Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Các rủi ro thường gặp, giải hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn CN 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.86 KB, 60 trang )

Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG
THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
Khi gia nhập và hòa mình vào thị trường thế giới thì các quốc gia gắn liền
với nhau về nhu cầu giao dịch, trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ các hoạt động
như: kinh tế, khoa học, kỹ thuật, …trong đó quan hệ kinh tế là quan trọng nhất
và là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Để phát triển kinh tế thì phát triển ngoại
thương là một phần cốt lõi, song song đó TTQT là mối quan tâm hàng đầu.
“TTQT là việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh từ các quan hệ
kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các chủ thể của các nước có
liên quan” [3,71]
1.1.2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế
 Chủ thể tham gia vào hoạt động TTQT ở các quốc gia khác nhau. Mỗi giao
dịch TTQT liên quan tới tối thiểu hai quốc gia, thông thường là ba quốc gia.
 Hoạt động TTQT liên quan đến hệ thống luật pháp của các quốc gia khác
nhau, có thể đối nghịch nhau. Do tính phức tạp các bên tham gia thường lựa
chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất, theo thông lệ quốc tế…
 Đồng tiền dùng trong TTQT thông thường tồn tại dưới hình thức các phương
tiện thanh toán (Hối phiếu, Séc, Thẻ, Chuyển khoản…), có thể là đồng tiền
của nước người mua hoặc người bán, hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ
ba, nhưng thường là ngoại tệ được tự do chuyển đổi.
 Ngôn ngữ sử dụng trong TTQT phổ biến là tiếng Anh.
 Đòi hỏi trình độ chuyên môn, công nghệ tương xứng với trình độ quốc tế.
1.1.3. Tầm quan trọng của thanh toán quốc tế (xem phụ lục 1)
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU
Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu nhược điểm riêng, mang đến


những quyền lợi cũng như rủi ro khác nhau cho người NK và XK. Do đó, việc
áp dụng phương thức thanh toán nào đều dựa vào sự thỏa thuận giữa hai bên.
Riêng NH luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo độ an toàn
trong thanh toán. Các phương thức thanh toán chủ yếu mà NH sử dụng là:
Chuyển tiền, Nhờ thu, TDCT.
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 2

1.2.1. Phương thức Chuyển tiền (Remittance)
1.2.1.1. Khái niệm phương thức Chuyển tiền
“Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của NH
(gọi là người chuyển tiền) yêu cầu NH chuyển một số tiền nhất định cho người
thụ hưởng ở một địa điểm nhất định” [1,282]
1.2.1.2. Phân loại và trường hợp áp dụng phương thức Chuyển tiền
Có 2 loại là Chuyển tiền ứng trước và Chuyển tiền sau
 Chuyển tiền ứng trước: cam kết của nhà NK đối với nhà XK trong Hợp đồng
ngoại thương về việc trả toàn bộ giá trị tiền hàng hoặc một phần giá trị tiền hàng
trước khi giao hàng. Trường hợp áp dụng: hàng hóa là máy móc thiết bị, hàng
hóa sản xuất theo đơn đặt hàng, uy tín thanh toán của bên mua không đảm bảo.
 Chuyển tiền sau: bên XK giao hàng, chứng từ nhận hàng cho bên NK, bên
NK thanh toán tiền hàng cho bên XK theo thỏa thuận. Áp dụng khi: bên NK và
XK có quan hệ thương mại lâu dài, thường xuyên, ổn định, tín nhiệm lẫn nhau.
1.2.2. Phương thức Nhờ thu (Collection)
1.2.2.1. Nhờ thu trơn (Clean collection)

- Khái niệm: “Là phương thức Nhờ thu trong đó người XK ủy thác cho
NH thu hộ tiền ở người NK căn cứ vào Hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ
hàng hóa thì gửi thẳng cho người NK, không gửi cho NH” [1,288]
- Trường hợp áp dụng: Hai bên XK và NK tin cậy lẫn nhau. Thanh toán
các khoản giao dịch đơn giản, số tiền không lớn như cước phí vận tải, bảo hiểm,
hoa hồng….Phương thức Nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong
thanh toán về mậu dịch, vì nó không đảm bảo quyền lợi.
1.2.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)
- Khái niệm: “Là phương thức trong đó người XK sau khi đã hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho NH phục vụ
mình thu hộ tiền ở người NK không chỉ căn cứ vào B/E mà còn căn cứ vào
BCT hàng hóa gởi kèm theo với điều kiện nếu người NK thanh toán hoặc chấp
nhận trả tiền thì NH mới trao BCT cho người NK nhận hàng hóa” [1,291]
- Ưu và nhược điểm: trong Nhờ thu kèm chứng từ, người XK ủy thác cho
NH thu hộ tiền và khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua, nhờ đó
quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn. Tuy vậy, Nhờ thu kèm chứng từ có
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 3

các mặt yếu: người bán chưa khống chế được việc trả tiền của người mua,
người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc
không trả tiền khi tình hình thị trường bất lợi. Ờ đây NH đóng vai trò người
trung gian thu tiền hộ không có trách nhiệm về việc trả tiền của người mua. Áp
dụng khi người mua có uy tín, có quan hệ quen biết với người bán.

1.2.3. Phương thức Tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
1.2.3.1. Tổng quát về phương thức Tín dụng chứng từ
Phương thức thanh toán TDCT là sự thoả thuận trong đó NH mở L/C đáp
ứng yêu cầu của người xin mở L/C cam kết thanh toán cho người hưởng lợi khi
những điều kiện quy định trong L/C được thực hiện đúng và đầy đủ.
 Đặc điểm của phương thức TDCT
Các phương thức như Nhờ thu, Chuyển tiền luôn mang đến nhiều rủi ro.
Bên cạnh đó, lòng tin là một yếu tố luôn tồn tại, gây trở ngại cho các bên khi lựa
chọn phương thức TTQT. Tuy rằng giao dịch thương mại được xây dựng trên cơ
sở tin tưởng nhưng thực tế các bên mua bán cũng không đủ lòng tin vào việc
thực hiện nghĩa vụ của đối tác. Chính trong hoàn cảnh đó thì phương thức thanh
toán TDCT là lựa chọn tốt nhất, bởi vì trong phương thức này NH sẽ đóng vai
trò như bên thứ ba độc lập đảm bảo quyền lợi cho các bên, giúp cho quá trình
giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, đáp ứng nguyện vọng của các bên.
Trong phương thức TDCT NH dùng uy tín cũng như khả năng tài chính
của mình đại diện cho nhà NK cam kết, đảm bảo thanh toán cho nhà XK khi họ
thực hiện đúng quy định trong L/C cho dù người mở L/C có thanh toán hay
không. Do đó, NH phải đánh giá khả năng tài chính, phương án kinh doanh của
nhà NK, đồng thời, người xin mở L/C phải ký quỹ theo yêu cầu của NH. Về bản
chất, TDCT là một dạng cam kết thanh toán chắc chắn, có điều kiện của NH.
1.2.3.2. Thư tín dụng (Letter of Credit)
 Khái niệm Thư tín dụng
“Là cam kết của một NH (NH mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng
(người xin mở L/C) về việc sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác
(người thụ hưởng L/C), hoặc sẽ chấp nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký
phát trong phạm vi số tiền đó, với điều kiện người này xuất trình được BCT phù
hợp với quy định của L/C” [3,113]
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình



Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 4

 Nguyên tắc hoạt động của Thư tín dụng
- Độc lập: L/C và Hợp đồng mua bán là hoàn toàn độc lập với nhau mặc dù
L/C được lập trên cơ sở Hợp đồng thương mại ký kết giữa các bên. Do đó, NH
chỉ dựa vào L/C đã mở để làm cơ sở xử lý chứng từ. Điều này được quy định rõ
trong điều 4 của UCP600: “Một Thư tín dụng về bản chất là những giao dịch
độc lập với Hợp đồng thương mại hay các Hợp đồng khác mà có thể là cơ sở
cho Thư tín dụng. NH không có ràng buộc gì với Hợp đồng như vậy, ngay cả
khi trong Thư tín dụng có dẫn chiếu đến những Hợp đồng này”.
- Tuân thủ nghiêm ngặt: bất kỳ sai sót nào của BCT cũng đều là cơ sở
mặc nhiên để NH từ chối thanh toán. Nếu những sai sót nào được phát hiện sau
khi đã thực hiện thanh toán hoặc thanh toán nhầm thì NH sẽ hoàn toàn chịu
trách nhiệm. Do vậy, BCT sẽ được NH kiểm tra hết sức chặt chẽ và kỹ lưỡng
theo đúng chuẩn mực quốc tế và chỉ thực hiện cam kết thanh toán của mình khi
BCT hoàn toàn phù hợp với những điều khoản quy định trong L/C.
Tuy nhiên NH chỉ cung cấp dịch vụ và đóng vai trò trung gian tài chính
trong giao dịch thương mại nên chỉ chịu trách nhiệm trên cơ sở xử lý chứng từ
liên quan đến hàng hóa chứ không phải về bản thân hàng hóa.
 Nội dung cơ bản của Thư tín dụng (kèm mẫu ở phụ lục 9)


Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C

- Số hiệu của L/C: giống như tất cả các loại giấy tờ khác, mỗi L/C đều có
một số hiệu riêng với tác dụng là tạo điều kiện cho việc thực hiện L/C một cách

dễ dàng nhất như: trao đổi thư từ, ghi vào các chứng từ có liên quan.
- Địa điểm mở L/C: là nơi NH mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng
lợi và liên quan tới việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết mâu thuẫn hay bất
đồng xảy ra (nếu có).
- Ngày mở L/C: là ngày NH mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C
của người NK, bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, căn cứ để người XK kiểm
tra người NK có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn trong Hợp đồng không.
 Loại Thư tín dụng: cần phải xác định loại L/C cần mở vì mỗi loại L/C
đều có tính chất, nội dung, quyền lợi và nghĩa vụ các bên liên quan khác nhau.
 Tên, địa chỉ những người liên quan: người yêu cầu mở L/C, người
hưởng lợi L/C, NH mở L/C và NH thông báo.
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 5

 Số tiền của Thư tín dụng: do số tiền ghi trong L/C là nội dung rất
quan trọng cho nên phải vừa ghi bằng số, vừa ghi bằng chữ và phải thống nhất
với nhau, tốt nhất là dựa vào cách ghi số lượng mà ghi số tiền cho hợp lý (nếu số
lượng có thể ghi chính xác thì số tiền phải ghi chính xác nếu không thì ghi dung
sai cho phép. Theo điều 30 của UCP600 thì các từ “vào khoảng”, “xấp xỉ”, “độ
chừng” hoặc các từ tương đương được hiểu là cho phép dung sai 10%.
 Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn mà NH mở L/C cam kết trả
tiền cho người XK nếu người XK xuất trình BCT thanh toán trong thời hạn đó
và phù hợp với những điều đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C
bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C.

 Thời hạn trả tiền của L/C: tùy vào điều kiện của Hợp đồng mà thời
hạn trả tiền có thể là trả tiền ngay (có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C)
hoặc trả tiền có thời hạn (có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C).
 Thời hạn giao hàng: là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao
hàng cho bên mua kể từ lúc L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng này do Hợp
đồng thương mại quy định.
 Điều khoản về hàng hóa: là điều khoản chỉ ra những quy định có liên
quan đến hàng hóa như: tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả, …
 Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa: điều kiện, cơ sở giao
hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển,… cũng được ghi vào trong L/C.
 Các chứng từ mà người XK phải xuất trình: cần phải được nêu rõ
ràng, cụ thể và chặt chẽ trong L/C. Các yêu cầu này xuất phát từ đặc điểm của
hàng hóa, của phương thức vận tải, của công tác thanh toán và tín dụng, của tính
chất Hợp đồng, các nguồn pháp lý có liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng đó.
 Cam kết trả tiền của NH mở L/C: đây là nội dung ràng buộc trách
nhiệm của NH mở L/C đối với L/C này.
 Những điều kiện ràng buộc khác: những điều kiện ràng buộc khác có
thể là: phí NH do bên nào chịu, dẫn chiếu số của UCP áp dụng,…
 Chữ ký của NH mở L/C: L/C được lập dựa trên Hợp đồng, khi L/C
bắt đầu có hiệu lực thì NH chỉ dựa vào L/C làm cơ sở nên người ký L/C phải là
người có năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia, thực hiện một quan hệ
dân luật. Nếu gởi bằng SWIFT thì không có chữ ký thì căn cứ vào mã SWIFT.
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 6


1.2.3.3. Các loại Thư tín dụng
Căn cứ vào tính chất


Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C): là L/C mà người mở

có thể sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào không cần báo trước cho
người hưởng lợi. L/C này giống như một lời hứa trả tiền chứ không phải sự cam
kết thanh toán. Do đó ít được sử dụng vì không đảm bảo quyền lợi cho nhà NK.
* Ưu điểm: đối với những Hợp đồng mua bán không chắc chắn, không đầy đủ
thì Thư tín dụng có thể hủy ngang sẽ tạo điều kiện bổ sung, hoàn thiện Hợp
đồng, với những nhà XK không đủ tin cậy, nó sẽ bảo vệ quyền lợi cho nhà NK.
* Nhược điểm: không đảm bảo quyền lợi nhà XK vì lúc này L/C chỉ là lời hứa
trả tiền, không phải là sự cam kết, như vậy dễ gây thiệt hại cho nhà XK. Bảo hộ
quá nhiều cho nhà NK, kể cả trường hợp nhà NK không đủ khả năng thanh toán
cũng có thể tự động hủy bỏ L/C.


Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): loại L/C mà NH

mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà XK trong thời gian hiệu
lực của L/C khi NH bên bán nhận được BCT phù hợp với các điều khoản quy
định trong L/C và không có quyền đơn phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ Thư tín
dụng đó. Có 2 loại:
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C)
+ Thư tín dụng không thể hủy ngang và miễn truy đòi (Irrevocable without
recourse L/C)
* Ưu điểm: đảm bảo quyền lợi cho nhà XK. Ràng buộc trách nhiệm của các bên
liên quan, đảm bảo Hợp đồng sẽ được thực hiện.

* Nhược điểm: trường hợp có sai sót khi mở L/C hoặc muốn bổ sung vào L/C thì
phải có sự đồng ý của các bên hoặc mở một L/C khác.


Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): là một L/C không

thể huỷ ngang và có thể chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị của L/C
cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên nhưng chỉ được
phép tiến hành một lần.
* Ưu điểm: Thư tín dụng chuyển nhượng giúp cho những nhà XK không có vốn
lớn hoặc không đủ khả năng xuất trực tiếp được hưởng khoản chênh lệch do XK
gián tiếp, đồng thời với L/C này nhà XK trung gian có thể không cho bên XK
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 7

trực tiếp và NK biết về nhau. Đối với những nhà XK nhỏ, lẻ không tự mình tìm
được đối tác thì thông qua L/C này tìm được đơn hàng xuất.
* Nhược điểm: Thư tín dụng chuyển nhượng khá phức tạp do có nhiều bên liên
quan và nhiều điều khoản quy định rõ trong L/C hơn. Nhà NK phải trả một
khoản tiền lớn hơn và nhà XK trực tiếp cũng có thể mất một khoản tiền do phải
qua trung gian.
Căn cứ vào thời gian thanh toán



Thư tín dụng trả ngay (Sight Payment L/C): NH mở L/C cam kết sẽ

thanh toán ngay khi họ nhận được BCT phù hợp với những điều kiện và điều
khoản đã quy định trong L/C.


