Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

de tai sang tao KHCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.97 KB, 22 trang )

§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Đau đầu là một trong những triệu chứng thường thấy nhất trong y học, chúng ảnh
hưởng đến rất nhiều người trên thế giới, nếu bạn hỏi ai đó câu hỏi “bạn đã từng bị
đau đầu chưa?”, chắc chắn không ai dám nói mình chưa từng bị đau bao giờ. Có
những khi chỉ cần thay đổi thời tiết hay uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá cũng
làm cho nhiều người bị đau đầu. Nhất là đối với những người làm việc văn phòng,
việc ngồi máy tính quá nhiều cũng sẽ gây đau đầu mệt mỏi làm giảm hiệu quả công
việc. Có những người đây là tình trạng tạm thời, hoặc là tự động qua đi, hoặc đơn
giản khỏi bệnh sau khi dùng một viên thuốc giảm đau thông thường. Dù vậy
nguyên nhân đau đầu đôi khi không đơn giản như chúng ta thường nghĩ.
Đối với những người thường xuyên bị đau đầu, tác hại mà nó gây ra không nhỏ
đến sinh hoạt, công việc hay cả những hoạt động giải trí đơn giản. Biết được dạng
bệnh đau đầu và nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp nỗ lực điều trị và phòng ngừa bệnh
sẽ hiệu quả.
Để làm giảm đau đầu có nhiều cách như dùng thuốc giảm đau hay các liệu pháp
ngoài tân dược khác như thư giãn, chườm đầu bằng đá lạnh hay xoa bóp lên các
huyệt đạo trên vùng đầu. Một thói quen của rất nhiều người đó là khi bị đau đầu thì
lập tức mua thuốc giảm đau uống để làm mất cơn đau. Nhưng ta thấy rằng nếu
dùng thuốc giảm đau thường xuyên sẽ có những tác hại như kháng thuốc hay nhiều
tác hại khác nữa mà ta không lường trước được, còn các liệu pháp như ở trên cũng
có một phần tác dụng nhưng không mấy khả thi và các cơn đau đầu vẫn cứ tiếp
diễn.
Từ những thực trạng trên và qua tìm tòi nghiên cứu và thực tiễn cuộc sống tôi
thấy rằng việc dùng lá đại bi có thể làm giảm cơn đau đầu và phòng tránh được
bệnh đau đầu thường gặp.
2. MỤC ĐÍCH CỦA Ý TƯỞNG.
Nghiên cứu và tìm ra cách làm giảm đau đầu và phòng tránh bệnh đau đầu hiệu
quả, tiện lợi và an toàn.


3. NHIỆM VỤ.
Tìm hiểu về bệnh đau đầu và các nguyên nhân gây bệnh. Tìm hiểu về cây đại bi
và thành phần hoá học, hoạt tính sinh học của nó. Từ đó thấy được tác dụng mới
của lá đại bi là giúp chữa bệnh đau đầu phòng tránh được bệnh đau đầu. Các cách
làm để có thể sử dụng tốt công dụng của lá đại bi trong việc phòng tánh và làm
giảm triệu chứng đau đầu một cách hiệu quả.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ý TƯỞNG.
- Phương pháp lí luận: Nghiên cứu tìm tòi các tài liệu liên quan đến lá đại bi của
các báo chuyên ngành và của một số nhà khoa học trước đó.
- Phương pháp thực tiễn: Quan sát điều tra, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn và dân
gian trong việc sử dụng lá đại bi nhằm chữa và phòng tránh bệnh đau đầu. Sáng tạo
cách làm một cách tiện dụng và hiệu quả.
1


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
5. ĐIỂM MỚI CỦA Ý TƯỞNG.
- Ý tưởng đề cập đến một cách sử dụng lá đại bi trong việc phòng chống và làm
giảm đau đầu một cách tiện lợi và hiệu quả mà các tài liệu y học chưa thấy đề cập
đến.
- Từ ý tưởng trên nảy sinh thêm về việc sáng tạo ra một sản phẩm gọi là mũ mát
xa đầu có chiết xuất từ tinh dầu của lá đại bi.
6. CẤU TRÚC CỦA BẢN TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG.
Phần 1: Đặt vấn đề.
1. Cơ sở thực tiễn
2. Mục đích của ý tưởng.
3. Nhiệm vụ.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Điểm mới
6. Cấu trúc của bản trình bày ý tưởng

Phần 2: Nội dung.
A. Tìm hiểu bệnh đau đầu và các nguyên nhân gây bệnh.
B. Tìm hiểu về cây đại bi và thành phần hoá học của nó.
C. Cách sử dụng lá đại bi nhằm phòng tránh và làm giảm cơn đau
đầu.
Phần 3: Kết luận.

2


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”

PHẦN II: NỘI DUNG
A. TÌM HIỂU BỆNH ĐAU ĐẦU VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH.
Đau đầu là một trong những triệu chứng thường thấy nhất trong y học. Nó xẩy ra
hầu hết với tất cả mọi người và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và công
việc của mỗi người, làm giảm chất lượng cuộc sống. Thậm chí với những người
thường xuyên bị đau đầu, tác hại mà nó gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc
sống của họ. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt công việc hay cả những
hoạt động giải trí đơn giản. Biết được dạng bệnh đau đầu mắc phải và nguyên nhân
gây bệnh sẽ giúp nỗ lực điều trị và phòng ngừa bệnh có hiệu quả.
Trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh đau đầu:
Đau đầu là gì?
Đau đầu có nhiều dạng bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đau nửa đầu
(migraine). Các bệnh nhân thường miêu tả cơn đau nửa đầu thông qua các triệu
chứng: đau một bên đầu (trái, phải, trước trán, sau gáy…), đau cả vùng đầu, các
biểu hiện đi kèm như buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ mùi hương, sợ tiếng ồn, rối
loạn thị giác. Cơn đau thường kéo dài từ 2 – 4 giờ, thậm chí vài ba ngày mới hết.

Triệu chứng

• Chóng mặt, thấy hào quang trước mắt: Cơn đau nửa đầu có thể gây
chóng mặt, nhìn đôi, hoặc mất thị lực. Do đó, những người bị đau nửa đầu
thường cảm thấy bị mất cân bằng. So với đau đầu thông thường, cơn chóng
mặt dễ xảy ra hơn ở người đau nửa đầu. Có người còn gặp tình trạng thấy
ánh đèn leo lét hoặc một vệt sáng hay một điểm sáng mờ ảo và chúng di
chuyển theo một đường cong liên tục chạy qua trước mắt.
3


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”


Đau nhói một hoặc cả hai bên đầu: Đau có tính chất như mạch đập là một
dấu hiệu điển hình của cơn đau nửa đầu. Cảm giác đau nhói thường cảm
thấy ở một bên đầu. Một nghiên cứu ở những bệnh nhân đau nửa đầu cho
thấy, có khoảng 50% bệnh nhân luôn có triệu chứng đau nhói ở một bên đầu.



