TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
****************
VŨ THUỲ LINH
KHẢO SÁT TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ
NGHĨA CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
SÁNG TÁC CỦA NAM CAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
HÀ NỘI - 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai khóa luận, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ của thầy cô tổ bộ môn Ngôn ngữ, các thầy cô khoa Ngữ văn và các bạn
sinh viên, đặc biệt là TS.GVC.Đỗ Thị Thu Hương, giáo viên trực tiếp hướng
dẫn.
Nhân khóa luận hoàn thành, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với
thầy cô giáo và các bạn.
Do thời gian có hạn và cũng là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu
khoa học, chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi
mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Vũ Thùy Linh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Khóa luận: Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong
sáng tác của Nam Cao là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến
của những người đi trước và dưới sự giúp đỡ khoa học của giáo viên hướng dẫn.
2. Khóa luận không sao chép từ một công trình có sẵn nào.
3. Kết quả nghiên cứu ít nhiều có những đóng góp nhất định của tác giả.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Vũ Thùy Linh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích nghiên cứu 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
7. Đóng góp của khóa luận 3
8. Cấu trúc khóa luận 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA 5
1.1 Khái niệm trường nghĩa 5
1.2 Phân loại 6
1.2.1. Trường nghĩa dọc 6
1.2.2 Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính) 8
1.2.3 Trường liên tưởng 8
1.3 Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương 9
1.3.1 Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương. 9
1.3.2 Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương 10
1.3.3 Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương 10
CHƯƠNG 2: TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO 13
2.1 Kết quả khảo sát trường từ vựng chỉ ngoại hình 13
2.2. Trường từ vựng chỉ hình dáng bên ngoài 14
2.2.1 Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi mắt 14
2.2.2 Trường từ vựng chỉ đặc điểm về dáng người 17
2.2.3. Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi tay 20
2.2.4. Từ ngữ miêu tả đặc điểm của khuôn mặt 22
2.2.5 Trường từ vựng chỉ trang phục 26
2.3. Trường từ vựng chỉ phẩm chất 28
2.3.1. Lớp từ chỉ giọng nói 28
2.3.2 Từ ngữ chỉ hoạt động của người phụ nữ trong đời thường 28
2.3.3. Các từ ngữ chỉ tâm trạng người phụ nữ 31
2.3.4. Lớp từ chỉ tính cách của người phụ nữ 36
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
M.Gorki đã từng nói: “yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công
cụ chủ yếu của nó cùng với các sự kiện hiện tượng của cuộc sống là chất liệu
của văn học”.
Ở các loại hình nghệ thuật khác người đọc chỉ hiểu được phần nào nội
dung văn bản thì văn bản nghệ thuật người đọc có thể cảm nhận và hiểu được
toàn bộ nội dung thông tin mà người tạo lập muốn truyền đạt. Bởi văn bản
nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ giao tiếp- mã giao tiếp thường xuyên và phổ
biến của con người. Không những thế ngôn ngữ nghệ thuật với đặc trưng có
tính hình tượng và hàm súc nó còn có khả năng gợi liên tưởng. Nhiệm vụ của
bất cứ người sáng tác văn học nào cũng phải chú trọng đến việc sáng tạo ngôn
từ sao cho đạt hiệu quả cao nhất, còn người đọc khi tiếp nhận tác phẩm văn
học phải chú trọng nhất đến phương diện từ ngữ. Ngôn ngữ trong tác phẩm
văn học thường được sử dụng một cách có hệ thống.Tiêu biểu cho hệ thống
ngữ nghĩa của từ ngữ trong tác phẩm văn học là các trường nghĩa. Khi các từ
ngữ có sự phù hợp với nhau về trường nghĩa sẽ tạo sự phù hợp, cộng hưởng
về ngữ nghĩa giữa các từ. Ý nghĩa mà hệ thống biểu đạt này chính là điều mà
người nghệ sĩ muốn gửi gắm.
Nam Cao là tác gia lớn của văn học Việt Nam.Ông đã đem đến cho văn
học một lối văn mới sâu xa chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của một con
người biết tin ở tài của mình, ở thiên chức của mình. Khi nghiên cứu tác
phẩm của ông có thể dựa trên nhiều phương diện: cách xây dựng nhân vật,
các biện pháp nghệ thuật … Đề tài khóa luận này sẽ tìm hiểu tác phẩm của
Nam Cao trên phương diện ngôn ngữ. Bởi vì tìm hiểu các trường nghĩa trong
tác phẩm của Nam Cao không chỉ có ý nghĩa tích cực trong tiếp nhận văn
chương nói chung mà còn là việc làm cần thiết đối với giáo viên dạy văn
trong tương lai khi dạy về các tác phẩm của Nam Cao. Chính vì ý nghĩa đó
2
mà chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài :“Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người
phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao”.
2. Lịch sử vấn đề
Trường nghĩa là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học
như: Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Bùi Minh Toán… Tuy
nhiên các tác giả mới chỉ nghiên cứu một số hệ thống thuộc cấp độ từ vựng.
Những vấn đề về trường từ vựng ngữ nghĩa trong tác phẩm văn chương vẫn
chưa có sự quan tâm và tìm hiểu một cách thỏa đáng.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trường từ vựng ngữ nghĩa thuộc các
phạm trù chỉ người, động vật, thực vật…và xem xét sự hoạt động của các
trường nghĩa trong giao tiếp khác nhau: xã hội, lịch sử, văn hóa…Một số tác
giả còn đối sánh trường nghĩa trong tiếng Việt với các trường nghĩa tương
ứng trong những ngôn ngữ khác.
