Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn TUYÊN TRUYỀN QUẢNG bá DU LỊCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.95 KB, 28 trang )

Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
LỚP DHKD3ABTLT

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BA
DU LỊCH VIỆT NAM

Tập thể lớp DHKD3ABTLT
Facebook.com/DHKD3TLT – Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
Email:
TP.HCM, 19/10/2012

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
1


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Câu 1: Tuyên truyền là gì ? Quảng bá là thế nào? Tuyên truyền quảng bá du lịch Việt
Nam có những điểm gì giống nhau và khác nhau như thế nào số với một hoạt động
Marketing cho một sản phẩm?
1/ Tuyên truyền: là bảo khắp mọi nơi; truyền là đem trao cho người này, người kia. Như
vậy, tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm
theo.
2/ Quảng bá: là rộng, mở rộng ; bá là làm lan ra khắp cho mọi người đều biết. Như
vậy, quảng bá là làm lan rộng ra khắp tất cả mọi nơi cho ai ai cũng đều biết.


Từ đó, “Tuyền truyền quảng bá du lịch Việt Nam” là thực hiện công tác giới thiệu rộng
rãi khắp tất cả mọi nơi để mọi người đều biết đến du lịch Việt Nam và quyết định thực
hiện chuyến du lịch đến Việt Nam.
Nói khác đi, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam chính là marketing cho thương hiệu
du lịch Việt Nam
3/ Điểm giống và khác nhau giữa tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam và Marketing
cho một sản phẩm
Giống nhau:
-

Nhằm làm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.

-

Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như: internet, báo , đài,
TV, …
Mang thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh nhất
Mang sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
Tăng độ nhận biết thương hiệu cho sản phẩm

-

Khác nhau:

Bản chất

Du lịch Việt Nam


Sản Phẩm

Hữu hình, có thễ kiểm tra
sản phẩm qua các giác quan

Vô hình, không thể kiểm tra
qua các giác quan mà chỉ
khi dùng mới biết được, nên
việc thông tin, truyền miệng
giữa các khách du lịch với
nhau, lời khuyên của các
chuyên gia du lịch rất quan

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
2


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

trọng trong việc tiếp thị...

Phương thức sản xuất

Sản xuất và tiêu dung có thễ không thể kiểm tra qua các
ở những địa điễm khác
giác quan mà chỉ khi dùng
nhau, sản xuất hàng loạt
mới biết được, nên việc
thông tin, truyền miệng giữa
các khách du lịch với nhau,

lời khuyên của các chuyên
gia du lịch rất quan trọng
trong việc tiếp thị...
Có thễ vận chuyển đến các
nơi

ngành du lịch không có hệ
thống phân phối vật chất
như các ngành sản xuất vật
chất khác, nên không có thể
vận chuyển hàng hoá du lịch
đến các nơi. nên ngành du
lịch phải có rất nhiều trung
gian, môi giới trong lữ hành
và khách sạn: tức là phải có
các đại lý, các văn phòng
đại diện, các tổ chức điều
hành du lịch.

Sản phẩm hàng hoá được
ước tính chính xác về các
chi phí.

Nhưng dịch vụ du lịch vừa
có tính không đồng nhất,
vừa vô hình. Cùng một
khách sạn, cùng một loại
phòng ngủ nhưng đối tượng
khách du lịch yêu cầu dịch
vụ lại khác nhau


Kênh phân phối

Xác định giá thành

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
3


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Điểm khác biệt
-Tuyên tuyên quảng bá du lịch
Bằng các hoạt động văn hóa lễ hội, các chương trình hợp tác thúc đẩy quan hệ giữa các
nước, sự kiện thể thao …. Chỉ nhằm tới mục tiêu là làm sao càng nhiều ngưới biết đến
Việt Nam với những đặc trưng về văn hóa, thiên nhiên cũng như con người.
Đây được xem là nhiệm vụ chung của toàn ngành cũng như của nhà nước
Nhà nước chi trả tất cả các khoản chi phi cho việc thực hiện các chương trình quảng cáo.
Không nhằm mục đích thương mại
-Hoạt động marketing cho sản phẩm
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng dể đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh để thấy được điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm qua đó phát
huy thế mạnh và sửa chữa điểm yếu của sản phẩm.
Định vị vị trí hiện tại của doanh nghiệp qua đó có một chiến lược giá cho phù hợp với thị
trường
Doanh nghiệp quyết định các khảo chi phí cho các hoạt động marketing cho sản phẩm
của mình
Nhằm mục đích thương mại.
Câu 2: Ngành DLVN chưa quan tâm đến tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại thị

trường nội địa. Anh chị suy nghĩ gì cho nhận định này?
-Theo em, nhận định này không hoàn toàn đúng.
-Trong tình hình khó khăn của năm 2008, chuyện quảng bá, tiếp thị cho du lịch Việt Nam
được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cũng giống như những gì đã diễn ra từ
trước đến nay, mảng này vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Giữa năm 2008, khi khách quốc
tế bắt đầu có dấu hiệu giảm, Tổng cục Du lịch đã họp để tìm giải pháp thu hút khách. Với
những giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, kích cầu du lịch nội địa, thu hút khách
ở những thị trường gần, tổng cục đã thực hiện đợt tiếp thị, quảng bá lớn trong những
tháng cuối năm, đặc biệt nhắm đến các phương tiện truyền thông quốc tế. Kinh phí cho

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
4


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

những hoạt động này lên đến 30 tỉ đồng, khoản kinh phí lớn nhất từ trước đến nay cho
quảng bá, tiếp thị. Tuy nhiên, chỉ còn vài tuần nữa là hết năm 2008 nhưng tổng cục vẫn
chưa thực hiện được do vấn đề kinh phí. Nhiều chuyên gia đã cho rằng bên cạnh vấn đề
thiếu năng động, vấn đề kinh phí khiến việt Nam khó thực hiện được những chiến lược
quảng bá rầm rộ như những nước lận cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
khiến cho hoạt động này vẫn được đánh giá là rời rạc và ít tạo dấu ấn.
Mỗi năm, tổng cục chỉ có khoản kinh phí cố định trên 20 tỉ đồng để thực hiện các hoạt
động quảng bá, tiếp thị. Hiếm hoi và tốn nhiều thời gian lắm mới có thể xin thêm kinh
phí để thực hiện những chương trình mới khác. Với kinh phí ít và không ổn định thì dù
có giỏi xoay xở đến đâu ngành cũng khó có thể chủ động thực hiện được những chiến
lược tiếp thị xuyên suốt và có bài bản. Các chuyên gia khẳng định cần một kinh phí dồi
dào và ổn định hơn. Với tình hình mỗi năm lại xin thêm kinh phí và chờ được duyệt thì
không thể làm được chương trình dài hơi và có hiệu quả. Trong thời buổi này, cụm tù
“nhà nước và doanh nghiệp cùng làm” vẫn thường được nhắc đến và thực tế ngành du

lịch vẫn đang thực hiện sự hợp tác này. Tuy nhiên, quảng bá, xúc tiến du lịch là vấn đề
lớn của quốc gia vì thế, Chính phủ cần có sự đầu tư tương xứng.
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam vừa bước qua giai đoạn hết sức khó khăn của
nửa cuối năm 2008 và năm 2009, vấn đề đặt ra là làm thế nào quảng bá, đẩy mạnh xúc
tiến du lịch để phục hồi và tăng trưởng khách du lịch quốc tế đồng thời thúc đẩy du lịch
nội địa vượt khó khăn. Một loạt các biện pháp đã được đề xuất nhằm triển khai các hoạt
động xúc tiến ở ngoài nước và trong nước.
Cùng với việc khai thai và nâng cao các cơ sở hạ tầng dịch vụ của du lịch nội địa, nhà
nước còn tập trung khai thác các lễ hội văn hóa đặc sắc. Việc tổ chức Năm Du lịch quốc
gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 nhằm khẳng định thế mạnh của du lịch Việt
Nam. Tập trung nhiều các di sản thế giới, di tích quốc gia, lễ hội đặc sắc, các sản phẩm
du lịch về biển chính là yếu tố có giá trị đặc biệt để hình thành và phát triển các sản phẩm
du lịch đặc thù, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nguồn khách du lịch đến miền Trung và
Việt Nam. Theo đó, các sự kiện sẽ tập trung cao điểm vào các tháng 1, 2, 4 với Lễ hội
đầu Xuân và Festival Huế 2012, tháng 6-7 với mùa du lịch hè và những tháng cuối năm
sẽ kết thúc Năm Du lịch quốc gia trên địa bàn chính là tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh,
thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà
Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội…

