Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐỀ TÀI Đăn kí kết hôn và luật Hôn nhân gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.51 KB, 30 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

PHẦN I :PHẦN MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ phong kiến ,Hôn nhân gia đình dưới chế độ phong
kiến không được sự báo trợ của nhà nước ,việc kết hôn thường là do sự
áp đặt của cha mẹ đới với con cái .Hôn nhân không dựa trên sự tự nguyện
của hai bên nam nữ họ lấy nhau không xuất phát từ tình yêu ,từ đó các
mâu thuẫn dần nẫy sinh ,vì thực tế họ chưa được tìm hiểu rõ về nhau .
Dưới chế độ phong kiến tồn tại quan điểm trọng nam khinh nữ
“trai năm thê bảy thiếp gái chính chuyên một chồng “và sự phân biệt giàu
nghèo giữa các gia đình trong xã hội từ đó các cặp vợ chồng chung sống
với nhau chí mộtthời gian đã nẫy sinh những vấn đề mang tính tất yếu của
lịch sử .
Ngày nay ,cùng với mặt trái cúa cơ chế thị trường trong một bộ
phận nhân dân còn bị ảnh hưởng nặng nề do những mầm mống còn tồn
còn tồn tại sau chế độ hôn nhân gia đình phong kiến tư sản đã làm xói
mòn nền đạo đức văn hoá truyền thống tốt đẹp cúa gia đình Việt Nam
,chính vì vậy việc đăng ký kết hôn chẳng những giúp cho quan hệ vợ
chồng được di trì cuộc sống vợ chồng hạnh phúc mà còn ổn định được trật
tự pháp lý đối với các giao dịch có liên quan đến việc nảy sinh trong quan
hệ vợ chồng ,thông qua đó bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của các
bên trong lĩnh vực hôn nhân .
Có thể nói rằng hiện nay việc tìm hiểu vấn đề đăng ký kết hôn có
một ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết, thông qua đó tuyên truyền giáo
dục ý thức hôn nhân gia đình XHCN xoá bỏ tình trạng lạc hậu của chế độ
hôn nhân gia đình phong kiến tư sản đồng thời giúp cho cộng đồng dân cư


điạ phương có cách hành xử đúng đối với những cặp vợ chồng không hoà

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

đồng ,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cặp vợ chồng khi đăng ký
kết hôn
Việc đăng ký kết hôn không những xác lập quan hệ vợ chồng trong
thơi kỳ kết hôn mà còn bảo đảm xác lập tính lâu dài của thời kỳ hôn nhân
,dựa trên cơ sở đó đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các bên đăng ký
kết hôn ,đăng ký kết hôn bảo đảm tính thống nhất xoá bỏ được các tàn
tích của xã hội những nạn loạn luân hay duy trì chế độ một vợ một chồng
…Chính từ những lý do đó tôi chọn đề tài đăng ký kết hôn .Vậy kính
mong thầy cô góp ý kiến để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn .
Kết cấu nội dung đề tài gồm có 3 phần :
Phần một :

Phần mở đầu .

Phần hai :

Phần nội dung.


Chương I : Cơ sở lý luận .
Chương II: Đặc điểm , tình hình cơ bản của địa
phương phường An Sơn .
Chương III: Thực tiễn và kiến nghị .
Phần ba :

Phần kết luận .

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG
Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN .
I . Quan điểm chỉ đạo xây dựng luật hôn nhân và gia đình cũng
như sự cần thiết phải quy định việc đăng ký kết hôn trong luật hôn
nhân gia đình Việt Nam .
1.Vị trí và vai trò của gia đình trong xã hội .
Trong xã hội gia đình đóng vai trò rất quan trọng là tế bào của xã
hội ,là nơi hình thành rèn luyện nên nếp sống tính cách của mỗi cá nhân ,
để họ chuẩn bị hành trang hoà nhập vào xã hội .Một gia đình có văn hoá
có nền kinh tế vững chắc , có một nền tảng hạnh phúc bền vững thì mới là
nơi tốt nhất để rèn luyện con người có nhân cách tốt nhất đủ điều kiện để
hoà nhập vào cộng đồng xã hội ,tham gia tích cực vào sự nghiệp xây dựng

bảo vệ tổ quốc .
Xuất phát từ việc đánh giá đúng vai trò quan trọng của gia đình ,
trong mọi thời kỳ cách mạng Đảng và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm
lớn đối với vấn đề hôn nhân gia đình và đã sớm có chủ trương thể chế hoá
bằng pháp luật đường lối chính sách của đảng đối với vấn đề này .Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sau cách mạng tháng
tám thành công là mổt trong những đạo luật ban hành sớm nhất đó là hôn
nhân gia đình đây là một công cụ pháp lý quan trọng để nhà nước ta xây
dựng thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản xoá bỏ chế độ hôn nhân và gia đình
phong kiến lạc hậu ,xây dựng chế độ hôn nhân gia đình xã hội chủ nghĩa
góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng trong phạm vi cả nước .
Trải qua 14 năm thi hành bổ sung sửa đổi những nguyên tắc và
các qui định chung của pháp luật vẫn được phát huy trong đời sống xã hội

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

và được nhân dân tôn trọng chấp hành. Luật hôn nhân gia đình luôn có
những điều khoản mới được sử đổi bổ sung theo từng thời đại ,từng điều
kiện ,cho phù hợp với thực tế hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Chính vì thế
luật hôn nhân gia đình 1986 có những vấn đề cần được sửa đổi bổ sung
cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Nhiều quy định mang tính nguyên tắc trong luật hôn nhân gia đình

1986 đòi hỏi phải được cụ thể hoá, hướng dẫn thi hành bằng các văn bản
của chính phủ các thông tư liên ngành giữa các toà án và cơ quan có liên
quan nhưng trên thực tế tình trạng ban hành chậm và thiếu các văn bản
quy định chi tiết hướng dẫn thi hành đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc
thực hiện luật trong cuộc sống đặc biệt là liên quan đến quan hệ hôn nhân
và gia đình đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo quy định tại điều
35 của luật hôn nhân gia đình 1959 và điều 55 của luật hôn nhân gia đình
1986 thì căn cứ vào luật và tình hình cụ thể mà uỷ ban thường vụ quốc hội
theo luật 1956 hoặc hội đồng nhà nước 1986 có những quy định thích hợp
đối với quan hệ hôn nhân và gia đình của đồng bào các dân tộc thiểu số,
song cho đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được các quy định cụ thể
để điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình của đồng bào các dân tộc thiểu
số. Đây cũng là vấn đề cần được nghiêng cứu trong luật hôn nhân gia đình
mới.
Ngoài ra do các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình còn
thiếu cụ thể nên khi xét các tranh chấp về hôn nhân gia đình các toà án
phải vận dụng các nghị quyết của hội đồng thẩm phán các báo cáo tổng
kết công tác hằng năm của ngành toà án các công văn và thông tư hướng
dẫn của toà án và nhân dân tối cao trong hoạt động xét xử để bù lắp chổ
trống cho các quy định của pháp luật hôn nhân gia đình. Điều này chưa
phù với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và không tránh khỏi tình

