Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
LỚP DHKD3ABTLT
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN TUYÊN TRUYỀN QUẢNG BÁ
DU LỊCH VIỆT NAM
Tập thể lớp DHKD3ABTLT
Facebook.com/DHKD3TLT – Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
Email:
TP.HCM, 19/10/2012
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
1
Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
Câu 1: Tuyên truyền là gì ? Quảng bá là thế nào? Tuyên truyền quảng bá du lịch Việt
Nam có những điểm gì giống nhau và khác nhau như thế nào số với một hoạt động
Marketing cho một sản phẩm?
1/ Tuyên truyền: là bảo khắp mọi nơi; truyền là đem trao cho người này, người kia. Như
vậy, tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm
theo.
2/ Quảng bá: là rộng, mở rộng ; bá là làm lan ra khắp cho mọi người đều biết. Như
vậy, quảng bá là làm lan rộng ra khắp tất cả mọi nơi cho ai ai cũng đều biết.
Từ đó, “Tuyền truyền quảng bá du lịch Việt Nam” là thực hiện công tác giới thiệu rộng rãi
khắp tất cả mọi nơi để mọi người đều biết đến du lịch Việt Nam và quyết định thực hiện
chuyến du lịch đến Việt Nam.
Nói khác đi, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam chính là marketing cho thương hiệu
du lịch Việt Nam
3/ Điểm giống và khác nhau giữa tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam và Marketing
cho một sản phẩm
Giống nhau:
- Nhằm làm tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như: internet, báo , đài,
TV, …
- Mang thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh nhất
- Mang sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng
- Đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
- Tăng độ nhận biết thương hiệu cho sản phẩm
Khác nhau:
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
2
Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
3
Du lịch Việt Nam Sản Phẩm
Bản chất
Hữu hình, có thễ kiểm tra
sản phẩm qua các giác quan
Vô hình, không thể kiểm tra
qua các giác quan mà chỉ khi
dùng mới biết được, nên
việc thông tin, truyền miệng
giữa các khách du lịch với
nhau, lời khuyên của các
chuyên gia du lịch rất quan
trọng trong việc tiếp thị...
Phương thức sản xuất
Sản xuất và tiêu dung có thễ
ở những địa điễm khác nhau,
sản xuất hàng loạt
không thể kiểm tra qua các
giác quan mà chỉ khi dùng
mới biết được, nên việc
thông tin, truyền miệng giữa
các khách du lịch với nhau,
lời khuyên của các chuyên
gia du lịch rất quan trọng
trong việc tiếp thị...
Kênh phân phối
Có thễ vận chuyển đến các
nơi
ngành du lịch không có hệ
thống phân phối vật chất
như các ngành sản xuất vật
chất khác, nên không có thể
vận chuyển hàng hoá du lịch
đến các nơi. nên ngành du
lịch phải có rất nhiều trung
gian, môi giới trong lữ hành
và khách sạn: tức là phải có
các đại lý, các văn phòng đại
diện, các tổ chức điều hành
du lịch.
Xác định giá thành
Sản phẩm hàng hoá được
ước tính chính xác về các
chi phí.
Nhưng dịch vụ du lịch vừa
có tính không đồng nhất,
vừa vô hình. Cùng một
khách sạn, cùng một loại
phòng ngủ nhưng đối tượng
khách du lịch yêu cầu dịch
vụ lại khác nhau
Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
Điểm khác biệt
-Tuyên tuyên quảng bá du lịch
Bằng các hoạt động văn hóa lễ hội, các chương trình hợp tác thúc đẩy quan hệ giữa các
nước, sự kiện thể thao …. Chỉ nhằm tới mục tiêu là làm sao càng nhiều ngưới biết đến Việt
Nam với những đặc trưng về văn hóa, thiên nhiên cũng như con người.
Đây được xem là nhiệm vụ chung của toàn ngành cũng như của nhà nước
Nhà nước chi trả tất cả các khoản chi phi cho việc thực hiện các chương trình quảng cáo.
Không nhằm mục đích thương mại
-Hoạt động marketing cho sản phẩm
Nghiên cứu nhu cầu khách hàng dể đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
Phân tích đối thủ cạnh tranh để thấy được điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm qua đó phát
huy thế mạnh và sửa chữa điểm yếu của sản phẩm.
