Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đặc điểm kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.95 KB, 16 trang )

Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
Nhật Bản – một quốc đảo nằm tách biệt với lục địa. Một đất nước ngày ngày
phải đối mặt với động đất, núi lửa, sóng thần,.. Một đất nước với những con người
nhỏ bé, khiêm nhường. Nhưng, dồng thời cũng là một đất nước có các công trình
kiên cố, vững chãi thách thức thời gian cùng thiên tai, mà tiêu biểu trong số đó là
các công trình tôn giáo. Điều gì đã làm nên điều đó?
PHẦN NỘI DUNG
1.

Sự hình thành và phát triển của kiến trúc Nhật Bản
Đạo Phật chính thức được đón nhận ở Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI mà theo

nhiều tài liệu là vào năm 538. Từ đó trở đi, Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào
công cuộc xây dựng nền văn hóa Nhật Bản và một trong số đó là sự hình thành các
công trình chùa, tháp độc đáo ở Nhật Bản. Sự suy yếu hay phát triển của các công
trình tôn giáo có quan hệ mật thiết với phạm vi ảnh hưởng của tôn giáo đó, và các
công trình chùa ở Nhật Bản cũng không ngoại lệ.
Ở thời kỳ đầu hay còn gọi là thời kỳ “truyền bá” của Phật giáo, các công
trình chùa cũng bắt đầu manh nha xuất hiện. Thời kỳ này không thể không nhắc
đến thái tử Shotoku. Ông là người Nhật đầu tiên hiểu được tư tưởng của đức Phật
và đặt niềm tin sâu sắc vào Phật. Tháng 4 năm Suy Cổ thứ 12, thái tử Shotoku đã
cho ban hành hiến pháp gồm 17 điều luật mà trong đó, một mặt, ông dùng tư tưởng
Phật giáo để chỉ đạo về tinh thần; mặt khác, lấy lý luận Nho gia làm cơ sở cho
chính trị và cuối cùng, lấy nguyên tắc của Pháp gia làm phương pháp thi hành.
Chính nhờ điều này đã dẫn đến việc 46 ngôi chùa được xây dựng với hơn 1376
tăng ni, phật tử tham gia hành đạo. Đặc biệt, từ năm 645 (khi “Chiếu thư” đầu tiên
1




Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

về phát triển Phật giáo được công bố) đến cuối thế kỷ thứ VII, cả nước đã có hơn
540 ngôi chùa với hơn 3363 tăng ni và phật tử. Sau này, người ta đã tôn sùng thái
tử Shotoku là Thánh Đức để ghi nhớ công đức lớn lao của ông.
Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ Nhật Bản hóa (từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ
XIV). Trong thời kỳ này, sự hỗn dung giữa đạo Phật và đạo Shinto đã được biểu
hiện một cách có hệ thống qua mối quan hệ của các giáo phái, như Ryobu và
Sanno của đạo Shinto. Nói như vậy không có nghĩa là, giữa đạo Phật và đạo Shinto
không có sự bất đồng. Những người theo đạo Phật cho rằng, các Kami của đạo
Shinto là những biểu hiện phái sinh của đức Phật và Bồ tát; còn những người theo
đạo Shinto lại cho rằng, thực thể đầu tiên hay cái bản thể là do các Kami tạo nên và
hơn thế nữa, các đức Phật và Bồ tát chỉ là những biểu hiện của Kami mà thôi. Tuy
nhiên, hai tôn giáo vẫn song song tồn tại, người dân tổ chức lễ hội của cả 2 tôn
giáo và cùng thờ phụng các vị thần linh của cả hai. Thông thường trong các ngôi
chùa lớn thường có các ngôi đền, miếu thờ Thần đạo nhỏ để mọi người tiện cho
việc thờ cúng.
Trong thời kỳ tồn tại (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX), dưới chế độ phong
kiến Nhật Bản, ảnh hưởng của đạo Phật đã bị thu hẹp do chính sách hai mặt của
chế độ Mạc phủ Tokugawa (1603 - 1867), mặc dù nó vẫn còn sức mạnh tiềm tàng
trong dân chúng. Đó là chủ trương vừa lợi dụng, vừa kiềm chế sự phát triển của
đạo Phật. Ngay cả vào thời điểm sau cuộc cách mạng Duy Tân, đời sống tôn giáo
cũng không được cải thiện gì thêm. Chính những điều này đã ảnh hưởng đến việc
phát triển các công trình chùa ở Nhật Bản. Chỉ đến khi chính phủ tuyên bố ban
hành hiến pháp đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đạo Phật mới khôi phục được địa
vị hợp pháp của mình.
Thần đạo xuất hiện từ trước Công nguyên, nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn
giáo phát triển khá chậm, các nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa