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng


GVHD: Nguyễn Thị Thu

trạng giữa các toà có sự vận dụng pháp luật không thống nhất khi xét xử
ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật trên thực tế.
Do ban hành đầu của thời kỳ đổi mới nên nhiều quy định của pháp
luật hôn nhân gia đình 1986 chưa phù hợp với sự vận động của các quan
hệ hôn nhân gia đình trong cơ chế thị trường và sự giao lưu kinh tế trong
điều kiện mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
Ngoài ra quan hệ hôn nhân gia đình còn chịu ảnh hưởng và chi phối bởi
nhiều mối quan hệ khác như quan hệ dân sự, quan hệ đất đai, quan hệ kinh
doanh, quan hệ hành chính…Trong điều kiện hiện nay khi các qui định
của pháp luật về luật dân sự ,đất đai , kinh doanh luật đầu tư nước ngoài
luật đầu tư trong nước …được ban hành và thực hiện đã và đang tác động
ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ hôn nhân gia đình thì luật hôn nhân gia
đình tấc yếu cũng phải được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với hệ thông
pháp luật hiện hành .
2.Những quan điễm chỉ đạo xây dựng luật hôn nhân gia đình .
Việc xây dựng luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã quán triệt các
quan điễm chỉ đạo sau :
2.1luật hôn nhân gia đình năm 2000 phải được cụ thể hoá Hiến
pháp 1992 các qui định Bộ luật dân sự và hôn nhân gia đình , thừa kế và
phát triển những nguyên tắc cơ bản và các qui định phù hợp cúa luật hôn
nhân gia đình 1986.Luật hôn nhân gia đình là bộ luật mới nhất được áp
dụng hiện nay ,nó được sửa đối bổ sung từ bộ luật cũ ,cho phù hợp với xu
thé thời đại đất nước hiện nay nó được thay đối cụ thể theo hiến pháp
1992 luật hôn nhân gia đình phát triển thay đổi của điều kiện kinh tế đều
kiện chính trị của nhà nước ta phù hợp với nguyện vọng chung cúa nhân
dân .
Sau 1986 tình hình kinh tế nước ta có sự thay đổi đường lối chính
sách ,quan điễm chỉ dạo của đảng vì vậy nhà nước cho ra đời hiến pháp


Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

1992 để thể chế hoá đường lối của Đảng trong công cuộc đổi mới chính
sách của nhà nước có cả lĩnh vực hôn nhân gia đình .Qui định rõ tại điều
64 hiến pháp gia đình là tế bào của xã hội , là nền tảng cho sự phát triển
của xã hội .
Nhà nước bảo vệ hôn nhân gia đình theo nguyên tắc tự nguyện
tiến bộ một vợ ,một chồng ,bình đẳng cha mẹ co trách nhiệm nuôi dạy con
thành những công dân tốt , con cháu có bổn phận kính trọng ông bà cha
mẹ .Bình đẳng không phân biệt đối xử giữa các thành phần dân tộc giữa
những người có tôn giáo ,không có tôn giáo giữa những người có quốc
tịch Việt Nam hay không có quốc tịch Việt Nam đều được nhà nước tôn
trọng báo vệ , nhà nước không thừa nhận sự phân biêt đối xử giữa các con
con trai,con gai,con nuôi con đẻ ,con trong gia thú ,con ngoai gia thú
nhằm để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân các vấn đề này đã
được cụ thể hoá trong bộ luật dân sự (bộ luật đượcquộc hội thông qua
ngày 28/10/1995 và có hiệu lực ngày 1/7/1996)Trong bộ luật dân sự có 16
điều qui định về hôn nhân và gia đình đó là
Điều36;37;38;39;40;51;57;58;59;70;71;232;611và

625 các điều


này điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản trong lĩnh vực hôn nhân
và gia đình là cơ sở mang tính nguyên tắc và đựoc cụ thể hoá trong luật
hôn nhân và gia đình .Mục đích chính của nhà nước trong việc ban hành
luật là bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của con người đói với luạt hon nhân
gia đình cũng không nằm ngoài mục đích đó mọi điều khoản trong bộ luật
đều đảm bảo nguyên tắc bảo vệ công dân
Cùng với xu thế phát triển của xã hội luật hôn nhân gia đình luôn
được nhà nước chú trọng bổ sung sửa đổi .Việc sửa đổi luật 1986 thành
luật hôn nhân gia đình 2000 là một bước phát triển hoá pháp luật về hôn
nhân gia đình, vừa phát huy vừa kế tục các nguyên tắc củ ,để chắc lọc ra
những điều khoản những qui định tiến bộ nhất ,đẻ bảo vệ thực hiện chế độ

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

hôn nhân tự nguyện bình đẳng tiến bộ nhằm xây dựng gia đình dân chủ
hoà thuận hạnh phúc Đ1 luật HNGĐ2000 qui định rất rõ nhiệm vụ cơ bản
của bộ luật góp phần xây dựng hoàn thiện bảo vệ chế độ hôn nhân gia
đình tến bộ ,xây dựng chuẩn mừc pháp lý ,cách ứng xử của thành viên
trong gia đình ,kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt
Nam .
Luật hôn nhân gia đinh cũng qui định chế độ hôn nhân gia đình

