Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.97 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY FPT
Giảng viên:
Học viên:
Lớp:

Hà Nội, 03/2012


PHÂN TÍCH SWOT CÔNG TY FPT

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 3
I.Tổng quan............................................................................................................................. 4
1. Về công ty FPT................................................................................................................ 4
2. Về kỹ thuật phân tích SWOT...........................................................................................5
II.Phân tích SWOT tại Công ty FPT.........................................................................................6
1. Phân tích cơ hội, thách thức............................................................................................6
2. Phân tích điểm mạnh điểm yếu.......................................................................................9
3. Ma trận SWOT...............................................................................................................11
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 13

2



LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã và đang có tác động tiêu cực tới các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khởi điểm từ Thứ 2, ngày 15 tháng 09 năm 2008
với tuyên bố phá sản của Lehman Brothers – tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới với
lịch sử hoạt động 158 năm và 26.000 nhân viên – cuộc khủng hoảng tài chính đã kéo
theo sự sụp đổ của hàng loạt tập đoàn tài chính lớn của Mỹ và của hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Các doanh nghiệp của Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Tồn tại được trong tình hình kinh tế ảm đạm hiện nay đặt ra một bài toán khó đối
với các doanh nghiệp. Họ buộc phải áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng để
tồn tại. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp đang tận dụng rất tốt thời cơ này để vươn
lên và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Khi tình hình kinh tế khó khăn chung, các
doanh nghiệp đang áp dụng rất nhiều các kỹ thuật, biện pháp khác nhau. Mỗi kỹ thuật
và biện pháp được áp dụng linh hoạt trong các trường hợp cụ thể.
Có một kỹ thuật luôn được các doanh nghiệp áp dụng trong bất kỳ hoàn cảnh
nào. Dù cho đó là thời kỳ kinh tế khủng hoảng hay thời kỳ kinh tế đang thịnh vượng,
kỹ thuật phân tích SWOT luôn luôn là một công cụ phân tích được các doanh nghiệp
áp dụng rất hiệu quả và thành công. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, em xin được trình
bày kỹ thuật SWOT trong Công ty FPT.
Kính mong cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để phần trình bày của em được
hoàn thiện hơn.

3


I.

Tổng quan

1. Về công ty FPT

Thành lập ngày 13/09/1988, đến nay, sau gần 25 năm, FPT luôn là công ty công
nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam.
FPT hiện có 9 công ty thành viên, cung cấp dịch vụ tới gần 40 tỉnh thành tại
Việt Nam, mở rộng thị trường toàn cầu, có mặt tại 10 quốc gia trên thế giới bao gồm:
Lào, Campuchia, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Singapore, Australia, Thái Lan, Philippines,
Malaysia.
FPT tự hào là công ty tập trung đông đảo các cán bộ tin học nhất Việt Nam.
Tính đến hết ngày 31/12/2011, tổng số cán bộ công nhân viên của FPT là 11.209
người.
Tập trung vào công nghệ thông tin và viễn thông, FPT cung cấp các dịch vụ:
Tích hợp hệ thống; Giải pháp phần mềm; Gia công phần mềm, Dịch vụ nội dung số;
Dịch vụ dữ liệu trực tuyến; Dịch vụ Internet băng thông rộng; Dịch vụ kênh thuê
riêng; Phân phối, bán lẻ sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông; Sản xuất các sản
phẩm công nghệ; Dịch vụ tin học; giáo dục - đào tạo công nghệ.
FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các
chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho phát triển phần mềm.
FPT là đối tác cao cấp của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft,
IBM, Cisco, HP, SAP, Nokia, … FPT cũng đang sở hữu trên 1,700 chứng chỉ công
nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới. Đây là nền tảng vững
chắc, giúp FPT không ngừng tạo nên những giá trị gia tăng hiệu quả cho khách hàng
và hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam.
Với những nỗ lực của mỗi CBNV FPT trong những năm qua, FPT tự hào góp
phần tin học hóa cho các bộ ngành, các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam và góp
phần ghi tên Việt Nam vào bản đồ số của thế giới.
Con đường FPT chọn chính là công nghệ, vươn tới tầm cao năng suất lao động
mới bằng những tri thức mới thông qua công nghệ. Phát huy tối đa khả năng sáng tạo
và linh hoạt để nắm bắt những cơ hội mới, nỗ lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ
trong mọi hoạt động ở mọi cấp là yêu cầu đối với từng người FPT, hướng tới mục tiêu
chung OneFPT – Tập đoàn Công nghệ Toàn cầu Hàng đầu của Việt Nam.