điểm linh thiêng và hầu như không có tên gọi chỉ đến khi Phật giáo và Nho giáo
xâm nhập vào Nhật Bản, tên gọi Thần đạo mới được đặt ra để phân biệt. Trong
2


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

thời kỳ Asuka ( 538 - 710), những thần xã đầu tiên được xây dựng, nhưng Thần
đạo nhanh chóng bị áp đảo bởi Phật giáo. Đầu thế kỷ thứ IX, đại sư Kōbō hợp nhất
những tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng xưa để tạo ra Chân ngôn tông. Tuy cùng
tồn tại với Phật giáo, nhưng Thần đạo gần như bị loại bỏ.
Đến tận thế kỷ 18, thời kỳ Edo (1603 - 1868), Thần đạo được tách ra khỏi
Phật giáo nhờ một số người như Motoori Norinaga hay Hirata những người này đề
cao tư tưởng tự hào dân tộc và rất ghét những phong tục du nhập từ nước ngoài
vào. Tuy nhiên do tầm ảnh hưởng của Phật giáo rất lớn, những nỗ lực để đưa Thần
đạo thành quốc giáo không thành công và phải chờ đến cả thế kỷ sau. Năm 1867,
chế độ Mạc phủ bị lật đổ, và Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền. Ngày 13 tháng
3 năm 1868, chính phủ Nhật Bản công bố "Thần Phật phân ly lệnh", tách Thần đạo
ra khỏi Phật giáo, đồng thời khôi phục lại Thần kỳ quan một cơ quan lo việc tôn
giáo, khuyến khích Thần đạo phát triển, tôn làm quốc giáo. Từ đó các công trình
đền có cơ hội phát triển.
2. Đặc điểm kiến trúc Nhật Bản trong các công trình
2.1. Những nguyên tắc cơ bản của kiến trúc Nhật Bản

tôn giáo

Một trong những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Nhật Bản là sự ưa thích các
vật liệu và khung cảnh tự nhiên. Việc chọn vật liệu xây dựng do khí hậu quyết định
nên gỗ được chuộng hơn cả vì gỗ nhạy cảm với khí hậu, nhà gỗ mát, tuy dễ bị ẩm,
nhưng mùa đông không bị lạnh. Ngoài ra người Nhật còn dùng tranh, vỏ cây và đất

sét để lợp mái, hay đá được dùng làm bệ đỡ cột, lót nền nhà. Mặt khác, cũng chính
do đặc điểm này mà những ngôi chùa của người Nhật thường được xây dựng theo
kiểu bất đối xứng, khác với kiểu ngôi chùa đối xứng ở Trung Quốc. Đây là một
trọng những cách thức kế thừa và sáng tạo vô cùng khéo léo của người Nhật

3


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

Người Nhật có tính cách cần cù, tỉ mỉ. Vì vậy khi nói đến đặc trưng kiến
trúc Nhật Bản không thể không nói đến sự quan tâm đến chi tiết được thể hiện
trong các công trình. Phần mái cong vút, tinh tế tạo nên sự sự duyên dáng tuyệt dẹp
của các công trình kiến trúc ở Nhật đã thể hiện rất rõ đặc trưng này. Khi đo đạc sửa
chữa, những người thợ phải thực sự lành nghề và có sự cẩn thận tuyệt đối với
những con số chính xác để tạo ra độ cong hoàn hảo.
Ngoài ra, kiến trúc Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của bản địa một cách
mạnh mẽ kết hợp với sự tinh lọc kinh nghiệm của nước ngoài. Thời cổ đại và trung
đại, kiến trúc Nhật Bản chịu ảnh hưởng của Triều Tiên và Trung Quốc, thời cận đại
và hiện đại, kiến trúc Nhật Bản chịu ảnh hưởng của châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên,
Người Nhật luôn chủ động nắm bắt những cái hay của văn hóa nước ngoài đồng
thời biến đổi, sử dụng nó sao cho phù hợp với văn hóa bản địa. Chính sự cộng sinh
văn hoá đó đã tạo ra cho kiến trúc Nhật Bản những phong cách mới lạ và độc đáo.
2.2.
2.2.1.

Đền
Ảnh hưởng của thần đạo Shinto đối với kiến trúc đền Nhật Bản
Thần đạo (Shinto) là một tôn giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín


ngưỡng thời cổ xưa ở Nhật Bản, người ta thờ cúng các sự vật, hiện tượng được coi
là có năng lực linh thiêng trong tự nhiên và xã hội, như đỉnh núi, con sông, biển,
mặt trời, mưa, giông bão, các vị anh hùng và tổ tiên để mong được sự phù hộ, chở
che trong cuộc sống hiện tại. Những truyền thuyết về nguồn gốc thần linh của
Hoàng tộc đã trở thành một phần quan trọng của giáo lý Thần đạo. Từ Thần đạo
(Shinto) chỉ những nghi lễ tế thần và đền thờ được thấy xuất hiện rất sớm, nhưng
phải đến tận cuối thế kỷ thứ XII thuật ngữ này mới mang ý nghĩa chỉ một loại tôn
giáo nhất định.

