Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ankin mot so chu y khi giai toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.89 KB, 5 trang )

Chuyên đề 2: Hiddrocacbon và dẫn xuất
Bµi 7: ANKIN (CnH2n-2 ; n 2)
Họ tên:
Lớp: 11A1
Ngày học: 02 – 02 – 2015
A. MỘT SỐ CHÚ Ý KHI GIẢI TOÁN
I.
Phản ứng thế với AgNO3/NH3
- Chỉ có ank-1-in hoặc các chất có liên kết ba đầu mạch mới có pư với AgNO 3/NH3.


Tổng quát:

CnH2n-2 + xAgNO3 + xNH3 → CnH2n-2-xAgx↓ + xNH4NO3.
CxHy + aAgNO3 + aNH3 → CxHy-aAga↓ + aNH4NO3.



Ví dụ:

CH3-C≡CH + AgNO3 + NH3 →CH3-C≡CAg↓ + NH4NO3.
CH3-C≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 → không pư
CH2=CH-C≡CH + AgNO3 + NH3 →CH2=CH-C≡CAg↓ + NH4NO3.

-

Khối lượng bình đựng AgNO3/NH3 tăng bằng khối lượng ankin phản ứng.
Để tái tạo lại ankin ta cho ↓ phản ứng với HCl.
Anken và ankan không có phản ứng này.

-



Phản ứng ankin + hiđro (H2)
Phản ứng xảy ra:
xt, t o
CnH2n-2 + H2 
→ CnH2n.

II.

o

-

xt, t
CnH2n-2 + H2 
→ CnH2n+2.
Gọi A là hỗn hợp ban đầu gồm CnH2n-2 và H2; B là hỗn hợp sau phản ứng.
Hỗn hợp B có thể có: CnH2n, CnH2n+2, C2H2n-2 và H2 dư
Áp dụng ĐLBTKL ta có mA = mB.
Đốt cháy B cũng là đốt cháy A.

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1:C6H10 có bao nhiêu công thức cấu tạo có thể tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3?
Câu 2: Từ đá vôi, than đá, viết các phương trình phản ứng điều chế:
a). Điclo etan
b). PE (poli etilen)
c). PVC (poli vinyl clorua)
d). Cao su Buna
Câu 3:Một hỗn hợp gồm C2H2 và một đồng đẳng A của nó (tỉ lệ mol 1 : 1). Một lượng hỗn hợp trên chia làm hai phần
bằng nhau.

- Phần I: Tác dụng vừa đủ với 8,96lít H2 ở đktc tạo ra hiđrocacbon no.
- Phần II: Tác dụng với 300ml dung dịch AgNO3 1M/NH3 thu được 40,1g kết tủa. Xác định công thức cấu tạo của A.
Câu 4: Một hỗn hợp G gồm một propin và một đồng đẳng A của nó được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1. Biết 0,672lít G ở đktc
tác dụng vừa đủ vơi 45ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3. Tìm công thức cấu tạo của A.
Câu 5:Hỗn hợp A gồm một ankan và một ankin có tỷ lệ khối lượng phân tử 22 : 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,2mol hỗn hợp
A thu được 22g CO2 và 9g nước. Tìm công thức phân tử của ankan và ankin.
Câu 6: Cho 0,42lít hỗn hợp khí B gồm 2 hiđrocacbon mạch hở đi rất chậm qua bình đựng dung dịch brom có dư. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 0,28lít khí thoát ra khỏi bình và có 2g brom tham gia phản ứng. Các khí đều được đo ở
đktc. tỉ khối hơi của B so với H2 là 19. Xác định công thức phân tử của mỗi chất trong B và khối lượng của chúng.
Câu 7: Hỗn hợp khí A ở đktc gồm hai hiđrocacbon mạch thẳng X và Y. Lấy 322,56ml hỗn hợp A cho từ từ qua dung dịch
brom dư thấy có 3,84g brom tham gia phản ứng và không có khí thoát ra khỏi bình chứa brom. Mặt khác đốt cháy hoàn

