Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo trình tài chính tiền tệ 8: Tài chính quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.44 KB, 20 trang )

Bài 8: Tài chính quốc tế

BÀI 8: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Nội dung
• Giới thiệu cho sinh viên các kiến thức

cơ bản về hệ thống tài chính quốc tế.
• Giới thiệu cho sinh viên các kiến thức
về cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá
hối đoái.

Mục tiêu

Thời lượng

• Hiểu được hệ thống tài chính quốc tế, các

• 6 tiết

hạng mục của cán cân thanh toán quốc tế.
• Hiểu được và tính toán được các loại hình
tỷ giá hối đoái.

v1.0

169


Bài 8: Tài chính quốc tế

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP



Tình huống
Công ty Alpha quyết định nhập nguyên liệu sản xuất sô cô
la từ hãng kẹo Leonidas của Bỉ. Ông Quang muốn thanh
toán bằng đồng USD nhưng phía đối tác lại yêu cầu sử
dụng đồng Euro trong thanh toán vì đó là đồng tiền nội tệ
của họ. Ông Quang đồng ý ký hợp đồng với giá trị là
10.000 Euro, tuy nhiên tới khi giao hàng, ông phải bỏ ra
nhiều VND hơn để có thể mua 10.000 Euro trả tiền hàng
cho Leonidas. Ông được giải thích là do tỷ giá hối đoái đã
thay đổi.

Câu hỏi
Anh chị hãy giải thích giúp ông Quang về sự tồn tại của các đồng tiền khác nhau trong buôn
bán quốc tế, và tác động của việc lựa chọn đồng tiền thanh toán trong hợp đồng đối với các
bên giao dịch.
Anh chị hãy giải thích cho ông Quang về rủi ro tỷ giá hối đoái có thể xuất hiện trong buôn bán
quốc tế, và làm cho những người tham gia hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu có thể bị thua thiệt?

170

v1.0


Bài 8: Tài chính quốc tế

8.1.

Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối


8.1.1.

Tỷ giá hối đoái

8.1.1.1. Định nghĩa tỷ giá hối đoái

Nghiên cứu về tỷ giá hối đoái đã thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế. Cho đến nay, đã
có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết được đưa ra để giải
thích sự hình thành và dự đoán sự biến động của tỷ giá
với những khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái.
Samuelson- nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng: Tỷ
giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước lấy tiền
của một nước khác. Christopher Pass và Bryan Lowes (Dictionary of Economics, 2nd)
lại quan niệm: Tỷ giá hối đoái là giá của một loại tiền tệ được biểu hiện qua giá một
ngoại tệ khác. Còn theo Frederic S. Mishkin (Mishkin - 2005, The Economics of
Money, Banking and Financial Markets, 7th edition), Giá của một đồng tiền được biểu
thị bằng một đồng tiền khác gọi là tỷ giá. Như vậy, có thể hiểu tỷ giá hối đoái là giá cả
của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Ví dụ, tại London 1
GBP = 1,9577 USD hay tại Hà nội 1 JPY = 143 VND.
Trong chế độ bản vị vàng, tỷ giá hối đoái được xác định trên cơ sở so sánh trọng
lượng vàng của các đồng tiền, được gọi là “ngang giá vàng” (gold parity). Chuyển
sang chế độ tiền giấy được chuyển đổi ra vàng thì cơ sở của việc hình thành tỷ giá là
so sánh hàm lượng vàng theo luật định của các đồng tiền. Ví dụ, trước năm 1970, hàm
lượng vàng của một đồng bảng Anh GBP là 2,488281 gram vàng nguyên chất, của
một USD là 0,888671 gram vàng nguyên chất. Như vậy, 1 GBP = 2,8 USD. Ngày nay,
khi tiền không được tự do chuyển đổi ra vàng thì cơ sở chủ yếu để xác định tỷ giá là
dựa trên sức mua của đồng tiền, ngang giá sức mua (purchasing power parity). Tỷ giá
được điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong mức giá cả của hai nước.
• Các phương pháp yết tỷ giá hối đoái:

o Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp: Tỷ giá là số đơn vị nội tệ trên một đơn vị
ngoại tệ. Ở đây nội tệ đóng vai trò là tiền tệ (Term currency), là đồng tiền định
giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại
hối. Ngoại tệ, với vai trò là hàng hóa (Commodity currency), là đồng tiền yết
giá, có số đơn vị cố định và thường bằng 1 đơn vị. Ví dụ: tại Việt nam, ngân
hàng yết giá 1 USD = 16.643 VND.
o Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp: tỷ giá là số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị
nội tệ. Nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và bằng 1
đơn vị. Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ
thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Phương pháp yết giá
gián tiếp thường được sử dụng ở Anh, Australia, New Zealand, khu vực sử
dụng đồng EUR... Ví dụ, tại ngân hàng thương mại Anh yết tỷ giá đồng đôla
Mỹ là 1 GBP = 2 USD.
Trên thực tế, hầu hết các quốc gia sử dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp, trong đó
có cả Việt Nam. Do đó, tỷ giá có thể còn được định nghĩa là giá cả tính bằng đồng nội
v1.0

171


Bài 8: Tài chính quốc tế

tệ của một đồng ngoại tệ. Trong chương này, khi nói đến tỷ giá hối đoái, chúng ta sử
dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp.
• Các cách công bố tỷ giá:
Trên thị trường, các nhà kinh doanh ngoại hối thường công bố tỷ giá mua (Bid rate)
và tỷ giá bán (Ask rate). Tỷ giá mua là tỷ giá mà tại đó nhà kinh doanh ngoại hối,
thường là các ngân hàng, sẵn sàng mua đồng tiền yết giá; còn tỷ giá bán là tỷ giá mà
tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá.
Có nhiều cách công bố tỷ giá:

o

Công bố tỷ giá tách rời nhau:
Ví dụ: Ngân hàng công bố:
BID RATE EUR = 1,4884 USD
ASK RATE EUR = 1,4892 USD

o

Công bố hai chiều:
Ví dụ:

EUR = 1,4884 USD/1,4892 USD

Hoặc:

EUR/USD = 1,4884/1,4892

Hoặc:

EUR/USD = 1,4884/92

Với cách yết hai chiều thì tỷ giá đứng trước gọi là tỷ giá mua và tỷ giá đứng sau gọi
là tỷ giá bán. Chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua (spread) là lãi của ngân hàng.
• Phân loại tỷ giá
Có nhiều căn cứ phân loại tỷ giá. Tùy vào mỗi căn cứ, tỷ giá lại có thể phân loại
thành nhiều cách khác nhau.
o

Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá

ƒ Tỷ giá chính thức – Official Rate: Là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản
ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được
áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan
đến tỷ giá chính thức.
ƒ Tỷ giá chợ đen – Black Market Rate: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài
hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết
định. Tỷ giá chợ đen được áp dụng trong các giao dịch trên thị trường ngoại
tệ nằm ngoài hệ thống ngân hàng của một quốc gia.
ƒ Tỷ giá cố định – Fixed Rate: Là tỷ giá do NHTW công bố, cố định trong
một biên độ dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì
tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự
trữ ngoại hối của quốc gia thay đổi.
ƒ Tỷ giá thả nổi hoàn toàn – Freely Floating Rate: Là tỷ giá được hình thành
hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
ƒ Tỷ giá thả nổi có điều tiết - Managed Floating Rate: Là tỷ giá được thả nổi,
nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi
cho nền kinh tế.

o

172

Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thương mại
v1.0


Bài 8: Tài chính quốc tế

ƒ Tỷ giá danh nghĩa song phương (Bilateral nominal exchange rate – NER)
ƒ Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá phổ biến được sử dụng hàng ngày trong giao

dịch trên các thị trường ngoại hối. Tỷ giá danh nghĩa là tỷ lệ trao đổi số
lượng tuyệt đối giữa hai đồng tiền. Ví dụ: Tỷ giá giao dịch trên thị trường
ngoại hối Việt Nam là 1 USD = 16.619 VND, tại Tokyo là 1 USD = 94,206
JPY, tại Châu Âu là 1 EUR = 1,4884 USD… Như vậy, tỷ giá danh nghĩa là
giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà
chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng. Do đó,
khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết phải tác động đến hoạt động
xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
ƒ Tỷ giá thực song phương (Bilateral real exchange rate–RER):
Là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi
tỷ lệ lạm phát ở trong nước và ở nước ngoài. Do đó, nó phản ánh tương
quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Từ định nghĩa, ta có công thức tính tỷ
giá thực như sau:
RER = NER ×

P
P

Trong đó:
NER là tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương
P* là mức giá cả hàng hoá nước ngoài tính bằng ngoại tệ
P là mức giá cả hàng hoá trong nước tính bằng nội tệ.
Trong thực tế để theo dõi và phân tích sự biến động của tỷ giá thực người ta
sử dụng công thức tỷ giá thực dạng chỉ số như sau:
e RER = e NER ×

CPI
CPI

Trong đó:

eRER là chỉ số tỷ giá thực, eNER là chỉ số tỷ giá danh nghĩa
CPI* là chỉ số giá tiêu dùng ở nước ngoài
CPI là chỉ số giá tiêu dùng ở trong nước, i là số thứ tự kỳ tính toán.
ƒ Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal
effective exchange rate - NEER)
NEER phản ánh sự thay đổi giá trị của một
đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại
(hay một một rổ các đồng tiền). Chính vì
vậy, phương pháp xác định NEER cũng
tương tự phương pháp xác định chỉ số giá
tiêu dùng CPI. Trong thực tế, khi tính
NEER người ta tiến hành một số bước như sau:
Bước 1: Chọn một số các đồng tiền đặc trưng để cho vào rổ tiền tệ. Đồng
tiền đặc trưng là đồng tiền của nước có quan hệ thương mại chủ yếu. Ví dụ
đối với Việt Nam các đồng tiền được chọn có thể là USD, EUR, CNY,
JPY… Tùy theo mục đích và mức độ chính xác cần thiết mà có thể mở rộng
hay thu hẹp các đồng tiền trong rổ.
v1.0

173


Bài 8: Tài chính quốc tế

Bước 2: Căn cứ vào tỷ trọng thương mại
của từng nước để phân bổ tỷ trọng cho từng
tỷ giá song phương theo nguyên tắc tỷ lệ
thuận với tỷ trọng thương mại. Nghĩa là, tỷ
trọng thương mại càng lớn thì tỷ trọng tỷ giá
song phương càng lớn.