Thư tín dụng trả chậm (Deferred Payment L/C): là loại L/C không thể

huỷ ngang trong đó NH mở L/C hay NH xác nhận L/C cam kết với người hưởng
lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời gian cụ thể trên L/C.
Một số loại L/C đặc biệt


Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại Thư tín dụng không

thể huỷ bỏ trong đó quy định rằng khi L/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi
hết hạn hiệu lực của L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ và L/C cứ như vậy
tuần hoàn đến khi nào hoàn tất giá trị của Hợp đồng.
Áp dụng khi nhà XK và NK có quan hệ thường xuyên và đối tượng
thanh toán không thay đổi.


Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là L/C không thể huỷ ngang và

L/C này chỉ có giá trị hiệu lực khi có L/C mở ra đối ứng với nó. Nói cách khác
đây là loại L/C chỉ hoạt động khi có một L/C khác đối ứng với nó được mở ra.
Thường được áp dụng trong trường hợp: gia công, hàng đổi hàng ...


Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C): Thư tín dụng này được mở ra


để giảm thiểu rủi ro cho nhà NK. Trường hợp này nhà NK đòi nhà XK mở một
Thư tín dụng dự phòng trong đó quy định nếu nhà XK không thực hiện Hợp
đồng, NH mở Thư tín dự phòng sẽ thanh toán tiền bồi thường cho nhà NK.


Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C): là loại Thư tín dụng có

điều khoản đặc biệt cho phép nhà NK thông qua NH của mình ứng trước một
khoản tiền cho người hưởng lợi để họ có thêm nguồn vốn cho việc sản xuất.

GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06



Trang 8

Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại Thư tín dụng không

thể hủy bỏ được mở ra căn cứ vào một L/C khác làm đảm bảo cho L/C này.
Thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
+ XK không muốn qua trung gian chuyển nhượng.
+ Khi các chứng từ cần có theo L/C gốc không trùng với L/C thứ hai.
+ Khi người trung gian muốn giữ bí mật về người NK.
1.2.3.4. Bộ chứng từ thanh toán trong phương thức TDCT (xem thêm

phụ lục 2)
 Hối phiếu thương mại (Bill of Exchange – B/E)
 Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)
 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – C/I)
 Phiếu đóng gói (Packing List – P/L)
 Chứng từ bảo hiểm (Insurance Certificate)
 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
 Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng (Certificate of Quantity)
 Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality)
1.2.3.5. Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT
 Các bên có liên quan theo phương thức TDCT
Người xin mở L/C (The Applicant for the Credit): là người yêu cầu NH
phát hành Thư tín dụng cho người thụ hưởng, thông thường là nhà NK.
Người hưởng lợi L/C (The Beneficiary): là người bán hay là nhà XK hàng
hóa, người được NH phát hành L/C cam kết thanh toán.
Ngân hàng phát hành L/C (The issuing bank): NH viết bức thư cam kết
thanh toán cho người hưởng lợi. Chính là NH phục vụ cho nhà NK ở bên nước
người NK do hai bên NK và XK thoả thuận, lựa chọn được quy định trong Hợp
đồng, nếu không có quy định trước thì người NK có quyền lựa chọn.
Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank): là NH đại diện và phục vụ cho
nhà XK thông báo cho người XK là Thư tín dụng đã được mở, thường ở nước
người XK và có thể là NH Chi nhánh hoặc NH đại lý của NH phát hành L/C.
Ngoài ra trong Qui trình thanh toán phương thức thanh toán TDCT còn có
các NH khác tham gia (Xem phụ lục 5)

GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình



Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 9

 Quy trình thanh toán theo phương thức TDCT
7

NH phát hành

1

10

NH thông báo

6
2

9

8

5

3

4

Người xin mở L/C


Ký HĐ

Người hưởng lợi L/C

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quy trình thanh toán Tín dụng chứng từ
Bước 1: Sau khi kí Hợp đồng ngoại thương, nhà NK chủ động viết đơn và
gửi các giấy tờ cần thiết liên quan xin mở L/C gửi NH phục vụ mình (NH phát
hành L/C), yêu cầu NH mở một L/C với một số tiền nhất định và theo đúng
những điều kiện nêu trong đơn, để trả tiền cho nhà XK.
Bước 2: Căn cứ vào các giấy tờ xin mở L/C của nhà NK, NH phục vụ nhà
NK sau khi đã đồng ý, và nhà NK đã thực hiện ký quỹ, thì sẽ mở một L/C với
một số tiền nhất định để trả tiền cho nhà XK rồi gửi bản chính (bản gốc) cho NH
phục vụ nhà XK (NH thông báo).
Bước 3: Nhận được bản chính L/C từ NH phát hành, NH thông báo phải xác
thực L/C đã nhận được và gửi bản chính L/C cho nhà XK.
Bước 4: Căn cứ vào các nội dung của L/C và những thỏa thuận đã ký trong
Hợp đồng, nhà XK sẽ tiến hành giao hàng cho nhà NK.
Bước 5: Sau khi đã tiến hành giao hàng, nhà XK phải hoàn chỉnh ngay BCT
hàng hoá theo đúng những chỉ thị trong L/C và phát hành Hối phiếu rồi gửi toàn
bộ các chứng từ này cho NH thông báo để yêu cầu thanh toán.
Bước 6: NH thông báo nhận được BCT từ nhà XK phải kiểm tra thật kỹ, nếu
thấy các chứng từ này mà bề ngoài của chúng không có gì mâu thuẫn với nhau
thì sẽ chuyển cho NH phát hành.
Bước 7: Nhận được BCT, NH phát hành kiểm tra kỹ, nếu các chứng từ khớp
đúng, không có sự nghi ngờ thì NH phát hành trích tiền chuyển sang NH thông
báo để ghi có cho người hưởng lợi. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán.
Bước 8: NH thông báo ghi có và báo cho người hưởng lợi.
Bước 9: NH phát hành trích tài khoản và báo nợ cho người NK.

GVHD: Th.s Trần Thị Trang


SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 10

Bước 10: Người NK xem xét chấp nhận trả tiền và NH phát hành trao BCT
để người NK có thể nhận hàng .
1.2.3.6. Những rủi ro của thanh toán TDCT
 Khái niệm về rủi ro : RR tồn tại khắp mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày
của chúng ta, có khi xuất hiện thật bất ngờ không thể lường trước được, nhưng
đôi khi có những RR ta có thể dự đoán trước và tìm cách phòng tránh. Nói
chung đó là sự việc không ai mong muốn và một khi đã nói đến RR thì không
thể không có mất mát. Từ trước đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
RR được chia thành hai trường phái đó là trường phái truyền thống (còn gọi là
trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa:
 Trường phái truyề n thố ng: theo từ điể n Oxford “Rủi ro là khả năng gă ̣p
nguy hiể m, bi ̣đau đớn, thiê ̣t ha ̣i”.
 Trường phái trung hòa: theo Irving Preffer “Rủi ro là những tổ ng hơ ̣p ngẫu
nhiên có thể đo lường bằ ng xác suấ t”.
Mỗi quan điểm trên sử dụng ngôn từ khác nhau nhưng đều có điểm chung
là đề cập đến một hay một chuỗi sự kiện mà nó xảy ra sẽ tạo các tổn thất. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, RR ở đây là các biến cố có thể gây ảnh hưởng
xấu đến quá trình hoạt động thanh toán TDCT của các NHTM. Từ đó đưa ra các
giải pháp hạn chế RR nhằm ngăn chặn các tổn thất trong hoạt động của NH.
Phương thức thanh toán TDCT được xem là an toàn cho đôi bên nhất cũng
không ngoại lệ, RR xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi
phạm, là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động thanh

toán TDCT. RR có thể xảy ra đối với các bên: nhà XK, nhà NK và các NH.
 Rủi ro đối với nhà Xuất khẩu: sự am tường về nghiệp vụ TTQT cũng như
về nghiệp vụ ngoại thương là hết sức cần thiết nhưng điều này lại là một yêu cầu
rất khó khăn đối với nhà XK. BCT là cơ sở duy nhất để NH dựa vào để thực
hiện thanh toán chứ không dựa vào hàng hóa bất kỳ sai sót nhỏ nào cũng có thể
trở thành căn cứ để NH trì hoãn, từ chối thanh toán. Nhà XK sẽ phải tự giải
quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải
quyết hoặc phải chở hàng về nước, thương lượng xin giảm giá mặc dù hàng hóa
không bị khiếm khuyết gì. Các chi phí phát sinh: lưu tàu quá hạn, phí lưu kho,
mua bảo hiểm hàng hoá…đều do người XK chịu. Đặc biệt nhà NK sẽ dựa vào
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 11