Hóa học 11

Năm học : 2014 - 2015


Chuyên đề 2: Hiddrocacbon và dẫn xuất
toàn 322,56ml hỗn hợp A thì thu được 1,6896g khí CO2. Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của X, Y và tính
thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong A.
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
I.
LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ ANKIN
Câu 1: Hiđrocacbon X là đồng đẳng của axetilen, có công thức phân tử là C nH2n - 2.
Vậy X là hợp chất nào dưới đây?
A. C3H6.
B. C4H6.
C. C5H10.
D. C6H8.
Câu 2: Hợp chất hữu cơ 5 - metyl hex - 2 - in ứng với công thức tổng quát:

A. CnH6n.
B. CnH2n.
C. CnH2n-2.
D. CnH2n+2.

CH 3
|

Câu 3: Cho công thức cấu tạo của hợp chất sau:

CH3 − C ≡ C − CH 2 − C− CH 3 ?
|
Cl

Tên gọi đúng theo danh pháp IUPAC của hợp chất trên là:
A. 2 - clo - 2 - metylhex - 4 - in.
B. 5 - clo - 5 - metylhex - 2 - in.
C. 2 - metyl - 2 - clohex - 4 - in.
D. 5 - metyl - 5 - clohex - 2 - in.
Câu 4: Gọi tên hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:

CH3 − C H − C ≡ C − CH 2 − CH 2 − CH 3
|
CH(CH 3 ) 2

A. 6, 7 - đimetyloct - 4 - in.
B. 2 - isopropylhept - 3 - in.
C. 2, 3 - đimetyloct - 4 - in.
D. 6 - isopropylhept - 4 -in.
Câu 5: Hỗn hợp nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2?

A. CO2, C2H2, H2.
B. H2, C2H6, CO2.
C. C2H4, SO2, CO2.
D. CH4, SO2, H2S.
Câu 6: Cho các ankin sau: pent - 2 - in; 3 - metyl - pent - 1 - in, propin, 2,5 - đimetylhex - 3 - in.
Số ankin tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Số ankin ứng với công thức phân tử C6H10 tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3 là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8*: Trong các nguyên liệu sau: C2H2, C2H4, butan. Nguyên liệu có thể dùng điều chế cao su Buna là:
A. C2H2.
B. C2H2 và C2H4.
C. C2H4.
D. C2H2, C2H4, butan.
Câu 9: X có công thức phân tử là C5H8. Biết rằng X thoả mãn các điều kiện sau:
- Làm mất màu dung dịch Br2
- Cộng H2 theo tỉ lệ 1 : 2
- Cộng H2O (xúc tác) tạo xeton
- Tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3
Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2 = CH - CH = CH - CH3.
B. CH2 = C = CH - CH2 - CH3.
C. CH ≡ C - CH2 - CH2 - CH3 .
D. CH3 - C ≡ C - CH2 - CH3.

Câu 10: Khi đốt cháy một hiđrocacbon X ta thu được số mol CO2 gấp 2 lần số mol H2O thì X là hiđrocacbon nào sau đây?
A. C2H2.
B. C2H4.
C. C3H6.
D. C4H8.
Câu 11: Để phân biệt butan, but - 1 - en và but - 2 - in, người ta dùng:
A. Dung dịch Br2 (dựa vào tỉ lệ mol). B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Dung dịch KMnO4.
D. Dung dịch KMnO4 và AgNO3/NH3.
Câu 12: Khi hiđro hoá một ankin có xúc tác niken thu được sản phẩm nào sau đây?
A. Một anken mới có nhiều nguyên tử H hơn.
B. Một ankan có cùng số C với ankin trên.
C. Một anken có một nối đôi thay đổi.
D. Một ankan có số nguyên tử C lớn hơn số C trong ankin ban đầu.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(1) Axetilen và đồng đẳng của nó có công thức phân tử CnH2n-2.
(2) Liên kết ba trong phân tử ankin gồm một liên kết σ và 2 liên kết π.
(3) Ankin là hiđrocacbon mạch hở trong phân tử có chứa một liên kết ba C ≡ C.
(4) Các ankin không tan trong nước.

Hóa học 11

Năm học : 2014 - 2015


Chuyên đề 2: Hiddrocacbon và dẫn xuất
(5) Ankin không có đồng phân hình học.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.

