Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

khảo sát trường từ vựng tình mẫu tử trong 20 bài hát tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.45 KB, 13 trang )

1.Lý do chọn đề tài
Tình cảm cao quý nhất của mỗi người chúng ta có lẽ là tình mẫu tử hay còn
gọi là tình mẹ con. Tình mẹ con là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý.
Mẹ là người mang nặng đẻ đau, tảo tần nuôi con khôn lớn. Tất cả mọi người mẹ
trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tư của
người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được
trưởng thành. Và trong cuộc sống này không ai có thể sẵn sàng ở bên mình mọi
lúc, mọi nơi và yêu thương, che chở mình vô điều kiện cả. “Mẹ”-một chữ mà
thiêng liêng, cao cả. Tình mẫu tử là một trong những nguồn cảm hứng sáng tác của
nhiều nhạc sĩ. Hệ thống trường từ vựng về tình mẫu tử vô cùng đa dạng và phong
phú. Để hiểu và cảm nhận hết nét nghĩa của từ thuộc trường từ vựng tình mẫu tử là
một vấn đề của nhiều người khi học ngôn ngữ quan tâm. Với xu thế mở cửa như
ngày nay, việc giao lưu ngôn ngữ giữa các nước là rất cần thiết. Tuy nhiên, do nền
văn hóa cũng như hệ thống từ vựng của mỗi nước khác nhau đã tạo nên sự khó
khăn cho người học. Chính vì điều đó, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Khảo sát trường từ vựng tình mẫu tử trong những bài hát tiếng Việt và tiếng Anh
giai đoạn đầu thế kỷ XX đến nay” để nghiên cứu. Để có thể giúp người học có cái
nhìn khái quát về trường từ vựng tình mẫu tử, trên cơ sở đó có thể nhìn tổng quan
về ngôn ngữ trong việc tìm hiểu các trường từ vựng khác.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm hiểu trường từ vựng về tình
mẫu tử trong những bài hát tiếng Việt giai đoạn đầu thế kỷ XX đến nay. Đồng thời
so sánh, đối chiếu với những bài hát tiếng Anh cùng thời nhằm giúp cho người học
ngôn ngữ nắm vững được sắc thái, ý nghĩa và nâng cao khả năng sử dụng ngôn
ngữ cho người học ngôn ngữ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu ở đây là trường từ vựng về tình mẫu tử trong những
bài hát tiếng Việt và tiếng Anh giai đoạn đầu thế kỷ XX đến nay. Những từ vựng
về tình mẫu tử được đề cập trong bài không phải là tất cả từ vựng về tình mẫu tử


mà chỉ là những từ vựng về tình mẫu tử trong 6 bài hát tiếng Việt và 6 bài hát tiếng
Anh được khảo sát.
4. Lịch sử nghiên cứu
“Trường từ vựng” là một vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều, đến nay vẫn
còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về việc xác định các trường từ vựng cũng
như về khái niệm trường từ vựng. Ngay đến tên gọi cũng thể hiện sự không thống
nhất, có người gọi là trường nghĩa nhưng có người lại gọi là trường từ vựng,
trường từ vựng - ngữ nghĩa…
-

Trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học” (1998), Nguyễn Thiện Giáp đã sử
dụng khái niệm trường nghĩa và ông cho rằng: xoay quanh vấn đề trường
nghĩa, có hai khuynh hướng chủ yếu:
• Khuynh hướng thứ nhất quan niệm: “Trường nghĩa là toàn bộ các khái
niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện”.
• Khuynh hướng thứ hai là “cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên
cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các
khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về

-

nghĩa.”
Tác giả Đỗ Hữu Châu trong công trình “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”
(1987) thì lại sử dụng khái niệm “Trường từ vựng ngữ - nghĩa”. Trước hết,
ông đi vào làm rõ và xác định đối tượng, tiêu chí ứng với thuật ngữ
“trường”, từ đó khái quát đối tượng của “trường từ vựng – ngữ nghĩa” mà

-

ông sẽ bàn đến.