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
5


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Một hình khác của Tổng cục Du lịch Việt Nam nhằm hưởng ứng chủ trương kích cầu du
lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là chương trình truyền hình thực tế Ấn tượng
Việt Nam.
Theo đó, chương trình truyền hình thực tế du lịch kết hợp gameshow này đã được “nhà
đài” VTV3 ưu ái phát sóng vào khung giờ vàng ngày Chủ nhật hàng tuần với thời lượng

45 phút/số (từ 11 giờ - 12 giờ) và dự kiến kéo dài từ năm 2011 tới 2015.
Chương trình truyền hình kích cầu du lịch Ấn tượng Việt Nam nhằm vào thị trường nội
địa với việc giới thiệu những điểm đến nổi bật nhất của du lịch Việt Nam và trước mắt là
tập trung vào một số địa phương trọng điểm. Những người làm chương trình mong muốn
quảng bá sản phẩm dịch vụ, du lịch Việt Nam, đặc biệt là định hướng tiêu dùng du lịch
cho công chúng.
Mang trong mình thông điệp về tình yêu quê hương và khuyến khích du lịch trong nước,
chương trình cũng là lời mời gọi du khách quốc tế đến với Việt Nam. Mỗi năm chương
trình sẽ cùng khán giả trên cả nước tụ hội trong Gala Ấn tượng để cùng thưởng thức và
tôn vinh vẻ đẹp Việt Nam.
Câu 3: Giới thiệu và nhận định về hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam mà
các nước phát triển đã sử dụng khá thành công
- Quảng cáo trên internet, Youtube, các mạng xã hội như Facebook hay Twitter cho tiếp
thị du lịch.
- Có Trung tâm thông tin du lịch chuyên quản lý các trang web của ngành du lịch.
- Tạo blog truyền thông, tổ chức thi video clip
- Quảng cáo trực tuyến như quảng cáo pay per click trên Google, online banner...
Tuy nhiên, các Doanh Nghiệp thường có nhận thức sai lầm về việc thành lập website là
chỉ tạo và cung cấp một số thông tin tương đối về đơn vị kinh doanh của mình mà thiếu
hình ảnh chi tiết, các thông tin liên quan. Đây là những yếu tố quan trọng giúp website có
thể phát triển nhanh chóng. Theo thói quen của người viết, khi tìm kiếm thông tin về một
địa điểm du lịch trên các công cụ tìm kiếm thì kết quả tìm được không chỉ là thông tin
tour và giá cả phòng, dịch vụ mà còn là những địa điểm hay, thú vị, những điều cần biết
mà khách du lịch đã đến địa điểm đó chia sẻ. Đây thường là những thông tin thu hút
khách truy cập vào website. Thông tin càng trung thực và bổ ích thì mức độ tin cậy của
khách hàng vào các dịch vụ của Doanh Nghiệp càng tăng. Tạo lập website và cập nhật
thông tin, thường xuyên được chăm sóc từ đội ngũ IT chỉ là một trong những bước khởi
đầu của một chiến lược quảng bá mang lại hiệu quả.

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com

6


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Rất nhiều Doanh Nghiệp, tổ chức ở những quốc gia khác trong khu vực như Singapore,
Malaysia, Indonesia hay Đài Loan đang khai thác rất hiệu quả các kênh quảng cáo trực
tuyến tại thị trường Việt Nam để tiếp cận đến khách hàng Việt Nam. Riêng các Doanh
Nghiệp trong nước có được nhiều điều kiện thuận lợi không biết cách tận dụng để nâng
cao giá trị dịch vụ của Doanh Nghiệp, qua đó nâng tầm giá trị thương hiệu du lịch Việt.
Rõ ràng, đã đến lúc các doanh nghiệp du lịch cần thay đổi tư duy và “chi mạnh tay” cho
những hình thức quảng cáo trực tuyến như quảng cáo pay per click trên Google, tối ưu
hóa website (SEO), mạng xã hội, online banner... để tận dụng những ưu thế của online
marketing, tìm hướng đi mới cho ngành du lịch trực tuyến của nước nhà. Việt Nam chưa
biết cách khai thác quảng cáo online là một yếu điểm lớn, DN cần sớm thay đổi nếu
không du lịch Việt Nam sẽ bỏ phí rất lớn các thị trường khách hàng tiềm năng và đồng
thời, ngành quảng cáo số Việt Nam cũng mất đi cơ hội lớn để phát triển.
Trên nguyên tắc, internet hiện nay là phương tiện thông tin nhanh nhất và có mức độ
quảng bá rộng rãi nhất. Tuy nhiên, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam trên mạng
internet trong tình hình hiện nay không mang lại thành công

Câu 4: Những ưu điểm khi thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam
trong những năm vừa qua
1/ Về định hướng chiến lược
-

-

-


Hoạt động xúc tiến du lịch trong năm có nhiều chuyển biến tích cực.Nét nổi bật là
tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch từng bước được nâng lên
thông qua việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định hướng, hỗ trợ tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp đứng ra tổ chức, phương thức này đã huy động được tiềm
năng thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, góp sức cùng với nhà nước trong chương trình
quảng bá xúc tiến.
Trong chiều hướng liên kết quảng bá giữa các tỉnh thành, ngành du lich đả có sự gắn
kết qua việc chủ động tham gia các hội chợ, festival như liên hoan du lịch Mekong tại
An Giang, liên hoan du lịch biển Vũng Tàu, liên hoan làng nghề ẩm thực Hà Nội,
Festival Huế thông qua việc thiết kế gian hàng chung giới thiệu hình ảnh điểm đến
thành phố cùng với các gian hàng quảng bá riêng các doanh nghiệp với những sản
phẩm đặc thù của mỗi đơn vị.
Bên cạnh đó, ngành du lich cũng đã phối hợp với các các ngành chức năng tham gia
đăng cai các sự kiện lớn của thế giới tại Việt Nam: như Hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu
quốc tế, hội nghị Asean, Sea Game nhằm tạo cơ hội giao lưu văn hoá thông qua nghệ
thuật ẩm thực, thu hút thêm khách quốc tế đến với thành phố.

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
7


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

2/ Công tác quảng bá xúc tiến
-

-

-


-

-

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục hướng vào việc đa dạng hoá các kênh
thông tin, khai thác lợi thế của hệ thống thông tin đại chúng, phối hợp chặt chẽ với
báo đài trong cung cấp trao đổi thông tin hai chiều nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch
thông qua công tác tuyên truyền có định hướng của báo chí.Trên cơ sở đó, đã phát
huy tốt hoạt động các điểm thông tin, hiệu đính và phát hành Niên giám Lữ hành và
Niên giám Khách sạn năm 2006, bản đồ du lịch tiếng Anh, hoàn chỉnh và quảng bá
Lịch Sự kiện năm 2006 đến các doanh nghiệp và khách du lịch thông qua trang web,
thư điện tử, thực hiện đĩa CD tiếng Anh giới thiệu điểm đến thành phố, phát hành bản
đồ các điểm mua sắm đạt chuẩn..Hoạt động của Tạp chí Du lịch- trực thuộc Sở- tiếp
tục được củng cố về nhân sự, từng bước nâng cao chất lượng thông tin, tăng cường
quảng bá tờ báo thông qua việc tạp chí Du lịch tổ chức một số hoạt động sau báo như
Hội thi Giọng hát vàng Ngành du lịch năm 2006 khá thành công.
Với mong muốn góp phần kích cầu du lịch nội địa, tăng cường thu hút khách quốc tế,
đầu năm 2009, Tổng cục Du lịch đã triển khai chương trình “Ấn tượng Việt Nam” đã
thu hút được khá đông lượng khách quốc tế đến với Việt Nam.
Tổng cục Du lịch đã hợp tác với các ngành như hàng không, ngoại giao, giao thông
vận tải, truyền thông..., hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế tổ chức các
hội thảo về du lịch đường bộ, du lịch đường biển, du lịch đường không và du lịch
đường thủy. Ngành sẽ tận dụng các cơ hội này để tuyên truyền, quảng bá cho chương
trình.
Ngoại giao văn hóa chính là hoạt động tuyên truyền giới thiệu về lịch sử, văn hóa của
Việt Nam với bạn bè thế giới. Đây là một hoạt động ngoại giao quan trọng nhằm
tranh thủ tình cảm, niềm tin và sự ủng hộ quốc tế đối với đất nước ta trong sự nghiệp
xây dựng phát triển đất nước hiện nay. Ngành Du lịch dù là ngành kinh doanh, nhưng
bản chất là một ngành mang tính văn hóa, nhân văn sâu sắc, có sứ mệnh cao cả là
quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam tới bạn bè thế giới. Đây

