Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC NHẬT BẢN TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TÔN GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 38 trang )

ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC NHẬT BẢN TRONG CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN
TRÚC TÔN GIÁO
MỞ ĐẦU
Trong thế giới này, kiến trúc không chỉ đơn thuần là những khái niệm,
những nghiên cứu về cấu trúc, vật liệu, hình thức,… mà nó còn thể hiện được về
mặt văn hóa, bản sắc và tính cách riêng của một dân tộc. Kiến trúc Nhật Bản là
một nghệ thuật truyền thống đặc sắc không chỉ sang trọng bởi hình thức hay thô sơ
về vật liệu mà nó thể hiện đầy dủ các yếu tố văn hóa của cả một dân tộc. Tình yêu
thiên nhiên được thể hiện đầy đủ trong lối kiến trúc của đất nước mặt trời mọc.
B. NỘI DUNG
I.
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KIẾN TRÚC NHẬT BẢN TRONG CÁC
CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO
I.1. Đặc điểm chung
Một nét độc đáo của kiến trúc Nhật Bản có thể kể đến đó là các đền thờ và
chùa, một nét kiến trúc độc đáo của người Nhật. Những đặc điểm kiến trúc các
ngôi đền và chùa trở thành biểu tượng cho nền văn hóa Nhật Bản.
Những đặc điểm chung của các ngôi đền, chùa truyền thống là được xây
dựng bằng các vật liệu tự nhiên như giấy bồi, gỗ và đá. Ngói bằng gỗ được dùng để
lợp mái các công trình đền và chùa. Các ngôi đền, chùa không quá rộng, chủ yếu
để khách đến thắp hương, cầu khấn. Hầu hết bên trong những ngôi đền, chùa là
một bệ thờ chính và thần điện, nơi linh thiêng nhất, chứa vật hoặc tượng thờ biểu
tượng cho vị thần của ngôi đền, chùa.
Các ngôi đền đài, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi. Đền chùa xây dựng
quay về hướng Nam hoặc đôi khi là hướng Đông, Bắc và Tây được coi là những
hướng không may mắn. Kiến trúc tôn giáo ở Nhật có những hình dáng rất khác
nhau của từng công trình làm mất đi cảm giác đối xứng nghiêm ngặt trong mặt
bằng. Những ngôi đền, chùa nhỏ thường nằm một mình, tuy nhiên những ngôi đền,
chùa lớn thường có cấu trúc phức tạp với nhiều điện thờ và các công trình kiến trúc
phụ. Các công trình được đặt tách nhau nên nhìn rất thoáng đãng.
Các ngôi đền, chùa thường được xây dựng gần nguồn nước, gần sông, suối,


hồ hay các lạch nước nhỏ; bên cạnh đó những nơi như núi cao, trên vách núi cũng
là nơi mà người Nhật chú trọng làm nơi xây dựng những ngôi đền và chùa. Điều
này làm nổi bật tính chất trọng về mặt phong thủy, sơn thủy hữu tình của người
Nhật. Còn có một ý nghĩa khác đó là nơi đặt đền thờ hay chùa là những nơi người
ta cho là gần với thần linh nhất và đem lại một cảm giác thanh bình, đó chính là
A.


thiên nhiên, vì vậy từ xa xưa đã có rất nhiều ngôi đền được xây dựng gần ngọn núi,
dòng sông, biển, rừng… những nơi có vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ. Đền và chùa
thường được đặt cao trên nền cát trắng tạo nên sự ấn tượng siêu thoát và thanh
bình. Kiến trúc bên trong lẫn bên ngoài đặc biệt là trình độ liên kết, sắp đặt các hệ
thống gỗ ở các ngôi đền, chùa được kết cấu hết sức chặt chẽ và tạo sự chắc chắn
cho những công trình kiến trúc này, dù thường xuyên đối mặt với những trận thiên
tai như động đất thì vẫn tồn tại bền vững. Mái đền và chùa lợp bằng gỗ khá dày
làm tăng thêm vẻ uy nghi. Đặc biệt là độ cong của mái đã làm nên nét riêng của
kiến trúc đền, chùa Nhật Bản. Mái đền, chùa Nhật Bản không quá cầu kỳ, có độ
cong vừa phải nên dù diện tích mái rộng cũng không thấy nặng.
Qua cái nhìn tổng quan có thể nhận thấy rằng các công trình kiến trúc tôn
giáo như đền, chùa ở Nhật Bản thường mang tính chất cổ kính, thiêng liêng, có
một vẻ đẹp tĩnh lặng và thanh bình ở kiến trúc công trình lẫn quang cảnh xung
quanh. Điều đó mang đến cho những người đến những chốn linh thiêng này một sự
yên bình, thanh tịnh trong tâm hồn.
I.2. Kiến trúc Đền
I.2.1. Đặc điểm
Mỗi một quận ở Nhật Bản đều có ít nhất một đền thờ. Những ngôi đền
truyền thống được xây dựng bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, rơm, và đá. Các
ngôi đền không nhất thiết phải to, chỉ cần đủ rộng để thần chủ làm lễ bên trong,
những người khác sẽ đứng bên ngoài cầu khấn. Bên trong ngôi đền là một bệ thờ
chính và thần điện, nơi linh thiêng nhất, chứa vật biểu tượng cho vị thần của ngôi

