Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

VĂN CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC – TIẾP BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 140 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƢ PHẠM

VĂN CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC – TIẾP BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN ĐỨC THĂNG

AN GIANG, 4-2014


Đề tài nghiên cứu khoa học “Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc –
tiếp biến và phát triển”, do tác giả Nguyễn Đức Thăng, công tác tại Khoa Sƣ phạm thực
hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo
Trƣờng Đại học An Giang thông qua ngày 27 tháng 5 năm 2015

Thƣ kí

NGUYỄN THỊ LAN PHƢƠNG

Phản biện 1

Phản biện 2

TS. PHẠM THANH HÙNG

TH.S NGUYỄN THANH PHONG

Chủ tịch Hội đồng

PGS,TS VÕ VĂN THẮNG




TÓM TẮT
Tên đề tài:
“Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc - tiếp biến và phát
triển”
Tóm tắt:
Thực hiện đề tài “Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc- tiếp biến và phát
triển”, nghiên cứu nhằm khẳng định những tiếp nhận, phát triển của văn chính luận trung đại Việt
Nam từ văn chính luận trung đại Trung Quốc. Để đạt những mục tiêu này, nghiên cứu sử dụng các
phƣơng pháp văn bản học, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp liên ngành, phƣơng pháp phân tích
tổng hợp và đã khẳng định những thành tựu quan trọng của văn chính luận trung đại việt nam ở hai
phƣơng diện nội dung và nghệ thuật.
Về nội dung, tƣ tƣởng yêu nƣớc trong văn chính luận trung đại Việt Nam thể hiện nhận thức,
quyết tâm bảo vệ chủ quyền độc lập của tổ quốc và tự do dân tộc. Thực thi sứ mệnh thiêng liêng, cao
cả và khó này, văn chính luận kêu gọi, ngợi ca dân tộc đoàn kết, tƣớng sĩ một lòng quyết tâm đánh
bại quân thù. Thậm chí, chúng ta còn mở những cuộc chinh phạt Trung Quốc nhằm phá tan âm mƣu
xâm chiếm tổ quốc Việt Nam của kẻ thù.
Về nghệ thuật, văn chính luận trung đại Việt Nam chủ yếu sử dụng ngôn ngữ chữ Hán để
truyền đạt tƣ tƣởng, bày tỏ lập trƣờng và tranh biện nhằm khẳng định và thực thi chân lí. Vì thế,
thông qua những áng văn chính luận, các nhà ngoại giao vừa thể hiện trình độ Hán học uyên thâm
vừa thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, sâu sắc trong sử dụng Hán ngữ tạo sức mạnh, sức thuyết phục
trong tranh biện. Đặc biệt dƣới thời Tây Sơn, xuất hiện một số văn bản chính luận viết bằng chữ
Nôm rất giàu cảm xúc và hình tƣợng; đồng thời thể hiện sâu sắc chính kiến, tƣ tƣởng và có tính
chiến đấu cao.
Tóm lại, văn chính luận trung đại Việt Nam không chỉ có ý nghĩa trong bồi dƣỡng, phát triển
tƣ tƣởng dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học sử Việt Nam.
Từ khóa: Văn chính luận trung đại, tiếp biến và phát triển, tƣ tƣởng, thể loại, tiến trình.



ABSTRACT
Name of the thesis
“The literature of Political Commentary in the medieval times of Vietnam and China –
acculturation and development”
The implement of themes “The literature of Political Commentary in the medieval times of
Vietnam and China – acculturation and development” to cultural development of medieval holistic
Vietnam from medieval literature Chinese. To had used rhetorical aproach, methodology history,
interdisciplinary methods, synthetic methods of analysis to confirm these objectives.
In term of the content, patriotism thoughts in Vietnamese literature of political commentary
in the medieval times showed cognition and resolution in protecting the independent sovereignty of
the country as well as the freedom of Vietnamese people. To implement this holy, noble and tough
mission, literature of political commentary both praised and appealed for people’s solidarity, the
military all together had a determination to defeat the enemy. We even extended many conquests in
order to smash the Chinese invasion conspiracy.
In term of art, literature of political commentary in the medieval times of Vietnam mainly
used Han language to propagandize thoughts, to express viewpoint and debate in an attempt to
declare and enforce the universal truth. Therefore, by means of the political literary work, diplomats
represented both their thoughtful qualification of sinology, their creation, flexibility and profound
thinking in using Han language as a strength and convincingness during their debates. Especially,
during the times of the Tay Son Dynasty, the appearances of some political written texts using Nom
language were conveying enormous emotion, rich in images and they represented deeply political
views, nature, and had a highly heroic fighting spirit.
In conclusion, not only has the literature of political commentary in the medieval times of
Vietnam been playing a significant role in fostering, developing our people’s thoughts, it is also a
specially important part in the history of Vietnamese literature.
Keywords: holistic medieval literature, acculturation and development, thoughts, category,
privatization process


CAM KẾT KẾT QUẢ


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các tài liệu, cũng như các kết quả nghiên cứu trong
công trình là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
An Giang, ngày 20 tháng 4 năm 2015
Tác giả

NGUYỄN ĐỨC THĂNG


MỤC LỤC
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cần thiết của đề tài .............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................2
1.4 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................2
1.5 Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................................3
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu……………..………………………………………..........4
Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN CHÍNH LUẬN
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
2.1 Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc trên bình diện
văn hóa xã hội ....................................................................................................................5
2.1.1 Thời trung đại Trung Quốc và Việt Nam đều lấy Nho giáo làm chỉ nam xây
dựng đời sống tinh thần, thiết chế xã hội, nền nếp gia phong .............................................5
2.1.2 Nội chiến và chiến tranh chống ngoại xâm, văn chính luận thể hiện tính
ƣu việt trong truyền bá tƣ tƣởng, tập hợp lực lƣợng, công kích đối phƣơng .....................12
2.1.3 Chiến tranh kết thúc, văn chính luận tiếp tục sứ mệnh lịch sử đối ngoại và
đối nội ................................................................................................................................21
2.2 Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc trên bình diện lí

thuyết lịch sử ....................................................................................................................27
2.2.1. Khái niệm về văn chính luận ...................................................................................27
2.2.2 Nguồn gốc, sự phát triển của văn chính luận ...........................................................30
2.3 Văn chính luận trung đại Việt Nam qua các thời kì ………………………….….31
2.3.1 Văn chính luận trung đại Việt Nam trƣớc thời khởi nghĩa Lam Sơn……...............31
2.3.2 Văn chính luận trung đại Việt Nam thời khởi nghĩa Lam Sơn…………..………...32
2.3.3 Văn chính luận trung đại Việt Nam thời khởi nghĩa Tây Sơn.…………..………...33
2.3.4 Văn chính luận trung đại Việt Nam thời thuộc Pháp………...…………..………..33
* Tiểu kết ..........................................................................................................................34


Chƣơng 3. VĂN CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
TIẾP BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN Ở PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TƢ TƢỞNG
3.1 Khẳng định tổ quốc dân tộc ....................................................................................35
3.2 Khẳng định văn hiến, đề cao nhân nghĩa ..............................................................44
3.3 Khẳng định trí dũng, đề cao nhân dân ................................................................55
3.4 Luận bàn về phƣơng cách nhằm phát triển kinh tế, tăng cƣờng sức
mạnh quân sự chiến thắng quân thù ..............................................................................63
* Tiểu kết ...........................................................................................................................67
Chƣơng 4 VĂN CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
TIẾP BIẾN VÀ PHÁT TRIỂN Ở PHƢƠNG DIỆN NGÔN NGỮ, THỂ LOẠI
4.1 Tiếp nhận Hán ngữ, phát triển ngôn ngữ dân tộc ...............................................69
4.2 Văn chính luận trung đại Việt Nam tiếp biến một số thể loại văn học
trung đại Trung Quốc......................................................................................................73
4.2.1 Thể loại chiếu, cáo ...................................................................................................73
4.2.2 Thể loại hịch ............................................................................................................79
4.2.3 Thể loại biểu ............................................................................................................84
4.3

Thƣ, luận, thuyết thành tựu độc đáo của văn chính luận Việt Nam .................84


* Tiểu kết ...................................................................................................................……94
KẾT LUẬN ..........................................................................................................………95
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….………..98
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………103
Bài 1: Nam quốc sơn hà, Lí Thƣờng Kiệt……………………………………………….103
Bài 2: Phạt Tống lộ bố văn, Lí Thƣờng Kiệt…………………………………………….103
Bài 3: Hịch Tƣớng sĩ, Trần Quốc Tuấn…………………………………………….……103
Bài 4: Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi…………………………………………………..111
Bài 5: Luân đài tội kỉ chiếu, Hán Vũ Đế………………………………………………...124
Bài 6: Lƣu Hầu Luận, Tô Thức………………………………………………………..…127
Bài 7: Quá Tần luận, Giả Nghị……………………………………………………………130
Bài 8: Cầu hiền chiếu, Hán Cao Đế…………………………………………………..…..135


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
Văn chính luận trung đại Việt Nam là một mảng quan trọng của văn học Việt Nam thế kỷ X
đến hết thế kỷ XIX nói riêng và toàn bộ nền văn học Việt Nam nói chung. Nó góp phần quan trọng
trong đấu tranh dựng nước, giữ nước và thể hiện sâu sắc tư tưởng của con người Việt Nam.
Văn chính luận là một thể loại văn học, một thể tài báo chí; thường nêu các vấn đề có tính thời
sự về chính trị, kinh tế xã hội văn hóa, văn học, tư tưởng…Nhìn tổng quát có thể thấy:
Mục tiêu của văn chính luận là tác động đến dư luận xã hội đương thời, đến lối sống, đến các
quyền lợi chính trị hiện hành; đề xuất việc củng cố hoặc thay đổi chúng cho phù hợp với
quyền lợi giai cấp hoặc với lí tưởng xã hội, đạo đức. Đối tượng của văn chính luận là toàn bộ
cuộc sống quá khứ và hiện tại, cuộc sống cá nhân, đời sống thực và đời sống được phản ánh
trong báo chí, nghệ thuật…chính luận là hành vi tranh đấu (ngấm ngầm hoặc công khai) về
chính trị, tôn giáo triết học, tư tưởng; nó luôn mang tính định hướng phe nhóm, đảng phái, ý
thức hệ. Phong cách văn chính luận nổi bật ở tính luận chiến, tính cảm xúc; nó gần gũi với
giọng điệu, kết cấu, chức năng của lời diễn thuyết”.

