TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TÓM TẮT LUẬ VĂ THẠC SĨ KHOA HỌC
Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý
chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất
các giải pháp cải thiện
Đề tài:
Học viên cao học : Nguyễn Thị Vân Anh
Khóa : 2009 -2011
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 608502
Lý do chọn đề tài
Hiện nay, sự phát triển hơn nữa các loại hình công nghiệp, dịch vụ, gia tăng
nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất… đã làm gia tăng lượng lớn chất thải nguy
hại được thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế nguy hại
tiềm Nn cao hơn khả năng lây nhiễm, gây tổn thương hơn bất kỳ loại chất thải khác,
có thể truyền các bệnh nguy hiểm cho những người phơi nhiễm (như HIV, HBV,
HCV).
Thanh Hóa là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội khá cao, đứng thứ 3
về dân số trong các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Cùng với chất lượng
đời sống được nâng lên thì nhu cầu về y tế của người dân cũng ngày một tăng. Dẫn
đến lượng rác thải y tế của Thanh Hóa tăng cao. Hầu hết các bệnh viện trên địa bàn
tỉnh được xây dựng từ lâu, trong quy hoạch không có hệ thống xử lý chất thải hoặc
nếu có cũng không phù hợp và hoạt động kém hiệu quả. Các điểm tập trung chất
thải đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó
nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử
lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao.
Đề tài “Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại
Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện” được thực hiện nhằm bước đầu
1
đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa, từ đó đề xuất ra biện pháp quản
lý phù hợp, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các nguồn lây lan bệnh truyền
nhiễm
Cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠ G 1. TỔ G QUA
1.1. Khái niệm về chất thải rắn y tế
1.1.1. Định nghĩa chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế được định nghĩa trong Quyết định 43/2007/QĐ-BYT bao
gồm tất cả chất thải rắn được thải ra từ các cơ sở y tế. Định nghĩa chất thải rắn y tế
của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO thêm vào đó là bao gồm cả những chất thải có
nguồn gốc từ các nguồn nhỏ hơn như được tạo ra trong quá trình chăm sóc sức khỏe
tại nhà (lọc máu, tiêm…)
Chất thải rắn y tế (CTRYT) nguy hại là chất thải rắn (CTR) y tế chứa yếu tố
nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc,
phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất
thải này không được tiêu hủy an toàn.
1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế
Khoảng 75-90% chất thải bệnh viện là chất thải thông thường, tương tự như
chất thải sinh hoạt, không có nguy cơ gì. Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học,
sinh học và tính chất nguy hại, CTR trong cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm, trong
đó nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 là CTRYT nguy hại chiếm khoảng 10-25%:
1. Chất thải lây nhiễm
2. Chất thải hóa học nguy hại
3. Chất thải phóng xạ
5. Chất thải thông thường
4. Bình chứa áp suất
2
1.2. Tác động của chất thải rắn y tế với môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.2.1. Đối với sức khỏe cộng đồng
- N guy cơ của các vật sắc nhọn (chất thải lây nhiễm): Các vật sắc nhọn
không những có nguy cơ gây thương tích cho những người phơi nhiễm mà qua đó
còn có thể truyền các bệnh nguy hiểm.
- N guy cơ của các chất thải rắn hóa học và dược phNm: Các chất thải hóa học
có thể gây hại cho sức khỏe con người do các tính chất: ăn mòn, gây độc, dễ cháy,
gây nổ, gây sốc hoặc ảnh hưởng đến di truyền.
- N guy cơ của chất thải phóng xạ: Các chất thải phóng xạ có thể gây hại cho
sức khỏe do có khả năng gây ảnh hưởng đến chất liệu di truyền. N goài ra chất thải
phóng xạ còn gây ra một loạt các triệu chứng: đau đầu, ngủ gà, nôn.
1.2.2. Đối với môi trường
- Việc xả thải bữa bãi chất lâm sàng, ví dụ xả chung chất thải lây nhiễm vào
chất thải thông thường, có thể tiềm Nn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do làm
tăng BOD.
- Vận hành và bảo dưỡng kém lò đốt có thể dẫn đến xả ra khí thải chứa nhiều
chất ô nhiễm như các kim loại nặng (chì, thủy ngân,…), bụi, HCl, SO2, CO, N Ox và
cả dioxin/furans.
CHƯƠ G 2. ĐỐI TƯỢ G VÀ PHƯƠ G PHÁP GHIÊ CỨU
2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- N ghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế
Đối tượng nghiên cứu: là chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa.
2.2. ội dung nghiên cứu
N ghiên cứu đặc thù mạng lưới y tế Thanh Hóa
Điều tra, đánh giá về khối lượng, quy trình phân loại, thu gom, lưu giữ, xử lý
CTR y tế tại tỉnh Thanh Hóa.