Nôn hoặc buồn nôn: Theo một nghiên cứu ở Mỹ, có khoảng 73% bệnh
nhân có triệu chứng buồn nôn và 29% có nôn. Những người thường xuyên
có cảm giác buồn nôn khi đau đầu có liên quan đến cơn đau nửa đầu nặng
hơn người không có triệu chứng này.



Dễ cáu gắt hoặc phấn khích: Thay đổi tâm trạng là một trong những dấu
hiệu của chứng đau nửa đầu. Một số bệnh nhân cảm thấy chán nản hoặc đột
nhiên xuống tinh thần không có lý do, trong khi một vài người khác lại cảm
thấy hưng phấn một cách bất thường.




Tê hoặc ngứa ran: Một số người bị chứng đau nửa đầu có cảm giác tê,
ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở một bên của cơ thể, di chuyển từ
đầu ngón tay qua cánh tay và trên khuôn mặt.

Phân loại đau đầu

Đau nửa đầu: Có căn nguyên từ thần kinh mạch máu, xuất hiện từng cơn ở một
bên đầu với cảm giác da đầu căng và rát như bị bỏng kèm các triệu chứng ù tai, mờ
mắt, buồn nôn, sợ tiếng ồn, ánh sáng… Khoảng 11% dân số trưởng thành trên thế
giới đang phải gánh chịu các cơn đau nửa đầu, trong đó phụ nữ chiếm đến 3/4.
Có nhiều nguyên nhân nhưng theo phân tích của các nhà khoa học, có mối liên hệ
rõ rệt giữa những biến đổi ở não dẫn đến những hoạt động thần kinh bất thường
gây ra những cơn đau nửa đầu mức độ vừa đến nặng. Các nghiên cứu gần đây chỉ
ra gốc tự do là một trong những tác nhân nguy hiểm nhất làm khởi phát chứng đau
nửa đầu. Tại não, gốc tự do sinh ra liên tục, lắng đọng ở thành mạch máu, thúc
4


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
đẩy quá trình xơ vữa, làm hẹp lòng động mạch cản trở máu dẫn oxy về nuôi não.
Bên cạnh đó, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển
hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm, sản sinh
chất gây giãn mạch làm tổn thương nội mạc mạch máu, gây ra những cơn đau nửa
đầu.

Đau đầu từng cụm (cluster headache): Cũng có nguyên nhân từ thần kinh mạch
máu, gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và phần lớn có hút thuốc. Tuy nhiên,

gần đây tỉ lệ nữ giới bị đau đầu từng cụm cũng đang dần tăng. Các cơn đau xuất
hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ, khi tỉnh dậy đã thấy đầu đau nặng. Cơn đau thành
từng cụm, khu trú ở nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt, lan ra trán và thái dương, kèm
theo ngạt mũi, chảy nước mắt, buồn nôn…

5


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
Đau đầu do căng thẳng: Ngày nay, nhịp sống nhanh và ồn ào tại nhiều thành phố
lớn làm cho con người bị cuốn vào những lo toan cho gia đình, công việc, gần như
không có nhiều thời gian cho chính bản thân mình. Đây là điều kiện thích hợp để
nhiều loại bệnh đô thị xuất hiện, trong đó có chứng đau đầu căng thẳng. Đau đầu
do căng thẳng có khá nhiều biểu hiện giống với bệnh đau nửa đầu. Bệnh đau đầu
căng thẳng ít có tính chất thon thót mạch đập và thường tiến triển tăng dần, khác
với kiểu khởi phát cơn đau nửa đầu (đến khá nhanh và bất ngờ). Thời gian cơn đau
kéo dài, dao động khác nhau nhưng tính chất cơn đau ổn định và cường độ không
dữ dội như đau nửa đầu.

Đau đầu mạn tính hàng ngày (Chronic daily headache): Là dạng đau đầu kéo
dài trên 15 ngày/ tháng, thường có bệnh lý kết hợp như trầm cảm, lo âu, rối loạn
lưỡng cực, cơn hoảng sợ, stress và lạm dụng thuốc. Hầu hết các trường hợp đau
đầu này không phát hiện dấu hiệu bất thường trên ảnh chụp não. Nếu không được
điều trị sẽ gây ra những rối loạn cơ thể như hồi hộp, mất ngủ, đau bao tử, ngoài ra
còn xuất hiện triệu chứng trầm cảm như lo âu, thậm chí thay đổi tính cách.
Nguyên nhân đau đầu
• Đau đầu nguyên phát là chứng đau nửa đầu có nguyên nhân thường liên
quan tới sự giãn của các mạch máu trong sọ và các hóa chất trung gian được
tiết ra từ các sợi thần kinh nằm quanh đó. Người ta thấy rằng khi cơn đau
xuất hiện, động mạch thái dương thường giãn rộng (động mạch thái dương

là một nhánh động mạch nằm ngoài hộp sọ, ngay bên dưới da vùng thái
dương). Khi động mạch này giãn nở, nó làm căng các sợi thần kinh nằm gần
đó, các sợi thần kinh khi bị căng thì tiết ra các hóa chất có khả năng gây đau,
viêm, và làm mạch máu thêm giãn nở, càng làm cơn đau nặng thêm. Chứng
đau nửa đầu này thường không được chẩn đoán, hay chẩn đoán nhầm với
đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, thế nên khá nhiều người bị
đau đầu kiểu này mà không được điều trị thích đáng.
6


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”


Đau đầu thứ phát bao gồm các triệu chứng như viêm xoang, cao huyết áp
cũng là nguyên nhân gây đau đầu thứ phát. Có rất nhiều nguyên nhân, từ
nặng như: u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết dưới màng
nhện, đến mức độ nhẹ hơn (và thường gặp hơn): đau đầu do ngưng uống cà
phê, đau đầu do cao huyết áp, viêm xoang, viêm xoang, viêm tai, viêm nướu
răng.



