Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Chính Sách Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Xanh Ở Trung Quốc Và Bài Học Cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------o0o---------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

KHUNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI XANH Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên

: Mai Thị Hoàng Giang

Mã sinh viên

: 1111110067

Lớp

: Anh 6 – Khối 2

Khóa

: 50

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Ngọc Quyên

Hà Nội, tháng 5 năm 2015



i
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... vi
DANH SÁCH PHỤ LỤC ........................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI (FDI) XANH VÀ KHUNG CHÍNH SÁCH THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) XANH ................................ 5
1.1 Một số vấn đề lý luận về FDI ............................................................. 5
1.1.1 Khái niệm FDI ............................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm của FDI .......................................................................... 6
1.1.3 Phân loại FDI................................................................................. 7
1.2 Một số vấn đề lý luận về FDI xanh .................................................. 10
1.2.1 Định nghĩa FDI xanh ................................................................... 10
1.2.2 Cách đo lường FDI xanh.............................................................. 11
1.2.3 Phân loại FDI xanh ..................................................................... 13
1.3 Một số vấn đề lý luận về khung chính sách thu hút FDI xanh ....... 16
1.3.1 Khái niệm khung chính sách thu hút FDI ..................................... 16
1.3.2 Khung chính sách thu hút FDI xanh............................................. 18
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút FDI xanh của
một quốc gia................................................................................................. 27
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI XANH Ở
TRUNG QUỐC THỜI GIAN QUA .......................................................... 31
2.1 Tổng quan thu hút FDI xanh vào Trung Quốc (2000 - 2014)......... 31
2.1.1 Tình hình thu hút FDI vào Trung Quốc........................................ 31
2.1.2 Tình hình thu hút FDI xanh vào Trung Quốc ............................... 34
2.2 Khung chính sách thu hút FDI xanh ở Trung Quốc (2000 – 2014) 40



ii
2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thu hút FDI xanh ở
Trung Quốc .................................................................................................. 40
2.2.2 Những chính sách chung liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài44
2.2.3 Chính sách liên quan đến môi trường........................................... 47
2.2.4 Đặc điểm của khung chính sách thu hút FDI xanh của Trung Quốc57
2.3 Đánh giá chung về khung chính sách thu hút FDI xanh của Trung
Quốc thời gian qua ..................................................................................... 60
2.3.1 Kết quả đạt được.......................................................................... 60
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 61
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI XANH Ở
VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TỪ KHUNG CHÍNH
SÁCH THU HÚT FDI XANH Ở TRUNG QUỐC.................................... 64
3.1 Tình hình thu hút FDI xanh và chính sách thu hút FDI xanh ở Việt
Nam (2000 – 2014) ...................................................................................... 64
3.1.1 Tình hình thu hút FDI xanh ở Việt Nam ..................................... 64
3.1.2 Chính sách thu hút FDI xanh ở Việt Nam .................................... 72
3.2 Điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc liên
quan đến chính sách thu hút FDI xanh thời gian qua .............................. 78
3.2.1 Những điểm tương đồng .............................................................. 78
3.2.2 Sự khác biệt ................................................................................. 81
3.3 Bài học cho Việt Nam từ khung chính sách FDI xanh của Trung
Quốc thời gian tới ....................................................................................... 84
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài một
cách đồng bộ, nhất quán và minh bạch ......................................................... 84
3.3.2 Xây dựng các chính sách cụ thể khuyến khích thu hút FDI xanh . 85
3.3.3 Đẩy mạnh hoạt động quản lý dòng vốn FDI và hoạt động hỗ trợ
của nhà nước ................................................................................................ 92

KẾT LUẬN ................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 95
PHỤ LỤC.................................................................................................. 101


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

APEC

Asia-Pacific

BAU

Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –

Cooperation

Thái Bình Dương


Business as usual

Kinh doanh như bình thường không
có gì thay đổi và ảnh hưởng tới

BOT

Build – Operate – Transfer

Xây dựng – Vận hành – Chuyển
giao

EGS

Environmental

goods

and Sản phầm và dịch vụ về môi trường

services
Eurostat

European Statistics

Cơ quan thống kê Châu Âu

FDI


Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GHG

Greenhouse gas

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính
(như: CO2, CH4, N2O, O3, CFCs..)

