Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Nghiên cứu khoa học Phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 65 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài khoa học chúng em đã nhận được sự giúp
đỡ rất nhiệt tình từ phía nhà trường, thầy cô. Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến các thầy cô trong trường Đại học Thương mại, trong khoa Khách sạn – Du lịch,
đặc biệt là giáo viên hướng dẫn ThS. Vũ Thị Thu Huyền đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ và chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình làm nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn!


2

MỤC LỤC

Từ viết tắt
LN
TNHH
UBND
DV
NXB
CSSX
HTX

Nghĩa đầy đủ
Làng nghề
Trách nhiệm hữu hạn
Uỷ ban Nhân dân
Dịch vụ
Nhà xuất bản
Cơ sở sản xuất


Hợp tác xã


3
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam đã từng tồn tại và phát triển nền văn minh lúa nước trong suốt
mấy nghìn năm lịch sử, nhiều thành tựu văn hóa, công nghệ với những sáng chế sản
phẩm,công cụ,kinh nghiệm sản xuất của người Việt Nam qua nhiều thế hệ đến nay
vẫn giữ nguyên giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đó chính là nền tảng,
là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững và lâu dài của
nghành nghề thủ công truyền thống Việt Nam.
Trong công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước việc giữ gìn và phát
triển những sản phẩm độc đáo nêu trên, củng cố và phát triển nghành nghề thủ
công truyền thống không chỉ nhằm mục đích phát triển kinh tế mà còn nhằm mục
đích phát triển kinh tế mà còn là phát huy bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến 2010 đã quan tâm đặc biệt
đến vai trò quan trọng của nghành nghề thủ công truyền thống như là bộ phận
quan trọng trong phát triển nghành nghề nông thôn. Nghị quyết Đại Hội VIII của
Đảng đã xác định : “ Phát triển các nghành nghề, làng nghề truyền thống và các
nghành nghề mới bao gồm tiểu, thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng
xuất khẩu...”. Năm 2000,Thủ tướng Chính phủ cũng đã đưa ra một số chính sách
khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn:
- Nhà nước định hướng phát triển các cơ sở nghành nghề nông thôn theo cơ
chế thị trường , bảo đảm phát tiển bền vững,giữ gìn tốt vệ sinh môi trường nông
thôn,đồng thời có quy hoạch các cơ sở nghành nghề phải gắn với phát triển ngành
du lịch văn hóa, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.
-Nhà nước ghi nhận và có chính sách tôn vinh các nghệ nhân thợ giỏi có công
đào tạo, giữ gìn và truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ... Nhà nước định kì
xét và phong danh hiệu “ Nghệ nhân” và “Thợ giỏi”.

Chiến lược phát triển du lịch của nghành du lịch trong những năm tới là “
Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc dân tộc có sức cạnh tranh cao
như du lịch làng nghề,du lịch làng quê...”
Các chủ trương chính sách của Đảng,Nhà nước và nghành du lịch đã được
nhân dân hưởng ứng và thực hiện. Hàng trăm làng nghề ở đồng bằng sông Hồng
khôi phục, duy trì và phát triển, trong đó số làng nghề chiếm khoảng 30%. Nhiều
làng nghề đã quan tâm tới việc thu hút khách du lịch tới tham quan làng nghề điều
này đã giúp cho việc khôi phục và phát triển nghề một cách hiệu quả. Song nhìn
chung nhiều làng nghề, việc phát triển du lịch còn mang tính tự phát, sơ khai và có
nhiều khó khăn bất cập. Vấn đề khai thác các tài nguyên du lịch của làng nghề cho


4
du lịch, sự tùy tiện trong việc xây dựng các xưởng sản xuất, ki ốt bán hàng trong
làng nghề, việc thu hút khách tham quan làng nghề... Tất cả đang là những vấn đề
phải được xem xét nhìn nhận đầy đủ.
Để có thể phát triển được du lịch làng nghề và thu hút khách đến tham quan,
trước hết các làng nghề cần có sự hoạch định cho việc phát triển du lịch, có những
biện pháp và chính sách phát triển hợp lý.
Phải cân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế làng nghề. Một sự phát triển
cân đối khoa học không những làm cho các mục tiêu đều phát triển mà còn thúc đẩy
hỗ trợ nhau cùng phát triển. Việc phát triển không hợp lí sẽ có nhiều điều bất lợi
xảy ra như sự phát triển sản xuất cùng với làn sóng đô thị hóa, làm cho cấu trúc
không gian làng truyền thống bị phá vỡ, cảnh quan kiến trúc, môi trường sinh thái,
môi trường xã hội dần dần xuống cấp từ đó ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển
làng nghề, phát triển du lịch.
Đề tài nghiên cứu: “ Phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh”. Nhằm
nghiên cứu thực trạng du lịch làng ở tỉnh Bắc Ninh, đưa ra các giải pháp hoạch
định phát triển du lịch ở các làng nghề .
2. Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, khái quát về cơ sở lí luận về phát triển du lịch làng nghề, qua việc
hình thành các điểm đến du lịch, hệ thống thu hút khách. Thứ hai, trên cơ sở phân
tích đánh giá thực trạng về mục đích phát triển du lịch làng nghề ở Bắc Ninh, để rút
ra những ưu nhược điểm và những nguyên nhân của sự phát triển trong thời gian
qua. Thứ ba là, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển du lịch làng nghề ở Bắc Ninh
trong thời gian từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp phát triển du lịch làng nghề.
Để phát triển du lịch sẽ có nhiều giải pháp. Song cần xác định những giải
pháp phát triển du lịch mang tính khả thi phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể
của các làng nghề.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Tập trung đi sâu vào công tác hoạch định phát triển điểm du lịch làng nghề
để tìm ra các giải pháp phát triển du lịch làng nghề. Ngoài ra còn xem xét tới các
giải pháp hấp dẫn thu hút khách của các làng nghề.
Phạm vi về không gian: Khảo sát nghiên cứu các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng sự kết hợp các phương pháp khoa học chung:


5
-Phương pháp phân tích và tổng hợp.
-Phương pháp diễn dịch và quy nạp.
- Phương pháp lịch sử và logic.
Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích các quan sát và các dữ liệu thu
thập được trong quá trình nghiên cứu tài liệu và điều tra thực tế, đểtổng hợp đưa
ra các nhận xét và đánh giá về việc phát triển du lịch làng nghề. Vận dụng phương
pháp diễn dịch và quy nạp để ứng dụng các lý thuyết về quy hoạch và phát triển du
lịch, nhằm đưa ra các luận cứ lý thuyết cũng như thực tế để xác định một số giải

pháp phát triển du lịch làng nghề thích hợp. Phương pháp lịch sử và logic được sử
dụng liên tục khi xem xét đánh giá hay phán đoán những vấn đề văn hóa, lịch sử
hình thành và phát triển làng nghề.
5. Những đóng góp khoa học của đề tài nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài:
Làng nghề ở Việt Nam: Lịch sử hình thành phát triển và các đặc điểm.
Phân tích thực trạng phát triển du lịch các làng nghề tiêu biểu ở tỉnh Bắc
Ninh. Trên cơ sở đó đánh giá các ưu nhược điểm của giải pháp mà các làng nghề
đang tiến hành để phát triển du lịch.
Đề xuất một số giải pháp về hoạch định phát triển du lịch LN ở tỉnh Bắc Ninh
6.Tóm tắt kết cấu đề tài nghiên cứu
Đề tài có kết cấu ba chương, không kể phần mở đầu và kết luận:
Chương 1: Cơ sở lý luận về làng nghề và du lịch làng nghề
Chương 2: Thực trạng về phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh


6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ
1.1.Một số lý luận cơ bản về làng nghề
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1.Khái niệm làng nghề
Trong xã hội nông thôn Việt Nam từ hàng ngàn năm nay, làng là một tế bào
của xã hội.Làng Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử dân tộc.Trải qua
hàng ngàn năm với những thăng trầm lịch sử, những nét thuần phong mỹ tục cổ
truyền vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.
Từ buổi ban đầu, phần lớn người dân trong làng đều sống bằng nông nghiệp.
Về sau để đáp ừng nhu cầu về công việc và sinh hoạt, có những bộ phận dân cư
chuyển sang làm và sống bằng các nghề thủ công khác. Họ liên kết chặt chẽ với
nhau thành các phường hội: phường gốm, phường đúc đồng, phường dệt vải,… Từ

đó nghề được lan truyền và hình thành các làng nghề. Trải qua thời gian rất dài
phát triển đã có rất nhiều làng nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề
truyền thống và sống bằng nghề đó ngày càng tăng nhanh.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về LN cũng như các quy định khác
nhau về tiêu chuẩn LN giữa các địa phương trong nước. Một số quan điểm về LN
như sau:
Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơntrong cuốn “Làng nghề truyền thống ViệtNam” thì
làng nghề được định nghĩa như sau: “Làng nghề là một đơn vị hànhchính cổ xưa
mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức,kỉ cương tập
quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà
cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để pháttriển công ăn việc
làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tậpthể, vừa phát triển
kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địaphương”.[1, tr9]
Xét theo góc độ kinh tế, trong cuốn: “Bảo tồn và phát triển các làng
nghềtruyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Tiến sĩ Dương
BáPhượng cho rằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề
thủcông tách hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu thập từ
cáclàng nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị toàn làng.”
1.1.1.2.Khái niệm làng nghề truyền thống
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyềnthống,
nhưng ta có thể hiểu làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghềthủ công
truyền thống. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì làng nghề là:“Làng nghề là làng
ấy, tuy có trồng trọt theo lối thủ nông và chăn nuôi(gà, lợn, trâu,…) làm một số
nghề phụ khác (thêu, đan lát,…) song đã nổi trộimột nghề cổ truyền, tinh xảo với
một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp haybán chuyên nghiệp, có ông trùm, ông


7
phó cả cùng một số thợ và phó nhỏ đãchuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định
“sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhấtnghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu bằng nghề

đó và sản xuất ra nhữnghàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã
trở thành sản phẩmhàng hóa và có quan hệ tiếp thị với thị trường là vùng rộng
xung quanh với thịtrường đô thị, thủ đô và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể
xuất khẩu ra nướcngoài.”
Làng nghề ở đây không nhất thiết là tất cả mọi người dân trong làng đềusản
xuất thủ công, người thợ thủ công cũng có thể là người nông dân làm thêmnghề
phụ trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên do yêu cầu về tính chuyên môn hóacao đã tạo
ra những người thợ thủ công chuyên nghiệp, chuyên sản xuất hàngthủ công truyền
thống ngay tại quê hương của mình. Nghiên cứu một làng nghềthủ công truyền
thống là phải quan tâm đến nhiều mặt, tính hệ thống, toàn diệncủa làng nghề thủ
công truyền thống đó, trong đó yếu tố quyết định là nghệ nhâncủa làng, sản phẩm
thủ công, thủ pháp kĩ thuật sản xuất và nghệ thuật.
Làng nghề thủ công truyền thống là trung tâm sản xuất hàng thủ công,
nơiquy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính lâu
đời,được truyền đi truyền lại qua các thế hệ, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất,
bánsản phẩm theo kiểu phường hội, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí
làbán lẻ, họ có cùng tổ nghề, các thành viên luôn có ý thức tuân theo những
hươngước, chế độ, gia tộc, cùng phường nghề trong quá trình lịch sử phát triển đã
hìnhthành nghề ngay trên đơn vị cư vị cư trú của xóm của họ.
Làng nghề thủ công truyền thống thường có đại đa số hoặc một số lượnglớn
dân cư làm nghề cổ truyền, thậm chí là 100% dân cư làm nghề thủ cônghoặc một
vài dòng họ chuyên làm nghề lâu đời, kiểu cha truyền con nối. Sảnphẩm của họ
không những có tính ứng dụng cao mà còn là những sản phẩm độcđáo, ấn tượng,
tinh xảo.
Ngày nay trong quá trình phát triển của kinh tế xã hội. Làng nghề đã thựcsự
thành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò, tác dụng tích cực rất lớnđối
với đời sống kinh tế xã hội.
1.1.2.Đặc điểm làng nghề
1.1.2.1.Làng nghề tồn tại ở nông thôn và gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp
Các làng nghề đều ra đời ở nông thôn sau đó tách dần khỏi nông nghiệp

nhưng không tách rời khỏi nông thôn.Sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh
thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau.Người thợ thủ công trước
hết và đồng thời là người nông dân.Các gia đình nông dân vừa làm ruộng vừa làm
nghề thủ công nghiệp. Sự ra đời của các làng nghề đầu tiên là do nhu cầu giải quyết
lượng lao động phụ, lao động dư thừa nhàn rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứng nhu


8
cầu tiêu dùng của từng gia đình và từng làng xã. Về sau khi các nghề thủ công phát
triển nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân trong làng mà còn phục vụ
cho nhu cầu của làng xã lân cận trong vùng.Khi lực lượng sản xuất đã phát triển thì
thủ công nghiệp tách ra thành một ngành độc lập, vươn lên thành ngành sản xuất
chính ở một số làng.Song để đảm bảo cuộc sống người dân bao giờ cũng duy trì
nghề nông và đi buôn bán hoặc bán thêm nghề khác. Sự kết hợp đa nghề này được
thể hiện trong một làng hay trong từng gia đình nhưng nó vẫn gắn chặt với nông
thôn. Làng nghề là một điểm đặc trưng của dân Châu Á, của phương thức sản xuất
châu Á.
1.1.2.2.Công nghệ sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề
truyền thống thường thô sơ, lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu
Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ
sản xuất mang tính đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm sản xuất phải hoàn toàn dựa
vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Có một số nghề chỉ cấn công cụ thủ công,
thô sơ mà chính bản thân người thợ có thể làm ra. Hiện nay đã có sự cơ khí hóa
từng bước trong công nghệ - kỹ thuật sản xuất với các loại thiết bị như: mô tơ điện,
cưa máy, máy thái đất, máy se sợi,…đã làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
cao hơn. Với những tiến bộ của khóa học công nghệ, vừa phải liên tục đổi mới công
nghệ để tăng năng suất lao động mà vẫn giữ được công nghệ truyền thống.
1.1.2.3.Nguyên vật liệu của làng nghề thường là tại chỗ
Hầu hết các làng nghề được hình thành dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có
của địa phương. Đặc biệt là các nghề thủ công chuyên sản xuất những sản phẩm