(Nhiều tác giả, 2014, tr.1941-1942)
Lịch sử văn học chính luận Việt Nam ghi lại nhiều tên tuổi lớn, như: Nguyễn Trãi, Ngô Thì
Nhậm, Nguyễn Trường Tộ. Lại có những tác giả văn chính luận viết không nhiều nhưng để lại những
tác phẩm xuất sắc, như Lý Thái Tổ với Chiếu dời đô, Lý Thường Kiệt với Nam quốc sơn hà, Phan
Châu Trinh với Thư thất điều, Hồ Chí Minh với Tuyên ngôn độc lập. Đó là những áng văn chính luận
bất hủ với thời gian.
Khảo sát đề tài: “Văn chính luận Việt Nam và Trung Quốc- tiếp biến và phát triển”, chủ yếu
nghiên cứu những đóng góp về nội dung - tư tưởng và nghệ thuật của văn chính luận trung đại Việt
Nam. Nghiên cứu những tiếp biến và phát triển chủ yếu đi đến luận bàn, khẳng định những tiếp biến
về tư tưởng, thể loại văn chính luận trung đại Việt Nam từ tư tưởng, thể loại văn chính luận trung đại
Trung Quốc. Những so sánh sát sao từng áng văn chương, từng giai đoạn của văn chính luận trung đại
Trung Quốc và văn chính luận trung đại Việt Nam thì chưa thực hiện được như mong muốn vì hạn
chế bởi thời gian, tư liệu. Những công việc này sẽ được nghiên cứu trong thời gian tiếp theo.
1.1 TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu là một mảng quan trọng thuộc văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến
hết thế kỉ XIX.
Tư tưởng văn học cổ trung đại có tầm quan trọng đối với đời sống văn hóa dân tộc, trong đó,
phần đóng góp của văn chính luận rất lớn lao. Đặc biệt, việc tiếp thu văn hóa Trung Quốc một cách
chủ động, chọn lọc, sáng tạo; vận dụng Nho giáo chống phong kiến phương Bắc xâm lược đã làm nên
những chiến tích trong lịch sử giữ nước và dựng nước. Những điểm này đã làm nên màu sắc riêng biệt
và tính luận chiến sắc sảo của văn chính luận Việt Nam.
Văn chính luận trung đại Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục thế hệ trẻ nhận
thức về chủ quyền độc lập, vun đắp, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng, rèn luyện
nhân cách. Vì vậy, những bài văn chính luận tiêu biểu như: Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, Chiếu cầu
hiền của Ngô Thì Nhậm, Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi đã được đưa vào giảng dạy ở bậc PTCS
và PTTH. Bộ phận văn chính luận này còn được nghiên cứu sâu trong chuyên đề Tác giả văn học
trung đại Việt Nam ở bậc đại học. Song song với việc nghiên cứu trong nhà trường, các học giả, các
nhà nghiên cứu tiếp tục có những phát hiện mới, những giá trị mới của văn chính luận cổ trung đại
Việt Nam. Đến thời kháng Pháp, Nguyễn Đình Chiểu còn viết một số bài hịch nổi tiếng như: Thảo thử


1


hịch (Hịch đánh chuột), Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây (Hịch đánh Tây). Đặc biệt những bài luận
thuyết Thiên hạ phân hợp đại thế luận của Nguyễn Trường Tộ, Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ
Trạch thu hút sự chú ý giới trí thức cả nước. Thể tài văn chính luận còn tiếp tục tồn tại, phát triển
trong dòng văn học hiện đại sau này.
Đề tài “Văn chính luận trung đạiViệt Nam và Trung Quốc- tiếp biến và phát triển” được tập
trung nghiên cứu để khẳng định cha ông tiếp nhận văn hóa và những thể tài văn học của Trung Quốc,
song trên tinh thần chủ động, chọn lọc, sáng tạo, và đặc biệt ý thức về sức mạnh của “đao bút” trong
công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước, văn chính luận đã trở
thành công cụ chiến đấu bảo vệ trời Nam, dẹp yên cõi Bắc. Đồng thời nghiên cứu còn đi đến khẳng
định những đóng góp mới về tư tưởng và nghệ thuật của văn chính luận trung đại Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ là một tài liệu cần thiết để học sinh, sinh viên, giáo viên
THCS và THPT tham khảo.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài hướng tới các mục tiêu:
Văn chính luận trung đại Việt Nam tiếp nhận, kế thừa truyền thống của văn chính luận Trung
Quốc. Tuy nhiên, văn chính luận trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển đã có những khác biệt
văn chính luận của Trung Quốc.
Những áng văn chính luận của Trung Quốc thường chỉ là những văn kiện chính luận, hành
chính không hoặc có ít có giá trị văn học. Văn chính luận của Việt Nam, tư tưởng chính trị, tinh thần
chiến đấu và giá trị văn chương hòa quyện. Vì vậy, nhiều tác phẩm văn chính luận của Việt Nam vừa
là những văn kiện lịch sử quan trọng lại vừa là những áng văn chương bất hủ.
Đặc biệt, các thư từ luận chiến của Nguyễn Trãi với hàng tướng tá nhà Minh; thư từ bang giao
của Ngô Thì Nhậm với nhà Thanh thể hiện sự tinh tế, sắc sảo, tầm vóc và vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ của
con người Việt Nam. Những áng văn đó được đánh giá mang vẻ đẹp thâm trầm, tinh tế, tích chứa sức
mạnh và có giá trị triết lí sâu sắc.
Như vậy, thực hiện đề tài nhằm hướng tới mục tiêu:
- Làm rõ những khác biệt của văn chính luận Trung Quốc và văn chính luận Việt Nam.

- Khẳng định những đóng góp của văn chính luận Việt Nam trong lịch sử văn học dân tộc.
- Khẳng định những giá trị về phương diện tư tưởng của văn chính luận Việt Nam trong xây
dựng, vun đắp tình cảm yêu nước, tự hào và trong tranh biện, chiến thắng ngoại xâm.
- Khẳng định những giá trị văn chương đặc sắc của văn chính luận Việt Nam.
1.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là mảng văn chính luận trung đại Việt Nam. Cụ thể là
những tác phẩm văn chính luận của các tác giả ở các giai đoạn chống quân Minh (tác giả Nguyễn
Trãi); giai đoạn chống quân Thanh (tác giả Ngô Thì Nhậm); giai đoạn chống Pháp (các tác giả
Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Đình Chiểu). Bên
cạnh đó, một số bài văn chính luận trung đại của Trung Quốc cũng được đề cập, nghiên cứu để so
sánh, đối chiếu.
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu gồm 3 mục:

2


Những vấn đề chung về văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc (chương 2)
Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc tiếp biến và phát triển ở phƣơng
diện nội dung - tƣ tƣởng (chương 3)
Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc tiếp biến và phát triển ở phƣơng
diện ngôn ngữ - thể loại (chương 4)
1.5 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đề tài “Văn chính luận trung đại Việt Nam và Trung Quốc- tiếp biến và phát triển” chưa được
nghiên cứu tập trung ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài, trong các công trình ở Việt Nam cũng
như ở nước ngoài đã có đề cập.
1.5.1 Ở Việt Nam
Nghiên cứu văn chính luận của Nguyễn Trãi có thể kể đến các bài:
Trần Huy Liệu, “Quân trung từ mệnh tập”, bài viết đánh giá khái quát giá trị của hơn 40 bức

thư trong Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi (ở thời điểm đó, năm 1960, mới chỉ phát hiện số thư
trong Quân trung từ mệnh là 40 bức thư).
Bùi Duy Tân, “Nguyễn Trãi- nhà văn chính luận kiệt xuất” (Tạp chí Văn học, số 4-1980).
Bùi Văn Nguyên, “Quân trung từ mệnh, tập văn chiến đấu có ý nghĩa lịch sử quan trong ở thế
kỉ XV” (Văn chương Nguyễn Trãi, NXB ĐH & THCN, H.1984).
Phạm Tuấn Vũ, Văn chính luận Việt Nam thời trung đại, NXB KHXH, 2010. Đây là công
trình nghiên cứu khái quát về văn chính luận trung đại Việt Nam. Công trình này chưa chú trọng tính
chất tiếp biến phát triển của văn chính luận trung đại Việt Nam- Trung Quốc.
Nghiên cứu văn chính luận thời Tây Sơn , có thể kể đến các bài:
Mai Quốc Liên, Ngô Thì Nhậm (1746-1803) nhân vật lịch sử và văn hóa kiệt xuất, Luận án tiến sĩ (in
lại trong sách Ngô Thì Nhậm tác phẩm, NXB Văn học, Trung tâm Nghiên cứu quốc học, 2001).
Nguyễn Đức Thăng, “Những áng văn chính luận đặc sắc thời Tây Sơn”, Chuyên đề tiến sĩ
(Trường ĐHKH XH & NV đưa lên trang mạng w.w.w.Slideshare.net/hieplt)
Nguyễn Đức Thăng, “Văn chương bang giao Việt Nam- Trung Quốc thời Tây Sơn”, Kỉ yếu
Hội thảo Những vấn đề lịch sử văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, tháng 12 năm 2010 .
1.5.2 Ở nước ngoài
Sử kí Tư Mã Thiên, Nhữ Thành (dịch), NXB Văn học, H.1988. Đây là tác phẩm đồ sộ, một kì
thư của Trung Quốc, một trong những quyển cổ sử có tiếng nhất thế giới, gồm 52 vạn chữ, 130 thiên
chia thành 5 phần: bản kỉ, biểu, thư, thế gia và liệt truyện. Trong 5 phần này, những tư tưởng triết học,
nhất là tư tưởng Nho giáo được tác giả ghi lại và các tác giả văn chính luận vận dụng trong sáng tác
văn chính luận Trung Quốc và văn chính luận Việt Nam.
Lixêvich (học giả người Nga, sinh năm 1932), Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc, NXB Giáo
Dục, 2000. Sách tập trung nghiên cứu về tư tưởng văn học cổ Trung Quốc. Tuy nhiên, sách có những
chương thể hiện những tư tưởng triết lí quan trong, như: Chương 1. Đại đạo- con đường vũ trụ / Đứcsự thể hiện của Đạo/ Văn- sự thể hiện của đạo trong ngôn từ. Chương 2. Khí – sinh tạo và sáng tạo
nghệ thuật... Những chương này góp phần làm nền tư tưởng giúp người đọc hiểu sâu tư tưởng triết lí
trong văn chính luận.
Ngoài ra, những quyển sử quan trọng của Trung Quốc, như: Minh thực lục (ghi chép về mối
quan hệ Trung Quốc và Việt Nam, TK XIV đến TK XVII), và Thanh thực lục (Ghi chép về mối quan
hệ nhà Thanh với Tây Sơn những năm cuối TK XVIII đầu TK XIX) là những quyển sử rất quan trọng


