Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Cô đơn thời gian trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐỖ NĂNG HUẤN

CÔ ĐƠN THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

ĐỖ NĂNG HUẤN

CÔ ĐƠN THỜI GIAN TRONG TIỂU THUYẾT
NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRƢƠNG VĂN DUNG

HÀ NỘI, 2015




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học thạc sĩ cũng nhƣ đề tài luận văn này là nhờ sự
giảng dạy, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong tổ Lí luận văn học Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong Viện Văn học, các thầy cô Trƣờng Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tôi xin gửi đến các Thầy Cô lời cảm ơn chân
thành và biết ơn sâu sắc nhất!
Tôi xin đƣợc gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trƣơng Đăng Dung,
ngƣời thầy mẫu mực đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tôi trong
suốt quá trình tìm tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã luôn
bên tôi chia sẻ với tôi những khó khăn và giúp đỡ tôi để tôi có thành quả nhƣ
ngày hôm nay.

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Đỗ Năng Huấn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và không trùng lặp với các tài liệu khác. Tôi cũng xin cảm đoan rằng mọi sự
giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và thông tin trích dẫn
trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015
Tác giả


Đỗ Năng Huấn


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

4

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

5

5. Dự kiến đóng góp mới của luận văn

5

Chƣơng 1. CON NGƢỜI CÔ ĐƠN THỜI GIAN TRONG TRIẾT HỌC


6

VÀ VĂN HỌC
1.1. Con ngƣời cô đơn thời gian trong triết học

6

1.2. Con ngƣời cô đơn thời gian trong văn học

11

1.3. Bảo Ninh và Nỗi buồn chiến tranh

27

Chƣơng 2. CON NGƢỜI CÔ ĐƠN VỚI QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI -

33

TƢƠNG LAI TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
2.1. Con ngƣời khắc khoải với quá khứ

33

2.2. Con ngƣời bất an với thực tại

47

2.3. Con ngƣời xa lạ với tƣơng lai


61

Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NỖI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU

66

THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
3.1. Nghệ thuật miêu tả lịch sử song hành
3.2. Kỹ thuật dòng ý thức

66
71

3.3. Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật

78

KẾT LUẬN

90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

94


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc đã kết thúc thắng lợi, cả dân tộc
hân hoan trong niềm hạnh phúc: non sông nối liền một dải, Bắc Nam xum họp
một nhà. Lịch sử đã sang trang, nhƣng đằng sau ánh hào quang của những chiến
công, vẫn còn đó những mất mát, đau thƣơng, khắc khoải về thân phận con
ngƣời. Chiến tranh – một đề tài tƣởng nhƣ đã cũ, vẫn là mảnh đất mỡ màu cho
những cây bút thực tài bén rễ, không ngừng sáng tạo để đặt ra những trăn trở,
suy tƣ về văn hóa, về giá trị con ngƣời ở một chiều sâu triết học thực sự.
1.2. Là nhà văn đã từng bƣớc ra từ khói lửa chiến tranh, Bảo Ninh cùng với
các cây bút thời hậu chiến viết, nhìn lại quá khứ với những chiêm nghiệm sâu
sắc về số phận con ngƣời ở khía cạnh mà trƣớc đây luôn bị “gác lại” trƣớc số
phận dân tộc: khía cạnh bi kịch cá nhân. Cảm hứng bi kịch là cội nguồn cho sự
xuất hiện của một loại nhân vật mang diện mạo tinh thần hoàn toàn mới trong
tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, nhất là sau 1986 nhờ nỗ lực đổi mới và dân
chủ hóa đời sống văn hóa văn nghệ. Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết hậu
chiến đƣợc đánh dấu từ Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu. Tiếp theo, cảm hứng
bi kịch vẫn đƣợc tập trung thể hiện sâu đậm hơn, đa dạng hơn trong những tiểu
thuyết hậu chiến. Cắt nghĩa, lí giải, nhận thức lại hiện thực bằng cảm hứng bi
kịch, tiểu thuyết hậu chiến đã thực sự đem lại cho ngƣời đọc những suy ngẫm
sâu sắc: Mảnh đất tình yêu (Nguyễn Minh Châu), Chim én bay (Nguyễn Trí
Huân), Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng
(Chu Lai)…Sự xuất hiện của kiểu nhân vật mới trong tiểu thuyết chiến tranh con ngƣời suy tƣ, con ngƣời bi kịch - là dấu hiệu quan trọng khẳng định sự đổi


2

mới tƣ duy nghệ thuật tiểu thuyết và xác lập lộ trình mới của văn học Việt Nam
hiện đại. Đọc các sáng tác của Bảo Ninh, ngƣời đọc ấn tƣợng mạnh bởi lối viết
độc đáo đƣợc định hình bởi cái nhìn sâu sắc vào những vỉa tầng của kí ức chiến
tranh. Bằng kỹ thuật dòng ý thức, lối miêu tả lịch sử song hành, ngôn ngữ nhân

vật đa giọng điệu, Bảo Ninh đã tạo nên những trang văn xúc động và ảm ảnh về
chiến tranh, về thân phận con ngƣời. Có thể nói, nếu Nguyễn Minh Châu là nhà
văn mở đường tinh anh và tài năng nhất (Nguyên Ngọc), thì Bảo Ninh là cây bút
đi xa hơn cả trên con đường hiện đại hóa và đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương
đại (Bích Thu). Các sáng tác của Bảo Ninh góp phần đƣa văn học Việt Nam hội
nhập cùng văn học hiện đại thế giới.
1.3. Trong những năm qua, tên tuổi của Bảo Ninh gắn liền với tiểu thuyết Nỗi
buồn chiến tranh. Hơn hai thập kỷ kể từ khi Nỗi buồn chiến tranh xuất hiện,
nhiều cuộc đối thoại, tranh luận diễn ra sôi nổi, gay gắt trên các diễn đàn văn
nghệ, nhiều công trình khoa học, luận văn, khóa luận của các thế hệ về cuốn tiểu
thuyết này. Tuy nhiên chƣa có công trình nào khai thác giá trị tác phẩm qua tâm
thức cô đơn thời gian – một trạng thái sống của con ngƣời hậu chiến trong tƣơng
quan với quá khứ, hiện tai tƣơng lai.
1.4. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng cho rằng: Văn học và cuộc sống là
hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Sứ mệnh cao cả của văn
chƣơng là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con ngƣời. Con ngƣời
cô độc, lạc lõng xuất hiện trong văn học nhân loại từ thập niên 50, 60 của thế kỉ
XX, phổ biến trong văn học phi lý Tây Âu với những kiệt tác nhƣ: Người xa lạ,
Huyền thoại Sisyphe của A.Camus; Hóa thân, Vụ án của F.Kapka; Buồn nôn
của J.P.Sartre…Ở Việt Nam, con ngƣời cô đơn đƣợc nói tới nhiều trong văn


