Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp trong kỳ 20102014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.57 KB, 30 trang )

Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

Lời mở đầu
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu những sự lựa chọn mà các
cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và toàn xã hội đưa ra khi trong thực tế họ
không thể có mọi thứ như mong muốn.
Tuy khoa học kinh tế ra đời muộn hơn các môn khoa học khác, nhưng sự
hấp dẫn của nó đã thu hút nhiều nhà khoa học. Họ đã cùng nhau nghiên cứu,
thế hệ nối tiếp thế hệ, thậm chí có người giành trọn cả cuộc đời cho các lí
thuyết và mô hình kinh tế. Và kết quả là ngày nay, loài người có kho tang đồ
sộ các kiến thức kinh tế học được kết tinh lại. Theo truyền thống, kinh tế học
được chia thành hai nhánh chính: Kinh tế học vi mô và Kinh tế học vĩ mô. Đối
với sinh viên thuộc
khối kinh tế, đây là các môn học cơ sở, cung cấp khung lí thuyết cho các môn
định hướng ngành và kinh tế ngành.
Khóa học về kinh tế học nói chung và kinh tế học vĩ mô nói riêng sẽ giúp bạn
hiểu những chính sách, công cụ , tình hình nền kinh tế trong nước cũng như
toàn thế giới. Và một trong số những nội dung mà chúng ta nghiên cứu về nền
kinh tế của một đất nước đó chính là hoạt động xuất – nhập khẩu hàng
hóa,dịch vụ tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung để từ đó
hiểu thêm được về tình hình xuất nhập khẩu tại nước nhà , thấy rõ được
những cơ hội thách thức mà nhà nước và doanh nghiệp gặp phải.

1
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN


BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

II.NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Nền kinh tế Việt Nam với chỉ tiêu xuất nhập khẩu.
1.1. Giới thiệu môn học, vị trí môn học trong chương trình học.
Các vấn đề kinh tế xuất hiện do chúng ta mong muốn nhiều hơn so với cái
mà chúng ta có thể nhận được. Chúng ta muốn một thế giới an toàn và hòa
bình. Chúng ta muốn có không khí trong lành và nguồn nước sạch. Chúng ta
muốn sống lâu và khỏe. Chúng ta muốn có các trường đại học, cao đẳng và
phổ thông chất lượng cao. Chúng ta muốn sống trong các căn hộ rộng rãi và
đầy đủ tiện nghi. Chúng ta muốn có thời gian để thưởng thức âm nhạc, điện
ảnh, chơi thể thao, đọc truyện, đi du lịch, giao lưu với bạn bè, …
Việc quản lí nguồn lực của xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nguồn lực có tính
khan hiếm. Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn
lực khan hiếm nhằm thỏa mãn các nhu cầu không có giới hạn của chúng ta
một cách tốt nhất có thể.Chi phí cơ hội của việc thực hiện một hành động là
phương án thay thế tốt nhất, hay có giá trị nhất, mà bạn phải từ bỏ để thực
hiện hành động đó.
Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu về cách
ứng xử nói chung của mọi thành phần kinh tế, cùng với kết quả cộng hưởng
của các quyết định cá nhân trong nền kinh tế đó. Loại hình này tương phản
với kinh tế học vi mô chỉ nghiên cứu về cách ứng xử kinh tế của cá nhân người
tiêu dùng, nhà máy, hoặc một loại hình công nghiệp nào đó.Những vấn đề then
chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, thất
nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế. Phân tích
kinh tế học vĩ mô hướng vào giải đáp các câu hỏi như: Điều gì quyết định giá trị
2
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4



Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

hiện tại của các biến số này? Điều gì quy định những thay đổi của các biến số
này trong ngắn hạn và dài hạn? Thực chất chúng ta khảo sát mỗi biến số này
trong những khoảng thời gian khác nhau: hiện tại, ngắn hạn và dài hạn. Mỗi
khoảng thời gian đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các mô hình thích hợp để tìm
ra các nhân tố quyết định các biến kinh tế vĩ mô này.
Một trong những thước đo quan trọng nhất về thành tựu kinh tế vĩ mô của một
quốc gia là tổng sản phẩm trong nước (GDP). GDP đo lường tổng sản lượng và
tổng thu nhập của một quốc gia. Phần lớn các nước trên thế giới đều có tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn. Các nhà kinh tế vĩ mô tìm cách giải thích sự tăng
trưởng này. Nguồn gốc của tăng trưởng nhanh hơn các nước khác? Liệu chính
sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế dài hạn của một
nền kinh tế hay không?
Mặc dù tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng phổ biến trong dài hạn, nhưng
sự tăng trưởng này có thể không ổn định giữa các năm. Trên thực tế, GDP có
thể giảm trong một số thời kì. Những biến động ngắn hạn của GDP được gọi là
chu kì kinh doanh. Hiểu biết về chu kì kinh doanh là một mục tiêu chính của
kinh tế học vĩ mô. Tại sao các chu kì kinh doanh lại xuất hiện? Các lực lượng
kinh tế nào gây ra sự suy giảm tạm thời trong mức sản xuất, các lực lượng nào
làm cho nền kinh tế phục hồi? Phải chăng các chu kì kinh doanh gây ra bởi
các sự kiện không dự tính được hay chúng bắt nguồn từ các lực lượng nội tại
có thể dự tính trước được? Liệu chính sách của chính phủ có thể sử dụng để
làm dịu bớt hay triệt tiêu những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế hay
không? Đây là những vấn đề lớn đã được đưa ra và ít nhất cũng đã được giải
đáp một phần bởi kinh tế học vĩ mô hiện đại.
Tỷ lệ thất nghiệp, một thước đo cơ bản về cơ hội tìm việc làm và hiện trạng của
thị trường lao động, cho chũng ta một thước đo khác về hoạt động của nền

kinh tế. Sự biến động ngắn hạn của tỉ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao
3
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