4


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

Kiến trúc truyền thống Nhật Bản có một phong cách riêng biệt ảnh hưởng sâu
sắc bởi các tôn giáo Phật giáo và Thần đạo. Nhà và đền thờ làm bằng gỗ, đặt trên
sàn để nâng cao chúng trên mặt đất và có mái dốc bằng tranh hoặc ngói tạo ra một
hình bóng đặc biệt trong kiến trúc truyền thống của Nhật Bản.Việc sử dụng gỗ nhẹ
và tre để tạo Fusuma (cửa trượt) và rơm hoặc cỏ dệt để tạo Tatami (thảm) là những
tính năng độc đáo khác của thiết kế kiến trúc Nhật Bản.Những quan điểm trọng
yếu của kiến trúc Nhật Bản đó là “gắn vào” thiên nhiên, nằm trong trật tự của thiên
nhiên hay tôn thêm thiên nhiên, đó là những mục tiêu mà ngôi nhà, ngôi đền hay
chùa Nhật Bản phải đạt được “Hướng một ngôi nhà về phía Nam là đón nhận ánh
sáng từ thiên đỉnh, là nguồn hơi ấm và lửa, biểu tượng của sự sống và sự hủy diệt.
Biểu tượng của ánh sáng là nguồn hồi sinh vô tận, ngồi nhà phải tắm mình trong
cái khí của Mặt trời. Điều đó biểu hiện sự tôn sùng đối với thần linh tổ tiên của họ
thần Mặt trời. Người Nhật Bản cổ xưa muốn thông qua kiến trúc tìm một bình đồ
để tâm linh của họ có thể liên kết với các đấng thần linh, để cho hơi thở của thần
linh tràn ngập trong những ngôi nhà, để cho cuộc sống trần tục được thần linh bảo
hộ và đẩy lùi mọi tai ươn trước khi trở về với các Kami thông qua cái chết và bình

đồ theo trục thẳng đứng hướng lên Trời được tôn thờ, nó thể hiện mối liên hệ giữa
Trời và Đất đã được thiết lập. Đó cũng chính là mối quan hệ giữa Con ngườiThiên nhiên- Thần linh trong tư tưởng Thần đạo.
2.2.2. Những công trình đền
2.2.2.1.
Đền Itsukushima

tiêu biểu

Nằm trên đảo Miyajima thuộc tỉnh Hiroshima, đền Itsukushima hay còn gọi
là thần xã Itsukushima là công trình thần đạo quan trọng của Nhật Bản. Khung
cảnh ngôi đền ẩn hiện trong làn nước biển phía trước núi Misen của đảo Miyajima
là một trong ba cảnh đẹp nhất của xứ mặt trời.
Kiến trúc rất đặc biệt của đền Itsukushima có từ năm 1168, được xây dựng
trên bãi đất ven biển, nên người ta không sử dụng một vật dụng kim loại nào kể cả
5


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

một chiếc đinh, mà chủ yếu làm bằng gỗ mộc. Với đặc điểm này, đền được coi là
một trong những công trình đặc biệt nhất trong kiến trúc tôn giáo trên thế giới. Đền
Itsukushima có chiếc cổng tuyệt đẹp mang tên O-torri, được xây dựng năm 1875,
cao 16m sừng sững trên mặt biển bằng kết cấu khung, không hề có bộ phận nào
chôn dưới mặt đất. Chiếc cổng này cũng chính là biểu tượng của đảo Miyajima.
Ngoài ra, đền còn có bộ mái dài 24m với những cột chính làm từ những cây gỗ độc
mộc, đường kính khoảng 1m, các bộ phận được kết hợp với nhau hài hòa trong
gam màu đỏ chủ đạo rực rỡ. Một vài tấm gỗ cổ khổng lồ được vận chuyển từ miền
Bắc Nhật Bản tới Miyajima để dùng làm ván sàn có chiều rộng 1,5 mét và trên 10
mét chiều dài. Trong ngôi đền còn lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, mà
người ta xem chúng như quốc bảo của nền văn hóa xứ sở mặt trời mọc.