Ngoài ra còn có các nguyên nhân: giảm hoạt động của tuyến giáp vì tuyến
giáp không sản xuất đủ hoóc-môn giáp như bình thường; ngộ độc carbon
monoxide (CO) thường xuyên. Bệnh Parkinson; do thuốc như:
indomethacin, estrogen, progestin, thuốc ức chế kênh calcium (thường dùng
điều trị tăng huyết áp), các thuốc ức chế việc tái hấp thu seretonin chọn lọc
(thuốc điều trị trầm cảm). Lạm dụng thuốc giảm đau đầu nhanh, cụ thể dùng
quá liều thuốc giảm đau có thể tạo nên tình trạng “kháng thuốc”, mất tác
dụng của thuốc, cơn đau đầu không khống chế được nữa. Thiếu máu cơ tim

(thường do bệnh lý mạch vành): thiếu máu cơ tim ngoài gây đau thắt ngực
còn có thể gây đau đầu. Các nguyên nhân của đau đầu thứ phát còn có ung
thư não, kể cả u nguyên phát ở não lẫn u di căn từ nơi khác đến như từ vú, từ
phổi; máu tụ dưới màng cứng (màng cứng là một lớp màng bao bọc não bộ)
sau khi chảy từ các tĩnh mạch não bị vỡ. Cơn tăng huyết áp ác tính cũng gây
đau đầu (những cơn tăng huyết áp nhẹ hay trung bình thường không gây đau
đầu.

Hậu quả
Không như các bệnh thông thường, những cơn đau nửa đầu đến bất thình lình như
búa bổ, mắt mờ, mặt xám xanh, nhìn ánh đèn chói lại càng đau. Rồi xuất hiện cơn
buồn nôn và có khi nôn mửa đến mật xanh, mật vàng...
Những cơn đau nửa đầu đột ngột và kéo dài âm ỉ trong não khiến người bệnh có
lúc chỉ “muốn bổ đầu mình ra”. Có trường hợp đau nhói nửa đầu, cơn đau càng
giật mạnh theo nhịp thở khiến nhiều người phải “đo ván” hàng giờ đồng hồ trong
phòng làm việc, dù uống thuốc giảm đau nhưng vẫn chẳng thấy ăn thua gì. Gặp
tiếng ồn của xe cộ hay máy móc là đầu như muốn nổ tung. Sau mỗi đợt đau đầu
như vậy, nạn nhân thường dễ dàng mệt mỏi, cáu kỉnh, dễ nhầm lẫn, thậm chí rơi
vào trạng thái trầm cảm kéo dài...

7


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”

Đau nửa đầu Migraine là chứng thường gặp trong các bệnh đau đầu, nếu không
được điều trị, cơn đau có thể kéo dài từ 2-4giờ, thậm chí có những trường hợp đến
vài ba ngày. Những người bị đau nửa đầu không chỉ bị cơn đau hành hạ dẫn đến
chất lượng sống giảm sút, mà lâu ngày, chứng bệnh còn dẫn đến những bệnh lý
nguy hại khác cho sức khoẻ, như trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị

lực và mù vĩnh viễn. Theo Tổ chức y tế Thế giới WHO, Migraine đang là vấn nạn
lớn toàn cầu và là một trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây thương tật cho con
người.
Cách điều trị và phòng ngừa
Điều trị đau đầu là biện pháp can thiệp nhằm làm giảm cường độ, giảm thời gian,
giảm tần suất xảy ra cơn đau, hạn chế các triệu chứng đi kèm. Điều trị đau đầu
được chia thành hai phương pháp:
Điều trị cắt cơn
Với mục tiêu nhằm chấm dứt cơn đau ngay khi nó bắt đầu xảy ra, điều trị cắt cơn
thường sử dụng 2 nhóm thuốc: thuốc không cần kê đơn và thuốc kê đơn.
Khi đau đầu, nhất là những cơn đau dữ dội, đa phần mọi người có xu hướng sử
dụng thuốc giảm đau nhanh. Thuốc giảm đau sẽ hiệu quả, giúp bệnh nhân thoát
cảnh “nhức đầu bưng bưng” có khi chỉ trong 15-30 phút sau khi uống. Tuy nhiên,
thuốc giảm đau cũng chính là “con dao hai lưỡi”, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây nên các
bệnh lý khác.
Thực trạng đáng lo ngại là mọi người không đến gặp bác sĩ để chữa đúng căn
nguyên bệnh, thay vào đó họ lại “tự kê đơn”, chủ động điều trị bằng các loại thuốc
giảm đau thông thường được bán không kê toa tại các nhà thuốc. Lưu trữ các
loại thuốc giảm đau trong tủ thuốc tại gia là trường hợp dễ dàng nhận thấy ở hầu
hết các gia đình.

8


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
Tiến sĩ J-A Zwart thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy đã chứng minh
việc uống thuốc giảm đau bừa bãi trong một tháng để điều trị các cơn đau mãn
tính làm tăng nguy cơ đau nửa đầu gấp 7,5 lần so với bình thường. Hiệp hội Đau
nửa đầu CHLB Đức (DMG) cảnh báo dùng thuốc giảm đau nhanh, mạnh để giải
quyết các cơn nhức đầu sẽ dẫn đến hội chứng đau đầu vì lệ thuộc thuốc. Để tránh

phải lệ thuộc, các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau đầu nhanh
mỗi lần lâu hơn 3 ngày và mỗi tháng nhiều hơn 10 ngày.
Phòng ngừa bằng chất chống gốc tự do và thay đổi lối sống
Nhằm giúp giảm số lần xảy ra và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, đồng thời hỗ
trợ điều trị làm giảm triệu chứng của các cơn đau nửa đầu, gần đây, các nhà khoa
học Mỹ đã nghiên cứu và chiết xuất thành công các hoạt chất sinh học quý như
Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry, có tác dụng chống lại gốc tự do,
bảo vệ thành mạch máu não.

Hai hoạt chất này có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não
vừa trung hòa gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của
cơ thể. Từ đó, góp phần ngăn chặn quá trình xơ vữa mạch máu, chống lại quá trình
viêm và nuôi dưỡng mạch máu não, giúp phòng và cải thiện hiệu quả bệnh đau nửa
đầu.

