Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

Lịch sử kiến trúc công trình Cung điện và lăng tẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 26 trang )

SEMINAR
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
NHÓM 3 - LỚP AR1606
1. MẦU TIẾN CÔNG
2. VŨ NGỌC ANH
3. ĐINH KIM CHUNG
4.NGUYỄN QUYẾT THẮNG
5.NGUYỄN VĂN TRUNG
6.NGUYỄN VĂN MẠNH
Chủ đề
Cung điện và lăng tẩm
ĐIỆN THÁI HÒA
N h n g n i dung chínhữ ộ
LĂNG MINH MẠNG (HIẾU LĂNG)

Tổng quan chung

Xây dựng và trùng tu

Chức năng

Kiến trúc

Tổng quan chung

Xây dựng và trùng tu

Chức năng

Kiến trúc
ĐIỆN THÁI HÒA


1
Là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của
kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13
vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại.
Trong chế độ phong kiến cung điện này được
coi là trung tâm của đất nước.
Tổng quan chung
Tổng quan chung
ĐIỆN THÁI HÒA
1
- Vua Gia Long khởi công xây dựng vào ngày 21 tháng 2 năm
1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm.

- Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến
trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé
nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn.
- Năm 1923 dưới thời vua Khải Định để chuẩn bị cho lễ Tứ
tuần Đại khánh tiết của nhà vua (mừng vua tròn 40 tuổi) diễn
ra vào năm 1924, điện Thái Hoà đã được "đại gia trùng kiến".
Xây dựng và trùng tu
Xây dựng và trùng tu
ĐIỆN THÁI HÒA
1
Chức năng
Chức năng
Điện Thái Hòa là biểu trưng quyền lực
của Hoàng triều Nguyễn. Điện, cùng với sân
chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi
triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ
Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón

tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều
được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm
lịch hàng tháng.
ĐIỆN THÁI HÒA
1
Kiến trúc
Kiến trúc
Cung điện được xây theo lối trùng thiềm
điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ
lim được sơn thếp và trang trí hình rồng
vờn mây – một biểu tượng về sự gặp gỡ
giữa hoàng đế và quần thần đúng như
chức năng vốn có của ngôi điện.
Hàng cột trong điện Thái Hòa
1
Nhà trước và nhà sau của điện được nối với
nhau bằng một hệ thống trần vỏ cua. Hệ thống
vì kèo nóc nhà sau tương đối đơn giản, chỉ làm
theo kiểu “vì kèo cánh ác”, nhưng hệ thống vì
kèo nóc nhà trước thì thuộc loại vì kèo “chồng
rường – giả thủ” được cấu trúc tinh xảo. Toàn
bộ hệ thống vì kèo, rường cột, xuyên trến ở đây
đều liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ
thống mộng mẹo chắc chắn.
ĐIỆN THÁI HÒA
1
Kiến trúc
Kiến trúc
2
ĐIỆN THÁI HÒA

1
Kiến trúc
Kiến trúc
Mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, nhưng không phải là một
dải liên kết mà được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau
theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái “chồng diêm”,
mục đích là để tránh đi sự nặng nề của một tòa nhà quá lớn
đồng thời để tôn cao ngôi điện bằng cách tạo ra ảo giác
chiều cao cho tòa nhà. Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm
chạy quanh bốn mặt của tòa nhà. Dải cổ diêm được phân
khoảng ra thành từng ô hộc để trang trí hình vẽ và thơ văn
trên những tấm pháp lam theo lối nhất thi nhất họa.
3
ĐIỆN THÁI HÒA
1
Hai con số này chẳng những xuất hiện ở trang trí nội ngoại thất của tòa nhà mà còn ở trên các bậc thềm của điện. Từ phía Đại
Cung Môn của Tử Cấm Thành đi ra điện Thái Hòa, vua phải bước lên một hệ thống bậc thềm ở tầng nền dưới là 9 cấp và ở tầng
nền trên là 5 cấp.
Trang trí cũng như kiến trúc của điện Thái Hòa nói chung, có một khái niệm đặc biệt đáng chú ý là con số 5, và nhất là con số 9.
Trước mặt điện số bậc cấp bước lên Đệ nhị Bái đình và Đệ nhất Bái đình cộng lại là 9. Tiếp đó, hệ thống bậc thềm ở nền điện
cũng có 5 cấp. Đứng ở sân Đại triều nhìn vào hay từ phía Tử Cấm Thành nhìn ra người ta đều thấy trên mỗi mái điện đều được
đắp nổi 9 con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long chầu mặt nhật, hồi long
(rồng quay đầu lại), rồng ngang v.v…
5
4
6
Kiến trúc
Kiến trúc
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2