Về cấu trúc, đền có một đền chính, nhiều đền thờ nhỏ bố trí xung quanh, một
sân khấu kịch Noh, một phòng tấu nhạc và nhiều cây cầu nối liền các khu vực lại
với nhau. Ngôi đền được dựng lên là để tưởng nhớ 3 trinh nữ, con gái của vị thần
biển và giông bão Susano-o no Mikoto. Để gìn giữ sự thiêng liêng, người dân
Miyajima muốn vào đền phải neo thuyền của họ ngoài cổng, phụ nữ đến gần ngày
sinh, người già, người đau ốm buộc phải rời đảo, không được phép ở lại. Không
có sự sinh và cũng không có cái chết được tồn tại ở đây.
2.2.2.2. Đền Izumo (550)
Izumo Taisha nằm tại thành phố Izumo, tỉnh Shimane. Đây được coi là
ngôi đền thiêng nhất nước Nhật về tình yêu. Ngôi đền nhằm tưởng nhớ đến tình
yêu của Izanagi và Izanami, những người kết hôn và lập nên đất nước Nhật bây
giờ, và nơi đầu tiên họ đặt chân đến chính là Izumo. Điện chính của ngôi đền cao
24 mét, toàn bộ hình dáng của kiến trúc này trong giống như ngọn núi. Cấu trúc
của nó rất độc đáo, đó là sự kết hợp giữa các cột gỗ cao liên tiếp nhau như một cầu
thang đi lên thiên đàng. Mặt bằng đền gần vuông, 2 gian, ở giữa có 1 cột to, có
vách ngăn đôi không gian (trong đặt thành tích). Sàn cao 4m, có hành lang bao
quanh, cầu thang lệch về một phía. Mái lợp rơm, cong thoai thoải, các thanh gỗ
trên mái có tính trang trí. Công trình không lớn nhưng mang đặc trưng kiến trúc
bản địa, kiến tạo rõ ràng.
6


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo
2.2.3.

Những nét đặc sắc của kiến trúc đền Nhật Bản
Đền thờ Shinto là nơi thờ tự của vị thần Shinto Kami. Người dân Nhật Bản

thường đến thăm đền thờ để tỏ lòng kính trọng Thần Kami hoặc cầu nguyện những
nhiều may mắn và phước lành. Đền thờ cũng là nơi tổ chức các sự kiện đặc biệt

như năm mới và các lễ hội . Những ngôi đền Nhật Bản là một trong những kiến
trúc nguy nga tráng lệ được nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới tìm đến chiêm
ngưỡng nhiều nhất.
Cổng đền Torii - cánh cổng tượng trưng cho cánh cổng ngăn cách giữa thế
giới con người với vùng đất của thần linh. Cổng đền Nhật Bản có rất nhiều kiểu
khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm cơ bản là: một chiếc cổng Torii có
màu đỏ với 2 cột trụ và 2 thanh ngang trên đỉnh (thanh ngang bên dưới ngắn hơn
thanh ngang bên trên). Con đường từ cổng Torii đến ngôi đền được gọi là Sando –
tham đạo. Đây là một con đường đất được lát cát và sỏi để nên không khí thiên
nhiên cho ngôi đền. Thông thường hai bên đường sẽ có rất nhiều cây. Ngoài ra thì
dọc sando thường có đèn lồng được làm bằng đá, vì người Nhật Bản quan niệm
rằng lửa cũng được coi là một nguyên liệu thanh tẩy trong Thần đạo.
Cũng như các đền thờ Phật giáo thường có tượng thần hộ vệ để dọa và xua
đuổi quỷ dữ. Những ngôi đền của thần đạo Shinto thường có các tượng linh vật hộ
vệ. Phổ biến nhất là cặp chó hoặc sư tử đực và cái hoặc con cáo, nai, ngựa, khỉ
hoặc sói….với công dụng tương tự.
Do sở thích gần gũi với thiên nhiên, các ngôi đền ở Nhật Bản thường được
xây dựng gần sông, núi, biển và rừng... Vì thế, bao bọc xung quanh đền thường có
một khuôn viên rộng lớn với những khoảng đất rộng để trồng cây vườn tược nhằm
tạo cho ngôi đền một vẻ đẹp thanh bình và tĩnh tâm.

7


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

Kiến trúc bên trong của đền Shinto, thông thường những ngôi đền Shinto
được xây dựng bằng gỗ, rơm và đá. Những ngôi đền Shinto thường có kích thước
vừa đủ rộng để thần chủ làm lễ bên trong và cho những người khác đứng bên ngoài
cầu khấn. Những ngôi đền nhỏ thường có kiến trúc khá đơn giản, nhưng ngược lại

những ngôi đền lớn thường có cấu trúc phức tạp với nhiều điện thờ và các công
trình kiến trúc phụ. Một đền thờ thường bao gồm: nhà nguyện, một sảnh đường
gần nguồn nước để thực hiện nghi thức thanh tẩy, phòng quản lí đền, khu đặt đồ lễ,
một gian cầu nguyện và cửa hàng nhỏ chuyên bán các loại quẻ, bùa cầu may cho
khách đến thăm và cầu nguyện may mắn. Bên trong ngôi đền là một bệ thờ chính
và thần điện. Đây chính là nơi linh thiêng nhất, chứa vật biểu tượng cho vị thần của
ngôi đền. Kiến trúc trong đền không có các hình trang trí hay tượng đá của các vị
thần mà chỉ có các vật dụng như đá, cung và tên, kiếm, hạt cườm hay gương vì
người ta cho rằng bản thân các vị thần luôn ở trong thần điện.
2.3.
2.3.1.

