Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đại Cương Ôn Tập Hóa Hữu Cơ Hóa Học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.52 KB, 4 trang )

GV: Trần Thị Liên- THPT Chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình

lý thuyÕt ®¹i c-¬ng ho¸ h÷u c¬
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỮU CƠ
Câu 1: Hoá học hữu cơ là ngành hoá học nghiên cứu:
A. Các hợp chất của cacbon trừ CO và CO2.
B. Các hợp chất của cacbon.
C. Các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống. D. Các hợp chất hữu cơ và những biến đổi của
chúng.
Câu 2: Trong các hợp chất sau: C2H2, CH3COOH, Al4C3, CH4, CCl4, CaC2, CO2, CH3Cl, C2H5OH. Dãy gồm
các cất hữu cơ là:
A. C2H2, CH3COOH, Al4C3, CH4, CH3Cl, C2H5OH.
B. C2H2, CH3COOH, CO2, CH3Cl, C2H5OH.
C. C2H2, CH3COOH, CH4, CCl4, CH3Cl, C2H5OH.
CO2.

D. C2H2, CH3COOH, CH4, CH3Cl, C2H5OH, CaC2,

Câu 3: Có các chất sau: C2H5OH, CH4, CO, C2H2, CaC2, C6H12O6, CO2, CH3COOH, H2CO3, Al4C3.
Số hợp chất hữu cơ trong dãy chất trên là: A. 6.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 4: Hợp chất hữu cơ được phân thành:
A. Hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no, hiđrocacbon thơm, ancol axit, dẫn xuất halogen.
B. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
C. Hiđrocacbon và dẫn xuất của halogen.
D. Hiđrocacbon no, Hiđrocacbon không no, Hiđrocacbon thơm.
Câu 5: Nhóm nguyên tử xác định tính chất đặc trưng của một loại hợp chất hữu cơ được gọi là:
A. Nhóm đồng đẳng. B. Gốc tự do.
C. Nhóm chức.


D. Bộ phận cấu trúc.
Câu 6: Cho các nhận định sau:
(1) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi.
(2) Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.
(3) Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion .
(4) Phản ứng hóa học của các HCHC thường xảy ra chậm và không theo một hướng nhất định.
(5) Các hợp chất hữu cơ thường dễ tan trong nước và tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
(6) Hóa học hữu cơ nghiên cứu đa số các hợp chất của cacbon và dẫn xuất của chúng.
Số nhận định đúng là: A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 7: Khi đốt cháy hợp chất hữu cơ cho các sản phẩm là CO2 và H2O. Dãy chất nào sau đây được dùng
chỉ để hấp thụ nước?
A. CaCl2, Ca(OH)2.
B. H2SO4 đặc, K2O, KOH.
C. P2O5, NaOH, Ba(OH)2.
D. CaCl2, H2SO4 đặc, P2O5.
Câu 8: Mục đích của phép phân tích định tính là:
A. Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
B. Xác định các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ.
C. Xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
D. Xác định hàm lượng của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
Câu 9: Muốn biết chất hữu cơ có chứa hiđro hay không ta có thể:
A. Đốt cháy chất hữu cơ xem có tạo ra muội đen hay không.
B. Oxi hoá chất hữu cơ bằng CuO rồi cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong.
C. Cho chất hữu cơ tác dụng với H2SO4 đặc.
D. Oxi hoá chất hữu cơ bằng CuO rồi cho sản phẩm cháy qua CuSO4 khan.
Câu 10: Để phân biệt hợp chất hữu cơ với hợp chất vô cơ một cách đơn giản có thể dùng phương pháp:
A. Đốt và nhận biệt hợp chất khí.