đền.Bên trong ngôi đền không có các hình trang trí hay tượng đá minh họa các vị
thần. Thường chỉ có các vật dụng như đá, cung và tên, kiếm, hạt cườm hay gương,
tuy nhiên chúng không thực sự quan trọng vì người ta tin rằng bản thân các vị thần
luôn ở trong ngôi đền, cụ thể là trong thần điện, nên những vật trang trí trên không
thật sự cần thiết.
Đền nhỏ thường nằm một mình, tuy nhiên những ngôi đền lớn hơn thường
có cấu trúc phức tạp với nhiều điện thờ và các công trình kiến trúc phụ. Một đền
thờ lớn thường bao gồm nhà nguyện, một sảnh đường gần nguồn nước để thực hiện
nghi thức thanh tẩy, một phòng ban quản lí đền, một khu để mọi người đặt đồ lễ,
một gian để mọi người đến cầu nguyện, hoặc ngày nay thì có nhiều hơn
những gian hàng hoặc cửa hàng nhỏ chuyên bán các loại quẻ, bùa cầu may cho
khách đến thăm .v.v…


4 kiểu kiến trúc đền truyền thống
Các ngôi đền thường được xây dựng gần nguồn nước, nhiều ngôi đền có các
dòng suối, hồ, lạch nước nhỏ ngay trong khuôn viên của mình. Ngày xưa, những
người đến thăm đền sẽ múc nước từ biển hoặc các dòng suối, lạch nước đó để rửa
tay và rửa miệng trước khi vào đền, ngày nay, các ngôi đền thường thiết kế một
khu đựng nước với một cái bồn bằng đá có nước được dẫn từ bên ngoài vào, để
khách đến thăm tiện làm nghi thức tẩy rửa trước khi vào đền.
I.2.2. Các công trình kiến trúc tiêu biểu
Đền Thần đạo Shinto:
Đền thờ Shinto là nơi thờ tự của vị thần Shinto Kami. Người dân Nhật Bản
thường đến thăm đền thờ để tỏ lòng kính trọng Thần Kami hoặc cầu nguyện những
nhiều may mắn và phước lành. Đền thờ cũng là nơi tổ chức các sự kiện đặc biệt
như năm mới và các lễ hội. Trước khi đến thăm ngôi đền, du khách thường phải đi
qua cổng đền Torii – Cánh cổng tượng trưng cho sự ngăn cách giữa thế giới con
người với vùng đất của thần linh. Cổng đền Nhật Bản có rất nhiều kiểu khác nhau
nhưng đều có chung một đặc điểm cơ bản là: một chiếc cổng Torii có màu đỏ với 2

cột trụ và 2 thanh ngang trên đỉnh.
Cổng Torii của đền Ootakayama, cổng đền thờ Thần. Torii có nghĩa là “điểu
cư”– nơi trú của chim, bởi người ta quan niệm chim là sứ giả của thần, bản thân
hình dạng cổng đền cũng giống cánh chim đang vươn đến bầu trời. Ngụ ý rằng


người đi qua cổng vào đến sắp đến một nơi linh thiêng. Cổng Torri ngăn cách giữa
thế giới bên ngoài với thế giới bên trong của các vị thần.