Chùa
Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc chùa Nhật Bản

Phật giáo du nhập vào Nhật Bản giữa thế kỷ VI và kiến trúc chùa chiền cũng
nối gót theo. Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cổ đại. Lúc này, ở đây bắt đầu xuất hiện các
mô hình kiến trúc hình tháp hay còn gọi là tháp mộ. Tháp mộ xuất hiện vào thế kỷ
III TCN được xây dựng với mục đích thờ phụng những thánh tích của đức Phật,
khởi đầu cho kiến trúc những ngôi chùa Nhật Bản. Khi Phật giáo ảnh hưởng lan
rộng đến Trung Quốc thì kéo theo sự du nhập của những tháp mộ. Trong khi đó, ở
Trung Quốc các tòa nhà nhiều tầng bắt đầu được xây dựng. Mặt khác, Nhật Bản là
một đảo quốc vì thế nên họ có thể chủ động kế thừa, chọn lọc phù hợp với điều
kiện tự nhiên và văn hóa nước Nhật. Chính nhờ những điều này đã hình thành nên
những tháp chùa vô cùng độc đáo ở Nhật Bản. Kết cấu nhỏ dáng hình ô thường
thấy ở các tháp mộ tượng trưng cho quá khứ, hiện tại, tương lai của đức Phật. Lối
8


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo


bày trí này đã thay đổi dần qua các thế kỷ và biến thành những hình chạm đầu mái
thường thấy trên nóc của các tháp chùa Nhật Bản. Tuy nhiên ý nghĩa ban đầu của
nó vẫn được gìn giữ. Các tháp chùa ở Nhật Bản có kết cấu độc nhất vô nhị. Chúng
không được xây dựng để người ta leo trèo bên trong. Nếu các tháp chuông thường
được thấy trên nóc của các nhà thờ phương Tây tượng trưng cho khát vọng vươn
tới bầu trời nên thường được xây rất cao thì bản thân các tháp chùa nó được người
Nhật xem là một đối tượng được tôn thờ. Ngoài ra, sau này các vị vua ở Nhật Bản
cũng bắt đầu xây dựng các tháp chùa để làm biểu tượng cho sức mạnh của họ.
Chạy dọc theo kết cấu là một thanh trụ trung tâm, khối trụ này đỡ lực cho hình
chạm đầu mái trên đỉnh tháp. Nó được đặt trên một khối đá nền. Đôi khi khối đá
nền là nơi cất giữ những thánh tích của đức Phật. Cột trụ tượng trưng cho chính
đức Phật.
2.3.2. Những công trình chùa tiêu biểu
2.3.2.1.
Kim Các tự (Kinkakuji)

Kinkakuji được xây vào năm 1393 và dùng làm nơi nghỉ ngơi cho Tướng
quân Yoshimitsu Ashikaga (1358- 1408). Ban đầu, chùa chỉ có phần mái tầng hai
và tầng ba của Kinkakuji được dát vàng lá nhưng sau đợt trùng tu lớn vào cuối thế
kỷ 19, toàn bộ mặt trong và mặt ngoài của khối kiến trúc ba tầng đồ sộ này đều
được dát vàng óng ánh, biến nơi đây trở thành một trong những thắng cảnh hấp dẫn
nhất xứ Phù Tang.
Sảnh vàng của Kinkakuji là sự góp phần chiết trưng của ba phong cách
khác nhau: Shinden, Samurai và Thiền. Việc sử dụng dồi dào lá vàng được cân đối
với độ cong thanh tú của của các mái hiên và việc sử dụng mái ván để tạo sự duyên
dáng cho toà nhà. Điều này cho thấy sự kết hợp nét bản xứ với những ảnh hưởng
của Trung Hoa vô cùng tài tình. Kinkakuji là sảnh ba tầng bao gồm ba phong cách
kiến trúc được nhào trộn khéo léo trong một tòa nhà. Tầng đầu tiên là cung điện
9



Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

theo phong cách Shinden, gồm một khoảng không gian thoáng có những hiên hè
phía ngoài dưới các mái gie ra. Các bức tường được làm chủ yếu bằng những cánh
cửa. Nữa bên dưới có thể tháo ra được và nữa trên có 25 tượng bồ tát. Theo phong
cách Jodo, mái được lợp bàng ván, trên định là con phượng hoàng bằng kim loại
được mạ vàng. Chùa vàng chính là một biểu tượng có giá trị về tinh thần, đã từng
là một Shariden (Đền Xá lị) – di tích của Phật giáo.
2.3.2.2.