Điều tra, đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế.
3
Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý CTR y tế phù hợp tại tỉnh Thanh Hóa.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại:
Vụ Kế hoạch – Tài chính thuộc Bộ y tế
Phòng N ghiệp vụ y, phòng Kế hoạch – Tài chính Sở y tế Thanh Hóa
Phòng Công nghệ Khai thác Chế biến Tài nguyên Thiên nhiên – Viện Hóa
học các hợp chất thiên nhiên – Viện Khoa học và Công nghệ Việt N am
Bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế thành phố Thanh Hóa
Thu thập và thống kê các tài liệu đã công bố trong và ngoài nước liên quan
tới quản lý chất thải rắn y tế bằng mạng internet.
2.3.2. Thiết kế câu hỏi, tiến hành điều tra hiện trạng QLCTRYT
- Với nội dung nghiên cứu đề ra thì cần có bảng hỏi để bổ sung thông tin chi
tiết về hiện trạng quản lý CTRYT tại Thanh Hóa. Qua khảo sát thực tế, qua những
tài liệu, báo cáo về quản lý CTRYT của các đơn vị nghiên cứu khác, luận văn đưa
ra phiếu câu hỏi trọng tâm vào các vấn đề: i) tổng khối lượng CTRYT nguy hại ; ii)
thực hành phân loại thu gom, cách tái chế, xử lý ; iii) biện pháp đào tạo cán bộ về
quản lý CTR tại cơ sở ; iv) nhận thức về quy chế quản lý CRTYT.
- Phiếu điều tra sẽ dành để phỏng vấn trưởng khoa chống nhiễm khuNn hoặc y
tá trưởng và cán bộ quản lý lò đốt, phòng hành chính tổng hợp.
- Cách điều tra : phỏng vấn trực tiếp tại các 11 bệnh viện tuyến tỉnh và 1 bệnh
viện tuyến huyện, 4 bệnh viện tư nhân nằm tại thành phố và gửi phiếu tra về 25 các
bệnh viện đa khoa tuyến huyện
2.3.3. Phương pháp quan sát thực tế
Phương pháp quan sát thực tế là một phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp về
đối tượng nghiên cứu bằng cách ghi chép trực tiếp lại những nhân tố có liên quan
đến đối tượng nghiên cứu tại hiện trường, khi sự việc đang diễn ra. Quan sát cho
phép phát hiện vấn đề, kiểm tra và hiệu chỉnh những thông tin đã thu được qua
phỏng vấn và từ tài liệu thứ cấp.Việc quan sát cho phép đánh giá một cách tổng
quan về hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa.
4
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn bằng thư
Phương pháp phỏng vấn bằng thư được thực hiện theo cách: bảng câu hỏi
được soạn sẵn, gửi kèm theo phong bì và thông qua công tác thanh, kiểm tra đến các
bệnh viện huyện trong tỉnh của Sở y tế Thanh Hóa để gửi đến 25/26 bệnh viện
tuyến huyện ở xa.
2.3.5. Phương pháp phỏng vân qua điện thoại
Phương pháp được áp dụng trong luận văn với mục đích để kiểm tra lại
thông tin đã được điều tra trong bảng câu hỏi. Các đối tượng gọi điện đến là lãnh
đạo, hoặc các cán bộ phụ trách về quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế mà
chưa tiếp xúc trong quá trình điều tra bằng bảng hỏi.
2.3.6. Tổng hợp, phân tích số liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý trên chương trình Excel Microsoft
CHƯƠ G 3. KẾT QUẢ GHIÊ CỨU
3.1. Kết quả điều tra và đánh giá bổ sung
3.1.1. Đặc điểm hệ thống khám chữa bệnh tại Thanh Hoá
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 71 đơn vị y tế công lập, bao gồm các bệnh viện
đa khoa (BVĐK), chuyên khoa (CK), các TTYT tuyến tỉnh, tuyến huyện và 21 bệnh
viện (BV), phòng khám đa khoa tư nhân với gần 10.000 giường bệnh. Các BV luôn
trong tình trạng quá tải bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh chiếm đa phần từ
130% đến hơn 200%.