3


của Trung Quốc trong đó có ghi chép một số bài chiếu, hịch liên quan đến việc nhà Minh và nhà
Thanh mở cuộc xâm lược Việt Nam.
*Nhận xét:
Những nghiên cứu văn chính luận trung đại ở trong nước nghiên cứu văn chính luận trung đại
Việt Nam, các học giả, các nhà nghiên cứu đã đi sâu vào một số vấn đề về tư tưởng hoặc nghệ thuật
và đã có những đóng góp có giá trị.
Những nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy hệ tư tưởng Nho giáo được thể hiện tinh tế, tản mạn
trong một số công trình văn, sử, triết và nó được tác giả văn chính luận vận dụng vào sáng tác của
mình. Một số trường hợp những tư tưởng này thể hiện tính chất sâu xa có gốc từ Kinh Dịch.
1.6 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp văn bản học: đối tượng nghiên cứu là những tác phẩm văn bản cố nên việc
nghiên cứu văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu kĩ văn bản để hiểu rõ nguyên ngữ, văn
cảnh, ý nghĩa của tư tưởng những học thuyết Trung Hoa trong truyền thống và sự di thực của những
tư tưởng ấy vào văn hóa Việt Nam, cho đến việc chí sĩ yêu nước Việt Nam vận dụng tư tưởng ấy một
cách sáng tạo, độc đáo để bảo vệ nền độc lập và xây dựng đất nước.
Đây là công việc rất khó trong tìm kiếm và khảo cứu tư liệu, cần thiết có sự hỗ trợ của các thư
viện quốc gia và các nhà nghiên cứu đầu ngành. Dự kiến công việc nghiên cứu như sau:
Làm việc ở Tp. Hồ Chí Minh:
Lần 1: từ 20/3 đến 27/3, nghiên cứu tư liệu tại Thư viện Khoa học Tổng hợp (số 69, bến
Thành, Q.I).
Lần 2: từ ngày 20/5 đến ngày 26/5, tiếp tục nghiên cứu tư liệu và làm việc vời các nhà nghiên
cứu:
GS. Nguyễn Lộc, chuyên gia văn học trung đại (Đ/C: 32/9A, đường Thống Nhất, Q. Gò Vấp ;
ĐT: 08.39966470).
GS. Trần Xuân Đề, chuyên gia văn học Trung Quốc (Đ/C 49/42, đường Lê Văn Sĩ, F.12, Q.3;
ĐT: 08.37316053 – 090346525).
PGS.TS Đoàn Lê Giang, Trưởng Khoa Văn học & Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV

Tp.HCM; (ĐT: 0919553381).
Làm việc ở Hà Nội: thời gian từ 01/8 đến 08/8/2014, nghiên cứu tại Thư viện Viên Hán Nôm
(số 183 Đặng Tiến Đông, Q. Đống Đa, HN) và làm việc tại Viện Văn học với PGS. Phó Viện trưởng
Nguyễn Hữu Sơn, chuyên gia văn học Trung đại (ĐT: 0913031635); TS. Nguyễn Đức Mậu (ĐT:
0912255907), nghiên cứu viên (VHTĐ, Đ/C Viện Văn học, số 20, Lí Thái Tổ, Q.Hoàn Kiếm, HN).
Phương pháp thực chứng lịch sử; nghiên cứu những sự kiện lịch sử để làm rõ văn chính luận
vừa phản ánh, soi sáng vừa dẫn dắt sự chuyển mình, vận động, định hướng đi của lịch sử thời đại.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành; vận dụng kiến thức liên ngành ngôn ngữ, văn hóa, triết
học văn học để khảo cứu những vấn đề khái quát và cụ thể của đề tài.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích làm rõ những giá trị tư tưởng, nghệ thuật và
những đóng góp mới của văn chính luận Việt Nam, đồng thời tổng hợp, nhận định, đúc kết thành luận
điểm.
Phương pháp so sánh: so sánh tổng quát để ghi nhận những tương đồng và khác biệt của văn
chính luận Việt Nam và Trung Quốc.

4


CHƢƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN CHÍNH LUẬN
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
2.1 VĂN CHÍNH LUẬN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC, TRÊN BÌNH DIỆN
VĂN HÓA XÃ HỘI
2.1.1 Thời trung đại, Trung Quốc và Việt Nam đều lấy tƣ tƣởng Nho giáo làm chỉ nam xây
dựng đời sống tinh thần, thiết chế xã hội, nền nếp gia phong
Nghiên cứu triết lí Nho giáo trong đời sống tư tưởng dân tộc Trung Quốc và dân tộc Việt
Nam, rất đáng chú ý đến là phần Hình nhi thượng- phần triết lí siêu hình, gồm những tư tưởng về sự
biến hóa huyền diệu của vũ trụ. Ban sơ, vũ trụ chỉ là một khối hỗn mang, sinh hóa ra thái cực, thái cực
phân chia sinh ra lưỡng nghi (âm dương), lưỡng nghi sinh tứ tượng, bát quái, ngũ hành, tương sinh
tương khắc mà sinh ra vạn vật. Con người cũng được sinh ra từ thiên lí ấy, nên sống phải hiểu mệnh

trời, tuân mệnh trời (“Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử”- Khổng Tử). Nhưng mệnh trời là khối vô hình vĩ
đại, nên có thể cải được mệnh trời. Tóm lại, nội dung đề tài nghiên cứu sâu tư tưởng mệnh trời trong
Hình nhi thượng. Hình nhi hạ dạy về đạo làm người rất chi tiết, sâu sắc với những điểm chính:
Quân tử - tiểu nhân: Nho giáo chia con người xã hội thành 2 hạng là quân tử và tiểu nhân. Con
người cần biết lễ, học và thực thi lễ vì nhờ lễ mà những tình cảm tốt đẹp của con người được khơi lên
và giúp con người sống tốt.
Giữ “lễ” là biết sống đạo trung dung. Trung dung là không thái quá, không bất cập. Sống trung
dung, tinh thần và thể xác con người luôn quân bình, mực thước; hành động luôn sáng suốt, đúng
mực.
Giữ “lễ” để biết định lẽ phải trái, tình thân sơ, trật tự trên dưới: trong đối nhân xử thế, biết
phân định phải trái sáng suốt là việc làm hợp lễ; hiểu rõ tình thân sơ để có cách sống hợp đạo cũng là
việc làm của lễ; biết vị trí của mình để xác lập tôn ti, trật tự trong gia đình và ngoài xã hội là sống
trong vẻ đẹp của lễ. Nhờ đó mà có tình yêu thương chan hòa, sự gắn kết con người không ngừng vun
đắp, bản thân biết khắc chế để sống hòa hợp với mọi người, cách ứng xử này đúng tinh thần “khắc kỉ
phục lễ”.
Giữ “lễ” con người khắc chế lòng dục. Dục vọng luôn thôi thúc con người tìm cách thỏa mãn
nó. Chiều theo dụng vọng, con người sẽ đến bên bờ của hư hỏng. Khắc chế dục vọng là con người đi
vào cuộc chiến thường xuyên, trường kì với bàn thân. Trong cuộc chiến này, nỗ lực của con người sẽ
đưa chính họ đi trên con đường của lễ và tâm hồn sẽ thư thái, thảnh thơi. “Lễ” không những đủ sức
khắc chế dục vọng mà còn hướng dục vọng vào con đường cao thượng. Như vậy, lễ và luật pháp đều
nhằm ngăn chặn con người phạm điều xấu, tránh sự hư hỏng. Con người dùng luật pháp để ngăn chặn
và trừng trị người phạm tội, trong khi có lễ có vẻ đẹp và chiều sâu lí tưởng của sự giáo hóa. Đó chính
là tính ưu việt của lễ. Hữu Tử, một đồ đệ của Khổng Tử nói: "Lễ chi dụng, hòa vi quý. Tiên vương chi
đạo, tư vi mỹ; tiểu đại do chi. Hữu sở bất hành. Tri hòa nhi hòa, bất dĩ lễ tiết chi, diệc bất khả hành
dã". (Luận Ngữ, 1: 12 (Học Nhi). Chu Hi chú giải. Việt ngữ: "Công năng của lễ cốt ở thực dụng tạo ra
hòa hợp là điểm quý nhất. Chính vì vậy mà các bậc tiên vương đã coi việc áp dụng lễ như là một sự
cao quý, và giải quyết mọi việc lớn bé theo nghi lễ quy định. Nếu chỉ có tinh thần hòa hợp mà không
có lễ thì khó mà thành công được). Mặt khác, lễ cũng có công năng giúp con người biết tiết dục: "Lễ
dã, nhân nhân chi tình nhi vi chi tiết văn, dĩ vi dân phòng giả dã. (Tạm dịch: Từ tình cảm của con
người, lễ khiến ta tiết độ, và như vậy, giúp người dân biết phòng ngừa).