Pháp Long tự (Horyuji)

Pháp Long tự là kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của thành phố Ikaruga thuộc
tỉnh Nara. Ngôi chùa được xây dựng vào thời Asuka, cách đây 1.400 năm theo lệnh
của Thái tử Shotoku. Ngày nay, Horyuji được đánh giá là một trong những công
trình bằng gỗ lâu đời nhất thế giới và là ngôi chùa tháp 5 tầng cổ nhất còn tồn tại ở
Nhật Bản. Chiều cao của chùa Ho-ryu-ji là 32,5 mét. Kiến trúc Phật giáo này đã
trải qua một giai đoạn lịch sử rất dài. Vào nửa thế kỉ thứ VI, Phật giáo được du
nhập vào Nhật Bản nhừng ban đàu, người dân tiếp nhận tôn giáo mới một cách dè
dặt. Khoảng nửa thế kỉ sau đó, với sự cổ vũ của Thái tử Shotoku, đạo Phật phát
triển mạnh tại Nhật và trở thành quốc giáo. Thái tử khuyến khích viết kinh sách và
xây dựng chùa chiền. Chùa Ho-ryu-ji là công trình nổi tiếng vào thời đó. Năm
1993, Ho-ryu-ji là ngôi chùa đầu tiên của Nhật Bản được công nhận là di sản văn
hóa thế giới. Vào thế kỉ thứ VIII, Nara được chọn làm kinh đô của Nhật Bản. Ngôi
chùa tháp 5 tầng Kofukuji là một trong số những kiến trúc cổ của Nara được xây
dựng vào thời kì đó. Chiều cao của ngôi chùa là 50 mét, đứng hàng thứ hai trong
số các ngôi chùa tháp 5 tầng ở Nhật Bản và tương đương với một tòa nhà 13 tầng
hiện nay. Chùa Kofukuji đã từng được tu sửa lại. Hiện trạng ngày nay của ngôi

chùa là kết quả của lần kiến thiết vào thời Muromachi. Hiện nay, nó đã trở thành di
sản giá trị của thành phố Nara. Tại cố đô Kyoto hàng ngàn năm lịch sử, nếu có dịp
di chuyển bằng tàu siêu tốc Shinkansen, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh của một ngôi
10


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

chùa cao sừng sững nằm không quá xa đường ray. Đó là chùa tháp 5 tầng Toji.
Chùa cao 54,8 mét và là ngôi chùa bằng gỗ cao nhất tại Nhật Bản. Ngôi chùa là
một trong số các di sản văn hóa thế giới tại Kyoto được UNESCO công nhận.
Chùa được tái xây dựng vào thế kỉ XVII.
Tuy đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng Horyuji vẫn giữ nguyên
những nét đẹp sơ khai từ khi mới dựng cho đến ngày nay, sự cổ kính, uy nghiêm
của ngôi chùa luôn làm khách du lịch Nhật Bản cảm thấy thanh thản và yên bình
khi đến chốn này. Và có thể nói chùa Horyuji chính là một bảo tàng cổ vật lớn nhất
của Nhật Bản với nhiều di sản được xếp hạng bảo vật quốc gia.
2.3.3.

Những nét đặc sắc của kiến trúc chùa Nhật Bản
Những kỹ thuật xây dựng ban đầu được mang về từ Triều tiên và Trung

Hoa đã được thay đổi cho phù hợp với môi trường khác biệt ở Nhật. Một trong
những cải thiện chính là củng cố các khớp nối làm cho các công trình chịu được
các trận động đất lớn và những trận cuồng phong. Những cải tiến ban đầu cũng
như cách cách tân thiết kế như hệ thống mái kép, tạo nên phong cách rất Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc đảo thường phải đối diện với rất nhiều thiên tai. Tuy nhiên,
lại có một công trình vô cùng bền bỉ khi đối diện với thiên tai, đó là chùa tháp 5
tầng ở Nhật Bản. Ngoài lịch sử lâu đời, nét độc đáo của các ngôi chùa tháp 5 tầng
nằm ở cấu trúc bên trong của nó. Ngay trung tâm của ngọn tháp có một cây cột to

