Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Em hiểu thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.21 KB, 14 trang )

ĐỀ BÀI
EM HIỂU THẾ NÀO LÀ NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM
ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

BÀI LÀM
Ngày này, không ai còn có thể phủ nhận được vai trò của văn
hoá đối với sự phát triển mỗi dân tộc cũng như đối với sự phát
triển nhân loại. Ở Việt Nam, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá với
nước ngoài và trong hoàn cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn
về mọi mặt. Những điều kiện trên đưa tới nhiều yếu tố tích cực,
đồng thời cũng đưa tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là trong
văn hoá. Khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục
tiêu xuyên suốt của tiến trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta cũng
trực tiếp khẳng định các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội mà
“Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là một bộ phận
cấu thành. Bởi vậy, xây dựng và phát triển “nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc” đã và đang là một nhiệm vụ chiến lược
đòi hỏi Đảng, toàn dân và toàn quân vưa phải tiến hành các hoạt
động thực tiễn để văn hoá có thể góp phần tốt nhất bảo đảm cho
dân tộc vững bước trên con đường của sự lựa chọn xã hội chủ
nghĩa.
Văn hoá là nền tảng làm nên những nét khu biệt của một dân
tộc, một cộng đồng tộc người này với những dân tộc - cộng đồng
tộc người khác. Như vậy rõ ràng, văn hoá Việt có những điểm độc
đáo riêng tạo nên tính cách, lối sống, tâm lý ... của người Việt
Nam.Người ta thường nói "Văn hoá là tất cả những giá trị vật chất
và tinh thần mà con người đạt được tiến trình phát triển của lịch
sử", tức là: tất cả những gì con người tạo ra và đạt được trong quá
1



trình tương tác với tự nhiên và xã hội là văn hoá. Và theo đó, các
nhà nghiên cứu đã chia văn hoá thành 2 lĩnh vực là: văn hoá vật
chất và văn hoá tinh thần. Và khi đã chia ra như vậy thì không thể
bao hàm hết những giá trị văn hoá mà con người đạt được trong
quá trình phát triển của lịch sử.

Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị
bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu
tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Xét về bản
chất, lịch sử dân tộc ta ngay từ thời dựng nước là lịch sử không
ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để dành và giữ nền độc lập, tạo
nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng nhất của bản sắc văn hoá dân
tộc, đó là tinh thần yêu nước thương nòi. Chủ nghĩa yêu nước của
văn hoá dân tộc ta không chỉ biểu lộ ở lòng dũng cảm, đức hy sinh
mà còn ở tinh thần đoàn kết, nhân ái, yêu thương con người, ý thức
bảo vệ nhân phẩm, giữ gìn đạo lý.Bản sắc văn hoá dân tộc không
phải là cái ngưng đọng, bất biến mà luôn phát triển một cách biện
chứng theo xu hướng tích lũ, thu nạp những điều tốt đẹp, tiến bộ,
sa thải cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại. Trải qua
hàng ngàn năm lịch sử văn hoá Việt Nam đã vượt qua thế bị động
để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm bản sắc của
mình.
Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là một khẩu
hiệu chính trị, giống như trước đây có khẩu hiệu dân tộc-khoa họcđại chúng được biến thành chủ trương và chính sách đường lối áp
dụng vào công tác quản lý văn nghệ, thậm chí nhiều lúc người ta
còn muốn cụ thể hóa vào phương pháp sáng tác của mỗi tác giả,
tác phẩm. Thực tế chứng minh rằng không tác giả nào có thể
chuyển hóa khẩu hiệu đó vào tác phẩm mà không thất bại. Các tác

phẩm, tác giả thành công thì thường từng "vướng", "chệch",
"không bám sát" khẩu hiệu đó: Kịch của Tào Mạt, Nguyễn Đình
2