9


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”

Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều phương pháp ngoài tân dược để làm giảm
đau đầu, nhưng ít ai biết đến cách dùng lá đại bi có tác dụng làm giảm triệu chứng
đau đầu vừa hiệu quả vừa an toàn lại rất tiện ích.
Vậy tại sao lá đại bi lại có thể chữa được bệnh đau đầu và kể cả phòng ngừa
được bệnh đau đầu xảy ra?
Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về cây đại bi:
B. TÌM HIỂU VỀ CÂY ĐẠI BI VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA NÓ.
1. TỔNG QUAN
1.1 Mô tả thực vật
1.1.1 Tên gọi

Đại bi có tên khoa học là Blumea balsamifera (L.) DC, thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Ở Việt Nam, đại bi còn có nhiều tên khác tùy thuộc vào vùng miền: băng phiến,
hoa mai băng phiến, mai phiến, long não hương, mai hoa não, đại ngải, ngải phiến,
từ bi xanh, từ bi (miền Nam), bỏ nạt, co nát (Thái), phặc phà (Tày)...
Ở nước ngoài, đại bi được biết đến với tên: Sambong (Philippin),Ngai-comphor
(Anh), camphrée (Pháp)...
1.1.2 Mô tả thực vật
Đại bi là một cây nhỏ, cao từ 1-2 m, thân có khía rãnh phân cành ở ngọn. Lá mọc
so le, phiến lá hình bầu dục, dài 8-30 cm, rộng 3-6 cm, gân lá chằng chịt thành
mạng lưới rất rõ ở hai mặt lá, mặt trên có màu lục sẫm có ít lông, mặt dưới có màu
trắng nhạt và có lông nhạt. Mép lá gần như nguyên hay xẻ thành răng cưa và ở gốc
lá thường có 2, 4 hay 6 thùy nhỏ do phiến lá dưới bị xẻ quá sâu (hình 1.1). Vò lá ta
10


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
sẽ thấy mùi thơm dễ chịu của băng phiến.
Cụm hoa gồm nhiều đầu màu vàng, trên hoa có nhiều lông tơ, họp thành ngù ở kẽ
lá và đầu cành, đầu có đường kính 8-10 mm, có cuống ngắn, lá bắc xếp thành
nhiều hàng, không đều nhau, trong đầu có nhiều hoa cái ở xung quanh, phần giữa
làhoa lưỡng tính, mào lông có màu gỉ sắt, tràng hoa cái hình ống có 3 răng, tràng
hoalưỡng tính gần như có hình trụ, 5 răng, 5 nhị, bầu hình trụ, hơi có lông (hình
1.2). Quả bế, có chùm lông ở đỉnh. Toàn cây có lông trắng mềm và thơm như long
não. Mùa hoa quả vào tháng 3-5.

Hình 1.1 - Cây đại bi.

Hình 1.2 - Hoa cây đại bi.
1.1.3 Phân bố sinh thái
Cây đại bi phân bố ở nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam và các nước

nhiệt đới Nam Á, từ Ấn Độ qua Malaysia, Inđônêxia, Philippin…
Ở nước ta cây mọc hoang khắp nơi ở trung du, đồng bằng, thường gặp ven
đường, quanh làng, trên các đồng cỏ... Cây đại bi thường mọc ở những đồi núi đã
phát quang có nhiều ánh sáng, không thấy trong rừng sâu, thường mọc thành bãi
khá rộng, vì chưa có sự khai thác nên chưa thống kê được trữ lượng.
1.1.4 Tính vị và công năng
11


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
Ở Việt Nam theo kinh nghiệm dân gian, cây đại bi được dùng để chữa trị rất
nhiều bệnh: cảm cúm, ho, viêm họng, long đờm, sổ mũi, đau răng, chân răng loét,
đau ngực, đau bụng, đau dạ dày, trị co thắt, sản hậu, đau lưng, đau bụng sau khi
sinh, đau bụng kinh, cảm mạo, đau dạ dày, đầy bụng chứng khó tiêu, tiêu chảy,
dùng ngoài chữa vết thương, chấn thương, chữa đinh nhọt, viêm mủ da, ngứa da,
tan máu bầm, chữa ngất hôn mê ... Lá cây đại bi có tính kháng khuẩn, chống nấm,
giải nhiệt, hạ sốt và làm giảm đau. Ngoài ra thuốc đắp từ lá cây đại bi giã nhỏ còn
được dùng để điều trị bệnh trĩ. Giã nhỏ lá cây, trộn chung với rượu còn được dùng
để xoa bóp cho trường hợp đau cơ, đau khớp. Lá cây đại bi còn dùng để tắm cho
em bé và phụ nữ sau khi sinh. Nước sắc từ lá và rễ dùng để giảm sốt và đau dạ dày.
Ở Ấn Độ, người ta dùng đại bi làm thuốc chữa trạng thái tâm thần bị kích
thích, chữa chứng mất ngủ và bệnh cao huyết áp. Liều dùng 6-12 g lá, 15-30 g rễ
hoặc dùng toàn thân sắc uống. Dùng ngoài lấy lá giã hoặc nấu lấy nước tắm có thể
làm thuốc ngâm rượu để xoa bóp chỗ đau...
Ở Philippin, cây đại bi (Sambong) được biết đến như là thuốc lợi tiểu, dùng để
điều trị sỏi thận, dùng giảm huyết áp, điều trị tiêu chảy, bệnh lỵ và còn làm thuốc
long đờm. Lá của cây đại bi cũng được dùng như trà tại Philippin.
Sau đây là một số bài thuốc theo đông y để chữa bệnh bằng cây đại bi:
5. Chữa viêm họng mãn tính, viêm amidan:
Mai hoa phiến 1g, phèn chua phi khô 2,5g, hoàng bá đốt thành than 2,0 g, đăng

tâm thảo đốt thành 3,0 g, tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng 3-4 g thổi vào cổ họng.
Chữa chứng phong cấm khẩu, hôn mê:
Mai hoa phiến xát mạnh vào chân răng.
Chữa ho:
Lá đại bi 200 g, lá chanh 50 g, rễ cà gai leo 100 g, rễ thủy xương bồ 100 g, củ sả
100 g, trần bì 50 g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700 ml
dung dịch, lọc, rồi thêm 300 ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40 ml, chia làm
2 lần.
Chữa cảm ngất không tỉnh, phong thấp hoặc bị thương đau nhứt, đau bụng lạnh
da, đi ngoài:
Dùng 20-30 g lá sắc uống hoặc dùng tinh dầu mỗi lần uống 6 giọt, uống 3-4 lần.
Chữa bị thương sưng đau, lở ngứa:
Dùng lá đại bi nấu nước ngâm rửa chỗ đau và giã nát lá đắp vào chỗ đau.
Chữa cảm mạo, ho, nóng sốt:
Dùng 5-12 g lá đại bi nấu nước uống. Có thể nấu nước xông, dùng riêng hay phối
hợp với các loại lá khác có tinh dầu. Dùng lá phối hợp với một số dược liệu khác
có tinh dầu lá chanh, lá bưởi, lá sả mỗi thứ một nắm. Tất cả cho vào nồi nước đun
sôi rồi xông. Khi xông cần ngồi nơi kín gió. Dùng khăn trùm kín cả người và nồi
nước xông, hơi nước có chất thơm bốc lên làm ra mồ hôi. Xông xong dùng khăn
lau khô hết mồ hôi, bệnh nhân cảm thấy dễ chịu ngay, hoặc chữa ho theo cách sau:
lá đại bi 200 g, lá chanh 50 g, rễ cà gai leo 100 g, rễ thuỷ xương bồ 100 g, củ sả
100g, trần bì 50 g, tất cả phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước 2 lần để được 700 ml
12


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
dung dịch, lọc, rồi thêm 300 ml xi rô để được 1 lít cao. Ngày uống 40 ml, chia làm
2 lần.
Chữa bệnh đau chân răng thối loét: mai hoa băng phiến và phèn phi mỗi lượng
bằng nhau rắc vào chỗ đau.