động theo chu kì kinh doanh. Những thời kì sản lượng giảm thường đi kèm với
tăng thất nghiệp và ngược lại. Một mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản đối với mọi
quốc gia là đảm bảo trạng tahí đầy đủ việc làm, sao cho mọi lao động sẵn sàng
và có khả năng làm việc tại mức tiền lương hiện hành đều có việc làm.
Biến số then chốt thứ ba mà cá nhà kinh tế vĩ mô đề cập đến là lạm phát. Lạm
phát là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới trong những thập kỉ gần đây.
Vấn đề đặt ra là điều gì quyết định tỉ lệ lạm phát dài hạn và những dao động
ngắn hạn của lạm phát trong một nền kinh tế? Sự thay đổi tỉ lệ lạm phát có
liên quan như thé nào đến chu kì kinh doanh? Lạm phát có tác động đến nền
kinh tế như thế nào và phải chăng ngân hàng trung ương nên theo đuổi mục
tiêu lạm phát bằng không?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành một trong những xu
thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, tất cả các nước
trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ
bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế qua, làm cho việc trao đổi hàng hóa, luân
chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và kĩ thuật trên thế giới ngày
càng thông thoáng hơn, một vấn đề được kinh tế học vĩ mô hiện đại quan tâm
nghiên cứu là cán cân thương mại. Tầm quan trọng của cán cân thương mại là
gì điều gì quyết định sự biến động của nó trong ngắn hạn và dài hạn? Để hiểu
cán cân thương mại vấn đề then chốt cần nhận thức là mất cân bằng thương
mại liên quan chặt chẽ với dòng chu chuyển vốn quốc tế. Nhìn chung, khi một

nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu,
nước đó cần phải trang trải cho phần nhập khẩu dôi ra đó bằng cách vay tiền
từ thế giới bên ngoài, hoặc phải giảm lượng tài sản quốc tế hiện nắm giữ.
Ngược lại, khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, thì nước đó sẽ tích tụ thêm tài
sản của thế giới bên ngoài. Như vậy, nghiên cứu về mất cân bằng thương mại

4
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

liên quan chặt chẽ với việc xem xét tại sao các công dân một nước lại đi vay
hoặc cho vay các công dân nước khác vay tiền.
Cũng như các lĩnh vực nghiên cứu khác, kinh tế học nói chung và kinh tế học
vĩ mô nói riêng có những cách nói và tư duy riêng. Điều cần thiết là phải học
được các thuật ngữ của kinh tế học bởi vì nắm dược các thuật ngữ này sẽ giúp
cho bạn trao đổi với những người khác về các vấn đề kinh tế một cách chính
xác. Việc nghiên cứu kinh tế học có một đóng góp rát lớn vào nhận thức của
bạn về thế giới và nhiều vấn đề xã hội của nó. Tiếp cận nghiên cứu với một tư
duy mở sẽ giúp bạn hiểu được các sự kiện mà bạn chưa từng biết trước đó.
1.2. Giới thiệu về xuất nhập khẩu, nêu rõ vai trò và tấm quan trọng của XNK.
Hoạt động xuất- nhập khẩu của Việt Nam có bước phát triển trong những
năm trở lại đây, nhất là từ sau khi gia nhập WTO. Độ mở cửa một nền kinh tế
thường được tính bằng tỉ trọng của tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu
so với GDP. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan cho thấy tổng
giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam tính đến hết tháng 9/2014 là hơn
217,48 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kì năm 2013.

Thương mại quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập quốc dân. Xuất
khẩu mở rộng thị trường cho các nhà sản xuất trong nước, trong khi nhập
khẩu lại thu hẹp thị trường cho hàng hóa của các nhà sản xuất trong nước. Do
đó, xuất khẩu và nhập khẩu ảnh hưởng đến đường tổng chi tiêu theo những
cách khác nhau.
1.2.1 Nhập khẩu
Ttrong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch
vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài
cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo
cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các
5
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương
mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại.
Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu
Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định.
Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số
lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...)
Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá
hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng
đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá
hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó, nhu cầu nhập khẩu
giảm đi.
Mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ giữa

giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân.
Vai trò của nhập khẩu
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế. Nhập khẩu
tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong
nước.
Nhập khẩu để bổ sung các hàng hóa mà trong nước không sản xuất được, hoặc
sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập
khẩu về những hàng hóa mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập
khẩu. Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện
tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc dân, trong
đó cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất: Công cụ lao dộng, đối tượng lao
động và lao động. Với cách tác động đó, ngoại thương được coi như một
phương pháp sản xuất gián tiếp.