a. Thông tin chung về số giường bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tư
nhân
N hìn chung công suất sử dụng giường bệnh tại các BVĐK lớn hơn tại các
BVCK. Với các BV tuyến tỉnh, công suất sử dụng giường bệnh của BVĐK dao
động quanh giá trị 200%, công suất giường bệnh của BVCK chủ yếu từ 105-151% ,
riêng tại BV Phụ Sản và BV N hi do đặc điểm về dân số cao cũng như đặc điểm của
chuyên khoa nên số lượng bệnh nhân lớn, công suất sử dụng giường bệnh cao, tại
BV Phụ sản là 205%, BV N hi là 196%. Tại các BV tư nhân, qua bảng 8 cho thấy
công suất sử dụng giường bệnh thấp so với các BV tuyến tỉnh, dao động từ 109120%. Tại các BV tuyến tỉnh, công suất giường bệnh đều lớn hơn 120%, công suất
5
lớn giường bệnh lớn hơn 150% chiếm 45,5% tổng số các BV tuyến tỉnh, tại các BV
tư nhân là 25%. Do được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ có chuyên
môn cao, BVĐK Hợp Lực có công suất sử dụng giường bệnh 171%, cao nhất trong
các BV tư nhân, cao hơn các các BVCK tuyến tỉnh (trừ BV N hi và BV Phụ sản).
b. Thông tin chung về số giường bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện
Tình trạng quá tải diễn ra ở gần như ở tất cả các BVĐK tuyến huyện, riêng
BVĐK Quan Hóa có công suất sử dụng giường bệnh đạt 100%. Số lượng BV quá
tải, công suất sử dụng giường bệnh lớn hơn 150% chiếm tỉ lệ lớn nhất, có 14 trong
tổng số 26 BVĐK tuyến huyện, chiếm 53,9%. Số các bệnh viện này phân bố gần
như đồng đều giữa miền núi và miền xuôi. Công suất sử dụng giường bệnh cao nhất
tại BVĐK CNm Thủy, đạt 209%.
3.1.2. Tỷ lệ phát sinh lượng chất thải y tế tại các tuyến bệnh viện của Thanh
Hoá
a. Tại các bệnh viện tuyến tỉnh – tư nhân
Tổng lượng phát thải CTRYT nguy hại của 11 BV tuyến tỉnh và 4 BV tư
nhân khoảng 577,5 kg/ngày. Trong đó tỉ lệ phát sinh CTRYT nguy hại trung bình
của các BV tuyến tỉnh- tư nhân nói chung là 0,17 kg/giường/ngày, tỉ lệ phát sinh
CTRYT nguy hại trung bình nói riêng tại các BV tuyến tỉnh là 0,166
kg/giường/ngày, tại các BV tư nhân là 0,22 kg/giường/ngày. Tỉ lệ phát sinh CTRYT
nguy hại tại các bệnh viện tuyến tỉnh dao động từ 0,11 kg/giường/ngày (BV Điều
dưỡng và PHCN ) đến 0,23 kg/giường/ngày (BV Mắt). Tại các BV tư nhân thì
khoảng cách chênh lệch giữa tỉ lệ phát sinh CTR y tế nguy hại tại các BV gần như
không đáng kể so với tại các BV tuyến tỉnh, tỉ lệ phát sinh CTRYT cao nhất là tại
BV Hợp Lực – 0,23 kg/giường/ngày, và thấp nhất tại BV Mắt Bắc Trung N am – 0,2
kg/giường/ngày. Mức phát thải CTRYT nguy hại tại BVĐK Khu vực N gọc Lặc là
0,23 kg/giường/ngày xấp xỉ mức phát sinh trung bình tại các BVĐK tuyến tỉnh nói
chung theo khảo sát của Bộ Y tế là 0,225 kg/giường/ngày (2010). Mức phát thải tại
BVĐK tỉnh là 0,14 kg/giường/ngày, thấp hơn mức phát thải trung bình.
Có 4/9 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có tỉ lệ phát thải CTRYT nguy hại dao động từ
0,21 – 0,23 kg/giường/ngày, xấp xỉ tỉ lệ phát thải trung bình theo khảo sát của Bộ Y
tế là 0,2 kg/giường/ngày. Các bệnh viện còn lại có tỉ lệ phát sinh thấp hơn, dao động
từ 0,08 – 0,16 kg/giường/ngày.
b.Tại các bệnh viện tuyến huyện, thị, thành phố
6
Toàn tỉnh Thanh Hóa có 26 BVĐK tuyến huyện, thị, thành phố, với 16 bệnh
viện tại thành phố, thị xã, các huyện miền xuôi và 10 bệnh viện tại các huyện miền
núi. Riêng tại huyện N gọc Lặc không có BVĐK tuyến huyện do đã nâng cấp
BVĐK N gọc Lặc thành Bệnh viện Đa khoa Khu vực N gọc Lặc trực thuộc tỉnh vào
năm 2004. Tổng lượng phát thải CTRYT nguy hại của các BVĐK tuyến huyện, thị,
thành phố theo số liệu hiện có là 600,5 kg/ngày, tỉ lệ phát sinh CTRYT nguy hại
xấp xỉ 0,17 kg/giường/ngày, thấp nhất tại BVĐK Yên Định, BVĐK Thiệu Hóa –
0,13 kg/giường/ngày, cao nhất tại BVĐK thành phố - 0,3 kg/giường/ngày.