Bước 3: Tính NEER tương tự như tính CPI như sau:
n

NEER i = ∑ NER j .w j
j= l

Trong đó:
NEER là chỉ số tỷ giá danh nghĩa trung bình
NER là tỷ giá danh nghĩa song phương, w là tỷ trọng tỷ giá song phương, j
là số thứ tự của các tỷ giá song phương.
Vì NEER là số trung bình của các chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương nên
NEER cũng thuộc loại tỷ giá danh nghĩa, tức chưa đề cập đến tương quan sức
mua hàng hóa giữa nội tệ và các đồng tiền còn lại. Do đó, khi NEER thay đổi
không nhất thiết sẽ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
ƒ Tỷ giá thực đa phương (Real effective exchange rate - REER):
Để biết được tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn
lại ta phải dùng đến khái niệm tỷ giá thực trung bình REER. REER được
xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đa biên đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ
lạm phát ở trong nước và ở tất cả các nước còn lại. Do đó, nó phản ánh
tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại. REER được
xác định theo các bước như sau:
Bước 1: Tính tỷ giá NEER
Bước 2: Tính chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng tiền trong rổ
theo tỷ trọng GDP mỗi nước:
n

CPliw = ∑ CPlij × GDPj
j=1

CPIiw là chỉ số giá tiêu dung - chỉ số lạm phát trung bình của tất cả các đồng

tiền trong rổ;
CPIij là chỉ số giá tiêu dùng của đồng tiền j, i là kỳ tính toán.
Bước 3: Tính REER theo công thức
REER i = NEER i ×

CPIiw
CPIiVN

8.1.1.2. Xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo (cross rate)

Xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo là việc xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền
bất kỳ dựa vào đồng tiền thứ ba. Trên thị trường ngoại hối, đồng tiền thứ ba thường là
USD do tất cả các đồng tiền đều được yết tỷ giá với USD, do đó có thể sử dụng đồng
USD để làm tỷ giá trung gian.
174

v1.0


Bài 8: Tài chính quốc tế

• Phương pháp tính tỷ giá chéo giản đơn
Đây là phương pháp sử dụng trong trường hợp không tồn tại chênh lệch giữa tỷ giá
mua và tỷ giá bán.
Ví dụ: Ta có hai tỷ giá 1 USD = 16610 VND và 1 USD = 1,408 SGD, suy ra :

1,408SGD = 16610VND ⇒ 1SGD = 11797VND
• Phương pháp tính tỷ giá chéo phức tạp:
Đây là phương pháp tính tỷ giá phức tạp hơn, khi có chênh lệch giữa tỷ giá mua và
tỷ giá bán.

o Trường hợp 1: Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng tiền yết giá trong cả
hai tỷ giá.
Ví dụ: Cho các thông số thị trường sau: USD/VND = 16600/10 và USD/SGD
= 1,408/13. Tính tỷ giá mua và bán SGD/VND?
ƒ Tính tỷ giá mua (bid rate) SGD/VND:
Ngân hàng mua USD và bán VND với tỷ giá: Bid USD/VND = 16600
Ngân hàng bán USD và mua SGD với tỷ giá: Ask UDS/SGD = 1,4013
SGD
Vậy ngân hàng mua SGD và bán VND với tỷ giá:

1,413SGD = 16600VND ⇒ 1SGD =11748VND
ƒ Tính tỷ giá bán (ask rate) SGD/VND:
Ngân hàng mua USD và bán SGD tỷ giá: Bid USD/SGD = 1,408
Ngân hàng bán USD và mua VND với tỷ giá: Ask USD/VND = 16610
Vậy ngân hàng bán SGD và mua VND với tỷ giá:

1,408SGD = 16610VND ⇒ 1SGD = 11797⇒ 11797 VND
Vậy tỷ giá SGD/VND = 11748/97.
Như vậy, có thể thấy: SGD / VND =
Bid(SGD / VND) =

USD/VND
USD/SGD

Bid (USD/VND)
Ask (USD/VND)
, Ask (SGD / VND) =
Ask (USD/SGD)
Bid (USD/SGD)


Trường hợp 2: Đồng tiền trung gian vừa đóng vai trò là đồng tiền định giá, vừa
đóng vai trò đồng tiền yết giá
Ví dụ: Cho các thông số thị trường sau: USD/VND = 16600/10 và GBP/USD =
1,8508/13. Tính tỷ giá mua và bán GBP/VND?
ƒ Tính tỷ giá mua GBP/VND:
Ngân hàng mua GBP và bán USD với tỷ giá: Bid GBP/USD = 1,8508
Ngân hàng mua USD và bán VND với tỷ giá: Bid USD/VND = 16600
Vậy ngân hàng mua GBP và bán VND với tỷ giá:
o

1GBP = 1,8508USD = 1,8508 . 16600VND = 30723VND
ƒ

Tính tỷ giá bán GBP/VND:
Ngân hàng bán GBP và mua USD với tỷ giá: Ask GBP/USD = 1,8513

v1.0

175


Bài 8: Tài chính quốc tế

Ngân hàng bán USD và mua VND với tỷ giá: Ask USD/VND = 16610

Vậy ngân hàng bán GBP và mua VND với tỷ giá:
1GBP = 1,8513 USD = 1,8513 × 16610VND = 30750VND
Vậy tỷ giá GBP/VND = 30723/50.
Như vậy, có thể thấy: GBP/VND = (GBP/USD)(USD/VND)


Bid (GBP/VND) = Bid (GBP/USD) × Bid (USD/VND)
Ask (GBP/VND) = Ask (GBP / USD) × Asd (USD/VND)
o

Trường hợp 3: Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng tiền định giá trong cả
hai tỷ giá.
Ví dụ: Cho các thông số thị trường sau: AUD/USD = 0,8653/58 và GBP/USD
= 1,8508/13. Tính tỷ giá mua và bán GBP/AUD?
ƒ Tính tỷ giá mua GBP/AUD:
Ngân hàng mua GBP và bán USD với tỷ giá: Bid GBP/USD = 1,8508
Ngân hàng bán AUD và mua USD với tỷ giá: Ask AUD/USD = 0.8658
Vậy ngân hàng mua GBP và bán AUD với tỷ giá:
1GBP = 1,8508USD =

1,8508
AUD = 2.1377AUD
0,8658

ƒ Tính tỷ giá bán GBP/AUD:
Ngân hàng bán GBP và mua USD với tỷ giá: Ask GBP/USD = 1,8513
Ngân hàng mua AUD và bán USD với tỷ giá: Bid AUD/USD = 0.8653
Vậy ngân hàng bán GBP và mua AUD với tỷ giá:
1GBP = 1,8513USD =