là mục đích và nhiệm vụ thường trực của Ngành.
Ở Việt Nam kể từ khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường, vấn đề tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến để thu hút vốn đầu tư, tiêu
thụ sản phẩm và dịch vụ bắt đầu được quan tâm. Thực tế, các vấn đề này vẫn còn
nhiều hạn chế cả trên phương diện kinh nghiệm thực tiễn và tổng kết về mặt lý luận.
Trong lĩnh vực du lịch, để thu hút một lượng khách du lịch nước ngoài vào nước ta
đồng thời quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, Nhà
nước, ngành Du lịch, các doanh nghiệp du lịch đã đầu tư cho công tác tuyên truyền,
quảng cáo và xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Ở trong nước, các phương
tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội nghị, hội thảo đã tuyên truyền nhằm nâng cao

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
8


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

nhận thức của người dân về du lịch. Các lễ hội du lịch tại các địa phương đã được tổ
chức hàng năm. Ngành Du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã tham gia vào nhiều
hội chợ du lịch của khu vực và quốc tế nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch để thu
hút khách. Nhờ những hoạt động này, số lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt
Nam ngày càng tăng, số lượng khách du lịch nội địa tăng trưởng lớn, cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng
cao..v.v. Tuy vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch
còn chưa cao và hạn chế, một trong những nguyên nhân là tính chuyên nghiệp của
công tác này chưa cao, nhiều vấn đề về lý luận chưa được thống nhất về nhận thức,
việc triển khai trong thực tiễn còn nhiều bất cập..v.v.

Câu 5: Những nhược điểm khi thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt
Nam trong những năm qua.

-

Kém cỏi về cả hình thức và kỹ thuật. Không có cơ sở hệ thống quy mô, hiện đại để
làm công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cho đúng mức bởi vậy không tạo được
ấn tượng trong nước và cả đưa các thông tin của du lịch Việt ra các nước trên thế
giới. Nguyên nhân là thiếu vốn đầu tư, không có tiền để tạo được những cơ sở hạ
tầng tốt.

-

Thiếu tính chuyên nghiệp trong chính con người làm du lịch, cũng như cách làm
ăn một cách chợp dựt, không nghĩ tới hướng lâu dài.

-

Tính hiệu quả khi đầu tư đăng quảng cáo – tuyên truyền trên trang kênh truyền
thông nào là hiệu quả nhất, chúng ta vẫn chưa làm được.

-

Tham nhũng, chặt chém khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế làm cho
chất lượng sản phẩm tuyên truyền – quảng bá du lịch Việt Nam không thành công.

-

Trong tay nghề về công nghệ-ngoại ngữ-lịch sử-văn hóa của chính người làm du
lịch và người dân tham gia làm du lịch còn thiếu kiến thức rất nhiều.

-


Kém cỏi trong nghệ thuật giao tiếp cả về công tác tuyên truyền lẫn những người
làm du lịch, người dân tham gia trong du lịch..

Câu 6: Phân tích thế mạnh của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong tuyên truyền, quảng
bá du lịch.

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
9


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

TP.HCM là đô thị lớn nhất, năng động và phát triển nhất trong cả nước, với các ngành
công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Đây chính là sự khác biệt
của TP.HCM so với các điểm đến du lịch khác của Việt Nam. Chính điều đó đã tạo ra nét
thu hút riêng cùa các sản phẩm du lịch TP.HCM so với các địa phương khác vốn có thế
mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên. trong năm 2011, lượng khách quốc tế đến TP.HCM
đạt 3,5 triệu lượt, tăng gần 13% so với năm 2010; tổng doanh thu đạt hơn 49.000 tỷ đồng,
tăng 19,5% so với năm 2010. Riêng khách du lịch nội địa do các doanh nghiệp du lịch
hàng đầu trên địa bàn thành phố phục vụ tăng khoảng 11% so với năm 2010. Doanh thu
du lịch TPHCM chiếm 45% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp 5% GDP của
thành phố.
Du lịch TP.HCM được khai thác trên cơ sở các thế mạnh như: là đầu mối giao thông
quan trọng của cả nước; là trung tâm thương mại, văn hóa - nghệ thuật - thể thao, tài
chính, khoa học kỹ thuật, vốn và công nghệ cao; với các cơ sở đào tạo du lịch, lưu trú du
lịch, lữ hành đã phần nào khẳng định được vị thế –thương hiệu trên thị trường du lịch
trong và ngoài nước.
Du lịch tp.HCM không chỉ phát triển mang tính riêng biệt mà còn quan tâm đến việc phối
hợp liên kết và hỗ trợ các địa phương khác: một mặt hợp tác đôi bên cùng có lợi, hỗ trợ
nhau cùng phát triển, mặt khác cũng chính là củng cố vai trò đầu tàu và trung tâm du lịch

của thành phố. Có thể thấy rằng, du lịch hội nghị, du lịch mua sắm, du lịch đường sông là
những thế mạnh chính cần tập trung khai thác đề thúc đẩy đà tăng trưởng cho du lịch
TP.HCM trong những năm tới.
1) Du lịch hội nghị (Mice)

Du lịch hiện nay không chỉ để đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng mà
còn là cơ hội để tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường. Đây chính là lý do hình thành
loại hình du lịch MICE - viết tắt của 4 từ tiếng Anh Meeting-gặp gỡ, Icentive-khen
thưởng, Covention/ Conferences -hội thảo/hội nghị, Exhibition-triển lãm là tổng hợp
của nhiều dịch vụ gồm vận chuyển, lưu trú, tổ chức hội nghị, hội thảo, các chương

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
10


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

trình tham quan. Với đối tượng là các đoàn khách tập trung, chi tiêu cao và thời gian
lưu trú dài ngày, loại hình này mang lại doanh thu lớn cho các công ty lữ hành, khách
sạn, các dịch vụ tổ chức sự kiện... Được biết, mức chi tiêu trung bình (ngoài chi phí
tour) của khách MICE từ châu Âu đến Tp.HCM là 700-1.000 USD/ngày, khách châu
Á khoảng 400 USD/ngày, con số này thực tế có thể còn cao hơn. Việc khai thác du
lịch MICE hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh du
lịch mà còn mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận và phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều
lĩnh vực thông qua các sự kiện hội họp, đặc biệt là những sự kiện mang tính quốc tế.
Lượng khách MICE chiếm khoảng 60% tổng số lượng khách tham gia du lịch tại
Tp.HCM. Sở dĩ có con số ấn tượng này bởi hầu hết các công ty không chỉ đơn thuần
đưa nhân viên đi du lịch mà còn muốn kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng
đội ngũ phát triển ý tưởng sáng tạo theo nhóm (team building), đồng thời mong muốn
mở ra cơ hội tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, mở rộng thị trường. Đây là

những chính sách thường kỳ của các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Do đó, điểm
đến của du lịch MICE phải hội đủ các điều kiện về cư trú, ẩm thực, khu vui chơi mua
sắm, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ hội nghị. Những năm gần đây, du lịch MICE
đang có những bước phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam vì được đánh giá là một
điểm đến an toàn, thân thiện và là thị trường đầu tư hấp dẫn. Trong số các tỉnh, thành
phố đang tận dụng lợi thế để phát triển loại hình du lịch này như Hà Nội, Đà Nẵng,
Khánh Hòa thì Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội đủ đầy đủ nhất các yếu tố để phát
triển MICE.