Mức độ phát sinh CTRYT nguy hại trung bình tại các bệnh viện tuyến huyện
là 0,167 kg/giường/ngày, thấp hơn mức phát sinh trung bình tại các bệnh viện
huyện theo khảo sát của Bộ y tế.
c.Tình hình phát sinh CTR y tế nguy hại tại các cơ sở y tế khác ngoài bệnh viện
Tại các trạm y tế
Trạm y tế xã phường có rất ít bệnh nhân điều trị nội trú, chính vì vậy số
giường bệnh không nhiều, một số trạm y tế không có giường bệnh. N hững trạm y tế
nằm gần khu vực trung tâm Thành phố phần lớn làm công tác dự phòng là chính.
Chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ các trạm y tế chủ yếu do tiêm phòng và một
ít của điều trị. Tổng khối lượng CTR y tế nguy hại phát sinh của 636 trạm y tế là
450 kg/ngày, tương ứng khoảng 0.71 kg/trạm/ngày.
Tại các cơ sở y tế hệ dự phòng, trường đào tạo y dược
CTRYT nguy hại tại các cơ sở y tế hệ dự phòng là không nhiều, phát sinh từ
việc thực hiện các chương trình y tế. N hư tại TTYT thành phố Thanh Hóa, CTRYT
nguy hại chủ yếu là bơm kim tiêm do thực hiện chương trình phòng chống
HIV/AIDS, lấy máu sàng lọc HIV cho đối tượng sử dụng ma túy, gái mại dâm….
Với các Trung tâm (TT) y tế huyện, TT y tế dự phòng, các TT y tế xã
phường, lượng CTYT phát sinh tại cơ sở là nhỏ hơn, và có thể ít chủng loại hơn tại
các bệnh viện tuyến tỉnh. CTYT tại TT y tế dự phòng lượng thải tối đa là 58kg/ngày.
3.1.3. Đặc thù hiện trạng Quản lý CTR y tế tại tỉnh Thanh Hoá
3.1.3.1. Thực hành phân loại rác tại bệnh viện
Theo điều tra ban đầu cho thấy, các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, thị, thành
phố; các trung tâm y tế trực thuộc Sở y tế, các trung tâm y tế huyện, thị, thành phố;
trạm y tế, phòng khám tư nhân cùng các cơ sở y tế khác tại tỉnh Thanh Hóa đã thực
hiện tương đối tốt công tác phân loại, thu gom chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế
7
nguy hại được phân loại ngay ban đầu, không để lẫn trong chất thải thông thường,
được cho vào hộp an toàn, các túi có màu theo đúng quy định của Bộ Y tế.
N goài sử dụng hộp cacton thành và đáy cứng không bị xuyên thủng, kích
thước phù hợp, có khả năng chống thấm theo quy định của Bộ y tế, có 9,8% bệnh
viện sử dụng thùng cacton khác. Trong các bệnh viện được khảo sát, điều tra, thu
thập số liệu, 100% bệnh viện sử dụng đúng túi màu theo quy định phân loại của Bộ
Y tế như sau:
+ Túi màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.
+ Túi màu xanh đựng chất thải sinh hoạt.
Thùng đựng và thu gom chất thải sử dụng màu sắc thích hợp, được để ở giữa,
đầu các dãy phòng, khoa và để tại nơi phát sinh chất thải loại thùng thu gom tương
ứng.
Tại một số cơ sở y tế, CTRYT sau khi phân loại tại nguồn sẽ được các nhân
viên vệ sinh, cán bộ y tế vận chuyển trong các thùng có xe đNy, thùng không có xe
đNy, xách tay… về nơi lưu giữ. Đối với CTRYT thông thường có thể tái chế như
các chai truyền bằng nhựa, dây truyền dịch đã lôi đầu sắc nhọn (không dính máu),
vỏ nilon của bơm kim tiêm…được tập kết tại khu dành cho công nhân vệ sinh, hoặc
nơi thuận tiện trong cơ sở y tế để bán lại cho cơ sở tái chế/ người đi mua phế liệu.
Đối với CTRYT nguy hại sẽ được tập kết và lưu giữ các buồng, khu riêng biệt hoặc
trong các khoa chịu trách nhiệm quản lý chất thải y tế trước khi đem đi tiêu hủy.
N hững cơ sở y tế không có lò đốt hoặc có lò đốt nhưng công nghệ đã cũ kỹ, lạc hậu,
các nhân viên vệ sinh, cán bộ tại các cơ sở y tế, hoặc các đồng đẳng viện tại các
trung tâm y tế, trạm y tế sẽ vận chuyển đến những nơi có lò đốt để tiêu hủy.