Điểm quan trọng khác, “lễ” còn có vai trò lớn để quốc gia ổn định. Tuân Tử coi công năng của
lễ như thể là quy tắc để ban phát bổng lộc, quyền lợi, cũng như trách nhiệm: "Người có đức, thì lẽ
5


đương nhiên phải có một địa vị tương xứng. Và có địa vị, thì lẽ dĩ nhiên phải có bổng lộc xứng hợp.
Mà bổng lộc thì phải tương xứng với cái công làm ra Lễ đối với việc quốc gia như quả cân và cán cân
đối với sự nặng nhẹ, như dây và mực đối với đường thẳng và đường cong. Cho nên người mà không
có lễ thì không sinh, việc mà không có lễ thì không nên, quốc gia mà không có lễ thì không yên. (“Lễ
chi ư chính quốc gia dã, như quyền hành chi ư khinh trọng dã, như thằng mặc chi ư khúc trực dã. Có
nhân vô lễ bất sinh, sự vô lễ bất thành, quốc gia vô lễ bất ninh” (Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, 2013,
Q Hạ, tr.563).
Bàn đôi nét về “lễ” không thể không nói đến chữ “nghĩa”. Hơn nữa, Nho giáo của Trung Quốc
du nhập vào Việt Nam đã trở thành “Nho giáo Việt Nam” và chữ “nghĩa” có vị trí quan trọng đặc biệt.
Giáo sư Lương Duy Thứ cũng tán thành ý này và góp thêm suy nghĩ về phạm trù chữ “nghĩa”. Ông
viết:
Có thể chấp nhận quan điểm của giáo sư Nhật Bản Tsuboi Yoshiharu mà cũng là quan điểm
của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam rằng Nho giáo Việt Nam lấy chữ Nghĩa làm đầu (trong
lúc đó Nho giáo Trung Quốc lấy chữ Trung làm đầu, Nho giáo Hàn Quốc lấy chữ Thuần làm
đầu. Tôi không hiểu Nho giáo ở Nhật Bản, ở Hàn Quốc nhưng tôi bày tỏ lòng kính trọng đối
với giáo sư Tsuboi Yoshiharu vì ông đã thông cảm với người Việt Nam trong hoàn cảnh khác
người Nhật, người Hàn là luôn luôn bị phương Bắc đe doạ và Nho giáo đến với dân tộc chúng
tôi như một lý thuyết của thể chế cai trị và người Việt Nam đã khôn khéo tiếp biến nó để
chống lại sự xâm lược, tăng thêm nội lực của nền văn hoá dân tộc. Chính vì được sản sinh
trong hoàn cảnh như vậy cho nên người Việt Nam đề cao chữ “nghĩa”, là một phạm trù đạo
đức của Nho giáo và cả của Mặc gia trong đó nhấn mạnh sự đoàn kết tương thân tương ái và
còn nhấn mạnh cả kỷ cương trong quan hệ giữa cộng đồng và cá nhân. Chữ nghĩa gồm phần
trên là chữ “Dương” với thuộc tính cộng đồng, phần dưới là chữ “Ngã” với thuộc tính cá thể.
Như vậy “nghĩa” là một phạm trù đạo đức xác định sự gắn kết giữa người với người trong yêu
cầu đặt lợi ích cá nhân dưới lợi ích cộng đồng.

(Nhiều tác giả, 1990, tr.355)
Các triết gia Trung Quốc như Khổng Tử, Mạnh Tử…đều có đề cập đến phạm trù “nghĩa”.
Khổng Tử coi “nghĩa” gần với “nhân”, “nghĩa” gắn liền với “nhân”. Nếu như “nhân” là yêu người
muốn yêu người thì phải hiểu người. Nội dung của “nghĩa” nhấn mạnh ở việc cư xử cho thích hợp
(với người). Như vậy phải hiểu người để yêu người như là điều kiện bắt buộc. Mạnh Tử, người kế tục
tư tưởng của Khổng Tử về nhân, nghĩa để hướng đến thực hiện công bằng. Mối quan hệ nhân nghĩa
đối với Mạnh Tử, đó là sự hòa quyện thâm sâu từ bên trong nhưng hướng ra bên ngoài, biểu lộ cụ thể
để thực hiện “nghĩa”. Trong chương Cáo Tử, ông nói:
“Có tước của trời, có tước của người. Nhân, nghĩa, trung, tín, vui làm điều thiện mà không
thấy mệt, đó là tước của trời. Công khanh, đại phu, đó là tước của người. Người đời xưa sửa tước của
trời (tức là sửa đức hạnh) mà tước của người tự nhiên tới; người đời nay sửa cái tước của trời để cầu
cái tước của người rồi lại bỏ cái tước của trời đi, mê muội đến thế là cùng, thế nào rồi cũng mất mà
thôi”.
Như vậy, thực hiện nhân, nghĩa, trung tín là tác động đến Thiên mệnh, phù hợp Thiên mệnh
tạo ra những chuyển biến tích cực tạo sự hòa điệu giữa bộ máy đất trời. Mạnh Tử cũng khẳng định
6


nhân, nghĩa được biểu lộ bằng đức độ và định hướng, điều khiển việc làm. Có lần ông thẳng thắn
mắng những kẻ tước cao mà đức thấp: Kẻ kia cậy ở sự giàu có của nó, ta đây cậy ở cái nhân của ta; kẻ
kia cậy ở cái tước của nó, ta đây cậy ở cái nghĩa của ta; ta có điều gì thua kém đâu: “Bỉ dĩ kì phú, ngã
dĩ ngô nhân; bỉ dĩ kì tước, ngã dĩ ngô nghĩa; ngô hà khiểm hồ tai?” (Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê,
tr.582-583).
Nếu như Mặc Tử muốn duy trì một trật tự xã hội đã đề xuất qui tắc “thiên hạ có ba bậc đáng
tôn”: tước, tuổi và đức. Ở triều đình không gì đáng tôn bằng tước. Ở hương đảng không gì đáng tôn
bằng tuổi. Giúp đời mà trị dân không gì đáng tôn bằng đức. Mạnh Tử không cho như vậy là đúng, ông
quan niệm đức phải đặc biệt được coi trong để duy trì xã hội. Khi một môn đệ là Đào Ứng hỏi:
Vua Thuấn làm thiên tử, ông Cao Dao coi về hình phạt, nếu ông Cổ Tẩu là cha vua Thuấn giết
người thì xử cách nào?
Mạnh Tử đáp:

Cứ theo phép mà thi hành chứ có gì đâu! Vậy vua Thuấn không cấm ư?
Vua Thuấn cấm làm sao được? Phép truyền thụ từ đời nọ sang đời kia là phép công mà.
Như vậy, dường như trên hai ngàn năm trước để thực hiện nghĩa tạo lập xã hội công bằng,
Mạnh Tử muốn đề nghị chủ nghĩa “tam quyền phân lập”, chủ nghĩa bình đẳng trước pháp luật và tinh
thần lập hiến trong chính thể quân chủ. Đó là một tư tưởng mới, tiến bộ.
Trong Hình nhi hạ, con người phải hiểu rõ tam cương, bao gồm:
Tam cương: ba giềng mối kết hợp các cá nhân để tạo nên một xã hội có trật tự. Đó là:
Quân thần cƣơng (đạo vua tôi): vua phải xứng đáng làm giềng mối để muôn dân nương tựa.
Dân chúng phải tuyệt đối trung thành với nhà vua.
Phụ tử cƣơng (đạo cha con): cha phải hết lòng yêu thương con cái, là chỗ dựa vững chắc,
xứng đáng để con cái nương tựa. Con cái phải yêu kính, hiếu thảo với cha mẹ.
Phu thê cƣơng (đạo vợ chồng): người chồng phải yêu thương, bao dung, chở che, nâng đỡ
người vợ. Vợ có bổn phận thủy chung, yêu thương, chăm sóc chồng.
Ngũ luân: đó là năm cách ăn ở cho hợp với nhân luân, thực hiện đạo làm người, gồm:
Đạo vua - tôi: vua hiền, tôi trung.
Đạo cha - con: cha từ, con hiếu.
Đạo vợ chồng: chồng xướng, vợ tùy.
Tình nghĩa anh em: anh nhường, em kính.

7


Tình bằng hữu: tin tưởng, giúp đỡ lẫn nhau.
Ngũ thƣờng: năm đức tính thiết yếu mỗi cá nhân phải trau giồi và thực hiện tốt trong cuộc
sống, gồm:
Nhân: là lòng thương người, thương mình; thái độ khoan dung, độ lượng trong cư xử giữa con
người với con người. Sống với đức nhân là con người sống trong vẻ đẹp của đạo.
Nghĩa: cách cư xử đúng phép với mọi người trong mọi hoàn cảnh; làm việc nghĩa là gắn với
thi ân nên thường kèm theo sự tri ân. Do vậy, trong thi ân, con người cần suy nghĩ, cân nhắc biết chọn
chữ nghĩa làm đầu.

Lễ: là sự cúng tế, tôn kính trời, tôn kính thần. Lễ còn là nghi thức con người cần giữ trong giao
tế với người khác.
Trí: là dùng sự hiểu biết, kinh nghiệm sống để xét người, xét hiện tượng, sự vật để có cách
hành xử khôn ngoan, hiệu quả.
Tín: là sự thành thật với mình, với người để xây dựng lòng tin với người khác.
Tam tòng: ba điều phải theo
Tại gia tòng phụ: khi ở nhà, người con gái chịu sự dạy dỗ và phụng dưỡng cha mẹ.
Xuất giá tòng phu: khi lấy chồng, người phụ nữ phải theo chồng, phải làm tròn nhiệm vụ của
người vợ.
Phu tử tòng tử: khi chồng chết, người phụ nữ phải thủ tiết nuôi con để giữ gìn phẩm hạnh cho
mình và cho con.
Tứ đức: bốn đức tính người phụ nữ cần học ở nhà để chuẩn bị đi lấy chồng.
Công: khéo léo trong công việc nội trợ
Dung: vẻ mặt hiền hậu, dịu dàng
Ngôn: nói năng nhỏ nhẹ, nghiêm trang
Hạnh: tính tình thuần hậu, kín đáo.
Trên là sự khái quát những điểm chính của Nho giáo. Nho giáo Trung Quốc truyền vào Việt
Nam từ đầu công nguyên trải qua các triều đại Lý, Trần càng ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc. Nhưng
thế kỷ XV về sau, vào các triều Hậu Lê và Nguyễn mới hình thành một đội ngũ đông đảo các văn
nhân học sĩ giải thích, bàn luận về Nho giáo. Có thể thấy khuynh hướng chung là có cội nguồn Tống
Nho nhưng cũng có cả Hán Nho, Đường Nho. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý: đời Hán có số
lượng nhà nho nhiều nhất và có khuynh hướng trọng sử, đề cao kinh Xuân Thu. Đổng Trọng Thư là