Khách du lịch MICE được xem là khách hạng sang, chủ yếu là các thương nhân,
chính khách... sẵn sàng chi để thưởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản
phẩm đắt tiền khác. Họ thường yêu cầu khách sạn 4-5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp,
địa điểm tổ chức tiện nghi và đơn vị vận chuyển, nhân viên có kỹ năng chuyên
nghiệp. Những nơi có khả năng tổ chức hội nghị trước hết và đáng kể nhất của ngành
du lịch thành phố chính là các khách sạn chất lượng 3-5 sao với những thiết kê đặc

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
11


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

trưng dành riêng cho tổ chức hội nghị-hội thảo-sự kiện. Theo số liệu thống kê của
tổng cục du lịch hiện thành phố có 1.446 cơ sở lưu trú đạt chuẩn từ 1-5 sao, trong đó
có 65 khách sạn đạt chất lượng 3-5 sao (13 khách sạn 5 sao như Majestic, Rex,
Caravelle, Part Hyatt, Sheraton, Intercontinental…) với tổng cộng có khoảng 200
phòng họp lớn, nhỏ phục vụ các loại hội nghị, hội họp trong và ngoài nước với tổng
diện tích trên 28.000m2. Ngoài ra, thành phố còn có một số cơ sở vật chất khác như
trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), trung tâm Hội nghị Triển lãm quốc
tế Tân Bình. Sân bay quốc tế Tân Sân Nhất và đội ngũ các công ty lữ hành chuyên

nghiệp như Saigontourist, Vietravel, Ben Thanh Tourist, Fiditour…với lượng khách
quốc tế tăng bình quân 15-25%.
Tất cả các yếu tố trên đã tạo nên lợi thế cạnh tranh giúp tp.HCM trở thành trung tâm
du lịch MICE hàng đầu trong cả nước, là điểm hẹn của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước.
Theo Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch thành phố, đến năm 2015, thành phố sẽ thu hút
gần 4.000.000 lượt khách quốc tế, trong đó gần 900.000 lượt khách thương nhân. Dự
báo nhu cầu phòng khách sạn lên tới trên 70.000 phòng, như vậy thành phố sẽ cần
thêm 12.000 phòng, trong đó có 6.000 phòng khách sạn 3- 5 sao phục vụ khách du
lịch hội nghị. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch MICE thì song song với việc nâng
cao cơ sở vật chất, thành phố đang xây dựng định hướng kế hoạch phù hợp với nhu
cầu phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch…

2) Du Lịch Mua Sắm (Shopping)
Hoạt động mua sắm là một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi của du khách, có
thể xem mua sắm khi đi du lịch làm một sự trải nghiệm mới mẻ giúp du khách hiểu hơn
về văn hóa của điểm đến du lịch. Loại hình du lịch mua sắm đã được khai thác rất thàng
công ở một số nước trong khu vực như Thái Lan, Hồng Kông, Singapore .Và trong thời
gian gần đây, du lịch kết hợp mua sắm là một loại hình du lịch khá phát triển tại tp.HCM,

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
12


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

góp phần thúc đẩy sự chi tiêu của du khách và mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho nền
kinh tế.
Thành phố HCM là trung tâm trung chuyển , giao thương buôn bán lớn của cả nước với
đủ chủng loại hàng hóa trong và ngoài nước. Thành phố HCM là địa phương đầu tiên đạt

chuẩn mua sắm du lịch, với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, có uy tín tạo sự an tâm cho du
khách. Và là một điểm dừng chân lý tưởng với những khu phố mua sắm , phố ẩm thực
hội tụ đầy đủ những điều kiện về an ninh, vệ sinh, không gian cũng như cảnh quan đẹp…
Tp.HCM thu hút du khách nước ngoài với nhiều mặt hàng tơ lụa và đồ thủ công mỹ nghệ
được bày bán trong các showroom dọc đường Đồng Khởi và Lê Lợi.Bên cạnh đó,
TP.HCM có hơn 50 trung tâm mua sắm lớn. Trong đó, một số trung tâm thương mại lớn
có tiếng phải kể đến như thương xá Tax, Parkson, Diamond Plaza, Saigon Square, Saigon
Center, Zen Plaza , Vincom Center …với đa dạng các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới
để đa dạng hóa sự lựa chọn cho du khách. Tại các trung tâm cũng thường xuyên có
chương trình giảm giá, khuyến mãi lớn theo từng mùa để thu hút du khách đến mua sắm.

Ngoài ra, nét văn hóa độc đáo và cũng là thế mạnh để thu hút khách du lịch đó chính là
chợ truyền thống. Việc đưa du khách đi tham quan và mua sắm tại các chợ đặc trưng của
TP.HCM là một chương trình nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía khách du
lịch. TP.HCM với con số xấp xỉ 10 triệu dân, trong đó chủ yếu là người dân nhập cư từ
các tỉnh, thành khác tạo ra sự đa dạng về văn hóa và tất nhiên văn hóa chợ cũng theo đó
mà phát triển. Nổi tiếng có lịch sử lâu đời và lối kiến trúc độc đáo thì phải kể đến chợ
Bến Thành một trong những biểu tượng của Sài Gòn, hầu như các đặc sản địa phương từ
các nơi đều có thể tìm thấy ở đây như thổ cẩm Sapa, gốm Bàu Trúc Ninh Thuận, gốm Bát
Tràng, gốm sứ Bình Dương, trái cây miền Bắc, trái cây miền Nam, các mặt hàng lưu
niệm…, chợ Bình Tây của người Hoa khu vực quận 5 với hàng hóa từ các tỉnh miền Tây
và đồ tiểu thủ công nghiệp, chợ Tân Định, An Đông, Tân Bình, Nancy...

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
13


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Bên cạnh đó còn có chợ chuyên bán các mặt hàng chuyên biệt như chợ vải Soái Kình

Lâm, hay du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên với cảnh sinh hoạt về đêm và chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của các loài hoa tại chợ hoa Hồ Thị Kỷ, sự đa dạng của các loại nông sản
tại chợ đầu mối rau quả Thủ Đức hoặc độc đáo hơn thì có chợ Lê Hồng Phong - còn gọi
là chợ Campuchia nổi tiếng với món bún bo-chóc...
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu mua sắm, các chợ truyền thống giúp du khách có thể hình
dung phần nào về văn hóa sinh hoạt cùa con người nơi đây thông qua việc giao tiếp giữa
người bán và người mua với không khí nhộn nhịp khác hẳn với việc mua sắm tại các
trung tâm thương mại.
Nắm bắt được nhu cầu và để tận dụng được lợi thế của chợ truyền thống, mới đây Tổng
cục Du lịch và Sở VHTTDL TP.HCM xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chợ đạt chuẩn phục
vụ khách du lịch. Đây là căn cứ để Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch ban hành văn bản
hướng dẫn Sở VHTTDL các tỉnh, thành công nhận và cấp biển hiệu “Chợ đạt chuẩn phục
vụ khách du lịch” trong thời gian tới. Nếu được tổ chức tốt thì chợ truyền thống sẽ là một
trong những điểm đến thú vị dành cho du khách. Đây không chỉ là nơi để du khách tiêu
tiền mà còn là kênh quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam rất hiệu quả.

3) Du Lịch Đường Sông
TPHCM có nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch đường sông vì có nhiều sôngkênh nội thành; ngoài chức năng tiêu thoát nước còn góp phần tôn tạo cảnh quan môi
trường đô thị nói chung và phát triển hoạt động dịch vụ du lịch thõa mãn nhu cầu nghĩ
dưỡng -thưởng ngoạn trên sông.
Phát triển du lịch đường sông là một trong những kế hoạch quan trọng của TPHCM,
trong đó, Cần Giờ được nhắm là trọng tâm trong kế hoạch này. Vào năm 2011, TPHCM
đã khai trương tuyến tầm ngắn từ bến Bạch Đằng đến làng nghệ nhân Hàm Long ở quận
2, kế đến là phát triển phát triển tuyến bến Bạch Đằng - Cần Giờ. Ngoài ra, một số tuyến
nối thành phố với Đồng Nai và Bình Dương cũng đã được khảo sát.