tiêu dùng như đan lát mây tre, chế biến lương thực thực phẩm (làm bánh, làm
tương, làm mắm,…), sản xuất vật liệu xây dựng… Một số nghề còn có thể tận dụng
những phế liệu, phế phẩm trong công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt để làm
nguyên liệu.
Ngày nay cùng với sự phát triển và hội nhập, nhu cầu nguyên liệu lớn, một số
làng nghề có nguồn nguyên liệu tại chỗ không thể đáp ứng được hoặc không có để
đáp ứng nên phương thức cung ứng nguyên liệu cũng có sự thay đổi từ việc thu
gom ở các địa phương khác đến nhập khẩu từ nước ngoài.
1.1.2.4.Lao động trong các làng nghề là lao động thủ công
Lao động trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống chủ yếu
là lao động thủ công. Trước đây, hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất
đều là lao động thủ công giản đơn. Ngày nay, do khoa học công nghệ phát triển
nhiều công đoạn sản xuất đã được áp dụng công nghệ mới song với một số sản
phẩm vẫn đòi hỏi phải duy trì kỹ thuật thủ công tinh xảo ở một số công đoạn nhất
định. Hầu hết các làng nghề dù được hình thành theo con đường nào đi nữa cũng


9
đều phải có các nghệ nhân làm nòng cốt, là người phát triển các làng nghề. Nghệ
nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các làng nghề. Mỗi làng nghề có một
tổ nghề là người thầy đầu tiên dạy nghề, truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp ở
nơi khác về truyền cho làng mình.
Việc dạy nghề, trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong gia
đình từ đời này sang đời khác, ít được phổ biến ra ngoài. Thậm chí có những bí
quyết nghề không được truyền cho con gái, vì vậy hầu hết các nghề chỉ được lưu
truyền trong phạm vi từng làng nghề.
Sau này khi các hợp tác xã làm nghề thủ công, các trung tâm dạy nghề ra đời
thì phương thức dạy nghề, truyền nghề có nhiều thay đổi, các bí quyết nghề nghiệp
không được giữ như trước nữa.Trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển mạnh
kinh tế tư nhân và hộ gia đình đã phục hồi phương thức dạy nghề theo phương

thức truyền nghề, kèm cặp của thợ cả đối với thợ phụ và thợ học việc. người thợ
trong thời gian đào tạo vừa phải học, vừa phải làm. Đây là nét chung nhất trong
đào tạo nghề truyền thống.
1.1.2.5.Sản phẩm của các làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính thẩm mỹ cao,
mang đậm bản sắc dân tộc
Có thể nói mỗi sản phẩm của làng nghề là một tác phẩm nghệ thuật.Các sản
phẩm này vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao vì chúng vừa phục vụ
nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí. Mỗi sản phẩm vừa là sự kết giao giữa
phương thức thủ công tinh sảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Các hàng thủ công
thường mang tính cá biệt và sắc thái riêng của mỗi làng nghề.
Các sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam vừa phản ảnh những nét văn
hóa chung của doanh nghiệp vừa có nét riêng của làng nghề. Ngay cả những người
Việt Nam đang sống ở nước ngoài khi nhớ về quê hương là nhớ ngay đến các dấu
ấn đậm nét với sản phẩm độc đáo. Như vậy làng nghề truyền thống không chỉ là
những đơn vị kinh tế, thực hiện việc sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu mà
còn mang nét đặc trưng tiêu biểu của văn hóa dân tộc, văn hóa cộng đồng làng xã
Việt Nam.
1.1.2.6.Thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng nghề hầu hết mang tính địa phương,
tại chỗ, nhỏ hẹp
Sự ra đời của các làng nghề xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng
tại chỗ của địa phương. Ngày nay các làng nghề đã phát triển sang các làng nghề
khác trong xã, trong vùng, hình thành nên các cụm công nghiệp làng nghề (cụm
công nghiệp làng nghề Đồng Quang, Đa Hội (Bắc Ninh), vùng nghề gốm sự huyện


10
Gia Lâm (Hà Nội)…Ở mỗi làng nghề hoặc cụm làng nghề đều có các chợ làm nơi
trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề.
Hiện nay, các nghề thủ công truyền thống ngày càng mang tính xã hội cao.
Phạm vi hoạt động kinh doanh của các làng nghề không chỉ dừng lại trong phạm vi

địa phương, quốc gia mà còn vương ra các nước trên thế giới. Một số làng nghề đã
tổ chức tìm kiếm thị trường xuất khẩu và chủ động tổ chức xuất khẩu sản phẩm của
mình, đặc biệt là các sản phẩm thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ.
1.1.2.7.Quy mô sản xuất nhỏ
Cho tới nay, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến trong các làng
nghề là hộ gia đình.Với hình thức này, hầu như tất cả các thành viên trong gia đình
đều tham gia vào công việc khác nhau trong quá trình sản xuất kinh.Tùy thuộc vào
nhu cầu công việc mà các hộ gia đình có thể thuê thêm nhân công thường xuyên
hoặc thời vụ.Đây là hình thức tổ chức thích hợp với quy mô sản xuất nhỏ.Tuy nhiên,
mô hình này hạn chế rất nhiều đên khả năng sản xuất kinh doanh.
Tổ sản xuất là hình thức hợp tác, liên kết một số họ gia đình cùng sản xuất
kinh doanh một mặt hàng. Đây là hình thức được phát triển trong các làng nghề vì
nó làm tăng sức mạnh cho từng thành viên để phát triển sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.
Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần được phát triển từ
một số tổ chức sản xuất hoặc một số hộ gia đình sản xuất kinh doanh khá đã bắt
đầu hình thành ở nhiều làng nghề. Ở một số làng nghề, hình thức sả xuất kinh
doanh này không chiếm tỷ trọng lớn về số lượng lao động song lại đóng vai trò
trung tâm liên kết, thực hiện các hợp đồng đặt hàng với các hộ gia đình, giải quyết
đầu ra, đầu vào, ơi sản xuất của các làng nghề với các thị trường tiêu thụ khác.
1.1.3.Phân loại làng nghề
Trên những góc độ khác nhau chúng ta sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau
về làng nghề.
Nếu dựa trên sản phẩm và phương thức sản xuất chính để phân loại thì có 6
loại làng nghề sau:
-Làng nghề thủ công: làm ra các mặt hàng sử dụng hàng ngày như: dao, kéo,
chiếu, mây tre đan gia dụng…Đặc điểm của các làng nghề này là sản xuất thủ công
bằng tay và các công cụ đơn giản. Do chi phí thấp nên loại hình này khá phổ biến.
-Làng nghề thủ công mỹ nghệ: làm ra các mặt hàng có giá trị văn hóa nghệ
thuật và trang trí như đồ mỹ nghệ chạm khảm, chạm khắc tượng gỗ, đá, các đồ mỹ

nghệ bằng bạc, đồ thêu ren, dệt thảm, chế biến mây tre đan….
-Làng nghề công nghiệp: sản xuất các hàng hóa thành phẩm và bán thành
phẩm như sản xuất giấy, dệt, may mặc, gốm sứ, tái chế nhựa, kim loại, thuộc da,…