Nghiên cứu về trường nghĩa trong tác phẩm của một hay nhiều tác giả
cụ thể cũng chỉ được sự quan tâm của sinh viên các khóa chủ yếu là các đề tài
khóa luận tốt nghiệp. Vì vậy, khảo sát hoạt động các trường từ ngữ trong các
tác phẩm văn chương vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Nghiên cứu vấn đề này mới
chỉ có một số công trình như: “Thành ngữ chỉ trường nghĩa ăn trong Tiếng
Việt”-Trương Thị Lộng Ngọc (k32), “Trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu
trước cách mạng tháng 8”- Nguyễn Thị Phương (k33), "Trường nghĩa ẩm
thực trong tác phẩm của Thạch Lam và Vũ Bằng” (k33). Tuy nhiên chưa
có đề tài nào nghiên cứu tìm hiểu trường nghĩa trong các tác phẩm của Nam
Cao – một tác gia lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Do đó,
qua việc tìm hiểu, tra cứu, chúng tôi nhận thấy tính chất bổ ích của vấn đề
định nghiên cứu và đã quyết định lựa chọn đề tài: “Trường từ vựng ngữ
nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của Nam Cao” Chúng tôi thực hiện
đề tài này với mong muốn là tìm ra một nét phong phú, linh hoạt trong cách
sử dụng ngôn ngữ của nhà văn tài hoa này.
3
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích:
- Thấy được sự đa dạng, phong phú trong việc sử dụng từ của Nam Cao.
- Mở rộng, trau dồi thêm vốn từ ngữ của mình trong việc tiếp cận văn học
cũng như trong cuộc sống.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Ứng với mục đích nêu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khảo sát các vấn đề lí thuyết về trường nghĩa.
- Khảo sát trường nghĩa chỉ người phụ nữ trong tác phẩm của Nam Cao
- Phân tích, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ trong sáng tác của
Nam Cao.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các từ ngữ chỉ người phụ nữ
trong sáng tác của Nam Cao.
Ngữ liệu thống kê phục vụ cho mục đích của đề tài được giới hạn trong phạm
vi cuốn “Tuyển tập Nam Cao” (NXB Thời đại,2010) .
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống phân loại
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
- Phương pháp hệ thống
7.Đóng góp của khóa luận
-Về mặt lí luận:
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về trường nghĩa, đề tài làm sáng
tỏ vấn đề trường từ vựng ngữ nghĩa trong văn xuôi. Qua đó, góp phần hoàn
thiện cơ sở lí thuyết về trường nghĩa.
-Về mặt thực tiễn:
4
+Những kết quả thống kê của khóa luận giúp ích cho việc học tâp, giảng dạy
ngôn ngữ nói chung, từ vựng nói riêng.
+Những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đạt được có thể vận dụng trong quá
trình giảng dạy từ ngữ trong tác phẩm văn học nói chung, trong văn Nam Cao
nói riêng.
8.Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo khóa luận gồm hai
chương:
Chương I: Những vấn đề lí thuyết về trường nghĩa
Chương II: Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ người phụ nữ trong sáng tác của
Nam Cao
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA
1.1 Khái niệm trường nghĩa
Lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây. Tư tưởng cơ
bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách có hệ thống. Có nhiều cách
hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa. Nhưng có thể quy vào hai khuynh
hướng chủ yếu:
Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái
niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là
L.Weisgerber và J.Trier
Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ
sở các tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái
niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.
Đại biểu là Ipsen.
Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là nhóm từ vựng- ngữ nghĩa. Giáo sư
Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu nhiều về vấn đề trường nghĩa.Theo ông:
những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đạt được các từ nói
chung (nói cho đúng là ý nghĩa của nó) vào những hệ thống con thích hợp.
Trong Từ vựng - ngữ nghĩa Tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Mỗi tiểu
hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa”.
Như vậy tìm ra một khái niệm trường nghĩa trọn vẹn và đầy đủ vẫn
đang là vấn đề được đặt ra. Nhưng để phục vụ cho phạm vi nghiên cứu này
các nhà ngôn ngữ học đã thống nhất khái niệm trường nghĩa như sau: Là tập
hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.[1]
6
1.2 Phân loại
F.de Saussure trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương đã chỉ ra hai
dạng quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ
đoạn) và quan hệ dọc (hay quan hệ tộc tuyến, quan hệ ngữ hình).
Vì các đơn vị từ vựng có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm nên có
trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Đây là các trường nghĩa
dọc, tức hệ thống các trường nghĩa đồng nhất về ngữ nghĩa. Ngoài các trường
nghĩa dọc còn có trường nghĩa ngang tức trường nghĩa tuyến tính và trường
nghĩa liên tưởng. Trường liên tưởng vừa có tính chất là trường nghĩa dọc vừa
có tính chất là trường nghĩa ngang do cơ chế liên hội mà có.[1]
1.2.1. Trường nghĩa dọc
1.2.1.1 Trường biểu vật.
Trường biểu vật là tập hợp những từ đồng nhất về ý nghĩa biểu vật. Để
có những căn cứ dựa vào đó mà ta đưa ra các ý nghĩa biểu vật của các từ về
trường nghĩa biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các danh
từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ, về
mặt biểu vật là những nét nghĩa cụ thể thu hẹp ý nghĩa của từ. Như vậy nghĩa
biểu vật của nó trùng với tên gọi danh từ trên. Ví dụ với từ “tay” chúng ta có
cá trường biểu vật như sau:
1. Bộ phận của tay: cánh tay, bàn tay, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay, đốt, móng,
lòng bàn tay, mu bàn tay,hoa tay, ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón út.