được dựng thẳng đứng. Cây cột này được gọi là cột trung tâm.Cột trung tâm là bộ
phận quan trọng nhất của ngôi tháp. Nó được cắm sâu trong lòng đất và vươn dài
đến tận đỉnh nhọn của tháp. Cột trung tâm cũng là một trong những bí mật trong
kiến trúc chùa tháp cổ 5 tầng của Nhật Bản.Bí mật thứ 2 là về mặt vật liệu xây
dựngVật liệu xây dựng là một trong số bí mật bảo vệ các chùa tháp 5 tầng trước
những biến cố tự nhiên. Cấu trúc của ngôi chùa năm tầng đều làm bằng gỗ. Khi gỗ
gặp phải sức ép, nó có thể cong oằn, nhưng không dễ dàng bị gãy. Và khi sức ép
11


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

qua đi, gỗ lại trở về với hình dáng cũ của nó. Do tính linh hoạt đó nên vật liệu gỗ
giúp toàn bộ công trình có thể chịu được sức ép của địa chấn.Bí mật thứ 3 nằm ở
cấu trúc tầng lớp của chùa. Ngôi chùa căn bản là một số cấu trúc hình hộp được
xếp chồng lên nhau. Những “cái hộp” gắn liền với nhau bằng những mấu nối lỗ
mộng. Khi mặt đất rung chuyển, từng lớp của cái hộp từ từ đu đưa và độc lập với
những cái khác. Thế cân bằng, cấu trúc mái ngói và vật liệu xây dựng là những bí
quyết tạo nên vẻ đẹp cũng như sự bền bỉ cho những ngôi chùa 5 tầng cổ xưa phân
bố trên khắp Nhật Bản. Xét về hình dáng, kiến trúc, chúng hầu như không có sự
thay đổi lớn. Yếu tố quan trọng là thế cân bằng của tòa kiến trúc. Chiều rộng của
tầng 1 đến tầng 5 của tòa tháp có sự chênh lệch rõ ràng. Nó giống như 5 bộ phận
hình khối xếp chồng lên nhau, càng lên cao càng hẹp dần. Sự phân chia hợp lí độ
rộng giữa các tầng giúp kiến trúc thẳng đứng và tạo thế cân bằng. Một yếu tố khác
cũng góp phần quan trọng quyết định vẻ đẹp cũng như sự kiên cố của kiến trúc
chùa tháp 5 tầng, đó là phần mái của ngôi chùa. Mỗi tầng của tòa tháp là một mái
ngói cong hình vuông. Người thợ thủ công của Nhật Bản đã khéo léo sử dụng kỹ
thuật kết cấu mái ngói đa tầng để cản mưa. Nâng đỡ mái ngói là đà xéo và trụ đỡ
hoàn toàn bằng gỗ Các bí quyết đó được bảo tồn đồng thời cũng mở ra cơ hội phát
triển cho ngành kiến trúc hiện đại.

Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Nhật Bản có thể theo các tông phái mà
phân thành các dòng nghệ thuật truyền thống: Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông,
Chân Ngôn tông và Thiền tông.Biểu tượng cho nghệ thuật kiến trúc các chùa của
giáo phái Chân Ngôn tông và Thiên Thai tông thường là “hai hình tròn tượng trưng
cho vũ trụ.”. Các chùa Chân Ngôn tông và Thiên Thai tông thường nằm sâu trong
núi. Chùa thường đầy ắp tranh vẽ và tượng Phật tất cả đều được thể hiện theo thể
cách điệu, bí ẩn với các nghi thức thiền định, nhằm tạo tính thiêng liêng cho Phật
giáo. Phong cách trong các công trình kiến trúc Phật giáo của Tinh Độ tông là một
12


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

thành phần gây chú ý thẩm mỹ cao, thể hiện bằng nghệ thuật kiến trúc Phật giáo
qua biểu tượng Phật A Di Đà và sự tái sinh ở thiên đường phương Tây.Truyền
thống kiến trúc Phật giáo Thiền tông khác hẳn với các tông phái khác. Thiết kế,
cách gọi tên, vật dụng và ngay cả chi tiết cấu trúc cũng học theo nghệ thuật kiến
trúc Phật giáo ở vùng Nam Trung Quốc. Kiến trúc chùa theo trường phái này
thường được kết hợp với một khu vườn nhỏ được bài trí cẩn thận. Để nhắc nhở
nguyên tắc tu trì khắc khổ của Thiền tông, các khu vườn này thường được bài trí
theo công thức “vườn đá và cát” (Karesansui). Trong đó không có ao cá hoặc dòng
suối như các cung điện, mà là cát mịn và sỏi để gây liên tưởng kín đáo nội tâm.
Đây là nghệ thuật kiến trúc mang tính phức hợp. Từ thời Tokugawa do Phật giáo
mất vị trí trung tâm nhưng nghệ thuật kiến trúc Phật giáo vẫn còn thấy rõ trong
nhiều kiến trúc Phật giáo, như xây chùa trong hang động, tạo các bức tượng Phật
để mọi người cùng chiêm bái.
3.