3.1.3.2. Các phương pháp lưu chứa, xử lý rác thải y tế
Hầu hết các BV trong tỉnh để lưu chứa tại nhà chứa rác, không có điều hòa.
Rác thải lây nhiễm, nguy hại được chứa tại thùng nhựa có bánh đNy và rác thải sinh
hoạt được lưu tại nhà chứa riêng hoặc trên xe đNy tay để công ty thu gom rác đến
thu gom.
Tại tuyến huyện, thị xã đã có 25/26 BV có lò đốt đi vào sử dụng. Tại khu vực
thành phố Thanh Hóa, có 8/11 BV tuyến tỉnh, 4 bệnh viện tư nhân, 7 TTYT thuộc
Sở Y tế, 1 TTYT dự phòng Thành phố, 1 BVĐK nhưng chỉ có 2 lò đốt CTRYT
nguy hại tại các BVĐK Tỉnh, BV tư nhân Hợp Lực, trong đó BVĐK tỉnh cần thay
thế. Hiện tại hầu hết các BV, cơ sở y tế tư và công lập đều ký hợp đồng xử lý CTR
nguy hại với BVĐK tỉnh với chi phí xử lý 10.000 đồng/kg CTRYT nguy hại. Do
đặc thù về chuyên môn, bên cạnh việc ký hợp đồng xử lý CTRYT nguy hại với
8
BVĐK tỉnh, BV Phụ Sản tỉnh cũng đã ký hợp đồng với công ty TN HH một thành
viên Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa để chôn cất rau thai, bệnh phNm, u
cục tại nghĩa trang N hân Dân Chợ N hàng. Thông thường chất thải sẽ được đốt luôn
trong ngày hoặc lưu giữ không quá 48 giờ.
Với một số cơ sở y tế chưa có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu
chuNn tại địa phương thì xây dựng hố chôn lấp hợp vệ sinh. Tro sau khi tiêu hủy
bằng lò đốt sẽ được các cơ sở y tế ký hợp đồng với công ty Môi trường tại các
huyện, thị, thành phố đem đi xử lý.
3.1.4. Đánh giá về quản lý chất thải rắn y tế
Tại các cơ sở y tế đều có 1 bộ phận chuyên trách về quản lý chất thải y tế, bao
gồm các cán bộ, công nhân viên quản lý, thu gom, xử lý. Công tác quản lý tùy theo
từng BV và các cơ sở y tế được phân cho các bộ phận khác nhau. Thông thường các
BV tuyến tỉnh, một số BVĐK tuyến huyện thành lập hội đồng chống nhiễm khuNn,
tổ chống nhiễm khuNn thuộc Khoa Chống nhiễm khuNn để xây dựng, phổ biến quy
trình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải Y tế. Một số cơ sở y
tế giao cho khoa Truyền nhiễm, khoa Lây, phòng điều dưỡng, phòng hộ lý thực hiện
các công tác trong quản lý chất thải y tế. Việc xử lý, tiêu hủy CTRYT nguy hại và
vận hành, quản lý lò đốt sẽ do 1 đến 2 nhân viên phụ trách. Có thể thấy về công tác
tổ chức quản lý và nhân lực cho quản lý chất thải rắn y tế các cơ sở y tế tại tỉnh
Thanh Hóa đã thực hiện tốt và đầy đủ. Qua phỏng vấn, điều tra cho thấy một điều
khả quan là các bộ y tế có nhận thức tốt về phân loại các vật sắc nhọn, hiểu rõ được
mức độ nguy hại của việc phân loại không tốt tại nguồn và những rủi ro từ kim tiêm
và các vật sắc nhọn.
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên y tế cũng như đội ngũ phụ trách
về quản lý CTRYT, Sở Y tế Thanh Hóa cũng đã cử cán bộ tham gia các lớp tập
huấn của Bộ Y tế cũng như mở các lớp nâng cao năng lực về quản lý chất thải rắn y
tế cho các cán bộ, nhân viên y tế của các cở sở y tế trong tỉnh Thanh Hóa, cũng như
gửi các công văn và hướng dẫn về quy chế quản lý chất thải y tế theo quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế đến các cơ sở.
3.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống kỹ thuật quản lý CTR y tế tại tỉnh Thanh
Hoá
3.2.1. Hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTR y tế bên trong các cơ sở y tế
Các túi thu gom chất thải tại các cơ sở y tế tại tỉnh Thanh Hóa được sử dụng
theo đúng mã màu quy định, túi màu xanh đựng chất thải sinh hoạt, màu vàng đựng
chất thải lây nhiễm, màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ,
9
riêng đối với chất thải tái chế được đựng vào túi bất kỳ (nhưng không trùng với loại
túi đã đựng các loại chất thải khác).