3

chƣơng hậu hiện đại. Cuộc sống hậu hiện đại ngổn ngang tiềm ẩn những bất trắc,
những đổ vỡ, đứt gãy và con ngƣời chỉ là những mảnh số phận, những cá thể cô
đơn. Nếu các cây bút hậu hiện đại chủ yếu xoáy sâu vào nỗi cô đơn không gian,
thì Bảo Ninh – nhà văn đi ra từ chiến tranh viết về chiến tranh lại đào sâu vào
tầng vỉa của nỗi cô đơn thời gian – nỗi cô đơn bản thể.
Khác với cái cô đơn không gian, khi xa cách nhau, cô đơn thời gian là cô đơn

bản thể: Con người một mình trong cái khoảnh khắc của hiện tại, xa cách với
quá khứ, đối diện với tương lai mờ mịt. Đây là nguyên nhân để con người không
chỉ thấy xa lạ với môi trường sống của mình mà cả với chính mình, cảm nhận
được sự lạc lõng trước chính mình của quá khứ và tương lai [12, tr.508]. Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh với con ngƣời cô đơn trong thời gian đã khắc
chạm đến những vấn đề mang tính nhân loại với những cuộc vật lộn trong hành
trình cuộc đời để tìm bản ngã đích thực của mình.
1.5. Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn, dõi theo quá trình tiếp nhận tác
phẩm, chúng tôi nhận thấy: Cho tới nay, chƣa có công trình nghiên cứu hay bài
viết nào đề cập tới vấn đề cô đơn thời gian – một khía cạnh vô cùng quan trọng
của tác phẩm. Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Cô đơn thời gian
trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh. Lựa chọn đề tài
này, chúng tôi mong muốn khám phá những giá trị độc đáo của tác phẩm, khẳng
định tài năng của nhà văn đồng thời cảm thông, thấu hiểu về số phận, nỗi cô đơn,
sự mất mát của con ngƣời trong chiến tranh, để càng chân quý cuộc sống hòa
bình và tri ân những con ngƣời đã làm nên lịch sử.


4

2. Mục đích nghiên cứu.
2.1. Luận văn đi vào làm rõ nỗi cô đơn thời gian của con ngƣời trong tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Đối sánh với những tác phẩm văn học viết về đề
tài chiến tranh, về nỗi cô đơn của ngƣời lính thời hậu chiến, nỗi cô đơn trong tác
phẩm Nỗi buồn chiến tranh không chỉ có nguồn cội từ sự chia xa, ly biệt, với
những trở ngại vì ngăn sông, cách núi giữa những miền không gian. Nỗi cô đơn
của con ngƣời trong tác phẩm là nỗi cô đơn thời gian, cô đơn của con ngƣời hậu
hiện đại. Sống ở hiện tại, con ngƣời mang tâm trạng hoang mang, hoài nghi và
bất an; nhìn về quá khứ với tâm trạng khắc khoải giằng xé; hƣớng đến tƣơng lai
trong cảm giác xa lạ, mênh mông.

2.2. Từ những khám phá về nỗi cô đơn thời gian, chúng tôi mong muốn tìm ra
những nét độc đáo trong nghệ thuật thể hiện nỗi cô đơn của nhà văn Bảo Ninh ở
tác phẩm. Qua đó, khẳng định tài năng của nhà văn và giá trị độc đáo của tác
phẩm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh dƣới sự soi chiếu của các tƣ tƣởng triết học về con ngƣời cùng lý
thuyết hậu hiện đại. Bằng các thao tác so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm
mang dấu ấn hậu hiện đại, ngƣời viết chỉ ra nỗi cô đơn thời gian, cô đơn bản thể
của nhân vật Kiên – một cựu chiến binh trở về sau chiến tranh mang theo nỗi cô
đơn khắc khoải.


5

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Văn học viết về đề tài chiến tranh chiếm số lƣợng lớn các tác phẩm, tác giả.
Để tìm hiểu, khám phá những thành công và đóng góp to lớn của văn học viết về
đề tài này là một công việc đòi hỏi sự kiên trì và dày công cần thực hiện ở những
công trình nghiên cứu lớn. Với quy mô của một luận văn, chúng tôi chỉ có thể
khảo sát, nghiên cứu và làm sáng tỏ một khía cạnh đặc sắc, tiêu biểu, độc đáo
nhất trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là nỗi cô đơn thời
gian. Ngoài ra, để đảm bảo cho việc phân tích, so sánh chúng tôi còn tìm cứ liệu
trong một số tác phẩm khác trong văn học Phƣơng Tây và văn học Việt Nam để
luận văn thêm sâu sắc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
- Phƣơng pháp phân tích – hệ thống
- Phƣơng pháp loại hình

- Phƣơng pháp lịch sử - xã hội…
5. Đóng góp mới của luận văn
Kế thừa những quan điểm, cách khám phá, đánh giá của các nhà nghiên cứu,
phê bình đi trƣớc về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, tác giả luận văn bằng
những hiểu biết, nỗ lực của bản thân và sự hƣớng dẫn, bồi đắp tận tình của ngƣời
hƣớng dẫn khoa học mong muốn có những kiến giải thấu đáo về nỗi cô đơn thời
gian của con ngƣời trong triết học và văn học. Từ đó, chúng tôi làm sáng tỏ nỗi
cô đơn thời gian nhƣ là một giá trị cốt lõi, quan trọng của tác phẩm này.