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
14



Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Tuy nhiên, nổi bật nhất trong chương trình phát triển du lịch đường sông của TPHCM là
việc nối tuyến du lịch từ Phú Mỹ của tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu đến Cần Giờ với hàng loạt
hoạt động tiếp thị, đóng tàu du lịch, thuyền kayak... để đón khách quốc tế.
Du lịch đường sông TP.HCM bao gồm các tuyến hoạt động chính:
• tuyến tầm ngắn Bạch Đằng – Nhà Bè, Bạch Đằng – Bình Quới; trong phạm vi TP
có: Bạch Đằng – Củ Chi, Bạch Đằng – Cần Giờ. Hoạt động ở khu vực trung tâm
với các tuyến đi các tỉnh miền Đông như: Sài Gòn – Bình Dương, Sài Gòn – Tây
Ninh (hồ Dầu Tiếng), Sài Gòn – Đồng Nai (hồ Trị An).
• Tuyến tầm xa đi các tỉnh miền Tây thì có: Mỹ Tho, Cần Thơ, Châu Đốc và Phnom
Penh – Campuchia…
Tour đường sông rất thu hút du khách quốc tế. Nếu Tp.HCM tiếp tục kết nối tuyến du
lịch này đi xa hơn cũng như hợp tác để xây dựng bến, bãi cho tàu du lịch đường sông thì
sẽ tạo nên một loại hình du lịch hấp dẫn cho du lịch thành phố.
Du lịch đường sông sẽ là sản phẩm chiến lược của du lịch TP trong thời gian tới. Trong
đó, chú trọng xây dựng bến bãi, cầu cảng, cải tạo bến tàu Bạch Đằng... Sắp tới, ngành du
lịch TP sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về tiềm năng, thế mạnh của
du lịch đường sông nhằm thu hút các nhà đầu tư tích cực tham gia cùng TP.
Câu 7. TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BA DU LỊCH CỦA INDONESIA ĐẾN CAC
NƯỚC
Giới thiệu về đất nước Indonesia:
Indonesia là một quần đảo lớn vùng Đông Nam Á, đứng theo thế "chân trong chân ngoài"
giữa đường xích đạo, nghĩa là một bên chân đặt trên Ấn Độ dương và một bên chân đặt
trên Thái Bình dương. Indonesia có chung biên giới với Malaysia về phía Bắc, giáp East
Timor và Papua New Guinea về phía Đông. Ngoài ra, Indonesia cũng là "xóm giềng" với
Australia về phía Nam, với Palau, Philippine, Việt Nam, Singapore và Thái Lan về phía
Bắc, với Ấn Độ về phía Tây Bắc.

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com

15


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Bao thế kỷ nay những hòn đảo xanh biếc màu ngọc bích của quần đảo Indonesia đã
quyến rũ nhân loại, từ các nhà truyền giáo đến những tên cướp biển, từ các công ty đại
thụ đến khách du lịch "ba lô", tất cả đều ít nhiều bị những cánh rừng gỗ đàn hương, bị
phong cách sống rất Bali và bị những bãi biển kỳ diệu, những ngọn núi vĩ đại và những
núi lửa oai hùng hút hồn.
Bali là một vùng đất đẹp và ấn tượng đến nỗi bạn có thể trở nên mê muội và ngốc nghếch
nghĩ rằng đây là một bức tranh: những cánh đồng lúa vàng ươm trải dài bên sườn đồi
trông như những bước chân khổng lồ, những miệng núi lửa mở to chực gầm thét đám
mây bên trên, những khu rừng rậm rạp và nồng nhiệt, những bãi biển được tắm bởi làn
nước ấm áp của Ấn Độ dương.
Không phồn hoa như Bali, nhưng Lombok lại có những bãi biển đẹp hơn, một ngọn núi
lửa to hơn và những miền quê mang nhiều nét đặc trưng, khác biệt. Lợi thế du lịch nơi
đây vẫn chưa được tận dụng triệt để, song nhiều du khách vẫn đến đây và họ trở thành
những khách du lịch độc lập, tự do bị cuốn hút bởi nét đẹp hoang sơ và những hoạt động
thể thao mạnh mẽ của hòn đảo, như lướt sóng, đạp xe, lặn và bơi, cũng như nền văn hóa
địa phương đặc sắc của Lombok. Indonesia được ví như "người khổng lồ đang ngủ" của
Đông Nam Á.
Từ những tòa nhà cao chọc trời của Singapore phía Đông nam, đến những bãi biển tắm
nắng tuyệt vời phía Bắc Australia, 17.000 hòn đảo của Indonesia tựa như chiếc cầu nối
liền vùng vịnh giữa các châu lục, tạo nên nét hoang dã, khác thường và kỳ diệu ở Đông
Nam Á. Những thành phố lớn và những nhà kỷ niệm cổ kính khiêm nhường, những bãi
biển thoáng đãng với dòng nước trong xanh và những con hổ, những chú thằn lằn khổng
lồ, tất cả đều góp phần tạo nên sự khác biệt của hòn đảo. Với nhiều du khách, cuộc hành
trình đi Indonesia là một chuyến đi tận hưởng sắc màu phong cảnh, âm thanh và mùi vị
của thiên nhiên...

Indonesia có nền văn hoá vô cùng giàu có với sự hoà quyện của những sắc màu tôn giáo
và một truyền thống văn hoá hết sức lâu đời. Là một đất nước Hồi giáo đông dân nhất thế
giới nhưng nơi đây cũng chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hoá phương Tây như Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan… Cho tới ngày nay, những vở kịch múa nổi tiếng ở Java
và Bali vẫn mang đậm dấu ấn của Ấn Độ giáo trong khi thể loại Batak ở vùng Bắc
Sumatra lại là những nhóm hát tập thể mang tính chất giải trí đơn thuần. Những nhà thờ
Hồi giáo uy nghi được xây cạnh những tượng đài chiến thắng mang kiến trúc hiện đại
phương Tây chính là nhân chứng của một nền văn hoá đa dạng cùng những thăng trầm
của vùng đất tuyệt đẹp này.
Thiên nhiên ban tặng cho Indonesia những cảnh sắc vô cùng đa dạng với những bờ biển
dài thẳng tắp, những thác nước hùng vĩ, những ngọn núi lửa tuôn trào và cả cảnh sắc
nhiệt đới thanh bình còn có loài rồng Komodo sinh sống. Đây là loài bò sát khổng lồ có

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
16


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

chiều dài tới 4m và đã có mặt trên trái đất từ hơn nửa triệu năm qua. Ngày nay hòn đảo
này là một vườn quốc gia được Chính phủ bảo vệ, là một điểm du lịch đầy kỳ bí đối với
du khách say mê du lịch sinh thái.
Đến Indonesia bạn không thể bỏ qua dịp chiêm ngưỡng những món quà kỳ lạ của thiên
nhiên như những dải san hô đủ sắc màu trải dài từ Bali đến Sulawesi, thăm những thảm
hoa nhiệt đới rực rỡ ở Sumatra và Kalimantan. Đây cũng là nơi có loài phong lan nhỏ xíu
tới loài hoa Raffsesia lớn nhất thế giới với đường kính bông hoa lên tới gần 1m .Vẫn còn
hàng nghìn hòn đảo không có người sinh sống, vẫn còn bao nhiêu điều kỳ bí mà con
người chưa thể khám phá hết ở quần đảo này. Đó chính là sức quyến rũ kỳ lạ mà những
người dân mến khách nơi đây muốn trao tặng du khách nếu bạn có dịp đến thăm thiên
đường trên mặt đất này.