8


người luận giải Xuân Thu kỹ càng nhất. Ngoài ra còn có Tư Mã Thiên, Lưu Hướng, Lưu Hâm, Dương
Hùng, Vương Sung… Vào thời Lê, các học giả Ngô Thì Du, Phạm Đình Hổ, Phan Huy Chú, Cao Bát
Quát và sau đó Lý Văn Phức, Nguyễn Văn Siêu đều có xu hướng trọng Hán Nho, đề cao Xuân Thu
học tập Sử Ký. Mặt khác, nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc, tác giả Giản Chi và Nguyễn Hiến

Lê ghi nhận:
“Tới thời Hán Vũ Đế (140-87), nhờ một danh nho là Đổng Trọng Thư ảnh hưởng Khổng học
càng mạnh. Vũ Đế nghe lời Đổng đặt ra nhà Đại học, nhưng vẫn không tin dùng hẳn Đổng. Từ
lúc đó, nhà Hán nửa dùng hình pháp của Thương Ưởng, Hàn Phi nửa dùng nhân chính của
Khổng - Mạnh. Chúng ta cần nhớ điều đó, vì từ trước người ta thường tin lầm rằng từ Hán cho
tới Thanh, Trung Hoa chỉ dùng chính sách chính trị của Khổng Tử”.
(Giản Chi & Nguyễn Hiến Lê, 2013, tr.537).
Thực ra ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống tư tưởng chính trị Trung Quốc rất lớn. Nhưng
sau Khổng Tử, tư tưởng của Lão Tử, Mặc Tử cũng đã đưa ra những giải pháp khác thảo luận, tranh
biện, phản bác với Khổng Tử, đề xuất đường lối chính trị riêng của mình. Lão Tử với chính sách “vô
vi”, “bất thượng hiền”, “thực phú”…Triết học của Mặc Tử đậm màu sắc chính trị thể hiện qua các
thiên: “Thiên chi”, “Kiêm ái”, “Thượng quỷ”, “Phi mệnh”, Tiết táng”, “Phi nhạc”, “Quí nghĩa”,
“Thượng hiền”, …nhất là chương “Thượng đồng” bàn nhiều về chính trị. Tựu trung lại đường lối trị
nước, trị dân của Khổng, Lão, Mặc và Thương Ưởng khác biệt ở chỗ cai trị bằng “vương đạo” hay
“bá đạo”. Vương đạo là dùng đức trị. Bá đạo là dùng lực trị “dĩ lực phục nhơn giả bá, dĩ đức phục
nhơn giả vương” (Mạnh Tử, Công Tôn Sửu). Giáo sư triết gia Kim Định (1914-1997) trả lời câu hỏi:
quyền bính thuộc về ai? Người có tài đức hay võ lực? Hoặc dòng tộc đã dựa vào năm nguyên tắc để
phân định, đánh giá. (Kim Định, Vương đạo hay bá đạo, Triết Việt- Tư tưởng VN, http:// new
viettart).
Về nguyên tắc Thƣợng hiền:
Chủ trương chọn người hiền đức lo việc quân quốc là cách hành xử theo vương đạo. trong
thiên “Thượng hiền”, Mặc Tử quan niệm: “Thượng hiền sự năng vi chính” (tôn trọng người có đức,
dùng người có tài năng làm chính sách là họ Mặc tỏ ra đồng tình với Khổng ở phương diện này.
Nhưng Lão Tử quan niệm khác hẳn. Trong chương 3 của Đạo đức kinh, Lão Tử viết: “Bất thượng
hiền, sử dân bất tranh; Bất quí nan đắc chi hoá, sử dân bất vi đạo. Bất kiến khả dục, Sử dân tâm bất
loạn. Thị dĩ thánh nhân chi trị, Hư kì tâm, Thực kì phúc, Nhược kì chí, Cường kì cốt, Thường sử dân
vô tri vô dục, Sử phù trí giả bất cảm vi dã. Vi vô vi, Tắc vô bất trị” (Nguyên văn chữ Hán:不尚賢,
使民不爭; 不貴難得之貨, 使民不爲盜; 不見可欲, 使 民心不亂. 是以聖人之治, 虛其心, 實其腹; 弱其志,
强其骨. 常使民無知無欲, 使夫智者不敢爲也, 爲無爲, 則無不治).


(Không đề cao bậc hiền tài, khiến cho dân không tranh giành; Không quí của khó đặng, khiến
cho dân không trộm cướp không phô điều ham muốn, khiến cho lòng dân không loạn. Vì vậy cái trị
của thánh nhân, hư lòng, No dạ, yếu chí, mạnh xương, thường khiến cho dân không biết, không ham,
khiến cho kẻ trí không dám dùng đến cái khôn của mình. Làm theo vô vi, ắt không có gì là không trị).

9


Nho giáo bàn sâu về tư tưởng trọng hiền. Mạnh Tử còn nói “lập hiền vô phương” (cắt đặt
người hiền thì không kể đến phương, đến nơi xuất xứ). Mạnh Tử còn viết: “Tam đại chi đắc thiên hạ
giả dĩ nhân, kì thất thiên hạ giả dĩ bất nhân (三代 之 得 天 下 也 以 仁 , 其 失 天 下 也 以 不 仁, ba đời
vua trước được thiên hạ vì có đức nhân, mà mất thiên hạ vì không có đức nhân. Những vị vua nhân
đức là: nhà Hạ với vua Vũ, nhà Thương với vua Thành Thang, nhà Chu với Châu Công. Những vị vua
thất nhân mất nước là: vua Kiệt, vua Văn Võ, và vua U, Lệ).
Song song tư tưởng trọng hiền, Khổng Tử còn đề cao sự quan trọng của chức quan đại thần.
Có người đặt vấn đề: Tại sao Vệ Linh Công vô đạo mà nước còn? Ông trả lời: Tại Linh Công biết
giao cho quan đại thần cai trị. Cụ thể Trọng Thúc Ngữ giữ ngoại giao. Chúc Đà giữ nội vụ. Vương
Tôn Giả giữ bộ binh…vì thế mà nước còn. Đó là tư tưởng quan cai trị, vua kiểm soát. Tính chất quan
trọng trong việc bảo tồn, chấn hưng dân nước đặt nơi quan không đặt nơi vua. Do vậy, quan phải
trung với đạo chứ không phải trung với cá nhân vua. Sách Luận ngữ ghi rõ: “Dĩ đạo sự quân, bất khả
tắc chỉ” (以道 事 君, 不 可 則止 , L.N,XI. 23). Chủ trương này của Khổng được Mạnh Tử thể hiện mạnh
mẽ trong nhận định: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Hoặc Tuân Tử cũng thẳng thắn: “Tru
bạo quốc chi quân nhược tru độc phu” (giết ông vua tàn bạo một nước cũng giống như giết một kẻ
độc phu).
Về nguyên tắc Giáo chi:
Khổng Tử có quan điểm mới mẻ, tiến bộ về giáo dục. Ông khẳng định mọi người phải được
học tập. Đối với xã hội phong kiến đương thời, quan điểm này tạo một dư chấn mạnh nhằm xóa bỏ
thực tế bất công, phi lí: giai cấp quyền quý độc quyền trong học tập. Câu nói xuất sắc thể hiện quan
điểm độc đáo của Khổng Tử về giáo dục: “Hữu giáo vô loài” (有教 無 類, LN, XV.38). Câu nói khẳng
định trong việc giáo hóa không phân biệt giai cấp sang quý hoặc hèn hạ. Nhận thức và đề xuất của

Khổng Tử không chỉ đáng ghi nhận, biểu dương ở Trung Quốc đương thời mà đặt nó trong bối cảnh
thế giới vẫn không thể không ngợi ca sự tiến bộ vượt bậc về tính cấp thiết toàn dân phải được học tập.
Ở phương Tây cũng phải tới năm 1850, giáo dục mới mở cửa cho toàn dân. Trái với tư tưởng của
Khổng Tử, Lão Tử lại cho rằng dân không cần học, vì dân khó cai trị là do nó học biết “dân chi nan
trị, dĩ kì trí dã”. (Đạo Đức Kinh, chương 65, nguyên văn: 古之善爲道者, 非以明民, 將以愚之.
民之難治, 以其智多. 故以智治國, 國之賊, 不以智治國, 國之福. 知此兩者, 亦稽式. 常知稽式, 是謂玄徳.
玄徳深矣, 遠矣, 與物反矣! 然後乃至大順. (Cổ chi thiện vi Đạo giả, phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi.

Dân chi nan trị dĩ kì trí đa. Cố dĩ trí trị quốc, quốc chi tặc; bât dĩ trí trị quốc, quốc chi phúc. Trì thử
lưỡng giả diệc kê thức. Thường tri kê thức thị vị huyền đức. Huyền đức thâm hĩ, viễn hĩ; dữ vật phản
hĩ, nhiên hậu nãi chí đại thuận).
Về nguyên tắc Phú chi:
Khổng Tử quan niệm chính quyền phải chăm lo cho dân. Dân cần phải giàu lên: “Bá tánh bất
túc quân thục dữ túc” (百姓 不 足 , 君 孰 與 足 (L.N.XII.9). Bá tánh không đủ ăn thì vua đủ ăn với ai?
Mạnh Tử luôn đau đáu nỗi lo làm sao cho dân giàu? Tuy nhiên, điểm này Pháp gia có quan niệm trái
ngược. Họ chủ trương làm cho chúa giàu và dân yếu để dễ bề cai trị.
Về nguyên tắc Lễ trị:

10


Khổng Tử đặt lễ ở góc độ đạo đức trong chủ trương coi trọng con người và không phân biệt
quý tiện. Giữ lễ là thể hiện đức của người quân tử: “Quân tử vô chúng quả, vô tiểu đại” (君子 無 眾 寡,
無 小 大, Người quân tử không phân biệt ít hay đông, lớn hay nhỏ, ở đâu cũng phải cư xử cung kính,

trung tín. LN, XX, 20). Một cách tổng quát, cách xử sự của người quân tử phải tuân thủ: "Cư xử cung,
chấp sự kính. Dữ nhân trung. Tuy chi Di Địch, bất khả khí dã, 居處 恭, 執事 敬, 與人 忠, 雖之 夷 狄, 不
可 棄也 " (L.N XIII 19). Người quân tử cư xử phải tự trọng, khi thi hành việc (với người khác) phải

kính tôn. Đối với tha nhân phải trung tín. Dầu có sang miền Di, Địch (mường rợ) cũng không thể bỏ