4


2. Về kỹ thuật phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ Tiếng Anh:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats
(Nguy cơ). Đây là một mô hình được sử dụng rộng rãi phân tích tình hình kinh doanh
của một doanh nghiệp. Bằng cách phân tích các yếu tố bên trong (Điểm mạnh, điểm
yếu) và các yếu tố bên ngoài (cơ hội, thách thức), SWOT cung cấp một khung lý
thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, các phương án kinh
doanh, xác định vị thế cũng như hướng đi của một cơ quan, một tổ chức, phân tích các
đề xuất kinh doanh cũng như bất kỳ ý tưởng nào liên quan tới quyền lợi của doanh
nghiệp.
Mô hình phân tích SWOT được áp dụng trong việc đánh giá một đơn vị kinh
doanh, một đề xuất hay một ý tưởng. Đó là cách đánh giá chủ quan các dữ liệu được tổ
chức theo một trình tự lô-gíc nhằm giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể thảo luận
và ra quyết định hợp lý và chính xác nhất.

5


II. Phân tích SWOT tại Công ty FPT
1. Phân tích cơ hội, thách thức
 Chính trị - pháp luật
Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam xác định đưa Công nghệ thông
tin sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam trong tương lai gần. Môi trường luật
pháp đối với Công nghệ thông tin ngày càng được mở rộng và khuyến khích công
nghệ thông tin phát triển. Là tập đoàn Công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, FPT
thừa hưởng những lợi thế đó và vươn lên mạnh mẽ sau chỉ hơn 20 năm thành lập và
phát triển. Luật pháp Việt Nam tạo điều kiện cho các lĩnh vực công nghệ thông tin,

viễn thông vươn lên để trở thành đầu tàu trong các ngành kinh tế của Việt Nam.
Về chính trị, Việt Nam là quốc gia một đảng, đi theo con đường chủ nghĩa xã
hội. Đảng và nhà nước luôn khuyến khích phát triển tất cả các ngành kinh tế. Các công
ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông như FPT được thừa
hưởng sự khuyến khích đó và có cơ hội bứt phá ngay cả trong bối cảnh nền kinh tế
đang khủng hoảng như hiện nay.
 Văn hóa xã hội
Khác với chính trị và pháp luật, yếu tố văn hóa xã hội thường khó đo lường
hơn. Sự tác động của các yếu tố văn hoá thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với
các yếu tố khác và phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá thường rất rộng. Các khía
cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động
kinh doanh như: những quan điểm đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp;
những phong tục, tập quán, truyền thống; những quan tâm và ưu tiên của xã hội; trình
độ nhận thức, học vấn chung của xã hội… những khía cạnh này cho thấy cách thức
người ta sống, làm việc, hưởng thụ cũng như sản xuất và cung cấp dịch vụ. Vấn đề đặt
ra đối với nhà quản trị doanh nghiệp là không chỉ nhận thấy sự hiện diện của nền văn
hoá xã hội hiện tại mà còn là dự đoán những xu hướng thay đổi của nó, từ đó chủ động
hình thành chiến lược thích ứng.
Về tỷ lệ tăng dân số: Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng dân số cao so với các nước
trên thế giới. Đây chính là tiền đề và điều kiện lý tưởng để phát triển ngành công nghệ
thông tin và viễn thông. Tỷ lệ tăng dân số cao sẽ tạo ra một lực lượng lớn nhân lực có
chất lượng, đồng thời làm tăng tỷ lệ người sử dụng công nghệ thông tin. Gần đây, điện
thoại di động và ngành công nghệ phần mềm ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh mẽ.
Nếu như trước kia chỉ có thành thị mới có điều kiện tiếp cận và sử dụng điện thoại di
động cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng về phần mềm, thì ngày nay, các sản phẩm
và dịch vụ này đã tiến tới tận từng ngõ ngách của làng xã, thông bản. Đây chính là
điều kiện rất tốt để FPT phát triển các sản phẩm và dịch vụ của mình.
6