6
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập
khẩu được thể hiện ở khía các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ
cấu, kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Công nghiệp hóa là quá
trình chuyển đổi nền kinh tế một cách cơ bản từ lao động thủ công sang lao
động bằng cơ khí ngày càng hiện đại hơn..
Thứ hai, Nhập khẩu giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế
đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định. Một nền kinh tế muốn phát

triển tốt cần đảm bảo sự cân đối theo những tỉ lệ nhất định như: Cân đối giữa
khu vực 1 và khu vực 2; giữa tích lũy và tiêu dùng; giữa hàng hóa và lượng
tiền trong lưu thông; giữa xuất khẩu với nhập khẩu và cán cân thanh toán
quốc tế.
Thứ ba, Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
Nhập khẩu có vai trò làm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng
tiêu dùng, mà trong nứoc không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ như
thuốc chữa bệnh, đồ điện gia dụng, lương thực, thực phẩm,…Đảm bảo đầu
vào cho sản xuất, khôi phục lại những ngành nghề cũ, mở ra những ngành
nghề mới tạo nhiều việc làm ổn định cho người lao động, từ đó tăng khả năng
thanh toán.
Mặt khác nhập khẩu còn trực tiếp góp phần xây dựng những ngành ngềh sản
xuất hàng tiêu dùng, làm cho cả số lượng lẫn chủng loại hàng hóa tiêu dùng
tăng, khả năng lựa chọn của người dân sẽ được loại hàng hóa tiêu dùng tăng,
khả năng lựa chọn của người dấn sẽ được mở rộng, đời sống ngày càng tăng.
Thứ tư, Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động
này thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, điều
này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang và kém phát triển, vì khả năng
sản xuất của các quốc gia này còn có hạn. Tạo môi trường thuận lợi cho việc
7

Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia ra nước ngoài,
thong qua quan hệ nhập khẩu cũng như các hình thức thanh toán đòi hỏi kết

hợp nhập khẩu với xuất khẩu.

1.2.2 Xuất khẩu
Trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước
ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán
hàng hóa cho nước ngoài.
Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005, xuất khẩu hàng
hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật
Các nhân tố tác động, khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng
xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu
nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng
(cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị
xuất khẩu có cơ hội tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước
mất giá so với ngoại tệ), thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng
tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi.
Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế, Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được
coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh
tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập
quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý
nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang
phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy
nhiên, vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng

8
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN


BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải
dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã gia tăng nhanh chóng trong
những năm qua. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu
của hàng hóa cả nước năm 2014 ước đạt 150 tỷ USD, vượt 3,16% so với kế
hoạch ( kế hoạc năm là 145,4 tỷ USD) và tăng 13,6% so với năm 2013 (tương
ứng 18 tỷ USD). Năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu của VN đạt 114,57 tỷ
USD , tăng 18,2% so với năm 2011.
Sự tăng tốc của xuất khẩu của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân quan trọng là do mở rộng thị trường xuất khẩu. Vậy từ thị
trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và hiện nay có thể rút ra
một số nhận xét đáng lưu ý.
Thứ nhất, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ nước ta đã tăng
nhanh trong hơn mười năm qua.
Thứ hai: bên cạnh việc mở rộng thị trường, theo phương châm đa dạng hoá,
đa phương hoá, việc xác định các thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết để
giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo...
Thứ ba, trong các thị trường trên có một số thị trường truyền thống, thị
trường tiềm năng, thị trường mới, thì kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn
thấp như Indonesia, Mông Cổ, các nước Trung Nam Á, (kể cả Ấn Độ), các
nước xã hội chủ nghĩa cũ, các nước Mỹ La tinh, các nước châu Phi, các nước
Châu Đại Dương (trừ Australia là thị trường lớn).
Thứ tư, trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Việt
Nam, thì: Việt Nam đã có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ,
trong đó xuất siêu lớn là Mỹ, Australia, Anh, Philippines, Đức, Bỉ,...

9

Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

Việt Nam còn ở vị thế nhập siêu đối với 47 nước và vùng lãnh thổ, trong đó
nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng
Kông, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Kuwait,...
Theo đó, thì nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường gần, chưa
phải là nơi có công nghệ nguồn; còn xuất siêu của Việt Nam lại chủ yếu là ở
các thị trường xa, thị trường có công nghệ nguồn.
Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh
tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất
khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu phục
vụ cho sự phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách
thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành
kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất
khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng ngoại tệ cho đát nước.
 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá

đất nước. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn
như: Xuất khẩu hàng hoá; đầu tư nước ngoài; vay nợ, viện trợ; thu từ hoạt
động du lịch, dịch vụ; xuất khẩu sức lao động…
Các nguồn vốn như đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ… tuy quan trọng,
nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kì sau này. Nguồn
vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước là xuất khẩu.
Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.

Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và
vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư
và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn vốn chủ yếu để trả nợ
trở thành hiện thực.
10
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

 Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất

phát triển. Cơ cấu sản xuất và tiêu dung trên thế giới đã và đang thay đổi
vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công
nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp
hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với
nước ta.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế:
Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt
quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh té còn lạc hậu và chậm phát
triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dung nếu chỉ thụ động
chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng
chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.
Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ
chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị
trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất

thể hiện ở:
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác cơ hội phát triển thuận lợi.
Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát
triển ngành sản xuất nguyên liệu như bong, sợi hay thuốc nhuộm, công nghiệp
tạo mẫu… Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của
ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản
xuất phát triển và ổn định.

11
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao
năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương
tiện quan trọng tạo ra vốn và kĩ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào
Việt Nam, nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực
sản xuất mới.
- Thông qua xuất khẩu, hang hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên
thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta
phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với
thị trường.
- Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện
công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng thị trường.

 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải

thiện đời sống của nhân dânTác động của xuất khẩu đến việc làm và đời
sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết sản xuất, chế biến và dịch vụ hang
xuất khẩu đang trực tiếp là nơi thu hút hang triệu lao động vào làm việc và
có thu nhập không thấp.
 Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết

yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân.
Quan trọng hơn cả là việc xuất khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho
cả quy mô lẫn tốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục,
ngành nghề mới ra đời, sự phân công lao động mới đòi hỏi lao động được sử
dụng nhiều hơn, năng suất lao động cao và đời sống nhân dân được cải thiện.

12
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta. Chúng ta thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có
tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm
hơn ccá haọt động kinh tế đối ngoại khác và tạo điều kiện thúc đẩy các quan
hệ này phát triển. Chẳng hạn, xuất khẩu và công nghệ sản xuất hàng xuất
khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Mặt
khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề để

cho mở rộng xuất khẩu.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát
triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước.
Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của
một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư
trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh
toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào
bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những
giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú
trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản
vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF
soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:
1. Cán cân thương mại hàng hóa bao gồm: Xuất khẩu và nhập khẩu
2. Cán cân thương mại phi hàng hóa
- Cán cân dịch vụ bao gồm: Vận tải, du lịch và các dịch vụ khác
- Cán cân thu nhập bao gồm: Kiều hối và thu nhập từ đầu tư
3. Các chuyển khoản
13
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được
gộp chung vào trong tính toán này.
Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan
trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có

phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho
vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất
khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong
nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.

Chương 2: Tình hình nền kinh tế , thực trạng, các biện pháp điều
chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam từ 2010-2014.
2.1 Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
Cuối năm 2007 WTO nhận được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam , kể từ đâyViệt Nam chính thức trở thành thành
viên đầy đủ của WTO. Và cũng từ đây những cơ hội, thách thức của kinh tế
Việt Nam nói riêng và thị trường Việt Nam nói chung bắt đầu có một bước
tiến mới, đánh dấu sự phát triển và thay đổi rõ rệt từ đó.
Thương mại quốc tế được xem như động lực của tăng trưởng và phát triển,
hỗ trợ cho quá trình phân bổ các nguồn lực, nâng cao sản lượng và năng suất
lao động dẫn đến việc tăng phúc lợi chung. Tạo điều kiện cho các quốc gia thể
hiện lợi thế của mình và trở trở thành công cụ quan trọng trong việc đạt được
các mục tiêu phát triển của quốc gia
Trong giai đoạn từ 2010-2014 nền kinh tế xuất nhập khẩu của Việt Nam có
nhiều khởi sắc và tiến triển rõ rệt và phát triển hơn. Và điều đó được thể hiện
qua những thống kê với con số cụ thể qua từng năm vào từng thời điểm, bên

14
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ


cạnh những điếm sáng, điêm mạnh thì về tình hình XNK ở Việt Nam vẫn còn
gặp phải một số điểm bất ổn cần sửa chữa và khắc phục.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa giai đoạn 2010-2014

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, đơn vị : tỉ USD
Theo biểu đồ thống kê có thể thấy, từ năm 2010 đến năm 2014 thì kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều tăng lên so với các năm
trước đó. Cụ thể: năm 2010 xuất khẩu của VN đạt 74 tỉ USD thì sang năm
2011 con số đó đã là 93 tỉ USD cao hơn 19 tỉ USD . đến năm 2014 con số đó đã
chạm mốc 150 tỉ USD so với cùng kì. Tương tự, đối với nhập khẩu, cũng tăng
lên theo các năm. Từ 82 tỉ USD trong năm 2010, nhập khẩu cũng tăng lên 109
tỉ USD năm 2011, đến năm 2012con số đó tiếp tục tăng. Tuy nhiên không tăng
mạnh so với các năm liền kề nó khi chỉ hơn năm 2011 có111 tỉ USD trong khi
năm 2013 đạt mức 125 tỉ USD và tới năm 2014 thì đạt ngưỡng 155 USD. Như
15
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

vậy chúng ta có thể lạc quan và kì vọng vào sự tăng trưởng xuất nhập khẩu
của Việt Nam vào năm nay năm 2015. Và có thể nhận thấy rằng trong những
năm gần đây thì thị trường xuất khẩu và nhập khẩu giường như là ngang
nhau hoặc chênh lệch nhau không quá nhiều.
Việc giao thương giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới của Việt

