Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện chúng tại công ty TNHH rorzerobotech’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.33 KB, 31 trang )

Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Bạn nghĩ gì về một nhà quản trị tài ba?
Đó có phải là mục tiêu của bạn?
Và bạn có biết điều gì luôn khiến họ phải trăn trở và quan tâm??
Câu trả lời ở đây chính là việc tổ chức.
Tổ chức là một vấn đề mà bất kỳ nhà quản trị nào cũng phải quan tâm.
Lê Nin từng nói: “ Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, chúng tôi sẽ
-

đảo lộn cả nước Nga ”. Câu nói bất hủ ấy cho thấy vai trò quan trọng của tổ chức, đặc
biệt là việc tổ chức trong một công ty hay doanh nghiệp, nó là một trong những chức
năng cơ bản nhất của quản trị kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò và ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và thành công
của mỗi doanh nghiệp trên thương trường. Em đã chọn đề tài: “Phân tích cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý và đề xuất một số biện pháp hoàn thiện chúng tại công ty TNHH
RorzeRobotech’’ làm đề tài cho nhiệm vụ bài tập lớn của mình. Với mong muốn vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế để tìm hiểu và đề ra những biện pháp nhằm hoàn thiện
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Bài tập lớn em thực hiện gồm 3 phần chính:
Chương 1: Lý luận chung về bộ máy quản lý
Chương 2: Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty
TNHH Rorze Robotech.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Vũ Anh Thư - giảng viên bộ
môn QTKD của lớp.
Bài tập lớn em thực hiện còn có những thiếu sót, em rất mong nhận được những lời góp ý
chỉ bảo từ các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỘ MÁY QUẢN LÝ
1.1.Khái niệm về tổ chức, cơ cấu tổ chức.
1.1.1.Khái niệm về tổ chức


Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
 Tổ chức: có rất nhiều khái niệm về tổ chức được xét dưới nhiều góc độ khác
-

nhau.
Theo cách phân loại các yếu tố sản xuất: Tổ chức là sự kết hợp các yếu tố sản

-

xuất.
Theo quá trình phát triển: Tổ chức là sự liên kết tất cả các cá nhân, quá trình hoạt

-

động trong hệ thống để thực hiện các mục đích đề ra.
Theo mối quan hệ: Tổ chức bao gồm sự xác định cơ cấu và liên kết các hoạt động
khác nhau của tổ chức.
 Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là dựa trên những chức năng, nhiệm vụ đã

xác định của bộ máy quản lý để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng mô hình
và làm cho toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp hoạt động như một chỉnh thể có
hiệu lực nhất.
1.1.2.Khái niệm về cơ cấu tổ chức
 Cơ cấu tổ chức:


Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể của một tổ chức thành những bộ phận nhỏ
theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức
năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của
tổ chức.
 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là những bộ phận có trách nhiệm khác nhau,
nhưng quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau được bố trí theo từng khâu, từng cấp quản lý để tạo
thành một chỉnh thể nhằm thực hiện mục tiêu và chức năng quản lý xác định.
1.2.Vị trí, vai trò của cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp.
Một tổ chức muốn tồn tại và phát triển thì mỗi con người không thể hoạt động riêng lẻ
mà cần phối hợp những lỗ lực cá nhân để hướng tới những mục tiêu chung. Quá trình tạo
ra của cải vật chất và tinh thần cũng như đảm bảo cuộc sống an toàn cho xã hội ngày
Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
càng được thực hiện trên quy mô lớn với tính phức tạp ngày càng cao đòi hỏi phải có sự
phân công hợp tác của những con người trong tổ chức.
Trong sản xuất kinh doanh cũng vậy, mỗi doanh nghiệp đều thực hiện những mục tiêu
nhất định, để thực hiện được các mục tiêu đó đòi hỏi phải có lực lượng điều hành toàn bộ
quá trình sản xuất. Đó chính là lực lượng lao động quản lý trong doanh nghiệp và hình
thành lên bộ máy quản lý. Để đảm bảo sự thống nhất trong điều hành sản xuất kinh doanh
thì mỗi doanh nghiệp ít nhất phải có một thủ trưởng trực tiếp chỉ đạo lực lượng quản lý
để thực hiện các nhiệm vụ: bố trí, sắp xếp nhân viên quản cho phù hợp với từng nhiệm vụ
cụ thể nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong tổ chức, nhằm
khai thác khả năng chuyên môn sáng tạo của mỗi thành viên trong việc thực hiện các mục
tiêu để thực hiện các mục tiêu đề ra như tăng năng suất lao động, hạ giá thành....
Như vậy, trong mỗi doanh nghiệp nếu không có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thì