 Yếu tố kinh tế
Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ 2008. Cuộc khủng hoảng này đã và
đang gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn phát triển, công nghệ thông tin và viễn thông vẫn
là ngành kinh tế phát triển bất chấp sự đi xuống của các ngành kinh doanh và sản xuất,
dịch vụ khác.
 Yếu tố công nghệ
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, yếu tố công nghệ là yếu tố quyết định sự
sống còn của sản phẩm và dịch vụ. Từ điện thoại di động, chế tác phần mềm, kinh
doanh các sản phẩm trên Internet đều đòi hỏi yếu tố công nghệ cao trong đó.
Tại Việt Nam hiện tại, mặc dù đã cố gắng tăng cường hội nhập với quốc tế về
việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ thông tin và viễn thông, tình
trạng công nghệ còn hết sức lạc hậu, chưa được đầu tư đổi mới nhiều, thiếu trang thiết
bị tinh chế mang tính hiện đại do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều, năng suất
thấp dẫn tới giá thành cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm. Một trong những
nguyên nhân quan trọng làm cho chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế nước ta thấp và vị
trí xếp hạng liên tục bị sụt giảm là do chỉ số ứng dụng công nghệ thấp. Tỷ lệ sử dụng
công nghệ cao trong công nghiệp của nước ta hiện nay mới chiếm khoảng 20%, trong
khi của Phi-li-pin là 29%; Thái Lan 31%; Ma-lai-xi-a 51%, Xin-ga-po 73%. Một thách
thức đặt ra với các DN Việt Nam là phải tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới làm sao để
cạnh tranh được với các quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Là tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, FPT
luôn là công ty dẫn đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm và dịch
vụ của mình. Gần đây nhất, FPT đã chế tạo thành công vệ tinh F1 đầu tiên tại Việt
Nam và đã được phóng lên vũ trụ. Đây là một thành tựu to lớn của FPT, minh chứng
cho việc ứng dụng công nghệ vào từng sản phẩm và dịch vụ của FPT.
 Khách hàng
Thông thường doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi quy mô nhu cầu sản phẩm
hoặc dịch vụ hiện tại và tiềm năng, lợi ích mong muốn, thị hiếu, khả năng thanh toán
của khách hàng. Các doanh nghiệp thường quan tâm đến những thông tin này để định

hướng tiêu thụ.
Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn
trong việc tiêu dùng các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông... Thị trường
công nghệ thông tin hiện đang chứng kiến sự cạnh tranh rất khốc liệt của các tập đoàn
lớn như CMC, IBM, HP, Googles, Microsoft, v.v. Trong mảng viễn thông, chúng ta có
VNPT, CMC, Viettel, v.v. Khách hàng ngày càng trở nên thông thái trong việc tiêu
dùng các sản phẩm và dịch vụ cao. Do đó, để tiếp tục phát triển, FPT cần nâng cao hơn
nữa chất lượng của sản phẩm và dịch vụ của mình.
7


 Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Một tập đoàn lớn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh doanh đa
ngành như FPT hiện đã và đang có rất nhiều đối thủ. Sau đây là phần phân tích các đối
thủ cạnh tranh của FPT trên một số mảng kinh doanh.
FIS: Tuy là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực tích hợp hệ thống với doanh thu gấp
3 lần đối thủ gần nhất là CMC-SI, cần phải công nhận rằng CMC-SI đang lớn mạnh
lên từng ngày và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ với FIS trong mảng tích hợp hệ thống
Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn về tổ chức, nhân sự và định hướng công nghệ
với một đội ngũ kinh doanh và kỹ thuật hùng hậu, CMC SI đã nhanh chóng đưa công
ty trở thành một nhà cung cấp giải pháp, tích hợp hệ thống hàng đầu tại Việt Nam.
Fsoft: Thị trường gia công phần mềm được phân chia theo khu vực địa lý gồm
có Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á Thái Bình Dương. Fsoft phải cạnh tranh với
các công ty thuê ngoài trên toàn cầu và trong nước, trong đó có CMCsoft. CMCsoft
hiện đang nổi lên như một công ty gia công phần mềm hàng đầu tại Việt Nam, đe dọa
ngôi vị quán quân trong lĩnh vực gia công phần mềm của Fsoft.
FTG: FTG dẫn đầu trong các lĩnh vực phân phối các sản phẩm công nghệ
thông tin và điện thoại di động. Đối thủ cạnh tranh khác là Petrosetco, nhà phân phối
độc quyền khác của Nokia tại Việt Nam (chiếm 55% thị phần Nokia), Viettel,
Vinaphone, và thế giới di động.