,tránh nhiệm của công dân ,nhà nước và xả hội trong việc củng cố chế độ
hôn nhân gia đình
2.2Gia đình là tế bào xã hội ,là cái nôi nuôi dưỡng con người ,là môi
trường quan trọng hình thành thành giáo dục nhân cách ,góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ,gia đình tốt thì xã hội mới tốt xã hội
tốt thì gia đình càng tốt chính vì những quan điểm nói trên luật hôn nhân
gia đình 2000 luôn đề cao vai trò của gia đình trong xã hội xây dựng cũng
cố gia đình Việt Nam xã hội chủ nghĩa phát huy truyền thống tốt đẹp của
gia đình Việt Nam ,chống ảnh hưởng sâu sắc của chế độ hôn nhân gia
đình của gia đình Việt Nam ,chống ảnh hưởng sâu sắc của chế đọ hôn
nhân gia đình phong kiến tư sản hạn chế tác động têu cực của kinh tế thị
trường dãn đến việc xác lập quan hệ HNGĐ không bền vững
2.3Để khẳng định vai trò pháp luật , nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp
của các bên Đ9 Đ10 luật HNGĐ qui định về các điều kiện kết hôn và các
trường hợp cấm kết hôn .Qui định về độ tuổi , nam từ 20t trở lên ,nữ từ
18t trở lên nhằm bảo vệ sức khoẻ cho hai bên và để hai bên có đủ tuổi suy
nghĩ khi tự nguyện kết hôn với nhau ,cấm kết hôn môt số trương hợp
nhằm kế thừa phát huy truyền thống tótt đẹp của dân tộc ta , không làm
bại hoại thuần phong mỹ tục dân tộc
2.4 Có những biện pháp tích cực để khuyến khích đồng bào các dân
tộc giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp về hôn nhân gia

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng


GVHD: Nguyễn Thị Thu

đình thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc từng bước xoá bỏ các hủ tục
lạc hậu về hôn nhân gia đình.
Nhân gian ta có câu “ Phép vua thua lệ làng” vì vậy đối với mỗi
vùng miền nhất là đối với các dân tộc thiểu số phong tục tập quán đã ăn
sâu vào tiềm thức của họ rồi thì khó mà thay đổi. Vì vậy ta phải từng bước
động viên khuyến khích để họ dần có ý thức tự nguyện tuân thủ các
nguyên tắc pháp luật hôn nhân gia đình. Nước ta có 54 thành phần dân tộc
anh em, có một nền văn hoá đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc trong nhiều
trường hợp các dân tộc áp dụng phong tục tập quán để điều chỉnh các
quan hệ hôn nhân gia đình nhưng phải bảo đảm nguyên tắc trong trường
hợp pháp luật không quy định thì có thể áp dụng nhưng một số trương hợp
pháp luật quy định cụ thể hoặc pháp luật cấm thì ta không được thực hiện
ví dụ như nguyên tắc cấm kết hôn trong phạm vi ba đời, nguyên tắc bảo
đảm một vợ một chồng tự nguyện tiến bộ bình đẳng…
Chắc lọc những phong tục tập quán tốt đẹp, những tinh hoa văn hoá
dân tộc để pháp luật hoá thành những quy phạm pháp luật đồng thời luôn
tuyên truyền hướng dẫn vận động các đồng bào dân tộc xoá các phong
tục tập quán lạc hậu về hôn nhân gia đình.
3. Sự cần thiết phải quy định việc đăng ký kết hôn theo luật hôn
nhân gia đình Việt Nam :
Trải qua hàng ngàn năm sống dưới chế độ phong kiến và gần một
trăm năm dưới ách thống trị của thực dân, phụ nữ việt nam vừa bị áp bức
về giai cấp và dân tộc vừa bị lễ giáo phong kiến trói buột. Song truyền
thống tôn trọng phụ nữ của dân tộc ta không những vì thế mà không được
tôn trọng, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc năm 1930 ngay từ khi mới
thành lập đảng công sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu “ Nam nữ bình
đẳng” là một trong mười mục tiêu chính trị đầu tiên và nó đã trở thành
kim chỉ nam sợi chỉ đỏ trong suốt quá trình lập hiến và lập pháp của nước


Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

ta kể từ ngày đó cho đến nay điều này chúng ta dể dàng thấy được qua các
bản hiến pháp 1946,1959, 1980, 1992 và luật hôn nhân gia đình năm
1959, 1986, 2000 cũng như nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan.
Điêu 64 hiến pháp 1992 khẳng định “ Gia đình là tế bào của xã
hội” là sản phẩm của xã hội, gia đình đã phát triển cùng với sự phát triển
của xã hội. Từ các chủ thể trên ta có thể nhận thấy được rằng. Muốn xây
dựng được một gia đình hoàn thiện, và hoàn chỉnh là bắt nguồn từ việc
đăng ký kết hôn đây là nền tảng chủ yếu hôn nhân thực sự thì mới xây
dựng một gia đình thực sự, sự đồng ý của các bên trong việc đăng ký kết
hôn là chủ yếu cho việc xây dựng nên một gia đình.
Trong gia đoạn hiện nay cùng với chủ trương của đảng và nhà nước
trong việc xây dựng “ Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn
minh” việc khẳng định đăng ký kết hôn là hết sức quan trọng bởi muốn
gây dựng một gia đình văn minh tiến bộ cùng với sự phát triển của đất
nước thì từ việc đăng ký kết hôn phải được thống nhất của các bên không
được cưỡng ép việc đăng ký kết hôn, đúng như vậy từ việc đăng ký kết
hôn đúng pháp luật không những là cơ sở tạo cho sự văn minh tiến bộ của
xã hội mà còn làm giảm đi các bi kịch xảy ra trong từng gia đình do việc

không thoả thuận của các bên khi tiến đến hôn nhân. Do vậy việc quy
định đăng ký kết hôn trong luật hôn nhân gia đình giúp cho việc xác lập
mối quan hệ vợ chồng được bền vững, ổn định trong cuộc sống hôn nhân
của các gia đình.
II. Những quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn.
1.Khái niệm gia đình:
Gia đình là “tế bào của xã hội” thực hiện chức năng cơ bản mang
tính chất của nó, chức năng cơ bản của nó là tái sản xuất ra con người,
tiếp tục duy trì nòi giống, nuôi dưỡng con người, đó là một quá trình cần