11
-Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: chế biến các loại nong sản như
xay xát, sản xuất miến dong, bún, bánh, sản xuất bia, nấu rượu, giết mổ vật nuôi,
chế biến hoa quả,…
-Làng nghề sản xuất và cung ứng nguyên liệu: sản xuất vật liệu xây dựng như
gạch, ngói, vôi, cát,…
-Làng nghề buôn bán và dịch vụ: thực hiện bán buôn, bán lẻ và cung cấp DV.
Nếu dựa theo quá trình hình thành và hoạt động: Làng nghề được chia thành
2 loại là làng nghề truyền thống và làng nghề mới hình thành.
1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề
1.1.4.1.Các yếu tố vĩ mô
a.Yếu tố chính trị, pháp luật
- Chính trị
Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại
quốc gia hay một khu vực ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các làng nghề.
Khi chính trị ổn định, tệ nạn xã hội được hạn chế, vấn đề chộm cắp được đấy lùi sẽ
là những điều kiện tiền đề giúp cho các làng nghề phát triển. Ngược lại khi chính trị
bất ổn sẽ tạo ra những bất lợi làm hạn chế sự hình thành và phát triển của các làng
nghề.
-Luật pháp
Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm
bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các làng nghề buộc các làng nghề phải
kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không
hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh của các
làng nghề gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề.

Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi
hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ
thống luật pháp như thuế, đầu tư ... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các làng nghề.
-Chính sách của Nhà nước.
Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại phát triển của làng
nghề. Trong một thời gian dài trước đây ( mà chúng ta thường gọi trước đổi mới ),
chúng ta phủ nhận các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Chính vì vậy hoạt
động sản xuất kinh doanh trong làng nghề đều là hợp tác, tập thể với chế độ ăn chia
quân bình cho các lao động khỏe, yếu già trẻ, làm nhiều, ít, tích cực hay không tích
cực đều ngang nhau. Trên thực tế chính sách này không kích thích được sự phát
triển kinh tế nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng. Nhận thấy những hạn chế


12
trong đường lối chính sách phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện
công cuộc đổi mới mà quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong sự
đổi mới này Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần
kinh tế ( kinh tế hộ, kinh tế tư nhân,…). Chính sách kinh tế mới đã phù hợp với mong
muốn của nhân dân và thời kỳ mới nên đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Các làng nghề có điều kiện thuận lợi để khôi phục và phát triển.
b.Yếu tố kinh tế
-Nhu cầu của người tiêu dùng và sức ép kinh tế
Từ trước tới nay nhu cầu của con người đối với các sản phẩm làng nghề là
rất lớn. Đó là các nhu cầu ăn, ở, mặc, nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng, thờ cúng,
….Trước kia, khi chưa có nền công nghiệp phát triển, mọi loại hàng tiêu dùng từ vật
dụng sinh hoạt hàng ngày đến công cụ sản xuất, đồ thờ cúng, kể cả nhạc cụ, vũ khí,…
đều được làm bằng tay và phương tiện sản xuất khá thô sơ. Các sản phẩm của các
làng nghề lúc bấy giờ đều được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và sản xuất của
người dân.

Ngày nay, khi nền công nghiệp cơ khí phát triển, một số công đoạn trong sản
xuất các làng nghề đã sử dụng máy móc nhưng nhu cầu về các sản phẩm thủ công
của các làng nghề không vì thế mà giảm đi. Nhu cầu càng lớn, càng bền vững thì
sản xuất ở các làng nghề càng ổn định, phát triển lâu dài. Ngược lại, sự tồn tại và
phát triển của các làng nghề cũng phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu của xã
hội, có khả năng tiêu thụ lớn ( sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ gia đình, mộc mỹ
nghệ,…). Tuy nhiên có một số ngành nghề, làng nghề bị mai một, thậm chí bị tan rã
do các sản phẩm không còn phù hợp với thị trường, không thay đổi mẫu mã, mặt
hàng và bị cạnh tranh bởi hàng công nghiệp.
Bên cạnh đó, ta cũng cần quan tâm tới sức ép kinh tế đối với các làng nghề.
Các làng nghề xuất hiện trước tiên là để đáp ứng nhu cầu trong sản xuất và tiêu
dùng, nhưng cũng có những làng nghề hình thành và phát triển do thiếu điều kiện
sản xuất nông nghiệp. Do đất chật, người đông, thu nhập không đảm bảo cho đời
sống của dân cư trong vùng đã tạo nên sức ép buộc người dân phải phát triển mạnh
mẽ đến ngày nay đều có mật độ dân số cao, diện tích canh tác nông nghiệp trên đầu
người thấp, …Có lẽ chính sức ép kinh tế cũng là một trong những nhân tố tạo cho
vùng đồng bằng sông Hồng trở thành nơi xuất hiện sớm nhất, tập trung nhiều nhất
các làng nghề.
- Lạm phát
Lạm phát cũng là 1 nhân tố quan trọng cần phải xem xét và phân tích. Lạm
phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khi lạm phát


13
quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và
làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Trái lại thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì
trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào
nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hình thành và phát triển các làng nghề.
- Hệ thống thuế và mức thuế

Các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các ngành được cụ thể hoá thông
qua luật thuế.
Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc
nguy cơ đối với các làng nghề vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của các làng
nghề thay đổi.
- Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, điện, thủy lợi, bưu chính viễn thông, y tế
giáo dục, các công trình văn hóa công cộng… Một điều hiển nhiên rằng khi cơ sở hạ
tầng yếu kém thì quy mô làng nghề chậm được mở rộng. Cơ sở hạ tầng yếu kém thì
quy mô làng nghề chậm được mở rộng. Cơ sở hạ tầng phải được xây dựng một cách
đồng bộ, cân đối nếu không sẽ tạo ra sự khập khiễng trong đó và không thuận lợi
cho sự phát triển ngành nghề mà còn kìm hãm sự phát triển của nó.
Giao thông: Được ví như là mạch máu trong cơ thể con người, sự hoàn thiện,
thuận lợi của giao thông tạo điều kiện cho việc giao lưu hang hóa dễ dàng, nhanh
chóng. Vì thế các làng nghề thường được hình thành ở những đầu mối giao thông
thủy bộ. Trong thời kỳ kinh tế thị trường, thời gian là vàng bạc, sự phát triển của
thông tin đã tiết kiệm rất nhiều thời gian góp phần không nhỏ vào sự phát triển
kinh tế của các làng nghề.
Y tế giáo dục: Tuy không trực tiếp tạo ra của cải cho làng nghề song không
thể thiếu trong sự phát triển chung của làng nghề.
c.Yếu tố văn hoá xã hội
-Nhân tố truyền thống
Thực tế cho thấy các làng nghề tồn tại, phát triển được do có sự kế tục của
đời con, đời cháu, nghề được bậc tiền bối truyền lại cho lớp hậu sinh bằng miệng.
Những bí quyết nghề nghiệp trong làng nghề được giữ bí mật khắt khe. Điều này
không tránh khỏi sự thất truyền vì một số nguyên nhân nào đó. Tóm lại rằng nhân
tố truyền thống có ảnh hưởng quyết định tới sự hưng vong của làng nghề.
-Phong tục tập quán