Thi, Lưu Quang Vũ... thơ Hoàng Cầm, Lê Đạt, Bùi Giáng... tranh
Nguyễn Sáng, Bùi xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm..., nhạc Văn
Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn... và văn của nhiều người... Đơn
giản vì thời thế thay đổi thì khẩu hiệu chính trị phải thay đổi.
Chính trị cần có chủ trương đường lối văn hóa văn nghệ của mình
để định hướng và quản lý cụ thể đời sống văn hóa, sự "tiêu dùng"
văn nghệ của dân. Còn văn nghệ có quy luật sáng tạo độc lập
tương đối của nó. Nếu trước đây có các tác giả muốn tác phẩm cụ
thể của mình đạt chuẩn dân tộc-khoa học -đại chúng thì hiện nay
không ai "quyết chí", nhăm nhăm làm cho tác phẩm của mình
"đậm đà bản sắc dân tộc" cả. Đó là vì sáng tác bây giờ là tự do cá
nhân và chính trị bây giờ cũng không muốn áp đặt công thức nào
cho sáng tác nữa. Đó là một sự tiến bộ của xã hội hơn là của văn
nghệ. Cũng không thể phủ nhận trong lịch sử xã hội luôn có dòng
văn nghệ dấn thân, nhiều nhà văn nghệ làm chính trị và ngược lại.
Họ có thể gặp những vinh quang và cay đắng đương thời nhưng
nói chung thời gian rất công bằng. Các giá trị văn nghệ và các
thành công chính trị lại được tách bạch và đánh giá đúng lại. Vậy
bản sắc dân tộc trong khẩu hiệu đó là gì, và thế nào là đậm đà với
tư cách là hai phạm trù chính trị? Các nhà chính trị cho chúng một
nội hàm và cụ thể hóa chúng trong lập pháp và hành pháp.
Bản sắc văn hóa quốc gia, vùng miền nằm trong chiến lược
đa dạng văn hóa toàn cầu, như đa dạng sinh học, là khái niệm được
các nhà văn hóa học và các nhà hoạt động văn hóa quốc tế nêu ra,
được Liên Hiệp quốc ủng hộ. Nó là sản phẩm hậu hiện đại đề cao

yếu tố địa phương, bản địa. Nội dung chủ yếu là sự khác biệt, tính
độc đáo, thậm chí là viễn dị của văn hóa du lịch, văn hóa đại chúng
cùng sự đề cao những di sản độc đáo của mỗi nước, mỗi vùng
miền. Nguy cơ bị "nô dịch văn hóa" của các nước nghèo, sự đại
chúng hoá toàn cầu các biểu hiện và thành tựu văn hóa các nước
giàu có nguy cơ xóa nhòa, bào mòn đa dạng văn hóa trên trái đất.
Với người dân nó bao gồm cả các thói quen ứng xử, tập tục, văn
nghệ dân gian, lễ hội... Với các chính phủ là các chính sách biện
pháp bảo vệ di sản, bảo hộ văn hóa, văn nghệ trong nước từ điện
3


ảnh, truyền hình, sân khấu truyền thống tới các dòng nhạc bản địa
hay các môn mỹ thuật dân gian, làng nghề thủ công... Khái niệm
này cũng khích lệ sự giao lưu văn hóa có nhấn mạnh các nét độc
đáo bản địa. Sự phát triển kinh tế trong bối ảnh toàn cầu hóa,
chuyển giao công nghệ nhanh chóng và sự dư thừa sản phẩm cũng
đòi hỏi hàng hóa có bản sắc quốc gia vùng miền để dễ bán hơn.
Đối với một cộng đồng người- nguồn nhân lực thì bản sắc dân
tộc có lẽ là những đặc điểm tính cách, phẩm chất đã cố kết trong
lịch sử, qua lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia được đúc kết và khái
quát hóa để khơi dậy hay triệt tiêu đi trước nhu cầu tiến hóa, phát
triển của đương thời. Thường những đặc điểm này không hoặc khó
được định lượng mà chỉ "chung chung" song lại có giá trị như một
"thương hiệu" và rất có hiệu quả khi xây dựng lòng tự hào dân tộc.
Nó cũng được các chuyên gia nghiên cứu để ứng dụng trong các
chiến lược phát triển nguồn nhân lực (thí dụ như ta hay nói: người
Đức chính xác và kỷ luật, người Hoa thực dụng và khôn khéo,
người Nhật đoàn kết và trung thành, người Tây Ban Nha cuồng
nhiệt và nghệ sĩ...) Có hai luồng song song khi nghiên cứu các đặc