IEA

International Energy Agency

IPCC

Intergovernmental Panel on Ủy ban liên chính phủ về biến đổi

toe

Cơ quan năng lượng quốc tế

Climate Change


khí hậu

tonne of oil equivalent

tấn dầu tương đương (năng lượng
nhiệt được tạo thành khi đốt cháy
một tấn dầu)

kWh

Kilowatt hour

Kilo oát giờ


iv
OECD

Organisation

for

Economic Tổ chức hợp tác và phát triển kinh

Co-operation

and tế

Development

ppm

parts per million

1 phần trên một triệu phần (đơn vị
đo lường thể hiện nồng độ theo khối
lượng hay thể tích của một chất
trong hỗn hợp có chứa chất đó)

PPP

Public – Private Partnership

Hợp tác công - tư

TNC

Transnational Corporation

Công ty xuyên quốc gia

TOT

Transfer – Operate – Transfer

Chuyển giao – vận hành – chuyển
giao

UNCTAD


United Nations Conference on Diễn đàn Thương mại và Phát triển
Trade and Development

UNFCCC

United Nations
Conventions
Change

on

Liên hợp quốc

Framework Công ước khung của Liên hợp quốc
Climate về biến đổi khí hậu


v
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Quy trình sản xuất xanh giúp giải thải GHG của một chuỗi giá trị tiêu
biểu .............................................................................................................. 14
Hình 2.1 Giá trị vốn FDI vào Trung Quốc (2007 - 2014) ............................... 31
Hình 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư FDI vào Trung Quốc theo nước đầu tư năm
2014 ............................................................................................................. 32
Hình 2.3 Tốc độ tăng của vốn FDI theo vùng ở Trung Quốc (2010-2014)...... 33
Hình 2.4: Vốn FDI đầu tư vào Trung Quốc theo ba ngành cơ bản (2010 – 2014)
..................................................................................................................... 34
Hình 2.5: So sánh tỷ trọng vốn FDI vào Trung Quốc theo ngành năm 2000 và
2013 ............................................................................................................. 35

Hình 2.6: Lượng thải CO2 theo ngành ở Trung Quốc (1990 - 2009) ............. 41
Hình 3.1: Số dự án FDI và vốn thực hiện tương ứng ở Việt Nam (2000 – 2013)
..................................................................................................................... 64
Hình 3.2: FDI được cấp phép theo đối tác đầu tư chủ yếu về số vốn đầu tư ở
Việt Nam (2000 – 2013) ............................................................................... 67
Hình 3.3: Sản xuất điện ở Việt Nam theo chủ đầu tư (2000-2010) ................. 70
Hình 3.4: Lượng thải carbon của Trung Quốc và Việt Nam (2001-2009) ....... 83
Hình 3.5: Khả năng tiếp thu công nghệ của các nước đang phát triển so với thế
giới năm 2012 .............................................................................................. 90


vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Khung chính sách về FDI carbon thấp theo UNCTAD(2010)........ 19
Bảng 1.2: Những yếu tố của một khung chính sách đầu tư xanh theo OECD 21
Bảng 2.1: Tỷ lệ số bằng sáng chế carbon thấp vào, nhập khẩu hàng hóa vốn,
FDI vào và kích thước nền kinh tế ở một số quốc gia mới nổi năm 2007 và
2009 ............................................................................................................. 39
Bảng 3.1: FDI được cấp phép phân theo ngành kinh tế ở Việt Nam năm 2013
..................................................................................................................... 65
Bảng 3.2 Bảng sản xuất năng lượng ở Việt Nam năm 2000, 2005 và 2009 .. 69
Bảng 3.3 Tổng hợp ưu đãi thuế dành cho các dự FDI theo vùng và ngành ở
Việt Nam ...................................................................................................... 75
Bảng 3.4: Tổng hợp ưu đãi đối với đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam
..................................................................................................................... 76
Bảng 3.5: Mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu của Trung Quốc và Việt Nam
đến năm 2020 ............................................................................................... 81
Bảng 3.6: Một số chỉ số kinh tế của Việt Nam và Trung năm 2010 và dự báo
vào năm 2030. .............................................................................................. 83