Chiến lược quảng bá du lịch của Indonesia:
1) Indonesia đã xây dựng xong chiến lược tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025:
Theo đó tư tưởng chính sẽ tập trung nâng cao chất lượng du lịch. Mục đích của chiến
lược phát triển du lịch đến năm 2025 của Indonesia sẽ phát triển khoảng 50 điểm đến
quy mô quốc gia với một số “hành lang du lịch”, lượng khách quốc tế dự kiến đến
thời điểm này dự kiến đạt 25 triệu lượt người. Cùng với chiến lược là một kế hoạch
phát triển đến năm 2015 cũng đã hoàn tất với nội dung tập trung phát triển 3 loại hình
du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch
nông thôn sẽ triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vườn quốc gia.
Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali – một trong
những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn đề
như tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát
triển du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến
thức, có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.
2) Indonesia - Singapore hợp tác quảng bá du lịch:
Indonesia và Singapore đang xúc tiến một chương trình quảng cáo du lịch chung
nhằm kết hợp vị thế đảo du lịch hấp dẫn Bali của Indonesia với Hãng Hàng không
Singapore.
Hiệp hội Du lịch Indonesia và Hiệp hội Các Cty du lịch Singapore sẽ phối hợp tổ
chức các tour du lịch mang tên Sin-In (Singapore/Indonesia).
Du lịch là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của Indonesia, đồng thời cung cấp
nhiều việc làm cho người lao động. Chính phủ Indonesia đã thực hiện nhiều biện pháp

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
17


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

hỗ trợ ngành du lịch như phát triển hạ tầng cơ sở du lịch và tổ chức các chiến dịch

quảng bá du lịch Indonesia ở nhiều quốc gia.
3) Indonesia: Giữ gìn bản sắc văn hóa để phát triển du lịch
Là một trong số ít quốc gia trụ vững khi nhiều nước trên thế giới lao đao trong cơn
bão khủng hoảng kinh tế, Indonesia đang hướng tới phát triển nền kinh tế gắn liền với
du lịch, nhằm quảng bá nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đến bạn bè quốc tế.
Bất chấp khủng hoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới, Indonesia vững bước khi
đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ngoạn mục. Cơ quan Thống kê quốc gia Indonesia
(BSP) công bố, tốc độ tăng trưởng trong quý II/2012 vừa qua đạt 6,4%, bứt phá so với
mức dự kiến 6,1%. Dự báo, năm 2013, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, quốc
gia quần đảo này sẽ đạt mức tăng trưởng 6,3%.
Trong bối cảnh hiện nay khi toàn cầu hóa đang là xu thế phát triển ngày càng mạnh
mẽ và không thể đảo ngược, song hành với việc phát triển kinh tế, quốc gia này vẫn lo
giữ cho mình một bản sắc văn hóa dân tộc. Indonesia có tiềm năng rất lớn trong lĩnh
vực du lịch. Nước này xếp thứ 39 trên thế giới về di sản văn hóa. Không chỉ vậy, có
trên 300 bộ tộc và các nhóm dân tộc thiểu số khác nhau khiến Indonesia trở thành
điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Chính nền văn hóa nghệ thuật phong phú,
đa dạng là một trong những động lực phát triển chủ chốt của ngành du lịch của đất
nước 240 triệu dân này.
Chính phủ Indonesia đã thông qua các chương trình và chiến lược phát triển dài hạn
của ngành du lịch. Ngân sách dành cho đầu tư phát triển du lịch năm 2012 tăng 3%,
đạt 8,86 tỷ USD; dự kiến vượt quá 10 tỷ USD vào năm 2015. 80 điểm tham quan hấp
dẫn du khách trong nước và quốc tế tương tự đảo Bali sẽ được xây dựng từ nay đến
năm 2025. Ngoài ra, 16 địa điểm khác cũng nằm trong kế hoạch phát triển ngắn hạn,
trong đó có đền Borobudur, hồ Toba...
Bên cạnh các danh lam thắng cảnh, chiến lược phát triển du lịch của Chính phủ
Indonesia cũng chú trọng quảng bá hình ảnh đất nước qua ẩm thực. Indonesia đang
tiến tới xây dựng các món ăn truyền thống mang tính biểu tượng quốc gia. Các món
ăn truyền thống sẽ được phục vụ tại các nhà hàng ở nước ngoài, phù hợp với khẩu vị
của thực khách mà không làm mất đi bản sắc độc đáo của món ăn dân tộc.
Trong một thế giới phẳng như hiện nay, hội nhập là xu thế và cũng là yêu cầu tất yếu

để các nước phát triển kinh tế. Nhưng hội nhập để phát triển không đồng nghĩa với
việc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị lu mờ và hòa tan. Đầu tư cho văn

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
18


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

hóa, du lịch là hướng đi đúng đắn, không chỉ mang đến lợi ích cho nền kinh tế
Indonesia mà đã giúp đất nước vạn đảo lưu giữ cho mình một bản sắc riêng.
4) Indonesia quảng bá du lịch tại châu Á, Trung Ðông
Cơ quan Du lịch và Văn hóa Indonesia (BP Budpar) sẽ quảng bá du lịch Indonesia tại
các thị trường châu Á, Nam Phi và Trung Ðông.

Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia đã xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển
ngành, trong đó về du lịch, Indonesia sẽ tăng cường sự hợp tác giữa chính quyền
trung ương và chính quyền các địa phương để xây dựng được 80 điểm đến du lịch
trong cả nước hẫp dẫn du khách trong nước và quốc tế tương tự như đảo Bali từ nay
cho đến năm 2025, và đã chọn 16 địa điểm cho kế hoạch phát triển ngắn hạn, trong đó
có đền Borobudur, hồ Toba và các danh thắng khác, với mục tiêu không chỉ tăng số
lượng mà còn phải truyền được cảm hứng về chất lượng và dịch vụ du lịch để thời
gian lưu trú lâu hơn và mong muốn quay trở lại với Indonesia nhiều lần nữa của du
khách nước ngoài.
Ngành du lịch Indonesia sẽ tăng cường tổ chức hoạt động du lịch bằng tàu biển và
MICE (hình thức du lịch kết hợp với hội nghị và hội chợ triển lãm). Việc tổ chức
MICE phải đáp ứng được yêu cầu của các sự kiện tầm khu vực và quốc tế, bởi hiện
mới chỉ có 10% địa điểm ở Inđônêxia đáp ứng yêu cầu các sự kiện có từ 1.000-3.000
người tham dự.
Ngoài ra, ngành sẽ chú trọng đến vấn đề ẩm thực, tiến tới xây dựng được các món ăn

truyền thống mang tính biểu tượng của quốc gia, thúc đầy cái gọi là “ẩm thực ngoại
giao” thông qua giới thiệu các món ăn Inđônêxia ở các nhà hàng ở nước ngoài, phù
hợp với khẩu vị của người nước ngoài song vẫn không làm mất đi bản sắc độc đáo
của món ăn dân tộc.
Để thực hiện được những hướng phát triển chiến lược này, Bộ Du lịch và Kinh tế tế
Sáng tạo sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ Nông nghiệp, Thương mại, Công nghiệp và
Ngoại giao.
Về kinh tế sáng tạo, Indonesia sẽ tăng cường thúc đẩy ngành phát triển thông qua
quyền sở hữu trí tuệ và các quy định ưu đãi về tài chính hoặc phi tài chính; cung cấp
đủ nguyên liệu cho công nghiệp sáng tạo; dành không gian công cộng cho những hoạt
động sáng tạo; xây dựng các công viên văn hóa tích hợp với sân khấu trình diễn,
phòng triển lãm, phòng trưng bày, và thị trường nghệ thuật; tạo ra một hệ sinh thái

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
19


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

bao gồm không gian công cộng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho tinh thần kinh
doanh phát triển và hỗ trợ vốn cho các nghệ sỹ.
Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ tiên tiến và các xu hướng
hiện đại vào hoạt động sản xuất, sáng tạo các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền
thống nhằm nâng cao giá trị gia tăng cũng như giá trị tinh thần và nghệ thuật của các
sản phẩm này.

