Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ẢNH HƯỞNG của vốn từ VỰNG TIẾNG ANH đối với kỹ NĂNG GIAO TIẾP của SINH VIÊN đại học hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.42 KB, 17 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH ĐỐI VỚI KỸ
NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
SINH VIÊN: TRẦN THỊ VIỆT HƯƠNG.

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới giao tiếp đã trở thành một ngành khoa học độc lập,
một ngành tâm lý học chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với
con người. Giao tiếp giữa con người với con người là nhu cầu tất yếu, nếu
không có giao tiếp thì sẽ không có sự tồn tại và phát triển của xã hội, giao tiếp là
cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển ấy. Cùng với hoạt động, giao tiếp
đang là yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển của loài người cũng như của
từng cá nhân. Nhờ tham gia vào hoạt động giao tiếp mà các đặc trưng xã hội của
con người ñược hình thành, cá nhân lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử
xã hội, chuyển hoá thành kinh nghiệm riêng của cá nhân, thành phẩm chất và
năng lực của chính mình ñể tham gia vào đời sống xã hội. Có như vậy cá nhân
mới tồn tại, thích nghi và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Mọi kinh nghiệm xã hội đều chứa đựng trong thế giới đối tượng và trong thế
giới con người. Muốn chiếm lĩnh ñược nó con người phải ñược tiếp xúc, giao
tiếp với ñối tượng, đặc biệt phải giao tiếp với những người xung quanh – những
người lớn hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn.
Nhờ có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác thông qua giao tiếp mà cá
nhân lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người chứa đựng
trong đối tượng ñó một cách nhanh nhất, nhân cách được phát triển phù hợp với
yêu cầu của xã hội. Mặt khác giao tiếp có vai trò quan trọng trong sự hình thành
và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là sinh viên. Sự thành công của mỗi
người trong công việc mà mình đang thực hiện không chỉ phụ thuộc vào kiến
thức chuyên môn mà còn phụ thuộc vào khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo với


mọi người và trong mọi hoàn cảnh. Vì lẽ đó, giao tiếp cần được xem xét, nghiên
cứu với tư cách như một phẩm chất của nhân cách..
Hơn nữa, ngày nay xu hướng toàn cầu hóa đã tạo cơ hội cho mọi người
được trờ thành công dân quốc tế. Trên con đường hội nhập này, mỗi cá nhân cần
trang bị cho mình hành trang là những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần
thiết và ngôn ngữ là một trong số những yếu tố quan trọng. Nhiều công ty đa
2


quốc gia đã sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính để giao tiếp nơi công sở.
Việt Nam cũng đang trên đà phát triền và hội nhập với thế giới. Đặc biệt, vai trò
của Việt Nam ngày càng quan trọng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Trong bối cảnh này, để cạnh tranh được trong một thị trường lao động
khu vực tự do lưu chuyển, kỹ năng giao tiếp lưu loát bằng tiếng Anh là một lợi
thế để giao tiếp và tạo cơ hội cho bản thân khi hội nhập. Vì vậy, ngoài kiên thức
chuyên môn, mỗi sinh viên cần trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp tốt bằng
tiếng Anh để tiếp cận cơ hội việc làm trong môi trường toàn cầu. Để có thể tự tin
giao tiếp thành công thì từ vựng là một trong những yếu tố giữ vai trò hết sức
quan trọng.
Với vốn từ vựng hạn hẹp, sinh viên không thể nghe được những gì người
khác nói, đồng thời cũng không thể diễn tả hết những gì mình nghĩ. Theo như nhà
ngôn ngữ học nổi tiếng D. A. Wilkins đã nói rằng: Không có ngữ pháp, rất ít thông
tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được
truyền đạt cả. Vì thế trong việc học một ngoại ngữ, thì từ vựng có thể xem như các
tế bào nhỏ hình thành nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học. Như vậy, từ
vựng là công cụ giúp sinh viên có thể tiến hành giao tiếp thành công.
Do vậy việc chỉ ra sự ảnh hưởng của vốn từ vựng Tiếng Anh đối với kỹ
năng giao tiếp là việc làm vô cùng cần thiết và đáng được quan tâm.
Vì những lí do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của
vốn từ vựng Tiếng Anh đối với kỹ năng giao tiếp của sinh viên Đại học Hải