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

thiết của cuộc sống trong xã hội nhất định quá trình này phải được thể
hiện thông suốt tạo nên các mối quan hệ tất yếu nhất định cha mẹ ông bà
con cái từ đó tiếp tục tạo ra nhiều thế hệ khác nữa. Nếu không có quan hệ
vợ chồng phát sinh tạo ra quan hệ cha mẹ ông bà con cái kế tiếp thì xã hội
không thể phát triển hoặc tồn tại đến ngày nay, và một điều tất yếu xảy ra
là gia đình phải được xác lập dựa trên cơ sở hôn nhân.
Việc nhà nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam nữ đồng thời quy
định quyên lợi pháp lý của họ để tạo nên cơ sở tồn tại phát triển cho gia
đình. Hôn nhân phải được sự liên kết giữa một bên nam và một bên nữ
trên cơ sở tự nguyện của hai bên và sự liên kết đó phải được nhà nước

thừa nhận dưới một hình thức pháp lý cơ bản đó là đăng ký kết hôn. Vậy
đăng ký kết hôn là một hình thức pháp lý của nhà nước nhằm xác lập quan
hệ vợ chồng cho hai bên nam nữ là cơ sở để hình thành gia đình. Trong xã
hội phong kiến tư sản chế độ hôn nhân và gia đình bị chi phối mạnh bởi ý
chí giai cấp thống trị, các quy định của nhà nước thuộc thời kỳ giai cấp
luôn đem lại lợi ích bảo vệ quyền lợi ích cho gia cấp thống trị, thay đổi
phát sinh hay chấm dứt điều phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị.
Nhà nước phong kiến luân bắt con người các quan niện cổ hủ lạc hậu
“Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” hoặc “ trai năm thuê bảy thiếp gái chính
chuyên một chồng” tạo cho con người ta những ràng buộc không đáng có
cướp đi tự do của họ trước đây việc kết hôn phải được đồng ý của cha mẹ
họ hàng thân thích không quan trọng quyết đinh của hai bên nam nữ điều
này gây ra hậu quả nghiêm trọng sau khi kết hôn và người phụ nữ luôn
phải gánh chịu thiệt thòi pháp luật ta ngày nay quy định việc kết hôn dựa
theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện phù hợp với đạo đức XHCN phù
hợp với nguyện vọng nhân dân lao động.
Nhận thấy được tầm quan trọng của gia đình trong xã hội vì vậy
nhà nước ta luôn quan tâm cũng cố chế độ hôn nhân đề ra những biện

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

pháp nhằm làm ổn định quan hệ này điều 64 hiến pháp quy định “ Gia

đình là tế bào của xã hội”.
2 Khái niệm về kết hôn .
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của
pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
* Hệ thống pháp luật HNGĐ qui định nam nữ kết hôn phải bảo đảm
hai yếu tố sau:
2.1 Phải thể hiện ý chí tự nguyện:
Theo điều 1 luật HNGĐ qui định hai bên nam nữ phải tự nhuyện mong
muốn được kết hôn với nhau, phải tỏ rõ ý chí là mong muốn trơ thành vợ
chồng gắn bó xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc không được cưỡng ép
bắt buộc hoặc kết hôn vì bất kỳ một lý do nào khác như lừa dối lợi dụng
trả ơn …Mục đích chính của hôn nhân phải là hạnh phúc gia đình.
Sự tự nguyện trong hôn nhân vừa mang giá trị pháp lý vừa là nền
tảng cơ bản vững chắc cho hạnh phúc gia đình. Nhà nước không thực hiện
việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp bị cưỡng bức ép buộc và
cũng không công nhận hai bên nam nữ chung sống với nhau mà không có
ĐKKH là vợ chồng.
Có thể nói đây là một trong những nguyên tác cơ bản quan trọng
nhất được nhà nước bảo trợ là quyền cơ bản nhất của hai bên nam nữ. Họ
được quyền hoàn toàn quyết định hôn nhân cho mình và họ có quyền
khiếu nại tố cáo khi bị bắt buộc nhà nước sẽ bảo trợ cho họ.
2.2 Hôn nhân phải được nhà nước thừa nhận.
Điều 64 hiến pháp 1992 qui định “ hôn nhân được nhà nước thừa
nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân tuân thủ các qui định pháp luật
về điều kiện kết hôn và ĐKKH” như vậy hôn nhân chỉ được thừa nhận khi
có đủ hai điều kiện trên “không ai bị buộc phải kết hôn, nhưng ai cũng bị
buộc phải tuân theo luật hôn nhân khi người đó kết hôn ”. Hôn nhân

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh


Trang 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

không thể phục phục tùng sự tuỳ tiện của người kết hôn mà trái lại sự tuỳ
tiện của người kết hôn phải phục tùng bản chất của hôn nhân.
Điều 13, 14 luật HNGĐ quy định thủ tục ĐKKH phải được tiến
hành tiến hành theo luật định cả về trình tự thủ tục. Việc ĐKKH phải
được thực hiện tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Như vậy muốn trở thành vợ chồng thì hai bên nam nữ phải tuân thủ
các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và ĐKKH quy trên của
pháp luật luôn phù hợp với điều kiện văn hoá trình độ, sự phát triển xã hội
và cũng để xác định thời điểm thành lập quan hệ pháp lý ghi nhận quan hệ
vợ chồng của hai bên nam nữ, xác định chủ thể quan hệ vợ chồng, cha mẹ
con… Bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các quan hệ đó nhằm quản lý
chặt chẽ về vấn đề hộ tịch.
3.Các điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam.
Điều 9 luật HNGĐ Việt Nam 2000 quy định nam nữ kết hôn với
nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
3.1 Điều kiện về độ tuổi kết hôn.
Theo quy định của luật hôn nhân gia đình 2000 nam kết hôn từ 20
tuổi trở nên, nữ từ 18 trở lên.
Quy định về độ tuổi kết hôn của nước ta muộn hơn một số nước
trên thế giới vì điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta phát triển chậm hơn từ
đó tâm sinh lý của con người cũng được hình thành và phát triển chậm
hơn. Hôn nhân là tiền đề của một gia đình, gia đình là tế bào của xã hội

muốn có một gia đình tốt, tế bào xã hội mạnh thì hôn nhân phải được hình
thành trên cơ sở nền tảng vững mạnh, gốc gia đình bắt đầu từ hôn nhân
như vậy mục đích của hôn nhân là gia đình, mục đích chính của gia đình
là tái sản xuất ra con người mới theo một vòng tuần hoàn. Về mặt thực tế
khoa học chứng minh nam từ 16 tuổi nữ từ 13 tuổi có thể có khả năng sinh
sản nhưng chưa đảm bảo được sức khoẻ sinh sản con sinh ra không được