Chữa long đờm: lá đại bi giã nát với lá câu đằng đắp.
Chữa đau bụng kinh: dùng rễ đại bi 30 g, ích mẫu 15 g sắc uống.
Chữa ghẻ: lá đại bi tươi và lá hồng bì dại, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát lấy
nước đặc bôi.
Chữa cảm cúm, nhức đầu: lá quýt và những loại lá thơm khác như sả, cúc tần, đại
bi, hương nhu, lá bưởi, lá chanh..., đun nước uống và xông cho ra mồ hôi.
Chữa cảm cúm bằng cách xông, nồi nước xông gồm: lá tre, lá bưởi, lá sả, cúc tần,
hương nhu mỗi thứ 20 g, tỏi 2-3 nhánh, đập giập. Tùy theo hoàn cảnh sẵn có của
từng nơi, có thể thay thế bằng nhiều loại lá thơm khác như bạc hà, chanh, tràm,
bạch đàn, đại bi, long não. Tất cả nấu với nước đến sôi, rồi xông từ từ cho hơi nước
tỏa khắp thân thể cho ra mồ hôi trong 5-10 phút. Nằm nghỉ, đắp chăn tránh gió
lạnh.
Chữa thấp khớp: đại bi (thân, rễ) khô 20 g, ké đầu ngựa 10 g, bạch chỉ 20 g, thiên
niên kiện 20 g: sắc uống ngày 1 thang.
1.2 Một số nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
*) Cây đại bi được thu thập ở 3 tỉnh (Hà Giang, Hà Nội, Đắc Lắc) cho thấy thành
phần chính: borneol 57,82%, β-caryophyllen 8,27%, Δ-cadinol 7,95%, và
caryophyllen oxit 3,10% (thu hái ở Hà Giang); borneol 50,57%, camphor 18,71%,
β-caryophyllen 10,06%, Δ-cadinol 3,14%, patchoulen 2,99%, và veridiflorol
2,01% (thu hái ở Hà Nội); camphor 70,05%, β-caryophyllen 10,54%, borneol
5,70% và carvacrol 5,70% (thu hái ở Đắc Lắc).
*) Năm 1985, từ lá cây đại bi các nhà khoa học Thái Lan đã cô lập được hợp chất
cryptomeridiol là thành phần chính của thuốc chống co thắt.
*) Năm 1988, lá cây đại bi thu thập từ Jakarta, Indonesia, cô lập được 5
sesquiterpen có hoạt tính chống lại tế bào bạch cầu (L-1210), những sesquiterpen
này có nồng độ ức chế (L-1210) từ 5-10 μg/ml.
*) Năm 1992, nhóm các nhà khoa học Ấn Độ cô lập 3 flavonoid mới từ cao
cloroform của cây đại bi: (2R,3R)-5’-metoxy-3,5,7,2’-tetrahydroxyflavon; (2S)5,7,2’,5’- tetrahydroxyflavon và 7,5’-dimeto 3,5,2’trihydroxyflavon.
*) Năm 2000, từ cao hexan (9,6 g) các tác giả người Thái Lan thu được 4 hợp chất:
borneol; 5-hydroxy-7-metoxychromon; 5-hydroxy-3,7,3’,4’-tetrametoxyflavon và

(2R,3R)-3,5,3’-trihydroxy-7,4’-dimetoxydihydroflavonol, trong đó hợp chất 5hydroxy-7-metoxychromon được xác nhận là hợp chất đầu tiên cô lập được từ cây
đại bi.
*) Năm 2003, các thử nghiệm về hoạt tính chống oxy hóa các cao thô của cây đại
bi cho kết quả cao metanol > cao cloroform > cao eter dầu hỏa. Cao metanol chứa
nhiều polyphenol nhất. Thử nghiệm cũng cho kết quả cao chứa nhiều polyphenol
sẽ có hoạt tính chống oxy hóa mạnh. Hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất cô
13


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
lập được từ cây đại bi (nồng độ 5, 2 x10-5 M) cho thấy tamarixetin có hoạt tính
mạnh nhất: tamarixetin > rhamnetin > BHT > luteolin > BHA > α-tocopherol >
quercetin > 5,7,3’,5’-tetrahydroxylflavanon > blumeatin > dihydroquercetin-7,4’dimetyl eter > dihydroquercetin-4’-metyl eter.
*) Năm 2004, từ lá khô cây đại bi (189g), nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường
đại học Malaysia đã cô lập được một flavonoid mới đó là 3-O-7’’-biluteolin (800
mg), cùng với 3,4’,5-trihydroxy-3’,7-dimetoxyflavanon (500 mg) và 3,4’,5trihydroxy-7-metoxyflavanon (100 mg).
*) Gốc tự do với hoạt tính oxi hóa cao là một trong những nguyên nhân gây nên
những căn bệnh nghiêm trọng như lão hóa, tim mạch, ung thư, tiểu đường... Chất
chống oxy hóa có nguồn gốc từ tự nhiên được biết hiện nay α -tocopherol lại có
hoạt tính thấp hơn chất oxy hóa tổng hợp BHA, BHT. Vì thế việc tìm kiếm các
chất chống oxy hóa nguồn gốc từ tự nhiên có hoạt tính cao hơn α -tocopherol,
BHA và BHT là một trong những vấn đề cần thiết. Năm 2004, các nhà khoa học
thuộc trường đại học dược và trường đại học hóa ở Malaysia đã tiến hành khảo sát
thành phần hóa học trên lá cây đại bi và đã cô lập được 11 flavonoid: velutin và
dihydroquercetin-7,4’-dimetyl eter từ cao eter dầu, blumeatin và luteolin-7-metyl
eter từ cao cloroform và ombuin, tamarixetin, rhamnetin, luteolin, luteolin-7-metyl
eter, quercetin, 5,7,3’,5’-tetrahydroxyflavanon, blumeatin và dihydroquercetin-4’metyl eter từ cao metanol. Tiến hành thử nghiệm hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH
của 11 flavonoid trên cho kết quả khả quan như sau: quercetin >
rhamnetin>luteolin> luteolin-7-metyl eter> l-ascorbic acid > blumeatin > BHA >
5,7,3’,5’-tetrahydroxyflavanon > tamarixetin > BHT >α -tocopherol>