C. 4.
D. 5.
Câu 14: Khi cho axetilen cộng với H2O có xúc tác là HgSO4, 800C thì sản phẩm thu được là chất nào sau đây?
A. CH2=CH-OH.
B. CH3COOH.
C. CH2OH = CH2OH. D. CH3 - CHO.
Câu 15*: Khi cho propin cộng với H2O có xúc tác HgSO4, 800C thì sản phẩm thu được là chất nào sau đây?
A.

CH3 − C H − CH 2
|
.
OH

C. CH2 = CH - CH2 - OH .

B.

CH3 − C− CH3
||
.
O

D. CH3 - CH2 - CHO.

II.
TOÁN HỖN HỢP ANKAN, ANKEN, ANKIN
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích
khí và hơi đo ở cùng điều kiện to, p). Vậy CTPT của X là:
A. C2H4.

B. C2H6.
C. C3H8.
D. CH4.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp gồm axetilen và một hiđrocacbon A, thu được 4 lít CO2 và 4 lít hơi nước (các thể tích đo ở
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Vậy A và % của nó trong hỗn hợp là:
A. CH4 và 40%. B. C2H6 và 50%.
C. C2H6 và 60%.
D. C3H8 và 50%.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành
phần % về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là:
A. 75% và 25%.
B. 20% và 80%.
C. 35% và 65%.
D. 50% và 50%.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon (tỉ lệ số mol 1 : 1) có công thức đơn giản nhất khác nhau, thu
được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Các chất trong X là
A. một ankan và một ankin.
B. hai ankađien.
C. hai anken.
D. một anken và một ankin.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 3 hiđrocacbon X, Y, Z người ta thu được tỉ lệ n H 2O : n CO 2 lần lượt bằng 0,5 : 1 : 1,5. Vậy X,
Y, Z có công thức phân tử là:
A. CH4, C2H4, C2H6.
B. C2H2, C3H6, C2H6.
C. C2H4, C4H4, C3H4.
D. C6H6, C4H6, C3H6.
Câu 6: Dẫn hỗn hợp X gồm: propilen và axetilen qua dung dịch Br2 dư thấy có 8 gam Br2 phản ứng. Mặt khác cho X qua
dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 4,8 gam kết tủa. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hết lượng hiđrocacbon trong hỗn
hợp X là:
A. 4,144 lít.

B. 3,696 lít.
C. 7,168 lít.
D. 2,128 lít.
Câu 7: Có hai bình đều có dung tích 1 lít. Bình (I) chứa hỗn hợp etilen và nitơ, bình (II) chứa hỗn hợp axetilen và nitơ. Nếu dẫn lần
lượt các hỗn hợp đó qua nước brom dư thì lượng brom phản ứng như nhau và bằng 2,4 gam. Vậy % theo thể tích của khí etilen và
axetilen lần lượt là bao nhiêu (trong các số cho sau)?
A. 30,6% và 20,4%.
B. 30,25% và 15%.
C. 33,6% và 16,8%.
D. 25% và 20%.
Câu 8: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4gam và
thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là:
A. 0,2mol C2H4 và 0,1 mol C2H2.
B. 0,2mol C3H6 và 0,1mol C3H4.
C. 0,1mol C2H4 và 0,2mol C2H2.
D. 0,1mol C3H6 và 0,2mol C3H4.
Câu 9: Một hỗn hợp gồm axetilen, propilen và metan. Đốt 11gam hỗn hợp thu được 12,6 gam nước. Mặt khác cứ 11,2 lít hỗn hợp
(đktc) phản ứng vừa đủ với một lượng dung dịch chứa 100 gam brom.
Vậy % thể tích các chất axetilen, propilen và metan trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 50%, 25% và 25%.
B. 25%, 25% và 50%.
C. 55%, 25% và 20%.
D. 50%, 20% và 30%.
Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom
phản ứng là 48gam. Mặt khác, nếu cho 13,44lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu
được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
A. 50%.
B. 40%.
C. 25%.
D. 20%.


III.
TOÁN TÌM ANKIN VÀ TÍNH CHẤT CƠ BẢN
Câu 1: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H 2 (xúc tác Pd/PbCO3, to), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai
hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là
A. C2H2.
B. C5H8.
C. C4H6.
D. C3H4.