không có một lực lượng nào có thể tiến hành nhiệm vụ quản lý, và không có quá trình sản
xuất nào thực hiện đạt được hiệu quả như mong đợi.
Từ những lập luận trên cho ta thấy rõ vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức bộ máy,
nó quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt,
phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh
chóng và đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu một tổ chức không phù hợp với điều kiện mới,
nhiều bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu quả. Chính
vì thế cần phải đánh giá mức độ hợp lý của một tổ chức. Một cơ cấu tổ chức được coi là
hợp lý không chỉ đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện các chức năng của tổ chức mà
phải có một tập thể mạnh với những con người đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện các
chức năng nhiệm vụ được giao.
Mặt khác, sự tồn tại của bộ máy quản lý còn thể hiện sự tồn tại của chính doanh
nghiệp đó. Nó như chất keo dính để liên kết các yếu tố sản xuất lại với nhau theo sự
thống nhất, có phương hướng rõ ràng; đồng thời làm cho hoạt động của doanh nghiệp ổn
định, thu hút được mọi người tham gia và có trách nhiệm với công việc hơn.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
Trong doanh nghiệp có rất nhiều chức năng quản lý đảm bảo cho quá trình quản lý
được thực hiện trọn vẹn và không bỏ sót. Để đảm nhiệm hết các chức năng quản lý đó
cần có sự phân công lao động quản lý, thực hiện chuyên môn hoá. Bộ máy quản lý doanh
nghiệp tập hợp những người có trình độ cao trong doanh nghiệp. Việc sử dụng hợp lý các
kế hoạch lao động của các cán bộ và nhân viên quản lý, sự phân chia công việc cho nhân
viên quản lý phù hợp và có trình độ thực sự sẽ góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.Các lý thuyết về cơ cấu tổ chức và ưu nhược điểm của chúng.
1.3.1. Các mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
a. Mô hình cơ cấu theo trực tuyến

Đây là kiểu cơ cấu tổ chức đơn giản nhất, trong đó có cấp trên và cấp dưới. Cơ
cấu này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng, người lãnh đạo
phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc của người dưới quyền.
Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến
Người lãnh đạo
Người LĐ tuyến 1
Người LĐ tuyến 2
Các đối tượng Qlý
Các đối tượng Qlý

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
Đặc điểm cơ bản của cơ cấu này là người lãnh đạo thực hiện tất cả các chức năng
quản lý, hoàn toàn chịu trách nhiệm về hệ thống mình phụ trách. Còn người thừa hành
mệnh lệnh chỉ nhận lệnh một người phụ trách và chỉ thi hành lệnh của người đó mà thôi.
- Ưu điểm: bộ máy gọn nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một
thủ trưởng.
- Nhược điểm: Cơ cấu này đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện,
tổng hợp, đồng thời cơ cấu này làm hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao
theo chuyên môn. Kiểu cơ cấu này chỉ áp dụng cho các tổ chức có quy mô nhỏ và việc
quản lý không quá phức tạp.
b. Mô hình cơ cấu theo chức năng
Theo kiểu cơ cấu này, nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt
theo các chức năng quản lý, mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng nhất định.
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức theo kiểu chức năng
Người lãnh đạo
Người LĐ cnăng A

Người LĐ cnăng B
Người LĐ cnăngC
Đối tượng quản lý1
Đối tượng quản lý2
Đối tượng quản lý3