tính này: Một là đề cao các bản tính tốt như nói người Việt thông
minh, cần cù, giỏi biến hóa, ứng biến, hiếu hòa, dễ tha thứ... Hai là
vạch ra các thói hư tật xấu để "chừa" dần đi như háo danh, thiển
cận, hay đố kị, không đoàn kết trong kinh doanh, không chịu học
đến nơi đến chốn, kém khả năng tư biện trừu tượng hóa... Và cái lý
thú là thường một đặc tính "tốt" (tức hợp với thời thế cụ thể)
thường đi liền với một đặc tính "xấu" (không hợp thời). Kỷ luật
quá thì giáo điều, giỏi ứng biến quá thì thiếu triết học và chiến
lược, học lỏm giỏi, học thi giỏi thì dễ tự vừa lòng và thiếu sáng tạo
bất ngờ, đột phá, hiếu hòa quá thì dễ xuê xoa... Cá nhân tôi vẫn cho
rằng các đặc tính, bản tính của người Việt tùy thuộc và thể hiện ở
các mẫu người Việt đã hình thành trong lịch sử cụ thể mà tôi đã
trình bày: Người Làng- Người lính -Người mở đất. Các mẫu người
này quy tụ cả các đặc tình "tốt" lẫn "xấu" tùy theo thời thế cụ thể
(Bởi bản thân bản tính không có tốt - xấu). Trong cách mạng có thể
phát huy bản tính này mà triệt tiêu bản tính kia, trong chiến tranh
4


có khác đi và nay trong hòa bình xây dựng xã hội công nghiệp, đô
thị hóa, toàn cầu hóa thì lại càng phải khác. Cái "tốt" cái "xấu"
cũng thay đổi. Cái cần phát huy, cái cần triệt tiêu cũng khác đi.
Nếu không tùy thời mà dùng thì sẽ phạm sai lầm. Ta từng đưa các
tướng tá quân đội, các nhà thơ sang làm kinh tế, quản lý vì họ có
những "bản tính rất tốt" của thời chiến song đã thất bại.
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên
là ăn, "có thực mới vực được đạo", "trời đánh còn tránh bữa ăn".
Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản.
Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Nhưng cách thức chế
biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia

vị. Ngày nay có nhiều thịt cá, vẫn không quên vị dưa cà.
Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật,
mỏng, nhẹ, thóang, phù hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm,
đen. Trang phục nam giới phát triển từ đóng khố ở trần đến áo
cánh, quần ta (quần Tàu cải biến). Nữ giới xưa phổ biến mặc yếm,
váy, áo tứ thân sau này đổi thành chiếc áo dài hiện đại. Nói chung,
phụ nữ Việt Nam làm đẹp một cách tế nhị, kín đáo trong một xã
hội "cái nết đánh chết cái đẹp". Trang phục cũ cũng chú ý đến
khăn, nón, thắt lưng.
Ngôi nhà Việt Nam xưa gắn liền với môi trường sông nước
(nhà sàn, mái cong). Sau đó là nhà tranh vách đất, lợp rạ, vật liệu
chủ yếu là tre gỗ, không cao quá để chống gió bão, quan trọng nhất
là hướng nhà thường quay về phía Nam chống nóng, tránh rét. Nhà
cũng không rộng quá để nhường diện tích cho sân, ao, vườn cây.
Vả lại, người Việt Nam quan niệm "rộng nhà không bằng rộng
bụng". Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hoà với thiên
nhiên.
Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền
các loại là hình ảnh thân quen của cảnh quan địa lý-nhân văn Việt
Nam, cùng với dòng sông, bến nước.
5


Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam
đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là
nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia
đình, làng xã, nên kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải
qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại
mặt, và phải nộp cheo để chính thức được thừa nhận là thành viên
của làng xóm. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và

tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo
mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa
xuân, nông nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng
Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung
thu, tết Ông táo... Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng
nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...),
các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...).
Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với
nước, các lễ hội tôn giáo và văn hóa (hội chùa). Lễ hội có 2 phần,
phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn và phần hội là sinh hoạt văn
hóa cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.
Về nghệ thuật,bản sắc dân tộc là sự khác biệt độc đáo của một
cá nhân nghệ sĩ, thể hiện trong tác phẩm. Câu hỏi mà họa sĩ các
nước nghèo gặp phải khi đối diện với văn nghệ các nước giàu là:
Bản sắc hội họa nước bạn là gì? Và hình như bạn chịu ảnh hưởng
của họa sĩ A,B,C nổi tiếng của Phương Tây? Khi Picasso chép
tượng châu Phi, Matisse vẽ như tranh nhà Phật, Van Gogh chép
tranh Nhật thì họ được coi là sáng tạo. Khi họa sĩ nước nghèo có
nét giống Picasso, Matisse hay Van Gogh anh ta lập tức bị chê là
quay cóp, ăn phải bả Tây . Tuy nhiên khi gặp một họa sĩ có những
sáng tác độc đáo nhà phê bình không ngần ngại nói Tôi thấy tranh
của bạn rất Việt Nam, rất Thái Lan... Song làm cho ý kiến xác
6


đáng đó thành phổ quát, có trọng lượng trên thị trường tranh thế
giới thì cần cả một nền văn hóa và nền kinh tế hùng mạnh của quốc
gia để tựa lưng. Sự độc đoán, lũng đoạn của phương Tây và các
nước giàu trong thẩm định và quảng bá văn nghệ là quá lớn và bất

công. Tất nhiên Trung Hoa và Ấn Độ là hai nền văn hóa khổng lồ
nên con cháu của họ không dễ bắt nạt như vậy và nếu độc đáo họ
có lợi thế được công nhận hơn các nghệ sĩ các thuộc các nền văn
hóa "nhỏ, ngoại vi". Văn nghệ phương Tây (được gọi luôn là thế
giới) sẵn sàng ưu ái văn nghệ các nước nghèo với tư cách văn nghệ
du lịch, bản địa, thổ dân, thiểu số hay văn nghệ vùng biên. Câu
chuyện trên cũng chứng tỏ một biện chứng cưỡng bức là chỉ có
giao lưu, trao đổi sống chung với văn nghệ quốc tế ta mới có bản
sắc cá nhân, từ thời thực dân -cuộc toàn cầu hóa I -văn nghệ
phương Tây đã lấy hiểu biết và cảm hứng từ các xứ sở khác làm
thức ăn cho cuộc tiến hóa của mình. Ta không thể bảo vệ thụ động
bản sắc mà chỉ hòa nhập cọ sát và biến đổi bản sắc mới xuất hiện
và chói sáng. Truyện Kiều, thơ Nôm hay Điêu khắc Chăm, Việt,
tranh khắc gỗ dân gian, tuồng chèo, nhạc Cung Đình Huế, Quan họ
hay Ca trù... chứa đựng bản sắc dân tộc vì từng là sự giao thoa, cọ
sát, khai thác lẫn nhau của các dòng văn nghệ, văn hóa khác nhau.
Gần đây thì cái áo dài, cái nón tới tranh sơn mài, lụa, sơn dầu từ
Đông Dương tới Đổi mới, Thơ Mới, tiểu thuyết, kiến trúc "Đông
Dương", cải lương... đều là những suối nguồn, và "kho chứa" của
bản sắc dân tộc. Nó trừu tượng song không chung chung mà nằm ở
các tác phẩm cụ thể của các tác giả cụ thể. Nếu có những nghiên
cứu nhận dạng được những nét chung nào đó của các tác phẩm, tác
giả đó thì ta có thể mơ hồ gọi tên "bản sắc dân tộc" ta. Ở dạng rút
gọn thì lịch sử văn nghệ là lịch sử của các tác giả độc đáo và các
tác phẩm xuất chúng.
Nước chúng ta, sự kiểm soát của công nhân được chế định
thành luật pháp, nhưng nó chỉ vừa mới bắt đầu thấm vào đời sống,
thậm chí vừa mới bắt đầu thấm vào ý thức của đông đảo quần
chúng vô sản mà thôi. Trong công tác cổ động, chúng ta chưa nói
đầy đủ, mà những công nhân và nông dân tiên tiến cũng không suy