Hóa học 11

Năm học : 2014 - 2015


Chuyên đề 2: Hiddrocacbon và dẫn xuất
Câu 2: Một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X và H2 với Ni xúc tác. Nung bình một thời gian thu được khí B
duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn B thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết VA = 3VB. Vậy công thức phân tử của X là:
A. C2H4.
B. C2H2.
C. C3H4.
D. C3H6.
Câu 3: Một hỗn hợp khí X gồm ankin B và H2 có tỷ khối hơi so với CH4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp X có xác tác Ni để phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối hơi so với CH4 là 1.
Cho hỗn hợp Y qua dd brom dư thì khối lượng bình chứa dd brom tăng nên là:
A. 8 gam.
B. 16 gam.
C. 0 gam.
D. 24 gam.
Câu 4: Chia hỗn hợp hai ankin thành 2 phần bằng nhau.

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu được 1,76 gam CO2 và 0,54 gam hơi nước.
- Phần 2 tác dụng với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã phản ứng là:
A. 6,4 gam.
B. 3,2 gam.
C. 1,4 gam.
D. 2,3 gam.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm hai ankin kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Dẫn 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) qua bình đựng
dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 11,4gam.
Công thức phân tử của hai ankin đó là:
A. C2H2 và C3H4.
B. C3H4 và C4H6.
C. C4H6 và C5H8.
D. C5H8 và C6H10.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn một ankin (Z) ở thể khí, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 25,2 gam. Dẫn hết sản phẩm cháy
qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 45 gam kết tủa. Vậy CTPT của ankin (Z) là:
A. C2H2.
B. C4H6.
C. C3H4.
D. C5H8.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X thu được 10,8 gam H2O. Nếu cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi
trong thì khối lượng bình tăng thêm 50,4gam. Công thức phân tử của X là:
A. C2H2.
B. C3H4.
C. C4H6.
D. C5H8.
Câu 8: Dẫn V (lít) ở đktc hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn
Y vào lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa
đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 2,24 lít khí CO 2 (ở dktc) và 4,5 gam nước. Giá trị
của V bằng:
A. 8,96.

B. 5,60.
C. 13,44.
D. 11,2.
Câu 9: Dẫn V (lít) ở đktc hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn
Y vào lượng dư AgNO3/NH3 thu được 18 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 24 gam brom và còn
lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z thu được 3,36 lít khí CO 2 (ở đktc) và 6,75 gam nước. Giá trị của V bằng:
A. 13,44.
B. 8,96.
C. 20,16.
D. 16,8.
Câu 10: Hỗn hợp A gồm một propin và một ankin X. Cho 0,3 mol A phản ứng vừa đủ với 0,2 mol AgNO 3 trong NH3. Vậy
ankin X là:
A. Axetilen.
B. But - 1 - in. C. But - 2 - in. D. Pent - 1 - in.
Câu 11: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3/NH3 dư tạo ra 292 gam chất kết tủa.
Khi cho X tác dụng với H2 dư (Ni, t0) thu được 3 - metylpentan.
Công thức cấu tạo của X là:
A. CH ≡ C - C ≡C - CH2 - CH3.
B. CH ≡ C - CH2 - CH = CH = CH2.
C. CH ≡ C - CH(CH3) - C ≡ CH.
D. CH ≡ C - C(CH3) = C = CH2.
Câu 12: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C 7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu
được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên?
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 13: Cho 6,7 gam hỗn hợp hai hiđrocacbon có công thức phân tử là C3H4 và C4H6 lội qua một lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được 22,75g kết tủa vàng (không thấy có khí thoát ra khỏi dung dịch). Vậy phần trăm khối lượng các khí
trên lần lượt là:

A. 33,33% và 66,67%.
B. 66,67% và 33,33%.
C. 59,7% và 40,3%.
D. 29,85% và 70,15%.
Câu 14: Cho 13,44 lít C2H2 (đktc) qua ống than nung nóng ở 6000C, thu được 14,04 gam benzen.
Vậy hiệu suất phản ứng là:
A. 75%.
B. 80%.
C. 85%.
D. 90%.
Câu 15: Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 36
gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

Hóa học 11

Năm học : 2014 - 2015


Chuyên đề 2: Hiddrocacbon và dẫn xuất
A. C4H6.

Hóa học 11

B. C4H4.

C. C2H2.

D. C3H4.

Năm học : 2014 - 2015




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×