FPT University: Giáo dục đang dần trở thành nguồn thu nhập quan trọng của
FPT. FPT đang tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho Đại học FPT ở công viên phần
mềm Hòa Lạc với dự kiến sẽ chứa khoảng 10.000 sinh viên. Bằng cách tập trung vào
việc đào tạo các sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, FPT sẽ luôn tiếp nhận
được đội ngũ nhân viên IT có trình độ chuyên môn cao. Tuy vậy, FPT University đang
phải cạnh tranh rất khốc liệt với các trường đại học có truyền thống trong công nghệ
thông tin tại Việt Nam như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa Thành
phố Hồ Chí Minh, v.v.
Viễn thông: Viễn thông chiếm gần 10% doanh số của FPT trong năm 2011.
Dịch vụ ADSL là nhân tố đóng góp lớn nhất vào doanh thu cũng như là lợi nhuận của
lĩnh vực viễn thông. FPT Telecom là nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực
viễn thông và dịch vụ trực tuyến, gồm: Internet băng thông rộng, Internet cáp quang,
dịch vụ truyền hình trực tuyến... Đến nay, FPT Telecom đã được Chính phủ Việt Nam
cấp giấy phép VoIP, ICP, ISP, OSP, IXP, giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch
vụ viễn thông, giấy phép thử nghiệm Wimax di động, giấy phép thử nghiệm công nghệ
4G. Trong mảng này, đối thủ của FPT là VNPT và Viettel Telecom.

8


Nội dung số: FPT Online cung cấp các dịch vụ trực tuyến bao gồm trang tin tức
trực tuyến, thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, game online. Đây là lĩnh vực rất
có tiềm năng ở Việt Nam. Việt Nam xếp hạng 18/20 về số người sử dụng internet
nhiều nhất trên thế giới. Đây cũng là lĩnh vực chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối
thủ trong nước như VCCorp, VNG, và những gã khổng lồ thế giới như Facebook,
Google, Yahoo… Game online là một trong những lĩnh vực đang có doanh thu tốt nhất
trong mảng nội dung số, tuy nhiên đây là lĩnh vực nhạy cảm mà dư luận xã hội thường
lên án khiến chính sách nhà nước có xu hướng thắt chặt. Năm ngoái, nội dung số tăng
trưởng tới 169% và dự kiến trong năm nay mảng này cũng đạt mức tăng trưởng 80%
là nhóm tăng trưởng mạnh nhất của FPT vào lúc này.

Các cơ hội và thách thức FPT gặp phải có thể tóm lược lại như sau:
 Cơ hội:
- Ngành công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn
phát triển nhanh với tốc độ trung bình khoảng 20%, cao gấp 3 lần GDP (Số liệu Hội
Tin học TP. Hồ chí Minh).
- Chính phủ Việt Nam đã đặt ra đề án chiến lược và tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển ngành công nghệ thông tin của Việt Nam. Do đó, FPT có cơ hội tăng thị phần
và mở rộng quan hệ hợp tác rộng với nước ngoài.
 Thách thức:
- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trong nước có ảnh hưởng
không nhỏ tới nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của FPT (chiếm tỉ lệ lớn trong doanh thu
của FPT là các sản phẩm tiêu dùng bền như máy tính và điện thoại vốn sẽ bị cắt
giảm nhu cầu khi kinh tế khó khăn. Ngoài ra, mảng phần mềm với doanh thu chủ
yêu tới từ Mỹ và Nhật cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng).
- Yếu tố cạnh tranh khốc liệt hơn khi thị trường có thêm các nhà cung cấp mới tranh
giành miếng bánh thị phần, đặc biệt là trong mảng phân phối công nghệ.
- Đòi hỏi của người tiêu dùng càng ngày càng cao.
- Khung luật pháp của nước ta về công nghệ thông tin còn lỏng lẻo, thiếu minh bạch.
2. Phân tích điểm mạnh điểm yếu
 Điểm mạnh
- Là danh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam, có sẵn các khách hàng
là các tập đoàn, tổng công ty lớn và các bộ ngành, các cơ quan và tổ chức trong
chính phủ.
9