Phòng”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Ảnh hưởng của vốn tử vựng tiếng Anh đối với kỹ năng giao tiếp của
sinh viên trường đại học Hải Phòng” nằm nghiên cứu sự ảnh hưởng của vốn từ
vựng tiếng Anh đối với khả năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Hải
Phòng, từ đó đề xuất ra những phương pháp giúp sinh viên học từ vựng tốt hơn, ghi
nhớ từ vựng và sử dụng một cách linh hoạt hoạt trong mọi hoàn cảnh. Đồng thời nó
cũng giúp sinh viên tự tin hơn và đạt được hiệu quả cao hơn trong giao tiếp.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3


3.1. Khách thể nghiên cứu
Để phục vụ tốt nhất cho bài nghiên cứu, đối tượng mà chúng tôi chọn để
nghiên cứu chỉ là một phân lớp của sinh viên Việt Nam: đó là các sinh viên có
nền tảng Tiếng Anh khá, đang tiếp tục phấn đấu trong môi trường đào tạo ngọai
ngữ khá tốt và những sinh viên chưa có nền tảng Tiếng Anh vững nhưng thực sự
muốn nâng cao khả năng Tiếng Anh của mình; những sinh viên này cũng đều có
mong muốn nâng cao kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của mình.
Sau khi tìm hiểu về các khóa học đào tạo tại trường đại học cũng như
trình độ Tiếng Anh chung của sinh viên trong trường, dựa trên mục đích nghiên
cứu, tôi đã quyết định chọn những sinh viên sau đây làm đối tượng điển hình
cho bài nghiên cứu của mình:
• 100 sinh viên Việt Nam hiện đang học tập và nghiên cứu tại khoa
Ngoại Ngữ ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Hải Phòng.
• 100 sinh viên Việt Nam hiện đang học tập và nghiên cứu tại các khoa
khác nhau của trường Đại học Hải Phòng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hưởng của vốn từ vựng Tiếng Anh đối với kỹ năng giao
tiếp. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Phương pháp và chiến lược mở

rộng vốn từ vựng Tiếng Anh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiếu từ vựng sinh viên sẽ thất bại trong việc thiết lập mối quan hệ
giao tiếp. Hay với vốn từ vựng ít ỏi họ sẽ mất đi cơ hội mở rộng vốn từ vựng của
mình và sẽ khó thành công trong việc sử dụng các chiến lược học từ vựng. Hơn
nữa, giao tiếp cũng bị ảnh hưởng nếu thiếu vốn từ vựng cần thiết. Từ đó dẫn tới
kỹ năng giao tiếp của họ cũng kém hơn, sinh viên sẽ không đủ tự tin để giao tiếp
thành công.

4


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu yếu tố từ vựng Tiếng Anh ảnh hưởng tới kỹ năng giao
tiếp của sinh viên.
5.2. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên
5.3. Đề xuất phương pháp và chiến lược mở rộng vốn từ vựng Tiếng Anh
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung
Đề tài “ Ảnh hưởng của vốn từ vựng đối với kỹ năng giao tiếp của sinh
viên đại học Hải Phòng” tập trung nghiên cứu yếu tố từ vựng ảnh hưởng tới kỹ
năng giao tiếp của sinh viên đại học và những phương pháp chiến lược giúp mở
rộng vốn từ vựng Tiếng Anh.
6.2. Giới hạn về địa bàn
Việc nghiên cứu được tiến hành tại trường đại học Hải Phòng.
7. Phương Pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nhiên cứu lý luận
Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận về từ vựng trong giao tiếp và
kỹ năng giao tiếp
Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp luận

định hướng quy trình, phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các
sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài.
7. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn,phương pháp trắc
nghiệm, phương pháp xử lý số liệu.
7.2.1.Phương pháp quan sát
Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm
sáng tỏ thêm nội dung nghiên cứu. Quan sát hoàn cảnh sinh viên giao tiếp với
5


mọi người xung quanh, cử chỉ, lời nói, việc sử dụng từ vựng Tiếng Anh trong
cuộc giao tiếp đó.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này nhằm tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng giao tiếp của sinh viên
trường đại học Hải Phòng. Tôi sử dụng phương pháp này phỏng vấn sinh viên sau
khi sinh viên tác động thử nghiệm. Hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.
7.2.3. Phương pháp trắc nghiệm
Tôi sử dụng trăc nghiệm kỹ năng giao tiếp V.P.Dakharop với hệ thống 80
câu hỏi, chia thành 10 nhóm kỹ năng cụ thể là:
• Kỹ năng thiết lập các mối quan hệ
Bao gồm các tình huống có số sau: 1, 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71.


Kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng giao tiếp

Bao gồm các tình huống có số sau: 2, 12, 22, 32, 42, 52, 62, 72.



Sự linh hoạt khi dùng từ vựng trong tượng giao tiếp

Bao gồm các tình huống có số sau: 3, 13, 23, 33, 43, 53, 63, 73.


Kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi

Bao gồm các tình huống có số sau: 4, 14, 24, 34, 44, 54, 64, 74.


Kỹ năng tự kiềm chế kiểm tra người khác

Bao gồm các tình huống có số sau: 5, 15, 25,35, 45,55, 65,75.


Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu

Bao gồm các tình huống có số sau: 6, 16,26, 36, 46, 56,66, 76.


Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp

Bao gồm các tình huống có số sau: 7, 17, 27, 37, 47, 57, 67,77.


Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp

Bao gồm các tình huống có số sau: 8, 18, 28, 38, 48, 58, 68, 78.



Kỹ năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp

Bao gồm các tình huống có số sau: 9, 19, 29, 39, 49, 59,69,79.


Sự nhạy cảm trong giao tiếp

Bao gồm các tình huống có số sau: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70.
6


Cách tính điểm và tổng hợp kết quả trắc nghiệm: Mỗi câu có ba hình thức
điểm: 0, 1và 2
Điểm 0: Ứng với không có dấu hiệu của năng lực tương ứng.
Điểm 1: Ứng với năng lực xuất hiện không xuyên.
Điểm 2: Có năng lực tương ứng, được thể hiện trong nhiều trường hợp,
thường xuyên.
Điểm lý thuyết “lý tưởng” cao nhất của mỗi nhóm có thể đạt được là 16
lần, thấp nhất có thể là 0. Dựa vào thang điểm của V.P.Dakharop cho mỗi kỹ
năng có thể chia 4 mức độ sau:
Mức 1: Từ 15 đến 16 là loại giỏi
Mức 2: Từ 11 đến 14 là loại khá
Mức 3: Từ 8 đến 10 là loại trung bình
Mức 4: Từ 7 trở xuống là loại yếu.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có
độ tin cậy cao chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và
kiểm tra số liệu. Cụ thể là chúng tôi dùng chương trình SPSS (Statistical

Package for Social Sciences) trong môi trường Window, phiên bản 11.5 để xử lý
các số liệu đã thu được. Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê.

7


CHƯƠNG 1.
CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài: Vấn đề giao tiếp đã được con người xem xét từ thời cổ đại,
nhà triết học Socrate (470- 399TCN) và Platon (428-347 TCN) đã nói tới đối
thoại như là sự giao tiếp trí tuệ, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa con người
với con người. Khoa học ngày càng phát triển, những tri thức về lĩnh vực giao
tiếp cũng không ngừng tăng lên. Các nhà triết học, xã hội học, tâm lý học…
càng quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này, chúng tôi thấy nổi lên một số hướng
nghiên cứu sau đây:
-Hướng thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giao tiếp
như: bản chất, cấu trúc, cơ chế, phương pháp luận nghiên cứu giao tiếp, mối
quan hệ giữa giao tiếp và hoạt động…Thuộc xu hướng này có công trình của
A.A.Bođaliov, Xacopnhin, A.A.Léonchiev, B.Ph.Lomov...
- Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp với nhân cách có công trình của
A.A.Bohnheva…
-Hướng thứ ba: Nghiên cứu các dạng giao tiếp nghề nghiệp như giao tiếp
sư phạm có công trình của A.A.Leonchiev, A.V.Petropxki, V.A.Krutetxki,
Ph.N.Gonobolin…
- Hướng thứ tư: Nghiên cứu các dạng giao tiếp như KNGT trong quản lý,
trong kinh doanh và những bí quyết trong quan hệ giao tiếp có công trình của
Allan Pease, Derak Torrington....
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở trong nước: Vấn đề giao tiếp được nghiên cứu từ những năm 60 của thế
kỷ XX, có thể phân thành một số hướng nghiên cứu sau:
- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu bản chất tâm lý học của giao tiếp, đặc điểm
giao tiếp của con người, chỉ ra nội dung, hiệu quả, phương tiện giao tiếp…có
công trình của Phạm Minh Hạc, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn
Ngọc Bích, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Sinh Huy… 8