1,8513
AUD = 2.1395AUD
0,8653

Vậy tỷ giá GBP/AUD = 2.1377/95.
Như vậy, có thể thấy: GBP / AUD =

Bid(GBP / AUD) =

GBP / USD
AUD / USD

Bid (GBP/USD)
Ask (GBP/USD)
, Ask (GBP / AUD) =
Ask (AUD/USD)
Bid (AUD/USD)

8.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Là một phạm trù kinh tế phức tạp và nhạy cảm, tỷ giá hối
đoái thường xuyên biến động. Sự biến động đó do tác
động của những nhân tố sau:
• Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế.
Sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế có ảnh
hưởng đối với cung cầu ngoài tệ, từ đó làm cho tỷ giá
giảm đi hoặc tăng lên. Ví dụ thực tế cho thấy, khi nền
kinh tế Mỹ suy thoái, đồng USD xuống giá so với các đồng tiền khác;
• Mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
Nếu mức lạm phát của một nước cao hơn nước khác, sẽ làm giảm sức mua của
đồng tiền nước đó, làm tỷ giá hối đoái tăng;
176

v1.0


Bài 8: Tài chính quốc tế


• Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước.
Nếu có sự chênh lệch lãi suất giữa 2 nước thì dòng vốn ngắn hạn từ nước có lãi
suất thấp sẽ chảy vào nước có mức lãi suất cao nhằm thu hút phần chênh lệch do
tiền lãi tạo ra. Điều này khiến cho ở nước có lãi suất cao, cung ngoại hối tăng lên,
cầu ngoại hối giảm đi, làm tỷ giá hối đoái giảm xuống và ngược lại;
• Tình trạng thặng dư hay thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế.
Nếu cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt thì cung về ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ,
khi đó tỷ giá giảm và ngược lại;
• Hoạt động đầu cơ.
Hoạt động này trực tiếp tác động đến cung cầu về ngoại tệ, từ đó làm tỷ giá biến động;
• Các chính sách của Nhà nước
• Các nhân tố khác: như, sự ưa thích hàng ngoại, tình trạng buôn lậu… cũng có thể
có tác động đến tỷ giá hối đoái.
8.1.1.4. Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Để quản lý và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái, tránh những tác động tiêu cực của
tỷ giá đối với nền kinh tế khi tỷ giá biến động quá mạnh, NHTW các nước có thể can
thiệp, thực hiện một số biện pháp điều chỉnh sau đây:
• Chính sách chiết khấu của NHTW (discount policy).
Đây là chính sách theo đó NHTW thay đổi lãi suất cho vay chiết khấu để điều
chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi muốn cho tỷ giá ngoại hối giảm xuống,
NHTW có thể tăng lãi suất chiết khấu, từ đó làm tăng lãi suất thị trường. Kết quả
làm cho các nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường quốc tế chạy vào để thu lợi tức
cao. Lượng vốn nước ngoài chạy vào sẽ khiến đồng nội tệ lên giá.
• Chính sách hối đoái/chính sách thị trường mở (Open market policy).
Chính sách hối đoái là chính sách được thực hiện
thông qua việc NHTW hay các cơ quan ngoại hối
của nhà nước dùng nghiệp vụ trực tiếp mua bán
ngoại hối trên thị trường mở để điều chỉnh tỷ giá

hối đoái. Khi tỷ giá lên cao, ngân hàng trung ương
tăng cường bán ngoại hối ra thị trường để kéo tỷ
giá ngoại hối giảm xuống và ngược lại. Để thực
hiện được chính sách này, NHTW phải có dự trữ
ngoại hối đủ lớn.
• Phá giá tiền tệ.
Phá giá tiền tệ là việc Nhà nước chính thức hạ thấp sức mua của tiền tệ nước mình
so với ngoại tệ. Phá giá tiền tệ có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập
khẩu hàng hóa; khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn và
chuyển tiền ra nước ngoài
• Nâng giá tiền tệ.
Nâng giá tiền tệ là việc Nhà nước chính thức nâng thấp sức mua của tiền tệ nước
mình so với ngoại tệ. Nâng giá tiền tệ có tác dụng ngược với phá giá tiền tệ.
v1.0

177


Bài 8: Tài chính quốc tế

8.1.2.

Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange Market - FOREX)

Khái niệm thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường diễn ra việc mua,
bán các đồng tiền khác nhau. Thị trường ngoại hối có
một số đặc điểm sau:
• Thị trường FOREX chủ yếu được tổ chức dưới
dạng thị trường phi tập trung (OTC). Các thành

viên tham gia thị trường duy trì quan hệ với nhau
liên tục qua điện thoại, internet, fax…
• Đây là thị trường hoạt động liên tục 24/24h. Do sự
chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế
giới nên các giao dịch ngoại hối diễn ra suốt ngày đêm. Khi thị trường châu Á
đóng cửa thì thị trường châu Mỹ lại bắt đầu mở cửa, và ngược lại, khiến thị trường
này hoạt động liên tục (around the clock). Do thị trường có tính toàn cầu và hiệu
quả nên các tỷ giá được yết trên các thị trường khác nhau có độ chênh lệch không
đáng kể.
• Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với các thành
viên là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW. Doanh số giao
dịch trên thị trường liên ngân hàng chiếm tới 85% tổng doanh số giao dịch ngoại
hối toàn cầu.
• Thị trường ngoại hối rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm
lý… nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển.
Các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối
• Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients):
Nhóm này bao gồm: các công ty, các nhà đầu tư
quốc tế, những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối
nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình,
không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối
(kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi). Thông thường, những
khách hàng này không giao dịch trực tiếp với nhau
mà thường mua bán thông qua các ngân hàng
thương mại.
• Các ngân hàng thương mại.
Các ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm hai mục đích: (i)
Cung cấp dịch vụ cho khách hàng, chủ yếu mua hộ, bán hộ cho nhóm khách hàng
mua bán lẻ; và (ii) kinh doanh ngoại hối cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối
nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi.