Cổng Torri
Kiến trúc bên trong đền:


Những ngôi đền Shinto thường có kích thước vừa đủ rộng để thần chủ làm lễ
bên trong và cho những người khác đứng bên ngoài cầu khấn. Những ngôi đền nhỏ
thường thường có kiến trúc khá đơn giản, nhưng ngược lại những ngôi đền lớn
thường có cấu trúc phức tạp với nhiều điện thờ và các công trình kiến trúc phụ.

Cấu trúc một ngôi đền Shinto
Các lối vào của đền thờ thường được bảo vệ bởi những bức tượng đá sư tử.
Ngoài ra sẽ có 1 bể nước để người dân rửa tay trước khi vào hành lễ .


Chính diện ngôi đền
Đền Ise :
Đền Ise còn được biết với cái tên Ise Jingu (Y Thế Thần Cung) là một tổ hợp
nhiều ngôi đền lớn nhỏ, thờ phụng Thần mặt trời tối cao Amaterasu. Thần cung Ise
trên thực tế là cụm lớn nhiều đền bao quanh vào hai ngôi đền chính, Naiku ( Nội
Cung hay Đền Nội) thờ thần Amaterasu và Geku ( Ngoại Cung hay Đền Ngoại) thờ
thần nông nghiệp Toyouke.

Đền Ise còn được gọi là Ise Jingu là một phức hợp của hơn 125 ngôi đền
nằm ở thành phố Ise. Đó là trung tâm xung quanh điện thờ chính của Naiku (đền
thờ bên trong) và Geku (bên ngoài đền).
Ngôi đền thờ bên trong được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ 3 và được coi
là sự tôn kính nữ thần Mặt trời Amaterasu. Ngôi đền thờ bên ngoài có từ khoảng
thế kỷ thứ 5. Ngôi đền Ise có một điều thú vị là các tòa nhà thờ ở cả Naiku và Geku
cũng như cầu Uji được xây dựng lại sau 20 năm. Đây là một phần của một niềm tin
Shinto quan niệm về cái chết và sự đổi mới của thiên nhiên là sự vô thường của tất
cả mọi thứ.


Cổng đền ở lối vào của đền thờ

Đền Ise
Đền Ise được xây dựng trên một nền đất rộng lớn và thiêng liêng bậc nhất
Nhật Bản, có 3 cổng đền Torii. Trong khuôn viên đền và dọc theo cổng vào có
trồng rất nhiều cây Bách hương, có tuổi đời lâu năm và rậm rạp, có những cây cao
đến 15 mét. Bên cạnh đó có con sông Isuzu chảy qua, trên bờ có rắc sỏi để du
khách đến thanh tẩy tay và miệng trước khi vô đền. Tiếng bước chân khi dẫm lên
đám sỏi còn mang hàm ý “trật tự”, mọi người ra vào viếng đền trong im lặng, tránh


gây ảnh hưởng đến Nữ thần Amaterasu và những người xung quanh. Đây là một
đặc điểm hết sức “thú vị” trong cách bài trí của ngôi đền.
Những ngôi đền ở quần thể đền Ise được xây dựng vào khoảng năm 685,
thời Thiên hoàng Temmu. Ông đã ra lệnh cấm xây dựng các ngôi đền khác giống
với đền Ise, để nó trở nên độc nhất. Và cứ 20 năm, ngôi đền lại được “xây mới”
một lần.

Bể nước để mọi người rửa tay trước khi vào đền.

Hằng năm đền Ise thu hút rất nhiều khách đến thăm. Các gia đình, học sinh,
công nhân, doanh nhân và khách du lịch,… đến đền Ise không chỉ để viếng thăm
và cầu an từ vị thần tối cao mà còn để tận hưởng những cảnh đẹp, kiến trúc tuyệt
vời của ngôi đền và hòa mình vào không khí linh thiêng. Những người đến đây,
trước khi ra về thường mua những lá bùa cầu may bằng giấy để đem về treo lên
bàn thờ kamidana trong nhà, một cách để mời thần Amaterasu ghé thăm và phù hộ
cho gia đình mình.

Đền Naiku:
Đền Naiku linh thiêng bậc nhất "xứ sở mặt trời mọc" theo truyền thống thần
đạo Nhật Bản trong suốt nghìn năm tồn tại đã được tái tạo tới 62 lần.


