Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích 2 khổ cuối bài Viếng lăng Bác Viễn Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.24 KB, 2 trang )

PHÂN TÍCH 2 KHỔ THƠ CUỐI BÀI “VIẾNG LĂNG BÁC”-VIỄN PHƯƠNG
BÀI LÀM

Bác Hồ-vị cha già kính yêu của dtộc VN đã dâng trọn 79 mùa xuân cho sự nghiệp giải phóng đất
nc. Sự ra đi của Bác đã để lại biết bao nỗi thương nhớ và xót xa cho Tổ quốc. Có nhiều bài thơ
tưởng nhớ về Bác với tất cả lòng thành kính, yêu thương. Trong đó, "Viếng lăng Bác" của Viễn
Phương-một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam
thời chống Mỹ cứu nc đã tạo ấn tượng mạnh trong lòng người đọc bởi tình cảm sâu lắng nhưng
mãnh liệt của tác giả khi lần đầu tiên thấy Bác trong lăng. Và với 2 khổ cuối bài, ta dễ dàng cảm
nhận đc tình cảm thiết tha của 1 người con miền Nam đối với Bác:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ”
Theo dòng người nối tiếp nhau vào trong lăng, niềm xúc cảm của nhà thơ chợt dâng trào và vỡ òa
thành tiếng thổn thức khi nhìn thấy Bác :
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Hai câu thơ ngắn gọn nhưng giàu sức gợi cảm. Bác đã ra đi nhưng còn sống mãi với non sông, đất
nước. “Vầng trăng” là cách nói ẩn dụ, tâm hồn Bác hiền hậu, thanh cao, tinh khiết như ánh trăng,
lúc còn sống cũng như lúc đã ra đi, tâm hồn Bác vẫn rạng ngời thắm sắc. Và khi Bác đã chìm vào
giấc ngủ vĩnh hằng, trăng vẫn ân tình chung thủy canh giữ, nâng niu giấc ngủ ngàn thu của Người.
Nhưng dù tình cảm của tác giả có mãnh liệt, tha thiết đến đâu cũng ko thể giấu nổi một sự thật
nhói lòng: Con người đang nằm ở kia, giữa ánh sáng lung linh, ấm áp, nồng hậu của ánh trăng đã
vĩnh viễn ra đi:
“ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”


Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” để chỉ Bác. Trời xanh bao la kia kéo dài đến vô tận, cũng như Bác
luôn sống mãi trong lòng bao thế hệ người dân Việt Nam. Hai câu thơ xây dựng theo hình thức
đối lập, giữa cái “biết” và cảm giác “nhói” trong tim. “Biết” là lí trí và “nhói” là cảm xúc. Lí trí
vẫn luôn nhắc nhở nhà thơ rằng Bác vẫn sống mãi với non sông, đất nước. Người đã hóa thân vào
thiên nhiên, vào vũ trụ vĩnh hằng để sống mãi trong lòng dân tộc. Song con tim vẫn nhói đau vì
một sự thật đau lòng – Bác đã không còn. Câu thơ đọc lên tưởng chừng như thắt lại vì đau : “ Mà
sao nghe nhói ở trong tim”. Không kiềm chế dòng xúc cảm được nữa, Viễn Phương đành phải
thốt thành lời. Từ “nhói” đứng ở giữa câu thơ làm cả khổ thơ xốn xang, đau đớn.
Khi chợt nghĩ đến ngày mai trở về miền Nam, xa Bác, Viễn Phương đã bộc lộ những ước muốn
chân thành, da diết, cháy bỏng bằng những vần thơ tha thiết, yêu thương:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây


Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ”
Điệp ngữ “Muốn làm” cùng nhịp thơ dồn dập vang lên như lời khẳng định khát vọng mãnh liệt
của nhà thơ. Đó là mong muốn được hòa nhập, hóa thân vào những sự vật quanh lăng Bác, để
được ở mãi bên Bác. Ước nguyện làm một con chim nhỏ cất tiếng hót vui say trong những
sớm bình minh bên lăng Bác, nguyện làm một đóa hoa tỏa hương thơm vấn vương không gian ở
quanh lăng. Không phải tình cờ mà chúng ta bắt gặp sự trùng hợp đến lạ kì trong ước nguyện hóa
thân của các nhà thơ. Trong “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải cũng có cùng một khát khao dâng
hiến như thế :
« Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa”
Nguyện làm con chim để cất cao tiếng hót cho đời thêm rộn rã âm thanh, nguyện làm một đóa
hoa để khoe sắc tỏa hương thơm cho cuộc đời thêm tươi đẹp.Đó là những khát vọng chân thành
và khiêm tốn mà các tác giả mong muốn được hiến dâng. Nguyện ước ấy thật đáng trân trọng
biết bao!
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh hàng tre và kết thúc bằng cây tre trung hiếu. Lối kết cấu đầu cuối

tương ứng trong thơ đã làm cho mạch thơ được xuyên suốt. Hàng tre là biểu tượng cho dân tộc,
cây tre là biểu tượng cho cá nhân. Tác giả bày tỏ ước nguyện được thành một cây tre trung
hiếu đứng trong hàng quân danh dự canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác, muốn được sống
xứng đáng với truyền thống dân tộc. Ngoài ý nghĩa biểu tượng còn bao hàm cả lời hứa sắc son của
chính nhà thơ : sẽ mãi mãi trung thành với lý tưởng của Người.
Bằng những từ ngữ chân thành, giàu cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ cùng giọng thơ trang nghiêm,
thành kính, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ được niềm xúc động cùng lòng biết ơn sâu sắc đến
Bác trong một dịp ra miền Bắc viếng lăng Bác. Bài thơ như một tiếng nói chung của toàn thể nhân
dân Việt Nam, biểu lộ niềm đau xót khi thấy Bác kính yêu ra đi. Qua bài thơ, chúng ta có thể cảm
nhận đc đất nước ta có hoà bình như ngày hôm nay một phần lớn là nhờ công lao của Bác, như
vậy chúng ta cần cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.



×