dihydroquercetin-4’-metyl eter > dihydroquercetin-7,4’-dimetyl eter.
*) Năm 2005, nhóm nghiên cứu chuyên ngành huyết học xã hội Mỹ, đã công bố
kết quả về khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư máu bởi dihydroflavonol chiết
xuất từ cây đại bi.
*) Năm 2005, nghiên cứu về khả năng ức chế enzym XO, trong điều trị bệnh gút,
trên các cao của cây đại bi cho kết quả: cao metanol > cao cloroform > cao eter
dầu.
Những flavonoid cô lập từ cao metanol có khả năng ức chế enzym XO cao hơn
acid ascorbic (vitamin C) nhưng thấp hơn allopurinol.
*) Năm 2005, thử nghiệm trên cao thô từ của cây đại bi với khả năng ngăn ngừa
gốc tự do superoxid cho kết quả cao metanol ức chế cao nhất (93,91 ± 1,37%), cao
cloroform ức chế (84,58 ± 1,51%), còn cao eter dầu hỏa không có hoạt tính. Những
flavonoid cô lập từ cây đại bi cũng được thử khả năng ngăn chặn gốc tự do
superoxid, trong đó hoạt tính của quercetin > luteolin > 5,7,3’,5’tetrahydroxyflavanon > blumeatin > rhamnetin > tamarixetin > luteolin-7-metyl
eter > dihydroquercetin-4’-metyl eter > dihydroquercetin-7,4’-dimetyl eter.,
14


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
kết quả cho thấy quercetin có hoạt tính cao nhất. Thử nghiệm này đưa đến kết luận
là những flavonoid có nhiều nhóm hydroxyl có hoạt tính ngăn ngừa gốc tự do
superoxit cao hơn những flavonoid chứa nhóm metyl.
*) Năm 2005, nhóm tác giả Ragasa đã cô lập được các hợp chất icthyothereol
acetat (a), cryptomertidiol (b), lutein và β-caroten từ lá cây đại bi. Thử nghiệm chỉ
ra hợp chất (a) có hoạt tính cao hơn hợp chất (b) đối với các chủng nấm
Aspergillus niger, Trichophyton mentagrophytes và Candida albicans. Cả hai hợp
chất đều không có hoạt tính với các chủng nấm Pseudomonas aeruginosa,
Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis và Escherichia coli.
*) Năm 2005, các tác giả thuộc trường đại học Chiba (Nhật bản) đã cô lập được 2
ester sesquiterpenoid mới và 9 flavonoid từ cây đại bi. Thử nghiệm trên tế bào

bạch cầu cho kết quả: hợp chất (VII) có hoạt tính (IC50=26,2 μM) trong khi hợp
chất (VI) không có hoạt tính (IC50>70 μM). Hai sesquiterpenoid mới này đều
không có hoạt tính ức chế plasmin (enzym phân giải protein, còn gọi là fibrolysin).
Thử nghiệm hoạt tính ức chế plasmin trên 9 flavonoid cô lập được từ cây đại bi
cho kết quả (hình 1.11). Flavonoid (XII) và (XIII) có hoạt tính ức chế plasmin cao
nhất (IC50=1,5 và 2,3 μM).
*) Năm 2009, thành phần hóa học cây đại bi được các nhà khoa học Bangladesh
phân tích và cho kết quả ở bảng 1.1.
Bảng 1.1- Thành phần hóa học của lá cây đại bi.
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Thành phần hóa học
α-Pinen
Camphen

β-Pinen
1-Octen-3-ol
β-Myrcen
6-Undecanol
Limonen
(E) Ocimen
Linalool
Camphor
Borneol
Cuminal
Perillaldehydre
Neryl acetat
Perillol

%
0,48
0,47
1,16
0,71
0,06
0,11
0,19
1,16
1,31
0,11
33,22
0,06
0,22
0,4
0,09


STT

26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

15

Thành phần hóa học
Aromadendren
Patchoulen
α-Selinen
γ-Muurolen
δ-Cadinen
Epicedrol
Neocloven, dihydro
β-Elemen

Geranyl iso-valerat
Ledol
Germacren -D-4-ol
Caryophyllen oxit
Guaiol
Globulol
2(1H)-Naptalen,
octahydro-4-5a-metyl-7(1-metyletyl)

%
2,91
0,11
0,32
0,31
0,26
0,49
0,10
1,23
0,07
7,12
0,22
4,07
3,44
1,12
0,61


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
16
17

18

Acid acetic
Thujopsen-13
Aromadendren, dehydro

2,08
4,42
0,12

41
42
43

19

Guaina-3,9-dien

0,75

44

20

ρ-Selinen

0,18

45


21

0,28

23

3-Adamantancacboxylic
acid phenylester
Cyclobexen,
1-(2-metyl-2cyclopentenyl)-1Dimetoxyduren

24
25

Caryophyllen
α-Caryophyllen

22

0,86
3,18
1,80

46

1,1-Dimetyl adamantan
γ-Eudesmol
Tetracyclo [6,3,2,0,
(2.5).0(18)
4,4-Demetyladamanlaer-2ol

Cycloisolongifolen,
8,9-dehydro
Carotol

0,1

47

Aromadendren oxit

0,17

3,59

48

0,11

8,24
1,19

49
50

Adamantan,
cyclopropyleden
Isopatchoulan
Phytol

1,10

0,16
0,27

0,13
4,63

Như vậy, chúng ta thấy rằng bệnh đau đầu có nhiều nguyên nhân và qua nghiên
cứu của các nhà khoa học thấy rằng gốc tự do là một trong những tác nhân nguy
hiểm nhất làm khởi phát chứng đau nửa đầu.
Vậy để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh đau đầu thì ta cần tìm được những chất
chống gốc tự do và thay đổi lối sống.
Qua nghiên cứu các thành phần của lá đại bi có những chất có khả năng ngăn ngừa
gốc tự do để có thể làm giảm nhanh chóng bệnh đau đầu và lại rất tiện lợi.
C. SỬ DỤNG LÁ ĐẠI BI NHẰM PHÒNG TRÁNH VÀ LÀM GIẢM CƠN
ĐAU ĐẦU.
PHƯƠNG PHÁP 1: Dùng sắc nước uống
Do lá đại bi có các thành phần chống o xy hoá cao cũng như ức chế được gốc tự
do, là nguyên nhân của các bệnh đau đầu và lão hoá cơ thể, nên việc dùng lá đại bi
sắc nước uống nhằm cung cấp cho cơ thể các thành phần chống lão hoá và ức chế
gốc tự do sẽ làm giảm nguy cơ đau đầu và một số bệnh khác.
Cách dùng:
Cách 1: Nấu lá tươi.
- Lá đại bi tươi rửa sạch sắc nước uống hàng ngày.
Cách 2: Dùng lá khô
- Lá đại bi cắt nhỏ sấy khô để vào hộp bảo quản nơi khô ráo có thể uống hàng
ngày như uống trà có tác dụng chống lão hoá, .... và làm giảm nguy cơ đau
đầu.
Cách 3: Dùng cao lá đại bi
16