• Những nhà môi giới ngoại hối.
Hiện nay, ngoài hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp, hình thức giao dịch qua
môi giới cũng rất phát triển. Giao dịch qua môi giới có ưu điểm là nhà môi giới thu
thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau,
trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chào bán cho khách hàng của
mình một cách nhanh chóng, rộng khắp. Ngoài ra, giao dịch qua môi giới cũng
178

v1.0


Bài 8: Tài chính quốc tế

giúp bên mua, bán không phải tiết lộ danh tính của mình. Tuy nhiên, khi giao dịch
qua môi giới, các bên phải trả phí môi giới. Những ai muốn hành nghề môi giới
phải có giấy phép. Tại các trung tâm tài chính quốc tế, thường luôn có những nhà
môi giới chuyên nghiệp nhất định để giúp các ngân hàng thực hiện các lệnh mua,
bán ngoại hối. Những nhà môi giới này chỉ cung cấp dịch vụ cho khách hàng chứ
không mua bán ngoại hối cho chính mình.
• Các ngân hàng trung ương.
Các NHTW có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá
theo hướng mà NHTW cho là có lợi.
8.1.3.

Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối

• Giao dịch ngoại hối giao ngay
Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ kinh doanh các
đồng tiền khác nhau mà các bên mua bán tiến hành
giao dịch mua bán ngoại tệ ngay tại thời điểm giao

dịch. Tuy nhiên, việc thanh toán có thể diễn ra sau
một đến ba ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng.
Theo Điều 2, quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN:
“Giao dịch hối đoái giao ngay (sau đây gọi là “giao
dịch giao ngay”) là giao dịch hai bên thực hiện mua,
bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời
điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo”
Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị tr ường ngoại hối. Thị
trường ngoại hối giao ngay bao gồm thị trường bán buôn (thị trường liên ngân hàng)
và thị trường bán lẻ, tuy nhiên doanh số chủ yếu tập trung ở thị trường bán buôn.
Thị trường ngoại hối liên ngân hàng là thì trường tài chính lớn nhất toàn cầu. Đây là
một thị trường phi tập trung, các thành viên tham gia trên thị trường liên hệ với nhau
bằng điện thoại, internet, mạng SWIFT… Các ngân hàng và một số nhà môi giới có
mối liên hệ khăng khít, hoạt động của họ ở một số trung tâm tài chính lớn hầu nhu
24/24h nhằm nắm bắt kịp thời mọi diễn biến của thị trường ngoại hối toàn cầu.
• Giao dịch ngoại hối kỳ hạn
Nghiệp vụ giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với
nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được
thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai. Tỷ giá sử dụng trong giao dịch
kỳ hạn là tỷ giá kỳ hạn. Giao dịch kỳ hạn giúp các bên phòng ngừa được rủi ro tỷ
giá hoặc có thể kinh doanh ăn chênh lệch tỷ giá.
• Giao dịch ngoại hối tương lai
Giao dịch ngoại hối tương lai là một cam kết mang tính pháp lý về việc mua hoặc
bán ngoại tệ với tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và việc thanh toán, giao
nhận được thực hiện trong tương lai. Về bản chất, hợp đồng tương lai rất giống với
hợp đồng kỳ hạn (forward contract), chúng đều là những cam kết của ngày hôm
nay cho việc giao nhận hàng hóa xảy ra trong tương lai.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn là khi hợp
đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) theo sự thỏa thuận
v1.0


179


Bài 8: Tài chính quốc tế

của hai bên thì các hợp đồng tương lai được giao dịch trên sàn tập trung, và các
yếu tố trên hợp đồng tương lai như loại hàng hóa, khối lượng giao dịch, ngày giao
hàng, đồng tiền định giá … được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế. Chính vì đặc
điểm được chuẩn hóa cao, các hợp đồng tương lai có thể dễ dàng được mua bán
trên thị trường như những giấy tờ có giá. Trên thực tế, phần lớn các hợp đồng
tương lai đều được mua bán trao tay trước khi đến hạn (trên 90% số lượng hợp
đồng). Ngoài ra, để tham gia giao dịch trên thị trường tương lai, các khách hàng
phải thực hiện ký quỹ một lượng tiền nhất định. Số tiền trong tài khoản ký quỹ của
khách hàng chính là nguồn vốn để đảm bảo rủi ro biến động giá đối với các hợp
đồng tương lai mà khách hàng giao dịch và là quy định bắt buộc của các Sở giao
dịch đối với cả bên bán và bên mua. Thông thường lượng tiền ký quỹ này chiếm
khoảng 7-10% tổng giá trị hợp đồng
• Giao dịch ngoại hối hoán đổi
Đây là một giao dịch hoán đổi có liên quan đến việc thay đổi nguồn gốc và thanh
toán lãi suất cố định trên khoản tiền vay, vay theo một loại tiền với nguồn gốc và
thanh toán lãi suất cố định trên khoản tiền vay tương đương theo một loại tiền
khác.
• Giao dịch ngoại hối quyền chọn
Giao dịch ngoại hối quyền chọn là một giao dịch
ràng buộc đối với người bán, đồng thời tạo quyền
cho người mua quyết định mua hay bán một số
lượng ngoại hối mà hai bên đã thỏa thuận với giá
cụ thể tại một thời điểm hoặc trong suốt thời gian
đã được xác định.