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

khỏe mạnh. Tâm sinh lý của họ phát triển chưa đầy đủ đặc biệt là không
đảm bảo sức khoẻ cho người phụ nữ khi mạng thai đồng thời ý thức về gia
đình chưa cao dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực có thể phát sinh. Vì vậy để
đảm cho sự phát triển đồng đều lành mạnh cho một xã hội pháp luật quy
định về độ tuổi kết hôn.
3.2 Hôn nhân phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ.
K2 Đ9 luật hôn nhân gia đình Việt Nam quy định “Việc kết hôn do
nam nữ tự định đoạt, không bên nào được ép buộc bên nào, hoặc bên nào
được lừa dối bên nào, không ai được ép hoặc cản trở”
3.3Việc kết không thuộc các trường hợp cấm kết hôn qui định
tại điều 10 luật HNGĐ Việt nam
Theo qui định của Đ10 luật HNGĐ thì việc kết hôn bị cấm trong
các trường hợp sau:

Cấm kết hôn giữa những người đang có vợ hoặc chồng theo qui
đinh của pháp luật HNGĐ người đang có vợ hoặc chồng là người đã kết
hôn với người khác theo đúng qui định pháp luật về đăng ký kết hôn.
Sau chiến thắng điện biên phủ hiến pháp năm 1959 ra đời qui định
chế độ hôn nhân một người có thể có hai vợ hoặc hai chồng, cả hai đều
được pháp luật công nhận, nhưng sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng
thống nhất nước nhà điều kiện chính trị đất thay đổi, hiến pháp mới ra đời
thay đổi qui định về chế độ hôn nhân một vợ một chồng.Hiện nay chế độ
hôn nhân nước ta được thực hiện theo hiến pháp 1992.
Trên thực tế việc nột người có nhiều vợ hoặc chồng gây ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống xã hội, mâu thuẩn xảy ra,đời sống kinh tế tinh thần
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, xã hội sẽ mất đi nền văn minh văn hoá dân
tộc. Vì vậy pháp luật nước ta quy định một người chỉ được kết hôn một
lần, trừ trường hợp đã được toà án tuyên bố ly hôn, huỷ kết hôn, một trong
hai người chết hoặc bị toà án tuyên bố đã chết.

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

Theo nghị quyết 02/2000NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12/2000 bổ
sung luật HNGĐ quy định người đang có vợ hoặc chồng là người đã có
ĐKKH và bao gồn cả người đang chung sống với nhau như vợ chồng
trước ngày 3 tháng 1 năm 1987 tuy không có ĐKKH nhưng về thực tế họ

có chung sống với nhau cùng chung sống với nhau cùng xây dựng gia
đình hạnh phúc thì họ vẫn được công nhận là vợ chồng và được nhà nước
bảo trợ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy họ không được
quyền kết hôn hay chung sống với người khác như vợ chồng khi chưa có
sự kiện nào xảy ra chấm dứt quan hệ pháp lý giữa họ.
Như vậy người đang có vợ hoặc chồng mà đi kết hôn với người
khác thì họ đã vi phạm trường hợp cấm kết hôn và sẽ không đươc pháp
luật cho ĐKKH
Để thực hiện tốt hiệu quả công việc, để không xảy ra tình trạng kết
hôn trái pháp luật trách nhiệm đầu tiên thuộc về cán bộ tư pháp hộ tịch. Vì
thế cán bộ tư pháp hộ tịch cần phải chú ý nâng cao ý thức trách nhiệm
trong công tác quản lý việc ĐHKH .
Cấm kết hôn giữa những người mất năng lực hành vi dân sự theo
qui định tại điều 10 người mất năng lực hành vi dân sự theo qui định của
pháp luật là người bị măc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác.Họ
không thể ý thức làm chủ được hành vi của mình và đã bị toà án tuyên
bố mất năng lực hành vi dân sự khi có yêu cầu của người có quyền lợi ích
liên quan trên cơ sở kết hôn của tổ chức giám định có thẩm quyền theo
qui định tại điều 24 theo luật HNGĐ Việt Nam khi nam nữ kết hôn giữa
họ phát sinh và hình thành gia đình. Đồng thời cũng qui định các quyền
nghĩa vụ giữa vợ và chồng , giữa cha mẹ và con qui định trách nhiệm của
vợ chồng đối với gia đình và xã hội. Như vậy sau khi kết hôn nam nữ
phải thực hiện nghĩa vụ đối với chồng, với vợ ,với các con nhưng những
người đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 14



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

thức thực hiện được trách nhiệm làm chồng làm vợ làm cha làm mẹ. Do
vậy nếu họ kết hônẫe ảnh hưởng tới quyền lợi của vợ hoặc chồng và con
cái họ .Hơn nũamột trong những điều kiện kết hôn quan trọng đã đảm bảo
cho hôn nhân có giá trị pháp lý là phải có sự tự nguyện của hai bên nam
nữ .Những người đang mắc bệnh tâm thần m à không thể nhận thức và
làm chủ được hành vi thì không thể thể hiện ý chí tự nguyện của họ
được .Như vậy toà án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì
không được quyền kết hôn.
Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và những
người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan
hệ thích thuộc
Theo

qui

định

tại

K3

Đ10

của


luật

HNGĐ



Đ7

NĐ32/2002/NĐCP ngày 20/302002 qui định cấm những người có cùng
dòng máu về trự hệ ,giữa những người có họ trong phạm vi ba đòi kết hôn
với nhau
Cụ thể những ntgười có cùng dòng máu về trự hệ là cha mẹ ông bà
đói với con cháu nội ngoại , những ngnười có quan hệ bà con thân thích
trong phạm vi ba đời nói chung là những người có quan hệ huyết thống
gần gủi với nhau .Đây là một trong những qui định pháp luật mang tính
đạo đức xã hội bả vệ thuần phong mĩ tục dân tộc .Xét về mặc góc độ khoa
học thì những người có quan hệ thân thích trong phạm vi ba đời kết hôn
với nhau thì khi snh con rất dể bị đột biến ảnh hưởng đến sức khoẻ con cái
sau này .Mặt khác với quan niệm của dân tộc ta không cho phép những
người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau nhằm để bảo vệ thuần
phong mĩ tục của dân tôc ta .Thực ra trong dân gian từ xưa tới nay không
cho phép việc kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong
phạm vi đời thứ tư ,thứ năm mặc dù pháp luật không cấm