Định vị vị trí hiện tại của doanh nghiệp qua đó có một chiến lược giá cho phù hợp với thị
trường
Doanh nghiệp quyết định các khảo chi phí cho các hoạt động marketing cho sản phẩm của
mình
Nhằm mục đích thương mại.
Câu 2: Ngành DLVN chưa quan tâm đến tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại thị
trường nội địa. Anh chị suy nghĩ gì cho nhận định này?
-Theo em, nhận định này không hoàn toàn đúng.
-Trong tình hình khó khăn của năm 2008, chuyện quảng bá, tiếp thị cho du lịch Việt Nam
được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, cũng giống như những gì đã diễn ra từ
trước đến nay, mảng này vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Giữa năm 2008, khi khách quốc
tế bắt đầu có dấu hiệu giảm, Tổng cục Du lịch đã họp để tìm giải pháp thu hút khách. Với
những giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm, kích cầu du lịch nội địa, thu hút khách
ở những thị trường gần, tổng cục đã thực hiện đợt tiếp thị, quảng bá lớn trong những tháng
cuối năm, đặc biệt nhắm đến các phương tiện truyền thông quốc tế. Kinh phí cho những
hoạt động này lên đến 30 tỉ đồng, khoản kinh phí lớn nhất từ trước đến nay cho quảng bá,
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
4
Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
tiếp thị. Tuy nhiên, chỉ còn vài tuần nữa là hết năm 2008 nhưng tổng cục vẫn chưa thực
hiện được do vấn đề kinh phí. Nhiều chuyên gia đã cho rằng bên cạnh vấn đề thiếu năng
động, vấn đề kinh phí khiến việt Nam khó thực hiện được những chiến lược quảng bá rầm
rộ như những nước lận cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt
động này vẫn được đánh giá là rời rạc và ít tạo dấu ấn.
Mỗi năm, tổng cục chỉ có khoản kinh phí cố định trên 20 tỉ đồng để thực hiện các hoạt
động quảng bá, tiếp thị. Hiếm hoi và tốn nhiều thời gian lắm mới có thể xin thêm kinh phí
để thực hiện những chương trình mới khác. Với kinh phí ít và không ổn định thì dù có giỏi
xoay xở đến đâu ngành cũng khó có thể chủ động thực hiện được những chiến lược tiếp thị
xuyên suốt và có bài bản. Các chuyên gia khẳng định cần một kinh phí dồi dào và ổn định
hơn. Với tình hình mỗi năm lại xin thêm kinh phí và chờ được duyệt thì không thể làm
được chương trình dài hơi và có hiệu quả. Trong thời buổi này, cụm tù “nhà nước và doanh
nghiệp cùng làm” vẫn thường được nhắc đến và thực tế ngành du lịch vẫn đang thực hiện
sự hợp tác này. Tuy nhiên, quảng bá, xúc tiến du lịch là vấn đề lớn của quốc gia vì thế,
Chính phủ cần có sự đầu tư tương xứng.
Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam vừa bước qua giai đoạn hết sức khó khăn của nửa
cuối năm 2008 và năm 2009, vấn đề đặt ra là làm thế nào quảng bá, đẩy mạnh xúc tiến du
lịch để phục hồi và tăng trưởng khách du lịch quốc tế đồng thời thúc đẩy du lịch nội địa
vượt khó khăn. Một loạt các biện pháp đã được đề xuất nhằm triển khai các hoạt động xúc
tiến ở ngoài nước và trong nước.
Cùng với việc khai thai và nâng cao các cơ sở hạ tầng dịch vụ của du lịch nội địa, nhà nước
còn tập trung khai thác các lễ hội văn hóa đặc sắc. Việc tổ chức Năm Du lịch quốc gia
Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 nhằm khẳng định thế mạnh của du lịch Việt Nam.
Tập trung nhiều các di sản thế giới, di tích quốc gia, lễ hội đặc sắc, các sản phẩm du lịch về
biển chính là yếu tố có giá trị đặc biệt để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đặc
thù, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nguồn khách du lịch đến miền Trung và Việt Nam.
Theo đó, các sự kiện sẽ tập trung cao điểm vào các tháng 1, 2, 4 với Lễ hội đầu Xuân và
Festival Huế 2012, tháng 6-7 với mùa du lịch hè và những tháng cuối năm sẽ kết thúc Năm
Du lịch quốc gia trên địa bàn chính là tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành: Thành phố
Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh
Hóa, Hà Nội…
Một hình khác của Tổng cục Du lịch Việt Nam nhằm hưởng ứng chủ trương kích cầu du
lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là chương trình truyền hình thực tế Ấn tượng
Việt Nam.