Kiểu cơ cấu này sẽ hình thành nên người lãnh đạo được chuyên môn hoá, chỉ đảm
nhận thực hiện một số chức năng nhất định. Mối liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức
Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
rất phức tạp và chịu sự lãnh đạo của nhiều thủ trưởng. Như vậy khác với cơ cấu tổ chức
trực tuyến ở chỗ: người lãnh đạo chia bớt công việc cho người cấp dưới.
- Ưu điểm: Thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo, sử dụng tốt cán bộ
hơn,phát huy tác dụng của người chuyên môn, giảm bớt gánh nặng cho người lãnh đạo.
- Nhược điểm: Đối tượng quản lý phải chịu sự lãnh đạo của nhiều thủ trưởng khác
nhau, kiểu cơ cấu này làm suy yếu chế độ thủ trưởng. Mô hình này phù hợp với tổ chức,
doanh nghiệp có quy mô lớn, việc tổ chức phức tạp theo chức năng.
c. Mô hình cơ cấu tổ chức theo trực tuyến - chức năng
Cơ cấu này là sự kết hợp của hai cơ cấu trên, theo đó mối liên hệ giữa cấp dưới và
lãnh đạo là một đường thẳng, còn những bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị
những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các cán bộ trực tuyến.
Cơ cấu này đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ
giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu theo kiểu trực tuyến - chức năng.
Lãnh đạo cấp1
Người lđ cnăng C
Người lđ cnăng B

Người lđ cnăng A
Người lđ cnăng B
Người lđ cnăng A
Lãnh đạo cấp2
Người lđ cnăng C
Đối tượng qlý 1
Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
Đối tượng qlý 3
Đối tượng qlý 2

-

Ưu điểm: Vận dụng được ưu điểm của hai mô hình trực tuyến và chức năng. Nó phát huy
được năng lực, chuyên môn của các bộ phận chức năng, đồng thời đảm bảo được quyền
chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo cấp cao của tổ chức.
- Nhựơc điểm: Cơ cấu phức tạp, nhiều vốn, cơ cấu này đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức
phải thường xuyên giải quyết các mối quan hệ giữa các bộ phận trực tuyến với bộ phận
chức năng.
d. Mô hình cơ cấu trực tuyến - tham mưu
Người lãnh đạo ra lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với người thừa hành
trực tiếp của mình, khi gặp các vấn đề phức tạp người lãnh đạo phải tham khảo ý kiến
chuyên gia ở bộ phận tham mưu giúp việc. Kiểu cơ cấu này cho phép người lãnh đạo tận
dụng được những tài năng, chuyên môn của các chuyên gia, giảm bớt sự phức tạp của cơ
cấu tổ chức, nhưng nó đòi hỏi người lãnh đạo phải tìm kiếm được các chuyên gia giỏi
trong các lĩnh vực.