6

Chƣơng 1
CON NGƢỜI CÔ ĐƠN THỜI GIAN TRONG TRIẾT HỌC VÀ VĂN HỌC
1.1. Con người cô đơn thời gian trong triết học.
Vấn đề con ngƣời, thân phận con ngƣời luôn luôn là sự quan tâm phân
tích, luận bàn trực tiếp hay gián tiếp của các trƣờng phái triết học xƣa nay. Tuy
nhiên, tùy theo mỗi thời kỳ lịch sử mà sự phát hiện và nghiên cứu về con ngƣời
có góc độ và khía cạnh khác nhau.
Triết học phƣơng Đông biểu hiện tính đa dạng và phong phú về vấn đề
con ngƣời trong mối quan hệ chính trị, đạo đức có pha trộn tính chất duy vật chất
phác, ngây thơ. Nỗi cô đơn của con ngƣời, con ngƣời cá thể với những ẩn ức hầu
nhƣ không nhận đƣợc sự quan tâm. Phật giáo quan niệm: Con ngƣời là sự kết
hợp giữa sắc và danh, vật chất và tinh thần. Khổng Tử cho rằng: Bản chất của
của con ngƣời là do “thiên mệnh” chi phối, “đức, nhân” là giá trị cao nhất của
con ngƣời, đặc biệt là ngƣời quân tử. Mạnh Tử quy tính chất con ngƣời vào năng
lực bẩm sinh, do ảnh hƣởng của phong tực, tập quán xấu, xa rời cái tốt đẹp. Vì
vậy phải thông qua tƣ tƣởng, rèn luyện để giữ đƣợc đạo đức của mình…
Đến triết học Phƣơng Tây trƣớc Mác, các nhà triết học lại xem xét con
ngƣời một cách trừu tƣợng, hoặc tuyệt đối hóa tinh thần, hoặc tuyệt đối hóa mặt

thể xác, có khi tuyệt đối hóa mặt tự nhiên – sinh học của con ngƣời mà không
thấy mặt xã hội trong đời sống. Triết học Hy Lạp cho rằng: Con ngƣời là một
tiểu vũ trụ bao la. Thời trung cổ nhận thức: Con ngƣời là sản phẩm sáng tạo của
thƣợng đế. Triết học cổ điển Đức, V. Hegel cho rằng: Con ngƣời là hiện thân của
“ý niệm tuyệt đối”. L. Feuerbach lại cho rằng: Con ngƣời là kết quả của sự phát


7

triển tự nhiên. Con ngƣời và tự nhiên là thống nhất, không thể tách rời…Những
quan điểm này thay vì giúp con ngƣời suy nghĩ về thân phận và định mệnh của
mình đã khuyến khích con ngƣời quên mình để mãi tìm hiểu những lẽ huyền vi
của tạo hóa. Vì thế, triết học giai đoạn này không giúp con ngƣời trong việc giải
quyết những vấn đề nhân bản.
Sự ra đời của Triết học Mác đã tạo ra bƣớc ngoặt cách mạng trong lịch sử
triết học, đã chinh phục đƣợc trái tim và khối óc của nhân loại tiến bộ trên toàn
thế giới. Mác khẳng định: Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con ngƣời. Đời
sống thể xác và tinh thần của con ngƣời gắn liền khăng khít với tự nhiên vì con
ngƣời là bộ phận của tự nhiên, là giai đoạn cao nhất trong quá trình phát triển
của giới tự nhiên, con ngƣời tuân theo các quy luật của tự nhiên và hòa vào tự
nhiên. Con ngƣời hoàn toàn không thể thống trị tự nhiên nhƣ một ngƣời sống
bên ngoài tự nhiên. Con ngƣời có khả năng cải tạo tự nhiên và đồng thời giữ vị
trí chủ động trong mối quan hệ với tự nhiên.
Bƣớc sang thế kỷ XX, cùng với những tiến bộ mới của khoa học hiện đại
nhất là vật lý lƣợng tử, thuyết tất định, thuyết hỗn độn, tinh thần của chủ nghĩa tƣ
bản cũng có nhiều thay đổi, từ chủ nghĩa lạc quan sang chủ nghĩa bi quan, do
chuyển đổi từ thế cách mạng sang thế ngƣợc lại. Cuộc khủng hoảng tinh thần
mới của thời đại ngày càng trầm trọng. Cho nên nhà triết học E. From đã cảnh
báo: Vấn đề của thế kỷ XIX là “Chúa đã chết”, còn vấn đề của thế kỷ XX là “con
ngƣời đã chết”. Thế kỷ XIX sự tàn bạo chống lại con ngƣời, ở thế kỷ XX sự tha

hóa mang tính thần kinh phân liệt. Trong quá khứ, tai hoạ là ở chỗ con ngƣời là
nô lệ, trong tƣơng lai, tai họa là ở chỗ con ngƣời thành robot, thành cái máy
không tƣ duy, không tình cảm, không nhân tính. Nhƣng, con ngƣời đang sống