được những nguyên tắc đó. (Không được phân biệt Kinh với Thượng trong lối cư xử. Ở đâu cũng là
người cả).
Về nguyên tắc chữ Tín:
Trong sách Luận ngữ, Tử Cống hỏi Khổng Tử về việc chính trị nên như thế nào? Khổng Tử
dạy: “Túc thực, túc binh, dân tín chi hỹ” (đủ ăn, đủ binh, dân tin mình vậy). Nhược bằng trong ba điều
ấy, bất đắc dĩ phải bỏ một điều, nên bỏ điều nào?- Bỏ việc binh.
Còn hai điều nữa mà bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều nữa thì nên bỏ điều nào trước?- Bỏ ăn. Vì
bỏ ăn thì chết, nhưng xưa nay người ta vẫn chết, chứ dân mà không tin thì không sao đứng được”
(Nguyễn Khắc Viện, 2000, tr.67). (L.N, XII,7). Theo Khổng Tử, lễ trị là lối cai trị coi trọng người
dân, vì dân là người cộng tác với chính quyền. Con người cộng tác với nhau chữ tín phải được tôn
trọng, đề cao. Người trên càng phải ý thức và tuyệt đối giữ chữ tín để có được sự cộng tác nhiệt tình
của mọi người: “Thượng háo Tín tắc dân mạc cảm bất dụng tình” (上好 信 則 民 莫 敢 不 用 情, L.N,
XIII).

Nhìn tổng quát vấn đề và như đã nói, đạo Nho vào Việt Nam đã có những biến đổi thành một
“Nho giáo Việt Nam”. Giáo sư Trần Nghĩa đã có bài phân tích kĩ về “Quá trình hội nhập Nho – Phật –
Lão hay sự hình thành tư tưởng Tam giáo Đồng nguyên ở Việt Nam”. (Trần Nghĩa:
).
Bài viết đánh giá tổng quát tư tưởng Nho, Phật Lão hội nhập Việt Nam trong 20 thế kỉ (TK I
đến hết TK XIX). Quá trình đó điễn ra như sau:
Nho giáo truyền vào Việt Nam từ đầu thế kỷ I. Đến thế kỷ II, ngoài Nho giáo, Việt Nam còn
có Phật giáo. Sang thế kỷ III, Lão giáo cũng đến Việt Nam. Tuy nhiên, ba thế kỷ đầu, sự hội nhập của
Nho, Phật, Lão vào Việt Nam nhưng ở thế “tam giáo đỉnh lập” (Nho, Phật, Lão tồn tại ở cái thế chân
vạc; tồn tại độc lập, phân lập và có công kích nhau nhằm khẳng định tôn giáo của mình).
Đến thời nhà Đinh (bắt đầu từ năm 968 sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp yên loạn 12 sứ quân) đã
có vụ án phạm nhân bị kết tội “không trung hiếu thờ cha và trưởng huynh, lại có ác tâm. Như vậy,
phạm nhân bị kết tội và hành hình dựa trên lập trường của Nho và Phật.
Đến triều Tiền Lê, nhà sư Pháp Thuận (915-990) trả lời vua Lê Đại Hành về phương cách giữ
ngôi báu bằng bài kệ Quốc Tộ. Nội dung bài kệ nhấn mạnh: muốn xây dựng cuộc thái bình thì người
người ở chốn cung điện phải giữ thái độ vô vi, tức “vô vi nhi vô bất vi” (không làm gì mà không gì

không làm – tức là làm tất cả trừ những việc trái đạo). Như vậy, từ đời Đinh, Tiền Lê đã có những dấu
chỉ cho thấy Nho, Phật, Lão đã có sự dung hợp. Có nhiều cách người ta diễn tả thực tại này: Tam giáo
dung hợp, tam giáo hỗn dung, tam giáo nhất gia…
Sang đời Lý, đời Trần, đời Lê sơ…tùy thuộc tình hình xã hội và nhận thức của giai cấp thống
trị mà vị thế của tôn giáo được đề cao. Đời Lý tư tưởng của Phật Giáo, Lão giáo đặc biệt được chú

11


trọng. Chẳng hạn thuyết “chân như diệu tính” được quan niệm như là bản thể của vũ trụ. Hoặc từ đời
Lê Sơ, do nhu cầu xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, Nho giáo được triều
đình trọng dụng. Nhưng Nho giáo Việt Nam ở thời điểm này có đặc điểm của Tống Nho. Nếu như đời
Hán (Hán Nho), Sách Đại học và Trung dung được gộp vào Lễ ký, Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng
quốc giáo và Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong
suốt hai ngàn năm thì đến đời Tống, Đại học và Trung dung được tách ra khỏi Lễ ký và cùng với
Luận ngữ và Mạnh Tử tạo thành Tứ thư. Tứ thư và Ngũ kinh là sách gối đầu giường của nhà nho.
Thời Tống nho có những tên tuổi lớn như: Chu Hy, Trình Hạo, Trình Di. Phương Tây gọi Tống Nho
là Tân Khổng giáo. Điểm khác biệt của Tống Nho với Nho giáo trước đó là việc bổ sung các yếu tố
“tâm linh” (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố “siêu hình” (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo
quan lại cai trị.
Nhận xét tổng quát về ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời sống tư tưởng con người Việt
Nam, có thể thấy:
Nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu Nho giáo Trung Hoa, nho sĩ Việt Nam hiểu sâu sắc triết lý về vũ
trụ thể hiện trong hình nhi thượng và triết lý về nhân sinh thể hiện trong hình nhi hạ, từ đó có thể vận
dụng những tinh túy của nho giáo vào chính sự cũng như trong sinh hoạt cuộc sống thường ngày
trong gia đình và ngoài xã hội.
Nho giáo Trung Quốc giao thoa với văn hóa Việt Nam – nền văn hóa trọng nghĩa tình đã biến
Nho giáo Trung Hoa vốn đặt chữ Trung làm tâm điểm thành Nho giáo Việt Nam coi chữ Nghĩa là cứu
cánh.
Tư tưởng Nho giáo Việt Nam chủ yếu là Tống nho, sắc màu đã có sự dung hợp giữa Nho Phật - Đạo giáo; đồng thời Tống nho lại chịu ảnh hưởng bởi đời sống văn hóa Việt Nam nhất là lòng

ân tình nhân nghĩa sâu nặng của con người Việt Nam.
Vì vậy, nghiên cứu văn chính luận trung đại Việt Nam dễ dàng nhận thấy các nhà ngoại giao
như Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm đã vận dụng Nho giáo để chống xâm lược. Song đồng thời cũng
phải khẳng định phần đóng góp, sáng tạo lớn lao của các nhà nho- nhà ngoại giao đã có ý nghĩa sâu
sắc trong đời sống tư tưởng của nho sĩ Việt Nam.
2.1.2 Nội chiến và chiến tranh chống ngoại xâm, văn chính luận thể hiện tính ƣu việt trong
truyền bá tƣ tƣởng, tập hợp quần chúng, công kích đối phƣơng
Đối với Trung Quốc, trong văn chương có truyền thống quan niệm văn bắt nguồn từ tồn tại
khách quan. Đó chính là “Nguyên đạo”.
Bàn về “Nguyên đạo”, nên bắt đầu từ Khổng Tử. Trong Luận ngữ, ta thấy Khổng Tử đề cập
nhiều lần về Đạo, nhưng với lối giải thích hơi khác. Đạo không huyền bí. Đó là con Đường mà con
người cần tuân theo, chính đạo đem đến hạnh phúc cho nhân loại. Nếu Lễ là những qui định đạo đức
và nghi lễ, thì Đạo bao gồm cả những qui tắc về đạo đức của từng cá nhân và khuôn mẫu chính trị,
những khuôn mẫu này sẽ tạo được phúc lợi cũng như sự tự hiện thực hoá bản thân cho từng cá nhân.
Khổng Tử nói “Sáng mà nghe Đạo, chiều chết cũng cam”. Một khi con người biết Đạo rồi, tức
ta tự biết cái ngôi vị cao nhất của kiếp người. Và giác ngộ - biết Đạo và nhập Đạo, đó là quá đủ, nếu
có chết cũng cam lòng.
Nhưng Đạo (theo Khổng Tử) khác hẳn Đạo có tính huyền bí theo quan niệm của Đạo giáo về
sau. Ông nói: “Chỉ con người mới có thể phát huy cho Đạo được lớn mạnh sáng rỡ; chứ ngược lại
thì không”. Mười ba thế kỷ sau khi Khổng Tử mất, vị đại nho Hàn Dũ (đời Đường) đã phân biệt rất

12


kỹ sự khác biệt giữa Đạo của Khổng Tử và Đạo theo quan điểm Đạo giáo về sau. Trong bài “Nguyên
Đạo” (bàn về nguồn gốc của Đạo), Hàn Dũ viết: “Bác Ái (yêu khắp mọi người) gọi là Nhân thi hành
ra cho đúng thì gọi là Nghĩa, theo đó mà làm thì gọi là Đạo. Lòng mình đầy đủ không trông đợi bên
ngoài thì gọi là Đức”. Điều mà Lão Tử gọi là Đạo khác với cái Đạo Khổng Tử nói, điều mà ông gọi
là Đức thì khác với cái Đức các nhà nho gọi. Đạo Đức theo Lão Tử là loại bỏ Nhân Nghĩa.
Theo Hàn Dũ, cái Đạo lý tưởng ấy đã truyền thừa từ Nghiêu, Thuấn mãi đến Chu Công và rồi