Đền Naiku
Nói về đền Naiku, ngôi đền thiêng liêng nhất trong quần thể đền Ise, từ lâu
đã có một mối quan hệ mật thiết với hoàng gia Nhật Bản. Chỉ có những thần chủ,
thầy tế và vũ nữ có chức vụ và địa vị cao cũng như thành viên trong Hoàng gia mới
được vào bên trong. Theo truyền thống, Thiên hoàng chỉ ghé thăm đền Ise vào
những dịp quan trọng, liên quan đến vận mệnh quốc gia mà muốn bẩm báo với
thần Amaterasu. Thiên hoàng Hirohito (1926 – 1989) đã từng vào thăm đền trước
khi ông lần đầu tiên ra nước ngoài, trong lễ cưới và lễ nhậm chức Thiên hoàng của
mình. Sau khi Nhật Bản bại trận (Thiên hoàng Hirohito kí hiệp ước đầu hàng),
chính ông là người đã đến đền Ise để giải thích và xin lỗi thần Amaterasu. Những
sự kiện quốc gia quan trọng cũng thường được thông báo tại đền Ise, khi hoàng tử
và công nương hoàng gia Nhật Bản định kết hôn, nơi đầu tiên họ nghĩ tới là đền
Ise.
Thần thể, linh hồn của ngôi đền Naiku là chiếc gương báu mà thần
Amaterasu đã đưa cho đứa cháu Ninigi trước khi lên đường xuống cai quản hạ
giới. Chiếc gương thần, nằm trong 3 bảo vật quốc gia Nhật Bản được cho là có linh
hồn của Amaterasu trú ngụ bên trong.



Người dân vào đền làm lễ
Thần cung Ise Jingu bao gồm 120 đền thờ nhưng quan trọng nhất là Naiku –
đền thờ bên trong và Geku (đền thờ bên ngoài). Trong đó, Naiku là đền thờ linh
thiêng nhất.
Đặc biệt, theo truyền thống của thần đạo Nhật Bản, cứ mỗi 20 năm, đền thờ
Naiku lại được xây mới dựa trên kiến trúc của phiên bản cũ bằng toàn bộ nguyên
vật liệu và đồ nội thất mới trong một dịp lễ được gọi là Shikinen Sengu.

Bệ nước rửa tay trước khi vào đền


Đây là nơi du lịch linh liêng nhất ở Nhật Bản. Mỗi ngày có rất nhiều du
khách và chính người dân Nhật Bản đến viếng và cầu nguyện. Họ không được vào
trong các ngôi đền mà chỉ được cầu nguyện ở cửa vào, sau những bức tường cao.
Du khách muốn chụp hình cũng phải đứng ở một khoảng cách nhât định. Trước khi
vào thăm các ngôi đền, bạn phải tẩy trần trong các temizusha, những ngôi nhà chứa
nước. Tại đây, bạn phải rửa sạch tay và miệng. Ban đầu là rửa tay phải rồi đến tay
trái và cuối cùng là đổ một chút nước vào lòng bàn tay phải rồi uống một ngụm.
Đền Yasukuni
Theo niềm tin của các tín đồ Thần đạo, Đền Yasukuni là nơi cư ngụ vĩnh
viễn của những hương hồn đã chiến đấu nhân danh Thiên hoàng. Đền hiện thờ
khoảng 1000 tù nhân chiến tranh tham gia ở các mức độ khác nhau trong Thế chiến
thứ hai.

Torii và Đền Yasukuni
Tiền thân của đền thờ này là Tōkyō Shōkonsha (東京招魂社), “đền gọi hồn
người chết tại Tokyo”, được xây dựng tại cố đô Kyoto vào năm 1886. Đến năm
1875, Thiên hoàng Minh Trị quyết định dời Tōkyō Shōkonsha về Tokyo và đổi tên



thành Yasukuni để vinh danh những người lính đã chiến đấu và hi sinh cho công
cuộc cải cách Duy tân. Trong thời gian Thế chiến thứ hai xảy ra, đền Yasukuni là
nơi thờ phụng những người lính tử trận đã chiến đấu và hi sinh cho nước Nhật và
Thiên hoàng, trong đó có 27.863 người Đài Loan và 21.181 người Triều Tiên.