8

lại, không chịu đánh mất mình. Từ trong cuộc khủng hoảng và bƣớc ngoặt đó,
triết học nhân loại với vô số trào lƣu, trƣờng phái và hàng trăm các triết gia để lại
những dấu ấn khác nhau tạo ra một thời đại phát triển rực rỡ.
Nếu nhƣ triết học tự nhiên xem nhẹ vai trò của chủ thể, đề cao vai trò của
khách thể thì triết học hiện tượng học mà đại diện ƣu tú nhất là Husserl lại đề
cao vai trò của chủ thể, coi chủ thể có vai trò kiến tạo khách thể, khách thể và
chủ thể tƣơng tác lẫn nhau. Với quan niệm coi ý thức là cái “tạo dựng” nên bản
thân sự vật, Husserl đã coi toàn bộ thế giới hiện thực và các sự vật là do ý thức, ý
đồ chủ quan của con ngƣời sắp đặt, “tạo dựng”. Ông viết: Cả thế giới thời gian
và không gian, bao gồm con ngƣời và tính tự ngã của con ngƣời, xét về ý nghĩa
mà nói, là một thứ tồn tại của ý đồ. Nói thế cũng có nghĩa là, thế giới này đối với
ý thức chỉ là cái có sau, có ý nghĩa tồn tại tƣơng đối. Nó là tồn tại của ý thức
đƣợc bố trí trong kinh nghiệm. Sự tồn tại nhƣ vậy, về nguyên tắc, chỉ là cái nhất
trí trong biểu tƣợng ý thức mà nhiều ngƣời có thể cảm nhận và quy định. Ngoài
cái đó ra, chẳng có gì khác”. Với hiện tƣợng học, Husserl muốn trả lại cho triết
học ý nghĩa nhân sinh đích thực của nó. Theo ông, triết học theo đúng nghĩa của
nó phải bàn đến việc con ngƣời cảm giác, nhìn nhận và xây dựng thế giới sống
của bản thân nhƣ thế nào và phải chỉ dẫn cho con ngƣời những phƣơng pháp để
làm đƣợc điều đó.
Hiện tƣợng học của Husserl còn bàn đến một khái niệm quan trọng nữa đó là “thế giới sống”. Đối với ông, đời sống thƣờng ngày với đa dạng các hoạt
động và biểu hiện của con ngƣời là thế giới “duy nhất chân thực”. Nhƣng, thế
giới sống ấy đã dần bị khoa học hóa, số học hóa và đƣợc miêu tả bởi những ngôn
ngữ trừu tƣợng, những công thức, khái niệm chặt chẽ, chính xác và tuyệt đối. Do



9

vậy, bức tranh về cuộc sống mà khoa học tự nhiên tạo ra đã che lấp ý nghĩa chân
thực vốn có của cuộc sống thƣờng nhật, đƣa con ngƣời vào vòng xoáy của những
hiện tƣợng vật chất xung quanh. Với quan niệm này, mặc dù là ngƣời ủng hộ sự
phát triển của khoa học tự nhiên trong việc cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc
sống cho loài ngƣời, Husserl vẫn lên tiếng phản đối ảnh hƣởng tiêu cực của khoa
học tự nhiên đối với cuộc sống con ngƣời. Ông cho rằng, khoa học tự nhiên chỉ
chú trọng đến khách thể, mà bỏ quên mất vị trí của chủ thể và do vậy, đã xem
nhẹ ý nghĩa và giá trị nhân sinh của con ngƣời. Vì thế, Husserl muốn thông qua
con đƣờng “hoàn nguyên hiện tƣợng học” để đƣa cuộc sống trở về với chủ thể,
tức là, mỗi ngƣời, bằng hành vi ý hƣớng và nội dung ý hƣớng, tự xây dựng cuộc
sống cho riêng mình. Chỉ nhƣ vậy, con ngƣời mới có quyền đƣợc sống với
những gì mà mình có, biết đƣợc thế giới này thực sự là gì và bao gồm những gì
trong nó. Do vậy, “thế giới sống” của Husserl không còn là thế giới khách quan
thụ động và vô tri, vô giác ở bên ngoài nữa, mà là thế giới đã đi vào chiều sâu
bên trong con ngƣời - một thế giới thuộc về cuộc sống thực sự của con ngƣời.
Nhƣ vậy, với luận thuyết hiện tƣợng học và con đƣờng “hoàn nguyên hiện
tƣợng học”, Husserl đã trả lại cho con ngƣời vị thế chủ thể trong cuộc sống - cái
đã bị lãng quên suốt một thời gian dài, khi khoa học tự nhiên đóng vai trò chúa tể
chi phối toàn bộ cuộc sống loài ngƣời. Hiện tƣợng học của ông chính là cửa ngõ
để đi vào thế giới nhân sinh bên trong mỗi con ngƣời - cái mà triết học và khoa
học trƣớc đó chƣa thể làm đƣợc. Vì vậy, nó đƣợc coi là trào lƣu tƣ tƣởng đi tiên
phong trong việc giành lại ý nghĩa và giá trị nhân văn cho cuộc sống của con
ngƣời.


10


Tiếp thu những tƣ tƣởng ấy, Triết học hiện sinh không bàn những chuyện
xa xôi về những lẽ huyền vi của tạo hóa mà chú trọng đến thân phận của con
ngƣời, nỗi cô đơn bản thể của con ngƣời, tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống và cái
chết. Tiếng nói hiện sinh đƣợc các giới, nhất là lớp ngƣời mang nặng những ƣu
tƣ về thân phận mình chào đón nồng nhiệt. Đại diện ƣu tú nhất của trƣờng phái
này là M. Heidegger. Phạm trù chính của triết học Heidegger là tính thời gian.
Trong tác phẩm Tồn tại và thời gian, ông đã trình bày những nét khái quát về ba
loại “bản thể luận khu vực” tƣơng ứng với: (1) cái hữu dụng; (2) cái hiện có hay
hiện tồn; (3) tồn tại ngƣời. Trong đó, tồn tại ngƣời đƣợc xem là một bản thể độc
đáo duy nhất có khả năng tự vấn về mình. Phần quan trọng nhất của bản thể luận
này là chú giải học về tồn tại ngƣời và cấu trúc cơ bản của nó, đặc biệt là cấu
trúc thời gian và tính thời gian. Theo Heidegger, tồn tại ngƣời (Dasein) không
gắn với không gian, nhƣng nó lại gắn liền với thời gian, với cấu trúc thời gian.
Nếu xa xƣa, thời gian làm tiêu chuẩn hữu thể học (hiện vật học) để phân biệt các
lãnh vực khác nhau của hiện vật thì Heidegger xem thời gian là cái gì đó cấu trúc
nên đời sống con ngƣời trƣớc khi dùng để đo đếm. Bản chất con ngƣời là hiện
hữu: con ngƣời hiện diện với cái hiện nay, nhƣng con ngƣời cũng hiện diện với
cái đã qua và cái chƣa tới. Hiện tại không phải là hiện tại, nếu nó không là tƣơng
quan giữa quá khứ và tƣơng lai; và quá khứ sẽ không là quá khứ, nếu nó không
gắn liền với hiện tại; tƣơng lai cũng thế, nó chỉ là là tƣơng lai vì gắn liền với hiện
tại và quá khứ. Phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong thế giới là nỗi ƣu tƣ, sự
lo âu, nỗi cô đơn. Sự lo âu của con ngƣời hƣớng về những cái hiện hữu xung
quanh, về cách thức tồn tại của mình. Nỗi cô đơn của con ngƣời không chỉ là
trạng thái mà con ngƣời trải qua những biến cố của thời gian quá khứ, hiện tại,
tƣơng lai mà đó là nỗi cô đơn thời gian. Thời gian bên trong, thời gian gắn liền