L/C những điều khoản rất nghiêm ngặt để đảm bảo quy cách của hàng hóa. Mọi
yếu tố không chính xác trên chứng từ đều phải được sửa chữa, bổ sung và điều
này làm cho người bán chịu rất nhiều chi phí. Do đó, để hoàn chỉnh BCT theo
đúng quy định của L/C thì họ phải mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí.
Vì nguyên nhân nào đó mà người XK không thể xuất trình BCT hoàn hảo
theo yêu cầu của L/C. Thời gian được thanh toán sẽ bị kéo dài thậm chí có thể là
không được thanh toán. Thời gian không được thanh toán càng dài thì rủi ro xảy
ra càng cao: ứ đọng vốn, biến động về tỷ giá gây khó khăn cho việc tái sản xuất.
 Rủi ro đối với nhà Nhập khẩu: việc chu chuyển nguồn vốn sẽ gặp khó
khăn vì họ phải ký quỹ cho NH một số tiền (do NH phải bảo lãnh cho người mở
L/C) theo yêu cầu của NH cho việc mở L/C. Đối với nhà kinh doanh việc xoay

vòng vốn càng nhanh càng tốt và không gì nguy hiểm bằng việc ứ đọng nguồn
vốn, không sinh lời (tiền mẹ không đẻ ra tiền con). Thậm chí nếu không đủ vốn
thì họ phải lập các thủ tục xin vay, thế chấp, hoặc xin bảo lãnh và tất nhiên là
việc phát sinh ra một khoản tiền “lãi vay” không thể không tránh khỏi.
Việc phát hành, tu chỉnh L/C mất thời gian và chi phí. Việc thanh toán chỉ
căn cứ trên BCT hoàn hảo mà không xem xét về tình trạng hàng hóa thực sự.
Mà nguyên tắc thanh toán giữa các bên trong phương thức giao dịch TDCT lại
là: “thanh toán trước, tranh cãi sau – first payment, later argument”. Do đó, nếu
sau khi thanh toán mà hàng hóa bị khiếm khuyết không đúng quy cách do đây là
chứng từ giả mạo thì sẽ gây thiệt hại rất nặng nề cho nhà NK và NH mở L/C.
Nếu không quy định “BCT đầy đủ” thì người khác có thể lấy hàng hoá khi
chỉ cần xuất trình một phần của BCT, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là
nhà NK. Và vẫn còn trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là BCT được làm giả
hoàn hảo nhưng không có lô hàng nào được giao, sau khi kiểm tra thấy nội dung
phù hợp L/C thì NH phát hành tiến hành trả tiền cho bên nước ngoài do NH
không thể và không có trách nhiệm kiểm tra tính chân thực của các loại chứng
từ hàng hóa. Lúc này thì hậu quả xấu ảnh hưởng đến cả nhà NK và NH mở L/C.
Theo thực tế cho thấ y hiê ̣n nay đã xuấ t hiê ̣n rấ t nhiề u tı̀nh tra ̣ng DN NK
của VN mıǹ h bi ̣ đố i tác nước ngoài lừa trắ ng trơ ̣n. Vı́ du ̣: theo báo Tuổ i trẻ, số
195/2010 (6235) ISSN 1859 – 1108, thứ năm ngày 22/7/2010 :“TP.HCM - ngày
21/7 ta ̣i Chi cu ̣c Hải quan cửa khẩ u cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cát Lái (HQKV1GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 12

Cát Lái) lâ ̣p biên bản vi phạm Hải quan đố i với công ty cổ phầ n Điê ̣n máy

TPHCM (Todimax) về hành vi nhâ ̣p hàng không đúng khai báo.”[5,5]. Công ty
đã bi ̣ đố i tác nước ngoài lừa đảo như sau: theo thỏa thuâ ̣n mua bán thı̀ công ty
Todimax sẽ NK mă ̣t hàng là đồ ng phế liê ̣u, xuấ t xứ từ Philippines, tri ̣ giá hơn 5
tı̉ đồ ng. Nhưng khi có dấ u hiê ̣u nghi ngờ Hải quan tiế n hành viê ̣c mở container
kiể m tra thı̀ bên trong là mô ̣t đố ng đấ t, đá giố ng xà bầ n, có mùi hôi thố i. Trước
đó công ty Todimax đã làm thủ tu ̣c NK ủy thác cho công ty cổ phầ n An La ̣c 2
container. Theo ông Nguyễn Bá Định – phó chi cục trưởng HQKV1- Cát Lái, thì
hành vi NK hàng không đúng khai báo sẽ bị phạt nặng, phía công ty còn chịu
thêm một khoản tiền lớn cho việc lưu kho bãi trong năm tháng. Mô ̣t công ty
khác cũng bi ̣ lừa tương tự khi nhâ ̣p về 10 container sắ t phế liê ̣u tri ̣ giá khoảng
100.000 USD, khi kiể m tra thı̀ toàn bô ̣ đề u chứa hỗn hơ ̣p đấ t và đá dăm. Tuy các
công ty trên đề u tiế n hành xúc tiế n hồ sơ khởi kiê ̣n ra tro ̣ng tài quố c tế nhưng kế t
quả như thế nào, DN có bi ̣lỗ hay không thı̀ không thể khẳ ng đinh
̣ đươ ̣c.
 Rủi ro đối với Ngân hàng phát hành Thư tín dụng: thực tế có rất nhiều
L/C và BCT giả mạo đã gây thiệt hại lớn cho nhiều NH. Thủ tục cũng như
những điều khoản trong L/C rất phức tạp đòi hỏi thanh toán viên phải hết sức
cẩn thận, chính xác trong quá trình phát hành, tu chỉnh, thanh toán …đồng thời
phải giỏi chuyên môn, nghiệp vụ TTQT. Việc kiểm tra BCT phải hết sức thận
trọng vì đây là căn cứ duy nhất để NH thực hiện thanh toán. Nếu bất cứ sai sót
trong BCT được phát hiện sau khi NH đã thanh toán cho nhà XK thì NH phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm. Các loại RR bao gồm:
- Rủi ro về tỷ giá: nếu tỷ giá tăng (đồng nội tệ mất giá) đang đúng lúc hàng
nhập về mà loại hàng có mức độ cạnh tranh cao không thể tăng giá bán. Nhà NK
sẽ bị lỗ lúc này có thể nhà NK sẽ từ bỏ lô hàng không thanh toán. Rủi ro NH mở
L/C sẽ phải bù lỗ một số tiền nếu tỷ lệ ký quỹ cộng với mức tiền thanh lý hàng
NK vẫn không bằng số tiền NH thanh toán cho bên XK.
- Rủi ro do nhà NK mất khả năng thanh toán: mặc dù nhà NK phải ký quỹ
trước khi NH mở L/C nhưng nếu ký quỹ < 100% khi DN gặp phải vấn đề về tài
chính vẫn sẽ dẫn đến rủi ro cao cho NH, NH buộc phải thanh toán cho nhà XK