Câu 8. TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BA DU LỊCH CỦA SINGAPORE ĐẾN CAC
NƯỚC KHAC:
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi nhiều
đảo nhỏ khác. Trong suốt thế kỷ 14, Singapore được đặt tên là “Singapura” hay “Thành

phố sư tử”.
Ngày nay, Singapore tự hào là một thành phố quyến rũ nơi Đông Tây giao hoà,
nơi những di sản Á Đông hoà quyện vào nhịp sống hiện đại, sự tinh tế cùng với thiên
nhiên tạo ra một không gian hài hoà vô cùng độc đáo, Singapore còn nổi tiếng là một đất
nước xanh, sạch và thanh bình với các dịch vụ chuyên nghiệp.
Năm yếu tố tạo thành công cho du lịch Singapore bắt nguồn từ năm chữ A trong
tiếng Anh là: điểm thắng cảnh (Attractions), phương tiện giao thông (Accessibility), cơ
sở tiện nghi (Amenities), các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và sự điều chỉnh phù hợp
về chính sách (Adjustment).
Du lịch Singapore có cả thảy 43 điểm du lịch, có thể kể tên như: Đảo ngọc
Sentosa, công viên chim thú Jurong Bird Park, Chinatown, Clarke QuayUnderwater
World Singapore, MINT Museum of Toys, đảo ngọc Sentosa…. gần như tất cả đều do
con người tạo ra.Tượng Sư tử phun nước ở khu City Hall cũng là địa điểm thu hút hàng
ngàn du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm mỗi ngày..
Du lịch là một trong những ngành kinh tế then chốt của Singapore. Với định
hướng chiến lược du lịch, Tổng cục du lịch hướng tới việc phục hồi những giá trị truyền
thống ở các tour tham quan và các điểm du lịch trong hoạt động kinh doanh, cũng như

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
20


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

chủ động khai thác các nhân tố mới.Mục tiêu của STB là tạo ra những sản phẩm mới để
hấp dẫn du khách gắn kết với hoạt động thương mại, nhằm khắc sâu hình ảnh một đất
nước Singapore độc đáo và thực sự hấp dẫn trong tiềm thức của du khách
Không được thiên nhiên ưu đãi về mặt cảnh quan nhưng du lịch Singapore thành
công nhờ sự thuyết phục trong công nghệ du lịch.Đảo quốc sư tử này đã thật sự đem chất
xám vào từng dịch vụ của ngành công nghiệp không khói.Là đất nước không có tài

nguyên, nguồn nước ngọt vẫn phải nhập khẩu, cảnh quan thiên nhiên hầu như không
có.Thế nhưng, mỗi năm, ngành Du lịch Sigapore vẫn đón gần 10 triệu lượt khách đến
tham quan và phòng khách sạn gần như đầy ắp liên tục. Vậy cách nào để Singapore thu
hút và níu chân du khách:
• Indonesia và Singapore đang xúc tiến một chương trình quảng cáo du lịch chung
nhằm kết hợp vị thế đảo du lịch hấp dẫn Bali của Indonesia với Hãng Hàng
không Singapore nhất là du khách đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông.
Hiệp hội Du lịch Indonesia và Hiệp hội Các Cty du lịch Singapore sẽ phối hợp
tổ chức các tour du lịch mang tên Sin-In (Singapore/Indonesia).
• Năm 2015, mục tiêu đón 17 triệu du khách và thu về 30 tỉ SGD. Xa hơn là vào
năm 2015, sẽ đón tiếp 17 triệu du khách và thu về 30 tỉ SGD. Phần lớn nguồn
thu này là từ công nghệ du lịch BTMICE (Business Traveller, Meetings,
Incentives, Conventions and Exhibitions - du lịch thương mại, gặp gỡ, khen
thưởng, hội nghị và triển lãm).
• Không thỏa mãn với những thành quả đạt được, Singapore đang tiếp tục đầu tư
cơ sở hạ tầng cũng như nỗ lực quảng bá khắp thế giới. Một khoản tiền cỡ 2 tỉ
SGD được dành riêng để phục vụ cho mục tiêu phát triển BTMICE trong thời
gian tới.
• Nhằm quảng bá cho BTMICE, Tổng cục Du lịch Singapore đã mời một số công
ty bảo hiểm tại Việt Nam sang Singapore khảo sát về cơ sở vật chất và các dịch
vụ liên quan đến công nghệ du lịch.
• Với một quần thể các công trình đa dạng, nhiều không gian chức năng khác
nhau như vậy, nhưng điều thú vị là chỉ cần đi bộ là có thể khám phá được tất cả.
Đây là một trong những niềm tự hào của người dân Singapore: “A City within a
City”.

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
21



Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

• Từ Sân bay quốc tế Changi, chỉ cần bắt một tuyến MRT là có thể đến với
Singapore EXPO. Vị trí này vô cùng thuận lợi cho các hoạt động triển lãm, hội
nghị.
• Với hơn 400 sự kiện diễn ra hàng năm, trung bình mỗi năm ở đây thu hút
khoảng sáu triệu khách tham quan. Cũng tập trung ở đây là nhiều nhà hàng,
quán cà phê, vì vậy, dù chỉ ghé thăm một thời gian ngắn, ai cũng có thời gian để
thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị phương Đông tại các nhà hàng như
Lerk Thai, Daawat Tandoori…tính chuyên nghiệp của các công ty cung ứng
dịch vụ cho tất cả các sự kiện.
• Hai dự án lớn mà Singapore đang thực hiện là Marina Bay Sands (khai trương
năm 2009) và Resort World (khai trương năm 2010). Cả hai đều được đánh giá
là có quy mô lớn, đáp ứng được tất cả các nhu cầu từ nghỉ ngơi, vui chơi, giải
trí, mua sắm đến hội nghị triển lãm và hứa hẹn mang đến nhiều điều mới lạ, độc
đáo cho du khách. Singapore luôn biết tạo ra những điều mới mẻ, hấp dẫn để thu
hút du khách. Đó cũng là bí quyết để một đất nước Singapore có diện tích bé
nhỏ, không giàu tài nguyên nhưng luôn thành công trong việc phát triển kinh tế,
văn hóa.
• Việc tổ chức hội nghị tại Singapore đã được nâng lên tầm công nghệ. Vào năm
2010, khu phức hợp Resort World trên đảo Sentosa sẽ là điểm đến thú vị nhất tại
Singapore.
• Tổng cục du lịch Singapo (STB) đã tổ chức hội nghị xúc tiến du lịch (Singapo
Tourism Sales Mission 2004) tại TP.HCM với sự tham gia của 25 đơn vị kinh
doanh khu nghỉ mát, khách sạn, các công ty du lịch lữ hành và các đơn vị tổ
chức chương trình ngoại khoá ngắn hạn cho sinh viên (OST) của Singapo và 80
DN kinh doanh du lịch VN.
• Ấn phẩm Quảng cáo của Beyond Words xuất phát từ truyền thống quảng bá
khuyến khích mọi người xem bưu ảnh về phong cảnh du lịch của Singapore,
Ban Du lịch Singapore đã công bố chiến lược mới mang tên Hơn Cả Lời Nói

(Beyond Words). Giai đoạn 2 của thương hiệu Độc đáo Singapore này đã vượt
xa nội dung quảng bá điểm đến du lịch thông qua đặc điểm của sản phẩm và
đang nỗ lực giới thiệu chiều sâu của một trải nghiệm về Singapore.
• Qua những bài hát quảng cáo du lịch Singapore.

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
22


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

• Quảng cáo du lịch mạnh trên CNNCác công ty du lịch dồn hết lực lượng vào
“phiên chợ” thường niên gọi tắt NATAS, thường diễn ra vào đầu năm, này.
NATAS 2012 với quy mô to hơn các năm trước được tổ chức tại Trung tâm
triển lãm Singapore Expo từ 24-26.2: Du khách có thể chọn mua tour trọn gói
với mức giảm giá tại hội chợ có thể lên đến 70% so với giá bán bình
thường.Ngoài các công ty du lịch Singapore ra sức quảng bá các điểm đến mà
họ bán tour, nhiều nước châu Á coi NATAS là cơ hội thu hút du khách xứ sư tử
giàu có.
• Những loại hình nghệ thuật biểu diễn ở Singapore: Sân khấu nghệ thuật trình
diễn ở Singapore hội tụ rất nhiều các tài năng và tác phẩm xuất sắc. Điều này
xuất phát từ nỗ lực hỗ trợ và sáng kiến của Chính Phủ trong mục tiêu quảng bá
hình ảnh của sân khấu nghệ thuật. Bên cạnh cộng đồng nghệ thuật trong nước
năng động, các tác phẩm quốc tế cũng dần tìm được đường đến trái tim của khán
giảnhư vũ điệu Bharatanatyam…
• Singapore đang chuẩn bị mở sòng bạc để thu hút thêm du khách
• Về mặt tiện nghi, Singapore dám quảng bá là một thủ đô ẩm thực và mua sắm
bậc nhất châu Á. Nhưng khả năng điều chỉnh mới mang tính chiến lược nhất.
Thành công của ngành du lịch Singapore chính là thành công trong điều chỉnh
chiến lược phát triển du lịch trước những thay đổi kinh tế và xã hội bên ngoài.