11


với sự tồn tại, sự mong manh của kiếp nhân sinh. Con ngƣời ngay từ khi sinh ra
đã mang sẵn trong mình nỗ cô đơn. Tiếng khóc của đứa trẻ khi mới trào đời là
một minh chứng. Đó là nỗi cô đơn bản thể, cô đơn tiền định. Con ngƣời sợ hãi
nỗi cô đơn, chạy trốn nỗi cô đơn và cái chết nhƣng nghịch lí thay, càng trốn chạy
lại càng phải đối mặt và chịu sự đeo bám một cách dai dẳng, đau đớn. Trong tận
cùng cô đơn, không ít ngƣời rơi vào cái chết, sự hủy diệt. Theo Heidegger, để
thoát khỏi lo âu, nỗi cô đơn và tìm đƣợc ý nghĩa về sự tồn tại, con ngƣời cần
thƣờng xuyên ý thức về sự hữu hạn về cái chết. Chỉ đối diện với thực chất của
kiếp phù sinh của mình, con ngƣời mới biết quý trọng các giá trị, tránh đƣợc
những tham vọng xô đẩy vào các hoạt động vô nghĩa…Chính những quan điểm
triết học này là những tặng phẩm vô cùng quý giá mà Heidegger để lại cho nền
văn học nhân loại.
1.2. Con người cô đơn thời gian trong văn học.
1.2.1. Con người cô đơn thời gian trong văn học nước ngoài
Nỗi cô đơn không phải là vấn đề mới, con ngƣời từ khi biết tƣ duy và ý
thức về thân phận của mình đã có nỗi cô đơn. Nhƣng ở mỗi thời, sự nhận thức về
bản chất của nỗi cô đơn, đối diện với nỗi cô đơn của con ngƣời là khác nhau.
Trên những chặng đƣờng của mình, không thời đại nào văn học lại thiếu vắng
cái cô đơn. Cô đơn nhƣ một nỗi niềm khắc khoải đeo bám nghệ sĩ của mọi thời
đại. Và nhƣ thế, khoa nghiên cứu văn học coi nỗi cô đơn nhƣ một đối tƣợng của
sự khám phá. Nhìn lại văn học nhân loại, cái cô đơn luôn chiếm vị trí trọng yếu
trong sáng tạo nghệ thuật. Hầu hết các tác phẩm văn học thành công ít nhiều đều
có sự gắn bó với nỗi cô đơn.


12

Đọc hai thiên trƣờng ca Iliad và Odyssey của Homer, gạt đi lớp vỏ hoang
đƣờng, thần thánh ta có thể nhìn thấy ở đó những đƣờng nét chân phƣơng, thậm
chí thô sơ về một thế giới ở buổi rạng đông trong quá trình phát triển văn hóa

của loài ngƣời. Đằng sau cái bức tranh đẫm máu của chiến tranh, đọng lại trong
lòng độc giả là một cảm xúc sâu sắc, đầy nhân bản, nhƣng không nói ra lời của
ngƣời viết. Không phải ngẫu nhiên mà Zeus, vị chúa tể của muôn loài đã phải
thốt lên: “Trong tất cả những vật biết thở, biết bò trong lòng mẹ đất, thì loài
ngƣời là sinh vật khốn khổ hơn cả!”. Và vị thần mang cung bạc Apollo cũng xót
xa: “Đời ngƣời khốn khổ nhƣ đám lá cây, đang xanh tốt nhờ sự nuôi dƣỡng của
mẹ đất, phút chốc đã héo tàn, và rơi vào cõi hƣ vô!”. Ấy chẳng phải là nỗi bất
hạnh của kiếp ngƣời, sự mong manh, cô lẻ của phận ngƣời mà ngƣời nghệ sĩ
Homer đã dụng công thể hiện. Nỗi cô đơn hiện hữu trong hình tƣợng Ulysses ngƣời anh hùng mƣu trí, đã đƣợc Homer chọn làm nhân vật trung tâm để miêu tả
trong cuộc hành trình trở về. Nỗi khát khao đƣợc về lại mái ấm của mình với
những ngƣời thân yêu luôn đau đáu trong tâm hồn chàng. Khó mà quên đƣợc
hình ảnh ngƣời đàn ông mạnh mẽ ấy cứ chiều đến lại ra bờ biển ngồi trông về
phía hòn đảo Itache thân yêu mà nƣớc mắt đầm đìa. Nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn
quạnh quẽ ấy nhƣ phủ lên hình tƣợng ngƣời anh hùng một thứ ánh sáng nhân bản
dịu dàng, mềm mại.
Bƣớc sang thời đại phục hƣng, nỗi cô đơn đƣợc thể hiện sâu sắc trong các
tác phẩm nhƣ Don Quijote của Cervantes, Hamlet của Shakespeare …Các nhân
vật Hamlet và Don Quixote đều là những nhân vật hành động. Mỗi ngƣời hành
động vì những lí do riêng, nhƣng căn nguyên sâu xa của hành động ấy là khát
vọng khẳng định bản thể, sức mạnh cá nhân, sự dũng cảm đơn lẻ muốn biến
thành một ai đó đặc biệt, ai đó khác đi. Vì thế họ đang cô đơn hóa chính mình.