• Hợp đồng quyền chọn mua: Là một công cụ tài
chính, cho phép người mua có quyền (chứ không
phải nghĩa vụ) mua một đồng tiền nhất định, tại
mức tỷ giá đã thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian xác định.
• Hợp đồng quyền chọn bán: Là một công cụ tài chính, cho phép người mua có
quyền (chứ không phải nghĩa vụ) bán một đồng tiền nhất định, tại mức tỷ giá đã
thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian xác đinh.
8.2.

Cán cân thanh toán quốc tế

8.2.1.

Định nghĩa cán cân thanh toán quốc tế

Để phản ánh và đánh giá tình hình thu chi quốc tế của một nước trong một thời kỳ
nhất định nào đó, người ta lập một biểu đặc biệt, gọi là cán cân thanh toán quốc tế
(The balance of payment, viết tắt là B/P).
Định nghĩa

Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ thống
toàn bộ các khoản thu, chi thực tế giữa một nước và các nước khác trong 1 khoảng thời
gian nhất định.

Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ
thống toàn bộ các khoản thu, chi thực tế giữa một nước và các nước khác trong 1
khoảng thời gian nhất định.
180

v1.0



Bài 8: Tài chính quốc tế

Tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, cán cân thanh toán có thể được lập cho một
thời kỳ hay tại một thời điểm, cán cân thanh toán song phương hay cán cân thanh toán
tổng hợp:
• Cán cân TTQT tại một thời kỳ nhất định phản ánh
giá trị tất cả các khoản thu chi thực tế đã được thực
hiện của một nước với thế giới bên ngoài trong một
thời kỳ nhất định (tháng, quý, nửa năm, năm).
• Cán cân TTQT tại một thời điểm nhất định phản
ánh giá trị tất cả các khoản thu chi thực tế đã và sẽ
được thực hiện của một nước với thế giới bên ngoài
vào một thời điểm nào đó.
• Cán cân thanh toán song phương là cán cân thanh
toán được lập giữa một nước và một nước khác.
• Cán cân thanh toán tổng hợp là cán cân thanh toán
được lập giữa một nước và tất cả các nước có quan hệ.
• Cán cân thanh toán quốc tế của một nước được gọi là thặng dư khi có tổng thu
vượt quá tổng chi, hoặc thâm hụt nếu có tổng chi vượt quá tổng thu.
8.2.2.

Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế thường được lập theo mẫu của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF).
Theo mẫu của IMF, cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các nội dung sau đây:
NỘI DUNG

Thu


Chi

Cán cân (ròng)

I. Cán cân vãng lai
Cán cân thương mại
Cán cân dịch vụ
Cán cân thu nhập
Chuyển giao vãng lai 1 chiều ròng
II. Cán cân vốn
Cán cân vốn ngắn hạn
Cán cân vốn dài hạn
III. Nhầm lẫn và bỏ sót
IV. Cán cân tổng thể
V. Bù đắp chính thức

• Cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai biểu hiện các giao dịch thường xuyên của cán cân thanh toán. Nó
phản ánh các giao dịch liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu nhập
và chuyển giao vãng lai một chiều.
Cụ thể, cán cân vãng lai gồm có:
o Cán cân thương mại: còn đuợc gọi là cán cân hữu hình, phản ánh mối tương quan
giữa thu xuất khẩu và chi nhập khẩu hàng hóa của một nước với nước ngoài.
o Cán cân dịch vụ: còn gọi là cán cân vô hình, phản ánh thu, chi về các hoạt động
dịch vụ đối ngoại của một nước với nước ngoài (ví dụ: dịch vụ bảo hiểm, vận
tải, bưu điện, tài chính ngân hàng...)
v1.0

181



Bài 8: Tài chính quốc tế
o

o

Cán cân thu nhập: bao gồm thu nhập ròng của người lao động và các khoản thu
từ hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp
Chuyển giao vãng lai một chiều ròng: phản ánh các nghiệp vụ chuyển giao một
chiều như các khoản chuyển nhượng đơn phương, viện trợ, bồi thường, biếu
tặng, giúp đỡ nhân đạo...

• Cán cân vốn
Cán cân này phản ảnh các luồng vốn di chuyển
giữa một nước với các nước khác, bao gồm cán cân
vốn ngắn hạn (phản ánh các luồng vốn ngắn hạn
dưới 1 năm ra vào), và cán cân vốn dài hạn (các
luồng vốn dài hạn trên 1 năm) và các khoản chuyển
giao vốn một chiều.
• Nhầm lẫn và bỏ sót
Trong khi tập hợp số liệu, hoặc trong quá trình tính
toán, phản ánh số liệu trong các khoản mục của cán
cân thanh toán quốc tế, có thể bị nhầm lẫn, hoặc bỏ sót nên cần ghi chép, điều
chỉnh cho hợp lý.
• Cán cân tổng thể
Cán cân tổng thể sẽ gồm cán cân vãng lai công với cán cân vốn và nhầm lẫn, bỏ
sót (nếu có).
• Cán cân bù đắp chính thức
Bao gồm các khoản mục: thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia, tín dụng với IMF và

các NHTW khác và thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc
gia lập cán cân thanh toán. Khoản mục này được sử dụng để điều chỉnh cán cân
thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán cân bằng thì khoản mục này bằng 0.
Nếu cán cân thanh toán quốc tế bị bội chi thì khoản mục này làm giảm dự trữ
ngoại hối quốc gia.
8.2.3.