Trong quyển Nhập môn ngôn ngữ học, Mai Ngọc Chừ đã đưa ra khái niệm
về trường nghĩa, đồng thời cũng chấp nhận vấn đề trường nghĩa có nhiều
cách gọi khác nhau: trường từ vựng, trường từ vựng – ngữ nghĩa,…


5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đã sử dụng một số
các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương
pháp tìm kiếm, tổng hợp, chọn lọc, xử lý và phân tích thông tin, khái quát tài liệu,
thông tin sau đó đưa ra sự so sánh khách quan giữa hai ngôn ngữ. Đồng thời, tham
khảo qua sách báo và thông tin trên Internet.

II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái quát về từ vựng


Từ vựng là tập hợp vốn từ của một ngôn ngữ. Vốn từ bao gồm toàn bộ các
từ và bộ phận tương đương với từ, tức thành ngữ. Trong đó, từ là đơn vị cơ bản
nhất.
Từ vựng là một trong ba bộ phận cấu thành của một ngôn ngữ, giữ vai trò
quan trọng nhất và chiếm số lượng phong phú nhất. Hơn bộ phận nào hết, từ vựng
phản ánh trực tiếp và rộng rãi thực tế khách quan, nền văn hóa của dân tộc, nhanh
chóng hưởng ứng mọi sự thay đổi của xã hội trong mọi sinh hoạt của đời sống.
1.2. Trường từ vựng tình mẫu tử
1.2.1. Khái niệm trường từ vựng
Trường từ vựng (hay còn gọi là trường nghĩa, trường từ vựng ngữ
nghĩa) là một phạm trù chưa được nghiên cứu nhiều và đang còn nhiều quan niệm
khác nhau về vấn đề xác định các trường từ vựng
Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét

nghĩa đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa.
Các nhà ngôn ngữ thường chia trường từ vựng thành các loại: trường
biểu vật, trường biểu niệm, trường nghĩa tuyến tình và trường liên tưởng dựa trên ý
nghĩa của từ (ý nghĩa ngôn ngữ)
1.2.2. Khái niệm trường từ vựng về tình mẫu tử
Là tập hợp các đơn vị từ đồng nhất với nhau về một nét nghĩa nào đó
có liên quan đến tình mẫu tử.
Có thể xác lập trường từ vựng về tình mẫu tử qua ba phương diện như
sau:
-

Đối tương: mẹ, má, u, bầm, …
Hoạt động: đi, ôm, khóc, trông ngóng,…
Cảm xúc: hạnh phúc, vui, …

1.2.3. Quan niệm về tình mẫu tử


Tình mẫu tử là một điều vô cùng thiêng liêng và cao quý. Mỗi người
chúng ta luôn dành một góc trong tim để lưu giữ nó như một báu vật quý. Với mỗi
người thì tình mẫu tử lại được quan niệm theo những phương thức khác nhau.
Bernard Shaw cho rằng: “Vũ trụ có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan
tuyệt phẩm nhất là trái tim người mẹ”
Hay Mitch Albom: “Khi bạn nhìn vào mắt của một người mẹ, bạn sẽ
biết được tình yêu tinh khiết nhất mà mình có thể tìm thấy trên trái đất.
Và Gaspard Mermillod : “Mẹ là người có thể thay thế bất kỳ ai khác
nhưng không ai có thể thay thế được mẹ”
Tình mẫu tử, với nhà thơ Lăng Kim Thanh:
“… Mẹ là tia nắng ban mai
Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng

Lòng con vui sường nào bằng
Mẹ luôn bên cạnh nhọc nhằn trôi đi…”
Hay với nhà thơ Lê Trọng Tuyên
“Một người vất vả đau thương
Sớm hôm làm lụng nuôi con thành người
Đó là hình ảnh mẹ tôi
Tình thương bát ngát bao la bằng trời
Tình mẫu tử là một thứ tình yêu thiêng liêng không có gì sánh bằng,
mỗi người đều có những quan niệm riêng về tình mẫu tử không ai giống ai, nhưng
với mỗi người luôn dành trọn một tình yêu đặc biệt với tình cảm này – tình mẫu tử.
2. Kết quả khảo sát trường từ vựng về tình mẫu tử trong các bài hát tiếng Anh và

tiếng Việt từ nữa sau thế kỉ XX đến nay
Trong quá trình học tiếng Anh, người Việt thường gặp khó khăn trong Việt dịch
từ tiếng Anh sang tiếng Việt bởi sự khác nhau về các sắc thái ý nghĩa và cách sử