Nam, nhất là sau khi gia nhập WTO , thì lượng hàng hóa xuất cũng như nhập
khẩu của Việt Nam tăng một cách vượt bậc hơn so với trước. Tiêu biêủ là
thống kê xuất nhập khẩu giữa hai nước Việt Nam- Ân Độ.
Bảng: Kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng XNK
giữa Việt Nam và Ấn Độ giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị: triệu USD
Năm

Kim ngạch

Cán cân

So với năm trước (%)

Xuất

Nhập

Tổng

thương

Xuất

Nhập

Tổng

khẩu


khẩu

XNK

mại

khẩu

khẩu

XNK

2009

420

1635

2055

-1215

7,97

(21,93)

(17,25)

2010


993

1762

2755

-769

136,43

7,77

34,06

2011

1554

2346

3900

-793

56,50

33,14

41,56


2012

1782

2161

3943

-379

14,69

(7,89)

1,11

2013

2354

2883

5237

-529

32,08

33,41


32,81

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan.

Nhìn qua hai bảng thống kê số liệu trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy tình
hình xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng tăng. Tuy nhiên có điều đáng đặt ra ở
đây là tình hình nhập khẩu lúc nào cũng lớn hơn xuất khẩu ở Việt Nam hay
16
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

nói cách khác là có sự chênh lệch khá lớn giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Để
phân tích và làm rõ được điều này thì cần tìm ra những nguyên nhân cũng
như hạn chế tại Việt Nam về vấn đề xuất và nhập siêu, hàng hóa để từ đó căn
cứ vào đưa ra những giải pháp cụ thể để nhằm mục đích vẫn có sự gia tăng,
tăng lên xuất nhập khẩu hàng năm nhưng giữa chúng phải có sự cân bằng hay
chính là cán cân thương mại
2.2, Thực trạng nhập, xuất siêu của nước ta hiện nay.
Cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng, tình hình nhập siêu của Việt Nam hiện
nay là do việc tiêu dùng quá khả năng của đất nước. Việc người dân tăng
cường sử dụng các mặt hàng xa xỉ nhập khẩu như ô-tô, mỹ phẩm, điện thoại di
động... trong thời gian qua đã ảnh hưởng mạnh đến trị giá nhập siêu. Việc thu
hút đầu tư nước ngoài một cách ồ ạt, không cân nhắc đến chất lượng các dự
án đầu tư cũng ảnh hưởng đến nhập siêu...
Có thể còn nhiều ý kiến khác nữa, tuy nhiên có một số vấn đề dễ thấy từ thực
trạng nhập siêu nói trên:

Một là, mức nhập siêu tăng mạnh cả về tuyệt đối và tương đối như vậy là quá
nhanh, vượt khỏi dự đoán của nhiều chuyên gia.
Hai là, nhập siêu thể hiện khả năng cạnh tranh thấp của hàng hóa xuất khẩu
và hàng hóa thay thế nhập khẩu được sản xuất trong nước. Điều này thể hiện
trước hết là tăng trưởng xuất khẩu của ta chủ yếu tăng về lượng, yếu tố giá trị
gia tăng chưa phải là đặc trưng của hàng xuất khẩu. Nhóm hàng nông sản của
ta chủ yếu là xuất thô, với giá thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại
của các nước trong khu vực (như với Thái Lan...); các sản phẩm chế biến như
dệt may, da giày hàm lượng nguyên liệu nhập khẩu còn quá cao. Quy mô xuát
khẩu dịch vụ vẫn còn quá nhỏ bé. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ giảm xuống từ 11,6% năm 2005 xuống
còn 9,4% năm 2010 còn 7,7% năm 2012 và đến năm 2013 chỉ còn chiếm 7,4%
17

Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

( theo thống kê kết quả của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam
-2014)
Ba là, nhập siêu thể hiện xu hướng đầu tư thay thế nhập khẩu chiếm ưu thế
nhưng hiệu quả đầu tư thấp. Trong dài hạn, cán cân thương mại sẽ được cải
thiện nếu nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu và cải thiện khả năng cạnh tranh
của hàng hóa tiêu dùng trong nước. Những năm qua, đầu tư và nhập khẩu ở
nước ta còn tập trung lớn vào các ngành thay thế nhập khẩu, sử dụng nhiều
vốn nhưng nhiều dự án đầu tư mang lại hiệu quả thấp như xi-măng, mía
đường, thép, lọc dầu...

