nấm xupap khi xupap đóng, để tăng tuổi thọ và thần tiện
khi sửa chữa, đế xupap thường được chế tạo rời bằng vật liệu chịu mòn rồi lắp vào
thân máy( cơ cầu phối khí xupap đặt) hoặc nắp máy (cơ cấu phối khí xupap treo),
vật liệu thường được dùng chế tạo đế xupap là thép hợp kim hoặc gang trắng
1.3. Ống dẫn hướng xupap
Để dẫn hướng được xupap và để dễ gia công, sửa chữa, thay thế cũng như có thể
dùng vật liệu tốt nhằm tăng tuổi thọ, ống hướng xupap được chế tạo rồi lắp vào
thân máy hay nắp máy. Ống dẫn hướng xupap thường được chế tạo bằng hợp kim ,
gang dẻo cho động cơ thông thường, đối với động cơ cao tốc, vật liệu được dùng là
đồng thanh hoặc kim loại bột được tẩm dầu nhằm tăng khả năng chịu nhiệt và dễ
thích ứng với điều kiện bôi trơn khó khăn. Kết cấu ống dẫn hướng đơn giản là hinh
trụ rỗng có vát đầu để dễ lắp
1.4. Lò xo xupap
Chịu ứng suất do có lực căng ban đầu, chịu tải đột ngột trọng và tuần hoàn khi làm
việc. Lò xo thường được làm bằng thép lò xo day có đường kính khoảng 3 – 5 mm.
Thường lò xo có dạng hình trụ, hai đầu mài phẳng.
1.5.Trục cam
Trục cam mang các dạnh cam dẫn động cơ cấu phối khí và có các bộ phận của hệ
thống khác. Cam làm việc ở chế đọ tải trọng không lớn lắm nhưng chịu mài mòn
nhiều. Chế tạo trục cam có thể sử dụng thép ít các bon, thép cac bon trung bình và
18


thép hợp kim, bề mặt làm việc của cam và cổ trục được thấm than và tôi cứng. Kết
cấu thông thường thì cam làm liền trục, một vài động cơ cỡ lớn làm cam rời rồi lắp

ghép với trục. Các dạng cam gòm cam lồi, cam tiếp tuyến và cam lõm, số lượng
cam phụ thuộc số xylanh và số xupap
1.6. Con đội
Là chi tiết trung gian truyền chuyển động từ cam đến xupap, làm việc trong điều
kiện tải trọng không khắc nghiệt nhưng chịu mòn và chịu ma sát. Con đội thường
được làm bằng thép ít các bon hoặc thép hợp kim, bề mặt làm việc được thấm than
và tôi cứng. Có các loại con đội như, con đội hình nấm và hình trụ, con đội con
lăn, con đội thủy lực với ưu điểm của con đội thủy lực là tránh được va đập giữa
con đội và mặt cam do không còn tồn tại khe hở nhiệt
2. Sửa chữa cơ cấu phân phối khí
2.1. Những hư hỏng chính
Có tiếng kêu ở buồng xupap: Khi động cơ làm việc có tiếng kêu lách cách đều ở
buồng xu pap hoặc nắp che dàn đòn gánh. Do khe hở của đuôi xu pap với con
đội( khe hở nhiệt), thân xupap với ống dãn hướng quá lớn. Khe hở lớn làm cho cac
chi tiết mòn nhanh, công suất động cơ bị giảm làm thay đổi góc mở sớm, đóng
muộn của xu pap
Có tiếng kêu ở thân động cơ: Khi động cơ làm việc có tiếng kêu trầm nhỏ ở giữa
thân động cơ, phía đuôi trục khuỷu nghe rõ hơn. Do khe hở giữa bạc và trục cam
quá lớn, tác hại làm cho bạc và trục cam mòn nhanh, áp suất dàu bôi trơn bị giảm
Có tiếng kêu ở phía trước: Có tiếng kêu rào rào đều ở phía trước động cơ khi làm
việc, do khe hở ăn khớp giữa bánh răng trục khuỷu và bánh răng cam quá lớn hoặc

19


không đều, răng bị sứt mẻ, gẫy. Làm cho mòn nhanh cặp bánh răng, động cơ làm
việc không đều và có thể không làm việc được
Công suất động cơ giảm: Do khe hở nhiệt của xupap quá nhỏ, nấm xupap và ổ dặt
bị cháy rỗ, dãn đến lọt khí, tỷ số nén thấp, công suất động cơ bị giảm
2.2. sửa chữa nhóm xupap