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
5
Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
Theo đó, chương trình truyền hình thực tế du lịch kết hợp gameshow này đã được “nhà
đài” VTV3 ưu ái phát sóng vào khung giờ vàng ngày Chủ nhật hàng tuần với thời lượng 45
phút/số (từ 11 giờ - 12 giờ) và dự kiến kéo dài từ năm 2011 tới 2015.
Chương trình truyền hình kích cầu du lịch Ấn tượng Việt Nam nhằm vào thị trường nội địa
với việc giới thiệu những điểm đến nổi bật nhất của du lịch Việt Nam và trước mắt là tập
trung vào một số địa phương trọng điểm. Những người làm chương trình mong muốn
quảng bá sản phẩm dịch vụ, du lịch Việt Nam, đặc biệt là định hướng tiêu dùng du lịch cho
công chúng.
Mang trong mình thông điệp về tình yêu quê hương và khuyến khích du lịch trong nước,
chương trình cũng là lời mời gọi du khách quốc tế đến với Việt Nam. Mỗi năm chương
trình sẽ cùng khán giả trên cả nước tụ hội trong Gala Ấn tượng để cùng thưởng thức và tôn
vinh vẻ đẹp Việt Nam.
Câu 3: Giới thiệu và nhận định về hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam mà
các nước phát triển đã sử dụng khá thành công
- Quảng cáo trên internet, Youtube, các mạng xã hội như Facebook hay Twitter cho tiếp thị
du lịch.
- Có Trung tâm thông tin du lịch chuyên quản lý các trang web của ngành du lịch.
- Tạo blog truyền thông, tổ chức thi video clip
- Quảng cáo trực tuyến như quảng cáo pay per click trên Google, online banner...
Tuy nhiên, các Doanh Nghiệp thường có nhận thức sai lầm về việc thành lập website là chỉ
tạo và cung cấp một số thông tin tương đối về đơn vị kinh doanh của mình mà thiếu hình
ảnh chi tiết, các thông tin liên quan. Đây là những yếu tố quan trọng giúp website có thể
phát triển nhanh chóng. Theo thói quen của người viết, khi tìm kiếm thông tin về một địa
điểm du lịch trên các công cụ tìm kiếm thì kết quả tìm được không chỉ là thông tin tour và
giá cả phòng, dịch vụ mà còn là những địa điểm hay, thú vị, những điều cần biết mà khách
du lịch đã đến địa điểm đó chia sẻ. Đây thường là những thông tin thu hút khách truy cập
vào website. Thông tin càng trung thực và bổ ích thì mức độ tin cậy của khách hàng vào
các dịch vụ của Doanh Nghiệp càng tăng. Tạo lập website và cập nhật thông tin, thường
xuyên được chăm sóc từ đội ngũ IT chỉ là một trong những bước khởi đầu của một chiến
lược quảng bá mang lại hiệu quả.
Rất nhiều Doanh Nghiệp, tổ chức ở những quốc gia khác trong khu vực như Singapore,
Malaysia, Indonesia hay Đài Loan đang khai thác rất hiệu quả các kênh quảng cáo trực
tuyến tại thị trường Việt Nam để tiếp cận đến khách hàng Việt Nam. Riêng các Doanh
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
6
Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
Nghiệp trong nước có được nhiều điều kiện thuận lợi không biết cách tận dụng để nâng
cao giá trị dịch vụ của Doanh Nghiệp, qua đó nâng tầm giá trị thương hiệu du lịch Việt. Rõ
ràng, đã đến lúc các doanh nghiệp du lịch cần thay đổi tư duy và “chi mạnh tay” cho những
hình thức quảng cáo trực tuyến như quảng cáo pay per click trên Google, tối ưu hóa
website (SEO), mạng xã hội, online banner... để tận dụng những ưu thế của online
marketing, tìm hướng đi mới cho ngành du lịch trực tuyến của nước nhà. Việt Nam chưa
biết cách khai thác quảng cáo online là một yếu điểm lớn, DN cần sớm thay đổi nếu không
du lịch Việt Nam sẽ bỏ phí rất lớn các thị trường khách hàng tiềm năng và đồng thời,
ngành quảng cáo số Việt Nam cũng mất đi cơ hội lớn để phát triển.