Bốn là, nhập siêu thể hiện chậm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng gia
tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến.
Năm là, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu trong khi khu vực trong
nước nhập siêu. Điều này thể hiện gia tăng xu hướng đầu tư thay thế nhập
khẩu và yếu kém của khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh
nghiệp nhà nước. Đây là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta.
Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những định hướng cải
thiện cán cân thương mại. Yếu tố nước ngoài hết sức quan trọng trong điều
chỉnh cán cân thương mại. Đồng thời, cải cách doanh nghiệp trong nước (phát
triển kinh tế tư nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà
nước) theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển xuất khẩu và
thay thế nhập khẩu cũng là hướng chủ đạo để cải thiện cán cân thương mại.
Sáu là, cán cân thương mại của nước ta trong thời gian qua ít chịu ảnh hưởng
của tỷ giá hối đoái, một yếu tố hết sức cơ bản ảnh hưởng đến cán cân thương
mại. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong những năm qua, việc điều chỉnh tỷ giá
hối đoái ở nước ta ít có ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
Nguyên nhân chủ yếu là do một tỷ trọng lớn sản phẩm xuất khẩu của ta là sản
phẩm thô (dầu thô, thủy sản, cà phê, gạo, hạt điều, chè...). Sản lượng của các
18

Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

sản phẩm này lệ thuộc khá nhiều vào các điều kiện tự nhiên (trữ lượng tài
nguyên, thời tiết, đất đai...), nên về cơ bản ít co giãn về nguồn cung ứng khi có
sự thay đổi giá cả tương đối, đặc biệt trong ngắn hạn. Trong khi các sản phẩm

của ngành công nghiệp chế biến thường được coi là nhạy cảm hơn với sự biến
động của giá cả tương đối, thì một số sản phẩm có kim ngạch khá như hàng
may mặc, giày dép, điện tử, đồ gỗ lại phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu, còn các sản phẩm chế biến khác lại chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nên ít khai thác được lợi thế từ sự thay đổi tỷ
giá (đặc biệt là trong trường hợp phá giá đồng nội tệ). Về phía nhập khẩu,
phần lớn hàng nhập khẩu của ta là máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu và
phụ tùng mà sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng được, và do vậy, cũng ít
nhạy cảm với những biến động của tỷ giá hối đoái.
Bảy là, điểm đặc biệt là chúng ta đã có xuất siêu với nhiều nước tiên tiến có
công nghệ nguồn như Mỹ, Anh, Đức, I-ta-li-a,... Riêng thị trường Mỹ, mức
xuất siêu là rất lớn.
Nhìn những thực trạng trên chúng ta có thể đánh giá được rằng, tình trạng
nhập xuất hàng hóa thương mại ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khanw mà
trong những năm tới rất cần chính phủ khắc phục và thay đổi. Nước ta có lợi
thế dọc chiều dài là biển, thế nên ngành thủy hải sản được xem là thế mạnh về
xuất khẩu của nước ta. Vì vậy việc xuất khẩu thủy hải sản ra thị trường quốc
tế được có vị trí và chiếm số lượng lớn trong tổng số hàng hóa xuất khẩu. Tiêu
biểu với thống kê 4 nâm gần đây.

Bảng: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo tháng từ năm 2011 đến hết 07/2014

19
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ


nguồn: Tổng cục hải quan.

2.3 Nguyên nhân của sự nhập khẩu tăng , nhập siêu tăng
Nhập siêu trong những năm gần đây ở mức cao có nhiều nguyên nhân nhưng
có thể điểm qua một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khá cao với GDP tăng bình quân
7,5%/năm. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 15,7%/năm và xuất
khẩu tăng trên 17%/năm. Mức độ tăng trưởng cao trong khi năng lực tự sản
xuất của nền kinh tế còn hạn chế về nhiều mặt thì việc phải nhập khẩu từ máy
móc, thiết bị, công nghệ cho đến các nguyên nhiên vật liệu thiết yếu là điều
không thể tránh khỏi.
- Sau một số năm đình trệ do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, đầu tư
trực tiếp nước ngoài dần hồi phục và tăng mạnh trong năm 2004, 2005. Nhiều
dự án lớn trong các ngành năng lượng, dầu khí, công nghiệp đã được cấp phép
nên nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định và nguyên nhiên
vật liệu phục vụ đầu tư, sản xuất và xuất khẩu cao. Giai đoạn 2001 - 2005,
tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ước đạt 19,4 tỷ USD,
trong đó vốn thực hiện là 14 tỷ USD. Ngoài ra còn phải kể đến việc nhập khẩu

20
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

các thiết bị công trình phục vụ Seagames, việc thuê mua một số máy bay của
hàng không Việt Nam.
- Việc thu hút và giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA

trong giai đoạn này cũng đã góp phần đáng kể vào việc phát triển đất nước,
kèm theo đó là việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ các công
trình bằng nguồn vốn này. Trong giai đoạn 2001 - 2005, các nhà tài trợ đã cam
kết một số vốn lên đến 14,6 tỷ USD và vốn thực hiện là 7,8 tỷ USD.
- Một nguyên nhân không thể không kể là giá hàng hóa trên thị trường thế
giới tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là nhiên liệu và nguyên liệu sản
xuất và hàng hóa có nguồn gốc dầu mỏ - những sản phẩm nhập khẩu chủ yếu
của Việt Nam.
- Một yếu tố nữa là do yếu tố cung cầu, lạm phát trong nước tăng, lãi suất thị
trường thế giới tăng làm lãi suất cho vay tăng đã tác động đến chi phí sản xuất
và khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu và tăng chi phí nhập khẩu.
- Ngoài ra theo những cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải từng
bước xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan hạn chế nhập khẩu đồng thời cắt
giảm thuế quan theo chương trình CEPT/AFTA và quá trình đàm phán gia
nhập WTO. Đây cũng sẽ là nhân tố trong thời gian tới có tác động đến nhập
siêu.
Tóm lại, có thể thấy rằng nguyên nhân nhập siêu trong thời gian qua chủ
yếu là do nhu cầu nhập khẩu nội tại của nền kinh tế đang rất lớn trong giai
đoạn "giữa" của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kết hợp với việc giá
nhập khẩu của nhiều tư liệu sản xuất thiết yếu tăng cao.
2.3 Những thuận lợi, khó khăn của nhập siêu tăng
Về lý thuyết, tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung đều cho rằng
thương mại có tác động tích cực và đồng chiều đối với tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, đi vào phân tích tác động riêng của nhập khẩu và xuất khẩu đối
với tăng trưởng kinh tế thì các quan điểm dường như chưa có sự thống nhất
21
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN


BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

và rất khó lượng hóa. Một số quan điểm thiên về xuất khẩu, nhấn mạnh tác
động xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế trong khi không chú trọng nhiều
tới nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế gần đây đã xem xét lại vai trò của
nhập khẩu (bằng lý luận và phân tích thực nghiệm) và qua đó đã chứng minh
nhập khẩu trong một môi trường cạnh tranh (có ít hàng rào bảo hộ) có vai trò
rất quan trọng đối với việc tăng năng suất tổng hợp của nền kinh tế và tăng
trưởng kinh tế. Tác động tích cực của nhập khẩu (trong điều kiện có ít hoặc
không có hàng rào bảo hộ) đối với tăng trưởng kinh tế được thể hiện trên một
số mặt sau :
- Thứ nhất, nhập khẩu trong điều kiện cạnh tranh sẽ cung ứng nguồn tư liệu
sản xuất có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, tức là cung ứng các yếu tố đầu vào
mang tính cạnh tranh cho nền kinh tế. Qua đó làm giảm chi phí và tăng hiệu
quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Điều này sẽ không có được trong điều
kiện còn quá nhiều hàng rào bảo hộ.
- Thứ hai, tự do hóa nhập khẩu, giảm bảo hộ sẽ phân bổ lại nguồn lực xã hội
vào những ngành có sức cạnh tranh cao (trong đó có các ngành sản xuất hàng
xuất khẩu), khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành thay thế nhập
khẩu đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để có năng suất, chất lượng cao.
Thiếu hụt thương mại hàng hóa nên được xem xét trong tổng thể của cán
cân vãng lai nói riêng và cán cân thanh toán nói chung. Nếu như thâm hụt
thương mại được bù đắp bởi thặng dư trong các loại hình dịch vụ khác như du
lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối... thì nhìn chung cán cân thanh toán sẽ vẫn
lành mạnh, hạn chế được tác động tiêu cực do thiếu hụt cán cân thương mại
tới nền kinh tế.
Qua những phân tích trên, có thể nhận thấy thiếu hụt cán cân thương mại
có thể là hệ quả tất yếu của giai đoạn đầu phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, nhất là đối với các nền kinh tế mở. Đối với nước ta, có thể đánh

giá tác động của nhập khẩu và nhập siêu đối với nền kinh tế như sau:
22
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

- Với cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là hàng tư liệu sản xuất (tư liệu sản xuất
luôn chiếm tới 93-95% kim ngạch nhập khẩu trong những năm vừa qua, trong
đó riêng máy móc thiết bị - phương tiện vận tải chiếm khoảng 30-32%, còn lại
là nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất trong
nước và xuất khẩu), có thể nhận định nhập khẩu của nước ta chủ yếu là để
phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đóng góp
quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.
- Tuy nhập siêu những năm qua ở mức cao so với giai đoạn trước nhưng xét
trong bối cảnh kinh tế đang phát triển cao, cơ cấu nhập khẩu khá hợp lý, nhập
khẩu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng thấp và có tính đến yếu tố đặc thù là giá
nguyên liệu đầu vào tăng cao thì nhập siêu là có thể giải thích được và nhìn
chung ít có tác động tiêu cực đến nền kinh tế (tuy nhiên, cũng cần nghiêm túc
nhìn nhận không phải không có những dự án đầu tư không hiệu quả, nhập
khẩu công nghệ, thiết bị không phù hợp dẫn đến lãng phí ngoại tệ, hiệu quả
thấp). Mặt khác, do doanh thu ngoại tệ của các loại hình dịch vụ khác tăng
khá như du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối... nên dự trữ ngoại tệ vẫn đủ bù
đắp được cho thiếu hụt cán cân thuơng mại. Cán cân thanh toán, vì vậy, vẫn
lành mạnh, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, biến động tỷ giá vẫn được
kiểm soát.
- Cơ cấu nhập khẩu trong giai đoạn vừa qua nhìn chung đã tác động tích
cực đến tăng trưởng xuất khẩu, đến sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất

khẩu. Tuy nhiên, xét về định hướng phát triển kinh tế, đến nay ta vẫn thuộc
nhóm nước thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu ở một số ngành trong
khi áp dụng chính sách thay thế nhập khẩu trong một số ngành khác.
- Tuy nhiên, với cơ cấu nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu trong thời gian
qua thì tác động trực tiếp tới tăng trưởng xuất khẩu còn hạn chế. Những mặt