B. Dựa vào độ tan trong nước.
C. Dựa vào khả năng phản ứng.
D. Dựa và nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
Câu 11: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ là gì?
A. Đốt cháy chất hữu cơ để phát hiện hiđro dưới dạng hơi nước, N dạng NH3
B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để phát hiện nitơ có mùi của tóc cháy.
C. Đốt cháy chất hữu cơ để phát hiện cacbon dưới dạng muội than.
D. Chuyển hoá các nguyên tố C, H, N... thành các chất vô cơ đơn giản, dễ nhận biết.
II. CÔNG THỨC PHÂN TỬ HCHC
Câu 1: Công thức đơn giản của hợp chất hữu cơ cho biết:
A. Thành phần nguyên tố tạo ra phân tử.
B. Tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân
tử.
C. Phân tử khối của chất.
D. Số nguyên tử của các chất trong phân tử.
Câu 2: Trong hoá học hữu cơ:
A. Công thức phân tử và công thức đơn giản luôn khác nhau.
B. Công thức phân tử cũng là công thức đơn giản.
C. Từ công thức đơn giản luôn suy ra được công thức phân tử.
1


GV: Trần Thị Liên- THPT Chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình
D. Với một số chất thì công thức phân tử cũng là công thức đơn giản.
Câu 3: Cho các nhận định sau:
(1) Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.
(2) Công thức phân tử cũng cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
(3) Công thức phân tử cho biết số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
(4) Từ CTPT có thể biết được số nguyên tử và tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
(5) Để xác định được CTPT của chất hữu cơ nhất thiết phải biết khối lượng mol phân tử của nó.

(6) Nhiều hợp chất có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử.
Số nhận định đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 1,50 gam mỗi chất hữu cơ X, Y, Z đều thu được 0,90 gam H 2O và 2,20 gam
CO2. Điều khẳng định nào sau đây đúng nhất?
A. X, Y, Z là các đồng phân của nhau.
B. X, Y, Z là đồng đẳng của nhau.
C. X, Y, Z có cùng công thức đơn giản nhất.
D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận.
Câu 5: Trong quả cà chua chín có chất màu đỏ gọi là Liopen và có công thức phân tử (C40H56) trong hợp chất này
chỉ chứa liên kết đôi và đơn trong phân tử. Khi hiđro hoá hoàn toàn Liopen thu được một hiđrocacbon chỉ chứa liên
kết đơn (no) (C40H82). Số liên kết đôi trong Liopen bằng bao nhiêu (trong các giá trị sau):
A. 13.
B. 12.
C. 11.
D. 10.
III. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HCHC
1. Thuyết cấu tạo hoá học
Câu 1: Tính chất của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào:
A. Bản chất các nguyên tử trong phân tử.
B. Số lượng các nguyên tử.
C. Thứ tự liên kết các nguyên tử trong phân tử.
D. Cả A, B, C.
Câu 2: Số nguyên tử H trong phân tử hiđrocacbon luôn luôn là số chẵn vì:
A. Hoá trị của H bằng I.
B. Liên kết trong phân tử hiđrocacbon là liên kết cộng hoá
trị.

C. Nguyên tử C luôn có hoá trị IV. Hoá trị của H bằng I.
D. Thành phần hiđrocacbon chỉ có C và
H.
Câu 3: Hãy chỉ ra luận điểm nêu sai.
A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và thứ tự liên kết của các nguyên tử
trong phân tử.
B. Nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử các chất hữu cơ có hoá trị xác định.
C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào sự liên kết của các nguyên tử trong phân tử.
D. Các phân tử hợp chất hữu cơ luôn khác nhau công thức đơn giản nhất.
Câu 4: Chất A là đồng đẳng của CH2O, có MA = 58g. Công thức phân tử của A là:
A. C2H2O2.
B. C3H6O.
C. (CH2O)2.
D. C2H4O.
Câu 5: Cho các câu sau:
a. Chất vô cơ gồm đơn chất và hợp chất còn chất hữu cơ chỉ có hợp chất.
b. Chất hữu cơ thường ít tan trong nước.
c. Trong phân tử chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị IV.
d. Cấu trúc hoá học vừa cho biết cấu tạo hoá học vừa cho sự phân bố trong không gian của các nguyên tử.
e. Đồng phân là hiện tượng các chất có cùng công thức phân tử nhưng có công thức cấu tạo khác
nhau
g. Các chất đồng đẳng có công thức phân tử giống nhau nên có tính chất hoá học giống nhau.
h. Axetilen và anlen là đồng đẳng của nhau
Các câu đúng là:
A. a, b, c, e.
B. a, b, c, d.
C. a, c, d, e.
D. a, c, e, f.
2. Liên kết trong phân tử chất hữu cơ
Câu 1: Liên kết đôi giữa hai nguyên tử cacbon gồm:

A. Hai liên kết σ.
C. Hai liên kết .
B. Một liên kết σ và một liên kết  .
D. Một liên kết σ và hai liên kết .
Câu 2: Liên kết ba giữa hai nguyên tử cacbon tạo nên do:
A. Hai liên kết  và một liên kết σ.
B. Hai liên kết σ và 1 liên kết 
C. Một liên kết σ, 1 liên kết  , 1liên kết cho - nhận. D. Ba liên kết σ.
Câu 3: Giữa liên kết σ và liên kết  thì:
A. Liên kết σ kém bền hơn liên kết 
B. Liên kết  kém bền hơn liên kết s
2


GV: Trần Thị Liên- THPT Chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình
C. Cả hai liên kết đều bền như nhau.
D. Năng lượng liên kết của liên kết  giống liên

kết  .
3. Đồng phân cấu tạo
Câu 1: Đồng phân là những chất:
A. Có cùng thành phần nguyên tố. B. Có khối lượng phân tử bằng nhau.
C. Có cùng công thức phân tử nhưng có công thức cấu tạo khác nhau.
D. Khác nhau có cùng công thức phân tử.
Câu 2: Đồng phân cấu tạo là:
A. Đồng phân vị trí của liên kết bội trong phân tử. B. Đồng phân do cấu tạo hoá học khác nhau.
C. Đồng phân vị trí nhóm chức khác nhau D. Đồng phân do cấu tạo mạch cacbon khác nhau.
3. Đồng phân lập thể
Câu 1: Các kiểu đồng phân được quy về hai dạng chung:
A. Đồng phân mạch cacbon và đồng phân theo vị trí của liên kết bội.

B. Đồng phân nhóm chức và đồng phân vị trí của liên kết đôi.
C. Đồng phân đều đặn và đồng phân không đều đặn.
D. Đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể (không gian).
Câu 2: Chất hữu cơ X có CTPT là: C3H5Cl. Số đồng phân của X (kể cả đồng phân lập thể) là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 3: Chất hữu cơ Y có CTPT là: C4H8. Số đồng phân của Y(kể cả đồng phân lập thể) là:
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 4: Công thức phân tử nào dưới đây biểu diễn nhiều chất nhất?
C2H3Cl (1); C2H6O (2), C2F2Br2 (3), CH2O2 (4).
A. 2 và 4.
B. 1, 2 và 3.
C. 2 và 3.
D. Chỉ có 3.
Câu 5: Cho các chất: CH2= CH- CH = CH2; CH3- CH2- CH = C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là:
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 6: Hợp chất ClCH =CH-CH=CHBr có bao nhiêu đồng phân hình học?
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
IV. PHẢN ỨNG HỮU CƠ

Câu 1: Phản ứng CH3COOH + CH  CH  CH3COOCH = CH2 thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.
Câu 2: Phản ứng 2CH3OH  CH3OCH3 + H2O thuộc loại phản ứng nào sau đây?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.
Câu 3: Phản ứng CHCH + 2AgNO3 + 2NH3  Ag-CCAg + 2NH4NO3 thuộc loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế.
B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.
D. Không thuộc về ba loại phản ứng trên.
Câu 4: Cho các phản ứng sau:
askt
C2H6 + Cl2  C2H5Cl + HCl (1)

askt
C6H6 + 3Cl2  C6H6Cl6

(2)