2. Đặc điểm ngoại hình của tay (ngón tay) búp măng, dùi đục, (bàn tay) mỏng,
dày, thô cứng ,mềm mại.
3. Hoạt động của tay (chưa phân hóa): cào, cấu, bê, gắp, xới, đan, đặt, ghì,
cắp, tát, viết, vẽ
1.2.1.2 Trường biểu niệm.
Căn cứ để tập hợp các từ về một trường biểu niệm là khuôn nét nghĩa
chung (còn gọi là cấu trúc biểu niệm)
7
Vd. Trường biểu vật (vật thể nhân tạo) (phục vụ sinh hoạt).
-Dụng cụ để ngồi nằm: ghế ,phản, giường, đi văng…
-Dụng cụ để đặt: bàn, giá ghế, xích đu,kệ…
- Dụng cụ để chứa đựng: tủ, rương, hòm, vali, chạn, thúng, mủng, chai, lọ,
chum, hũ, vại
-Dụng cụ để che mặc, che thân: áo, quần, khăn khố, vải, giày, dép, hia, ủng,
găng, bít tất
- Dụng cụ để che phủ: màn, mủng, khăn, chiếu
Vì tiêu chí tập hợp trường biểu niệm là cấu trúc biểu niệm nên thuộc một
trường biểu niệm lớn hoặc nhỏ có rất nhiều từ thuộc các trường biểu niệm
khác nhau.
Mặt khác, qua các trường biểu niệm chúng ta thấy rõ sự quy định lẫn
nhau giữa các từ về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ: nghĩa của từ giải tán bị quy định
bởi nghĩa của các từ tập hợp nhóm, đoàn, đội, bầy là vì người ta chỉ giải tán
một tập hợp người nào đó. Nếu không có tập hợp người thì không có từ giải
tán. Ngoài ra, khi tìm nghĩa biểu niệm chính xác của từ này không thể không
đối chiếu nó với các từ phân chia, chia và gần hơn là các từ phân tán, giải tán,
giải tỏa, giải thể.
Sự phân lập về trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm như
trên đã nói dựa trên sự phân lập về trường nghĩa của từ. Nó phản ánh hai cách
nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau. Tuy nhiên hai loại trường nghĩa dọc có
liên hệ với nhau nếu lấy nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu
chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật. Nhưng khi phân lập các
trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúc biểu niệm song khi phân nhỏ
chúng ra đến một lúc nào đó phải sử dụng nét nghĩa biểu vật.
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phải phân lập được các trường.
Nhưng cũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị của từng từ một trong
trường mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ.
8
1.2.2 Trường nghĩa ngang (Trường nghĩa tuyến tính)
Trường nghĩa ngang là tập hợp tất cả các từ có thể kết hợp với một từ ngữ nào
đó lấy làm gốc lập thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận
được một cách bình thường đối với người sử dụng ngôn ngữ.
Vd Trường nghĩa ngang của từ đi là người, học sinh, voi, ngựa, xe nhanh,
chậm, tập tễnh, khập khiễng, thoăn thoắt chợ, học, làm, buôn giày, dép.
Những nhận xét sơ bộ cho thấy:
- Các từ trong một trường nghĩa ngang là những từ thường kết hợp theo
chuẩn mực ngữ nghĩa của một ngôn ngữ chung.
- Một từ nhiều nghĩa có thể lập những trường nghĩa ngang khác nhau về tính
chất tùy theo nghĩa nào đó được lấy làm trung tâm.
- Các từ trong một trường nghĩa ngang là sự cụ thể hóa các nét nghĩa trong
nghĩa biểu vật của từ.
- Có rất nhiều từ đi với một từ trung tâm nào đó lập thành trường nghĩa
ngang của nó. Tuy nhiên quan hệ giữa các từ lập thành trường nghĩa ngang
có mức độ chặt, lỏng lẻo khác nhau.
1.2.3 Trường liên tưởng
Sự phân lập các trường biểu vật, biểu niệm như trên là vấn đề cần thiết
để tìm hiểu quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa-ngữ pháp, phát hiện những đặc
điểm nội tại và đặc điểm hoạt động của từ. Nhưng đó mới chỉ là sự phân tích
“cấu trúc bề mặt” của ngôn ngữ. Ngôn ngữ còn có cấu trúc bề sâu. Đó là lí do
để xác lập trường liên tưởng.
Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch.Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm
trường liên tưởng. Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên
tưởng như từ bò của tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra do liên tưởng: 1 Bò
cái bò mộng , bê, sừng gặm cỏ, nhai trầu. 2 Sự cày bừa, cái cày, cái ách. 3
Những ý niệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh, trong
các thành ngữ Pháp.
9
Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng
các từ liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ này trong một trường liên
tưởng trước hết là những từ nằm trong trường biểu vật, các trường biểu niệm
và trường tuyến tính tức là những từ có cấu trúc quan hệ đồng nhất và đối lập
về ngữ nghĩa đối với từ trung tâm. Song trong trường liên tưởng còn có nhiều
từ khác được liên tưởng do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những
ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho
các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại, tính cá nhân.