Cũng chính vì lí do trên, đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi
không chỉ trong xã hội Nhật Bản và cả ở một số quốc gia đã từng bị Nhật Bản xâm
lược. Trong 2.466.532 người lính trên có cả những người tham gia lực lượng phát
xít Nhật và những tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiênluôn phản đối việc này vì không chấp nhận việc thờ phụng những tội
phạm chiến tranh. Các lần đến thăm đền của Thủ tướng Nhật Bản dù với tư cách cá
nhân hay nhà nước đều luôn dẫn đến căng thẳng về ngoại giao giữa Nhật Bản với
các quốc gia trên.
Đền Meiji
Đền thờ được hoàn thành và dành riêng cho Thiên Hoàng Minh Trị và
Hoàng hậu Shoken vào năm 1920, tám năm sau sự ra đi của hoàng đế và sáu năm
sau sự ra đi của hoàng hậu. Đền thờ đã bị phá hủy trong chiến tranh thế giới thứ hai
nhưng đã được xây dựng lại ngay sau đó.


Cổng chính đền Meiji
Khu liên hợp chính của kiến trúc ngôi đền được đánh dấu bởi một cổng Torii
lớn, sau đó cảnh quan và âm thanh của thành phố bận rộn dần được thay thế bằng
một khu rừng yên tĩnh.

Có khoảng 100.000 cây trong khu rừng của đền Minh Trị được trồng trong
quá trình xây dựng đền thờ và được tặng từ các vùng miền trên cả nước. Ở nơi tận



cùng về phía bắc của khu vực đền thờ du khách sẽ đi qua Ngôi nhà kho tàng của
đền Minh Trị, được xây dựng một năm sau khi ngôi đền được mở cửa. Nhà kho
tàng trưng bày nhiều đồ dùng cá nhân thú vị của Thiên Hoàng và Hoàng hậu, bao
gồm cả xe ngựa mà Thiên Hoàng đã cưỡi trong tuyên bố chính thức của Hiến pháp
Minh Trị năm 1889. Ngoài ra còn có một Bảo tàng phụ lục xây dựng ở phía đông
của khu đền thờ chính trưng bày những triển lãm tạm thời.
Đền Itsukushima
Đền Itsukushima nổi tiếng với cổng torii nổi. Đền này tọa lạc trong thành
phố Hatsukaichi trong tỉnh Hiroshima ở Nhật Bản . Tổ hợp đền được liệt kê là một
di sản thế giới. Ngôi đền được thiết kế và xây dựng trên cấu trúc bến tàu giống như
trong vịnh để nó sẽ xuất hiện để được thả nổi trên mặt nước, tách rời khỏi hòn đảo
thiêng liêng, mà có thể được tiếp cận bởi những tín đồ. Gần ngôi đền chính là
một sân khấu kịch noh có niên đại từ năm1590. Noh biểu diễn sân khấu từ lâu để
tỏ lòng tôn kính với các vị thần thông qua diễn xuất của nghi lễ ra các sự kiện quan
trọng trong Shinto huyền thoại.
Itsukushima là một ngôi đền nổi trên mặt biển tưởng nhớ 3 trinh nữ, con gái
của vị thần biển và giông bão Susanowo no Mikoto. Để gìn giữ sự thiêng liêng mà
không bàn chân người dân thường nào có thể xúc phạm, ngôi đền đã được xây
dựng trên mặt nước. Người dân Miyajima xưa kia muốn vào ngôi đền thiêng này,
phải neo thuyền của họ ngoài cổng đền.


Đền nổi Itsukushima
Đây là một trong những công trình đặc biệt nhất trong kiến trúc tôn giáo trên
thế giới và được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO vào năm 1996. Toàn bộ
quần thể ngôi đền bao gồm một đền chính, nhiều đền thờ nhỏ bố trí bao quanh, một
sân khấu kịch Noh, một phòng tấu nhạc và nhiều cây cầu cùng hành lang nối liền
các khu vực khác nhau trong đền. Tổng chiều dài các hành lang lên đến 300m.


Các tòa nhà tạo nên ngôi đền chính nó cũng được xây dựng trong nước.


Hội trường của ngôi đền và con đường trên sàn.
Các torii xuất hiện và nổi khi thủy triều lên cao . Khi thủy triều thấp, có thể
đi bộ đến đó. Vào ban đêm, những ánh đèn mạnh mẽ trên bờ sẽ soi sáng các torii .