§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
- Lá đại bi nấu thành cao, khi cần dùng cho một lượng vừa phải vào nước
nóng rồi dùng như nước trà.
PHƯƠNG PHÁP 2: Dùng đắp ngoài:
Ta thấy rằng lá đại bi có chứa từ 0,2 đến 1,88 tinh dầu đại bi khi đắp lên trán hoặc
trùm vào đầu, dưới tác dụng của nhiệt độ vừa phải làm cho các tinh dầu khuếch tán
nhanh chóng và thẩm thấu vào da đầu làm co dãn các mạch máu, lưu thông khí
huyết giúp giảm mệt mỏi căng thẳng và làm cắt nhanh các cơn đau đầu.
- Dùng lá tươi: Lá cây đại bi giã nhỏ, để vào túi vải, làm nóng vừa phải
rồi đắp lên trán hoặc trùm vào đầu. Có tác dụng làm giảm cơn đau, dễ
chịu, giảm căng thẳng, ...
- Dùng lá khô: Lá cây đại bi cắt nhỏ, sấy khô, cho vào túi vải mềm, đắp
lên trán và đầu có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau đầu, căng
thẳng và rất tiện lợi trong việc sử dụng. Bởi vì sản phẩm có thể dễ
dàng để vào túi đưa đi làm việc, khi cần có thể lấy ra sử dụng ngay.
PHƯƠNG PHÁP 3: Dùng sản phẩm mũ mát xa đầu.
SẢN PHẨM: Mũ mát xa đầu
*) Hình thức:
Sản phẩm có hình thức giống một chiếc mũ gồm có bốn lớp: lớp vỏ ngoài cùng bảo
vệ, lớp tiếp theo là màng tạo nhiệt có tác dụng giúp cho tinh dầu đại bi khuếch tán
nhanh hơn và thẩm thấu tốt vào da đầu; lớp thứ ba có thể cho tinh dầu đại bi hoặc
lá đại bi vào; ngăn cách giữa lớp thứ 3 và 4 là các lỗ nhỏ giúp cho tinh dầu thẩm
thấu qua dễ dàng; lớp thứ 4 là lớp bao trong cùng nó được cấu tạo có sự lồi lõm
hình tròn và mềm mại có tác dụng mát xa da đầu tăng sự hấp thụ các tinh dầu đại
bi và nhấn lên các huyệt đạo giúp thư giãn và làm điều hoà lưu thông các mạch
máu nhằm làm giảm mệt mỏi căng thẳng, tăng cường máu lên não và giảm đau đầu
nhanh chóng. (Có bản mô tả sản phẩm dự thi và hình vẽ kèm theo)

PHẦN III: KẾT LUẬN

1. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Những người khi dùng lá đại bi sắc nước uống làm giảm được nguy cơ bệnh đau
đầu và hạn chế được số lần bị đau đầu đáng kể.
Ngoài ra việc sử dụng nước lá đại bi cũng như đắp lá đại bi lên đầu đã có tác dụng
rõ rệt trong việc điều trị và làm giảm nhanh triệu chứng đau đầu. Như vậy đã hạn
chế được việc lạm dụng thuốc giảm đau tràn lan mà nhiều người mắc phải. Bảo
17


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
đảm sức khoẻ cộng đồng, tăng hiệu suất trong công việc cũng như nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Ý tưởng về mũ mát xa đầu được thực hiện có tính khả thi cao, dễ làm dễ sử dụng
và rất tiện lợi. Đối với mũ mát xa đầu có thể dùng cho nhiều người nhất là những
người làm việc văn phòng có thể để trong túi và sử dụng vào giờ giải lao khoảng 5
phút cũng làm giảm căng thẳng đau đầu trong những giờ làm việc giúp hiệu quả
công việc được tốt hơn.
2. NHẬN ĐỊNH VỀ CÁCH ÁP DỤNG VÀ MỞ RỘNG Ý TƯỞNG
Đề tài được thực hiện dựa trên những kinh nghiệm thực tế cũng như ý tưởng
sáng tạo của bản thân, nhưng vì là một người không phải chuyên môn thuộc lĩnh
vực y học nên sẽ có rất nhiều điều thiếu sót, cũng như vấn đề đưa ra chưa thể giải
quyết được một cách triệt để và sâu sắc. Bởi vậy tôi mong rằng từ những ý tưởng
này các nhà khoa học bắt tay vào nghiên cứu để biến ý tưởng thành công trình
nghiên cứu thực sự và một sản phẩm độc dáo tiện lợi đáp ứng được nhu cầu của
người dân và từ đó sẽ được áp dụng rộng rãi cho mọi người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong bài thi xin phép có sử dụng một số kiến thức chuyên môn đã được
công bố để làm căn cứ cho ý tưởng sáng tạo có tính thuyết phục.
1. Các nguyên nhân của bệnh đau đầu. (otv.vn.com)

2. Tìm hiểu về thành phần hoá học của lá đại bi
(text.123doc.org)
3. Các tài liệu chuyên ngành liên quan.

18


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”

BẢN MÔ TẢ Ý TƯỞNG, SẢN PHẨM DỰ THI
A. THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên sản phẩm: MŨ MÁT XA ĐẦU
2. Ngày tạo ra sản phẩm: Năm 2016
3. Thuộc lĩnh vực: Y HỌC
4. Người dự thi: Đoàn Thị Phương Nam.
Sinh năm: 17-12-1981.
Địa chỉ liên hệ: Xóm 3, xã Lạc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Số điện thoại: 0979954199
E-mail:
B. PHẦN TÓM TẮT NỘI DUNG SẢN PHẨM:
Tóm tắt những điểm chính yếu nhất của sản phẩm, bao gồm các nội dung sau:
1. Vấn đề sản phẩm giải quyết được:
- Sản phẩm gọn, nhẹ, dễ sử dụng có thể sử dụng được nhiều nơi như ở nhà hay ở
cơ quan lúc thư giãn hoặc giờ giải lao
- Khi bị căng thẳng hoặc đau đầu thì có thể dùng mũ mát xa đầu thư giãn trong
khoảng 5 phút thì sẽ hiệu quả nhanh chóng.
2. Mô tả tóm tắt nội dung của sản phẩm;
Sản phẩm có hình thức giống một chiếc mũ gồm có bốn lớp: lớp vỏ ngoài cùng bảo
vệ, lớp tiếp theo là màng tạo nhiệt có tác dụng giúp cho tinh dầu đại bi khuếch tán
19