Đối với chất thải sắc nhọn như bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lưỡi dao mổ… được đựng vào hộp an toàn theo đúng quy định của Bộ Y tế : thành
dầy và cứng không bị xuyên thủng, có khả năng chống thấm, có dòng chữ “HỘP
AN TOÀN ĐỰN G BƠM KIM TIÊM ĐÃ QUA SỬ DỤN G” và có vạch báo hiệu ở
mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔN G ĐƯỢC ĐỰN G QUÁ VẠCH N ÀY”.
Các thùng đựng chất thải đều bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng.
Thùng 50 lít trở lên đều có bánh xe. Màu các thùng đựng chất thải theo mã màu của
túi đựng chất thải. Thùng màu vàng dùng để thu gom các túi, hộp chất thải màu
vàng. Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen.
Trong quá trình thu gom, vận chuyển về nơi lưu giữ, chất thải thường vận
chuyển bằng phương tiện như thùng có bánh xe, có nắp, xe kéo, dùng sức để bê các
thùng đựng chất thải, xách tay hộp đựng an toàn… Theo Quy chế Quản lý chất thải
y tế yêu cầu xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuNn: có thành, có nắp,
có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tNy uế, dễ làm
khô. N hư vậy, một số phương tiện cũng như cách thức vận chuyển chất thải tại
Thanh Hóa chưa đúng theo quy định.
Đối với các bệnh viện, cơ sở y tế có lò đốt, CTRYT nguy hại sẽ được lưu giữ
tại khu lò đốt hoặc được đưa thẳng vào lò đốt. Các cơ sở y tế còn lại sẽ dự lưu giữ
tại buồng riêng biệt, hoặc tại vị trí thuận lợi, hạn chế được tối đa sự tiếp xúc cũng
như ảnh hưởng của chất thải với bệnh nhân cũng như cán bộ, công nhân viên y tế.
Tuy nhiên, nơi lưu giữ chất thải phần lớn chưa hạn chế được các loài gặm nhấm
xâm nhập.
3.2.2. Hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTRYT bên ngoài các cơ sở y tế
Với các cơ sở y tế không có lò đốt, CTRYT nguy hại sẽ được vận chuyển
bằng nhiều hình thức, phương tiện như xe máy, xe lam, xe ba gác... đến các cơ sở y
tế đã hợp đồng thuê đốt CTRYT nguy hại.Bất cập hiện nay là các cơ sở y tế chưa có
chuyên dụng, xe đông lạnh để vận chuyển chất thải theo đúng quy định. Chất thải
sau khi được vận chuyển đến các cơ sở để xử lý, tiêu hủy sẽ được lưu trữ trong
buồng riêng biệt hoặc lò đốt cùng với chất thải phát sinh của chính cở sở y tế đó để
chờ xử lý.
10
3.2.3. Hệ thống xử lý CTR y tế
Hiện tại, Thanh Hóa có 3/11 bệnh viện tuyến tỉnh có lò đốt, phân bổ tại 3 khu
vực khác nhau trong tỉnh: BVĐK tỉnh tại Thành phố Thanh Hóa, BV Lao và Bệnh
phổi tại xã Quảng Thịnh – huyện Quảng Xương, BVĐK khu vực N gọc Lặc tại
huyện N gọc Lặc. Trong đó, lò đốt Hoval MZ4 của BVĐK tỉnh đã cũ kỹ, công nghệ
lạc hậu, vận hành kém hiệu quả.
Từ giữa năm 2008, Sở Y tế đã đầu từ xây dựng cho 100% BV tuyến huyện
có lò đốt chất thải rắn. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề xử lý chất thải vẫn đang là bài
toán khó vì chi phí vận hành các hệ thống xử lý chất thải khá cao so với nguồn thu
của BV. N hiều BV dù đã được đầu tư các lò đốt rác thải nhưng vẫn không vận hành
hoặc chỉ vận hành đối phó khi có đoàn kiểm tra đến do không có kinh phí để các lò
đốt hoạt động.
Các trạm y tế xã, phường chỉ xử lý đốt thủ công hoặc chôn lấp thiếu an toàn.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do CTR y tế
3.3.1. Giải pháp về công nghệ
Đối với BV tuyến tỉnh, tư nhân: xây dựng một khu vực xử lý tập trung, và sử
dụng công nghệ lò hấp để xử lý CTRYTN H. Và cần phải có xe đông lạnh để vận
chuyển CTRYT nguy hại bên ngoài cơ sở y tế
Đối với BV tuyến huyện: nên bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để các đảm
bảo các thông số kỹ thuật của lò đốt. Vật sắc nhọn (được tách phần nhọn hoặc
không) được ngâm hoá chất khử khuNn hoặc đóng rắn bằng xi măng rồi chôn trong
các bể chôn rác được xây bằng xi măng
N goài ra cần thay thế và loại bỏ sử dụng thủy ngân ở các loại hình (nhiệt kế, vật liệu
làm răng…), do thủy ngân là một kim loại độc đối với con người và môi trường.
nếu bị đốt cháy hoặc tiêu huỷ không đúng cách, những nhiệt kế này sẽ làm thuỷ
ngân thoát ra thành dòng.