Cổng đền Itsukushima nổi lên trên mặt nước


Torri khi thủy triều thấp

Torri lúc mặt trời mọc


Torri khi hoàng hôn
Một trong những điểm hấp dẫn nhất của ngôi đền là chiếc cổng O-Torii đứng
sừng sững trên mặt biển hướng thẳng tới đền và cũng chính là biểu tượng của đảo
Miyajima. Cổng cao 16m, bộ mái dài 24m với những cột chính làm từ những cây
gỗ độc mộc có đường kính 1m. Cổng tự đứng vững bằng kết cấu khung của mình,
không hề có bộ phận nào chôn dưới đất. Công trình hoàn toàn không sử dụng một
vật dụng kim loại nào trong khi xây dựng, kể cả một chiếc đinh. Những kẽ hở giữa
các tấm sàn được tính khéo léo sao cho có thể giảm bớt áp lực của triều cường khi
có bão lớn. Các bộ phận của quần thể đền được kết hợp với nhau hài hòa trong
gam màu đỏ chủ đạo như rực rỡ hơn khi soi bóng xuống nước biển thủy triều.
Đền Izumo
Izumo Taisha nằm tại thành phố Izumo, tỉnh Shimane. Đây được coi là ngôi
đền thiêng nhất nước Nhật về tình yêu. Ngôi đền nhằm tưởng nhớ đến tình yêu của
Izanagi và Izanami, những người kết hôn và lập nên đất nước Nhật bây giờ, nơi

đầu tiên họ đặt chân đến chính là Izumo.
Điều độc đáo nhất tại đền Izumo là theo quan niệm của người Nhật chỉ có tại
đây mới có thần tình yêu. Chính vì vậy khi lễ bái, thông thường chỉ vổ tay 2 cái,


nhưng riêng ở Izumo, người ta phải vỗ 4 cái ( cho bản thân mình và cho người yêu
nữa ). Theo phong tục ở đây, khách thăm quan đến phải dùng đồng 5 yên để ném
lên bó rơm đó. Nếu đồng tiền gắn vào bó rơm thì lời ước của mình thành hiện thực.
Cứ 60 năm một lần điện chính sẽ được xây dựng lại, lần gần nhất vừa xong
vào tháng 5/2013. Thần điện đang thờ thần Okuninushi no Okami được xây theo
kiểu taisha-zukuri - kiến trúc đền đài cổ nhất của Nhật, chiều cao 24 mét và được
phong là báu vật quốc gia. Điện chính có 9 cột, tất cả đều là cột tròn, chính giữa là
một cột đặc biệt to gọi là cột trọng tâm, gốc của nó được chôn sâu trong đất theo
kiểu horitate, hiện tại thì đã đổi sang kiểu đặt đứng trên nền móng.

Đền Izumo
Điện chính của đền cao 24 mét, toàn bộ hình dáng của kiến trúc này trong
giống như ngọn núi. Cấu trúc của nó rất độc đáo, đó là sự kết hợp giữa các cột gỗ
cao liên tiếp nhau như một cầu thang đi lên thiên đàng. Có thể người xưa xem
Izumo Taisha là nơi giao tiếp giữa trời và đất. Tuy nhiên, cho đến nay nó vẫn là
một bí ẩn.


Khi vào đền đi lễ, đầu tiên người ta sẽ đi qua cổng torii làm bằng gỗ ở cửa
chính rồi theo lối vào để đi vào đền. Người viếng đền sẽ chấp 2 tay lại và những
thứ chưa tinh khiết trên người họ sẽ được rửa sạch. Sau đó đi qua cây cầu hình
cung Harai-bashi rồi men theo con đường hai bên là những cây thông hàng trăm
năm tuổi. Đi bộ khoảng 5 phút sẽ đến cửa vào trong điện, bên tay phải có tượng
thần Okuninushi no Okami cạnh một chú thỏ. Phía trước tượng thần Okuninushi no
Okami và chú thỏ là Chozuya, tại đây, trước khi vào đền bạn phải rửa theo thứ tự

tay trái, tay phải rồi đến miệng.


Đền Fushimi Inari Taisha:
Là ngôi đền thờ vị thần lúa gạo của Thần đạo, thần Inari, sứ giả của vị thần
này là một con cáo dẫn đến việc trong khuôn viên đền có rất nhiều tượng cáo. Ngôi
đền được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1994.

