5
PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM Ở VÙNG ĐẦM PHÁ
VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Tài Phúc
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa Thiên Huế, một tỉnh duyên hải miền Trung, có hệ thống đầm phá
ven biển rộng lớn (gần 22.000 ha) được xếp vào loại lớn của thế giới. Hệ thồng
đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô chạy dọc suốt 5 huyện ven biển Thừa
Thiên Huế, từ Phong Điền đến Phú Lộc, là một vùng đầm phá nước lợ với hệ
sinh thái sông biển phong phú và đặc sắc là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho
nhiều loại thủy sinh phát triển, một lợi thế cho nhiều ngành nghề nông lâm, ngư
nghiệp, mà đặc biệt là nghề nuôi trồng thủy sản [7; 8].
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh các ngành khai thác tài
nguyên đầm phá mà chủ yếu là nghề nuôi tôm với nhiều hình thức và trình độ
khác nhau, đã làm thay đổi diện mạo của toàn vùng đầm phá ven biển. Một bộ
phận dân cư trong vùng có đời sống tăng đáng kể, song nhiều vấn đề kinh tế, xã
hội, môi trường sinh thái cần được tiếp tục nghiên cứu. Sự bùng nổ nuôi tôm một
cách ồ ạt và tự phát đã làm cho không gian đầm phá bị chia cắt manh mún, môi
trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản đang giảm sút; những điều
này sẽ để lại hậu quả nặng nề cho vùng đầm phá trong tương lai. Xuất phát từ đó,
6
Chúng tôi lựa chọn vấn đề “Phát triển nuôi tôm ở vùng đầm phá ven biển Thừa
Thiên Huế" làm đề tài nghiên cứu với mục tiêu chủ yếu là:
- Đánh giá kết quả và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả nuôi tôm vùng đầm
phá ven biển Thừa Thiên Huế giai đoạn 1998 - 2003.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển nuôi tôm hiệu quả và bền vững.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Những kết quả nuôi tôm ở vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên
Huế:
Trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2003, diện tích nuôi tôm vùng đầm
phá ven biển Thừa Thiên Huế tăng nhanh, nhất là những năm 2000 - 2003. Năm
2000 diện tích nuôi tôm là 2.021ha, chiếm khoảng 66,77% diện tích nuôi trồng
thủy sản. Năm 2003 các trị số tương ứng là 3.875ha, chiếm khoảng 80,45%; tăng
207,46% so với năm 2000 [2;3;5].
Cùng với sự gia tăng về diện tích, nghề nuôi tôm vùng đầm phá đã không
ngừng áp dụng kỹ thuật và những hình thức nuôi tiến bộ nên năng suất tôm nuôi
tăng khá, từ 0,208 tấn/ha ở năm 1998 lên 0,858 tấn/ha ở năm 2003, tương ứng
tăng 412,5%. Từ đó sản lượng tôm nuôi tăng, năm 2003 đạt 9.149 tấn, tăng
11,66 lần so với năm 1998. Đây chính là nguồn nhiên liệu tôm cho chế biến, xuất
khẩu và tiêu dùng nội địa [3;6].
Các huyện Phú Vang, Phú Lộc phát triển nuôi tôm nhanh hơn các huyện
khác. Vùng đầm phá huyện Phú Lộc tăng diện tích bình quân hàng năm
41,192%/năm và sản lượng tăng 109,84%/năm trong thời gian trên. Phong Điền
7
không mở rộng diện tích nuôi tôm, nhưng lại đầu tư thâm canh nên sản lượng
tôm nuôi ở năm 2003 tăng 9,67 lần so với năm 1998 [1;2;6].
2. Hiệu quả nuôi tôm ở vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế:
Thời kỳ 1998 - 2003 hiệu quả nuôi tôm có sự biến động đáng kể. Ở năm
1998 số hộ nuôi có lãi đạt tỷ lệ cao nhất 74,2% số hộ nuôi và số hộ bị lỗ là 9,2%
số hộ nuôi. Nhiều huyện có số hộ nuôi có lãi từ 85 - 96% số hộ nuôi, như Phú
Vang, Quảng Điền, Hương Trà. Năm 2003 do phát triển ồ ạt diện tích nuôi tôm
mà các yếu tố giống, thức ăn công nghiệp, phòng trừ dịch bệnh không được kiểm
soát chặt chẽ nên số hộ nuôi toàn vùng bị lỗ là 1.094 hộ, chiếm khoảng 21,6% hộ
nuôi [2; 3; 6].