3.3.2. Giải pháp về quản lý
Phát triển thể chế và nguồn lực con người cho quản lý chất thải y tế.
Tăng cường hướng dẫn quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên cơ sở
phát huy tốt nhất các thực hành tốt nhất về quản lý chất thải y tế theo hướng an
toàn.
11
Tăng cường tuyên truyền đến các các bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân cũng như
những người có khả năng tiếp xúc cao với chất thải y tế về tác hại đối với sức khỏe
của chất thải.
Cần một Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trong quản lý CTRYT – đây sẽ là
phương tiện đầu tay để các cơ sở y tế các tuyến có thể tự triển khai QLCTRYT an
toàn và nhân rộng theo điều kiện cơ sở của mình
KẾT LUẬ VÀ KIẾ
GHN
Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, đề tài đi đến một số kết luận sau:
Về hệ thống khám chữa bệnh của Thanh Hóa
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 71 đơn vị y tế công lập, bao gồm các bệnh viện
đa khoa, chuyên khoa, chuyên khoa, các trung tâm y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện. Các
bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh
chiếm đa phần từ 130% đến hơn 200%.
Lượng chất thải phát sinh
Tổng lượng phát sinh CTRYT nguy hại tại 15 bệnh viện tuyến tỉnh (11 bệnh
viện), tư nhân (4 bệnh viện, các bệnh viện tư nhân tại Thành phố Thanh Hóa) là
577,5 kg/ngày, gần bằng tổng lượng phát sinh CTRYT nguy hại tại 26 bệnh viện
tuyến huyện là 600,5 kg/ngày. Tỉ lệ phát sinh CTRYT nguy hại trung bình tại bệnh
viện tuyến tỉnh, tư nhân là 0,174 kg/giường/ngày, cao hơn tại các bệnh viện tuyến
huyện là 0,167 kg/giường/ngày. Tỉ lệ phát sinh CTRYT nguy hại trung bình tại các
bệnh viện tuyến tỉnh, tư nhân và tuyến huyện tại Thanh Hóa thấp hơn so với mức
bình quân (Theo “dự thảo báo cáo Quản lý các nguy cơ môi trường của dự án hỗ trợ
xử lý chất thải bệnh viện – nguồn vốn vay ngân hàng thế giới” trong “Văn kiện dự
án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” năm 2010 của Bộ Y tế thì mức độ phát sinh
CTRYT nguy hại tại các BVĐK tuyến tỉnh là 0,225 kg/giường/ngày, BVCK tuyến
tỉnh là 0,2 kg/giường/ngày, BV huyện và ngành là 0,175 kg/giường/ngày).
Công tác thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển CTRYT nguy hại
Công tác thực hành phân loại CTRYT ngay tại nguồn của các bệnh viện tương
đối tốt, với 100% bệnh viện điều tra sử dụng hộp cacton, túi đựng CTRYT theo
đúng mã màu quy định của Bộ Y tế, chỉ có 7,32% bệnh viện có sử dụng thêm hộp
cacton khác. Có 85,4% bệnh viện có thùng nhựa có bánh xe, 80,5% bệnh viện được
điều tra có xe đNy để thu gom và vận chuyển CTRYT nguy hại bên trong cơ sở y tế.
12
Đối với các cơ sở y tế không có lò đốt, phải hợp đồng đốt CTRYT với các cơ
sở bên ngoài thì việc vận chuyển sẽ do các đồng đẳng viên phụ trách. CTRYT sẽ
được cho vào các thùng bơm kim tiêm và vận chuyển bằng xe máy, xe thồ…
Thanh Hóa hiện chưa có xe đông lạnh để vận chuyển CTRYT nguy hại.
Hiện trạng hệ thống xử lý CTRYT nguy hại
26/26 bệnh viện tuyến huyện đã được trang bị lò đốt, hoạt động tốt. Chỉ có
3/11 bệnh viện tuyến tỉnh có lò đốt, là bệnh viện Đa khoa Tỉnh, bệnh viện Đa khoa
Khu vực N gọc Lặc, bệnh viện Lao và bệnh Phổi. 7/11 bệnh viện tuyến tỉnh hợp
đồng thuê đốt CTRYT nguy hại với bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tuy nhiên lò đốt của
bệnh viện Đa khoa tỉnh được đã quá tải và xuống cấp, cần phải thay thế.