14
Nhiều vùng, nhiều địa phương có những phong tục tập quán của riêng mình.
Trong những ngày lễ, tết họ làm ra những sản phẩm cho chính họ, những sản phẩm
này được nhiều người biết đến và tiêu dung chúng. Những người có khả năng kinh
doanh đã sản xuất ra để bán và hình thành làng nghề.
d.Yếu tố tự nhiên
-Vị trí địa lý
Đây là yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới sự hình thành và đảm
bảo sự tồn tại, phát triển lâu dài đối với bất cứ làng nghề nào ở nước ta.
Hầu hết các làng nghề đều nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy
hoặc đường bộ và gần nguồn nhiên liệu. Tại những lưu vực sông Hồng, sông Mã,
sông Chu, sông Thương….quy tụ rất nhiều làng nghề và đã tạo thành các trung tâm
sản suất thủ công mỹ nghệ. Nằm ở những đầu mối giao thông này cho phép các
làng nghề có thể dễ dàng chuyên chở nguyên vật liệu cũng như trao đổi và bán sản
phẩm không những trong vùng mà còn thông thương với các vùng khác, kể cả xuất
khẩu. Đặc biệt, trước kia do điều kiện giao thông đường bộ chưa phát triển thì yếu
tố “ bến sông bãi chợ “ luôn đóng vai trò chính trong việc vận chuyển, buôn bán của
làng nghề. Bên cạnh đó, để quyết định mở nghề lập nghiệp, các tổ nghề còn đặc biệt
quan tâm đến nguồn nguyên vật liệu thích hợp cho yêu cầu sản xuất lâu dài.Vì vậy
phần lớn các làng nghề đều hình thành nên nghề chính cho mình trên cơ sở nguồn
nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Một số làng nghề không có nguồn nguyên liệu tại
địa phương ( nghề chạm khắc gỗ, nghề song mây đan…) lại có những vị trí gần các
bến cảng thuận lợi cho việc chuyên chở nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và bán
sản phẩm. Có thể nói, đây là hai yếu tố quyết định tới sự tồn tại lâu dài của làng
nghề.
e.Yếu tố công nghệ
Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe
doạ đối với các làng nghề. Khi công nghệ phát triển chẳng hạn như mạng lưới công
nghệ thông tin,….sẽ tạo điều kiện cho các làng nghề có thể quảng bá các sản phẩm
của mình ra công chúng, từ đó nâng cao hình ảnh, vị thế trên thị trường. Đồng thời

nó cũng đe dọa tới sự tồn tại của các làng nghề. Hầu hết các làng nghề đều là làng
nghề truyền thống, các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là bằng thủ công. Khi khoa
học công nghệ phát triển sẽ làm mai một hoặc có thể là mất hẳn ngành nghề đang
hoat động kinh doanh, bởi lẽ công nghệ đã dần thay thế những công cụ thô sơ, lạc
hậu.
1.1.4.2.Các yếu tố vi mô
a.Vốn cho sản xuất


15
Vốn là một yếu tố đóng vai trò quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình
sản xuất, kinh doanh của các cơ sở làng nghề.Những năm trước đây nguồn vốn cho
làng nghề chủ yếu là tự có và vay mượn của nhau với số lượng nhỏ không đáp ứng
nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây cùng với
sự mở cửa của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng cấp
bách hơn, lượng lớn hơn trong khi vốn tự có nhỏ, vay mượn anhem bạn bè cũng trở
nên khó khăn hơn và không mang tính thể chế. Do vậy, Nhà nước đã có những chính
sách phù hợp cho nông thôn. Nhiều hình thức tín dụng đã hình thành nhằm cung
cấp vốn cho sản xuất kinh doanh.
Có 2 hệ thống tín dụng: hệ thống tín chính thống và hệ thống tín dụng phi
chính thống. Hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống còn nhiều phiền hà về
thủ tục giấy tờ, trong khi hoạt động của các tổ chức phi chính thống lại khá đơn
giản về mặt thủ tục. Nói chung thị trường tín dụng tuy không đáp ứng đầy đủ
nhưng phần nào đã đảm bảo được nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh trong các
làng nghề truyền thống.
b.Yếu tố nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu luôn gắn liền với sản phẩm và chất lượng sản phẩm.Chất
lượng của nguyên liệu có tốt thì sản phẩm mới có chất lượng cao.Tuy vậy giá cả của
nguyên vật liệu phải hợp lý bảo đảm cho sản phẩm và kinh doanh có lãi thì mới
được chấp nhận. Để đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng cần đa dạng nguyên liệu sử

dụng có như vậy sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
1.1.5. Vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở nông
thôn

Các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyển thống ngày càng có vai trò

quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn
Các làng nghề góp phần tạo việc làm, phân công lao động dư thừa cũng như
lao động nông nhàn ở nông thôn: Việt Nam là quốc gia chủ yếu sản xuất nông
nghiệp có gần 80% dân số nông thôn, tốc độ tăng dân số hàng năm khá cao, tốc độ
đô thị hóa cao làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp bình quân ngày càng giảm.
Nguyên nhân này làm cho thu nhập từ nông nghiệp thấp, lực lượng lao động nhàn
rỗi rất mạnh. Ngành nghề phi nông nghiệp thu hút nguồn lao động nhàn rỗi rất
mạnh. Ngành nghề phi nông nghiệp thu hút nguồn lao động nhàn rỗi này làm giảm
tình trạng không có việc làm lúc nông nhàn và lực lượng lao động ít ruộng trong
thời vụ nông nghiệp. Chúng ta không coi một số ngành nghề là phụ nữa mà hãy coi
chúng như nghề thực thụ bởi nhiều nơi, nhiều ngành nghề mang lại cho người lao
động thu nhập cao hơn từ sản xuất nông nghiệp.


16
Các làng nghề hoạt động sẽ thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài, quan trọng
hơn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong dân. Từng gia đình, từng hộ thì số vốn tự
có là không lớn nhưng với ưu thế số đông nguồn vốn được sử dụng là rất lớn.
Nguồn vốn tự có trong dân đó không chỉ là vốn bằng tiền, mà đó còn là vốn cố định
trong xây dựng cơ bản. Hầu hết các ngành nghề sản xuất đều tiết kiệm sử dụng nhà
ở ( như nghề mộc, nghề làm bún, nghề dệt…) tiết kiệm được lượng vốn rất lớn cho
xây dựng nhà xưởng.
Một vấn đề quan trọng của phát triển làng nghề là góp phần và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làm giảm tỷ xuất trọng của ngành

nông nghiệp trong thu nhập của vùng nông thôn, tạo điều kiện rút ngắn khoảng
cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị.
Làng nghề không chỉ có vai trò quan trọng trong bản sắc văn hóa dân tộc.
Một số hàng hóa thủ công truyền thống đã vượt lên khỏi hàng hóa tiêu dùng thông
thường mà nó mang tính nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hóa làng xã Việt Nam.
Bạn bè quốc tế biết tới Việt Nam qua những sản phẩm này. Chúng ta cần gìn giữ và
không ngừng phát triển những văn hóa tốt đẹp ẩn chứa trong các sản phẩm này.
1.2.Phát triển du lịch làng nghề
1.2.1.Một số khái niệm về phát triển du lịch làng nghề
1.2.1.1.Phát triển
Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật:
hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Nhưng nếu
hiểu sự vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản
thân sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là
tiền đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện.
Phát triển là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia, là sự thay đổi cơ bản
trong cơ cấu kin tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo
ra, do sự đô thị hóa, sự tham gia của một quốc gia trong quá trình tham gia làm
thay đổi các nội dung trên.
Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn
sống, cải thiện giá dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyề công dân.
Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn
sống, bao gồm tiêu dùng, vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường.
1.2.1.2.Du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại du lịch đã được ghi nhận là một sở thích,
một hoạt động tích cực nghỉ ngơi của con người. Ngày nay trên phạm vi toàn thế
giới du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa –


17

xã hội của nhiều nước, hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành
một trong những ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Ngày nay thuật ngữ "Du Lịch" đã trở nên rất thông dụng, nó được bắt nguồn
từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là đi một vòng, trong tiếng việt thuật ngữ này được dịch
thông qua tiếng Hán: "Du"có nghĩa là đi chơi, "Lịch": có nghĩa là từng trải. Tuy
nhiên người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận
thức.
Du lịch là một hoạt động kinh tế mang tính xã hội cao thu hút hàng tỷ người
trên thế gới, bản chất kinh tế của du lịch là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hóa,
dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần cho khách. Bên cạnh đó du lịch
còn góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu các nghành kinh tế như: giao thông, công
nghiệp, nông nghiệp, xây dựng… theo hướng tăng tỷ trọng của khối dịch vụ trong
nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động du lịch thường gắn liền với đi chơi, giải trí nhằm phục hồi nâng
cao sức khỏe và khả năng lao động của con người, nhưng các chuyến đi du lịch
không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí mà còn thỏa mãn rất lớn nhu cầu về
tinh thần. Bởi mỗi vùng, mỗi quốc gia lại cho những đăc trưng riêng về tự nhiên,
lịch sử, văn hóa truyền thống, nhưng trước hết hoạt động du lịch liên quan mật
thiết đến việc di chuyển chỗ tạm thời của khách du lịch. Trong lịch sử xã hội loài
người có rất nhiều hoạt động, nhiều chuyến đi mà người ta còn gọi là các hoạt động
sơ khai như các cuộc hành hương tôn giáo, các cuộc thám hiểm Chritopher,
Colombo, Termand Majillan….
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch, do hoàn cảnh
( thời gian, khu vực) dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người lại có cách hiểu
khác nhau về du lịch.
Năm 1963, tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch ở RoMa các chuyên gia đã
đưa ra định nghĩa về du lịch:" Du lịch là tổng hợp các mối liên hệ hiện tượng và các
hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập
thể bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình.
Nơi đến lưu trú không phải là nơi ở thường xuyên của họ".

Theo quan điểm của tổ chức du lịch thế giới (WTO – 1999): "Du lịch là một
tập hợp các hoạt động và các dịch vụ đa dạng liên quan đến việc di chuyển tạm thời
của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển,
nghỉ ngơi văn hóa, nghỉ dưỡng và nhìn chung là nhiều lý do không phải kiếm sống".
Luật Du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01
tháng 01 năm 2006, tại chương 1, điều 10 định nghĩa:" Du lịch là hoạt động của con


18
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định ".
1.2.1.3.Du lịch làng nghề
Nhìn chung khái niệm du lịch làng nghề vẫn còn khá mới mẻở nước ta. Du
lịch làng nghề thuộc loại hình du lịch văn hóa.Du lịch làng nghề đang là loại hình du
lịch thu hút được sựquan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Xu hướng
hiện đại ngày naycuộc sống căng thẳng nhiều áp lực, con người quay về với những
giá trị văn hóatruyền thống của dân tộc. Nhu cầu đi du lịch về những miền nông
thôn, làngnghề truyền thống ngày càng cao.
Trước hết phải hiểu thế nào là du lịch văn hóa, vậy du lịch văn hóa là:Theo
Tiến sĩ Trần Nhạntrong“Du lịch và kinh doanh du lịch” thì: “Du lịch văn hóa là loại
hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bềdày lịch sử, di tích văn hóa, những
phong tục tập quán còn hiện diện…Bao gồmhệ thống đình, chùa, nhà thờ, lễ hội, các
phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giaotiếp,…”
Đối với làng nghề thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinhnghiệm kỹ thuật, bí
quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chếtác đến chủ đề sáng tạo
trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống.Đó chính là phần văn hóa phi
vật thể. Ngoài ra làng nghề còn cócác giá trị văn hóa vật thể khác như: đình, chùa,
các di tích có liên quan trực tiếpđến các làng nghề, các sản phẩm thủ công của làng
nghề thủ công truyềnthống…Khách du lịch đến đây chính là để tìm hiểu các giá trị
văn hóa đó. Vì vậy mà dulịch làng nghề được xếp vào loại hình du lịch văn hóa. Từ

đó ta cóthể hiểu du lịch làng nghề như sau:
“Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch văn hóa mà qua đódu khách được
thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quanmật thiết đến một
làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó”.
1.2.1.4.Phát triển du lịch làng nghề
Từ các cơ sở lý luận trên, chúng tôi cho rằng phát triển du lịch làng nghề là
sự tăng lên về quy mô làng nghề, đảm bảo đảo được hiệu quả sản xuất của làng
nghề, qua đó giúp du khách có thể thẩm nhận được giá trị văn hóa liên quan đến
làng nghề.
Sự tăng lên về quy mô của làng nghề là sự mở rộng về sản xuất của từng làng
nghề và số lượng tưng làng nghề được tăng theo thời gian và không gian. Từ đó giá
trị sản lượng của làng nghề không ngừng tăng cao. Sự phát triển của làng nghề
phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và mội trường.
Các giá trị văn hóa tại các làng nghề truyền thống chính là hạt nhân để khai
thác phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển sản phẩm độc đáo.


19
Trong tương lai du lịch làng nghề sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽhơn nữa
để đáp ứng nhu cầu đi du lịch ngày càng cao của khách du lịch trong vàngoài nước.
Tuy nhiên phát triển du lịch làng nghề truyền thống phải có quyhoạch tổng thể, theo
hướng phát triển du lịch bền vững, khai thác đi đôi với bảotồn môi trường văn hóa
xã hội, môi trường tự nhiên để không làm mai một đicác giá trị văn hóa, giữ cho
môi trường tự nhiên trong sạch, môi trường xã hộiổn định, văn minh. Bởi vì làng
nghề là sự kết tinh nhữngnét đẹp dân tộc thuần phác, chứa đựng cả suy nghĩ, tình
cảm lối sống ông cha ngàn đời truyền lại.
1.2.2.Nội dung phát phát triển du lịch làng nghề
1.2.2.1.Căn cứ phát triển du lịch làng nghề
a.Các điều kiện thuận lợi về tự nhiên văn hóa.
Nếu trình độ văn hóa chung của một địa phương được nâng cao thì động cơ