trong khi không thể thu hồi được vốn từ nhà NK, có thể do NH không tiến hành
thẩm định khi DN mới mở L/C tại NH lần đầu hay nhà NK bị thua lỗ trong quá
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 13

trình sản xuất kinh doanh không còn khả năng thanh toán dẫn đến phá sản (hàng
nhập về NH thanh lý không được, không người bảo lãnh, tài sản thế chấp…)
- Rủi ro do nhà XK cố tình lừa đảo: hành vi lừa đảo làm BCT giả hết sức
tinh vi cùng với sự góp tay của các cơ quan trong việc lập các chứng từ gốc, dù
NH kiểm tra cẩn thận cũng không thể nào phát hiện ra được. Khi đã tiến hành
thanh toán, không nhận được hàng hoặc hàng kém phẩm chất mà khi đó nhà XK
đã phá sản, “biến mất”, trong khi nhà NK không có khả năng về tài chính để đền
bù lại cho NH. Lúc này NH mở L/C là người gánh chịu rủi ro.
 Rủi ro đối với NH thông báo Thư tín dụng: NH thông báo phải chịu trách
nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của Thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ
ký, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà XK. Bất kỳ sự chậm trễ hay
thiếu chính xác của về việc thông báo Thư tín dụng do sai sót của NH thông báo
làm thương vụ không thành thì NH phát hành hay nhà NK có thể khởi kiện NH
thông báo để đòi bồi thường. Trong trường hợp NH thông báo không kiểm tra
được tính xác thực phải gửi thông báo cho NH gửi Thư tín dụng đến và nêu rõ
trong thông báo gửi đến người thụ hưởng. NH thông báo có trách nhiệm thông
báo đầy đủ nội dung Thư tín dụng nhận được. Nếu NH thông báo không thực
hiện đúng những quy định trên thì phải gánh chịu mọi rủi ro phát sinh do Thư tín
dụng bị giả mạo, người thụ hưởng giao hàng trễ, người thụ hưởng không thực

hiện đúng quy định do nội dung L/C không đầy đủ…
 Rủi ro đối với NH xác nhận Thư tín dụng: NH xác nhận thường là NH lớn
có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH phát hành, được NH
phát hành yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH phát
hành không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi tham
gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh
toán Thư tín dụng khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận
xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH phát hành mà
xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách
nhiệm thanh toán thay cho NH phát hành do NH phát hành thiếu thiện chí hay
mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản hay việc xác nhận không được
đảm bảo bằng tài sản đảm bảo hay ký quỹ.

GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 14

 Rủi ro đới với NH chiết khấu Thư tín dụng: NH chiết khấu là NH được
chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu Thư tín dụng có điều khoản chiết khấu
tại bất cứ NH nào. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi
ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo
các điều kiện của UCP600: kiểm tra BCT là một khâu quan trọng trong nghiệp
vụ chiết khấu BCT XK. Nếu việc kiểm tra BCT không được thực hiện với một
sự cẩn trọng thì sẽ gây rủi ro cho NH chiết khấu. NH chiết khấu có thể sẽ gánh
chịu rủi ro không được hoàn trả nếu đã chiết khấu BCT mà không phát hiện

những điểm không phù hợp. Vì vậy, khi kiểm tra BCT phải hết sức cẩn trọng để
tránh những tranh chấp có thể xảy ra và bị NH phát hành từ chối thanh toán do
những điểm không đáng có. Bên cạnh kiểm tra BCT chiết khấu, NH còn phải
tuân thủ theo UCP, ISBP và L/C về thời gian kiểm tra chứng từ, nơi gửi chứng
từ, điện đòi tiền, hình thức đòi tiền và các điều kiện khác khi gửi chứng từ đòi
tiền… Nếu các quy định này không được thực hiện có thể sẽ mang lại rủi ro bị
từ chối thanh toán làm giảm uy tín của NH chiết khấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về TTQT nói chung và phương
thức TDCT nói riêng.
- Giới thiệu các văn bản pháp lý để làm cơ sở cho việc phòng chống rủi ro
trong TTQT. Từ đó, thấy được ý nghĩa và tầm quan trong của việc hiểu và nắm
vững các văn bản pháp lý này nhất là UCP600 để tránh phát sinh tranh chấp và
giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
- Giới thiệu khái niệm và quy trình thực hiện phương thức TDCT, các loại
Thư tín dụng, BCT thanh toán trong phương thức TDCT, … Đây là cơ sở để
phân tích những rủi ro ẩn chứa trong phương thức TDCT cho tất cả đối tượng có
liên quan: DN XNK và NH, nhất là NH. Khi đã nhận biết được các rủi ro chung
phát sinh cho các bên liên quan khi thanh toán theo phương thức TDCT, luận
văn sẽ căn cứ vào những rủi ro này để làm nền tảng phân tích những rủi ro sẽ và
đang xảy ra trong phương thức thanh toán hàng NK bằng phương thức TDCT tại
NHNo&PTNT(CN6) ở chương 2.

GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06


Trang 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP
KHẨU

BẰNG

PHƯƠNG

THỨC

TÍN

DỤNG

CHỨNG

TỪ

TẠI

NHNo&PTNT(CN6)
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT(CN6)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT(CN6)
Trước đây Chi nhánh Quận 6 thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn, là
Chi nhánh cấp 2. Tháng 9/2003 thực hiện quyết định của HĐQT NHNo&PTNT
Việt Nam chuyển Chi nhánh cấp 2 thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc
NHNo&PTNT Việt Nam – Lúc bấy giờ Chi nhánh chưa thực hiện các Nghiệp
vụ ngân hàng quốc tế. Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa,
Việt Nam đang phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong

bối cảnh đó, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế nổi lên như là chiếc cầu
nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài. Để thực hiện
được chức năng cầu nối này, thì các Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như: TTQT,
Kinh doanh ngoại hối, Tài trợ XNK,… đóng vai trò là công cụ thiết yếu và ngày
càng trở nên quan trọng. Năm 2005 phòng Kinh doanh ngoại hối có mặt tại
NHNo&PTNT(CN6). Tuy mới thành lập gần 5 năm nhưng dựa trên nền tảng và
sự kế thừa trên 20 năm phát triển của NHNo Việt Nam đã tạo dựng được một hệ
thống các sản phẩm Kinh doanh ngoại hối phong phú, đầy đủ, đáp ứng tốt nhu
cầu của khách hàng.
Tên giao dịch: Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development - Branch 6
Trụ sở đặt tại: số 589-591 Hồng Bàng, phường 2, quận 6, TP.HCM.
Điện thoại: 9607791 – Fax: 9694781
Website: www.agribank.com.vn
Nguyên tắc hoạt động: theo phương châm: “Sự phồn thịnh của
khách hàng là niềm tự hào của Ngân hàng chúng tôi”. Phân phối kết quả lợi ích
của NH theo kết quả lao động và hiệu quả kinh doanh, lấy lợi ích của Nhà nước
gắn với lợi ích của người lao động làm động lực chính thúc đẩy hoạt động kinh
doanh. Luôn tự chủ về tài chính và không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản
phẩm - dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất
nhu cầu khách hàng. NH luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện
đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 16


2.1.3. Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
NHTM xét về bản chất chỉ là một DN đặc biệt trên thị trường và kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Nó cũng như các tổ chức kinh tế khác
luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, có thể nói rằng lợi nhuận chính là yếu tố
cụ thể nói lên được kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Trong những năm
gần đây nguồn vốn của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng biểu hiện qua các
năm đây chính là một nguyên tố quan trọng thúc đẩy mạnh cho vay đối với các
thành phần kinh tế, các dịch vụ NH khác cũng phát triển nhất là việc TTQT của
DN, làm cho dư nợ năm sau cao hơn năm trước, vì vậy mà lợi nhuận của Chi
nhánh ngày càng tăng cao.
Bảng 2.1. Lợi nhuận kinh doanh của Chi nhánh
ĐVT: tỷ đồng, %