Giá trị của những công trình tôn giáo ở Nhật Bản và phương pháp bảo
tồn các công trình tôn giáo của người dân Nhật Bản

Những ngôi chùa là bảo tàng vô cùng sống động và cũng là “nhân chứng

sống” đã chứng kiến bao giai đoạn thăng trầm của lịch sử Nhật Bản. Nó là nguồn
tư liệu và là cơ sở, công cụ vô cùng quý báu.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến những ngôi chùa tháp 5 tầng được xây
dựng ở nhiều thời điểm khác nhau và trên nhiều vùng miền khác nhau của nước
Nhật. Với lịch sử tồn tại 1.400 năm, kỹ thuật xây dựng chùa tháp gỗ 5 tầng luôn
được các thế hệ nghệ nhân ở Nhật chú ý gìn giữ và lưu truyền. Cho đến nay, các
công đoạn xây dựng chùa tháp vẫn không khác mấy so với ngày xưa, hầu như đều
được làm bằng thủ công. Điều đặc biệt đáng chú ý ở đây là cách thức bảo tồn các
công trình kiến trúc cổ của người Nhật, có thể đến tháp chùa 5 tầng. Trong truyền
13


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

thống sửa chửa của người Nhật họ chú trọng sửa sang phần hư hại thay vì phải xây
dựng lại hoàn toàn, họ luôn cố gắng giữ được càng nhiều gỗ gốc cành tốt. Họ tin
rằng những miếng gỗ trước khi bị hư hại thì nó đã tững sống sót qua hàng ngàn thế
kỷ nên không việc gì phải bỏ nó đi mà thay thế miếng gỗ mới khác vào đó. Chính
tinh thần vô cùng đáng quý của lớp thợ đi trước kiên định cứ tiếp tục nối truyền
cho các thế hệ thợ lớp sau kế thừa, sửa chữa. Bằng cách này người ta đã bảo tồn
được các công trình cổ và cách thức sửa chửa chúng. Những công trình cổ đã sống
sót, đứng sừng sững qua hàng nghìn năm bởi bàn tay sửa chữa và lòng nhiệt thành
của những lớp thợ nhiệt huyết đã tiếp tục tồn tại cho đến ngày hôm nay, khi so
sánh nó với các tòa nhà cao ốc hiện đại bị phá dỡ hoàn toàn và xây dựng lại, nó
khiến chúng ta không khỏi kinh ngạc và khâm phục.
Cho đến nay Nhật Bản còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc chùa
tháp cổ. Có những công trình to lớn, đồ sộ và nghệt thuật đến nỗi người ta vừa
ngạc nhiên về sự vĩ đại và cả độ tinh xảo. Trong những công trình kiến trúc về

chùa của Nhật Bản không chỉ tóm tắt được lịch sử nghệ thuật mà nó còn tóm tắt
lịch sử xã hội và con người Nhật. Có thể nói cái đẹp của phong cách Phật giáo
trong các kiến trúc chùa tháp chính là tình yêu thiên nhiên, sự quý trọng phẩm chất
nội tâm của con người cá nhân, trở thành yếu tố nghệ thuật làm cho chúng thêm đa
dạng và đặc biệt.
PHẦN KẾT LUẬN
Tính chất chung của các tôn giáo truyền thống Nhật Bản vô cùng phức tạp.
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, các tôn giáo ngoại lai đều thay đổi, biến dạng và bị Nhật
hóa đi rất nhiều. Cả ba tôn giáo chính Phật giáo, Thần đạo, Cơ đốc giáo đều thể
hiện được hệ thống tổng hợp giải thích về tự nhiên, con người, xã hội và lịch sử nói
chung; là nơi gửi gắm tình cảm tôn giáo của người dân Nhật Bản. Trong Phật giáo
14


Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

có “ cuộc đời của Phật”, trong Cơ đốc giáo có Đức Chúa Trời, trong Thần đạo có
“con đường của các vị thần”. Tất cả những điều này cộng hưởng với tinh thần cần
cù, trách nhiệm, ý chí vươn lên, sự sáng tạo của người Nhật đã tạo nên những công
trình rất riêng và đặc sắc của đất nước mặt trời mọc này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. duhoc.viet-ssee.vn/2010/10/anh-huong-cua-shinto-den-kien-truc-nhat-ban
6. vsolution.vn/kien-truc-doc-cua-den-than-dao-shinto-nhat-ban-867.html
7. />8. />THÀNH VIÊN NHÓM 1:
Nguyễn Dương Quỳnh Nhung
Nguyễn Thị Hồng Vân
Nguyễn Thị Mỹ Diên
Trần Thị Ánh Thêm
15



Nhóm 1: Kiến trúc Nhật Bản trong các công trình tôn giáo

Huỳnh thị Hoàng Thiên

16



×