Các trường liên tưởng thường không ổn định nên ít tác dụng phát hiện
những quan hệ về cấu trúc ngữ nghĩa của từ và từ vựng. Có nhiều trường hợp
phải dùng tới nhiều trường liên tưởng nhưng như vậy thì dẫn tới một chuỗi
kết hợp mơ hồ về nghĩa. Ví dụ: Nhắc tới chiến tranh người ta liên tưởng tới:
bom đạn, rốc két, sụt lở, bom, cái chết…
1.3 Trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương
1.3.1 Trường nghĩa biểu vật và ngôn ngữ văn chương.
Chúng ta đã biết, từ ngữ có thể chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ
và ẩn dụ. Có thể nhận xét như sau: Các từ trong một trường biểu vật thường
lôi kéo nhau chuyển nghĩa theo một hướng nhất định.
Nếu các từ chuyển theo ẩn dụ thì thường xảy ra sự chuyển trường biểu
vật, có nghĩa là các từ thuộc trường biểu vật này kéo nhau chuyển sang trường
biểu vật khác. Ví dụ : Từ lửa chuyển sang trường “tình cảm trạng thái tâm lí”
thì kéo theo các từ hừng hực , rực, bốc nhen nhóm, kéo, tàn…cùng chuyển
sang trường đó.
Trường lửa cũng có thể chuyển sang trường chỉ các cuộc đấu tranh xã
hội. Nhiều từ cùng trường với lửa cũng chuyển theo: lửa đấu tranh giải
phóng dân tộc , phong trào đấu tranh vẫn còn âm ỉ, không thể dập tắt được.
Nên chú ý khi trường nghĩa được dùng đúng với trường của chúng thì
tác dụng gợi hình ảnh kém đi hoặc không có bởi có sự trung hòa về ngữ cảnh.
10
Hòn đá nặng, tôi đóng cửa, nó đi bắt cá. Lúc này từ ngữ được dùng đúng
trường, muốn tạo ra khả năng gợi hình tượng phải chọn các từ đồng nghĩa
cùng trường, và chọn những từ có nghĩa càng cụ thể thì càng tốt. So sánh bắt
cá, nơm cá, cất cá…nặng, nặng trình trịch,…đóng cửa, cài cửa, chốt cửa, then
cửa. Khi từ ngữ chuyển trường thì ngoài cái nghĩa riêng của từ ngữ nó mang
theo cả những ấn tượng, những liên tưởng của trường cũ sang trường mới,
làm cho trường mới cũng có những ấn tượng liên tưởng của trường cũ. So
sánh đá nặng với âm thanh nặng, trách nhiệm nặng, nặng lời thề chốt cửa và
đơn vị chốt trên đồi.
Trong văn chương, các từ ngữ trong một câu văn, đoạn văn thường kéo
nhau theo cùng một trường để tạo ra sự phù hợp về trường nghĩa biểu vật.
- Sự đời đã tắt lửa lòng
- Lửa tâm càng dập càng nồng.
1.3.2 Trường biểu niệm và ngôn ngữ văn chương
Khi phản ánh một hiện thực nào đó vào tác phẩm, người viết khắc họa
nó bằng ngôn ngữ của mình. Tại một chỗ tác phẩm chỉ có thể phản ánh một
phương diện của thực tế mà thôi. Để làm nổi bật cái đồng nhất đó, từ ngữ diễn
đạt cũng phải chứa cái gì đó chung, phù hợp với nhau tạo nên hiện tượng gọi
là sự cộng hưởng ngữ nghĩa giữa các từ. Sự cộng hưởng ngữ nghĩa này dựa
trên nét nghĩa đồng nhất vốn có trong các từ, nói khác đi, dựa trên nét nghĩa
chung cho một trường (hay một nhóm từ ngữ trong một trường) biểu niệm.
Sự cộng hưởng về ngữ nghĩa không chỉ xảy ra đối với các từ ngữ. Nó
có thể chi phối cả cấu trúc cú pháp, cả ngữ âm tiết tấu. Nói một cách khác,
người viết thường phối hợp tất cả các yếu tố các phương tiện ngôn ngữ để tạo
ra sự toàn bích về hình thức cho tác phẩm của mình.
1.3.3 Trường liên tưởng và ngôn ngữ văn chương.
Trường liên tưởng có hiệu lực lớn, giải thích sự dùng từ, nhất là sự
dùng từ trong các tác phẩm văn học, giải thích những hiện tượng sáo ngữ, sự
11
ưa thích lựa chọn những từ ngữ nào đấy để nói hay viết, sự né tránh hoặc
kiêng kị những từ nhất định… Không nói đến những sự sai biệt về chủ đề tư
tưởng, về các chi tiết thực tế về hình tượng… chỉ riêng diện mạo ngôn ngữ
cũng đủ làm chúng ta không lẫn được một tác phẩm văn học của thời đại này
với tác phẩm văn học của thời đại khác. Một tác giả đã từng sáng tác có kết
quả trong thời kì trước thường gặp khó khăn trong thời kì sau, đặc biệt là
trong các thời kì đã xuất hiện những thay đổi rất căn bản trong xã hội. Đó
không bởi vì ngừơi đó đã mang quá nặng những “nghiệp chướng” của thời đại
mình mà còn vì ngôn ngữ của mình đã bị ràng buộc quá nặng của những
trường liên tưởng cũ.
