Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.86 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐƯỜNG LỐI GIAI ĐOẠN 1954-1964.................................2
A. Bối cảnh lịch sử của CMVN sau tháng 7/1954.....................................2
1.Thuận lợi:...............................................................................................2
2. Khó khăn:..............................................................................................2
B. Quá trình hình thành và nội dung, ý nghĩa của đường lối:................4
1. Quá trình hình thành:............................................................................4
2. Nội dung của đường lối:........................................................................8
3. Ý nghĩa của đường lối:........................................................................10

PHẦN 2: ĐƯỜNG LỐI GIAI ĐOẠN 1965-1975...............................11
A. Bối cảnh lịch sử:...................................................................................11
1. Thuận lợi:............................................................................................11
2. Khó khăn:............................................................................................11
B. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối:..................11
1. Quá trình hình thành:..........................................................................11
2. Nội dung đường lối:............................................................................12
3. Ý nghĩa của đường lối:........................................................................13
C. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh
nghiệm:.......................................................................................................13
1. Kết quả:...............................................................................................13
2. Ý nghĩa lịch sử:...................................................................................17

1


Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc
(1954 - 1975)
PHẦN I: ĐƯỜNG LỐI GIAI ĐOẠN 1954-1964
A. Bối cảnh lịch sử của CMVN sau tháng 7/1954
1.Thuận lợi:


a) Tình hình thế giới:
- TG chia làm 2 phe, hệ thống XHCN ngày càng lớn mạnh, đặc
biệt là tiềm lực của Liên Xô.
- Phong trào GPDT tiếp tục phát triển
- Phong trào hòa bình dân chủ ở các nước TB ngày càng dâng cao
b) Tình hình trong nước:
- Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và trở thành hậu phương
vững chắc cho CM miền Nam: Ngày 10-10-1954 tên lính Pháp cuối
cùng đã rút khỏi Hà Nooik và ngày 16-5-1955, toàn bộ quân đội viễn
chinh Pháp đã rút khỏi miền Bắc. Ngay sau khi lập lại hòa bình, nhân
dân miền Bắc đã khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương
chiến tranh va tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của CM dân
tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ lên
XHCN.
- Thế và lực CM đã lớn mạnh sau 9 năm trường kỳ k/c chống
Pháp
- Toàn thể dân tộc đã có ý thức độc lập và thống nhất Tổ quốc.
2. Khó khăn:
a) Tình hình thế giới:
2


- Mỹ có tiềm lực về kinh tế, quân sự hùng hậu
- TG bắt đầu bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh và chạy đua vũ
trang
- Sự bất đồng bắt đầu xuất hiện trong hệ thống XHCN, nhất là
giữa LX và TQ
b) Tình hình trong nước:
- Đất nước ta bị chia làm 2 miền: miền Bắc lạc hậu, miền Nam là
thuộc địa kiểu mới của Mỹ: Lợi dụng sự thất bại của thực dân Pháp,

Mỹ đã nhảy vào thế chân. Mỹ đã không công nhận kết quả của hiệp
định Giơ-ne-vơ là tổ chức cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước vì
tổng thống Mỹ Eisenhower tin rằng nếu tổng tuyển cử thì 80% dân số
VN sẽ bầu cho HCM. Để thực hiện âm mưu này, trước khi Hiệp định
Giơ-ne-vơ được ký kết, ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về
Sài Gòn làm Thủ tướng chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc. 23-10-1955
Mỹ đã dựng lên cái gọi là “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại, đưa
Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.Chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ
lớn cho VN CH và đã đạt được một số thành quả qyan trọng: kinh tế
phục hồi và phát triển nhanh, tái định cư, đời sống của dân chúng khá
sung túc… Với ảnh hưởng tuyệt dối của mình Hoa Kỳ đòi hỏi chính
phủ VNCH phải xây dựng một lãnh thổ phi cộng sản độc lập tự do
theo tiêu chuẩn Mỹ và sẵn sang đương đầu với miền Bắc.
Chính phủ của Tổng thống ngô đình diệm nhanh chóng thanh lọc
bộ máy cầm quyền, đưa những người trung thành với ông vào cá vị trí
quan trọng trước kia vẫn dành cho người Pháp. Nhs nước VNCH lúc
đó mang biểu hiện của hình thức tập quyền, chính trị của quốc gia phụ
3