-Hướng thứ hai: Nghiên cứu giao tiếp như là một tiến trình truyền đạt
thông tin, các đặc điểm giao tiếp của người tham gia vào truyền thông, có công
trình của Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Khắc Viện…
- Hướng thứ ba: Nghiên cứu thực trạng đặc điểm giao tiếp của một số đối
tượng đặc biệt là Sinh viên Sư phạm, đề xuất những tác động nhằm nâng cao
hiệu quả giao tiếp của họ như đề tài của Tống Duy Riêm, Bùi Ngọc Thiết, Trần
Thị Kim Thoa…
- Hướng thứ tư: Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp trong lãnh đạo, quản lý
kinh tế, kinh doanh, du lịch , sư phạm…. Có công trình của Mai Hữu Khuê,
Nguyễn Thạc – Hoàng Anh, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Văn Đính…
Như vậy, vấn đề giao tiếp đã được nhiều nhà xã hội học, tâm lý học
nghiên cứu trên bình diện lý luận và thực tiễn:
+ Về mặt lý luận: Nhìn chung các công trình đã được đề cập đến những
vấn đề lý luận về giao tiếp trong tâm lý học như quan niệm về giao tiếp, vai trò,
ý nghĩa của giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người
nói chung, SV sư phạm nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm
không thống nhất về giao tiếp
+ Về mặt thực tiễn: Công trình, các đề tài nghiên cứu về giao tiếp rất
nhiều. Nhiều công trình đã đề cập đến những vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp,
những tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp cho nhiều đối tượng.
Những người nghiên cứu về giao tiếp rất quan tâm đến đối tượng là sinh
viên. Bởi lẽ sinh viên là những người góp phần không nhỏ cho sự phát triển của

đất nước cả về mặt kinh tế lẫn chính trị trong tương lai.
1.2. Các khái niệm
1.2.1.Kĩ năng giao tiếp
Trước hết, ta tìm hiểu khái niệm về “kĩ năng”. Theo từ điển Tiếng Việt, từ “kĩ
năng” được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh
vực nào đó vào thực tế. Ví dụ, “Anh A có kĩ năng chơi bóng bàn điêu luyện”.
Tiếp đó là khái niệm về “giao tiếp”. Cũng theo từ điển Tiếng Việt, từ
“giao tiếp” có nghĩa là “trao đổi, tiếp xúc với nhau”. Trong phạm vi của bài
9


nghiên cứu khoa học, nghĩa của từ này có thể hiểu theo phương diện là trò
chuyện, trao đổi bằng ngôn ngữ nói và cử chỉ giữa người với người
Từ đó, khái niệm về “kĩ năng giao tiếp” có thể được hiểu trong bối cảnh
nghiên cứu này như sau, đó chính là khả năng vận dụng những kinh nghiệm về trao
đổi thông tin, bày tỏ quan điểm của bản thân và của người khác sao cho người khác
hiểu rõ ý mình và ngược lại; từ đó đạt được mục đích của cá nhân mình.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng
trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách ứng xử , đối
đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp
hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp. Có thể nói kỹ
năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng
này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ
năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được
kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp
dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.
1.2.2. Giao tiếp bằng Tiếng Anh
“Giao tiếp Tiếng Anh” là một cụm từ mà chúng ta được nghe thấy tương
đối thường xuyên trong các cuộc trò chuyện với bạn bè, người thân… hoặc qua
các phương tiện thông tin đại chúng. “Chị C hiện đang công tác ở tổ chức quốc

tế D là người giao tiếp Tiếng Anh rất tốt”. Vậy “giao tiếp Tiếng Anh” được hiểu
là như thế nào? Liệu đó có phải là chị ấy có khả năng nói Tiếng Anh như gió?
Hay chị ấy có điểm phẩy Tiếng Anh cao nhất lớp khi còn học đại học?
Các quan niệm trên về “giao tiếp Tiếng Anh” vẫn còn chưa đầy đủ. Để
hiểu rõ khái niệm về cụm từ này, ta dựa trên khái niệm “giao tiếp” đã nêu lên ở
phần 1.1, theo đó, “giao tiếp Tiếng Anh” kiểu một cách đầy đủ phải là tiếp xúc,
trò chuyện, bày tỏ quan điểm khiến đối phương hiểu rõ ý của mình, nắm bắt tốt
và chính xác ý tưởng của đối phương; trao đổi thông tin nhằm đạt được mục
đích cuối cùng của bản thân mình, và quan trọng là ngôn ngữ được dùng để đạt
được các mục đích đó phải là bằng Tiếng Anh.
10