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

Cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi ,giữa những người đã
từng là cha mẹ nuôi với con nuôi đây chính là điểm khác so với luật
HNGĐ 1986 Luật HNGĐ 1986 không qui định về vấn đề này , xét về
thực tế mối quan hệ trên hoàn toàn không có quan hệ huyết thống tuy
nhiên xét về mặc đạo đức con nuôi được xem như là con đẻ có quyền và
nghĩa vụ như con đẻ ,không có sự phân biệt đối xử nên pháp luật cũng
như xã hội không cho phép cha mẹ nuôi với con nuôi kết hôn với nhau
Cấm kết hôn giưã những là cha mẹ chồng vợ kết hôn với con dâu rễ
,dì ghẻ con chồng bố dượng con riêng của vợ
Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.Mục đích chính của
hôn nhân xuât phát từ gia đình, hôn nhân là tiền đề tạo nên một gia đình
mới, nhiệm vụ của gia đình là tái sản xuất ra con người mới. Vì vậy nếu
cho phép những người cùng giới tính kết hôn với nhau thì không thể phát
huy hết mục đích của hôn nhân .
Việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính cũng là nhằm để
phù hợp với đạo đức xã hội thuần phong mỹ tục dân tộc.
4 Thẩm quyền đăng ký kết hôn:
Đăng ký kết hôn là thủ tục duy nhất làm phát sinh quan hệ pháp lý
giữa vợ và chồng,.Việc ĐKKH phải được thực hiện theo đúng nghi thức
và đúng thẩm quyền thì mới được pháp luật công nhận.Theo Đ11 của bộ
luật HNGĐ 2000qui định việc ĐKKH phải do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện, thực tiển do một nghi thức pháp luật qui định.
Mọi trường hợp kết hôn mà không theo đúng qui định pháp luật đều
không có giá trị pháp lý.
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải ĐKKH ,
đối với việc ĐKKH ở vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trở ngại

thì được chính phủ qui định việc kết hôn ở vùng sâu vùng xa.
Theo qui định tại Đ12 luật HNGĐ 2000 về thẩm quyền ĐKKH.

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

Uỷ ban nhân dân xã, phường ,thị trấn, nơi cư trú của một trong hai
bên nam nữ là cơ quan đăng ký kết hôn. Đối với trường hợp kết hôn có
yếu tố nước ngoài thì việc ĐKKH thuộc thẩm quyền của sở tư pháp.
Cơ quan đại diện ngoại giao , cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước
ngoài là cơ quan ĐKKH giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài.
Tại Đ17 NĐ 158/2005/NĐCP về đăng ký hộ tịch ngày 27/02/2005
qui định về thẩm quyền ĐKKH như sau :
Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú của hai bên nam nữ
thực hiện việc ĐKKH.
Trong trường hợp cả hau bên nam nữ là công dân Việt Nam đang
trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước ĐKKH
đã căt hộ tịch ở trong nước thì việc ĐKKH thực hiện tại Uỷ ban nhân dân
cấp xã nơ cư trú của một trong hai bên nam nữ trước khi xuất cảnh.
Nghị định 83 /1998/NĐCP theo đó thẩm quyền ĐKKH là UBND
cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ bên nam hoặc nữ, nghị định này bổ
sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ĐKKH của công dân Việt
Nam.

Tại khoản 1 Đ5 nghị định 77/2001/NĐCP ngày22/10/2001 qui định
chi tiết về ĐKKH theo nghị quyết số 35/2000/QH10 của quốc hội về thi
hành luật HNGĐ qui định về thẩm quyền ĐKKH.Uỷ ban nhân dân xã
,phường thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên
nam nữ thực hiện việc ĐKKH.
Trong trường hợp cả hai bên không có hộ khẩu thường trú nhưng có
đăng ký tạm trú có thời hạn theo qui định của pháp luật về đăng ký hộ
khẩu thì uỷ ban nhân dân cấp xã nơi một trong hai bên đăng ký tạm trú có
thời hạn thực hiện việc ĐKKH.
5. Thủ tục ĐKKH.

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

Tại nghị định số 32/ 2002/NĐCP ngày 27/3/2002 qui định về thủ
tục ĐKKH.
Khi ĐKKH hai bên nam nữ cần làm tờ khai đăng ký kết hôn và xất
trình CMND hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.
Việc ĐKKH cho ngườ dân tộc thuộc các dân tộc ở vùng sâu, vùng
xa được miễn lệ phí. Như vậy nghị định qui định thêm về thủ tục đối với
dân tộc vùng sâu vùng xa .Việc miễn lệ phí cho các đồng bào dân tộc
nhằm khuyến khích ĐKKH
Theo NĐ77/2001/NĐCP ngày 22/10/2001 qui định về luật ĐKKH

như sau :
Khi ĐKKH các bên chỉ cần làm tờ khai ĐKKH và xuất trình
CMND hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.
Trong tờ ĐKKH cac bên ghi rõ ngày tháng năm xác lập quan hệ vợ
chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế.Trong trường
hợp vợ chồng không thể xá định ngày tháng năm xác lập quan hệ vợ
chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế thì cách tính
ngày tháng như sau :
Nếu xác định được tháng mà không xác định được ngày thì lấy
ngày 1 của tháng tiếp theo.
Nếu xác định được năm mà không xác định được ngày tháng thì lấy
ngày 1/1 của năm tiếp theo.
Giải quyết việc ĐKKH đối với trường hợp nam nữ sống chung với
nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987
Trong trường hợp một trong hai bên kết hôn không có hộ khẩu
thường trú hoặc tạm trú có thời hạn tại nơi ĐKKH nhưng UBND biết rõ
về tình trạng hôn nhân của họ thì cũng giải quyết ĐKKH ngay.Khi có tình
tiết chưa rõ các bên có vi phạm quan hệ hôn nhân một vợ một chồng hay