Sơ đồ 4: Sơ đồ cơ cấu theo kiểu trực tuyến - tham mưu
Người lãnh đạo
Tham mưu1

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
Tham mưu2

Tham mưu3

Người lãnh đạo tuyến2

Người lãnh đạo tuyến1

Tham mưu2

Tham mưu1

Tham mưu2

Tham mưu1

Các đối tượng qlý

Các đối tượng qlý

1.3.2.Các phương pháp hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
Để hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trước hết bắt nguồn từ việc xác định
mục tiêu và phương hướng phát triển của hệ thống, trên cơ sở đó tiến hành tập hợp các
yếu tố của cơ cấu tổ chức và xác lập mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó. Việc hình
thành cơ cấu tổ chức cũng có thể bắt đầu từ việc mô tả chi tiết hoạt động của các đối
tượng quản lý và xác lập tất cả các mối quan hệ thông tin rồi sau đó mới hình thành cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Để có một cơ cấu tổ chức hợp lý người ta thường dựa vào hai phương pháp chủ yếu
sau:
a. Phương pháp kinh nghiệm
Theo phương pháp này cơ cấu tổ chức được hình thành dựa vào việc kế thừa những
kinh nghiệm thành công và gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý của cơ cấu tổ chức có sẵn.
Những cơ cấu tổ chức có trước này có những yếu tố tương tự với cơ cấu tổ chức sắp hình
thành và để hình thành cơ cấu tổ chức mới thì có thể dựa vào một cơ cấu tổ chức mẫu
nhưng có tính đến các điều kiện cụ thể của đơn vị mới như so sánh về nhiệm vụ, chức
năng, đối tượng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật .... để xác định cơ cấu tổ chức thích hợp.
Do vậy đôi khi phương pháp này còn được gọi là phương pháp tương tự.
Ưu điểm: của phương pháp này là quá trình hình thành cơ cấu nhanh, chi tiết để thiết
kế nhỏ, kế thừa có phân tích những kinh nghiệm quý báu của quá khứ.
Nhược điểm: dễ dẫn đến sao chép máy móc, thiếu phân tích những điều kiện cụ thể.
b. Phương pháp phân tích.
Theo phương pháp này, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại được bắt đầu
bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng cơ cấu tổ chức hiện tại, tiến hành đánh giá những hoạt
động của nó theo những tiêu thức nhất định, phân tích các chức năng, các quan hệ phụ
thuộc của từng bộ phận để đánh giá những mặt hợp lý của cơ cấu hiện hành và trên cơ sở
đó dự kiến cơ cấu mới sau đó bổ sung, thay thế, thay đổi cán bộ, xây dựng điều lệ, nội

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
quy, quy chế hoạt động cho từng bộ phận cũng như đối với cán bộ lãnh đạo, chuyên viên,
các nhân viên thừa hành chủ chốt.
Ưu điểm: Phương pháp này phân tích được những điều kiện thực tế của cơ quan, đánh
giá được các mặt hợp lý và chưa hợp lý để hoàn thiện cơ cấu mới hiệu quả hơn.
Nhược điểm: Phương pháp này tốn nhiều thời gian và chi phí lớn để thiết kế cơ cấu tổ
chức mới.
Tuy nhiên trong hoạt động quản lý để hình thành và tổ chức được một bộ máy quản lý
tốt người ta không chỉ sử dụng thuần nhất một trong hai phương pháp trên. Mà tuỳ theo
tình hình của công ty có thể hình thành cơ cấu quản lý theo phương pháp hỗn hợp, nghĩa
là kết hợp cả hai phương pháp trên để lợi dụng ưu điểm của chúng.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH RORZE ROBOTECH
2.1.Giới thiệu chung về công ty TNHH RorzeRobotech.
2.1.1.Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH RORZEROBOTECH được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1692/GP
do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 2 tháng 10 năm 1996.
Tên gọi: Công ty TNHH RORZEROBOTECH.
Tên giao dịch: RORZEROOBOTECH CO.LTD.
Địa chỉ: Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng, Km số 13, An Dương, Hải Phòng.
Điện thoại: 0313 374 303
Là công ty 100% vốn nước ngoài do ông Fumio Sakiya, quốc tịch Nhật Bản, Giám đốc
điều hành làm đại diện.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C



Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
Vốn đầu tư: 46 000 000 đô la Mỹ.
Vốn pháp định: 22 650 000 đô la Mỹ.
Thời hạn hoạt động: 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư.
2.1.2.Những đặc điểm sản xuất kinh doanh cơ bản.
Công ty TNHH RORZEROBOTECH là một trong những công ty thành viên của tập
đoàn RORZE, Nhật Bản, chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các chi tiết, cấu kiện
robot và lắp ráp robot. Được thành lập vào tháng 10 năm 1996 và chính thức đi vào hoạt
động tháng 4 năm 1998, với tư cách là một công ty công nghệ cao đầu tiên ở Việt Nam,
Rorze Robotech luôn tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất với giá thành thấp
nhất, không ngừng cải tiến về mọi mặt nhằm duy trì vị trí hàng đầu của công ty tại Việt
Nam.
Sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm:
-Các thiết bị điều khiển động cơ.
-Các chi tiết cơ khí của Robot.
-Các bộ phận Robot, Robot hoàn chỉnh và các loại máy nâng.
Hiện nay công ty chỉ sản xuất và tiêu thụ một số lượng và chủng loại sản phẩm cho hầu
hết các khách hàng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Trong tương lai, công ty sẽ đa dạng hoá các sản phẩm cũng như khách hàng của mình
nhằm đạt được những mục tiêu đề ra cho cả tập đoàn.
2.2. Thực trạng bộ máy tổ chức quản lý tại công ty.
2.2.1.Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo mô hình kết hợp (trực tuyến-chức năng).
Với mô hình này, những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất
Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C



Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
với Tổng giám đốc. Khi được Tổng giám đốc thông qua biến thành mệnh lệnh được
truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã định.
Ta có sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau:

Chủ tịch HĐQT

BAN GIÁM ĐỐC
Tổng Giám Đốc

Khối sản xuất
Khối văn phòng
Phòng Sản Xuất
Phòng Điều Khiển
Phòng Lắp Ráp
Phòng Kinh Doanh
Phòng Kế Toán
Nhóm Quản lý ISO
Nhóm Điện Toán
Nhóm Kiểm Tra

Nhóm Kiểm Tra

Nhóm Kiểm Tra
Trợ lý nhân sự
Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh

Cố vấn

2.2.2.Chức năng nhiệm vụ phòng ban và phương pháp quản lý.
a) Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc bao gồm: Tổng Giám đốc, Giám đốc quản lý chất lượng, Giám đốc sản
xuất và Giám đốc hành chính.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc như sau:

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
 Tổng giám đốc:

-Trách nhiệm:
+Lãnh đạo công ty về mọi mặt bao gồm sản xất, hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
+Lập ra các định hướng phát triển công ty, lập và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn của công ty về sản xuất vaf tiêu thụ sản phẩm.
+Đề ra và ban hành các chính sách quản lý về hành chính, nhân sự, tài chính, kinh
doanh, chính sách về quản lý sản xuất, quản lys chất lượng, các mục tiêu chất luợng của
công ty.
+Kiểm tra giám sát hoạt động của bộ máy quản lý trong công ty, chỉ đạo điều phối các
vấn đề tài chính, vốn, thiết bị máy móc, nhân lực nhằm điều hành công ty đạt mục tiêu
phát triển.
+Thực hiện công tác đối ngoại.
-Quyền hạn:
+Chỉ đạo, quyết định mọi vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản
lý công ty.
+Đưa ra chỉ thị đối với tất cả các phòng ban, mọi nhân viên trong công ty.

+Xem xét, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện công việc và kết quả đối với tất cả các
phòng ban, mọi nhân viên trong công ty.
 Giám đốc quản lý chất lượng.

-Trách nhiệm:
+Chỉ đạo cho xây dựng, thực hiện, cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của
công ty phù hợp với chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng cũng như định hướng
phát triển công ty.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
+Trực tiếp chỉ đạo giám sát, kiểm tra các hoạt động của phòng ISO. Giải quyết mọi vấn
đề phát sinh liên quan đến chất lượng.
+Giám sát mọi hoạt động liên quan đến chất lượng trong phạm vi toàn công ty, điều phối
các hoạt động có liên quan đến chất lượng của các phòng ban, bộ phận.
-Quyền hạn:
+Quyết định mọi vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất
lượng công ty.
+Yêu cầu sự cộng tác phối hợp làm việc của các phòng ban, bộ phận, con người có liên
quan đến quản lý chất lượng.
+Thi hành các biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ những vấn đề không phù hợp ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm.
 Giám đốc sản xuất.