2.2.1. Sửa chữa đế xupap: Thường đế xupap bị mòn, tróc rỗ, rạn nnuwts làm cho
xupap đóng khôn kín, công suất động cơ bị giảm. Có thể quan sát thấy các vết
mòn, tróc rỗ hoặc rạn nứt trên bề mặt làm việc, dùng đồng hồ đo kiểm tra áp suất
của các xylanh. Nếu bề mặt bị mòn, tróc rỗ ít thì có thể rà lại bằng bột rà, nếu bị
mòn nhiều thì phải dùng dao doa lại rồi mới rà lại bằng bột rà. Nếu bị vỡ thì phải
thay mới
2.2.2. Sửa chữa xupap: Bề mặt làm việc của xupap bị mòn hỏng tương tự như ổ dặt
dẫn đến xupap đóng không khít, áp suất bị giảm, công suất đông cơ bị giảm. Thân
xupap bị cong, mòn làm cho xu páp đóng khong kín, làm tăng khe hở với ống dẫn
khiến xupap chuyển động không vững, không đóng kín được.
Dùng mắt quan sát bề mặt làm việc của xupap. Nếu mà rỗ ít thì dùng bột rà rà lại,
nếu rỗ nhiều thì phải dưa lên máy mài rồi rà lại bằng bột rà
2.2.3. Sửa chữa ống dẫn hướng: nếu bị mòn, nứt vỡ thì phải thay mới
Đưa xupap vào để kiểm tra khe hở, nếu lớn quá thì phải thay
2.2.4. Kiểm tra lò xo xupap: Bị gãy , cong, yếu thì phải thay mới. Chiều dài các lò
xo phải bằng nhau, nếu thấp hơn thì có thể thêm đệm, nếu thấp quá thì phải thay
2.2.5. Sửa chữa dàn đòn gánh và đũa đẩy:

20


Đầu đòn gánh phía tiếp xúc với đuôi xupap bị mòn lõm thì phải tháo ra mài lại cho
phẳng
Bạc bị mòn thì phải thay bạc mới
Trục bị cong thì nắn lại
Đũa đẩy bị cong thì có thể nắn lại, bị gãy thì thay mới
Hai đầu đũa bị nứt thì phải thay mới
2.2.6. Sửa chữa con đội: Thân con đội bị mòn nhiều so với dãn hướng thì phải thay
con đội mới. Vít điều chỉnh con đội xu pap dặt bị mòn lõm thì phải mài lại
2.3. Sửa chữa trục cam và bạc lót

2.3.1. Những hư hỏng, nguyên nhân và tác hại
Trục cam bị cong do tháo lắp không đúng kỹ thuật hoặc các gối đỡ trục khong
đông tâm
Trục cam bị xoắn, nứt gãy do bạc bị bó kẹt, sai góc phối khí
Các cổ trục, vấu cam, vấu lệch tâm bị mòn do ma sát khi làm việc, chất lượng dầu
bơi trơn kém
Khe hở của bạc và trục tăng gây va đập khi động cơ làm việc
Bánh răng cam bị mòn, sứt mẻ làm ảnh hưởng đến bánh răng khác và gây tiếng
kêu khi động cơ làm việc
2.3.2. Kiểm tra và sửa chữa
Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của trục, nếu cong quá 0,05 mm trên chiều
dai 100 mm thì phải nắn lại
21


Kiểm tra khe hở giữa bạc và cổ trục, nếu mòn quá 0,05 thì phải thay bạc mới
Bánh răng bị mòn, sứt mẻ thì phải thay bánh răng mới
Các ổ trục, vấu cam lệch tâm bị mòn quá kích thước sửa chữa thì hàn đắp rồi mài
lại trên máy chuyên dùng
3. Đặt cam và điều chỉnh khe hở nhiệt
3.1. Đặt cam
Đặt cam có dấu: Đối với trục cam ( cả bánh răng) đã có dấu thì chỉ lau chùi sạch
sẽ, bôi một lớp dầu bôi trơn vào ổ và trục. Quay cho dấu của hai bánh răng trùng
nhau rồi đưa vào cho đúng, bắt chặt bulong hãm của mặt bích định vị trục cam là
xong
Đối với trục cam không có dấu:
Cách thứ nhất : quay cho piston máy một lên điểm chết trên, đưa trục cam vào, chu
ý sao cho hai vấu cam của máy một quay xuống phía dưới cacte dầu và hai vấu của
máy song hành nằm ngang sao cho vấu cam của xupap hút cao hơn một chút rồi
đưa bánh răng vào lắp bu lông hãm măt bích. Quay lại theo trình tự và quan sát:

Khi nào piston của máy một lên đến điểm chết trên mà xupap của máy song hành
đóng hết, xupap nạp chớm mở là được
Cách thứ hai: Tháo bánh răng cam ra, quay cho piston máy một ở điểm chết trên,
đưa trục cam không có bánh răng vào. Điều chỉnh khe hở nhiệt đúng quy định.
Quay trục cam và quan sát xupap xả của máy song hành với máy 1 đóng và xupap
nạp chớm mở thì dừng lại. Lắp bánh răng cam vào ăn khớp với bánh răng cơ, lắp
bu lông hãm mặt bích lại. Quay và kiểm tra lại nếu chưa được thì làm lại
3.2. Điều chỉnh khe hở nhiệt
22