Đền Fushimi Inari Taisha
Ban đầu, Inari chỉ được thờ như một vị thần nông nghiệp. Sau khi
tín ngưỡng lan rộng, Inari được các tướng quân (shogun), các lãnh chúa (damiyo)
rồi đến các ngư dân, diễn viên, thợ rèn…thờ như vị thần bảo hộ của mình. Trong
vở kịch Noh nổi tiếng Sanjo Kokaji, Inari đã giúp thợ rèn Munechika rèn nên thanh
bảo kiếm Kogitsune - maru, tức “con cáo nhỏ”. Ngoài ra, Inari còn được coi là vị
thần mang lại may mắn và thịnh vượng, thỏa nguyện những mong ước của con
người. Người Osaka có câu “Byou Kobo, yoku Inari” nghĩa là bệnh cầu đến thần
Kobo, mong ước cầu đến thần Inari. Nhưng chính thần Inari cũng được xem là có
khả năng bảo vệ con người khỏi bệnh tật, còn phụ nữ cầu nguyện thần phù hộ cho
con mình mạnh khỏe.


Senbon Torii
Điểm nổi bật trên đường đến ngôi đền là hai hàng dài cổng đền Torii đỏ rực
nối tiếp nhau được gọi dưới cái tên Senbon Torii, được quyên góp bởi những cá
nhân và tập thể đến ngôi đền này và có tên của họ viết lên trên.
I.3. Kiến trúc Chùa
I.3.1. Đặc điểm

Đến với Nhật Bản Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa anh đào nở hay tự hào là
đất nước của Mặt trời mọc, Nhật Bản còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc

chùa cổ bằng gỗ uy nghiêm và cổ kính những tòa bảo tháp bậc nhất của nghệ thuật
kiến trúc Nhật Bản.
Đặc điểm tiêu biểu nhất của kiến trúc Nhật Bản là sự hài hòa với môi trường
tự nhiên. “Thay vì phản kháng hay bảo vệ, sự thích nghi và hòa hợp trở thành lập
trường cơ bản”. Người Nhật Bản xưa thường xây chùa giữa cây cối chứ không tìm
cách phát quang, thích sử dụng những vật liệu tự nhiên, đặc biệt là gỗ, mái lợp
thường bằng vỏ cây hơn là ngói. Vách chùa trong kiến trúc Nhật bản không mang
tính bảo vệ trong khi phương Tây lại quan niệm vách là một loại rào chắn giữa hai
môi trường trái ngược như cái nóng mùa hè và cái lạnh mùa đông. “Người Nhật
Bản yêu tự nhiên và tôn trọng vẻ đẹp của tự nhiên và luôn tạo ra sự hài hòa với
chúng kể cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất”.


Mỗi phần cấu trúc của ngôi chùa 5 tầng đều làm bằng gỗ. Khi gỗ gặp phải
sức ép, nó có thể cong oằn nhưng không dễ dàng bị gãy. Khi sức ép qua đi, gỗ lại
trở về hình dáng cũ của nó. Do tính linh hoạt đó nên nó có thể chịu được sức ép
của động đất.
Những thanh gỗ được đóng lại với nhau và hầu như chẳng dùng cái đinh nào
mà chỉ được gắn bằng cách gắn đầu của những thanh gỗ đã được đục mỏng và hẹp
hơn vào trong khe. Vì vậy, khi mặt đất bắt đầu rung chuyển thì mặt tiếp xúc ở
những điểm nối này vặn vẹo và cọ xát vào nhau. Việc này giúp cho năng lượng của
trận động đất không truyền lên phía trên cao của tòa tháp.
Ngôi chùa căn bản là một số cấu trúc hình hộp được xếp chồng lên nhau.
Những “cái hộp” gắn liền với nhau bằng những mấu nối lỗ mộng. Khi mặt đất rung
chuyển, từng lớp của cái hộp từ từ đu đưa và độc lập với những cái khác.
Những ngôi chùa, ngôi đền có mặt ở khắp nơi mang lại một vẻ đẹp riêng: vẻ
đẹp của sự hài hòa giữa hiện đại và cổ kính ,giao hòa những giá trị tân cổ - trong
đời sống, cân bằng đời sống tinh thần trong thời đại công nghiệp hóa bận rộn và
phần nào cứng nhắc của người dân Nhật bản nói chung.
Hướng về tự nhiên là xu hướng chủ đạo trong kiến trúc Nhật Bản suốt chiều

dài lịch sử. Ví dụ điển hình là kiến trúc chùa Nhật bản. “Sau khi Phật giáo được
truyền bá từ lục địa, sự cân đối của các khu chùa chiền Trung Hoa sớm nhường chỗ
cho các chùa chiền trên núi có các bố trí bất cân xứng”.
I.3.2. Các công trình kiến trúc tiêu biểu
Xin giới thiệu 7 cảnh chùa nổi bật trong số nhiều ngôi chùa có mặt trên xứ
sở hoa anh đào, để chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về những nét kiến trúc độc đáo
của Nhật Bản qua hình ảnh mái chùa và những giá trị đóng góp của đạo Phật trong
đời sống tâm linh của người dân Nhật Bản.