13

Nhƣ vậy, nỗi cô đơn vừa là động lực để con ngƣời tồn tại, vừa là “xung năng hủy
diệt con ngƣời.
Ngày nay, con ngƣời hậu hiện đại không còn xem thế giới nhƣ một thực
tại khách quan duy nhất, đơn giản, đồng tuyến, có trật tự và tiến bộ. Trái lại, con
ngƣời cùng một lúc cảm nhận nhiều thực tại khách quan, đa tầng, bất định, phi

tuyến, hỗn độn. Lối sống hiện đại kéo theo sự đứt gãy các sợi dây liên hệ cộng
đồng và rạn vỡ các mối quan hệ xã hội. Con ngƣời hậu hiện đại chịu ảnh hƣởng
của triết học hiện sinh. Họ nhận thấy trạng huống tinh thần của thế giới bản thể:
tính phi lý, tan vỡ, trống rỗng, vô nghĩa của đời sống; tâm thức cô đơn, lạc loài
mang tính bản thể của con ngƣời… khi đối mặt với những nguy cơ chiến tranh,
bệnh dịch, ô nhiễm môi trƣờng nhƣ căn nguyên hủy diệt đời sống. Đó là điều
kiện kéo theo sụp đổ của những đại tự sự, sự tan rã những tƣợng đài tƣởng chừng
vĩnh cửu trong văn học, thay vào đó là trạng huống mất niềm tin, tâm lý lo âu,
hoang mang. Trạng thức cô đơn, con ngƣời cô đơn bởi thế hiện diện rõ nét nhất
trong sác sáng tác của F. Kafka, Murakami, G.Marquez và rất nhiều các cây bút
khác.
Ngƣời mở đƣờng cho chủ nghĩa hiện đai, trƣờng phái văn học hiện sinh
không thể không nhắc tới F.Kafka. Trong thế giới nghệ thuật của ông, con ngƣời
bị lƣu đày, đối diện với một thế giới của sự phi lí. Con ngƣời thừa nhận thế giới
này là phi lí nhƣng không đầu hàng mà muốn khám phá cái thế giới ấy. Chính
trên con đƣờng khám phá cái vô lí ấy, con ngƣời tiếp tục cảm nhận, sống và bị
lƣu đày trong cái cô đơn thời gian và không gian. Đọc truyện ngắn Hoá thân,
nhà văn đã xây dựng đƣợc một hình tƣợng đầy ám ảnh về thân phận con ngƣời
cô đơn, lạc loài phải sống kiếp lƣu đày ngay trong ngôi nhà thân yêu của mình.


14

Hình tƣợng đầy ám dụ G.Samsa bị biến thành bọ chính là biểu tƣợng bi đát về sự
tha hoá, lạ hoá của con ngƣời. Con ngƣời cô đơn, lạc lõng ngay trong những
không gian quen thuộc và gần gũi nhất. Con ngƣời xa lạ ngay giữa cuộc sống
cộng đồng, xa lạ với ngƣời thân, thậm chí với chính mình. Vì thế, dù hình ảnh
con ngƣời cô đơn, lạc lõng vốn không phải là hoàn toàn mới mẻ, lạ lẫm trong đời
sống văn học song đến Kafka, nó vẫn tiếp tục tạo nên những xúc động lớn lao.
Nếu nhƣ các nhân vật trong sáng tác của F.Kafka khắc khoải trong cái phi

lý, thì các nhân vật trong sáng tác của G.Marquez cô đơn trong thời gian bằng
chiều dài của cả một thế kỷ - “Trăm năm cô đơn”. Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn
của G.Marquez là tiếng kêu đau đớn về thân phận cô đơn của con ngƣời, nỗi cô
đơn có tình chất vĩnh viễn, truyền kiếp. Nỗi cô đơn dằng dặc trong cuốn tiểu
thuyết không gói gọn trong một thân phận hay một vùng đất mà mở rộng biên độ
ra cả châu lục, biến toàn bộ châu lục ấy xứng hợp với tên gọi “lục địa buồn”,
rộng hơn nữa là nỗi cô đơn của cả nhận loại. Và suy cho cùng, cả phi lý và hƣ vô
đều dung chứa trong nó trạng thức về nỗi cô đơn. Dù không phải là ngƣời đầu
tiên, duy nhất nói về nỗi cô đơn nhƣng có lẽ trong văn học ông là ngƣời tạc đƣợc
bức chân dung ám ảnh.
Thừa nhận thế giới này là phi lí nhƣng nhân vật trong thế giới nghệ thuật
của Haruki Murakami lại không khám phá, chấp nhận sự phi lí nhƣ sáng tác của
Kafka mà kiên quyết quay lƣng, chống lại cái phi lí trở thành những kẻ xa lạ. Xét
đến cùng hai kiểu nhân vật ấy đều bị lƣu đày trong cõi sống và bủa vây bởi nỗi
cô đơn. Nhân vật trong Rừng Na Uy tất tả ngƣợc xuôi đi tìm bản ngã giữa biển
ngƣời mênh mông. Nhƣng rồi chính sự cô đơn trong tâm hồn đã đƣa bản ngã đến
gần tha nhân hơn. Bản ngã cô đơn phân mảnh cực đoan trong không gian văn
hóa Nhật Bản hậu hiện đại. Rừng Na Uy là thế giới của những con ngƣời cô đơn.


15

Cô đơn trƣớc thời cuộc, các nhân vật đã hòa nhập trong tình dục.
Nagasawa gọi đây là những “cơ may”. Nhân vật buông thả “sẵn sàng ngủ với bất
kể ngƣời nào, bất kể là ai”. Vì vậy, tình dục cuối cùng cũng chỉ là sự nhạt nhẽo
vô vị: “những sự chung đụng thể xác không cứu vãn nổi tâm hồn của những con
ngƣời cô đơn”. Với họ, tình dục là cầu nối duy nhất để nhân vật đạt đến sự hài
hòa trong đời sống. Nhƣng tình dục chỉ là nơi “tạm trú” của những tâm hồn tuyệt
vọng. Các nhân vật lại đi tìm cho mình một lối thoát thực sự: cái chết. Kết thúc
tác phẩm, đầy rẫy những con ngƣời của niềm đam mê khao khát tự kết liễu đời