Trên nguyên tắc, internet hiện nay là phương tiện thông tin nhanh nhất và có mức độ quảng
bá rộng rãi nhất. Tuy nhiên, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam trên mạng internet
trong tình hình hiện nay không mang lại thành công
Câu 4: Những ưu điểm khi thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam
trong những năm vừa qua
1/ Về định hướng chiến lược
- Hoạt động xúc tiến du lịch trong năm có nhiều chuyển biến tích cực.Nét nổi bật là tính
chuyên nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện du lịch từng bước được nâng lên thông
qua việc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp đứng ra tổ chức, phương thức này đã huy động được tiềm năng thế
mạnh của mỗi doanh nghiệp, góp sức cùng với nhà nước trong chương trình quảng bá
xúc tiến.
- Trong chiều hướng liên kết quảng bá giữa các tỉnh thành, ngành du lich đả có sự gắn
kết qua việc chủ động tham gia các hội chợ, festival như liên hoan du lịch Mekong tại
An Giang, liên hoan du lịch biển Vũng Tàu, liên hoan làng nghề ẩm thực Hà Nội,
Festival Huế thông qua việc thiết kế gian hàng chung giới thiệu hình ảnh điểm đến
thành phố cùng với các gian hàng quảng bá riêng các doanh nghiệp với những sản
phẩm đặc thù của mỗi đơn vị.
- Bên cạnh đó, ngành du lich cũng đã phối hợp với các các ngành chức năng tham gia
đăng cai các sự kiện lớn của thế giới tại Việt Nam: như Hoa hậu hoàn vũ, hoa hậu quốc
tế, hội nghị Asean, Sea Game nhằm tạo cơ hội giao lưu văn hoá thông qua nghệ thuật
ẩm thực, thu hút thêm khách quốc tế đến với thành phố.
2/ Công tác quảng bá xúc tiến
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
7
Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
- Công tác quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục hướng vào việc đa dạng hoá các kênh thông
tin, khai thác lợi thế của hệ thống thông tin đại chúng, phối hợp chặt chẽ với báo đài
trong cung cấp trao đổi thông tin hai chiều nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch thông qua
công tác tuyên truyền có định hướng của báo chí.Trên cơ sở đó, đã phát huy tốt hoạt
động các điểm thông tin, hiệu đính và phát hành Niên giám Lữ hành và Niên giám
Khách sạn năm 2006, bản đồ du lịch tiếng Anh, hoàn chỉnh và quảng bá Lịch Sự kiện
năm 2006 đến các doanh nghiệp và khách du lịch thông qua trang web, thư điện tử,
thực hiện đĩa CD tiếng Anh giới thiệu điểm đến thành phố, phát hành bản đồ các điểm
mua sắm đạt chuẩn..Hoạt động của Tạp chí Du lịch- trực thuộc Sở- tiếp tục được củng
cố về nhân sự, từng bước nâng cao chất lượng thông tin, tăng cường quảng bá tờ báo
thông qua việc tạp chí Du lịch tổ chức một số hoạt động sau báo như Hội thi Giọng hát
vàng Ngành du lịch năm 2006 khá thành công.
- Với mong muốn góp phần kích cầu du lịch nội địa, tăng cường thu hút khách quốc tế,
đầu năm 2009, Tổng cục Du lịch đã triển khai chương trình “Ấn tượng Việt Nam” đã
thu hút được khá đông lượng khách quốc tế đến với Việt Nam.
- Tổng cục Du lịch đã hợp tác với các ngành như hàng không, ngoại giao, giao thông
vận tải, truyền thông..., hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế tổ chức các hội
thảo về du lịch đường bộ, du lịch đường biển, du lịch đường không và du lịch đường
thủy. Ngành sẽ tận dụng các cơ hội này để tuyên truyền, quảng bá cho chương trình.
- Ngoại giao văn hóa chính là hoạt động tuyên truyền giới thiệu về lịch sử, văn hóa của
Việt Nam với bạn bè thế giới. Đây là một hoạt động ngoại giao quan trọng nhằm tranh
thủ tình cảm, niềm tin và sự ủng hộ quốc tế đối với đất nước ta trong sự nghiệp xây
dựng phát triển đất nước hiện nay. Ngành Du lịch dù là ngành kinh doanh, nhưng bản
chất là một ngành mang tính văn hóa, nhân văn sâu sắc, có sứ mệnh cao cả là quảng bá
hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam tới bạn bè thế giới. Đây là mục
đích và nhiệm vụ thường trực của Ngành.