7


nghĩ, không nói đầy đủ đến điều sau đây: không có chế độ kế toán
và kiểm soát trong sự sản xuất và phân phối sản phẩm, thì những
mầm mống của chủ nghĩa xã hội sẽ bị tiêu diệt, thì có nghĩa là ăn
cắp quốc khố (vì tất cả của cải đều thuộc về quốc khố mà quốc khố
đây lại chính là Chính quyền xô-viết, chính quyền của đa số những
người lao động); cẩu thả đối với việc kiểm kê và kiểm soát là trực
tiếp giúp sức cho bọn Coóc-ni-lốp Đức và Nga, là những kê chỉ có
thể lật đổ chính quyền của những người lao động, nếu chúng ta
không giải quyết được nhiệm vụ kiểm kê và kiểm soát; bọn chúng
được sự giúp đỡ của toàn bộ giai cấp tư sản mu-gích, của bọn dân
chủ - lập hiến, của bọn men-sê-vích và bọn xã hội chủ nghĩa - cách
mạng cánh hữu, đang "rình" chúng ta, đang chờ thời cơ thuận lợi.
Mà chừng nào sự kiểm soát của công nhân chưa trở thành sự thật
hẳn hoi, chừng nào những công nhân tiên tiến chưa tổ chức và
chưa tiến hành một cuộc tấn công thắng lợi không khoan nhượng
chống tất cả những kẻ vi phạm sự kiểm soát ấy, hoặc những kẻ tỏ
ra thờ ơ về mặt đó, thì chừng đó sẽ không thể nào tiến từ bước thứ
nhất (thực hiện việc kiểm soát của công nhân) lên bước thứ hai
trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội, tức là bước chuyển sang
việc công nhân điều tiết sản xuất.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ có thể ra đời dưới hình thức một
hệ thống những công xã sản xuất và tiêu dùng biết tính toán một
cách thật thà sự sản xuất và tiêu dùng của mình, biết tiết kiệm lao
động, không ngừng tăng năng suất và do đó tạo điều kiện giảm
ngày lao động xuống bảy giờ, sáu giờ hay ít hơn thế nữa. Trong
lĩnh vực đó, người ta sẽ không thể nào không dùng đến sự kiểm kê
và kiểm soát chặt chẽ nhất và toàn diện nhất của toàn dân đối với

lúa mì và việc sản xuất lúa mì (rồi đến tất cả những sản phẩm cần
thiết khác). Chủ nghĩa tư bản đã để lại cho chúng ta những tổ chức
quần chúng có thể làm giảm nhẹ việc chuyển sang kiểm kê và
kiểm soát một cách rộng rãi sự phân phối các sản phẩm: đó là
những hội tiêu dùng. ở Nga, những hội này phát triển kém hơn ở
các nước tiên tiến, nhưng dù sao cũng có được hơn 10 triệu hội
8