mình. Cái khó khăn nhất trong cuộc đời một con ngƣời là vƣợt qua chính mình.
Nhân vật không vƣợt thoát khỏi nỗi cô đơn. Kizuki chết vì không thể có đƣợc
khoảnh khắc thăng hoa bên Naoko. Naoko tuyệt vọng trƣớc cuộc đời, chết một
cách nhẹ nhàng. Toru rút ra triết lý sau cái chết của Kizuki: “Sự chết tồn tại
không phải nhƣ một đối nghịch mà là một phần của sự sống”. Chị của Naoko và
Hatsumi chết chỉ vì không sợ chết. Những ngƣời chết trong tác phẩm đều cố
gắng vƣợt thoát khỏi nỗi cô đơn. Và có lẽ bởi không còn đủ niềm tin, họ đã tìm
đến cái chết nhƣ một giải pháp nhẹ nhàng, đơn giản. Rừng Na-uy bởi vậy là
những ám ảnh về nỗi cô đơn, về sự sống, cái chết trong cuộc đời dằng dặc, vô
định và phù phiếm, là khúc bi ca sầu tƣ và hài hƣớc về đời sống tình dục, là
những khoảnh khắc hiện sinh ngắn ngủi thấm đƣợm triết lý về những gì bất biến
vẫn tồn tại trong cuộc đời con ngƣời. Nói cách khác, nỗi buồn bi cảm ấy thoát
thai từ sự cô đơn trống vắng khi con ngƣời muốn đi tìm ý nghĩa đích thực của
cuộc sống, tình yêu, tình dục và cái chết.
Có thể nói, trong thế giới nghệ thuật của F.Kafka, Murakami, G.Marquez
đƣợc soi chiếu bởi ánh sáng của chủ nghĩa hiện sinh. Các nhân vật đều bị lƣu
đày trong cõi sống và mang trong mình nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn bị chi phối bởi


16

nhiều hệ quy chiếu, mỗi hệ quy chiếu là một thế giới, qua đó các nhà văn phát
hiện đƣợc nhiều bản thể trong con ngƣời. Con ngƣời vốn có nhiều bản ngã và họ
phải tự đấu tranh để chọn bản ngã hay nhất, tốt nhất phù hợp với thực tại.
1.2.2. Nỗi cô đơn thời gian trong văn học cổ trung đại
Chịu sự chi phối của các tƣ tƣởng triết học cổ phƣơng Đông, các nhà thơ
xƣa có cái nhìn tĩnh tại với thời gian và cuộc sống. Họ cho rằng: thời gian là một
vòng tuần hoàn, lặp lại: sáng - trƣa - chiều - tối; xuân - hạ - thu - đông, liên tục
tái diễn. Con ngƣời tồn tại ở kiếp này chỉ là sống “gửi”, thác mới “về”. Cái chết
ở kiếp này mở ra sự tái sinh của kiếp khác. Vì thế, chết chỉ là giới hạn có tính

mặc định mà thôi.
Trên con đƣờng đi tìm, khẳng định cái bản thể, con ngƣời ngày càng ý
thức rõ nét về mình nhƣ một cá nhân. Văn học Việt Nam thế kỷ thứ XVIII có
nhiều chuyển biến trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, các nhà thơ không
chỉ ngợi ca đạo lí, thể hiện tinh thần yêu nƣớc mà quan tâm tới số phận của
những con ngƣời bình thƣờng, lên tiếng đấu tranh đòi quyền sống, quyền mƣu
cầu hạnh phúc. Tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần
Côn, bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm thể hiện sâu sắc nỗi cô đơn, lẻ loi, buồn
khổ của ngƣời chinh phụ trong thời gian đằng đẵng đợi chờ ngƣời chồng đi
chinh chiến phƣơng xa mà bặt vô âm tín.
Ngƣời chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh. Nàng tiễn chồng ra trận với
mong muốn ngƣời chồng sẽ lập đƣợc công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú
quý. Nhƣng ngay sau buổi tiễn đƣa, nàng sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm
xót xa lo lắng cho chồng. Thấm thìa nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình
đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời. Ngƣời chinh


17

phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Khúc ngâm thể hiện rất rõ tâm trạng
cô đơn ấy.
Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa
Kinh Thi có câu „Nhất nhật bất kiến nhƣ tam thu hề‟, Nguyễn Du gói gọn
lại thành „Ba thu dọn lại một ngày dài ghê‟, Đặng Trần Côn để ngƣời chinh phụ
cảm nhận sự chảy trôi của thời gian trong sự đợi chờ “khắc giờ” thì “đằng đẵng
nhƣ niên”, còn mối sầu thì “dằng dặc tựa miền biển xa”. Thời gian tâm lí trôi đi
trong sự khắc khoải, còn mối sầu trải ra đến vô cùng, vô tận. Ngƣời chinh phụ

chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, chạm vào tình cảnh lẻ loi đơn chiếc.
Đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du, ta nhận thấy những nỗi niềm tâm sự của
một con ngƣời cô đơn, mệt mỏi u sầu. Sinh ra trong cảnh loạn ly, chứng kiến bao
nhiêu bi hoạn, tan hợp, bao cảnh thế sự thăng trầm. Hình ảnh một Nguyễn Du
gầy gò, ốm yếu với mái tóc bạc trở đi trở lại nhƣ là một nỗi ám ảnh về thời gian
chảy trôi.
… Thư kiếm vô thành sinh kế xúc,
Xuân thu đại tự bạch đầu tân.
Hà năng lạc phát quy lâm khứ,
Ngoạ thính tùng phong hưởng bán vân!
(Tự thán II)
Bản dịch của Nguyễn Thạch Giang:
(Dở danh thư kiếm lại cùng quẫn
Lần lữa xuân thu tóc bạc rồi