- Trách nhiệm:
+ Trực tiếp chỉ đạo, xem xét, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện công việc của các phòng
chức năng trong khối sản xuất của công ty bao gồm: Gia công, Lắp ráp, Điều khiển.
+Kết hợp hoạt động của khối sản xuất với khối hành chính trong công ty nhằm đảm bảo

mục tiêu quản lý.
+Chỉ đạo và giám sát nhân viên dưới quyền thực hiện các quy định, các chính sách, kế
hoạch chất lượng của công ty. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của các bộ
phận, đưa ra sự điều chỉnh hợp lý nhằm đạt được yêu cầu sản xuất cũng như yêu cầu chất
lượng.
+Giám sát mọi mặt quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật để đạt yêu cầu khách hàng.

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
+Báo cáo với Tổng giám đốc mọi vấn đề phát sinh không thuộc thẩm quyền xử lý của
mình.
-Quyền hạn:
+Quyết định mọi vấn đề liên quan đến sản xuấ.
+Yêu cầu sự cộng tác, phối hợp làm việc đối với tất cả các bộ phận khác trong công ty.
+Thực thi các biện pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
b) Các phòng ban khác.
Cấp quản lý tại các phòng ban bao gồm trưởng các bộ phận, Thủ trưởng bộ phận gia
công, Trưởng bộ phận lắp ráp,Trưởng bộ phận lắp ráp các thiết bị điều khiển, trưởng bộ
phận Hành chính, Kinh doanh, Kế toán…có nhiệm vụ quản lý hoạt động của bộ phận
mình và chịu trách nhiệm báo cáo công việc với Ban giám đốc.
Cuối cùng là nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp về từng công việc cụ thể được giao.
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính trong công ty.
Bộ phận Kế toán của công ty có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh tại công ty và tổng hợp báo cáo toàn công ty. Với việc áp dụng hình thức kế toán tập
trung bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, sự hỗ trợ của các phuương tiện kỹ thuật hiện đại,
bộ máy Kế toán rất gọn nhẹ và thuận tiện cho việc phân công, chuyên môn hoá công việc
đối với nhân viên kế toán. Đội ngũ nhân viên Kế toán gồm 5 người với 100% nhân viên

có trình độ Đại học.
a) Cơ cấu tổ chức bộ máy Kế toán trong công ty theo sơ đồ.

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh

Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp

Kế toán thanh toán
Kế toán viên
Kế toán viên

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
b) Chức năng, nhiệm vụ.
-Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của bộ
phận cũng như việc thực hiiện chức năng giám sát của công ty.
-Kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm báo cáo tài chính đồng thời giữ Sổ cái va
Sổ đối chiếu phát sinh tài khoản, theo dõi tập hợp chi phí phát sinh trong sản xuất kinh
doanh và lên bảmg cân đối, bảng tổng kết tài sản và gửi lên cấp trên có thẩm quyền phê
duyệt.
-Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thu chi và sử dụng vốn bằng tiền tại công ty, theo
dõi tình hình trả lương cho lao động…
-Kế toán viên: chịu trách nhiệm các phần công việc do Kế toán trưởng phân công như kế
toán TSCĐ và nguyên vật liệu, bán hàng…
2.2.4.Tình hình lao động của công ty.


Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
Tính đến 31/12/2011 toàn công ty có 534 nhân viên và 1 Tổng giám đốc người nước
ngoài.
 Khối sản xuất: 470 nhân viên.

Trong đó:
Phòng Gia công (Phòng Sản xuất): 365 nhân viên.
Phòng Lắp ráp:64 nhân viên.
Phòng Điều khiển: 41 nhân viên.
 Khối văn phòng: 64 nhân viên.
Trong đó:
Phòng Hành chính: 30 nhân viên.
Phòng Kinh doanh: 28 nhân viên.
Phòng Kế toán: 4 nhân viên.
Nhóm Quản lý ISO: 2 nhân viên.
2.2.5.Đặc điểm tổ chức sản xuất tại công ty TNHH RorzeRobotech.
a) Mô hình bộ máy của các phân xưởng.
 Phòng gia công ( phòng sản xuất )
Trưởng phòng
Nhóm kỹ thuật
Nhóm gia công
Nhóm kế hoạch
Nhóm mạ
Nhóm kiểm tra
Văn phòng
Tổ Gibbs