Ví dụ: Trong Văn học hiện đại Việt Nam trước 1945, từ mưa làm ta
liên tưởng tới những từ như đêm, thao thức , buồn, sầu, cô đơn (đêm mưa làm
nhớ không gian buồn đêm mưa …). Từ chia biệt (li biệt, tống biệt, biệt li )
thường gợi ra những từ cũng là các cảm xúc như bến đò, sông nước,
chiều…(đương lúc hoàng hôn xuống, là giờ tiễn khách đi, nước đượm màu li
biệt trời vương hương biệt li…Xuân Diệu), thậm chí ngay cả khi cuộc chia
tay không diễn ra bên bờ sông bến nước nào mà vẫn:
Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong…
(Thâm Tâm)
Cho nên sự gắn bó với cuộc sống, với thời đại, và không phải chỉ của
các nhà văn mà cả những người làm văn học, giảng dạy văn học nữa, không
chỉ để thường xuyên đổi mới tư tưởng, vốn sống, tình cảm mà còn để thường
xuyên cải tạo, đổi mới ngôn ngữ của mình.
12
Tiểu kết chương 1
Ở chương này, chúng tôi đã tổng hợp các vấn đề lý thuyết về trường
nghĩa, các loại trường nghĩa, ngữ nghĩa của trường nghĩa, quan hệ ngữ nghĩa
giữa các trường nghĩa. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa các trường nghĩa và
ngôn ngữ văn chương. Những hiểu biết và trình bày trên sẽ được vận dụng
khi chúng tôi tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng và nhận xét về
hoạt động của trường trong phạm vi khảo sát.
13
CHƯƠNG 2: TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA CHỈ NGƯỜI PHỤ
NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO
2.1 Kết quả khảo sát trường từ vựng chỉ ngoại hình
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trong tập truyện “Tuyển tập Nam Cao”
(nxb Thời đại 2010). Bằng thao tác thống kê, phân loại chúng tôi đã đưa ra
bảng thống kê như sau:
STT Ngoại hình Số phiếu Tỷ lệ (%)
1 Mắt 50 30
2 Dáng 40 24
3 Tay 22 13,1
4 Mặt 10 6
5
M
ũi
12
7,2
6 Môi 10 6
7 Răng 12 7,2
8 Da 11 6,5
Tổng 167 100
Qua bảng số liệu ta thấy mô tả về đặc điểm chỉ bộ phận thân thể của
người phụ nữ được tác giả chú ý nhất ở đôi mắt, dáng người, tay. Cụ thể :
mắt 50 lần chiếm 30% , dáng người 40 lần chiếm 24%, tay 22 lần chiếm
13,1%.
Ngoài các đặc điểm về hình dáng nêu trên, ta còn thấy: mũi, mặt, môi,
hàm răng cũng được tác giả chú ý nhưng không nhiều. Khóa luận này chỉ tập
trung chủ yếu vào những đặc điểm về mắt, khuôn mặt, dáng người, tay là
những đặc điểm chiếm số lượng lớn trong các tác phẩm và cũng là các đặc
điểm ngoài miêu tả về hình thức của nhân vật qua đó bộc lộ tâm hồn, tính
cách bên trong của mỗi người phụ nữ.
14
2.2. Trường từ vựng chỉ hình dáng bên ngoài
2.2.1 Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi mắt
Hình ảnh đôi mắt chiếm số lượng lớn trong các tác phẩm của Nam Cao.
Trong ca dao, đôi mắt đẹp là:
Nhác trông con mắt lá răm
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền
còn
Ai mà ti hí mắt lươn
Trai thì gian trá gái luôn gạt người
Như vậy trong quan niệm của tác giả dân gian, ngoại hình đôi mắt
không chỉ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài mà còn thể hiện tính cách bên trong của
con người đó. Xuất phát từ quan niệm đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, Nam Cao
không chỉ đơn thuần chỉ tả mà thông qua tả ấy thể hiện tâm trạng cảm xúc tâm
trạng số phận tính cách con người. Lớp từ chỉ đặc điểm đôi mắt được Nam
Cao sử dụng khá phong phú, đa dạng và sinh động: mắt bồ câu, mắt nhung,
mắt nhí nhảnh, to mà trắng dã, đen lay láy, khoằm khoằm, sắc như dao, tít lại
chỉ còn bằng hai hạt đỗ…
Chí Phèo là câu chuyện viết về quá trình bị tha hóa quyền làm người
của Chí- một anh nông dân hiền lành thật thà, chất phác. Không chỉ xây dựng
thành công hệ thống nhân vật chính như Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở, các nhân
vật phụ cũng được tác giả quan tâm không kém. Tuy chỉ xuất hiện trong vài
câu văn nhưng người đọc khó có thể quên được bà Tư- người đàn bà với đôi
mắt đĩ. Chỉ với ánh mắt cũng nói nên bản tính dâm đãng, lẳng lơ đĩ thỏa của
mụ. Đã đã gần bốn mươi mà vẫn cười vẫn đưa tình với những thằng trai trẻ
giá làm con bà cũng không đáng. Đôi mắt đĩ của bà ta khiến Bá Kiến không
thể không ghen. Lão chỉ muốn cho tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù. Một
nhân vật khác cũng được tác giả miêu tả tính cách thông qua hình ảnh đôi mắt
đó chính là vợ Binh Chức. Chị ta có đôi mắt sắc như dao. Sắc như dao không
15
chỉ thể hiện đặc điểm năng lực của mắt mà còn thể hiện phần nào bản tính con
người qua đôi mắt ấy. Cách nhìn sắc sảo, khôn ngoan thậm chí có cả một chút
lẳng lơ như chính bản tính, con người của chị ta. Chẳng thế mà khi anh chồng
đi lính, vợ Binh Chức nghiễm nhiên
trở thành trở thành một con nhà thổ
không phải trả tiền đẻ bọn lí dịch trong làng chuyển đổi.