- Ở Việt Nam kể từ khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường, vấn đề tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến để thu hút vốn đầu tư, tiêu
thụ sản phẩm và dịch vụ bắt đầu được quan tâm. Thực tế, các vấn đề này vẫn còn
nhiều hạn chế cả trên phương diện kinh nghiệm thực tiễn và tổng kết về mặt lý luận.
Trong lĩnh vực du lịch, để thu hút một lượng khách du lịch nước ngoài vào nước ta
đồng thời quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam ra thế giới, Nhà
nước, ngành Du lịch, các doanh nghiệp du lịch đã đầu tư cho công tác tuyên truyền,
quảng cáo và xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Ở trong nước, các phương
tiện thông tin đại chúng, các cuộc hội nghị, hội thảo đã tuyên truyền nhằm nâng cao
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
8
Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
nhận thức của người dân về du lịch. Các lễ hội du lịch tại các địa phương đã được tổ
chức hàng năm. Ngành Du lịch và các doanh nghiệp du lịch đã tham gia vào nhiều hội
chợ du lịch của khu vực và quốc tế nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch để thu hút
khách. Nhờ những hoạt động này, số lượng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam
ngày càng tăng, số lượng khách du lịch nội địa tăng trưởng lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao..v.v. Tuy
vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch còn chưa cao và
hạn chế, một trong những nguyên nhân là tính chuyên nghiệp của công tác này chưa
cao, nhiều vấn đề về lý luận chưa được thống nhất về nhận thức, việc triển khai trong
thực tiễn còn nhiều bất cập..v.v.
Câu 5: Những nhược điểm khi thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt
Nam trong những năm qua.
- Kém cỏi về cả hình thức và kỹ thuật. Không có cơ sở hệ thống quy mô, hiện đại để
làm công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch cho đúng mức bởi vậy không tạo được
ấn tượng trong nước và cả đưa các thông tin của du lịch Việt ra các nước trên thế
giới. Nguyên nhân là thiếu vốn đầu tư, không có tiền để tạo được những cơ sở hạ
tầng tốt.
- Thiếu tính chuyên nghiệp trong chính con người làm du lịch, cũng như cách làm ăn
một cách chợp dựt, không nghĩ tới hướng lâu dài.
- Tính hiệu quả khi đầu tư đăng quảng cáo – tuyên truyền trên trang kênh truyền
thông nào là hiệu quả nhất, chúng ta vẫn chưa làm được.
- Tham nhũng, chặt chém khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế làm cho
chất lượng sản phẩm tuyên truyền – quảng bá du lịch Việt Nam không thành công.
- Trong tay nghề về công nghệ-ngoại ngữ-lịch sử-văn hóa của chính người làm du
lịch và người dân tham gia làm du lịch còn thiếu kiến thức rất nhiều.
- Kém cỏi trong nghệ thuật giao tiếp cả về công tác tuyên truyền lẫn những người làm
du lịch, người dân tham gia trong du lịch..
Câu 6: Phân tích thế mạnh của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong tuyên truyền, quảng
bá du lịch.
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
9
Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
TP.HCM là đô thị lớn nhất, năng động và phát triển nhất trong cả nước, với các ngành
công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Đây chính là sự khác biệt của
TP.HCM so với các điểm đến du lịch khác của Việt Nam. Chính điều đó đã tạo ra nét thu
hút riêng cùa các sản phẩm du lịch TP.HCM so với các địa phương khác vốn có thế mạnh
về tài nguyên du lịch tự nhiên. trong năm 2011, lượng khách quốc tế đến TP.HCM đạt 3,5
triệu lượt, tăng gần 13% so với năm 2010; tổng doanh thu đạt hơn 49.000 tỷ đồng, tăng
19,5% so với năm 2010. Riêng khách du lịch nội địa do các doanh nghiệp du lịch hàng đầu
trên địa bàn thành phố phục vụ tăng khoảng 11% so với năm 2010. Doanh thu du lịch
TPHCM chiếm 45% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp 5% GDP của thành phố.
Du lịch TP.HCM được khai thác trên cơ sở các thế mạnh như: là đầu mối giao thông quan
trọng của cả nước; là trung tâm thương mại, văn hóa - nghệ thuật - thể thao, tài chính, khoa
học kỹ thuật, vốn và công nghệ cao; với các cơ sở đào tạo du lịch, lưu trú du lịch, lữ hành
đã phần nào khẳng định được vị thế –thương hiệu trên thị trường du lịch trong và ngoài
nước.