2008/2007
Năm

2007

2008

2009

Lợi nhuận

39

46

52


2009/2008

Tuyệt đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối

7

17.95

6

13.04

Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)
80

( ĐVT : TỶ ĐỒNG )

60
52

40
39

46


20
0
2007

2008

2009

Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)

Biểu đồ 2.1. Lợi nhuận kinh doanh của NHNo&PTNT(CN6)
Qua bảng tổng kết hoạt động kinh doanh và biểu đồ ta thấy rằng lợi nhuận
của NH không ngừng tăng trưởng qua các năm: năm 2007 lợi nhuận 39 tỷ đồng,
năm 2008 là 46 tỷ tăng 7 tỷ so với năm 2007 với tốc độ tăng 17.95 %, và năm
2009 lợi nhuận tiếp tục tăng đạt mức là 52 tỷ đồng tăng 6 tỷ đồng so với năm
2008 với tốc độ là 13.04%. Nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của toàn
thể cán bộ NH nói chung và bộ phận Kinh doanh ngoại hối nói riêng.

GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 17

Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT:
Bảng 2.2. Báo cáo tổng hợp hoạt động TTQT

ĐVT: USD

Chỉ tiêu
1. Mở L/C
- Số món
- Trị giá (USD)
2. Thanh toán nước ngoài
- Số món
- Trị giá (USD)
Trong đó:
- Thanh toán L/C
+ Số món
+ Trị giá
- T.toán D/P
+ Số món
+ Trị giá
- T.toán TT
+ Số món
+ Trị giá
3. Hàng xuất
- Thông báo L/C xuất
+ Số món
+ Trị giá
- T/T
+ Số món
+ Trị giá

2007

2008


2009

108
54,414,948.23

137
67,746,610.55

157
77,908,602.13

630
54,414,948.23

780
73,813,832.58

797
80,132,615.19

135
50,736,996.67

168
63,167,560.85

181
68,220,965.72


104
757,332.11

136
942,878.48

164
1,140,882.96

391
7,793,890.16

476
9,703,393.25

452
10,770,766.51

32
3,056,392.56

39
3,432,328.84

34
3,603,945.29

321
3,735,867.71


401
4,651,155.30

497
4,558,132.19

Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)

Tỷ trọng các phương thức TTQT tại Chi nhánh:
Bảng 2.3. Tỷ trọng các phương thức TTQT
Đvt : USD, %
2007

2008

2009

Chỉ tiêu
Doanh thu

Tỷ
Trọng

Doanh Số

Tỷ
Trọng

Doanh Số


Tỷ
Trọng

L/C nhập khẩu
Nhờ thu
Chuyển tiền

50,736,996.67
757,332.11
7,793,890.16

85.57
1.28
13.15

63,167,560.85
942,878.48
9,703,393.25

85.57
1.28
13.15

68,220,965.72
1,140,882.96
10,770,766.51

85.14
1.42
13.44


Tổng doanh thu TTQT

59,288,218.94

100

73,813,832.58

100

80,132,615.19

100

Phương thức

Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)

GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 18
100%
95%
90%


Chuyển tiền

85%

Nhờ thu

80%

L/C

75%
2007 2008
2009

Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng các phương thức thanh toán năm 2007 - 2009
Qua bảng và biểu đồ trên cho thấy trong tổng doanh số hoạt động TTQT năm
2007 - 2009 thì phương thức Chuyển tiền và L/C NK luôn chiếm tỷ trọng cao
cuối cùng là phương thức Nhờ thu.
Tình hình hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu:
Bảng 2.4. Doanh số L/C nhập khẩu qua các năm
ĐVT: bộ, USD, %
Năm

2007

2008


2008/2007

2009

SL

Chỉ tiêu
Số lượng(SL)

135

168

Doanh số(DS)

50,736,996.67

63,167,560.85

DS

2009/2008
SL

DS

181

24.44 7.74 24.5
8

68,220,965.72
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)

Doanh số
15.000.000,00
10.000.000,00
5.000.000,00

Doanh thu

0,00
2007 2008
2009

Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)

Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng doanh số L/C nhập khẩu
Số lượng và doanh số L/C NK luôn tăng qua các năm. Nhưng mức tăng của năm
2009 đã có phần chậm hơn so với năm 2008. Cụ thể năm 2007 là 135 bộ, 2008
là 168 bộ qua 2009 là 181 bộ tăng với tỷ lệ 2008/2007: 24.44%, 2009/2008:
7.74%. Tương ứng với mức tăng của số lượng thì doanh số 2007 đạt
50,736,996.67 USD, 2008 đạt 63,176,560.85 USD và 2009 đạt 68,220,965.72
USD: với tỷ lệ tăng là 24.5% (năm 2008/2007), 8% (năm 2009/2008).
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06


Trang 19

2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THANH TOÁN HÀNG NHẬP KHẨU
BẰNG

PHƯƠNG

THỨC

TÍN

DỤNG

CHỨNG

TỪ

TẠI

NHNo&PTNT(CN6)
2.2.1. Quy trình phát hành L/C nhập khẩu
Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra chuyển hồ sơ sang CBTD,
làm tờ trình, thực hiện mở L/C

Kiểm soát và ký
duyệt

Chuyển hồ sơ lên P TTQT Hội sở


Duyệt và chuyển
điện lên Hội sở

In điện trả về từ hội sở, trình ký phát
hành, đóng dấu L/C

Giao L/C gốc cho khách hàng

Lưu hồ sơ
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)

Lưu đồ 2.1. Quy trình phát hành L/C nhập khẩu
 Tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C: khi khách hàng có nhu cầu mở L/C thì NH sẽ
cung cấp mẫu đơn xin mở L/C, biểu phí dịch vụ cho khách hàng cũng như tư
vấn về những chứng từ cần thiết. Theo đúng Hợp đồng thỏa thuận với khách
hàng công tác mở L/C được tiến hành khá nhanh chóng trong vòng 1 ngày theo
quy trình nhất định, và chuyển cho khách hàng L/C bằng fax sau khi phát hành
xong, tạo thuận lợi và an toàn cho nhà NK khi thực hiện theo đúng yêu cầu về
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 20

thời gian thanh toán đã thỏa thuận trong Hợp đồng ngoại thương, góp phần hỗ
trợ cho việc kinh doanh của DN được diễn ra liền mạch thuận lợi, không bị gián