Tổ Autocard
Tổ lệnh sx

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
Tổ đào tạo

Trưởng ca
Tổ Alpha
Tổ KE
Tổ V40
Tổ V40
Tổ mạ 1
Tổ mạ 2

Tổ Ktra1 1

Tổ Ktra2

 Phòng lắp ráp

Trưởng phòng
Nhóm Z
Nhóm ROT
Nhóm ARM
Nhóm Ktra
Nhóm ELE

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
Văn phòng

 Phòng điều khiển

Trưởng phòng
Nhóm kiểm tra
Nhóm lắp ráp
Nhóm ghép linh kiện
Nhóm vỏ nhựa
Nhóm mã vạch
Nhóm hộp điều khiển
Văn phòng

b) Sơ đồ tổ chức sản xuất

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh

TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Gia công cơ khí

Lắp ráp Robot

Sản xuất thiết bị điều khiển

Kiểm tra sản phẩm
Kiểm tra sản phẩm
Kiểm tra sản phẩm
Lưu kho, bảo quản, giao hàng

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý của Công ty
Công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy theo kiểu trực tuyến chức năng, kiểu cơ cấu tổ chức
này phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất công nghệ cao, trong quá trình thực hiện cần có sự hướng dẫn của các chuyên gia
thuộc nhiều lĩnh vực. Với mô hình tổ chức này, công ty tận dụng được tính ưu việt của
việc hướng dẫn công tác qua các chuyên gia kỹ thuật và cán bộ nghiệp vụ chuyên môn ở
các phòng ban chức năng.Ưu điểm của kiểu công tác quản lý này là công tác quản lý
Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
được chuyên môn hoá cao: Mỗi bộ phận, mỗi phòng ban đảm nhiệm một phần công việc
nhất định, Vận dụng được khả năng, trình độ chuyên sâu của cán bộ quản lý, giảm được
gánh nặng cho Tổng Giám đốc. Đội ngũ cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm, có những
cán bộ đã trải qua thực tế nhiều lần, có tầm nhìn chiến lược, có đủ năng lực đảm nhận vị
trí mà công ty giao phó. Công ty đang tiến hành những biện pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý và nhiệm vụ của từng người trong các phòng ban cũng như cải tiến
quy trình sản xuất dưới các xưởng.
Tuy nhiên cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty vẫn tồn tại một số hạn chế: Một số cán
bộ công nhân viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của công việc dẫn đến sự phối hợp
giữa các bộ phận không được nhịp nhàng, một số cán bộ và nhân viên phải đảm nhận quá
nhiều công việc nên nhiều lúc có sự bế tắc trong công việc do phải làm quá nhiều việc và

làm không đúng chuyên môn của mình.
Vì vậy, Công ty cần phân bố lại nhiệm vụ chức năng. Cần đào tạo, đào tạo lại và bồi
dưỡng thêm trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên của mình. Nếu cần thiết, có
thể tuyển thêm nhân sự để đáp ứng những đòi hỏi khách quan của hoạt động sản xuất
kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả công việc, phát huy
được những ưu điểm, hạn chế những tồn tại yếu kém, tạo ra thế mạnh mới để Công ty
ngày càng phát triển với sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe của
khách hàng trong và ngoài nước.

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH RORZEROBOTECH
3.1. Những mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Hiện nay cơ cấu tổ chức của Công ty gồm Ban giám đốc, các phòng ban chức năng,
văn phòng Nhà máy (xưởng sản xuất) và bộ phận sản xuất được phân chia thành các tổ.
Về cơ bản thì Công ty đã có những đổi mới hoàn thiện cơ cấu tổ chức nhằm điều hành
sản xuất kinh doanh đảm bảo những yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Song như phân tích ở
trên thì tổ chức bộ máy quản lý của Công ty còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo thực hiện được một số mục tiêu
sau:
- Đảm bảo phát huy vai trò của bộ máy quản lý Công ty trong điều hành sản xuất kinh
doanh và tuân theo các quy định của pháp luật. Đồng thời nâng cao tính năng động, gọn
nhẹ của bộ máy quản lý, đem lại hiệu quả cao hơn, làm cho các chỉ tiêu của Công ty tăng
lên như chỉ tiêu: Năng suất lao động, tiết kiệm quỹ lương, giảm chi phí trong quá trình
sản xuất.
- Xây dựng cơ cấu gọn nhẹ, phản ứng linh hoạt trong bất kỳ tình huống nào xảy ra,