Du lịch tp.HCM không chỉ phát triển mang tính riêng biệt mà còn quan tâm đến việc phối
hợp liên kết và hỗ trợ các địa phương khác: một mặt hợp tác đôi bên cùng có lợi, hỗ trợ
nhau cùng phát triển, mặt khác cũng chính là củng cố vai trò đầu tàu và trung tâm du lịch
của thành phố. Có thể thấy rằng, du lịch hội nghị, du lịch mua sắm, du lịch đường sông là
những thế mạnh chính cần tập trung khai thác đề thúc đẩy đà tăng trưởng cho du lịch
TP.HCM trong những năm tới.
1) Du lịch hội nghị (Mice)
Du lịch hiện nay không chỉ để đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng mà
còn là cơ hội để tìm kiếm đối tác, phát triển thị trường. Đây chính là lý do hình thành
loại hình du lịch MICE - viết tắt của 4 từ tiếng Anh Meeting-gặp gỡ, Icentive-khen
thưởng, Covention/ Conferences -hội thảo/hội nghị, Exhibition-triển lãm là tổng hợp
của nhiều dịch vụ gồm vận chuyển, lưu trú, tổ chức hội nghị, hội thảo, các chương trình
tham quan. Với đối tượng là các đoàn khách tập trung, chi tiêu cao và thời gian lưu trú
dài ngày, loại hình này mang lại doanh thu lớn cho các công ty lữ hành, khách sạn, các
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
10
Đề cương ôn tập môn Tuyên Truyền Quảng bá Du Lịch Việt Nam
dịch vụ tổ chức sự kiện... Được biết, mức chi tiêu trung bình (ngoài chi phí tour) của
khách MICE từ châu Âu đến Tp.HCM là 700-1.000 USD/ngày, khách châu Á khoảng
400 USD/ngày, con số này thực tế có thể còn cao hơn. Việc khai thác du lịch MICE
hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch mà còn
mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận và phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh vực thông
qua các sự kiện hội họp, đặc biệt là những sự kiện mang tính quốc tế.
Lượng khách MICE chiếm khoảng 60% tổng số lượng khách tham gia du lịch tại
Tp.HCM. Sở dĩ có con số ấn tượng này bởi hầu hết các công ty không chỉ đơn thuần
đưa nhân viên đi du lịch mà còn muốn kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng đội
ngũ phát triển ý tưởng sáng tạo theo nhóm (team building), đồng thời mong muốn mở
ra cơ hội tìm kiếm đối tác, phát triển việc kinh doanh, mở rộng thị trường. Đây là
những chính sách thường kỳ của các công ty và tập đoàn đa quốc gia. Do đó, điểm đến
của du lịch MICE phải hội đủ các điều kiện về cư trú, ẩm thực, khu vui chơi mua sắm,
đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ hội nghị. Những năm gần đây, du lịch MICE đang có
những bước phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam vì được đánh giá là một điểm đến an
toàn, thân thiện và là thị trường đầu tư hấp dẫn. Trong số các tỉnh, thành phố đang tận
dụng lợi thế để phát triển loại hình du lịch này như Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa thì
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội đủ đầy đủ nhất các yếu tố để phát triển MICE.
Khách du lịch MICE được xem là khách hạng sang, chủ yếu là các thương nhân, chính
khách... sẵn sàng chi để thưởng thức những dịch vụ cao, tiện ích tốt và sản phẩm đắt
tiền khác. Họ thường yêu cầu khách sạn 4-5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, địa điểm tổ
chức tiện nghi và đơn vị vận chuyển, nhân viên có kỹ năng chuyên nghiệp. Những nơi
có khả năng tổ chức hội nghị trước hết và đáng kể nhất của ngành du lịch thành phố
chính là các khách sạn chất lượng 3-5 sao với những thiết kê đặc trưng dành riêng cho
tổ chức hội nghị-hội thảo-sự kiện. Theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch hiện
thành phố có 1.446 cơ sở lưu trú đạt chuẩn từ 1-5 sao, trong đó có 65 khách sạn đạt
chất lượng 3-5 sao (13 khách sạn 5 sao như Majestic, Rex, Caravelle, Part Hyatt,
Tập thể lớp DHKD3ABTLT - Website: dhkd3abtlt.wordpress.com
11