• Singapore đang tập trung xây dựng thành trung tâm triển lãm và hội nghị hàng
đầu châu Á, trung tâm dịch vụ và giải trí bậc nhất .

Câu 9: Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) là gì? Hãy cho biết sự thu hút du
khách nước ngoài của các DSVHPVT ở Việt Nam?
Khoản 1 điều 2 mục I Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
năm 2003 đã ghi nhận “di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình
thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là những công cụ đồ vật, đồ tạo
tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong
một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ. Được
chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng
đồng, các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
23


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý
thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với đa dạng văn hóa
và tính sáng tạo của con người”.
Cho đến nay, Việt Nam đã có 6 DSVHPVT được UNESCO công nhận gồm: Nhã
nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, hội Gióng đền Phù
Đổng và đền Sóc, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh và hát Xoan Phú Thọ ở cả 2 danh hiệu di
sản đại diện nhân loại và danh sách cần bảo vệ khẩn cấp. Năm nay, dự kiến UNESCO sẽ
xem xét 2 hồ sơ Đờn ca tài tử Nam bộ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Việt Nam
đang tiếp tục xây dựng danh sách 12 DSVHPVT dự kiến lập hồ sơ trình UNESCO trong
giai đoạn 2012-2020. Những danh hiệu cao quý tôn vinh những giá trị văn hóa Việt minh
chứng cho đời sống văn hóa tại Việt Nam vô cùng phong phú và đặc sắc. Thế nhưng,

những giá trị ấy có thực sự thu hút đông đảo du khách Quốc tế đến với Việt Nam và
những giai điệu, lễ hội đậm đà bản sắc có thực sự động lại trong lòng du khách ?!
Khách du lịch nước ngoài tìm đến Việt Nam với nhu cầu khám phá những nét độc
đáo của bản sắc dân tộc và không gì bằng những di sản văn hóa nói chung và DSVHPVT
nói riêng sẽ là những “chiếc cầu nối” hiệu quả để du khách hiểu hơn về đất nước, con
người Việt Nam. Trong những năm qua, các DSVHPVT liên tục được vinh danh và công
nhận những giá trị mang tính toàn cầu. Thế nhưng sức hút của những “chiếc cầu nối” ấy
chưa đủ lực hấp dẫn khách du lịch Quốc tế bởi do công tác tuyên truyền vẫn còn nhiều
hạn chế, chúng ta vẫn chưa xây dựng được một sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh
cao dựa trên những giá trị DSVHPVT. Và một thực trạng đáng báo động đó là việc khai
thác ồ ạt, thiếu khoa học làm biến dạng hoặc hủy hoại những giá trị cốt lỗi thay vì bảo tồn
và phát huy di sản.
DSVHPVT mang đặc tính vô hình do vậy mà cần có những phương thức quảng bá
đặc thù thì mới có thể truyền tải được những giá trị nhân văn đến với du khách nước
ngoài. Ngoài việc phải cung cấp đầy đủ thông tin về di sản, chúng ta cần phải xây dựng
những clip quảng bá với những hình ảnh sống động nêu bật giá trị, tinh hoa của mỗi di
sản cùng với việc thêm vào đó những kỷ xảo để công tác tuyên truyền quảng bá không
chỉ dừng ở việc du khách hiểu mà còn kích thích du khách tìm đến những di sản trong
chính cái không gian sống của nó. Hiện nay, ngay chính trên các website của các cơ quan
chức năng như: Tổng cục Du lịch, Cục Di sản Việt Nam… cũng chỉ dừng ở việc cung
cấp thông tin với một số hình ảnh minh họa chứ chưa ứng dụng công nghệ, hay sử dụng
những công cụ nào khác hơn nên việc đưa những DSVHPVT đến với đông đảo bạn bè
Quốc tế là rất hạn chế.

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
24


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục


Trong các tuần lễ giao lưu văn hóa, các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch
chúng ta vẫn hay sân khấu hóa những tiết mục cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung
đình… Bản thân DSVHPVT vốn mang đậm dấu ấn của thời gian và không gian, những
lời ca, tiếng hát, những vũ điệu phải được vang lên vào đúng những dịp lễ hội, vào đúng
cái không gian mà nó được sinh ra thì lúc ấy những giá trị nhân văn mới thực sự quý báo
và đó cũng là tiêu chí quan trọng mà tổ chức UNESCO tôn vinh. Nhưng chúng ta lại sân
khấu hóa, hình tượng hóa những tiết mục ca múa phục vụ du khách, điều này vô hình
dung chúng ta đã bóc tách chính những chủ thể văn hóa là những nghệ nhân ra khỏi cái
không gian sống của di sản vừa làm giảm giá trị nhân văn mà còn làm cho những tiết
mục ấy trở nên chông chênh, lạc lỏng tạo ra một nghịch lý đó là có quảng bá nhưng
không truyền tải được nội dung.
Cho đến nay, việc khai thác các DSVHPVT chỉ dừng ở những tiết mục đơn lẻ
trong chương trình tour du lịch như xem Nhã nhạc tại Duyệt Thị Đường khi đến Huế.
Chúng ta vẫn chưa xây dựng được một sản phẩm du lịch nào hoàn chỉnh và thực sự đặc
sắc dựa trên giá trị di sản. Thay vì để du khách thụ động ngồi xem ca múa, chúng ta nên
xây dựng những sản phẩm du lịch mang tính tương tác cao nhằm tạo sự chủ động cho
khách. Có thể lấy ví dụ như những chương trình hướng dẫn đánh cồng chiêng cơ bản
trước một vài ngày diễn ra lễ hội, du khách sẽ được các nghệ nhân hướng dẫn cách tạo ra
giai điệu từ những nhạc cụ. Và khi vào hội du khách không còn là kẻ đứng xem mà trở
thành người tham gia – là một thành tố cấu thành nên lễ hội. Chính lễ hội, những vòng
người nhảy múa quanh ngọn lửa thiên, bên những vò rượu cần quyện vào cái âm thanh
vang vọng núi rừng, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào cái không gian văn hóa và dễ
dàng cảm nhận được giá trị đích thực của một DSVHPVT của nhân loại. Phải chăng
chính sự cộng hưởng ấy đã để lại một dấu ấn khó phai khi khách du lịch Quốc tế rời Việt
Nam.
Để phát huy đúng với giá trị tiềm năng của các DSVHPVT nhằm thu hút du khách
Quốc tế đến Việt Nam chúng ta cần có sự bắt tay phối hợp đồng bộ giữa 4 nhà: nhà nước,
nhà nghiên cứu khoa học, các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng làng xã địa
phương. Nhà nước đóng vai trò quản lý, định hướng cho việc bảo tồn, duy trì và phát
triển những di sản nhằm đảm bảo những giá trị nhân văn cốt lỗi được thừa kế và phát huy

mang tính bổ sung hoàn thiện qua từng giai đoạn thời gian. Các nhà nghiên cứu tư vấn
trong công tác khai thác các giá trị tài nguyên đúng với tinh thần, bản chất của các di sản
nhằm giảm thiểu sự biến dạng, suy thoái do những tác động tiêu cực từ hoạt động khai
thác. Đơn vị kinh doanh du lịch cần tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn để hình
thành nên những sản phẩm du lịch đậm đà bản sắc, có tính cạnh tranh cao trên thị trường
đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá đến bạn bè trên thế giới. Và mỗi cá

Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
25


×