Bảng 1: Hiệu quả sản xuất tôm của các hộ điều tra
theo các hình thức nuôi, tính cho 1 ha
Quảng canh cải
tiến
Bán thâm canh
Bán
TC/QCCT
Phú Lộc
Quảng
Điền
Phú Lộc
Quảng
Điền
Phú
Lộc
Qu
ảng
Điền
Chỉ tiêu
ĐVT
GT
(1000đ)
GT
(1000đ)
GT
(1000đ)
GT
(1000đ)
(Lần)
(Lần)
8
1. Tổng giá trị s
ản xuất
(GO)
1000đ 40964,12
37423,79
53613,73
50878,88
1,31
1,36
2. Chi phí trung gian
(IC)
1000đ 21738,48
1714,17
24029,21
23618,20
1,11
1,20
3. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 19225,64
17709,62
2584,52
27260,68
1,54
1,54
4. Công lao động
Ngày/ngư
ời
184,18 195,67 211,22 223,12 1,15
1,14
4. VA/GO Lần 0,47 0,47 0,55 0,54 1,17
1,15
6. VA/IC Lần 0,88 0,90 1,23 1,15 1,42
1,28
7. VA/công lao động 1000đ 104,38 90,51 140,07 122,18 1,34
1,35
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra hộ năm 2003)
Hình thức nuôi bán thâm canh có hiệu quả hơn so với hình thức nuôi
quảng canh cải tiến ở tất cả các chỉ tiêu tính toán. Ví dụ như ở Quảng Điền giá trị
sản xuất/ha của hình thức nuôi bán thâm canh cao hơn hình thức nuôi quảng canh
cải tiến là 36%; giá trị gia tăng (VA) cao hơn 54%, VA/công lao động cao hơn
35% [2; 6] .
9
Nuôi tôm ở vùng đầm phá Phú Lộc có hiệu quả hơn Quảng Điền ở các chỉ
tiêu VA/GO, VA/IC cho cả hai hình thức nuôi bán thâm canh và quảng canh cải
tiến [6].
Nếu tính trên 1 ha nuôi tôm, doanh thu có thể đạt tới 39 triệu đồng, lợi
nhuận 17 triệu đồng; nếu so với sản xuất nông nghiệp trong vùng thì hiệu quả
nuôi tôm cao hơn 5 lần [3].
3. Ảnh hưởng của một số yếu tố đầu vào đối với năng suất tôm:
Kết quả ước lượng hàm sản xuất cho thấy: thức ăn công nghiệp, chi phí xử
lý ao hồ nuôi, lao động là những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến năng suất tôm
đối với cả hai vùng với mức ý nghĩa thống kê cao 99% [6].
Chi phí đầu tư thức ăn tươi có tác động tích cực đến năng suất tôm ở
Quảng Điền và tiêu cực ở vùng đầm phá huyện Phú Lộc là do ở vùng đầm phá
huyện Phú Lộc nguồn nước lưu thông kém, các hộ đã sử dụng quá mức thức ăn
tươi làm môi trường nước bị ô nhiễm [6].
Chi phí đầu tư phòng trừ dịch bệnh có ảnh hưởng tích cực đến năng suất
tôm nuôi ở Quảng Điền cao hơn ở Phú Lộc [6].
Việc lựa chọn hình thức nuôi bán thâm canh hay quảng canh cải tiến có
ảnh hưởng đến năng suất tôm ở cả hai vùng có mức ý nghĩa thống kê cao [6].
4. Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển nuôi tôm của vùng
- Nghề nuôi tôm đã phát triển quá nhanh về quy mô diện tích nhưng thiếu
quy hoạch và kế hoạch đồng bộ, các hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh
chưa được chú trọng đã làm môi trường bị ô nhiễm nặng.
10
- Sự phát triển mất cân đối giữa nuôi tôm và các nghề nuôi trồng thủy sản
khác làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học dẫn đến ô nhiễm, mất cân bằng
sinh thái và sự rủi ro cao cho nghề nuôi trồng thủy sản của ngư dân trong vùng.
- Thị trường thủy sản không ổn định, đặc biệt tôm là mặt hàng xuất khẩu
nên giá phụ thuộc rất lớn vào giá cả thị trường tôm thế giới. Sự biến động của thị
trường Mỹ và một số nước khác đã tác động lớn đến nghề nuôi tôm. Mặc khác,
ngư dân thường thiếu thông tin thị trường và việc mua bán tôm thường diễn ra tại
hồ nuôi nên còn bị tư thương chèn và ép giá.
5. Một số giải pháp phát triển nuôi tôm:
- Giải pháp quy hoạch: Để phát triển nuôi tôm hiệu quả và bền vững phải
có quy hoạch đồng bộ mà trước hết cần phải: quy hoạch chuyển đổi đất nông
nghiệp hiệu quả thấp và nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy sản; quy hoạch vùng
đất cát bãi ngang ven biển sang nuôi trồng thủy sản; quy hoạch nuôi trồng thủy
sản ở diện tích đất có mặt nước ven đầm phá như nuôi hạ triều, nuôi chắn sáo [9].