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

không thì Uỷ ban nhân dân yêu cầu họ làm giấy tờ cam đoan và có xác

nhận của ít nhất 2 người làm chứng về nội dung cam đoan đó .
Giải quyết ĐKKH đói với trường hợp nam nữ chung sống với nhau
như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến 01/01/2001
Trong trường hợp một trong hai bên kết hôn không có hộ khẩu
thường trú hoặc tạm trú có thời hạn tại nơi ĐKKH thì tờ khai ĐKKH phải
ĐKKH được cơ quan ,đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND cấp xã nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú có thời hạn xác định tjình trạng
hôn nhân của người đó Nếu cả hai bên cùng thường trú hoặc tạm trú có
thời hạn tại nơi đăng ký kết hôn thì không cần sự xác nhận nói trên
6.Thời hạn đăng ký kết hôn
Theo qui định tại Đ24 NĐ83/1998/NĐCP ngày 10/10/1998 về thời
hạn đăng ký kết hôn :
Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tiến hành
xác minh điều kiện kết hôn và niêm yết công khai việc xin ĐKKH tại trụ
sở Uỷ ban nhân dân .Trong thời hạn 7 ngày nếu cần phải xác minh thêm
thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày .
Theo k2 Đ8 NĐ158 /2005/NĐCP này27/12/2005 qui định như sau :
Tron thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ nếu xét thấy hai
bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quio định của luật HNGĐ thì Uỷ
ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ
Trong trường hợp cần phải xác minh thì thờ hạn nói trên được kéo
dài thêm không quá 5 ngày
7.Lễ đăng ký kết hôn
Theo qui định của luật HNGĐ , luật dân sự ,NĐ83 .Lễ đăng ký kết
hôn phải đươc thục hiện theo đúng nghi thức do pháp luật qui định và
đúng theo thẩm quyền qui định nếu không việc kết hôn đó sẽ không có
giá trị pháp luật

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh


Trang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

Địa điểm tổ chức lễ đăng ký kết hôn phải là nơi do phap luật qui
định theo luật HNGĐ và phải có mặt hai bên nam nữ và cán bộ tư pháp
hộ tịch thực hiện việc đăng ký kết hôn
Nghi thức tổ chức lễ đăng ký kết hôn như sau:
Sau khi đến cơ quan đăng ký kết hôn và xuất trình giấy tờ hợp lệ
.Nếu kiểm tra giấy tờ không có vấn đề gì thì cán bộ tư pháp tiến hành việc
đăng ký kết hôn .Trước tiên cán bộ tư pháp hỏi hai bên nam nữ có tự
nguyện kết hôn với nhau không ,bếu hai bên nam nữ trả lời đồng ý ,thì
cán bộ tư pháp cho họ ký vào sổ đăng ký kết hôn .Sau đó chủ tịch UBND
viện kiểm sát nhân dân ý vào tờ đăng ký kết hôn và giao cho hai bên nam
nữ bản chính đăng ký kết hôn và bản sao theo yêu cầu của người đi đăng
ký kết hôn .Sau đó cán bộ tư pháp giải thích về quyền lợi nghĩa vụ vợ
chồng cho họ .
8.Đăng ký kết hôn đối với hôn nhân thực tế
Theo qui định đ2 nghị định 77/2001/NĐCP ngày 22/12/2001qui
định về trường hợp ĐKKH đối với hôn nhân thực tế.
Những trường hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày
03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì nhà nước khuyến khích và tạo
điều kiện. Việc kết hôn đối với trường hợp này không bị hạn chế về thời
gian.
Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987
đến 01/01/2001 mà có đủ điều kiện ĐKKH theo qui định của pháp luật

hôn nhân gia đình thì có nghĩa vụ ĐKKH, từ sau 01/01/2003 mà họ không
ĐKKH thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
Theo qui định Đ3 cùng nghị định. Quan hệ vợ chồng của những
người đi ĐKKH trong trường hợp này được pháp luật công nhận kể từ
ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ
chồng trên thực tế.

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

Chương II . THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI CƠ QUAN THỰC
TẬP
I Giới thiệu vài nét về cơ quan thực tập
Uỷ ban nhân dân phường An Sơn có trụ sở đặt tại khối phố 7
phường An Sơn.Là một phường nằm ven thành phố, cách trung tâm hành
chính của tỉnh Quảng Nam khoản 4 km về phía Bắc.
Nền kinh tế của phường phát triển tương đối mạnh dân cư chủ yếu
tập trung ở các khu phố, chủ yếu là buôn bán và công chức nhà nước.
Trình độ dân trí tương đối cao,song tình hinh an ninh chính trị còn rất
nhiều vấn đề phức tạp.
Uỷ ban nhân dân phường có một đội ngủ cán bộ công chức tương
đối trẻ, năng động sáng tạo, ý thức kỷ luật trong công tác cao.
1. Chức năng.

Là cơ quan hành chính nhà nước cấp phường có thẩm quyền riêng
ở địa phương giúp Uỷ ban nhân dân Thành Phố quản lý điều hành hoạt
động mọi mặt về đời sống trong phạm vi địa bàn Thành Phố.
Uỷ ban nhân dân phường tổ chức chỉ đạo thi hành hiến pháp pháp
luật, các văn bản luật và các văn bản nhà nước cấp trên chỉ đạo trực tiếp
đến các Uỷ ban nhân dân cấp dưới
Trong phạm vi quyền hạn đó pháp luật qui định Uỷ ban nhân dân
phường ra quyết định chỉ thị và tổ chức thực hiện kiểm tra việc thi hành
các văn bản đó.
2 Nhiệm vụ của ban tư pháp phường.
Giúp Uỷ ban nhân dân phường thực hiện các nhiệm vụ sau.
Thụ lý hồ sơ kiểm tra xác minh và đè xuất với chủ tịch xem xét các
quyết định về đăng ký hộ tịch .
Thường xuyên kiểm tra giám sát và vận động nhân dân đi đăng ký
kịp thời các sự kiện hộ tịch, đối với những khu vực người dân còn khó

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

khăn không có điều kiện kinh tế, ý thức về các vấn đề hộ tịch chưa cao thì
cán bộ tư pháp phải có lịch định kỳ đến tận nhà để đăng ký sự kiện hộ tịch
đã phát sinh.
Các bộ tư pháp hành chính phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

nếu có sai sót gì trong quá trình thực hiện thủ tục ĐKKH.
Sử dụng các loại hộ tịch, biểu mẩu hộ tịch , mẩu ĐKKH theo qui
định của bộ tư pháp.
Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu ĐKKH, khai sinh khai tử
theo định kỳ 6 tháng và hằng năm tuyên truyền phổ biến vận động nhân
dân chấp hành tốt qui định của pháp luật.
Giữ gìn bảo quản hồ sơ đăng ký kết hôn và các hồ sơ giấy tờ về hộ
tịch.
3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Uỷ Ban Nhân Dân Phường An Sơn.
Chủ Tịch