dụng từ bởi chúng thuộc hai nền văn hóa khác nhau. Chính vì vậy việc hiểu rõ về
điểm giống và khác nhau trong các vấn đề nêu trên sẽ giúp ích cho việc học hai
ngôn ngữ này.
Có thể khác nhau về văn hóa nhưng tình mẫu tử thì duy chỉ có một. Đó là tình
yêu cao quý nhất. Sáu bài hát tiếng Anh mà chúng tôi chọn để khảo sát đó là:
Mama, A song for Mama, I turn to you, Thanks to you, In my daunghter’eyes, A
little more time on you và sáu bài hát tiếng Việt đó là: Nhật ký của mẹ, Mẹ yêu,
Gặp mẹ trong mơ, Lòng mẹ, Bầm ơi, Tình mẹ. Qua quá trình khảo sát và phân loại,
chúng tôi đã đưa ra được những điểm giống và khác nhau trong hệ thống trường từ
vựng về tình mẫu tử của những bài hát trên.
2.1. Tần suất các từ thường xuyên suất hiện khi diễn đạt tình mẫu tử
Có thể nói khi viết về tình mẫu tử thì các từ ngữ chỉ ngôi xưng hoặc những hình
ảnh so sánh xuất hiện với tần suất tương đối cao:

-

Trong tiếng Việt có các từ sau:
Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Từ ngữ, hình ảnh
Mẹ
Con
Yêu
Thương
Nhớ
Tính từ chỉ sự yêu thương
Những cụm từ chỉ thời gian
Hình ảnh thiên nhiên
Hình ảnh chỉ sự hi sinh
Hình ảnh so sánh tình mẫu

Tần suất xuất
hiện
125

124
45
14
15
42
17
41
20
20

tử
-

Trong tiếng Anh có:
Số thứ tự

Từ ngữ, hình ảnh

Tần suất xuất


1
2
3
4
5
6
7
8
9

10

I
You
Love
I love you
Friend
Everything
Always
Mama
The comparative expression
Noun denoting the parts of the body

hiện
89
64
22
10
10
6
11
8
16
10

2.2. Trường từ vựng về tình mẫu tử trong các bài hát tiếng Anh và tiếng Việt
2.2.1. Cách xưng hô giữa mẹ và con:
Tiếng Việt
Mẹ
Con

Bầm
Bé cưng

Tiếng Anh
I
You
Mama
She

2.2.2. Hình ảnh biểu tượng trong tình mẫu tử:
Tiếng Việt
Ánh sao đêm, cánh chim, nắng

Tiếng Anh
Driving force, the queen of my

mai, sao sáng, biển Thái Bình, heart, tears from the stars, food to
dòng suối hiền, đồng lúa chiều, my soul, the light to light my way, a
vầng trăng tròn mùa thu, làn gió, friend, wings, angel, diamond,
sáo diều, những tiếng hát ấm áp, pearl
ánh nắng lấp lánh, biển trời
2.2.3. Từ ngữ chỉ thiên nhiên:
Tiếng Việt
Mặt đất, cơn mưa, nắng, biển rộng,

Tiếng Anh
Sky, stars, the rain, the

mây, ánh sao, bầu trời, dòng suối, cánh storm, darkness, the light, a
đồng, trăng ngàn, làn gió, núi đồi, suối river



rừng, rặng tre, sóng, mưa gió, mưa phùn
2.2.4. Động từ thể hiện sự yêu thương:
Tiếng Việt
Ngóng, trông, mong, ấp, khóc, yêu,

Tiếng Anh
Love, think, see, care, have, give,

thương, chờ, sưởi ấm, nhớ, ôm, ru, hy keep, feel, cry, fly, hope, wrap, smile
sinh
2.2.5. Tính từ thể hiện cung bậc cảm xúc:
Tiếng Việt
Vui, buồn, xót xa, hạnh phúc, khó