- Giải pháp về thị trường: Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để giúp
cho các cơ sở sản xuất cập nhật được các thông tin cần thiết liên quan đến thị
trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó chủ động trong sản xuất;
Xây dựng và nâng cấp hệ thống chợ trong vùng; Hình thành một số trung tâm
thương mại ở các tiểu vùng nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị
trường tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu; Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
nhanh các loại hình du lịch, dịch vụ có lợi thế như du lịch biển, nghỉ dưỡng, văn
hóa, sinh thái tạo môi trường hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đây cũng
là một thị trường xuất khẩu tại chỗ rộng lớn đối với nhiều mặt hàng có lợi thế
trong vùng [3; 7; 8].
11
- Đẩy mạnh các hoạt động khoa học, công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân
lực: tăng cường hoạt động của hệ thống khuyến ngư nhằm đẩy mạnh việc chuyển
giao các tiến bộ khoa học công nghệ đến tận từng hộ ngư dân, từng trang trại,
giúp cho họ nắm được kỹ thuật nuôi trồng từng loại thủy sản trong từng điều
kiện cụ thể của vùng.
- Khuyến khích và chuyển giao kỹ thuật nuôi cá nước mặn, lợ, ngọt và các
loài thuỷ sản khác như cua, ghẹ nhằm đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi trồng.
KẾT LUẬN
- Nuôi tôm đã trở thành một nghề mới cho vùng đầm phá ven biển Thừa
Thiên Huế và đã tăng trưởng với tốc độ cao cả về diện tích, số hộ nuôi và năng
suất nuôi, tạo giá trị sản xuất lớn góp phần tích cực vào việc cải thiện đời sống
dân cư và bộ mặt nông thôn vùng đầm phá ven biển.
- Hiệu quả của nghề nuôi tôm rất cao và cao hơn 5 lần so với sản xuất
nông nghiệp trong vùng. Hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh đang chiếm
tỷ trọng nhỏ nhưng đã thể hiện hiệu quả hơn nhiều so với hình thức nuôi quảng
canh cải tiến và quảng canh.
- Các nhân tố thức ăn công nghiệp, chi phí xử lý ao hồ và lao động có ý
nghĩa tích cực đối với năng suất tôm ở cả hai hình thức nuôi bán thâm canh và
quảng canh cải tiến.
- Nuôi tôm phát triển nhanh và chiếm hơn 80% diện tích nuôi trồng thủy
sản dẫn đến sự đơn điệu về sản phẩm, có thể tăng rủi ro cho ngư dân, tính đa
dạng thủy sản giảm sút cũng là nhân tố gây ra ô nhiễm môi trường nước đầm
phá.
12
- Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ở vùng
đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế đang rất lớn. Vì vậy cần có những giải pháp
toàn diện, đồng bộ mà trước hết là quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản mới làm
cho ngành nghề này phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê Thừa Thiên - Huế, Niên giám thống kê 2003 (2004)
2. Nguyễn Tài Phúc, Nguyễn Văn Đức. Nghề nuôi tôm ở vùng đầm phá
Cầu Hai - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, số 8 (2003) 979
3. Hoàng Hữu Hòa. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học công
nghệ cấp bộ: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đầm phá
Thừa Thiên Huế ven biển theo hướng bền vững và xuất khẩu - Mã số
B2001-12-08
4. Phạm Quyền. Xây dựng phương án sử dụng hợp lý đất, ruộng nhiễm
mặn bãi biển và mặt nước để phát triển bền vững môi trường thuỷ
sản ở một số vùng trọng điểm của đầm phá Thừa Thiên Huế (2002)
5. Sở Thuỷ sản Thừa Thiên Huế, Số liệu điều tra cơ bản vùng ven biển
đầm phá Thừa Thiên Huế (2003)
13
6. Nguyễn Tài Phúc. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ:
Thực trạng kinh tế vùng đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế; Mã
số B2002.12.02 (2003)
7. Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế, Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 20/10/1998
về phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá Thừa Thiên Huế
giai đoạn 1998 - 2005.
8. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo sơ kết thực hiện nghị quyết số
11 NQ-TU về phát triển kinh tế xã hội vùng biển và đầm phá Thừa
Thiên Huế (1998 - 2001)
9. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch tổng quan phát triển nuôi
trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001 - 2010
THE DEVELOPMENT OF SHRIMP FARMING IN COASTAL REGIONS
AND LAGOONS OF THUA THIEN-HUE PROVINCE
Nguyen Tai Phuc
College of Economics, Hue University
14
SUMMARY
Of the different types of aquatic product raising, shrimp farming is the
dominant, which has brought new fresh air into the farming work in the coastal
and lagoon regions of Thua Thien Hue Province and has made many fishing
households become better-off. However, this development of shrimp farming
without planning has deliberately segmented the farming space of the regions,
and seriously polluted their ecologic environment. If there were no reasonable
solutions, the environmental consequence would obviously be serious for the
future of the regions in future.