đến Khổng Tử, Mạnh Tử. Đạo ấy không phải là cái Đạo bất biến và cố định, mà là cái Đạo uyển
chuyển thay đổi theo cá nhân và hoàn cảnh.
Khổng Tử xem Đạo là uyển chuyển như vậy nên ông không buộc môn đệ phải trung thành mù
quáng với vua chúa. Một vị đại thần là phụng sự vua, nhưng việc phụng sự này xuất phát từ Đạo, chứ
không phải vì bản thân nhà vua. Nếu vị đại thần không thể khuyên bảo vua theo Đạo lý, thì vị ấy nên
từ quan: “Người được gọi là đại thần thì lấy Đạo mà phụng sự vua. Nếu không được như vậy, thì hãy
rút lui từ quan”.
Tìm hiểu thêm về “Nguyên đạo”, Nguyễn Phúc Anh có bài viết “Thông diễn mới về thiên
nguyên đạo” trong Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp. (Bài đã đăng kỉ yếu Hội thảo “Nghiên cứu và
đào tạo khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam: Thành tựu và kinh nghiệm”, Trường Đại học khoa học
xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 11 năm 2010).
Trước hết, tác giả luận về khái niệm “nguyên” và “nguyên đạo” của Lưu Hiệp. Hai chữ
“Nguyên đạo”xuất hiện đầu tiên trong sách Hoài Nam Tử 淮南子 (còn gọi là Hoài Nam Hồng Liệt
淮南鴻烈) do Hoài Nam vương Lưu An 淮南王劉安, người Đông Hán 東漢, và các môn khách của
ông đứng ra biên soạn. Ở đầu sách có một thiên tên là Nguyên Đạo huấn 原道訓 trình bày những ý
tưởng của tác giả về Đạo. Cao Dụ 高誘 chú thích cho hai chữ này: Chữ “nguyên” (原) trong “nguyên
đạo” được sử dụng như chữ bản (本) nghĩa là gốc vậy. Lấy gốc ở Đạo, bắt rễ ở Chân, ôm gọn cả thiên
địa để xét khắp vạn vật cho nên mới gọi là “nguyên đạo”, nhân đó mới lấy hai chữ “nguyên đạo” để
đặt tên cho thiên “Nguyên đạo huấn” ”. Nội dung tư tưởng trong Nguyên đạo rất hàm súc: “Đạo cao
đến mức không thể nào vươn đến được chiều cao của nó, nó sâu đến mức người ta không có cách nào
lường được độ sâu của nó. Đạo ôm gọn trong mình nó cả trời và đất, vạn vật đều được sự vô hình của
nó phú bẩm cho một hình hài. Những nguồn nước chảy trên mặt đất, những dòng suối vọt ra từ các
khe, ban đầu tất cả đều rỗng không, sau rồi mới dần dần đầy lên, ào ạt, gấp gáp, tuôn chảy không
ngừng. Cho nên đạo có thể lấp đầy khoảng giữa trời và đất, có thể đổ đầy bốn bể, lan xa đến tận cõi
vô cùng mà siêu việt thời gian không hề biết thế nào là sớm là muộn”.
Tuy nhiên, vấn đề cần được quan tâm hơn đó là việc diễn dịch tổng thể về “Nguyên đạo”. Trong Văn
tâm điêu long Lưu Hiệp viết: “Tầm quan trọng Đức của văn thực là to lớn vậy. Văn cũng ra dời một
lần với trời đất. Tại sao lại nói như vậy? Từ khi trời (cái thắm sắc xanh), đất (cái thắm sắc vàng) từ
chỗ còn hỗn độn đã tách ra làm cái thế vuông (đất) và cái thế tròn (trời), thì đã xuất hiện hai viên ngọc
là mặt trời và mặt trăng, nhằm nêu lên cái vẻ xán lạn của trời, cùng cái cảnh gấm vóc của núi sông để

phơi bày cảnh tượng uy nghi của đất. Những cái này đều là cái Văn của tự nhiên- tức là Đạo”. (Lưu
Hiệp, 1999, tr. 125). Như vậy, Đức phát lộ từ văn thật lớn lao thay. Mặt khác, trong muôn loài chỉ có
con người mới có thể can dự vào sự hóa dục của đất trời; cũng chỉ có con người được hun đúc từ cái
tính linh diệu của vũ trụ. Vì vậy, con người được sánh ngang cùng trời đất trở thành một “tiểu vũ trụ”
và chung ngự cùng một hệ thống” Thiên - Địa - Nhân. Từ cái lí tự nhiên đó, con người được tạo nên

13


từ cái khí thiêng của trời đất; cái khí thiêng ấy điều khiển các yếu tố ngũ hành hợp lại và con người
hiện hữu. (Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật
(道生一,一生二,二生三,三生萬物; Đạo đức kinh, chương 42). Và con người cũng được sinh ra từ

thiên lí ấy nên con người đã mang cái Tâm của trời đất. (Dịch viết: Vô cực mà là Thái cực. Thái cực
động thì sinh dương; tĩnh thì sinh âm; tĩnh cực lại động, một động một tĩnh, cùng làm căn bản cho
nhau. Rồi khi đã phân chia ra âm, dương thì Lưỡng nghi thành lập. Và đến lúc dương biến, âm lập thì
thủy, hỏa, mọc, kim, thổ sinh ra…ngũ hành sinh hóa đều có tính duy nhất. Cái chân không của vô
cực, cái tinh chất của âm dương và ngũ hành tất cả phối hợp một cách kì diệu và kết tụ lại với nhau.
Thế rồi Đạo Kiến làm thành trai, Đạo Khôn làm thành gái…(Nguyễn Hữu Lương, 1992, tr.34).
Và khi cái Tâm của trời đất hình thành trong ta thì ngôn ngữ được sinh ra, đến khi cái Văn của
con người có một hình thức biểu hiện là một diễn trình tự nhiên.
Nhìn tổng quát nền văn chương cổ Trung Quốc có thể thấy: những câu chuyện về Thần Nông,
Phục Hi được ghi lại trong Tam phần, nhưng năm tháng xa xôi nay đã thất truyền. Văn chương đời
Nghiêu, Thuấn ghi lại sự hưng thịnh của hai triều. Đời Thương, đời Chu văn phát triển cực thịnh. Đặc
biệt thời kỳ này xuất hiện Chu Công là người đa tài đã ghi lại sự nghiệp chói lọi của nhà Chu. Đến
Khổng Tử, ông sửa sang tính tình, tu sức văn chương, giống như tiếng mộc đạc kêu vang, thiên hạ
mọi người hưởng ứng. Ông được ghi nhận là người luôn làm mới mẻ cái đức của đất trời, cảm hóa
muôn dân trong thiên hạ.
Xuyên suốt thời gian lưu giữ, phát triển, các bậc thánh nhân nỗ lực lấy cái văn bảo bọc cái
đức, xem xét thiên văn để hiểu đến cùng cực lí trời, chiêm nghiệm cái thần linh diệu, tích tụ sức mạnh

của nó trong giáo hóa thiên hạ và tác động sự vận hành vũ trụ theo nguyên lí của Dịch: “Cổ thiên hạ
chi động giả tồn hồ từ”. Từ chi sở dĩ năng cổ thiên hạ giả, nãi đạo chi văn dã “易”曰:
鼓天下之動者存乎辭. 辭之所以能鼓天下者, 迺道之文也. Câu văn: “ Cổ thiên hạ chi động giả tồn hồ

từ”, Lưu Hiệp trích dẫn từ trong “Hệ từ thượng” của Chu dịch: “Cực thiên hạ chi trách giả tồn hồ
quái, cổ thiên hạ chi động giả tồn hồ từ 極天下之賾者, 存乎卦; 鼓天下之動者, 存乎辭” nghĩa “cái có
thể cùng cực được đến những nơi bí ẩn nhất của thiên hạ nằm trong các quẻ của Dịch, cái có thể thúc
đẩy sự biến động của toàn thiên hạ nằm trong những lời bình luận cho các quẻ của Dịch. (Nguyễn
Phúc Anh, 2011, Thông diễn mới về nguyên đạo).
Như vậy, Văn chứa Đạo là đạo của vũ trụ, tâm của đất trời nên tích chứa sức mạnh, sự vi diệu.
Chính vì vậy, nên trong văn chương còn lưu giữ bài văn tế sấu của Hàn Dũ, sáng tác năm 830, đại
lược nội dung: bài văn nói về một thế giới hoang dã. Và chúng ta có quyền uy hơn ngươi (chỉ loài
sấu), hãy hiểu như vậy và hãy rời đi, nếu không chúng ta sẽ hủy hoại các ngươi. Ở Việt Nam, năm
1282, thời vua Trần Nhân Tông (1279-1298), trong lúc nền ngoại giao Đại Việt và Mông Cổ có
những đợt “sóng ngầm” (do cuộc chiến năm 1257, quân Mông Cổ bị thua trận phải rút về), nhưng
chúng luôn có dã tâm xâm chiếm Đại Việt…Thời điểm đó, một sự việc xảy ra tại khúc sông Phú
Lương (sông Hồng), một con cá sấu to lớn xuất hiện, phá phách thuyền bè và giết hại dân chài. Vua
Trần Nhân Tông bèn sai ông Nguyễn Thuyên làm bài văn tế bằng chữ Nôm thả xuống sông để đuổi
sấu. Quả nhiên, sấu bỏ đi nơi khác! (Bài văn có những câu: Thánh thần nối dĩ bản triều nay / Dấy từ
Hải Ấp ngôi trời thay / Võ công lừng lẫy bốn phương tịnh / Biễn lặng, sông trong mới có rày. Hùm
thiêng xa dấu dân cày cấy / Nhân vật đều yên đâu ở đấy / Ta vâng đế mạng bảo cho mày / Hãy vào
biển đông mà vùng vẫy– Nguyễn Thuyên).

14


Có lẽ xuất phát từ những quẻ của “Dịch” và “Dịch” với tính chất huyền vi, sâu kín; điểm đặc
biệt của Dịch lại có thể vận dụng những “biến dịch” để giải thích, xây dựng những triết lí nhân sinh.
Do vậy, con người nhận thấy việc nghiên cứu ứng dụng của Dịch dường như vô cùng. Các nhà khoa
học phương Tây cũng từng nghiên cứu Kinh Dịch và khẳng định những đóng góp lớn lao của Dịch.