1.2.3. Sử ảnh hưởng của từ vựng Tiếng Anh đối với kỹ năng giao tiếp
của sinh viên
• Từ vựng ảnh hưởng trực tiếp tới kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Vốn từ vựng phong phú sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết của người học, bởi
thế sẽ khiến cho các kỹ giao tiếp phát triển nó giúp con người truyền tải tư
tưởng, quan điểm của mình trong giao tiếp. Họ có quan điểm, có ý tưởng, có
những thông tin muốn truyền đạt cho người nghe hiểu, nhưng học khống có vốn
từ vựng đủ lớn để truyện đạt nó. Điều này sẽ dẫn tới sự lúng túng, ấp úng, không
rõ ràng vì vậy họ sẽ thường nói “uhm...”, “ah...”,... hoặc nói lắp trong giao tiếp.
Như vậy cuộc giao tiếp sẽ không thành công như họ mong đợi vì vốn từ vựng
còn hạn hẹp.
• Từ vựng ảnh hưởng gián tiếp tới kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Vốn từ vựng hạn hẹp dẫn tới việc giao tiếp của sinh viên gặp nhiều khó
khăn hơn. Mỗi từng vựng tiếng anh thường có nhiều hơn một nghĩa, khi sinh
viên sử dụng từ vựng một cách không linh hoạt thì nghĩa của câu cũng thay đổi
theo đó. Lâu dần thành thói quen, điều này ảnh hưởng dán tiếp tới kỹ năng giao
tiếp của họ, làm giảm sự tự tin của họ trong giao tiếp.

1.3 Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên
1.3.1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của sinh viên.

Kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn rất hạn chế. Có một thực tế rằng hiện
nay, sinh viên có điều kiện giao tiếp và tiếp xúc với môi trường thực tế còn quá
ít, việc quá chú trọng vào chuyên môn học tập của mình khiến tính năng động
trong môi trường giao tiếp còn yếu, rất nhiều các bạn trẻ không biết cách bắt đầu
một câu chuyện dù là đơn giản nhất, không biết ứng xử và thể hiện thế mạnh của
mình khi giao tiếp. Trong khi đó, dù nhiều trường đại học đã lồng ghép các kỹ
năng khác nhưng do thiếu phương pháp dạy khiến sinh viên cảm thấy tự ti khi
giao tiếp. Theo kết quả nghiên cứu trên 200 sinh viên tại trường Đại học Hải
Phòng hiện có tới 83% sinh viên tốt nghiệp được đánh giá là thiếu kỹ năng
mềm.
11


1.3.2 Thực trạng việc sinnh viên sử dụng từ vựng Tiếng Anh trong
giao tiếp
Hiện nay, bên cạnh những sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Tiếng Anh
một cách linh hoạt trong giao tiếp thì còn rất nhiều sinh viên chưa biết cách sử
dụng từ vựng một cách hiệu quả để đạt được thành công trong giao tiếp. Rất
nhiều sinh viên đại học ngay cả khoa ngoại ngữ đang gặp phải khó khăn trong
việc ghi nhớ từ vựng. Điều đó khiến cho việc học Tiếng Anh của họ trở nên khó
khăn hơn. Với vốn từ ít ỏi, họ không thể giao tiếp tốt, không thể diễn đạt được
điều mình muốn nói. Với những trở ngại ngay từ đầu như thế này, sinh viên đại
học đạt kết quả yếu kém ở bộ môn Tiếng Anh là điều dễ hiểu.
Phần lớn sinh viên khi học từ vựng thường học một nghĩa chính của từ đó,
nhưng trên thực tế mỗi từ vựng Tiếng Anh thường có nhiều hơn một nghĩa. Hơn
nữa việc học cách phát âm chuẩn của từ thường không được sinh viên chú trọng
khi học, điều này dẫn tới việc sinh viên phát âm bị ngọng, làm cho ý của câu bị