thuộc rất nhiều vào các đặc tính cá nhân của tổng thống và gia đình
ông. Quân đội Việt Nam cộng hòa được cấp tốc trang bị và huấn luyện
với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ. quân lực VNCH, vào thời
điểm đó, về trang bị trình độ huấn luyện được xem là đứng đầu ĐNA,
vượt trội hơn quân đội nhân dân VN- đang là đối thủ tiềm tàng ở miền
bắc.
Sau đó, chính quyền Việt Nam Cộng hòa liên tiếp tiến hành các
cuộc hành quân càn quét, các chiến dịch diệt cộng, tố cộng một cách
quyết liệt với khẩu hiệu “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Trong thời
gian 1955-1960 ít nhất là có 240.000 người bị thương, 80.000 người bị

hành quyết hay ám sát, 275.000 người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc tra
tấn, khoảng 500.000 người bị đưa đi các trại tập trung. Điều này đã
làm biến dạng mô hình xã hội, suy giảm niềm tin của dân chúng vào
chính thể của Tổng thống Ngô Đình Diệm và đẩy những người kháng
chiến cũ vào rừng lập chiến khu.
- Đặc điểm bao trùm của CMVN là 1 Đảng lãnh đạo, thực hiện 2
nhiệm vụ CM khác nhau ở 2 miền.
- Đứng trước những biến đổi phức tạp nêu trên, lịch sử lại đặt cho
Đảng ta đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới
của đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại
B. Quá trình hình thành và nội dung, ý nghĩa của đường lối:
1. Quá trình hình thành:
*) Xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc tình hình thế giới và đặc
điểm cơ bản của tình hình đất nước sau tháng 7-1954, trải nhiều hội

4


nghị của BCH TW và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược CMVN
trong giai đoạn mới của Đảng đã từng bước hình thành :
Hội nghị TW lần 7(3/1955) và lần 8(8/1955)
Hội nghị TW lần 13(12/1957): đề ra đường lối tiến hành đồng
thời 2 chiến lược CM
Tháng 1/1959, Hội nghị TW lần thứ 15 đã đưa ra nghị quyết về
cm miền Nam:
- N/v chủ yếu: giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế
quốc và pk.
- Biện pháp: giành chính quyền bằng lực lượng quần chúng là
chủ yếu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng: nội dung của

đường lối được hoàn thiện
a. Quá trình hoàn thiện đường lối ở miền Bắc:
Sau khi hòa bình được lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải
phóng, tuy nhiên bước vào khôi phục kinh tế trong nhiều điều kiện
khó khăn. 143.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang, hàng trăm ngàn gia đình
không có nhà ở, hang chục vạn người không có việc làm, phần lớn các
xí nghiệp ngừng hoạt động.
Xuất phát từ tình hình trên, Đảng chủ trương đưa miền Bắc quá
độ lên XHCN và đường lối CM XHCN của Đảng từng bước được
hình thành và phát triển.
- Tháng 9/1954, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ trước mắt của miền
Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh,, phục hồi kinh tế quốc dân,…