Xin đề cập đến một số trường hợp:
Người thực hiện sớm nhất có lẽ là Leibniz, triết gia và toán học gia người Đức (1646-1716).
Ông đã quan sát “Bát quái”, nghĩ ra phép nhị phân thay cho phép thập phân bằng cách chỉ dùng hai
con số: 1 làm dương và 0 làm âm để mã vào máy tính điện tử. Hai con số này thành mỗi nhóm 6 số và
gồm 64 nhóm, khi có điện vào đèn bật là 1 và khi điện tắt là 0, cứ như thế để truyền tín hiệu.
C.G.Jung- nhà phân tâm học người gốc Thụy Sĩ đã cùng với S.Freud lập khoa Phân tâm học
(Psychanalyse). Ông cũng là bạn thân của R. Wilhem, người đã dịch Kinh Dịch ra tiếng Đức. Jung
cho là có thể sử dụng Kinh Dịch để tìm hiểu tiềm thức con người.
Lưu Tử Hoa, một nhà bác học người Trung Quốc sống ở Anh cũng đã vận dụng nguyên lí
“Bát quái” từ năm 1930, đã tìm ra quỹ đạo hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt trời.
Hai nhà vật lí học người Mĩ gốc Trung Hoa là Lí Chính Đạo (Tsung Tao Lee) giáo sư Đại học
Princeton và Dương Chấn Ninh (Tchen Ning Ang) giáo sư Đại học Colombia đã tuyên bố nhờ nghiên
cứu Kinh Dịch mà biết rằng trong thế giới điện tử, phía trái và phía phải không như nhau, dương thì 9
mà âm thì 6, có tỉ số là 3/2. Hai ông chứng minh khi hạt nguyên tử nổ thì làm bắn ra những li tử âm và
li tử dương, tia dương bắn xa hơn tia âm theo tỉ lệ 3/2 tạo ra định luật cơ ngẫu. Hai ông đã được giải
Nobel vật lí năm 1957.
Các bác sĩ Tây Âu ngày nay muốn học qua Đông y đều phải thuộc lí thuyết sinh khắc của âm
dương ngũ hành, đặc biệt là khoa châm cứu. Họ đều ngạc nhiên về kinh huyệt có thể châm tê để giải
phẫu một cách không đau cho người bệnh”. (Nguyễn Hữu Lương, (1992), tr.15).
Dịch không chỉ tác động mạnh trong nghiên cứu khoa học và đặc biệt- như đã nói Dịch chi
phối, tác động, dùng để giải thích, xây dựng những triết lí nhân sinh. Nhân tử Nguyễn Văn Thọ và
Huyền Linh Yến Lê đã bàn khá lí thú về vấn đề này trong Kinh Dịch Đại Toàn. ( />Ta biết rằng Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ
Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh 64 Quái.
Kết hợp Thái cực đồ và Bát quái đồ

Để hoàn thiện hình vẽ, có thể đặt Thái cực đồ vào giữa Bát quái đồ, tạo thành một đồ hình trọn vẹn.
(Nguồn: Bát quái đồ - Wekipedia).
Dịch gồm 2 chiều thuận, nghịch. Từ Vô Cực, Thái Cực xuống tới Âm Dương, sinh hóa Vạn
Vật, đó là chiều thuận, chiều từ Thái Cực ra đến 64 quẻ của Phục Hi hoành đồ. Đạo gia gọi thế là


15


giáng bản lƣu mạt. Từ Vạn Vật, trở ngược về Bản thể, hay nói cách khác từ 64 quẻ trở về Tứ
Tượng, Âm Dương, Thái Cực gọi là chiều nghịch. Đạo gia gọi thế là từ ngọn trở về gốc, là tự
mạt phản bản.
Như vậy chiều thuận sẽ sinh nhân, sinh vật, chiều nghịch sẽ sinh Thánh, sinh Thần.
Vẽ ra đồ bản, ta thấy hai chiều thuận nghịch như sau:

Nhìn vào Tiên Thiên Bát Quái ta thấy hai chiều thuận nghịch như sau;
a)- Chiều thuận:

(Chiều thuận: từ Thái Cực tới Vạn Vật, từ khinh thanh (Càn) tới trọng trọc (Khôn)
b)- Chiều nghịch.

(Chiều nghịch, từ Vạn Hữu trở về Thái Cực, từ trọng trọc (Khôn) trở về khinh thanh (Càn), từ khinhthanh trở về Thái Cực) (Nguồn: />
16


Tác giả nghiên cứu, đúc kết và nhận xét bằng đồ bản sau:

Chiều nghịch:
Âm tiêu
Dương trưởng
Vật chất thoái
Tinh thần tiến
Thiên lý thắng
Nhân dục vong
Định luật cứu cánh (Từ
quẻ Phục đến quẻ Kiền

để trở về Trung cung
Thái Cực)

Chiều thuận:
Âm trưởng
Dương tiêu
Vật chất tiến
Tinh thần thoái
Nhân dục thắng
Thiên lý vong
Định luật nhân duyên chi
phối (Từ Trung cung ra
quẻ Cấn đến quẻ Khôn)

Vấn đề sẽ cụ thể hơn khi nghiên cứu Dịch tác động đến nhân sinh. Nghiên cứu quẻ thứ 30
trong số 64, đó là quẻ Ly (離 li: Li vi hỏa), được cắt nghĩa là: sáng sủa, trống trải, trống trơn, tỏa ra,
bám váo, phụ bám, phô trương ra ngoài.
Giải thích rõ hơn:
Ly ở nơi quẻ Đơn, có nghĩa là lửa. Nơi quẻ Kép có nghĩa là dựa nương. Ly là dựa nương. Mà
điểm tựa của con người là sự trung chính.
Ly trong hư, ngoài cương; trong nhu thuận (Âm), ngoài văn minh, sáng láng. Nếu tâm hồn con
người luôn luôn thuận phục luật Trời, luôn luôn dựa nương vào sự công chính, thì sẽ một ngày một trở
nên sáng láng. Nếu xét về căn cơ nội tại thì:
Ly trong có 1 hào Âm, nên chính là Chân Âm, Tượng trưng cho Hồn, cho Tâm (cho lòng
người).
Khảm trong có 1 hào Dương, nên chính là Chân Dương, tượng trưng cho Đạo Tâm, cho Thần
(lòng Trời).

17



(Quẻ Ly đơn, hào giữa là Âm. Tu luyện là biến Ly thành Kiền = thành Trời, tức là phải lấy
hào Dương của quẻ Khảm đơn, mà thay thế vào Hào Âm của quẻ Ly, vì Hào Dương của Khảm tượng
trưng cho Đạo tâm. Phương pháp này gọi là Dĩ Khảm điền Ly.)
Như vậy rõ ràng Dịch chứa cái tâm của đất trời và có tác động sâu rộng, mạnh mẽ đến nhân
sinh. Còn “Văn” chứa Đạo là đạo của vũ trụ, tâm của đất trời nên tích chứa sức mạnh. Quan niệm về
văn ngày xưa đều thể hiện nội dung tư tưởng này.
Đây chính là sự lặp lại của tư tưởng “Văn dĩ tải đạo” từ các nhà Lý học Trung Quốc. Vấn đề
này được bàn đến từ thời Tiên Tần. Trong Kinh Dịch có quan niệm coi chữ viết là do thánh nhân làm
ra, thể hiện “đạo”. Hệ từ hạ chương II – tiết 1 trong kinh Dịch chép:
Vua Phục Hy ngửa xem tượng trời, cúi xem phép tắc dưới đất, xem các văn vẻ của chim
muông cùng những thích nghi của trời đất. Gần thì lấy thân mình, xa thì lấy ở vật, thế rồi mới làm ra
Bát quái để thông suốt cái đức của thần minh và phân loại các tính của vạn vật.
Thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, Lưu Hiệp (465 - 520) trong sách Văn tâm điêu long đã dành
chương “Nguyên đạo” bàn về mối quan hệ này. Tác giả viết: “Đạo nhờ các thánh nhân mà thành văn
chương, ngược lại các thánh nhân dùng văn để làm sáng tỏ đạo. Làm như thế thì ở đâu cũng thông
suốt, không bị bế tắc, ngày nào cũng dùng mà không thấy thiếu”. (Aristote, 1999, tr.125).
Thời Đường- Tống đã dấy lên một cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa văn và đạo: Liễu Khai
cho rằng: “Văn là cái nơm của Đạo”, Thạch Giới cho rằng: “Văn là cái dụng của đạo”, Lý Hán phát
biểu: “Văn là khí cụ để quán triệt đạo” (Văn giả quán đạo chi khí dã) Liễu Tông Nguyên nói: “Văn là
để sáng tỏ đạo” (“Văn dĩ minh đạo”)
Các nhà Lý học đời Tống đã kết lại cuộc tranh luận này bằng quan điểm “Văn là phương tiện
chở đạo” (“Văn sở dĩ tải đạo dã”). Chu Đôn Di viết: Văn là để chở đạo. Bánh xe, càng xe được trang
sức mà không dùng thì chỉ là đồ trang sức phí công, huống chi là chiếc xe không chở gì? Văn từ chỉ là
nghệ thuật thôi, đạo đức mới là thực. Dốc sức vào cái thực rồi dùng nghệ thuật viết ra nó”, khẳng định
“Đạo là gốc rễ của văn. Văn là cành lá của đạo. Gốc rễ của nó là ở đạo, cho nên phát ra từ văn đều là
đạo”. (Theo Đoàn Lê Giang, 2008, TL giảng dạy Cao học).
Về tính ích dụng của văn chương, Vương Sung, đời Hán quan niệm: “Vi thế dụng giả, bách
thiên vô hại; bất vi dụng giả, nhất chương vô bổ” (Có ích dụng cho đời thì văn chương trăm thiên
cũng vô hại; không ích dụng cho đời thì một chương cũng vô ích). (Khâu Chấn Thanh, 1992, tr.9).

Văn chương phải góp phần xây dựng con người và xã hội, chống cái ác, đem lại công bằng, hạnh
phúc cho con người.
Trong nền văn chương cổ Việt Nam, Nguyễn Trãi từng quan niệm về văn chương:
Văn chương chép lấy đôi câu thánh
Sự nghiệp tua gìn phải đạo trung
Trừ độc, trừ gian, trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng
18


×