hiểu nhầm theo hướng khác và nội dung cuộc giao tiếp cũng vì thế mà bị lệch
lạc theo hướng khác.
1.4 Những phương pháp chiến lược học từ vựng Tiếng Anh
1.4.1 Học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề:
Cách này đã được rất nhiều các bạn sinh viên đón nhận và hưởng ứng
nhiệt tình bởi rất dễ ghi nhớ và thoải mái đến không ngờ. chúng ta luôn cảm
thấy một chút áp lực và hơi gò bó , thậm chí nghĩ ngay đến những quyển vở
chép từ mới dày cộp thời cấp 2, cấp 3 đi học nhưng rồi cuối cùng vẫn chẳng còn
lại bao nhiêu trong trí nhớ. Đây là cách ghi nhớ được rất nhiều từ vựng cùng chủ
đề và nhất là sau đó có thể gắn kết và sử dụng chúng ngay sau khi học, nhất là
khi lựa chọn những chử đề mình yeu thích, thay vì học tràn lan mỗi lĩnh vực vài
từ thì sẽ khó khăn hơn nhiều.
1.4.2. Học từ vựng Tiếng Anh bằng hình ảnh.
Việc kết hợp hình ảnh minh hoạ cho các từ vựng tiếng anh sẽ giúp sinh
viên nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc ghi nhớ bằng tranh ảnh minh họa.
12


Hình ảnh có khả năng tác động vào trí nhớ cao hơn gấp 9 lần so với chữ cái
thông thường. Đây chính là lý do tại sao học từ vựng thông qua hình ảnh lại dễ
nhớ và nhớ lâu hơn so với việc học thuộc từ thông thường.

1.4.3. Sử dụng truyện ngắn để phát triển từ vựng cho sinh viên
Truyện ngắn tạo môi trường học tập vui vẻ và cuốn hút đối với sinh viên.
Chúng kích thích ham muốn tìm hiểu của sinh viên về ngôn ngữ và nền văn hóa
các nước nói tiếng Anh. Việc đưa truyện ngắn vào học tiếng Anh sẽ tạo cho
sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh, từ đó họ học được
cách sử dụng từ một cách phong phú và chính xác.
1.4.4. Học từ vựng trong lĩnh vực mình yêu thích
Đây là một điều cực kì quan trọng để sinh viên có thể duy trì việc học từ

vựng tiếng Anh được lâu dài. Với phương pháp này sẽ mang lại cảm giác thoải
mái học như đang giải trí cho bản thân sinh viên.
1.4.5. Luyện tập nhiều và thường xuyên
Học một từ sẽ chẳng nghĩa lý gì nếu như bạn nhanh chóng quên nó đi.
Nghiên cứu cho thấy ra rằng chúng ta thường phải mất 10 đến 20 lần đọc đi đọc
lại thì mới có thể nhớ được một từ. Sẽ tốt hơn nếu bạn viết từ đó ra, có thể viết
vào một tờ mục lục để có thể xem lại dễ dàng. Khi viết từ thì bạn nên viết cả
định nghĩa và đặt câu có sử dụng từ đó. Ngay khi bạn bắt đầu học một từ mới
nào đó thì hãy sử dụng từ đó luôn.
1.4.6. Chơi những trò chơi liên quan đến từ ngữ
Chơi trò chơi đố chữ như Scrabble, Boggle và ô chữ (crossword puzzles).
Những trò chơi như thế này và nhiều trò chơi khác đều có sẵn trong máy tính vì
thế mà bạn có thể tự chơi chứ không cần phải có người chơi cùng.Bạn cũng hãy
thử dùng Từ điển điện tử Franklin. Đây là từ điển cài nhiều trò chơi đố chữ.
1.4.7. Thực hiện các bài kiểm tra từ vựng
Chơi các trò chơi như đã đề cập ở phần 1.4.6 để kiểm tra kiến thức của
bạn đồng thời cũng giúp bạn học thêm được nhiều từ mới. Ngoài ra bạn cũng có
thể làm các bài kiểm tra trình độ như SAT, GMAT, TOEIC, … Mỗi lần làm
kiểm tra là một lần bạn biết được sự tiến bộ trong quá học tập của mình.
13


1.4.8. Tạo hứng thú khi học từ vựng
Học để đánh giá sự khác biệt tinh vi giữa các từ. Ví dụ cùng có nghĩa là
“bao hàm” nhưng hai từ “denote” và “connote” lại không hoàn toàn giống nhau
về mặt sắc thái biểu cảm. Học cách diễn đạt ý muốn nói bằng lời và khám phá
cảm giác sung sướng khi có thể thổ lộ hết cảm xúc trong từng câu chữ. Biết đâu
có khi vốn từ ngữ giàu có, phong phú lại quyết định tương lai của bạn.
Với sinh viên Đại học Hải Phòng, tôi đi sâu nghiên cứu 3 trong 8
phương pháp trên:

Sử dụng truyện ngắn để phát triển từ vựng cho sinh viên
Truyện ngắn tạo môi trường học tập vui vẻ và cuốn hút đối với sinh viên.
Chúng kích thích ham muốn tìm hiểu của sinh viên về ngôn ngữ và nền văn hóa
các nước nói tiếng Anh. Việc đưa truyện ngắn vào học tiếng Anh sẽ tạo cho
sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh, từ đó họ học được
cách sử dụng từ một cách phong phú và chính xác.
Ngoài ra, truyện ngắn khuyến khích sự tiếp nhận ngôn ngữ thông qua ngữ
cảnh, để từ đó người học có thể xử lý và hiểu được ngôn ngữ mới. Chúng còn
làm ngữ liệu đầu vào phong phú để củng cố và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ
của người học, giúp họ phát triển vốn từ vựng mang tính ứng dụng vào thực tế.
Chúng tăng cường hiểu biết cơ bản của người học về tiếng Anh để họ có thể tiếp
thu từ vựng dễ dàng hơn. Truyện ngắn còn là một yếu tố rất quan trọng để mở
rộng vốn từ vựng cho sinh viên.
Học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề:
Cách này đã được rất nhiều các bạn sinh viên đón nhận và hưởng ứng
nhiệt tình bởi rất dễ ghi nhớ và thoải mái đến không ngờ. chúng ta luôn cảm
thấy một chút áp lực và hơi gò bó , thậm chí nghĩ ngay đến những quyển vở
chép từ mới dày cộp thời cấp 2, cấp 3 đi học nhưng rồi cuối cùng vẫn chẳng còn
lại bao nhiêu trong trí nhớ. Đây là cách ghi nhớ được rất nhiều từ vựng cùng chủ
đề và nhất là sau đó có thể gắn kết và sử dụng chúng ngay sau khi học, nhất là
khi lựa chọn những chử đề mình yeu thích, thay vì học tràn lan mỗi lĩnh vực vài
từ thì sẽ khó khăn hơn nhiều.
14


Luyện tập thật nhiều và thường xuyên
Nhiều bạn vì muốn học nhanh nên dồn ép bản thân phải học tối thiểu 10
từ một ngày, tương đương 70 từ một tuần. Tuy nhiên, mặc dù họ có thể nhớ hết
70 từ mới đó trong một tuần nhưng nó chỉ nằm trong “bộ nhớ ngắn hạn” và kết
cục chỉ trong hơn 1 tháng, họ đã quên bẵng đi. Cách hiệu quả nhất là hãy học ít

từ lại, khoảng 4 đến 5 từ mới mỗi ngày, và học luôn cách sử dụng chúng trong
từng trường hợp cụ thể.
Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau
đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới
học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng .
Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học bằng
cách luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp.
Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng
chúng trong các cuộc thảo luận.
Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10
đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra
những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng.
Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn
thấy hình ảnh của nó.

15


CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
2.1. Ảnh hưởng của vốn từ vựng đối với kỹ năng giao tiếp
2.2. Thực trạng việc sinh viên dùng từ vựng Tiếng Anh trong giao tiếp
2.2. Phương pháp và chiến lược mở rộng vốn từ vựng Tiếng Anh
Kết luận và kiến nghị
1.1 Kết luận
1.2 Kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Dixon-Krauss, L. (2002). Using literature as a context for teaching
vocabulary. Journal of Adolescent and Adult Literacy, 45(4), 310-318.
2. Nation, I.S.P. (2006). How large a vocabulary is needed for

commuicating?
Canadian Modern Language Review 63, 1: 59-82.
3. Dixon-Krauss, L. (2002). Using literature as a context for teaching
vocabulary. Journal of Adolescent and Adult Literacy, 45(4), 310-318.
4. Akyel, A. and E. Yalçin. (1990). Literature in the EFL class: A
study of goal- achievement in congruence. ELT Journal, 44(3), 174-180.
5. Murdoch, G. (2002). Exploiting well-known short stories for
language skills development. IATEFL LCS SIG Newsletter 23, 9-17.
Phụ lục

16


MỤC LỤC
1.4.2. Học từ vựng Tiếng Anh bằng hình ảnh........................................................................................12

17



×