5


- Tại Hội nghị lần thứ 7 tháng 3-1955 và lần thứ 8 tháng 8-1955,
BCH TW Đảng đã chỉ rõ trước hết cần hoàn thành cải cách ruộng
đất,chia ruộng đất cho nông dân, xía bỏ chế độ sở hữu ruộng đất của
giai cấp địa chủ, đưa miền Bắc tiến dần từng bước lên CNXH. Hội
nghị cũng đề ra kế hoạch 3 năm ( 1955-1957) với những mục tiêu cụ
thể: Khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh; chủ trương
khôi phục nông nghiệp là trọng tâm; đề ra chính sách khôi phục tiểu
thủ công nghiệp và công thương nghiệp.
- Tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ 14 BCH TW Đảng đã đề ra kế
hoạch 3 năm phát triển kinh tế-văn hóa và cải tạo XHCN đối với kinh
tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh (1958-1960).
- Tháng 4-1959, Hội nghị lần thứ 16 BCH TW Đảng thông qua 2
nghị quyết quan trọng: Nghị quyết về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp
và Nghị quyết vầ vấn đề cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Về hợp tác hóa nông nghiệp, hội nghị cã định hình thức và bước
đi của hợp tác xã là: hợp tác hóa đi trước cơ giới hóa, do vậy HTH
phải đi đôi với thủy lợi hóa và tổ chức lại lao động, để phát huy tính
ưu việt và sức mạnh tập thể. Hội nghị chỉ rõ 3 nguyên tắc cần được
quán triệt trong suốt quá trình xây dựng HTX là: tự nguyện, cùng có
lợi, và quản lý dân chủ.
Về cải tạo CTN TB tư doanh hội nghị chủ trương cải tạo hòa bình
với giai cấp tS. Về chính trị, vẫn coi giai cấp TS là thành viên của mặt
trận TQ. Về kinh tế, không tịch thu tư liệu sx của họ mà dung chính
sách chuộc lại, thong qua hình thức công tư hợp doanh, sắp xếp công

6


việc cho người TS trong xí nghiệp, dần dần cải tạo họ thành ng lao
động.
Chủ trương đưa miền Bắc lên CNXH đã tạo nên những chuyển
biến cách mạng trong nền kinh tế và xã hội ở miền Bắc nước ta. Miền
Bắc được củng cố, từng bước đi lên XHCN, trở thành hậu phương ổn
định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CMVN.
b. Quá trình hoàn thiện đường lối ở miền Nam:
Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng từ ngày 15 đến 17-7-1954 đã
chỉ rõ:” Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và
nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương,
cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ.”
Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tình hình và công tác của
các Đảng bộ miền Nam, 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ được thành lập, do
Lê Duẩn, ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư.
Tháng 8-1956, Lê Duẩn đã tự thảo Đường lối Cách mạng miền
Nam. Đây là một trong những văn kiện quan trọng, góp phần vào sự

hình thành đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam của Đảng.
Bản Đường lối đã vạch rõ 20-7-1956 đã không có tổng tuyển cử như
Hiệp định giơ ne vơ quy định. Chế độ thống trị của Mỹ, Diệm, nhân
dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình là con
đường CM. Ngoài con đường CM không còn con đường nào khác.
Mục đích của Cm miền Nam là phải đánh đổ chính quyền độc tài phát
xít, Mỹ Diệm, thực hiện một chính quyền liên hiệp dân chủ có tính
chất dân tộc, dộc lập để giải phóng nhân dân miền Nam ra khỏi ách đế

7


quốc phong kiến độc tài phát xít Mỹ Diệm để cùng với toàn quốc thực
hiện hòa bình thống nhất độc lập dân tộc.
Tháng 1-1959, Ban Chấp hành TW Đảng họp hội nghị lần thứ 15.
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và phong trong nước, Nghị
Quyết của hội nghị đã chỉ rõ những nhiệm vụ và con đường tiến hành.
Nghị quyết này có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã đáp ứng
đúng nhu cầu của lịch sử, mở đường cho cách mạng miền Nam tiến
lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng độc lập tự chủ, sang tạo
của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của CM.
2. Nội dung của đường lối:
a) Sơ lược về Đại hội 3:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà
Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Tới dự có 525 đại biểu chính thức
và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt hơn 50 vạn đảng viên trong cả
nước. Gần 20 đoàn đại biểu quốc tế đến dự đại hội. Trong diễn văn
khai mạc đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:” Đại hội lần này là
Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất
nước nhà.” Đại hội đã thong qua Báo cáo chính trị của BCH TW

Đảng và thong qua nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối trong giai
đoạn mới.
b)Nội dung của đường lối:
Trên cơ sở phân tích tình hình và đặc điểm nước ta, xác định
nhiệm vụ của cách mạng VN trong giai đoạn mới:

8


* Nhiệm vụ chung: Đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi 2
nhiệm vụ cách mạng ở 2 miền để thống nhất đất nước, tăng cường sức
mạnh của phe XHCN, bảo vệ hòa bình ở khu vực Đông Nam Á và
trên thế giới.
* 2 nhiệm vụ chiến lược:
Một là, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc
Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ
trong cả nước.
Mục tiêu chung của chiến lược: 2 nhiệm vụ CM ở 2 miền đều
nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của dân tộc ta với đế quốc Mỹ và
tay sai, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất tổ
quốc.
Mối quan hệ của CM 2 miền: QH mật thiết với nhau trong đó
miền bắc là hậu phưng vững chắc, do vậy nó giữ vai trò quyết định
nhất đến sự pt của CM miền Nam, miền Nam giữ vai trò trực tiếp đối
với sự nghiệp giải phóng đất nước, thống nhất nước nhà.
Con đường thống nhất đất nước: trước tiên vẫn kiên trì theo con
đường hòa bình. Tuy nhiên phải đề cao cảnh giác nếu địch gây chiến
tranh xâm lược miền Bắc.
Triển vọng của CMVN: là cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ khó

khăn nhưng nhất định thắng lợi.

9


3. Ý nghĩa của đường lối:
Đường lối thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng, giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH nên đã tạo ra được sức mạnh tổng
hợp, tranh thủ được sự giúp đỡ của cả LX và TQ, kết hợp nội lực và
ngoại lực.
Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sang tạo của Đảng trong hoạch
định đường lối
Đường lối chung của cả nước và đường lối CM của từng miền là
cơ sở để Đảng ta chỉ đạo quân và dân ta thực hiện tốt các nhiệm vụ
CM.

10


PHẦN 2: ĐƯỜNG LỐI GIAI ĐOẠN 1965-1975
A. Bối cảnh lịch sử:
1. Thuận lợi:
Cuối năm 1965, ta đã cơ bản đập tan được chiến lược chiến tranh
đặc biệt của Mỹ
VN đã thực hiện xong kế hoạch 5 năm lần 1 (1960-1965), do vậy
đã đủ sức người sức của chi viện cho chiến trường miền Nam.
2. Khó khăn:
Bất đồng giữa LX và TQ ngày càng lớn, gây khó khăn cho
CMVN
Mỹ ào ạt đưa quân vào miền Nam và thực hiện Chiến tranh cục

bộ. Hạn chế về khu vực, quy mô, mục tiêu làm tương quan lực lượng
bất lợi cho ta.
B. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối:
1. Quá trình hình thành:
Qua các hội nghị của Bộ Chính trị năm 1961, 1962 đã chủ trương
đưa CM miền Nam từ khởi nghĩa từng phần thành chiến tranh cách
mạng trên quy mô toàn diện. Thực hành đấu tranh chính trị, dồng thời
phát triển đấu tranh vũ trang, đẩy mạnh đánh địch bằng 3 mũi giáp
công.
Hội nghị TW lần thứ 9 (11/1963) xác định kết hợp sức mạnh dân
tộc và sưc mạnh thời đại để đánh Mỹ, khẳng định đấu tranh chính trị

11


và đấu tranh vũ trang đều có vai trò cơ bản. Miền Bắc tiếp tục là căn
cứ địa, là hậu phương cho miền Nam.
Hội nghị TW lần thứ 11 (3/1965) và 12 (12/1965) đã đề ra đường
lối KC chống Mỹ cứu nước trên cả nước.
2. Nội dung đường lối:
- Nhận định tình hình và chủ trương chiến lược:
Chiến tranh cục bộ là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
buộc phải thực thi trong thế bị động
Chủ trương phát động cuộc KC chống Mỹ cứu nước trên phạm vi
toàn quốc.
Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: nêu cao khẩu hiệu “quyết tâm
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền
Nam, hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
- Phương châm chỉ đạo chiến lược:
Thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân để chống chiến tranh cục bộ

của Mỹ ở miền Nam và bảo vệ miền Bắc
Thực hiện KC lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng
mạnh, tranh thủ thời cơ để giành thắng lợi quyết định trên chiến
trường miền Nam.
- Tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam:
Liên tục tấn công, kiên quyết tấn công, chủ động tìm địch
- Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
Đấu tranh quân sự có tác dụng trực tiếp và giữ vị trí ngày càng
quan trọng.
12


Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: chuyển hướng xây dựng kinh
tế, kết hợp SX gắn phát triển kinh tế với quốc phòng, chi viện sức
người và sức của cho miền Nam, chuẩn bị sẵn sang để đánh địch trong
trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng chiến tranh cục bộ ra cả nước.
Nhiệm vụ và mối quan hệ của 2 cuộc đấu tranh ở 2 miền: miền
Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn, trong đó cả 2
nhiệm vụ đều có quan hệ mật thiết với nhau.
3. Ý nghĩa của đường lối:
Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ để thống nhất Tổ
quốc, tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần tiến công quyết giải phóng
miền Nam thống nhất tổ quốc
Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao 2 ngọn cờ độc lập dân
tộc và XHCN.
Đưa ra đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu
dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới,
tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh Mỹ xâm lược.
C. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh
nghiệm:

1. Kết quả:
a. Ở miền Bắc:
Sau 21 năm nỗ lực phấn đấu, công cuộc xây dựng XHCN đã đạt
được những thành tựu to lớn đáng tự hào. Kinh tế văn hóa xã hội đều
có những sự phát triển.

13


Đã đánh thắng trong cuộc chiến tranh chống phá hoại của đế quốc
Mỹ, điển hình là chiến thắng lịch sử của trận “Điện Biên Phủ trên
không” trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972. Tháng 12 năm 1972, Hoa
Kỳ cho máy bay B52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các
mục tiêu khác trong 12 ngày (18 tháng 12 đến 30 tháng 12), đó là
Chiến dịch Linebacker II. Không khuất phục được Hà Nội, bị thiệt hại
nặng nề cho lực lượng không quân và nhất là bị dư luận quốc tế và
trong nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải chấm dứt
ném bom quay lại đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo
phương án đã ký tắt, dù có một vài sửa đổi nhỏ có tính kỹ thuật. Chính
phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định nhưng vì áp lực
nếu không chấp nhận thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký với Hà Nội và từ
bỏ trách nhiệm với Việt Nam Cộng hòa nên phải chấp nhận ký. Trong
chiến dịch này, Hoa Kỳ đem lực lượng không quân chiến lược với
máy bay B-52 ném bom rải thảm xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái
Nguyên trong 12 ngày đêm. Hoa Kỳ đã dùng một biện pháp rất cực
đoan, tàn bạo mà các chuẩn mực chiến tranh thông thường không cho
phép: dùng máy bay B52 rải thảm bom huỷ diệt vào một loạt các khu
vực dân cư của các thành phố lớn để đánh vào ý chí của dân chúng và
đã gây ra thương vong lớn cho dân cư. Ở Hà Nội, tại phố Khâm Thiên
bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố và sát hại nhiều dân thường. Tại

bệnh viện Bạch Mai, nhiều tòa nhà quan trọng đã bị phá hủy, cùng với
các bệnh nhân và bác sĩ, y tá bên trong. Chiến dịch này đã phá hoại
nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân

14


sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng đã không làm thay đổi
được lập trường của Hà Nội.
Về mặt quân sự, Hoa Kỳ đã đánh giá thấp lực lượng phòng không
của đối phương. Không lực Hoa Kỳ quá tin tưởng vào các biện pháp
kỹ thuật gây nhiễu điện tử để bịt mắt radar và tên lửa phòng không của
đối phương. Để đáp lại, các lực lượng tên lửa phòng không của Bắc
Việt Nam đã giải quyết vấn đề bằng những biện pháp chiến thuật sáng
tạo và hợp lý, họ đã bắn các máy bay B-52 theo xác suất và đã thành
công vượt xa mức trông đợi. Cũng trong chiến dịch này, lần đầu pháo
đài bay B-52 bị hạ bởi một máy bay tiêm kích, do Phạm Tuân điều
khiển. Sách báo Việt Nam gọi chiến dịch này là Điện Biên Phủ trên
không, như một cách nêu bật thắng lợi của lực lượng phòng không
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch. Hiệp định Paris được
ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, được coi là một thắng lợi quan
trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 29 tháng 3 năm 1973
quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp
quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam. Từ nay chỉ còn quân
đội Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại Quân Giải phóng đang
ngày càng mạnh.
Miền Bắc không chỉ chia lửa cho chiến trường mà còn hoàn thành
xuất sắc vai trò căn cứ địa cách mạng cho cả nước và nhiệm vụ hậu
phương lớn cho miền Nam.
b, Ở miền Nam:

Với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, quân dân ta đẫ lần lượt đánh
bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Cụ thể:
15


1954-1960: đánh bại chiến tranh đơn phương của Mỹ-Ngụy
1961-1965: đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt
1965-1968: đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc
Mý phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở
Paris
1969-1975: đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh mà
đỉnh cao là Đại thắng mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch
sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam. Cuộc tấn công cuối
cùng của quân dân ta diến ra trong 55 ngày đêm, từ 5/3 đến 30/4/1975
khi Tổng thống Dương Văn Minh đầu hang vô điều kiện, bao gồm các
chiến dịch nối tiêp nhau: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch giải
phóng Huế-Đà Nẵng và cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến
dịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 26/4 khi 5 quân đoàn của ta tiến
vào theo 5 cửa ngõ của Sài gòn. Sau khi tập hợp đủ lực lượng gồm 15
sư đoàn và rất nhiều trung đoàn, lữ đoàn độc lập khác để đảm bảo áp
đảo chắc thắng, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bắt đầu tiến công Sài
Gòn để chấm dứt chiến tranh trong một chiến dịch được gọi tên là
Chiến dịch Hồ Chí Minh, bắt đầu từ ngày 26 tháng 4. Quân Đội Nhân
Dân Việt Nam tổ chức theo 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4 và đoàn 232 tương
đương quân đoàn đánh 5 mũi từ 5 hướng vào Sài Gòn. Quân lực Việt
Nam Cộng hòa đã kháng cự ác liệt trên một số hướng nhưng rốt cục
không thể kháng cự lâu dài được nữa. Quân Giải phóng đánh từ ngày
26 đến cuối ngày 28 tháng 4 thì họ đến được cửa ngõ Sài Gòn và có
thể đi thẳng vào thành phố. Để tránh mọi rắc rối với Hoa Kỳ, Quân
Đội Nhân Dân Việt Nam dừng lại bên ngoài thành phố 1 ngày để

16


người Mỹ tổ chức di tản xong họ mới vào. 8 giờ sáng 30 tháng 4,
Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố Sài Gòn bỏ ngỏ và ra lệnh cho
quân đội đơn phương ngừng chiến chờ đối phương vào bàn giao chính
quyền. Bộ tổng tham mưu ra mệnh lệnh chấm dứt kháng cự. Quân Đội
Nhân Dân Việt Nam tiến nhanh vào thành phố và chỉ gặp những
kháng cự lẻ tẻ, vô tổ chức. Đến 11 giờ 30 phút Dương Văn Minh lên
đài phát thanh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh Việt
Nam chấm dứt
2. Ý nghĩa lịch sử:
Kết thúc thắng lợi 21 năm kháng chiến chống Mỹ xâm lược, 30
năm chiến tranh cách mạng, 115 năm thực dân phương Tây, đưa lại
độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước, hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ trên cả nước.
Mở ra 1 kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hòa bình thống nhất cả nước
cùng đi lên XHCN.
Tăng thêm thế và lực cho cách mạng và dân tộc Việt Nam, nâng
cao uy tín của Đảng và nhà nước trên trường quốc tế.
Đối với CM thế giới: đây là sự cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu
tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ tự do và hòa bình phát triển
của nhân dân TG.
Nguyên nhân thắng lợi:
Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng CSVN
Là cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh của nhân dân và
quân đội cả nước

17



Miền bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là một hậu
phương lớn, hết lòng chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam
Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông
Dương
Sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủ và nhân dân tiến bộ thế
giới.
Bài học kinh nghiệm:
Đề ra và thực hiện đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn dân tộc,
kết hợp sức mạnh thời đại làm thành sức mạnh tổng hợp để chiến
thắng.
Tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng
chiến lược tiến công, quyết đánh và quyết thắng đế quốc Mỹ
Thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra biện pháp chiến đấu
đúng đắn sáng tạo
Công tác tổ chức, thực hiện năng động sang tạo của các cấp
bộ Đảng
Coi trọng công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng lực
lượng CM.

18



×