Nguyên tắc bút toán kép (Double-entry book keeping)

Cán cân thanh toán quốc tế được hạch toán theo
nguyên tắc bút toán kép, tức là mỗi giao dịch đều được
ghi bằng hai bút toán có giá trị tuyệt đối bằng nhau
nhưng ngược dấu, do vậy cán cân thanh toán quốc tế
luôn được cân bằng.
Để hiểu được căn bản nguyên tắc hạch toán kép của
cán cân thanh toán quốc tế, chúng ta cần chú ý một số
điểm sau:
• Mọi khoản thu, phản ánh luồng tiền vào, có dấu (+), đều phải được sử dụng, phản
ánh luồng tiền ra, có dấu (-). Mọi khoản chi phải trên cơ sở đã có thu. Đây chính là
bản chất của nguyên tắc hạch toán kép.
• Ghi có (+) mọi khoản thu phản ánh luồng tiền vào:
182

v1.0


Bài 8: Tài chính quốc tế
o

Các khoản thu từ người không cư trú (xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu lãi suất,

cổ tức, lợi nhuận…)

o

Các luồng vốn chảy vào (đi vay, bán tài sản nước ngoài…)

o

Các giao dịch làm giảm giá trị tài sản của nước mình ở nước ngoài.

o

Các giao dịch làm tăng giá trị tài sản của người nước ngoài ở nước mình.

• Ghi nợ (-) mọi khoản chi phản ánh luồng tiền ra:
o

Các khoản chi cho người không cư trú (nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, trả lãi
suất, trả lợi nhuận…)

o

Các luồng vốn chảy ra (Cho vay, mua tài sản nước ngoài…)

o

Các giao dịch làm tăng giá trị tài sản của nước mình ở nước ngoài.

o


Các giao dịch làm giảm giá trị tài sản của nước ngoài ở nước mình.

o

Các ví dụ minh họa:

Ví dụ 1. Trao đổi hàng hóa dịch vụ này để lấy hàng hóa và dịch vụ khác.
Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nhật trị giá 50 triệu USD và nhập khẩu từ Nhật máy
tính trị giá 50 triệu USD. Hãy hạch toán các giao dịch kinh tế này vào cán cân thanh
toán của Việt Nam và Nhật .
Cán cân thanh toán của Việt Nam
Tài khoản vãng lai (triệu USD)

Cán cân thanh toán của Nhật
Tài khoản vãng lai (triệu USD)

XK hàng hóa (gạo)

+ 50

NK hàng hóa (máy tính)

- 50

NK hàng hóa (gạo)

- 50

XK hàng hóa (máy tính)


+50

Như vậy:
• Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tạo ra khoản thu (+)
• Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ tạo ra khoản chi (-)
Ví dụ 2. Trao đổi giữa hàng hóa dịch vụ với tài sản tài chính
Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nhật trị giá 50 triệu USD, thanh toán bằng cách ghi có
vào tài khoản tiền gửi của Việt Nam tại ngân hàng Nhật.
Cán cân thanh toán của Việt Nam
Tài khoản vãng lai (triệu USD)
XK hàng hóa (gạo)

Tài khoản vãng lai (triệu USD)
+ 50

Tài khoản vốn (triệu USD)

NK hàng hóa (gạo)

- 50

Tài khoản vốn (triệu USD)

Tăng tài sản có (tăng
số dư tiền gửi ở nước ngoài)

Cán cân thanh toán của Nhật

Tăng tài sản nợ (tăng
- 50


số dư tiền gửi của nước ngoài)

+ 50

Như vậy:
• Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, xuất khẩu chứng khoán tạo ra khoản thu (+)
• Nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, nhập khẩu chứng khoán tạo ra khoản chi (-)
Ví dụ 3. Trao đổi tài sản tài chính này lấy tài sản tài chính khác
Việt Nam mua 50 triệu USD trái phiếu kho bạc Mỹ, thanh toán bằng cách ghi nợ trên
tài khoản của Việt nam tại Mỹ và ghi có vào tài khoản trái phiếu của Việt Nam tại
Kho bạc Mỹ

v1.0

183


Bài 8: Tài chính quốc tế
Cán cân thanh toán của Việt Nam

Cán cân thanh toán của Mỹ

Tài khoản vốn (triệu USD)

Tài khoản vốn (triệu USD)

Giảm tài sản có (giảm

Giảm tài sản nợ (giảm


số dư tiền gửi ở nước ngoài)

số dư tiền gửi của nước ngoài)

+ 50

Tăng tài sản nợ (phát hành

Tăng tài sản có (tăng
nắm giữ trái phiếu nước ngoài)

- 50

trái phiếu cho nước ngoài)

- 50

+ 50

Như vậy:
• Mua (nhập khẩu) trái phiếu nước ngoài phản ánh luồng tiền ra (-)
• Giảm số dư tiền gửi ở nước ngoài phản ánh lượng tiền vào (+)
• Đi vay bằng cách phát hành (xuất khẩu) chứng khoán nợ phản ánh luồng tiền vào (+)
Ví dụ 4: Chuyển giao hàng hóa một chiều
Chính phủ Nhật quyết định tặng cho Việt Nam một lô hàng hóa trị giá 50 triệu USD
để trợ giúp đồng bào thiên tai
BP của Việt Nam

BP của Nhật

Tài khoản vãng lai (triệu USD)

Tài khoản vãng lai (triệu USD)
NK hàng hóa

- 50

Thu chuyển giao một chiều

+ 50

XK hàng hóa

+ 50

Chi chuyển giao một chiều

- 50

Ví dụ 5: Chuyển giao tài sản tài chính một chiều
Chính phủ Nhật quyết định viện trợ cho Việt Nam 50 triệu USD, ghi có vào tài khoản
của Việt Nam tại Nhật
BP của Việt Nam

BP của Nhật
Tài khoản vãng lai (triệu USD)