Các trạm y tế xã, phường chỉ xử lý CTRYT nguy hại bằng các lò đốt thủ công
hoặc chôn lấp thiếu an toàn.
hận thức của cán bộ, nhân viên y tế về tác hại của CTRYT nguy hại
Trong quá trình đi phỏng vấn, điều tra cho thấy nhận thức của các cán bộ,
nhân viên y tế về tác hại của chất thải rắn y tế, cũng như những nội dung trong Quy
chế Quản lý Chất thải Y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT
ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế) là tương đối đầy đủ.
Kiến nghị
N hìn chung, các cở sở y tế tại tỉnh Thanh Hóa đều quan tâm đến vấn đề xử lý
CTR y tế nguy hại, và có biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường theo khả
năng hiện có. Tuy nhiên, việc xử lý cũng như quá trình thu gom, vận chuyển vẫn
còn một số bất cập do chưa được đầu tư đúng mức về hệ thống xử lý chất thải, hạn
hẹp về nguồn kinh phí. Bên cạnh đó là sự quan tâm chưa đúng mức của cơ quan chủ
quản, lãnh đạo bệnh viện, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đối với công tác
bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế. Để giải quyết tình trạng này, luận văn đưa ra
một số kiến nghị như sau:
N ghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế; tăng cường
công tác chỉ đạo, nắm sát tình hình cơ sở; tăng cường công tác thanh, kiểm tra của
cơ quan chủ quản cũng như cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
Cung cấp bổ sung nguồn lực tài chính cho các cơ sở y tế đầu tư, bảo dưỡng
trang thiết bị cũng như dụng cụ thu gom, vận chuyển chất thải theo đúng quy định,
kinh phí mua nhiên liệu cho lò đốt.
Tạo kinh phí và khuyến khích các đầu tư từ các nguồn cho xử lý chất thải
rắn y tế.
13
Tăng trách nhiệm cá nhân về QLCTYT
Tăng cường truyền thông cho các cán bộ, nhân viên chuyên trách trong
QLCTRYT, cũng như cán bộ, nhân viên bệnh viện và người nhà bệnh nhân, và
người dân ở khu vực xung quanh bệnh viện.
MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài ...............................................................................................................1
CHƯƠN G 1. TỔN G QUAN ..............................................................................................2
1.1. Khái niệm về chất thải rắn y tế ................................................................................2
1.1.1.Định nghĩa chất thải rắn y tế..............................................................................2
1.1.2.Phân loại chất thải rắn y tế.................................................................................2
1.2. Tác động của chất thải rắn y tế với môi trường và sức khỏe cộng đồng....................3
1.2.1. Đối với sức khỏe cộng đồng .............................................................................3
1.2.2. Đối với môi trường...........................................................................................3
CHƯƠN G 2. ĐỐI TƯỢN G VÀ PHƯƠN G PHÁP N GHIÊN CỨU....................................3
2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu .........................................................................3
2.2. N ội dung nghiên cứu...............................................................................................3
2.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan ...........................................4
2.3.2. Thiết kế câu hỏi, tiến hành điều tra hiện trạng QLCTRYT ................................4
2.3.3. Phương pháp quan sát thực tế ...........................................................................4
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn bằng thư.....................................................................5
2.3.5. Phương pháp phỏng vân qua điện thoại ............................................................5
2.3.6. Tổng hợp, phân tích số liệu...............................................................................5
CHƯƠN G 3. KẾT QUẢ N GHIÊN CỨU...........................................................................5
3.1. Kết quả điều tra và đánh giá bổ sung .......................................................................5
3.1.1. Đặc điểm hệ thống khám chữa bệnh tại Thanh Hoá ..........................................5
3.1.2. Tỷ lệ phát sinh lượng chất thải y tế tại các tuyến bệnh viện của Thanh Hoá ......6
3.1.3. Đặc thù hiện trạng Quản lý CTR y tế tại tỉnh Thanh Hoá ..................................7
3.1.4. Đánh giá về quản lý chất thải rắn y tế ...............................................................9
3.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống kỹ thuật quản lý CTR y tế tại tỉnh Thanh Hoá............9
3.2.1. Hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTR y tế bên trong các cơ sở y tế........9
3.2.2. Hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTRYT bên ngoài các cơ sở y tế .......10
3.2.3. Hệ thống xử lý CTR y tế.................................................................................11
14
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do CTR y tế...........................11
3.3.1. Giải pháp về công nghệ ..................................................................................11
3.3.2. Giải pháp về quản lý.......................................................................................11
KẾT LUẬN VÀ KIẾN N GHN..........................................................................................12
15