các quyết định được thực hiện nhanh chóng hơn, khắc phục tình trạng trùng lặp hoặc chia
cắt chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
tìm kiếm được nhiều khách hàng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Đảm bảo mối quan hệ chỉ đạo giữa ban giám đốc, các phòng ban, văn phòng Nhà
máy và các tổ sản xuất tạo nên một khối quản lý thống nhất hoạt động nhịp nhàng với
nhau.
- Gắn việc kiện toàn tổ chức với việc sắp xếp cán bộ, tổ chức, đào tạo thi nâng bậc,
đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Chuẩn bị một đội ngũ cán bộ kế cận.
- Chức danh, nhiệmvụ của từng bộ phận công nhân viên được xác định rõ ràng, sắp
xếp lao động đúng người đúng việc, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động.
Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
Tóm lại việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu
lực quản lý, cải thiện điều kiện làm việc, kích thích hoạt động lao động sản xuất kinh
doanh, tạo uy tín của Công ty với đối tác và khách hàng, thu hút được nhiều nhân tài có
khả năng đảm nhận khối lượng công việc lớn, chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
3.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
- Được kiểm soát trên cơ sở vốn liên doanh và Hội đồng quản trị, sự kiểm soát chặt
chẽ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Bộ máy quản lý phải chuyên tinh, gọn nhẹ, không cồng kềnh, phát huy tối đa nguồn
lực, nâng cao hiệu quả hoạt động với chi phí hợp lý nhất.
3.3. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý cần tránh tình trạng cấp dưới chịu nhiều hệ
thống quyền lực tạo nên sự chồng chéo, cấp dưới không biết phải thực hiện theo hệ thống
quyền lực nào.
- Phải chú ý đến việc phân công rõ ràng nhiệm vụ và chức năng của cán bộ và nhân
viên trong từng phòng ban.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đi đôi với việc nâng cao nguồn vốn của Công ty
và đổi mới thiết bị công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất.
3.4. Cơ sở để hoàn thiện bộ máy quản lý
Là một Công ty hình thành từ nguồn vốn liên doanh nước ngoài, việc hoàn thiện bộ
máy quản lý phải dựa trên những yêu cầu của Hội đồng quản trị và thực trạng của Công
ty. Từ đó sẽ có những biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản
lý, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động trong
mọi tình huống, mọi điều kiện của nền kinh tế thị trường.

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


Bài tập lớn Quản Trị Kinh Doanh
3.5. Các phương pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty.
3.5.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý là trung tâm đầu não chỉ huy toàn bộ hoạt động của tổ chức, do vậy
nó ảnh hưởng rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Qua một thời gian tìm
hiểu về bộ máy quản lý của Công ty, cộng với những kiến thức đã được học, em mạnh
dạn đưa ra ý kiến nhỏ để thay đổi một phần cơ cấu tổ chức cũ với mong muốn nâng cao
hiệu quả quản lý của bộ máy quản lý.
Chủ tịch HĐQT
Tổng Giám Đốc
Khối sản xuất
Khối văn phòng
Phòng Sản Xuất
Phòng Điều Khiển
Phòng Lắp Ráp
Phòng Hành Chính
Phòng Kinh Doanh

Phòng Kế Toán
Nhóm Quản lý ISO
Nhóm Điện Toán
Nhóm Kiểm Tra

Nhóm Kiểm Tra

Sinh viên : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : CĐQT KDK52C


×