Qua việc khảo sát lớp từ chỉ đặc điểm đôi mắt chúng tôi nhận thấy việc
miêu tả những đôi mắt khác nhau nhằm thể hiện những dụng ý nghệ thuật
khác nhau, phù hợp với ý đồ tổ chức văn bản của tác giả.
Có trường hợp đôi mắt được miêu tả đúng với tâm trạng người phụ nữ.
Một câu chuyện dài viết về số phận của những người hàng xóm nơi mẹ con
Hiền tới sinh sống đó là Truyện người hàng xóm. Xuất hiện nhiều nhân vật,
mỗi nhân vật có một số phận riêng, một cuộc đời riêng nhưng người đọc vẫn
bị ám ảnh bởi đôi mắt trong trẻo, đôi lông mày nhỏ tắp vẽ dài thêm của
Tiền.Tại sao ánh mắt đó lại có sức ám ảnh đến như vậy. Bởi Tiền là cô gái
phải sống cuộc đời thấp kém, phải bán thân mình làm gái. Dù phải qua tay
nhiều loại người trong xã hội nhưng nhà văn vẫn ưu ái dành cho Tiền những
câu văn hay. Đôi mắt trong trẻo hay chính là tâm hồn trong trẻo của cô? Vì
cuộc sống nghèo khó, vì phải nuôi người cha già ốm yếu bệnh tật lại cờ bạc
quanh năm mà Tiền phải làm nghề này. Thẳm sâu trong tâm hồn Tiền vẫn giữ
một tình yêu chung thủy với Hiền một chàng trai nghèo khó và muốn thoát
khỏi cuộc đời làm gái để mơ về cuộc sống hạnh phúc.
Chỉ vì miếng ăn vì nhu cầu tâm sinh lí hàng ngày của con người nhưng
khi không được đáp ứng con người ta có thể đánh mất cả lòng tự trọng là nội
dung của Một bữa no .Bà cái đĩ đã bao ngày phải sống chung với nhưng cơn
đói, đói đến quay quắt thì đã nghĩ ra một kế. Đó là đến nhà bà phó Thụ để
mong kiếm một bữa ăn sao cho thỏa mãn cơn đói bấy lâu nay đã hành hạ
mình. Tội nghiệp thay cho người đàn bà bất hạnh này. Bà phó Thụ khi nhìn
thấy bà cái đĩ thì mở to đôi mắt đỏ ngầu. Khi thấy cái đĩ và bà nó quấn quýt
16
thì trong lòng người đàn bà này không khỏi khó chịu tức tối, cái đĩ đang sung
sướng mừng rỡ vì bà cháu lâu ngày gặp lại thì bị đôi mắt khoằm khoằm dội
vào lòng nó. Theo dân gian, những người có đôi mắt khoằm khoằm là những
người ác. Dù bà lão nghèo khổ ấy chỉ tới ăn nhờ một bữa, nhưng trong cả bữa
ăn bà ta chỉ lườm với nguýt. Cái nhìn của bà phó Thụ hằn học giận dữ đầy
khinh bỉ đối lập với tư thế khúm núm sợ sệt của bà cái đĩ. Nhưng vì miếng ăn,
vì quá đói mà bà nó đành phải bất chấp tất cả để có được một bữa ăn no. Bữa
ăn no cuối cùng trong cuộc đời của người đàn bà nghèo khó bất hạnh, bữa ăn
mà sau này bà phải trả giá cả bằng sự sống của chính mình.
Có những trường hợp đôi mắt trái ngược hẳn với tính cách. Đọc những
dòng đầu của Đui mù, ai cũng nghĩ rằng cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ
Hùng và Nga thật hạnh phúc. Và ai cũng nghĩ tình yêu mà Nga dành cho
Hùng thật tha thiết và nồng cháy, bởi Nga có đôi mắt trong trẻo ngây thơ. Khi
phải xa chồng thì hai con mắt van vỉ nhìn tôi như cầu xin oán trách khiến tôi
cảm động đến tận đáy lòng. Những tưởng người chồng ấy sẽ chung thủy đợi
chồng trở về nào ngờ chỉ mấy hôm sau chính Hùng đã trông thấy nàng nũng
nịu đu lấy cổ một chàng trai trẻ như đã đu lấy cổ Hùng ở tảng đá cũ.
Cũng giống như Nga, người vợ trẻ - hàng xóm nơi Thứ và San thuê trọ
(Sống mòn) có đôi mắt đẹp và hiền. Đôi mắt ấy cũng khiến Thứ trong những
ngày xa vợ không khỏi xao xuyến rung động thậm chí có cả phần ghen tị với
anh chàng phu xe. Nhưng thực ra thị không hiền như đôi mắt của mình. Thị là
kẻ lẳng lơ là gái giang hồ. Cuộc sống giữa thị với anh phu xe chỉ là già nhân
nghĩa non vợ chồng.
Là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt thể hiện đầy đủ các cung bậc cảm xúc của
con người: hỉ, ố, ái, nộ. Trong Một chuyện xú nơ via, Tơ và Hàn lần đầu gặp
nhau đã có những cảm xúc rất đặc biệt. Trước những lời trêu ghẹo tán tỉnh
của Hàn thì Tơ cười tít mắt. Cái tít mắt ấy thể hiện niềm vui, sự thích thú
đồng tình với Hàn .Cùng chung tâm trạng vui mừng ấy, người vợ trong Cười
17
khi nhìn thấy chồng xuất hiện ở cửa thì trong con mắt của người vợ sáng hẳn
lên vì mừng rỡ. Dù trước đây hai vợ chồng có tức bực giận dỗi quát mắng
nhau. Nhưng sau một ngày dài xa chồng mọi buồn phiền cả chút lo âu cũng
tan biến đi khi hai người nhìn thấy nhau. Giờ đây giữa họ chỉ là niềm vui.