23
Biên soạn: nguyễn thị yến linh – qkt54dh4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

hàng được gọi là nguyên liệu sản xuất như sắt thép, dược phẩm, giấy... nhập
khẩu chủ yếu chỉ để tiêu dùng nội địa; máy móc thiết bị như nhà máy điện,
máy bay, công trình phục vụ Seagames... cũng không phải để sản xuất hàng
xuất khẩu. Mặc dù không thể phân biệt rạch ròi mặt hàng này nhập khẩu chỉ
để cho tiêu dùng nội địa, mặt hàng khác để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng có
thể thấy nhập khẩu chưa thực sự tạo được một cú "hích" mạnh mẽ cho sản
xuất hàng xuất khẩu, cho tăng trưởng xuất khẩu.

2.4 Các biện pháp mà chính phủ đã, đang và nên làm để nâng cao cán
cân thương mại.
Để kiểm soát được nhập siêu, hạn chế nhập siêu thì vẫn cần xét trên quan
điểm hai mặt của vấn đề là nhập khẩu và xuất khẩu. Hạn chế nhập siêu tức là
tăng cường thúc đẩy xuất khẩu và thắt chặt nhập khẩu.
1- Các chính sách tăng cường xuất khẩu
Các biện pháp và chính sách xuất khẩu đã được bàn rất nhiều ở các tài liệu,
công trình nghiên cứu ở các cấp, tôi chỉ trình bày một số ý kiến tập trung chủ

yếu vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu:
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng
công nghiệp chế biến dựa vào lợi thế lao động và công nghệ để tăng về quy mô,
đồng thời nhanh chóng chuyển sang phát triển các ngành sản xuất xuất khẩu
dựa vào vốn và kỹ thuật cao để gia tăng giá trị. Trong giai đoạn từ nay đến
năm 2020, cần tập trung phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động.
Từng bước xây dựng nền tảng để phát triển những ngành kinh tế dựa vào
công nghệ cao và tri thức, đặc biệt chú trọng phát triển các ngành dịch vụ như
thông tin, tài chính, du lịch, giáo dục và đào tạo.
- Giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đánh giá
lại khả năng cung cấp dịch vụ và mức giá dịch vụ để có hướng giảm bớt chi
phí sản xuất nhằm tạo môi trường thuận lợi và giảm chi phí đầu vào, chi phí
24
Sinh viên:Nguyễn Thi Yến Linh – QKT54DH4


Trường ĐHHHVN

BÀI TẬP LỚN KINH TẾ VĨ MÔ

trung gian cho doanh nghiệp, trước hết là giảm giá các hàng hóa và dịch vụ
công có tác động làm tăng chi phí sản xuất của hàng hóa và dịch vụ như giá
điện, nước, bưu chính viễn thông, năng lượng, cước phí vận tải, phí dịch vụ
bến cảng, sân bay, dịch vụ hành chính.
- Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhà nước. Có chính
sách tiếp thêm sức mạnh cho khu vực tư nhân. Trước mắt, cần có chính sách toàn
diện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, xóa bỏ các rào cản hạn chế
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước nên có chính sách khuyến khích các
doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Thay bằng

việc bán sản phẩm thô, hay hàng gia công rẻ như may mặc, da giày, chúng ta
phát triển các sản phẩm đã qua chế biến, tạo dựng thương hiệu cho các sản
phẩm gia công đã thâm nhập thành công vào thị trường các nước tiên tiến.
Tập trung phát triển một vài sản phẩm mang tính thương hiệu của Việt Nam
ở các ngành nghề mà Việt Nam đang có thế mạnh như nông sản, thủy sản, thủ
công mỹ nghệ, may mặc, da giày,.. sau đó phát triển rộng ra các mặt hàng
khác.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và quảng bá thương hiệu Việt Nam tại các
nước mà hàng Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường để củng cố vị trí
sản phẩm, củng cố thương hiệu, từ đó phát triển bền vững sang các thị trường
khác. Các cơ quan xúc tiến thương mại cần hoạt động hiệu quả hơn, trợ giúp
các doanh nghiệp một cách thiết thực hơn bằng cách gửi thông tin miễn phí
hằng tuần, hằng tháng về các nghiên cứu, đặc thù của từng thị trường, các
thông tin về hội chợ, triển lãm... đến các doanh nghiệp qua email (hầu hết các
doanh nghiệp xuất khẩu đều sử dụng email) hoặc có những hình thức hỗ trợ
thực sự hiệu quả khác; tránh việc các nghiên cứu về thị trường rất chi tiết của
các cơ quan xúc tiến thương mại lại không đến được đúng đối tượng cần sử
dụng.
25
Sinh viên:Nguyễn Thi Yến Linh – QKT54DH4


×