Tiếng Anh
Sad, comfort, bad, afraid, scared,

nhọc, tha thiết, bao la, ấm áp, rạt rào, safe, warm, amzing, strong, wise, happy
ngọt ngào, êm ái, man mác, thao thức,
êm đềm, chan chứa, xao xuyến, tái tê,
khó nhọc
2.2.6. Những hình ảnh chỉ sự vất vả, khó khăn, sự hy sinh:
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Ôm con trong tay khóc ướt vai, trăng tà Skies was grey, I was down, I was
soi bóng, thao thức bao đêm trường, lặn bad, I was so afraid, lost in the
lội gieo neo, mưa gió không quản thân rain, losing ground, my world is
gầy, một sương hai nắng, bạc mái đầu, going crazy, lose the will to win

thức trắng đêm, nước mắt như suối nguồn,
heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn, chân
lội dưới bùn, tay cấy mạ non, tóc rối một
đời, thức trắng cho con bao đêm ngủ say
2.2.7. Những hình ảnh khi hoài niệm trong tình mẫu tử
Tiếng Việt

Tiếng Anh


Tiếng cười, mắt xoe tròn, chiếc Smile, eyes, face, shoulder, heart,
môi, dáng hình, nụ cười, khúc hát voice
ru, mái tóc
2.3. Kết quả khảo sát
Qua việc khảo sát trường từ vựng về tình mẫu từ trong sáu bài hát tiếng
Anh và tiếng Việt, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một số đặc điểm khác
biệt cũng như tương đồng sau:
-

Không chỉ trong xưng hô giữa mẹ và con mà những mối quan hệ xã hội khác
thì người Anh đều sử dụng hai ngôi xưng đó là “I” và “you” cho mọi vai vế,
khi mẹ xưng với con vẫn là “I” và gọi con là “you”, ngược lại cũng vậy.
Trong một số trường hợp để nhấn mạnh tình cảm và đề cao người mẹ thì
người Anh còn gọi mẹ là “mama”. Còn người Việt thì khác hoàn toàn, bởi
vai vế được phân định rõ trong cách xưng hô. Khi giao tiếp thì người Việt
xưng “mẹ” và gọi “con”, ngược lại cũng như vậy. Khi gọi những đứa trẻ
con, để thể hiện sự âu yếm, trìu mến thì người Việt còn có thể gọi “bé cưng”
hoặc “bé con”. Ngoài ra, cách xưng hô giữa mẹ và con của người Việt còn
có sự khác biệt theo vùng miền. Ví dụ danh xưng “mẹ” là từ toàn dân và
được phổ biến ở cả ba miền tuy nhiên ở một số vùng nông thôn ở miền Bắc

còn gọi mẹ là “u”, “bầm”; ở miền Trung còn gọi mẹ là “mạ” và miền Nam
thì gọi là “má”. Đó là do đặc trưng văn hóa và tính chất địa lí của mỗi vùng.

-

Trong việc sử dụng những hình ảnh so sánh mang tính trừu tượng thì có thể
thấy khi nói về tình mẫu tử thì cả người Anh và người Việt đều dùng những
hình ảnh mang tính gợi hình cao như ánh sao đêm, sao sáng, biển Thái
Bình, dòng suối hiền, vầng trăng tròn mùa thu, làn gió, sáo diều, những
tiếng hát ấm áp, ánh nắng lấp lánh, biển trời hoặc the queen of my heart,
tears from the stars, food to my soul, the light to light my way, a friend,


wings, angel, diamond, pearl. Tuy nhiên có thể thấy một điểm khác biệt khá
rõ nét trong việc sử dụng hình ảnh của cả hai ngôn ngữ đó là mức độ gợi
hình của hình ảnh. Trong khi người Anh sử dụng những hình ảnh cụ thể,
mang tính hiện thực cao như “heart”, “food”, “diamond” hay “pearl” thì
người Việt lại sử dụng những hình ảnh lãng mạn và đậm chất thơ ca hơn như
“dòng suối”, “ánh trăng”, “ánh sao”,... điều đó cho thấy người Việt khá trau
chuốt từ ngữ và lựa chọn từ ngữ khá kĩ càng trong việc diễn đạt tình cảm.
Đặc điểm này cũng thể hiện khá rõ trong việc sử dụng những hình ảnh thể
hiện sự khó khăn, vất vả và hy sinh của người mẹ. Để diễn đạt hết được
công lao và những khó nhọc mà mẹ đã hy sinh cho chúng ta người Việt
thường sử dụng những hình ảnh như Ôm con trong tay khóc ướt vai, thao
thức bao đêm trường, bạc mái đầu, thức trắng đêm, nước mắt như suối
nguồn, heo heo gió núi, tóc rối một đời, thức trắng cho con bao đêm ngủ
say,... đôi khi còn dùng cả thành ngữ như “một sương hai nắng” để đạt hiệu
quả cao. Trong khi đó người Anh chỉ dùng các câu như Skies was grey, lost
in the rain, losing ground, my world is going crazy, lose the will to win,... để
ẩn dụ cho sự khó khăn trong cuộc sống và hình ảnh người mẹ chỉ là “by my