18

Những ước cạo đầu vào núi ẩn,
Đàn thông nằm lắng tiếng lưng trời)
Dễ thấy trong những vần thơ chữ Hán của ông, hình ảnh một con ngƣời
lặng im, "vô ngôn", cô độc, tự vùi chôn tâm sự vào tận đáy lòng mình. Hiếm khi
Nguyễn Du tâm sự với một ai, chỉ thấy những tấc lòng cô đơn không dễ gì lí
giải: Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ (Ta có tấc lòng không biết nói cùng ai) (My
trung mạn hứng). Nhất sinh u tứ vị tằng khai (Suốt đời ôm mối u sầu chƣa từng
gỡ ra đƣợc) (Thu chí). Nguyễn Du ôm trong mình một nỗi cô đơn của con ngƣời
đời thƣờng luôn tự phản tỉnh, băn khoăn về lẽ sống đời mình với bao nhiêu mâu
thuẫn giằng xé, trăn trở, âu lo, thất vọng, buồn chán, tủi hận xót xa. Những câu
hỏi: mình là ai? làm gì? sống như thế nào? không đơn thuần phản ánh tâm trạng
cô đơn, nỗi băn khoăn, sự mất mát, đổ vỡ mà còn cho thấy nỗi cô đơn cùng cực

mang tính phổ quát của kiếp ngƣời trong thời gian. Đôi khi sự phản tỉnh ấy còn
đƣợc nâng lên ở cấp độ con ngƣời nhân loại mang ý nghĩa triết học, thi nhân tự
đối diện với đất trời vô tận, với dòng thời gian vô thủy, vô chung mà nhận ra
"nỗi cô đơn thăm thẳm" của mình.
Đứng ở phƣơng diện tiếp nhận văn học, cô đơn thời gian của cái tôi trữ
tình trong thơ ca cổ phƣơng Đông cũng là nỗi buồn cô đơn chới với của cả một
giai đoạn, một thời đại đang oằn mình "trong trƣờng dạ tối tăm trời đất", mang
trong mình nhiều bi kịch đau thƣơng. Nó nhƣ những lớp trầm tích văn hóa
phƣơng Đông xuôi chảy trong dòng thời gian cổ kim, thức tỉnh đƣợc sự đồng
vọng, cảm thông của biết bao ngƣời đời xƣa, đời nay và cả mai sau.
1.2.3. Con người cô đơn thời gian trong văn học Việt Nam hiện đại, hậu
hiện đại


19

Nỗi cô đơn, con ngƣời cô đơn thời gian trong văn học theo dòng chảy lịch
sử văn học nhân loại không còn là đề tài mới lạ. Văn học hiện đại chủ trƣơng đề
cao cái tôi cá nhân. Nền tảng triết học của nó nằm ở câu nói của R.Descartes:
“Tôi tƣ duy tức là tôi tồn tại”. Ở Việt Nam, với một quan niệm nhân sinh, quan
niệm nghệ thuật mới mẻ, Thơ mới tạo nên một cuộc bứt phá ngoạn mục của thơ
Việt Nam, giã từ phạm trù văn học trung đại, gia nhập vào quỹ đạo văn học hiện
đại. Thơ mới với nhiều gƣơng mặt thơ ca đặc sắc tạo ra tiếng nói giải phóng cái
tôi cá nhân cá thể, một cái tôi nội cảm, cái tôi sáng tạo xuất phát từ mối bất hoà
trƣớc thực tại trên cả hai phƣơng diện nhân sinh và thẩm mỹ.
Nói đến cái tôi cá nhân là nói đến sự cô đơn. Biểu hiện thƣờng trực của cô
đơn là nỗi buồn. Thơ mới ngập tràn nỗi buồn. Cô đơn thời gian trong thơ mới vì
thế về cơ bản vẫn là thời gian bên ngoài, thời gian khách thể. Xuân Diệu, với
lòng yêu sống, ham sống nồng nàn đã có những cảm nhận sâu sắc về bƣớc đi của
thời gian:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
(Vội Vàng)
Càng yêu sống, càng khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời Xuân
Diệu càng nhận ra cái hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời. Thi sĩ nhận thấy mỗi
một khoảnh khắc đang lìa bỏ hiện tại để trở thành quá khứ thực sự sẽ là một cuộc
ra đi vĩnh viễn. Nỗi âu lo, sự cô đơn vì thế hóa thành nỗi cô đơn muôn thủa trong
thơ Xuân Diệu.
Tôi là con nai bị chiều đánh lưới
Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối
(Khi chiều giăng lưới)


20

Nếu nhƣ "con nai vàng" của Lƣu Trọng Lƣ bƣớc đi để lại đằng sau tiếng
chân trên lá vàng thu xào xạc, thì con nai chiều của Xuân Diệu không thể cất
chân vì hoàn toàn bị bủa vây "chân vƣớng rễ cây, lòng vƣớng muôn dây" giữa
rừng chiều tội nghiệp. Đã có lần thi sĩ nói rằng ngƣời kỹ nữ đánh đàn chính là
hóa thân của nhà thơ. Nỗi cô đơn của ngƣời kỹ nữ là nỗi cô đơn trong thời gian
của những đêm dài quạnh vắng, không ngƣời chia sẻ, thấu hiểu cảm thông, phải
tự đối diện với chính lòng mình.
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn
Chớ để riêng em phải gặp lòng em
(Lời kỹ nữ)
Cô đơn, Xuân Diêu muốn chạy trốn tất cả:
Đi mau! trốn rét! trốn màu
Trốn hơi! trốn tiếng! trốn nhau! trốn mình
(Cặp hài vạn dặn)
Tột đỉnh của nỗi cô đơn là khi tự mình phải trốn mình. Đây là tâm trạng

của kẻ bị dồn đẩy vào tận cùng, vào đáy vực của nỗi cô đơn. Ngồn cội của nỗi cô
đơn trong thơ Xuân Diệu đến từ sự mâu thuẫn giữa ta và đời, giữa khát khao
sống trong cái vô biên tuyệt đích với dòng thời gian ngắn ngủi đang chảy trôi.
Nói nhƣ PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp: Xuân Diệu đã lấy lòng yêu đời, ham sống
của mình làm “vật thế chấp” trước sự tuôn chảy của thời gian…với Xuân Diệu,
sự sống chẳng bao giờ chán nản!
Nếu nhƣ Xuân Diệu chạy đua với thời gian để tận hƣởng từng phút giây
của sự sống thì Hàn Mặc Tử lại hối hả giành giật từng phút giây của sự sống, để
chạy trốn nỗi cô đơn, bệnh tật và cái chết. Nhà thơ muốn xối trộn những chiều
không gian và thời gian trong sinh thể nghệ thuật của mình:


×