§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
nhanh hơn và thẩm thấu tốt vào da đầu; lớp thứ ba có thể cho tinh dầu đại bi hoặc
lá đại bi vào; ngăn cách giữa lớp thứ 3 và 4 là các lỗ nhỏ giúp cho tinh dầu thẩm
thấu qua dễ dàng; lớp thứ 4 là lớp bao trong cùng nó được cấu tạo có sự lồi lõm
hình tròn và mềm mại có tác dụng mát xa da đầu tăng sự hấp thụ các tinh dầu đại
bi và nhấn lên các huyệt đạo giúp thư giãn và làm điều hoà lưu thông các mạch
máu nhằm làm giảm mệt mỏi căng thẳng, tăng cường máu lên não và giảm đau đầu
nhanh chóng.
3. Kết quả đạt được của sản phẩm;
Nhờ có mũ mát xa đầu này có thể làm giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm đau đầu và
lại rất tiện dụng.
4. Khả năng áp dụng.
Có thể áp dụng rộng rãi cho mọi người và trong nhiều hoàn cảnh và công việc
khác nhau cũng có thể mang theo để sử dụng.
C. PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG SẢN PHẨM:
1. Mục đích của sản phẩm dự thi:
Tạo ra một sản phẩm tiện lợi để ứng dụng tính năng làm giảm và phòng tránh
bệnh đau đầu của lá đại bi đã nghiên cứu ở trên.
Giúp mọi người có thể thư giãn những khi làm việc căng thẳng nhất là những
người làm văn phòng ngồi trước máy tính nhiều.
2. Giới thiệu sản phẩm dự thi:
a. Ý tưởng sản phẩm:
Sản phẩm được sáng tạo dựa trên công dụng ngăn ngừa bệnh đau đầu của lá đại bi
Thực tiễn: có các loại máy mát xa chân, mát xa cơ thể thì tại sao lại không sản xuất
ra máy mát xa đầu nhằm giảm những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống và công
việc hằng ngày.
b. Nguyên tắc vận hành, hoạt động của sản phẩm:
- Sản phẩm có hình thức giống một chiếc mũ gồm có bốn lớp: lớp vỏ ngoài cùng

bảo vệ, lớp tiếp theo là màng tạo nhiệt có tác dụng giúp cho tinh dầu đại bi khuếch
tán nhanh hơn và thẩm thấu tốt vào da đầu; lớp thứ ba có thể cho tinh dầu đại bi
hoặc lá đại bi vào; ngăn cách giữa lớp thứ 3 và 4 là các lỗ nhỏ giúp cho tinh dầu
thẩm thấu qua dễ dàng; lớp thứ 4 là lớp bao trong cùng nó được cấu tạo có sự lồi
lõm hình tròn và mềm mại có tác dụng mát xa da đầu tăng sự hấp thụ các tinh dầu
đại bi và nhấn lên các huyệt đạo giúp thư giãn và làm điều hoà lưu thông các mạch
máu nhằm làm giảm mệt mỏi căng thẳng, tăng cường máu lên não và giảm đau đầu
nhanh chóng.
- Trên mũ có cấu tạo để lắp pin, có công tắc nhiệt điều chỉnh nhiệt độ phù hợp,
công tắc điều khiển độ rung của lớp mát xa.
- Khi ta đội mũ vào rồi thắt quai mũ, bật công tắc nhiệt tạo nhiệt độ phù hợp để
tinh dầu đại bi khuếch tán, xoay công tắc điều chỉnh độ rung thích hợp nhằm mát
xa nhẹ nhàng, khi đó các tinh dầu đại bi thẩm thấu tốt lên da đầu có tác dụng thư
giãn và giảm cơn đau.
20


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”
- Khi không có tinh dầu đại bi ta cũng có thể thay bằng các tinh dầu khác như tinh
dầu tràm hoặc tinh dầu hoa oải hương.
c. Cách lắp ráp, lắp đặt sản phẩm:
Sản phẩm được thiết kế giống mô hình sẽ dễ dàng cho việc sử dụng và rất tiện lợi.
d. Nguyên vật liệu làm ra sản phẩm:
Các nguyên liệu như: nhựa cao cấp, vải, một số các chi tiết khác lựa chọn phù hợp.
3. Đánh giá sản phẩm:
a. Tính mới và tính sáng tạo:
+ Điểm sáng tạo:
Sản phẩm mới có tính sáng tạo và đạt được những tác dụng lớn trong việc chữa và
làm hạn chế bệnh đau đầu và cũng rất tiện ích.
+ Đánh giá:

□ Mới hoàn toàn so với những sản phẩm đã biết trước đây ở trong nước
Có thể lý giải thêm:
……………….....………………………………………….…….…............……..
……………….....………………………………………….…….…............………
b. Khả năng áp dụng:
+ Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tiễn của sản phẩm: (Có thể áp dụng cho
những đối tượng nào, ở địa phương nào …)
Có thể áp dụng cho mọi người.
+ Đánh giá: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng)
□ Áp dụng trong đời sống xã hội (giải quyết những vấn đề xã hội: y tế...)
□ Có khả năng tiến tới sản xuất đại trà
Có thể lý giải thêm:
……………….....………………………………………….…….…............………..
……………….....………………………………………….…….…............………
c. Hiệu quả: (đánh dấu vào những ô thích hợp hoặc viết riêng)
x. Dễ sử dụng, vận hành.
x. Chi phí sản phẩm thấp, nguyên vật liệu dễ tìm.
x. Sản phẩm có thể ứng dụng rộng rãi.
Có thể lý giải thêm:
……………….....………………………………………….…….…............………..
……………….....………………………………………….…….…............………
4. Phụ lục minh hoạ:
□ Bản vẽ, sơ đồ.
Nghệ An, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Tác giả

21


§Ò tµi tham dù cuéc thi: “S¸ng t¹o KH & CN trong thanh niªn n¨m 2015”

Đoàn Thị Phương Nam

22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×