đi du lịch của người dân ở đó tăng lên rõ nét. Số người đi du lịch tăng, lòng ham
hiểu biết và mong muốn “ mở rộng tầm mắt”. Mặt khác nếu trình độ văn hóa của
nơi đó nâng cao thì địa phương đó khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ
khách du lịch một cách văn minh lịch sự và làm hài lòng khách đi du lịch tới đó.
Các điều kiện về tài nguyên tự nhiên cũng là một căn cứ để phát triển du lịch
làng nghề. Chúng ta không thể phát triển du lịch làng nghề nếu ở đó không có các
làng nghề truyền thống đặc sắc, có giá trị văn hóa cao. Bên cạnh đó là các điều kiện
về thiên nhiên thuận lợi như điều kiện về khí hậu điều hòa ổn định, lượng mưa ít
vào thời vụ du lịch, số giờ nắng trung bình trong ngày cao, nhiệt độ trung bình của
không khí và ban ngày và ban đêm không quá cao, và không chênh lệch nhau quá
nhiều, ngoài ra còn có các điều kiện về hệ động thực vật, nguồn nước, vị trí địa lý
nằm trong khu vực phát triển du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch tới nguồn khách
không được quá xa, các điều kiện thành tựu kinh tế của các chính sách kinh tế…..
b.Du lịch làng nghề kết hợp với du lịch trải nghiệm và sinh thái.
Du lịch làng nghề cần kết hợp được du lịch trải nghiệm và du lịch sinh thái.
Lý do rất đơn giản bởi vì đa số khách du lịch họ đều muốn trải nghiệm thực tế,
muốn tự tay thử nghiệm tạo ra các sản phẩm của các làng nghề mà họ đã đi qua.
Mặt khác nữa du lịch làng nghề cũng cần thiết phải kết hợp được cả du lịch sinh
thái vì có như vậy thì khách du lịch mới cảm thấy thật sự thoải mái, hài lòng về
chuyến đi của mình.
1.2.2.2.Phát triển về quy mô du lịch làng nghề
Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:


20
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành
nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm
đề nghị công nhận.

- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1.2.2.3.Phát triển về số lượng làng nghề du lịch
Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 3.000 làng nghề,
trong đó có 400 làng nghề truyền thống với 53 nhóm nghề, Hà Nội và TP. HCM là 2
thành phố có số lượng làng nghề rất lớn. Hầu hết những làng nghề này đều mang
những nét đặc sắc riêng biệt, tạo nên một quần thể văn hóa đặc trưng riêng của
từng vùng.Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, làng nghề nước ta phân bố tập
trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền Trung (khoảng
30%) và miền Nam (khoảng 10%).
Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng
lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng
nghề cũng không ngừng tăng lên, thu hút khoảng 12 triệu lao động phổ thông. Thu
nhập của người dân làng nghề cao hơn từ 3-5 lần so với sản xuất thuần nông...
Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định
cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ; các hộ cá thể
chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Ở những
làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động.
1.2.2.4.Phát triển về chất lượng làng nghề
Mô hình phát triển làng nghề đang trở thành hướng đi mới trong quá trình
phát triển du lịch Việt Nam. Các làng nghề thường nằm trên trục đường giao thông,
cả đường sông lẫn đường bộ, không chỉ tạo điều kiện lưu thông hàng hóa mà tiện
xây dựng tuor, tuyến du lịch. Khi tham gia tour du lịch làng nghề, khách không chỉ
được ngắm phong cảnh du lịch làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất, thậm chí
có thể tham gia vào một phần quá trình tạo ra sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên
sức hấp dẫn riêng của làng nghề. Bằng sự nhạy bén, thông qua hoạt động phục vụ
du lịch, một số nghề thủ công truyền thống đã được phục hồi. Thu nhập từ du lịch
đã trở thành nguồn thu không nhỏ tại các làng nghề.
Chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển làng nghề:
- Về mặt bằng sản xuất: Các cơ sở ngành nghề nông thôn có dự án đầu tư, có
hiệu quả được:



21
+ Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất
tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo
đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền
sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung.
+ Các cơ sở ngành nghề nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm
quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ
trợ kinh phí để di dời.
- Về đầu tư, tín dụng : Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần kinh phí đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành
nghề nông thôn. Đối với các tỉnh khó khăn về nguồn thu ngân sách, ngân sách trung
ương hỗ trợ một phần trong dự toán hàng năm.
- Về xúc tiến thương mại
+ Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở
ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của
chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để hỗ
trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ
hàng hoá, có chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu.
- Khoa học công nghệ
+ Cơ sở ngành nghề nông thôn khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng
dụng kết quả khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới và
thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ hay tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật
từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì được hưởng các ưu đãi theo chính
sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa
học công nghệ.

+ Cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện đề tài nghiên cứu độc lập hoặc phối
hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học để tạo ra công nghệ mới, hoàn thiện sản
phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hoá thuộc lĩnh vực ngành nghề nông
thôn thì được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa
học công nghệ.
+ Ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí khuyến nông, khuyến ngư, khuyến
công hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn về các nội dung: thông tin, tuyên truyền;
xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học công nghệ; bồi dưỡng, tập huấn và đào
tạo; tư vấn và dịch vụ.


22
- Đào tạo nhân lực
+ Các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề nông thôn được hưởng các chính sách về
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định để đào tạo nguồn nhân lực
đối với các ngành nghề cần phát triển theo quy hoạch phát triển ngành nghề nông
thôn.
+ Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần chi phí lớp học cho các cơ sở ngành
nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề.
+ Các nghệ nhân ngành nghề nông thôn tổ chức truyền nghề được thu tiền học
phí của học viên trên nguyên tắc thỏa thuận; được thù lao theo quy định của cơ sở
đào tạo khi tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; được hưởng các ưu đãi về
thuế trong hoạt động truyền nghề theo quy định hiện hành.
+ Lao động nông thôn khi tham gia học nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo
theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; được vay vốn từ
chương trình quốc gia giải quyết việc làm.