Niềm hạnh phúc khi nhìn thấy nhau.
Sao lại thế này viết về tình cảnh trớ trêu của anh giáo Hiệp. Khi đi dạy
thêm anh gặp lại người vợ khi xưa của mình, nay người ấy đã là chủ nhà. Bà
Phú Hưng khi nhận ra Hiệp thì giương đôi mắt thật to nhìn Hiệp. Bởi chính
bà cũng bị bất ngờ ngạc nhiên, khi người khách ở nhà bà bấy lâu nay lại chính
là người chồng cũ năm xưa đã ruồng bỏ khinh bỉ mình. Còn Hiệp khi nhìn
thấy đôi mắt luống cuống như muốn tìm đường lẩn trốn, chớp luôn mấy cái
rồi nhìn xuống đất của bà chủ nhà cũng ngạc nhiên không kém. Người phụ nữ
sang trọng, quý phái mà mình yêu mến lại chính là người phụ nữ năm xưa
mình ghê tởm như quái vật.
Như vậy vẻ bề ngoài cùng với các tính từ chỉ mức độ, các động từ, danh
từ đi kèm, đôi mắt còn thể hiện tính cách, tâm trạng của người phụ nữ.
2.2.2 Trường từ vựng chỉ đặc điểm về dáng người
Những từ chỉ dáng người cũng chiếm vị trí khá lớn khi miêu tả người
phụ nữ. Để miêu tả dáng người nhà văn đã sủ dụng hàng loạt các tính từ đi
kèm với một loạt các từ láy: phốp pháp, phây phây, thưỡn thườn thượt, còm
cõi, sồ sề, mũm mĩn và trắng trẻo, mảnh khảnh gầy gò, đét đóng Hoặc có khi
đó là cả một câu so sánh: thẳng đuồn đuột như một cây cau, cao ngồng và
mảnh khảnh, gầy như một con cò ruồi, nhịn tọp người đi như một con ve…
Gắn với mỗi nhân vật chúng đều có dụng ý nghệ thuật khác nhau.
Viết về Một đám cưới- ngày vui ngày hạnh phúc của đời người mà
người đọc chỉ thấy cái nghèo cái túng quẫn. Cái túng quẫn ấy xuất hiện ngay
từ những trang đầu qua dòng hồi tưởng của Dần về gia cảnh nhà mình. Vì
18
nghèo đói muốn bớt đi một miệng ăn mà nó phải đi ở từ khi chửa mười hai.
Khi ấy đầu nó vẫn còn để hai trái đào. Nó mới cầm vững cái chổi để quét nhà
và thổi một niêu cơm không sống, không sống, không khê. Cho Dần đi ở mẹ
Dần những mong rồi đây mỗi lần được ngày rỗi rãi về chơi, cả nhà sẽ ngạc
nhiên thấy nó béo như con cun cút, mà trắng mà đẹp mà lành lặn, ra phết cô
con gái lắm. Thế nhưng đó chỉ là giấc mơ hão, là khát vọng thầm lặng có
phần viển vông của người mẹ khốn khó. Bởi vì bấy lâu nay, Dần có về thật
nhưng nó vẫn gầy như một cái que. Cơm nhà giàu khó nuốt. Ăn được của họ
mà không làm lợi cho họ được thì họ phải làm cho mà mửa ra mà trả họ. Việc
miêu tả hình dáng của Dần không chỉ cho ta thấy sự nghèo khó, khốn khổ của
người lao động, đồng thời qua đó cũng là một cách gián tiếp tố cáo sự bóc lột
đến tàn tệ của địa chủ đối với người làm thuê.
Sống mòn là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc sống vất vả khốn khó của
những người tri thức . Sống trong cảnh “Cơm áo không đùa với khách thơ”,
con người như bị mòn ra, gỉ ra. Họ khổ sở ngay cả trong dáng vẻ. Oanh gầy
đét vẻ mặt cũng như dáng người cứng nhắc và khô. Y đi trông thẳng đuồn
đuột như một cây cau. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính cách của Oanh.