Tài khoản vãng lai (triệu USD)
Thu chuyển giao một chiều


+ 50

Chi chuyển giao một chiều

Tài khoản vốn (triệu USD)

Tài khoản vốn (triệu USD)

Tăng tài sản có (tăng

Tăng tài sản nợ (tăng

số dư tiền gửi ở nước ngoài)

- 50

số dư tiền gửi của nước ngoài)

+50

- 50

Ví dụ 6: Việt Nam thanh toán tiền lãi suất, trái tức, cổ tức... cho các nhà đầu tư Nhật ở
Việt Nam trị giá 50 triệu USD bằng cách ghi có tài khoản của các nhà đầu tư Nhật ở
Việt Nam và ghi nợ tài khoản của Việt Nam.
BP của Việt Nam

BP của Nhật
Tài khoản vãng lai (triệu USD)


Tài khoản vãng lai (triệu USD)
Chi lãi suất, cổ tức...

Thu lãi suất, cổ tức...

Tài khoản vốn (triệu USD)

Tài khoản vốn (triệu USD)

Tăng tài sản nợ (tăng số dư tiền

Tăng tài sản có (tăng số

gửi của người nước ngoài)

8.2.4.

-50

+50

dư tiền gửi ở nước ngoài)

+50

-50

Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế

Khi cán cân thanh toán quốc tế thặng dư (cán cân tổng thể thặng dư) thì dòng ngoại

hối chảy vào trong nước nhiều hơn dòng ngoại hối chảy ra nước ngoài. Các nước có
184

v1.0


Bài 8: Tài chính quốc tế

thể sử dụng số tiền thặng dư để tăng cường đầu tư
trong nước, chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư trực
tiếp hoặc gián tiếp hoặc tăng cường dự trữ ngoại hối
quốc gia.
Khi cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt (cán cân tổng
thể thâm hụt), các nước cần áp dụng các biện pháp
khác nhau để cân bằng cán cân thanh toán của nước
mình, ví dụ:
• Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
• Điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Các nước thường điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá
đồng nội tệ nhằm kích thích xuất khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại có thu
ngoại tệ.
• Chính sách bảo hộ mậu dịch
• Kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước
• Xuất ngoại hối (ngoại tệ, hoặc vàng) để trả nợ

v1.0

185


Bài 8: Tài chính quốc tế


TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

• Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Có
hai phương pháp yết tỷ giá hối đoái là phương pháp yết tỷ giá trực tiếp và phương pháp yết tỷ
giá gián tiếp.
• Tỷ giá hối đoái đoái thường xuyên biến động do tác động của sự tăng trưởng hay suy thoái
của nền kinh tế, mức chênh lệch lạm phát và lãi suất giữa các nước, tình trạng thặng dư hay
thâm hụt của cán cân thanh toán quốc tế, hoạt động đầu cơ của các nhà đầu tư hoặc do các
chính sách kinh tế của chính phủ các nước.
• Để quản lý và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái, ngân hàng trung ương các nước có thể
can thiệp, thực hiện một số biện pháp điều chỉnh tỷ giá như chính sách chiết khấu, chính sách
hối đoái/chính sách thị trường mở, phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ.
• Thị trường ngoại hối là thị trường diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau. Thị trường
chủ yếu được tổ chức dưới dạng thị trường phi tập trung, hoạt động liên tục 24/24h với trung
tâm là thị trường liên ngân hàng. Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối bao
gồm giao dịch ngoại hối giao ngay, giao dịch ngoại hối kỳ hạn, giao dịch ngoại hối tương lai,
giao dịch ngoại hối hoán đổi và giao dịch ngoại hối quyền chọn.
• Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng cân đối tổng hợp thống kê một cách có hệ thống toàn
bộ các khoản thu, chi thực tế giữa một nước và các nước khác trong 1 khoảng thời gian nhất
định. Hai bộ phận quan trọng nhất của cán cân thanh toán là cán cân vãng lai và cán cân vốn.

186

v1.0


Bài 8: Tài chính quốc tế

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP


1. Khi nói tỷ giá hối đoái tăng ở Việt Nam nên hiểu là thế nào?
2. Trong chế độ lưu thông tiền tệ hiện nay, nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái PPP có áp dụng
ở Việt Nam không?
3. Có phải cán cân thanh toán thặng dư luôn là dấu hiệu tốt đối với một nền kinh tế?
4. Nội dung của nguyên tắc bút toán kép ở cán cân thanh toán giống như nguyên tắc bút toán
kép trong kế toán?
5. Thị trường ngoại hối giao dịch 24/24h có nghĩa là gì?

v1.0

187


Bài 8: Tài chính quốc tế

PHỤ LỤC

Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt (thả nổi có kiểm
soát), không cố định tỷ giá VND vào USD mà trên cơ sở rổ tiền tệ và cũng không thả nổi tỷ giá
theo quan hệ cung cầu. Bởi trong điều kiện môi trường vĩ mô chưa ổn định, nếu tỷ giá hối đoái
biến động mạnh theo xu hướng đồng nội tệ giảm giá thì tâm lý người dân và tổ chức kinh tế lo sợ
sự quay trở lại của lạm phát cao, họ dễ dàng chuyển tiền sang đầu tư vàng, ngoại tệ và các tài sản
có giá khác. Vì vậy, khi cần thiết ngân hàng Nhà nước phải can thiệp bằng cả công cụ hành
chính và công cụ gián tiếp để sức mua đối ngoại của VND không bị biến động lớn. Có thể tham
khảo chỉ số CPI và mức độ giảm giá của VND so với USD:
• Năm 2002: 4% và 2,1%;
• Năm 2003: 3,0% và 2,2%;
• Trong 7 tháng đầu năm 2004 là 7,7% và 0,1%.



188

v1.0



×