Phó Chủ
Tịch KT

Ban
tài
chính

Ban

pháp

Ban
Văn
phòng

Phó Chủ
Tịch VH

Ban

VH
XH

Ban
dịa
chính

Ban

XH

Ban
QL
ĐĐ

Ban
thuế

Hội
CC
B

II. Thực tiển hoạt động tại Uỷ ban nhân dân phường An Sơn
1Những thuận lợi và khó khăn trong việc đăng ký kết hôn của
Uỷ ban nhân dân phường:
1.1Những thuận lợi

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 22



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

Các văn bản luật từ nghị định thông tư ,nghị quyết ,luật hôn nhân
gia đình được sửađổi bổ sung phù với điều kiện phát triển kinh tế xã hội
của đất nước ,đồng thời có sự phân công sắp xếp nhiệm vụ phạm vi quyền
hạn cụ thể của các cấp cơ sở
Đội ngủ cán bộ công chức trẻ ,có trình độ chuyên môn cao ,có ý
thức trách nhiệm trong công tác thực hiện nhiệm vụ ,thường xuyên đựơc
học các lớp tập huấn dành cho cán bộ tư pháp phường
Nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại nên dễ dàng trong việc
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
Giao thông đi lại dễ dàng ,phương tiện đi lại đa dạng
Đựơc sự giúp đỡ nhiệt tình của huyện uỷ ,Uỷ ban nhân dân thành
phố ,các ban nghành đào tạo nghiệp vụ chuyên môn
Nhiều đảng viên nổ lực phấn đấu nhiệt tình trong công tác tuyên
truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân nâng cao ý thức người dân
Điều kiện kinh tế phường phát triển ổn định ,từ đó trình độ dân trí
được nâng cao
1.2 Những khó khăn
Trình độ dân trí chênh lệch ,ý thức của người dân chưa cao
chưa phát triển đồng đều theo cùng nhịp độ
Tại một số khu vực kinh tế còn thấp điều kiện khó khăn nên người
dân chưa thực sự
có thức quan tâm đến pháp luật ,chưa hiểu hết được tầm quan trọng của
luật hôn nhân gia đình

Tồn tại một số thành phần dân cư chưa ý thức pháp luật .
Một số nam nữ chung sống với nhau mà chưa đủ tuổi đăng ký kết
hôn
Kinh tế phát triển kéo theo xã hội phát triển nhiều tệ nạn tiêu cực
xảy ra trong hôn nhân .

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

2.Trình tự thủ tục thực hiện việc đăng ký kết hôn tại Uỷ ban
nhân dân phường An Sơn :
Khi thưc hiện việc đăng ký kết hôn cho công dân cán bộ tư pháp
phường đã thực hiện các qui tắc nghiêm ngặc. Ngươì đi đăng ký kết hôn
phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cơ bản thì mới được giải quết việcđăng
ký kết hôn
Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn được qui định như sau :
Khi đến đăng ký kết hôn hhai bên nam nữ phải xuất trình tờ khai
đăng ký kết hôn và hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp lệ khác .Cán bộ tư pháp
kiểm tra các giấy tờ trên nếu không có vấn đề gì .Sau đó cán bộ tư pháp
yêu cầu họ điền vào tờ đăng ký kết hôn .Và đó yêu cầu họ ký vao sổ đăng
ký kết hôn .Chủ tịch ký vào tờ đăng ký kết hôn và trao cho hai bên nam
nữ mỗi người một tờ .
3.Ưu và nhược điểm :

3.1Ưu điểm:
Thực hiện việc đăng ký kết hôn theo đúng qui định pháp luật
Cán bộ tư pháp nhiệt tình trong công tác thực hiện việc đăng ký kết
hôn .Không có tnình trạng quan liêu hách dịch gây khó dể cho nhân dân
khi đăng ký kết hôn
Việc thực hiện đăng ký kết hôn được thực hiện nhanh chóng không
xảy ra tình trạng trể nải phiền hà
Lịch làm việc của cán bộ đều đặng
Giờ giấc làm việc ổn định
3.2Nhược điểm :
Cán bộ tư pháp chưa giải thích cho người đi đăng ký kết hôn hiểu
hết quyền và nghĩa vụ của họ khi đăng ký kết hôn và cũng chưa giải thích
cho họ hiểu về quyền và nghĩa vụ pháp trong quan hệ vợ chồng mới được
phát sinh giữa họ

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hồng

GVHD: Nguyễn Thị Thu

4 .Kết quả khảo sát thực tế việc đăng ký kết hôn của Uỷ ban
nhân dân phường An Sơn trong vòng 3 năm từ 2005 đến 2007:
Năm
Số liệu thống kê


2005
77

2006
79

2007
79

năm
Những cặp vợ

75

77

78

chồng có ĐKKH
Những cặp vợ

2

2

1

chồng không
ĐKKH
Theo kết quả khảo sát cho thấy tình hình ĐKKH của phường không

có biến động gì lớn.Tỷ lệ vợ chồng ĐKKH theo năm có tăng nhưng không
đáng kể,và tỷ lệ những cặp vợ chồng không ĐKKH rất thấp.
Năm 2005 theo số liệu thống kê có 77 cặp vợ chồng có ĐKKH
trong đó thực tế có 79 cặp có quan hệ sống vợ chồng .Như vậy có hai cặp
vợ chồng không đăng ký kết hôn ,theo điều tra cho thấy hai trường hợp
trên là do chưa đủ độ tuổi kết hôn ,nhưng có quan hệ yêu đương nên mang
thai mà không thể đăng ký kết hôn và họ sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn .Trong trường hợp này cán bộ Uỷ ban nhân
dân phường không có hướng giải quyết ,mà chờ thời gian cho họ đủ tuổi
đăng ký kết hôn để đăng ký kết hôn .Như vậy theo số liệu cho thấy tỷ lệ
trường hợp không đăng ký kết hôn của phường là rất thấp ,không có
trường hợp nam nữ chung sống với nhau có đủ điều kiện kết hôn mà
không đăng ký kết hôn .
Năm 2006 tỷ lệ những cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn tăng ,có 79
cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn song tỷ lệ cặp vợ chồng không đăng ký
kết hôn không giảm mà còn tăng thêm 2 cặp như vậy trong vòng 2 năm đã

Học viên thực hiện: Dương Thị Mỹ Hạnh

Trang 25


×