side”, “You were there for me to love and care for me” hay “when I'm down
you're there-pushing me to the top”,... điều đó không có nghĩa người Anh
không coi trọng tình mẫu tử mà đó chỉ là sự khác biệt về văn hóa bởi người
Việt có truyền thống coi trọng tình cảm gia đình và đề cao vai trò của người
mẹ, người phụ nữ và người phụ nữ việt cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của
Nho giáo nên cả đời chỉ sống vì chồng, vì con, hy sinh âm thầm và chịu
đựng nhiều khổ cực. Trong khi người Anh lại nghiêng về tính tự do, tự lập
và con cái ngay từ nhỏ đã phải tập sống tự lập. Tuy nhiên, dù cách diễn đạt
có sự khác biệt nhưng có thể thấy hình ảnh người mẹ và tình mẫu tử trong cả


hai ngôn ngữ đều được sử dụng những hình ảnh và ngôn từ có tính chọn lọc
cao nhất.
-

Khi khảo sát về trường từ vựng về tình cảm nói chung và trường từ vựng về
tình mẫu tử nói riêng thì có thể thấy một đặc điểm khác biệt đó là hệ thống
tính từ biểu thị tình cảm của chủ thể. Nếu hệ thống hình ảnh mà người Việt
sử dụng mang tính gợi hình khá cao thì hệ thống tính từ mang đậm tính gợi
cảm. Những từ như “dạt dào”, “thiết tha”, “xao xuyến”, “ngọt ngào”,... càng
làm cho câu hát giàu cảm xúc và tính trữ tình sâu lắng, gợi cho người nghe
những cảm xúc, những hoài niệm về người mẹ. Trong khi đó, người Anh với
những tính từ “happy”, “safe”, “warm”,... lại mang đến hơi thở tươi mới, vui
vẻ, gợi lên những khoảnh khắc hạnh phúc khi được bên cạnh mẹ.

III. KẾT LUẬN
-

Khi nói đến tình mẫu tử, bằng những cách khác nhau, những câu chữ, hình
ảnh, ý nghĩa khác nhau, song cả hai ngôn ngữ đều đề cao tình cảm thiêng

liêng và quý báu này. Nếu người Việt sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, gợi
cảm để thể hiện tình cảm của mình đối với tình mẫu tử thì người Anh lại thể
hiện tình cảm đó khá trực tiếp và thiết thực. Đây có lẽ là điểm khác biệt lớn
nhất trong việc diễn đạt tình mẫu tử nói riêng và tình cảm yêu thương nói

-

chung giữa hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa.
Việc khảo sát và đối chiếu trường từ vựng về tình mẫu tử trong các bài hát
tiếng Anh và tiếng Việt từ đầu thế kỉ XX đến nay phần nào giúp người học
có thể hiểu rõ hơn về cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh trong diễn đạt tình
cảm của cả hai ngôn ngữ. Văn hóa khác nhau nên việc sử dụng hình ảnh
cũng như ý nghĩa của hình ảnh đó cũng khác nhau. Chính điều này đã tạo
những khó khăn nhất định trong việc học và dịch ngôn ngữ này sang ngôn


ngữ kia và ngược lại. chính vì vậy cần phải hiểu rõ về trường từ vựng trong
mỗi ngôn ngữ để việc học trở nên dễ dàng hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường từ vựng “tình yêu” từ các bài hát về tình yêu đôi lứa trong tiếng
Anh và tiếng Việt nữa sau thế kỉ XX, Đặng Thị Cẩm Tú, Lê Thị Tuyết
Sương, Nguyễn Thị Thanh, Báo ngôn ngữ và đời sống.



×