Bởi thị là kẻ bủn xỉn khô khan, vắt cổ chày ra nước. Thị luôn lợi dụng sức lao
động vất vả của bạn bè và đồng nghiệp để làm giàu cho mình. Dường như chỉ
nhìn vào dáng vẻ bề ngoài của thị người ta thấy thị chẳng có chút gì sung
sướng cũng như phúc hậu nào cả. Sống mòn không chỉ là cuộc sống của
những người như Oanh, Thứ, San mà đó còn là cuộc sống của biết bao người
lao động khác. Bà hàng xóm nơi Thứ và San thuê trọ có khổ người thô, cách
đi đứng hay mải mốt vội vàng. Nhìn người này cũng như nhìn cách sống của
bà cũng đủ biết bà không phải là người sống phong lưu sung sướng. Theo
nhân tướng học, một người sung sướng nhàn hạ, thì dáng đi khoan thai, nhẹ
nhàng, dáng người nhỏ nhắn. Còn khổ người thô, đi như chạy là những người
có số phận long đong. Dù là vợ cả nhưng bà chẳng hề có bất cứ quyền hành
19
gì. Người vợ hai có vốn liếng, có cửa hàng, đã bỏ tiền ra chạy cho ông chồng
của bà một việc làm. Bởi thế mà ông ấy nể người vợ hai hơn, ăn ở với vợ hai,
để người vợ hai có quyền hơn. Còn bà phải chịu một cuộc đời nhẫn nhịn như
một cái bóng bên cạnh ông chồng như vương như tướng. Ông khinh khinh
khỉnh, lạnh lùng và thường có vẻ mặt và điệu bộ của một ông phán nói với
dân quê. Ông coi vợ chẳng khác gì một con đày tớ. Sống mòn còn là cuộc
sống của những người thân quanh anh giáo khổ trường tư. Thứ lận đận ở Sài
Gòn ngót ba năm. Ngót ba năm sống chật vật, sống nghèo nàn, nhưng rất say
mê. Cái mộng viễn du vẫn chưa thành, thì một trận ốm thập tử nhất sinh đã
đem y về trả cho đất chôn rau cắt rốn. Về nhà y thấy mọi thứ đã đổi khác. Gia
đình y đã khánh kiệt rồi. Bà mẹ gầy gò và xấu đi nhiều quá đến nỗi y tưởng
mình đã xa nhà đến mấy chục năm, làm và nhịn tọp người đi như một con ve,
bởi một mình đã phải nâng đỡ cả một cái thế giới đang đỏ sụp kia, như một
con ngựa già cố kéo một cái xe nặng lên khỏi dốc, tuy biết mình đã cố sức
nhưng vẫn cố kéo.
Cùng là những người phụ nữ nhưng số phận cuộc đời của họ lại khác
nhau.Chỉ qua vài nét miêu tả dáng hình bề ngoài ta cũng thấy được điều đó.Bà
Hai Mợn trong Truyện người hàng xóm dù cái xuân đã tàn nhưng vẫn béo
tốt nở nang. Bởi bà là kẻ ăn trắng mặc trơn được chồng cung phụng , chiều
chuộng như một bà hoàng. Ngược lại, bà Ngã hàng xóm của bà lại có cái dáng
quắt queo. Bởi bà Ngã có bao giờ biết đến sung sướng, buôn bán vất vả cực
nhọc quanh năm , phục dịch ông chồng chẳng thiếu điều gì. Ấy thế mà khi
không có tiền cho ông đánh bạc thì ông đâm khùng, đánh vợ đánh con.
Sau cách mạng ở các sáng tác của mình, Nam Cao cũng tập trung
nhiều tới việc miêu tả ngoại hình người phụ nữ. Tuy nhiên, nhà văn chú ý
miêu tả họ với nét đẹp dịu dàng, dịu dàng ngay cả trong dáng vẻ. Họ không
còn cứng nhắc và khô hay thẳng đuồn đuột như một cây cau, cao ngồng và
mảnh khảnh như một con cò ruồi hay xồ sề, lẫng cẫng, phây phây. Người phụ
20
nữ ở các sáng tác giai đoạn sau thường mang dáng vẻ nhẹ nhàng, mảnh
khảnh, gầy gò.
Nọng Liễu trong vui dân công là cô gái mảnh khảnh, gầy gò, tưởng
rằng cô sẽ rất nhút nhát, yểu điệu nhưng lại rất dũng cảm khi tham gia phục
vụ kháng chiến.
Cô Vẩu trong Nhật kí ở rừng có dáng người mảnh khảnh, da trắng
xanh nhưng tác phong rất nhanh nhẹn. Dù bị sốt rét khá nhiều nhưng chị vẫn
hăng hái tham gia phục vụ kháng chiến. Chính chị thuộc vào lớp cán bộ đầu
tiên, xung phong lên Việt Bắc, đồng bào địa phương rất mến chị.
2.2.3. Trường từ vựng chỉ đặc điểm đôi tay
Trong các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng, hình ảnh đôi tay đẹp
xuất hiện rất ít. Những người phụ nữ vất vả thường đôi bàn tay của họ gân
guốc, đen sạm chứ không phải là tay búp măng. Hình ảnh đôi bàn tay đẹp
trong sáng tác trước cách mạng chỉ xuất hiện duy nhất một lần đó là đôi bàn
tay Kha với những ngón tay nhỏ xíu và trắng muốt, bởi Kha là cô gái mới lớn,
gia đình khá giả, lại đang đi học, chưa phải làm lụng gì.
Với Nam Cao, miêu tả đôi bàn tay là miêu tả một phần số phận cuộc
đời của người phụ nữ. Mẹ Ninh trong Từ ngày mẹ chết có đôi bàn tay chỉ
còn rặt những xương mà lạnh giá. Nó lỏng là lỏng lẻo. Những ngón tay trông
rõ từng đốt, từng đốt một. Những đường gân xanh nổi thày lày lên. Tác giả
đã dùng hệ thống những từ ngữ chỉ đôi tay: xương, ngón đốt, gân. Kết hợp
với hệ thống từ ngữ này là hệ thống từ ngữ chỉ tính chất, trạng thái của tay:
lạnh giá, lỏng la lỏng lẻo, xanh. Hai hệ thống từ ngữ này kết hợp với nhau
càng làm rõ hơn sự ốm yếu, bệnh tật của đôi tay. Không tập trung miêu tả
khuôn mặt hốc hác của người bệnh, tác giả lại tập trung miêu tả đôi bàn tay.
Đôi bàn tay khi khỏe mạnh đó đã phải giặt giũ, cơm nước, gánh vác chăm lo
gia đình. Cái lạnh giá của đôi bàn tay cũng phần nào nói lên sức khỏe đã cạn
kiệt của người phụ nữ sắp gần đất xa trời.