C6H6 + Cl2  C6H5Cl + HCl

®Æc
C2H5OH 
 C2H4 + H2O
t0


(4)

t 0 ,p
xt

H2SO4

(3)

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào không phải là phản ứng thế?
A. (4).
B. (2), (4).
C. (2).
D. (1), (2), (4).
Câu 5: Từ metan có thể điều chế H2 theo hai cách:
2CH4 + O2 
 2CO + 4H2 (hiệu suất 80%)
8000 C,Ni

CH4 + H2O 
 CO + 3H2 (hiệu suất 75%)
Đi từ 1 tấn CH4 thì:
A. Hai cách cùng cho một lượng H2.
B. Cách 1 cho H2 nhiều hơn cách 2.
C. Cách 2 cho H2 nhiều hơn cách 1.
D. Cách 1 cho 2 tấn H2, cách 2 cho 3 tấn H2
8000 C,Ni

3



GV: Trần Thị Liên- THPT Chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình
TỔNG HỢP
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(1) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi.
(2) Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.
(3) Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion.
(4) Phản ứng hóa học của các HCHC thường xảy ra chậm và không theo một hướng nhất định.
(5) Các hợp chất hữu cơ thường dễ tan trong nước và tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
(6) Hóa học hữu cơ nghiên cứu đa số các hợp chất của cacbon và dẫn xuất của chúng.
Số phát biểu đúng là: A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(1) Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.
(2) Công thức phân tử cũng cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
(3) Công thức phân tử cho biết số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
(4) Từ CTPT có thể biết được số nguyên tử và tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
(5) Để xác định được CTPT của chất hữu cơ nhất thiết phải biết khối lượng mol phân tử của nó.
(6) Có những hợp chất có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử.
Số phát biểu đúng là: A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 3: Cho các nhận định sau:
(1) Chất vô cơ gồm đơn chất và hợp chất còn chất hữu cơ chỉ có hợp chất.
(2) Đồng phân là hiện tượng các chất có cùng CTPT nhưng có tính chất hoá học khác nhau.
(3) Ankan A có 16,28% khối lượng H trong phân tử thì số đồng phân cấu tạo của A là 6.

(4) Trong phân tử chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị IV.
(5) Hợp chất ClCH =CH-CH=CHBr có 2 đồng phân hình học.
(6) Trong thành phần phân tử của hai chất đồng đẳng kế tiếp nhau hơn kém nhau 2 nguyên tử H.
Số nhận định đúng là:
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 4: Cho các chất: CH2 = CH - CH = CH2; CH3 - CH2 - CH = C(CH3)2; CH3 - CH = CH - CH = CH2;
CH3 - CH = CH2; CH3 - CH = CH - COOH; HOOC - CH = CCl - COOH; CH3 - CH2 - C(CH3) = CH - C2H5;
(CH3)2C = CHCl . Số chất có đồng phân hình học là:
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 5: Cho các nhận định sau:
(1) Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.
(2) Công thức phân tử cho biết số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
(3) Từ công thức phân tử có thể biết được số nguyên tử và tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân
tử.
(4) Để xác định được CTPT của chất hữu cơ nhất thiết phải biết khối lượng mol phân tử của nó.
(5) Công thức cấu tạo cho biết số nguyên tử và tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
(6) Khi xác định được công thức đơn giản nhất của chất hữu cơ thì xác định được công thức phân tử.
Số nhận định đúng là:
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.

(2) Trong thành phần phân tử của hai chất hữu cơ đồng đẳng kế tiếp hơn kém nhau 2 nguyên tử H.
(3) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(4) Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
(5) Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
(6) Một số hợp chất hữu cơ có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử.
Số phát biểu đúng là: A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(1) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được
số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken.
(2) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.
(3) Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
(4) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(5) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.
(6) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử.
Số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
4



×