23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH

BẮC NINH
2.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển làng nghề ở Bắc Ninh
2.1.1. Lịch sử các làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh
Từ bao đời, các vùng nông thôn của Bắc Ninh vẫn lấy trồng trọt và chăn nuôi
là nguồn sinh nhai chủ yếu. Trong quá trình vận động và phát triển của kinh tế-xã
hội xuất hiện các làng làm thêm nghề khác ngoài nông nghiệp. Các làng nghề của
Bắc Ninh xuất hiện khá sớm dần dần xuất hiện các làng nghề thủ công.
Hầu hết các làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử phát triển lâu dài, thậm chí đã
tìm thấy dấu tích làng nghề từ những thế kỷ trước công nguyên. Ở thiên niên kỷ sau
công nguyên, đã hình thành những trung tâm làng nghề bao quanh thủ phủ Luy Lâu
- Long Biên. Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, nhất là thời Lý - Trần - Lê, nghề thủ
công và các làng nghề phát triển rộng khắp. Làng nghề thủ công ở đây thật sự
phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông sản, thực phẩm làm các món ăn đặc sản,
sản xuất các vật dụng gia đình, chế biến tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, đến làm
các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo,
sinh hoạt lễ hội, các sản phẩm nghệ thuật, làm các nghề xây dựng nhà cửa, đình,
chùa, đền miếu...
Trong mỗi thời kỳ lịch sử làng nghề của Bắc Ninh cũng có những chuyển biến
thay đổi sản phẩm phục vụ kịp thời các nhu cầu quốc kế dân sinh. Có những sản
phẩm mới ra đời, kéo theo các làng nghề mới xuất hiện. Trong từng thời kỳ phát
triển, có những sản phẩm phù hợp với thị trường được mở rộng dần ra các làng
trong xã hình thành các xã nghề. Như nói đến đồng Đại Bái là cả xã Đại Bái làm
nghề đồng dát, gò đồng ; nói gốm Phù Lãng là cả xã Phù Lãng đều làm gốm,…Gần
đây có sự phát triển hàng mộc mỹ nghệ ở 3 xã Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Quang.
Đây là một hình thức mới: một cụm xã liền nhau cùng sản xuất một loại sản phẩm :
cụm hàng mộc mỹ nghệ, cụm sắt thép, cụm hàng nhôm (Yên Phong), cụm đồng,
nhựa (Gia Lương),...
Song quá trình vận động, với sự tác động của khoa học kỹ thuật, thị hiếu và
nhu cầu của thị trường, sản xuất trong các làng nghề thủ công cũng dần bộc lộ
những hạn chế nhất định. Sang thời kỳ kinh tế thị trường đã phân hóa rõ: những

làng nghề trải qua thăng trầm mà vẫn giữ được nghề, chuyển đổi sản phẩm hoặc
đầu tư trang thiết bị công nghệ mới thì không những tồn tại mà còn phát triển
mạnh hơn (giấy Phong Khê, thép Đa Hội, mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương
Mạc,...). Những làng nghề chậm đổi mới về sản phẩm và công nghệthì mất dần thị


24
trường, sản xuất thì bị thu hẹp, mai một (làng gốm Phù Lãng, tranh dân gian Đông
Hồ,...).
Những năm qua một số làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh đã có sự tăng
trưởng khá, trong đó phải kể đến các làng nghề: dệt, sản xuất giấy, sản xuất kim
loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất giường, tủ, bàn ghế.
Từ năm 1999 trở lại đây, nhờ có một số chính sách ưu tiên phát triển làng
nghề và khôi phục các làng nghề truyền thống của tỉnh, một số làng nghề có sự phát
triển nhanh. Các cụm công nghiệp làng nghề được hình thành. Các cụm công nghiệp
làng nghề được hình thành là bước đột phá trong sự phát triển thủ công nghiệp ở
tỉnh Bắc Ninh (cụm công nghiệp sản xuất thếp Châu Khê, mộc mỹ nghệ Đồng Quang,
giấy Phong Khê,…
2.1.2.Thực trạng các làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh
Đến nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ
nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng...; trong đó có 31
làng nghề truyền thống và 31 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề
truyền thống của cả nước. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên
Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của
tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại
Bái, tranh Đông Hồ... có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Trong số 62 làng nghề ở Bắc Ninh, có thể phân thành 3 nhóm như sau:
Số làng nghề phát triển tốt: có 20 làng nghề, chiếm 32%; gồm các làng nghề
sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dệt, như: Đồng Kỵ, Phù Khê Đông, Phù
Khê Thượng, làng thương mại Đình Bảng, làng xây dựng Đình Cả, Nội Duệ, làng

giấy Dương Ổ, làng thép Đa Hội, làng đồng Đại Bái,... Những làng nghề này sản xuất
các sản phẩm phù hợp với thị trường, luôn có sự đầu tư tăng cường năng lực sản
xuất.
Số làng nghề hoạt động cầm chừng không phát triển được: 26 làng nghề,
chiếm 42%. Khó khăn chủ yếu của các làng nghề này là vấn đề tiêu thụ sản phẩm,
không đầu tư thiết bị công nghệ nên hiệu quả kinh tế thấp như: rượu Đại Lâm,
nhôm Văn Môn, dệt Hồi Quan,... Còn lại các làng nghề sản xuất nhỏ mang tính khu
vực, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp
như chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu...), nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc
dân dụng...
Số làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề: 16 làng nghề,
chiếm 26%. Đây là những làng nghề mà sản phẩm làm ra không còn thích hợp với


25
thị trường, do sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm công nghiệp như tranh dân
gian Đông Hồ, làng cày bừa Đồng Xuất, Trung Bạn, gốm Đoàn Kết, Phấn Trung (Phù
Lãng), dao kéo vát (Quế Võ),...
Tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là mô hình hộ gia đình. Trong
thời kỳ bao cấp, làng nghề thủ công được tập thể hóa thành hợp tác xã. Từ khi
chuyển sang cơ chế thị trường, các hợp tác xã kiểu cũ tan rã, sản xuất trong các
làng nghề lại trở về với mô hình truyền thống vốn có là hộ gia đình.
Các làng nghề đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho
nhân dân trong tỉnh (trên 72.000 lao động thường xuyên và trên 10.000 lao động
thời vụ). Tại các làng nghề, số người giàu và khá giàu ngày càng tăng, 100% số hộ
đều có ti-vi, xe máy, mức thu nhập ở các làng nghề cao gấp từ 3 đến 4,5 lần so với
các làng thuần nông, nhờ vậy góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh. Đây còn là
nơi cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh với kim ngạch từ 1.200 tỉ
đến 1.500 tỉ đồng/ năm.
Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề ở Bắc Ninh đang phải đối mặt với rất

nhiều vấn đề như sản xuất còn chưa ổn định, khả năng tổ chức quản lý, nguồn thiết
bị, tài chính, kiến thức thị trường, kết cấu hạ tầng, công nghệ đều hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển. Do đó chất lượng sản phẩm làm ra thấp, không cạnh
tranh được thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, hầu hết các làng nghề trong
tỉnh chưa được quy hoạch, vẫn còn mang tính tự phát. Tuy Bắc Ninh có số cơ sở sản
xuất lớn, lực lượng lao động đông, nhưng quy mô của từng cơ sở quá nhỏ, vốn ít,
công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là chính, nên sản phẩm đơn giản, năng suất,
chất lượng chưa cao, ít có sản phẩm độc đáo mang tính văn hóa truyền thống, hoặc
có phong cách hiện đại dẫn đến sức cạnh tranh yếu. Cộng thêm, công tác quảng bá,
tiếp thị sản phẩm, xây dựng thương hiệu yếu kém, vì vậy nhiều làng nghề rất bị
động trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề đã trở thành điều bức xúc,
không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân mà còn làm giảm năng
suất cây trồng, vật nuôi, đặc biệt ở các làng nghề sản xuất giấy tại địa phận các xã
Phong Khê (Yên Phong), Phú Lâm (Tiên Du). Cuộc sống của người dân nơi đây luôn
phải chịu sức ép của khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm khí clo, ô nhiễm nguồn nước nghiêm
trọng... Theo kết quả xét nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường thuộc
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì 100% số mẫu nước thải ở các làng nghề đều
vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm. Ô
nhiễm không khí lại tập trung chủ yếu ở các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng,
gốm sứ, nhựa, sơn mài... Kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên - Môi trường Bắc Ninh


×