Chùa Vàng:


Toàn cảnh ngôi chùa

Chùa Vàng là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất Nhật Bản. Hàng
năm nó thu hút hàng triệu lượt khách từ khắp nơi trên thế giới cũng như trên khắp
nước Nhật đổ về. Nếu tới cố đô Kyoto mà không thăm chùa Vàng thì coi như bạn
chưa đi Kyoto.
Nếu đến Kyoto vào một ngày nắng đẹp, đừng quên ghé thăm Kinkaku-ji
(Kim Các tự hay còn gọi là chùa Vàng) để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của
mái chùa dát vàng kiêu hãnh vươn trong nắng, soi bóng lấp lánh trên mặt nước
Kính hồ quanh năm phẳng lặng. Ngôi chùa được xây dựng từ năm 1397. Ban đầu,
chùa chỉ có phần mái tầng hai và tầng ba của Kinkakuji được dát vàng lá nhưng
sau đợt trùng tu lớn vào cuối thế kỷ 19, toàn bộ mặt trong và mặt ngoài của khối
kiến trúc ba tầng đồ sộ này đều được dát vàng óng ánh, biến nơi đây trở thành một
trong những thắng cảnh hấp dẫn nhất xứ Phù Tang.
Chùa Vàng 4 mùa khoe sắc:
Mùa xuân: mùa xuân Nhật với nhiệt độ chừng hơn 10 độ C, một dịp lý tưởng cho
những ai thích đi ngắm cảnh chùa. Hơn nữa mùa xuân luôn là mùa của lễ hội. Hoa
Anh Đào nở lác đác trên các rặng núi cũng như trên lối đi vào chùa. Còn gì đẹp



bằng.
Mùa hạ: Khi ánh nắng chói chang của mùa hạ bắt đầu chiếu thì cũng là lúc khắp
khu vườn của Kinkakuji những tiếng côn trùng kêu rí rách gọi bạn. Những tiếng xì
xào của rừng trúc trước gió vào những đêm hè tĩnh lặng sẽ đem đến cho bạn một
cảm giác tĩnh tâm hơn
Mùa thu: Nếu ai từng đến Kinkakuji một lần trong mùa thu hẳn sẽ không bao giờ
quên nổi màu đỏ của lá phong. Từng rặng phong đỏ rực như màu hoàng hôn đã
làm cho Kinkakuji trở nên sáng bừng. Có lẽ nhìn cảnh này bạn chỉ có thể nghĩ nó
giống trong cổ tích.
Mùa đông: Nếu ai đó sợ mùa đông vào chùa lạnh lẽo thì đừng lo. Bởi mùa đông là
mùa Kinkakuji đẹp nhất trong năm. Từng bông tuyết trắng nặng hạt rơi trên mái
chùa làm lòng ta dễ xao xuyến hơn lúc nào. Ánh lên trên nền tuyết là màu vàng ấm
áp của mái chùa cong cong. Nó là ánh nắng xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông
giá rét.
Chùa Ishiyama Hongan:
Thành Osaka nay đứng trên nền của chùa Hongan-ji. Chùa Ishiyama
Hongan là một pháo đài trọng yếu của Ikkō-ikki, nhóm các nhà sư chiến binh và
nông dân chống lại luật lệ samurai. Nó được xây dựng năm 1496, ở cửa sông Yodo,
trên bờ biển nội địa Seto. Thời đó, nó ở ngay gần di tích thủ phủ cũ của Naniwa,
ở tỉnh Settsu. Thực chất, khảo cổ học gần đây đã phát hiện ra rằng, ngôi đền được
xây dựng trên nền của một cung điện hoàng gia. Thành phố (nay gọi là Osaka) phát
triển ở vùng xung quanh, gắn liền với Ishiyama (núi đá).


×