Điều chỉnh xu pap khi xylanh đó ở kỳ chuẩn bị nổ là tốt nhất
Dùng tuốc nơ vít, cờ lê, căn lá để điều chỉnh
Tùy theo loại động cơ, xu pap mà yêu cầu về khe hở nhiệt khác nhau, thông thường
là 0,20 mm cho xupap nạp và 0,35 cho xupap thải
ΙV. Hệ thống bôi trơn và làm mát
1. Hệ thống bôi trơn
1.1. Những hư hỏng chung
Chảy dầu: Chảy dầu ở các đường ống do rạn nứt
Chảy dầu ở các đầu nối do bắt không chặt, hoặc hỏng ren
Chảy dầu ở các gioăng đệm bị rách hoặc do làm việc lâu ngày
Chảy dầu ở các phớt cao su do làm việc lâu ngày
Dầu chảy làm cho lượng dầu bôi trơn bị giảm, áp suất dầu không đảm bào gây mòn
cho các chi tiết, có thể gây hỏng hóc lớn nếu không phát hiện kịp thời
Áp suất dầu thấp: Do dầu bị loãng vì sử dụng lâu ngày
Lượng dầu ít quấ quy định do thiếu dầu không bổ xung
Đường dẫn dầu bẩn, bình lọc bẩn, năng suất dầu bơm giảm
Bơm dầu bôi trơn bị hỏng
Khe hở lắp ghép bạc lót và trục khuỷu, bạc lót trục cam quá lớn
1.2. Bảo dưỡng hệ thống

Dầu bôi trơn phải được dùng theo mùa và nhiệt độ môi trường
23


Phải dùng dầu đúng loại động cơ đó chỉ định, dầu phải sạch không có tạp chất
Thường xuyên kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu
1.3. Sửa chữa bơm dầu
1.3.1. Hư hỏng, nguyên nhân và tác hại
Mòn hỏng cặp bánh răng ăn khớp, do ma sát giữa hai cặp bánh răng
Mòn hỏng nắp bơm, lòng thân bơm do ma sát giữa nắp bơm và bánh răng, giữa
đỉnh răng và lòng thân bơm
Mòn hỏng, kẹt van an toàn, lò xo yếu, gãy do làm việc lâu ngày
Mòn hỏng bạc và trục bơm do ma sát khi bơm làm việc
Đệm giữa nắp và thân bơm bị rách
Tất cả các hư hỏng trên sẽ làm giảm áp suất dầu, lượng dầu đi bôi trơn ít, các chi
tiết của động cơ sẽ bị mòn nhanh, tuổi thọ và công suất của động cơ giảm
1.3.2. kiểm tra và sửa chữa
Quan sát bằng mắt xem các gioăng đệm, kiểm tra các bánh răng, kiểm tra nắp bơm
và thân bơm để phát hiện các hư hỏng của nó xem có bị sứt mẻ, gò hay rạn nứt
Dùng dụng cụ để xác định độ mòn của trục, dùng căn lá đo khe hở của đỉnh răng
và lòng thân bơm để phát hiện các hư hỏng của nó xem có bị sứt mẻ, gờ hay rạn
nứt...
Dùng căn lá đo khe hở giữa hai bánh răng
Nắp bơm bị mòn, gờ thì mài lại

24


Bánh răng bị mòn, sứt mẻ, ăn khớp có khe hở lớn hơn quy định thì phải thay cặp
bánh răng khác

Bạc và trục bị mòn thì phải sửa chữa lại
Thay thế các giăng đệm mới nếu bị rách hoặc không đảm bảo độ kín
Van an toàn bị hỏng thì phải rà lại hoặc thay mới
Lò xo bị yếu, gãy thì phải thay hoặc căn chỉnh
Bơm dầu sửa chữa phải đảm bảo các thông số kỹ thuật
2. Hệ thống làm mát
2.1. Những hư hỏng chính
Rò nước do: các đầu nối bắt không chặt, các nối cao su bị vỡ, thủng, các khoang
chứa, dường ống của két làm mát bị vỡ, thủng, cánh tản nhiệt của két nước bị biến
dạng, phớt cao su, phớt gioăng của bơm nước bị hỏng hoặc bulong bắt không chặt
Nhiệt độ động cơ quá cao: Thiếu nước hoặc không có nước trong két, bơm nước
bị hỏng, quạt gió bị hỏng, dây đai bị trùng, Puly dẫn động bị mòn hỏng, tắc đường
ống trong két nước, van hằng nhiệt bị hỏng làm đóng không cho nước qua két làm
mát, rèm chắn phía trước không mở, bụi bẩn bám nhiều ở két làm mát và thân động
cơ nên tỏa nhiệt kém
Bơm nước có tiếng kêu khi làm việc do: Các ổ bi dơ quá do không có mỡ, cánh
bơm quẹt với lòng thân bơm, mặt bích để lắp Puly bị mòn, bị trượt khi làm việc,
loại dẫn động bằng bánh răng bị mòn hỏng bánh răng dẫn
2.2. Sửa chữa bơm nước

25


×