đoạn, tiết kiệm được thời gian. Uy tín của NH cũng ngày một được nâng cao
trong việc nỗ lực không ngừng rút ngắn thời gian phát hành L/C nhằm phục vụ
khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay NH chỉ mới cải tiến các dịch vụ như:
ATRANSFER (Chuyển khoản siêu nhanh), SMS BANKING (Kiểm tra số dư tài
khoản, tự động thông báo biến động tài khoản, liệt kê 5 giao dịch gần nhất),
VnTopup (Nạp tiền điện thoại bằng SMS), nhưng chưa có dịch vụ nào cho việc
mở L/C. Đối với những DN mới muốn giao dịch với NH thì cần phải đến NH để
được cung cấp các mẫu đơn mở L/C nêu các vấn đề thắc mắc để được tư vấn
trực tiếp hoặc gọi điện thoại vào NH hỏi để được tư vấn, còn các DN đã giao
dịch với NH từ trước có thể DN có sẵn các mẫu đơn tuy nhiên vẫn phải lên NH
để nộp hồ sơ, và các DN Việt Nam hiện nay vẫn còn tình trạng cứ dựa vào mẫu
có sẵn chỉ sửa thông tin lại đôi lúc sơ xuất có những thông tin không phù hợp.
Tuy DN là khách hàng đến NH giao dịch đều phải trả phí nhưng việc đến NH
nhiều lần để làm việc gặp nhân viên thì DN luôn có tâm trạng như nhờ vả mà
người Việt Nam thì rất ngại đều đó cộng thêm các chi phí và thời gian, công sức
bỏ ra để thực hiện mở L/C. Và hiện nay sản phẩm dịch vụ của NH còn rất hạn
chế chỉ chủ yếu thực hiện mở L/C trả ngay và trả chậm các loại L/C khác hầu
như không có thực hiện mặc dù rất hữu dụng. NH không có điều kiện để phát
huy và khách hàng cũng mất đi cơ hội cho mình.
Các chứng từ cần thiết khi xin mở L/C:
- Hồ sơ pháp lý cần thiết để khách hàng có thể giao dịch với NH gồm:
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số XNK, giấy phép đầu
tư (đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài).
 Mẫu dấu, chữ ký đăng ký tại Chi nhánh.
 Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng (nếu có).
- Hồ sơ mở L/C gồm:
 Thư yêu cầu mở L/C. Trong thư khách hàng phải điền đầy đủ, chính xác
các thông tin phù hợp với thư yêu cầu của mình.
 Hợp đồng XNK, hợp đồng uỷ thác ( nếu có).
 Văn bản cho phép NK của bộ Thương mại, cơ quan quản lý chuyên ngành.

GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 21

 Đơn xin mua ngoại tệ (nếu DN không đủ lượng ngoại tệ để thanh toán).
 Phương án kinh doanh, bảng báo cáo tài chính quý gần nhất (nếu khách
hàng có nhu cầu vay để thanh toán).
 Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng: thanh toán viên tiến hành kiểm
tra tính hợp pháp của hồ sơ mở L/C, kiểm tra nội dung Thư yêu cầu mở L/C, khả
năng thanh toán. Hầu hết các DN giao dịch với NH vẫn chưa hoàn thiện về
chuyên môn, nghiệp vụ, yếu kém trong việc áp dụng UCP600 việc dựa vào mẫu
chỉ cần sửa thông tin và có khi người làm hồ sơ và người đến NH để nộp là khác
nhau không am hiểu hết các vấn đề nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện,
chỉ thị có sự mâu thuẫn hay chuẩn bị thiếu cần phải điện về công ty để hỏi, lúc
này thanh toán viên sẽ hướng dẫn khách hàng cách để hoàn chỉnh trước khi mở
L/C thanh toán viên không tự đô ̣ng sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết thay
khách hàng, chính sự không am tường chuyên nghiệp DN đã tự làm khó chính
mình. Thư yêu cầu mở L/C phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán
trưởng. Tiế p đó thì thanh toán viên sẽ lập tờ trình cho ban giám đốc phê duyệt.
 Trường hợp chấp nhận mở L/C: ban giám đốc sẽ quyết định mức ký
quỹ tùy vào uy tín của từng DN.
 Trường hợp không chấp nhận mở L/C: thanh toán viên sẽ nêu rõ lý
do cho khách hàng.
Các khoản phí mà khách hàng phải trả khi mở L/C: mức phí mở
L/C được thu dựa vào biểu phí hiện hành của NHNo&PTNT (Đính kèm phụ lục

7). Nếu L/C không quy định thì tiền phí sẽ được khấu trừ vào tài khoản của
người mở L/C. Trong trường hợp này L/C sẽ ghi rõ “ALL BANK CHARGES
OUTSIDE VIET NAM INCLUDING REIMBURSING BANK CHARGES
ARE FOR BENEFICIARY ACCOUNT”. Các khoản phí bao gồm :
 Phí mở L/C là 0,1% giá trị L/C
 Phí tu chỉnh L/C: tăng tiền (0,1% giá trị L/C), tu chỉnh khác (10 USD)
 Phí huỷ L/C: 15 USD
 Phí thanh toán L/C là 0,2% giá trị L/C
Tại www.agribank.com phí mở L/C và phí hủy L/C vào ngày 25/7/2010 đã tăng
5 USD so với ngày 27/5/2010. Đây là mô ̣t điể m yế u của NH vì trong môi trường
cạnh tranh hàng loạt các NH được thành lập luôn cố gắng giảm mức phí cạnh
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 22

tranh nhất dịch vụ hoàn hảo nhất nên các NH khác có thể lơ ̣i du ̣ng điể m yế u này
để ca ̣nh tranh với NH. NH cần phải có chính sách phù hợp để cạnh tranh hơn.
 Xác định mức ký quỹ khi mở L/C: khi nhận được đơn đề nghị xin
mở L/C của khách hàng, nhân viên TTQT khẩn trương kiểm tra nội dung hồ sơ
sau đó chuyển sang bộ phận tín dụng DN thẩm định khả năng thanh toán của
khách hàng để xác định mức ký quỹ phù hợp. Ký quỹ là quy định bắt buộc đối
với khách hàng khi tham gia mở L/C, tạo sự tin tưởng, hạn chế rủi ro cho NH.
NH sẽ sử dụng tiền ký quỹ để thanh toán L/C. Trong nhiều trường hợp khách
hàng không có đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu ký quỹ của NH, theo yêu cầu của
nhà NK và xét thấy đủ điều kiện, NH sẽ cấp khoản tín dụng cho khách hàng với

mục đích mở L/C. Mức ký quỹ sẽ do ban Giám Đốc quyết định tùy theo chính
sách phân loại khách hàng của từng NH và mặt hàng NK cụ thể.
- Đối với L/C trả ngay: vì muốn thu hút khách hàng nên NH luôn tạo điều
kiện tốt nhất cho khách, với những khách hàng quen thuộc, tình hình tài chính
ổn định và đã có được sự tín nhiệm của NH thì mức ký quỹ sẽ <100% giá trị
L/C tối thiểu là 0-10% giá trị L/C. Tuy nhiên DN vẫn phải thanh toán hết giá trị
của L/C thì NH mới giao trả BCT cho DN đi nhận hàng. Nếu khách hàng lần
đầu tiên giao dịch hoặc chưa tạo được uy tín với NH thì bắt buộc phải ký quỹ
100% giá trị L/C. Việc ký quỹ là một điều bắt buộc tuy nhiên đứng về phía gốc
độ nhà NK thì ta thấy rằng không một nhà kinh doanh nào muốn đồng vốn của
mình bị ứ đọng lại hay một ai đó sử dụng mà không đem lại lợi ích gì cho mình,
nên NH cần xem xét việc ký quỹ và tạo lợi cho khoảng tiền đó cho khách hàng.
- Đối với L/C trả chậm: DN không được ký quỹ bằng vốn vay hoặc các
khoản vay vốn mà NHNo&PTNT bảo lãnh.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện ký quỹ
- Khi thực hiện ký quỹ tại NHNo&PTNT thì DN cần lưu ý đến lượng ngoại tệ
hiện có trong tài khoản ngoại tệ của mình tại NH. Nếu khách hàng có sẵn lượng
ngoại tệ trong tài khoản ngoại tệ tại NH thì NH sẽ trích số dư này vào tài khoản
ký quỹ, nếu như lượng ngoại tệ không đủ thì DN có thể mua ngoại tệ để ký quỹ
theo hình thức mua ngoại tệ giao ngay. Việc thực hiện mua bán ngoại tệ này
luôn ẩn chứa rủi ro, đem lại lợi hoặc hại cho NH theo sự biến động của tỷ giá.

GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 23


- Nếu DN ký quỹ 100% trị giá L/C thì tùy ý quy định tên người nhận hàng
(consignee) trên Vận đơn (B/L). Vı̀ lúc này khách hàng đã thanh toán toàn bô ̣
tiề n lô hàng nên NH không cầ n lo sơ ̣ khách hàng không thanh toán và khố ng chế
lô hàng nữa. Khi đó khách hàng có quyề n hoàn toàn quyế t đinh
̣ về tên người
nhâ ̣n hàng (xác nhâ ̣n người đang giữ quyề n sở hữu lô hàng) là mın
̀ h hay bấ t cứ
ai vı̀ lô hàng thuô ̣c quyề n sở hữu của ho ̣. Nế u là B/L đı́ch danh thı̀ ghi rõ tên
người nhâ ̣n còn B/L theo lê ̣nh thı̀ ghi “ TO ORDER”, NH không có ý kiế n nữa.
- Nếu DN ký quỹ <100% trị giá L/C thì Vận đơn bắt buộc chọn điều kiện do NH
đưa ra vı̀ lúc này NH có thể sẽ gă ̣p nhiề u rủi ro do khách hàng chưa thanh toán
hế t tiề n hàng. Để ha ̣n chế rủi ro cho mı̀nh thı̀ NH đưa ra 2 trường hơ ̣p:
 Nếu nhà XK muốn trong mục consignee ghi là “TO ORDER OF
SHIPPER” vı̀ đó cũng là cách giảm thiể u rủi ro cho nhà XK khi nhà NK
và NH mở L/C không thanh toán tiề n khi BCT không hoàn hảo, ho ̣ có thể
nhâ ̣n la ̣i hàng còn hơn mấ t trắ ng thì phải “FULL SET 3/3 OF ORIGINAL
CLEAN SHIPPED ON BOARD OCEAN BILL OF LADING MADE
OUT TO ORDER OF VIET NAM BANK FOR AGRICULTURE AND
RURAL DEVELOPMENT BRANCH 6 ” gửi cho NH phát hành L/C.
 Nếu nhà NK muốn giữ 1 bản gốc B/L được nhà XK gửi trực tiếp cho nhà
NK thì phải ghi “TO ORDER OF THE ISSUING BANK” mục consignee
trong nội dung L/C ở phần chứng từ yêu cầu xuất trình. (Vı̀ B/L có thể
đươ ̣c yêu cầ u gởi thẳ ng đế n cho nhà NK 1/3 hoă ̣c 2/3 bản Original).
 Mở L/C: sau khi hồ sơ xin mở L/C được phê duyệt, Chi nhánh mở L/C sẽ
tiến hành đăng ký số tham chiếu L/C và chọn NH thông báo (viê ̣c thông báo L/C
có thể qua 2 NH), NH thương lượng:
 Trường hợp 1: khách hàng không chỉ định NH thông báo  thanh toán
viên lựa chọn NH dựa vào danh sách NH đại lý do Sở Quản Lý cung cấp.
 Trường hợp 2: khách hàng chỉ định NH thông báo L/C mà NH này không

có quan hệ đại lý với NHNo&PTNT vì khách hàng có quan hệ giao dịch
tại đây  tại đầu điện Chi nhánh sẽ chọn NH nào có quan hệ đại lý với
NHNo&PTNT rồi NH này sẽ làm trung gian chuyển tiếp L/C đến NH
thông báo, nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra và thanh toán L/C. Ví dụ:
Khi khách hàng chỉ định NH thông báo là Tokyo Bank mà Agribank lại
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 24

không có quan hệ đại lý với NH này mà chỉ có quan hệ đại lý với HSBC
Bank, lúc này Agribank sẽ gửi L/C đến HSBC Bank và yêu cầu HSBC
Bank chuyển tiếp đến Tokyo Bank để thông báo cho người thụ hưởng.
Mu ̣c Advise through Bank trên L/C thể hiê ̣n: “TOKYO BANK”.
 Trường hợp 3: khách hàng chỉ định L/C không hạn chế NH thương lượng
thı̀ mu ̣c Available With…By… thể hiê ̣n: “ANY BANK”, không cho phép
đòi tiền bằng điện thı̀ cách thức gởi BCT đề u đươ ̣c thực hiê ̣n theo yêu cầ u
của L/C. Vı́ du ̣: L/C yêu cầ u “ALL DOCUMENTS MUST BE SENT BY
DHL SERVICE IN 1 LOT TO THE INSSUING BANK” (Tấ t cả các
chứng từ phải đươ ̣c gởi 1 lầ n bởi dich
̣ vu ̣ DHL)
- Nhập dữ liệu vào máy tính mở L/C và thu phí liên quan.
 Mở bằng điện sử dụng mẫu SWIFT MT 700, MT 701 (nếu điện 700 vượt
quá về độ dài điện thì phải gửi các thông tin thêm về thư tín dụng vào một
hoặc nhiều hơn trong mẫu điện 701, có thể gửi 3 mẫu điện 701 cùng với
mẫu điện 700).

 L/C phát hành qua SWIFT phải dẫn chiếu UCP600.
 Thu phí mở L/C và trong nội dung L/C phải quy định rõ việc thu phí
thông báo L/C là do bên nào chi trả (thông thường phí thông báo do người
thụ hưởng chịu).
- Chuyển toàn bộ hồ sơ cùng điện mở L/C trình lãnh đạo phê duyệt và chuyển về
Sở để chuyển điện sang NH nước ngoài. Tất cả hầu như đều được thanh toán
viên thực hiện trên máy tính và mạng SWIFT đôi khi do sự cố hay lỗi kỷ thuật
công việc phải tạm gián đoạn trong giây lát, vấn đề không ai muốn xảy ra đối
với mình cả và tất nhiên sẽ gây ra thiệt hại lớn hay nhỏ tùy vào từng trường hợp.
 Giao bản L/C gốc cho khách hàng: giao 1 bản gốc L/C cho khách hàng, có
dấu và chữ ký của lãnh đạo Chi nhánh, vào bìa hồ sơ theo mẫu và lưu 1 bức điện
đã chuyển đi vào hồ sơ. Đồng thời vào sổ để theo dõi L/C. Sổ theo dõi hồ sơ mở
L/C phải ghi rõ các thông tin sau: ngày mở L/C, số L/C, tên khách hàng mở L/C,
trị giá L/C, loại L/C (phân theo kỳ hạn thanh toán, ngày thực tế thanh toán,
nguồn vốn thanh toán, tỷ lệ ký quỹ, ghi chú khác). Quá trình lưu lại hồ sơ thực
hiện trên giấy sẽ không đảm bảo an toàn nếu có sự cố và tốn chi phí văn phòng
phẩm rất nhiều cho việc lưu hồ sơ.
GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình


Khóa luâ ̣n tố t nghiê ̣p 06

Trang 25

2.2.2. Quy trình tu chỉnh L/C
Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra, hoàn thiện tu chỉnh


Kiểm soát và ký
duyệt

Chuyển hồ sơ lên P TTQT Hội sở

Duyệt và chuyển
điện lên Hội sở

In điện trả về từ Hội sở

Giao điện L/C gốc cho khách hàng

Lưu hồ sơ
Nguồn: NHNo&PTNT(CN6)

Lưu đồ 2.2. Quy trình tu chỉnh L/C
Thông thường việc tu chỉnh L/C xuất phát từ yêu cầu của nhà XK khi họ
thấy việc thực hiện đúng các điều khoản của L/C vượt quá khả năng hoặc ảnh
hưởng đến quyền lợi kinh tế của họ.
 Một số nguyên tắc khi tu chỉnh L/C:
- Việc tu chỉnh phải được thực hiện trong thời gian hiệu lực của L/C
- Việc tu chỉnh phải được thông báo và có sự chấp thuận của cả 2 bên.
- Nội dung giao dịch có liên quan đến việc tu chỉnh phải được thực hiện bằng văn
bản như: điện báo, thư từ, … và sự tu chỉnh này phải được thực hiện thông qua
NH, nội dung tu chỉnh L/C phải được sự xác nhận cuối cùng của NH phát hành.

GVHD: Th.s Trần Thị Trang

SVTH: Võ Thị Cẩm Bình



×