viên. Sắc lệnh về các hội tiêu dùng 67 vừa được công bố là hiện
tượng hết sức tiêu biểu: nó cho ta thấy rõ hiện nay đặc điểm của
tình hình và nhiệm vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô-viết
là như thế nào. Vănhoá là nền tảng làm nên những nét khu biệt của
một dân tộc (peoples),một cộng đồng tộc người (ethnic groups)
này với những dân tộc - cộng đồng tộc người khác. Như vậy rõ
ràng, văn hoá Việt có những điểm độc đáo riêng tạo nên tính cách,
lối sống, tâm lý ... của người Việt Nam.
Người ta thường nói "Văn hoá là tất cả những giá trị vật chất và
tinhthần mà con người đạt được tiến trình phát triển của lịch sử",
tức là:tất cả những gì con người tạo ra và đạt được trong quá trình
tương tácvới tự nhiên và xã hội là văn hoá. Và theo đó, các nhà
nghiên cứu đã chia văn hoá thành 2 lĩnh vực là: văn hoá vật chất và
văn hoá tinhthần. Và khi đã chia ra như vậy thì không thể bao hàm
hết những giá trị văn hoá mà con người đạt được trong quá trình
phát triển của lịch sử.
Ví dụ ngôi nhà chẳng hạn! Bản thân ngôi nhà thuộc về văn hoá
vật chất nhưng khi sử dụng ngôi nhà đó như thế nào, bài trí ra sao,
vào mục đích gì (làm nhà thờ, làm bếp, làm nơi ở, làm lớp học, hội
trường...) thì nó đòi hỏi con người chúng ta phải có những hành vi
đối xử phủ hợp vớichức năng của nó. Vậy ngôi nhà không còn

thuộc về văn hoá vật chất một cách đơn thuần mà nó đã bao gồm
những giá trị văn hoá tinh thần rồi.
Cũng trong ngôi nhà đó, con người chúng ta thực hiện những hành
vi ứngxử hàng ngày giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập
thể... vậy thì những giá trị đó thuộc về văn hoá vật chất hay văn
hoá tinh thần???
Như vậy rõ ràng việc chia văn hoá ra thành hai hệ thống giá trị trên
chưa bao quát được hết những gì có ở văn hoá. Những mối quan hệ
của cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình - dòng tộc, cá nhân
với cộng đồng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng để hình thành
những giá trịvăn hoá. Như thế có nghĩa là, văn hoá còn bao gồm hệ
9


thống những giá trị quy định trong giao tiếp, đó là văn hoá xã hội
hay gọi là văn hoá tổ chức quan hệ xã hội.
Vấn đề đặt ra ở đây là, dân tộc Việt Nam chúng ta có lịch sử 4000
nămvăn hiến theo cách nói dân gian nhưng cái gì làm nên bề dày
văn hoáViệt chúng ta? Những giá trị văn hoá Việt Nam là gì?
Khi nói đến châu Á thì đa số mọi người trên thế giới đều nghĩ ngay
đến Trung Quốc với lịch sử vĩ đại hàng nghìn năm, một trong
những nền văn hoá lớn của thế giới đã đem ảnh hưởng của mình
đến với các nước lân cận cũng như trên toàn thế giới. Vì vậy có
khá nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng Việt Nam, một nước nhỏ
bé ngay sát Trung Quốc và từng bị Trung Quốc đô hộ trong 1000
năm lại có một hệ thống ngôn ngữ, chữ viết cũng như những phong
tục tập quán… khác với Trung Quốc. Vậy đâu là cơ sở để tạo nên
một nền văn hoá Việt Nam với những bản sắc riêng của nó?
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá nhưng một cách
đơn giản tacó thể hiểu: văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu

tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực
tại ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái
mô hình trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất cho mối quan hệ
này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành
một sự lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa
chọn của các cá nhân hay tộc người khác.
Nói đến bản sắc văn hoá tức là ta nói đến cái mặt bất biến của văn
hoátrong suốt quá trình phát triển của lịch sử. Đối với văn hoá Việt
Nam thì chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm riêng biệt
chính như vềTổ quốc, gia đình - làng xã, thân phận, diện mạo.
* Đối với con người Việt Nam thì Tổ quốc là lớn hơn tất cả. Chính
vìvậy mà sự tiếp thu các nền văn hoá khác, đặc biệt là văn hoá
TrungQuốc, đều bị điều chỉnh qua cái lăng kính Tổ quốc đó.
Người Việt Nam chỉ tiếp thu những cái cần thiết của văn hoá
10


Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền dân tộc chứ không bắt chước một
cách máy móc.
Đạo Lão với những quan điểm chống lại chính trị không tìm được
cho mình chỗ đứng ở Việt Nam. Đạo Nho được truyền vào Việt
Nam và được lấy làm cơ sở cho thi cử, nhưng văn học chữ Hán của
Việt Nam từ đầu đến cuối đều là văn học yêu nước, của người dân
đất Việt tự hào về truyền thống giữ gìn độc lập dân tộc.
Ngay cả tôn giáo luôn có xu hướng phủ định chính trị, phủ định đất
nướcđể mở rộng tầm ảnh hưởng và độc chiếm tư tưởng của tín đồ,
thì khi du nhập vào Việt Nam như đạo Phật, đạo Thiên chúa, hay
được sinh ra như đạo Cao Đài đều phải có thay đổi phù hợp để có
thể tồn tại được ở Việt Nam.
Vì đất nước Việt Nam được hình thành dựa trên một biển các

công xã tựquản, nên con người Việt Nam trước hết là con người
của gia đình, củalàng xã. Chế độ quân chủ của Việt Nam ngày xưa
vì thế mà mang tính nướcđôi. Làng xã giúp chính quyền trung
ương trong việc quản lí, thu thuế,tuyển quân… nhưng nó cũng lại
bảo vệ những con người sống trong đó. Nói như thế tưởng chừng
lại có sự mâu thuẫn giữa lợi ích của gia đình, làngxã với lợi ích của
đất nước. Nhưng không phải như vậy, truyền thống văn hoá Việt
Nam không bao giờ xem quyền lợi gia đình đối lập lại với quyền
lợi Tổ quốc. Cũng chính vì thế mà các ông vua Việt Nam không
thể làm cỏ cả một khu vực hay tập trung sức dân để xây đắp những
công trình quy mô như vua chúa Trung Quốc và các nước ĐNA
khác.
Ông vua Việt Nam chỉ có thể huy động sức dân mà dân vẫn theo
vào haiviệc vì nó liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, đó là:
chống giặc ngoại xâm và đắp đê điều. Do đó hai kiến trúc vĩ đại
nhất của nềnvăn hoá Việt Nam chính là hệ thống đê điều và hệ
thống kênh mương.

11


* Trước khi bị Pháp xâm lược thì con người Việt Nam có một thân
phận riêng, không phải ai muốn làm gì anh ta cũng được. Người
dân hoàn toàn không bị lệ thuộc vào kinh tế hay chính trị của kẻ
mạnh.
Người dân được che chở đặc biệt và đảm bảo sống yên ổn nếu như
người đó sống lương thiện và đạo đức. Nhìn sang châu Âu trước
phong trào dân tộcthì người nông nô, người nô lệ không có thân
phận, người dân trong mộtcông quốc cũng không có thân phận vì
họ thuộc vào một công quốc nào đó là tuỳ vào ý thích của ông chủ.

Khi các nước bị chia cắt với nhau nhưthế thì người dân chỉ biết đến
lãnh chúa của họ chứ họ không quan tâm tới thân phận riêng của
họ như là một người dân.
Trung Quốc dưới thời kì quân chủ, người dân cũng không có thân
phận khi vua chúa với sức mạnh của bạo lực quân sự có thể giết
sạch dân một vùng hay tru di tam tộc, cửu tộc một dòng họ nào đó.
Do bắt chiếc Trung Quốc, thỉnh thoảng ở Việt Nam cũng có
chuyện tru ditam tộc hay giết người hàng loạt như nghi án vườn Lệ
Chi hay nghi ánHoa Lâm. Những nghi án này đều được viết lại,
truyền lại với thái độ chê trách của những nhà viết sử và của nhân
dân.
* Nếu như con người sinh ra đã có Tổ quốc và gia đình thì thân
phận và diện mạo là thuộc tính xã hội cấp cho anh ta. Trong xã hội
cổ xưa thì con người có thân phận nhưng hầu hết không có ý thức
về diện mạo của mình. Ví dụ như người là chủ nô, người là nô lệ
được xếp vào theo đẳng cấp của họ nhưng họ không có ý thức về
diện mạo.
Trong xã hội còn mang tính chất cổ xưa như người Êđê, Giarai ở
Tây Nguyên, hình phạt nặng nhất đối với con người để trừng trị
không phải là cái chết. Vì họ quan niệm khi người đó chết đi thì sẽ
đầu thai trởlại bộ tộc của chính mình. Hình phạt nặng nhất đó là bị
12