- Chiếm thị phần tương đối lớn trong các sản phẩm công nghệ thông tin và sản phẩm
điện thoại di động tại Việt Nam.
- Là một trong số nhà cung cấp băng thông rộng mạnh nhất Việt Nam với mạng lưới
rộng và hạ tầng kỹ thuật tốt. Chất lượng các dịch vụ của FPT thuộc vào loại tốt nhất

hiện nay.
- FPT đã xây dựng được một mạng lưới, hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
 Điểm yếu
- Đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong vài năm trở lại đây dẫn tới việc
công ty bị phân tán nguồn lực, giảm khả năng cạnh trong trong một số ngành kinh
doanh mũi nhọn, cốt lõi.
- Kém khả năng cạnh tranh về giá và chi phí so với các doanh nghiệp khác trong
ngành.
- Chậm chạp trong chiến lược cạnh tranh.
- Sản phẩm chưa tạo ra được sự khác biệt và đột phá. Đây cũng chính là nguyên nhân
khiến tốc độ tăng trưởng của FPT chậm lại trong những năm gần đây (20% so với
50% trước đây).

10


3. Ma trận SWOT
Từ bảng phân tích SWOT, lập được ma trận sau:
Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

Cơ hội (O) SO

Thách
thức (T)

WO

Chất lượng dịch vụ tốt + tăng thị

phần  Thâm nhập sâu hơn vào thị
trường hiện tại.
Doanh thu trung bình cao, luôn đi
đầu về công nghệ+ mở rộng quan hệ
với nước ngoài.  Mở rộng thị
trường ra nước ngoài.
Nguồn lực về vốn lớn+ mở rộng
quan hệ hợp tác với nước ngoài
 Phát triển thị trường.

Kém khả năng cạnh tranh về giá
cước+ tăng thị phần, mở rộng
quan hệ hợp tác với nước ngoài.
Tìm thị trường mới.
Kém khả năng cạnh tranh về giá
cước, chậm chạp trong cạnh
tranh+ mở rộng quan hệ hợp tác
với nước ngoài
Tập trung vào dự án đem lại lợi
nhuận cao.
Nhu cầu thị trường ngày càng
tăng cao+ sản phẩm không có sự
khác biệt.
Tạo sự khác biệt thu hút khách
hàng.

ST

WT


Chất lượng dịch vụ tốt, luôn đi đầu
trong khoa học công nghệ, nguồn
nhân lực chuyên nghiệp giàu kinh
nghiệm+ đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Giữ vững thị phần.
Chất lượng dịch vụ tốt+ đối thủ tiềm
ẩn.
Thâm nhập sâu hơn vào đối thủ
tiềm năng và khách hàng trung
thành của công ty.
Chất lượng dịch vụ tốt, luôn đi đầu
trong khoa học công nghệ, nguồn
nhân lực chuyên nghiệp giàu kinh
nghiệm+ đối thủ cạnh tranh trực
tiếp.
Tăng cường marketing.
Nguồn lực về vốn lớn+ đòi hỏi của
khách hàng ngày càng cao.
Nghiên cứu, tung ra thị trường

Kém cạnh tranh về giá cước+ đối
thủ cạnh tranh trực tiếp
Thay đổi chiến lược kinh
doanh để tăng thị phần
Hệ thống phân phối rộng khắp+
các qui định của chính phủ
Chiến lược đa dạng hóa tập
trung

11



sản phẩm mới, chất lượng tốt.

12


KẾT LUẬN
Doanh nghiệp khi sử dụng ma trận SWOT để phân tích sẽ giúp cho việc xây dựng
chiến lược kinh doanh thông qua nghiên cứu môi trường bên trong và môi trường bên
ngoài. Tuy nhiên nhược điểm của ma trận này là các chiến lược được xây dựng mang
tính tổng quát và tương đối.
Qua phân tích ma trận SWOT công ty có thể hiểu rõ được điểmt mạnh, điểm yếu
của công ty, giúp công ty xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với nguồn lực
hiện có của mình, giúp công ty phân bổ nguồn lực hợp lý cho các chiến lược kinh
doanh.
Bên cạnh đó, ma trận SWOT còn đưa ra các phương án sử dụng mặt mạnh, khai
thác cơ hội và hạn chế những thách thức của môi trường kinh doanh, khắc phục những
điểm yếu của mình.
Công ty FPT là một công ty dẫn đầu về công nghệ viễn thông của Việt Nam, đã
khẳng định thương hiệu vững chắc tại thị trường trong nước. Với chiến lược phát triển
rõ ràng và đang triển khai các dự án sẽ đẩy mạnh quá trình tăng trưởng và phát triển
cho FPT trong tương lai.

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×