Lăng Minh Mạng còn gọi là
Hiếu lăng ( do vua Thiệu Trị
cho xây dựng), nằm trên núi
Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng
Lãng là nơi hội lưu của hai
dòng Hữu Trạch và Tả Trạch
hợp thành sông Hương, cách
cố đô Huế 12 km. Lăng Minh
Mạng được xây dựng từ năm
1840 đến năm 1843 thì hoàn
thành, huy động tới mười
nghìn thợ và lính.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Lăng Minh Mạng là một quần thể kiến trúc gồm cung điện,
lâu đài, đình tạ được bố trí đăng đối trên một trục dọc theo
đường Thần đạo dài 700 m, bắt đầu từ Đại Hồng Môn, xuyên
qua một loạt các hạng mục công trình gồm: cửa chính, sân
chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức môn, điện Sùng Ân, hồ
Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng
tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối
cùng là Bửu thành (mộ vua Minh Mạng). Hình thể lăng tựa
dáng một người nằm nghỉ trong tư thế thoải mái, đầu gối lên
núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông ở trước mặt, hai
nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Từ ngoài vào trong, các công trình được phân bố trên ba trục song song với nhau mà Thần đạo là trục trung tâm. Xen giữa những công trình
kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông, tạo nên một phong cảnh vừa hữu tình vừa ngoạn mục.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)

2
Mở đầu Thần đạo là Đại Hồng Môn, cổng chính vào lăng, xây bằng vôi gạch, cao hơn 9 m, rộng 12 m. Cổng này có ba lối đi với 24 lá mái lô nhô cao
thấp và các đồ án trang trí cá chép hóa rồng, long vân được coi là tiêu biểu của loại cổng tam quan đời Nguyễn. Cổng chỉ mở một lần để đưa quan tài
của vua vào trong lăng, sau đó được đóng kín, ra vào phải qua hai cổng phụ là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Sau Đại Hồng Môn là Bái Đình, lát gạch Bát Tràng (sân rộng 45 x 45 m) hai bên có hai hàng tượng quan văn võ, voi ngựa
bằng đá đứng chầu.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Cuối sân là Bi Đình tọa lạc trên Phụng Thần Sơn, bên trong có bia “Thánh đức thần công” bằng đá Thanh ghi bài văn
bia của vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Một khoảng sân rộng tiếp theo chia làm bốn bậc lớn nhằm giảm bớt cảm giác choáng ngợp của con người trước sự mênh
mông của kiến trúc, đó là sân triều lễ.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Hiển Đức Môn mở đầu cho khu vực tẩm điện, được giới hạn trong một lớp thành hình vuông biểu trưng mặt đất (từ ý
niệm trời tròn, đất vuông).
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Điện Sùng Ân nằm ở giữa được coi là trung tâm, chung quanh có Tả, Hữu Phối Điện (trước) và Tả, Hữu Tùng Phòng (sau) như những vệ tinh
chung quanh. Trong điện thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Chậu cảnh trước điện Sùng Ân Án thờ trong điện Sùng Ân
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Hoằng Trạch Môn là công trình kết

thúc khu vực tẩm điện, mở ra một không
gian của hoa lá và mây nước phía sau.
Tất cả những công trình mang tính hiện
thực dường như dừng lại ở khu vực tẩm
điện. Từ đây, bắt đầu một thế giới mới
đầy thư nhàn, siêu thoát và vô biên.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Hồ Trừng Minh gồm hai nửa nối thông với nhau ở phía sau điện Sùng Ân nơi có ba cây cầu đá bắc qua, giống như hai lá “phổi xanh”, bao bọc
lấy điện Sùng Ân và các kiến trúc vòng ngoài nằm trên trục thần đạo (khu vực tưởng niệm).
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Minh Lâu –
một công trình như đột khởi từ quả đồi có tên là Tam Tài Sơn. Minh Lâu nghĩa là lầu sáng, nơi nhà vua
suy tư vào những đêm hè trăng thanh gió mát, là nơi đi về của linh hồn tiên đế, là dấu chấm vuông kết thúc một thế giới
hữu hạn.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Một cái hồ hình trăng non tên là Tân Nguyệt ôm lấy Bửu Thành. Đây là hình ảnh của thế giới vô biên. Hồ hình trăng non ví như yếu tố “Âm” bao bọc, che
chở cho yếu tố “Dương” là Bửu Thành – biểu tượng của mặt trời. Kết cấu kiến trúc này thể hiện quan niệm của cổ nhân về sự biến hóa ra muôn vật. Đó là
nhân tố tác thành vũ trụ.
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu lăng)
2
Cầu Thông Minh Chính Trực bắc ngang hồ Tân Nguyệt có 33 bậc tầng cấp đẫn vào nơi yên nghỉ của nhà vua, nằm
giữa tâm một quả đồi mang tên Khải Trạch Sơn, được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn.

×