đuổi ra khỏi cộng đồng, vì như vậy người đó mất đi thân phận của
mình.
Xã hội Trung Quốc cũng phân ra quân tử với tiểu nhân nhưng cũng
là theothân phận chứ không phải là theo diện mạo. Con người có ý
thức về diện mạo mình nhất đó là các ẩn sĩ, các hoà thượng. Họ
tìm thấy giá trị cá nhân của họ trong một sự đối lập với tập tục, và

chấp nhận những thiệt thòi về mình để có được một niềm sung
sướng mới: ý thức về diện mạo.
Xã hội Việt Nam được xây dựng trên cơ sở là những làng xã, ý
thức vềdiện mạo xuất hiện khi người dân cố gắng tách ra khỏi cộng
đồng ở mộtmặt nào đó. Khi ở nông thôn có nhiều tổ chức khác
nhau cùng tồn tại thìdiện mạo được hình thành trong cương vị đảm
nhiệm ở từng tổ chức một.

Một quy chế phổ biến ở các làng Việt Nam là phải góp một số tiền
lớn đểcử vào hội đồng hào mục của làng. Vì thế trong làng có các
chức sắc,các chức sắc này chỉ có giá trị trong nội bộ làng nhưng rất
hấp dẫn đốivới dân làng. Các làng còn có tục khao vọng cho các
chức sắc mới. Khaovọng chỉ có mục đích khẳng định diện mạo
mới của con người ăn khao và từ nay mọi người phải đối xử với
anh ta theo diện mạo mới.
Ta có thể nhận thấy qua các bộ sách từ xưa để lại, trong tâm thức
cácnhà Nho trước đây các thành tố “Tổ quốc, gia đình – làng xã,
thân phậnvà diện mạo” đều hiện diện rất rõ ràng. Nó thiếu các yếu
tố cơ bản của văn hoá thế giới hiện đại như: tính toàn nhân loại,
tính duy lí, tự do cá nhân và sự quan tâm tới lợi ích vật chất.
Các hoạt động thực tiễn, từ công tác tổ chức, từ việc làm, từ
phát huy dân chủ để tìm hiểu, phát hiện cái mới để đổi mới cách
nghĩ, cách làm với các giải pháp sát, đúng, hiệu quả thiết thực.,
13


đồng thời tham mưu, kiến nghị đề xuất có các cơ chế, chính sách
thích ứng nhằm phát huy sáng tạo cho sự phát triển kinh tế xã hội ở
mức cao nhất. Cốt lõi ở chỗ là tạo được sự thống nhất, đảm bảo
tính khách quan, giữa lời nói và việc làm vì lợi ích chung, niềm tin

và sức mạnh đoàn kết từ đó hình thành, phát triển. Tất cả đều
hướng tới ý chí, hoài bão, dẫy lên phong trào đầu tư sản xuất, kinh
doanh, làm giàu chính đáng, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, tôn
vinh quê hương, đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đó là cơ sở tốt nhất để chúng
ta bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, dân tộc, thực hiện thắng
lợi công cuộc đổi mới của Đảng trong sự nghiệp phát triển, chấn
hưng đất nước. Với tinh thần làm giàu từ tri thức nhân loại được
đúc kết, bằng bản lĩnh và cốt cách con người Việt Nam, từ bản sắc
văn hoá của con dân Đất Việt để vóc dáng Việt Nam của thế kỷ 21
được tô thắm thêm trong trang sử 4000 năm Văn hiến vẻ vang.

14



×