vii
DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: Khung chính sách về FDI hướng tới phát triển bền vững của UNCTAD
năm 2014
Phụ lục 2.1: So sánh tỷ trọng vốn FDI theo vùng và tỉnh thành ở Trung Quốc năm
2000 và 2008
Phụ lục 2.2: Thị phần của nhà sản xuất thiết bị năng lượng gió ở Trung Quốc năm
2008
Phụ lục 2.3: Tổng lượng thải Carbon ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc liên
quan đến năng lượng giai đoạn 1970-2010
Phụ lục 2.4: Lượng thải CO2 theo đầu người ở Trung Quốc giai đoạn 1970-2010
Phụ lục 2.5: Mục tiêu xanh của Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc (20112015)
Phụ lục 2.6: Một số Luật về môi trường của Trung Quốc từ năm 1979 đến 2014
Phụ lục 3.1: Số chính sách quan trọng và hoạt động hướng tới carbon thấp của một
số nước
Phụ lục 3.2: So sánh việc áp dụng nhiều loại công cụ chính sách liên quan đến môi
trường ở một số nước đang phát triển Châu Á


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo đuổi tăng trưởng kinh tế đã từng là mục tiêu hàng đầu và quan trọng của
nhiều nước trên thế giới, trong đó có những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển ở
Châu Á. Sự tăng nhanh chóng của các hoạt động kinh tế theo đuổi mục tiêu tăng
trưởng đã kéo theo việc tiêu thụ lượng lớn nguyên nhiên vật liệu và năng lượng.
Việc đốt than và dầu làm nhiên liệu và các hoạt động sản xuất khác của các doanh
nghiệp, trong đó có các công ty đa quốc gia (TNC), phục vụ cho quá trình công

nghiệp đã làm tăng nhanh lượng thải CO2 và các khí hiệu ứng nhà kính cùng với ô
nhiểm đất, nước và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Tuy nhiên, những thành tựu
về tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi những chi phí để chống lại biến đổi
khí hậu, khi mà có nghiên cứu chỉ ra rằng sự nóng lên của Trái Đất thêm 2oC sẽ dẫn
đến mất ít nhất 1% trong tổng GDP toàn cầu, và giảm mãi mãi 6% trong thu nhập
bình quan đầu người hằng năm của Châu Á (ADB, ADBI, 2013). Những tổn thất
còn có thể tiếp tục tăng hơn khi nhiệt độ tiếp tục thay đổi và với nhiều thiên tai
nghiêm trọng và thường xuyên hơn.
Bởi vậy, trong nhiều năm gần đây, biến đổi khí hậu là một chủ đề được ưu
tiên hàng đầu trong các Hội nghị Quốc tế như là thỏa thuận quốc tế của Ủy ban liên
chính phủ về biến đổi khí hậu (UNFCCC) năm 1992, Hiệp định Kyoto năm 1997,
hội nghị Rio+2012..., với những yêu cầu cam kết về giảm thải và hướng tới phát
triển bền vững. Mặc dù, TNC cũng có thể là một phần nguyên nhân của thải carbon
và gây ô nhiễm môi trường, vai trò và đóng góp của TNC được nhận định là rất lớn
đối với phát triển xanh nếu có khung chính sách hướng TNC vào đầu tư xanh.
Nhiều nước cũng bắt đầu chuyển hướng từ thu hút FDI chú trọng số lượng sang chú
trọng chất lượng. Việt Nam tuy không nằm trong danh sách bắt buộc thực hiện cam
kết của Hiệp định Kyoto 1997, nhưng chính phủ đã có những hướng đưa nền kinh tế
đến phát triển xanh với “ Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 20112020”, trong đó có tăng cường thu hút FDI xanh. Tuy nhiên, vì là một nền kinh tế
đang phát triển, Việt Nam sẽ gặp phải nhiều thách thức và khó khăn trong thu hút
FDI xanh, do đó, hoàn thiện khung chính sách vừa giảm thiểu rủi ro và ảnh hưởng
tiêu cực đồng thời tối đa hóa lợi ích đạt được là cần thiết.


2
Trong các nước có chiến lược hướng tới nền kinh tế và thu hút FDI xanh,
Trung Quốc là một trong số những nước có những nỗ lực trong việc ngày càng hoàn
thiện khung chính sách thu hút FDI xanh, hợp tác chia sẻ kinh nghiệm với nước
khác. Mặc dù có những khác biệt về quy mô kinh tế, nhiều điểm tương đồng về
chính trị, chiến lược phát triển kinh tế giữa hai nước là cơ sở cho Việt Nam học hỏi

từ khung chính sách thu hút FDI xanh của Trung Quốc. Bởi vậy, em lựa chọn đề
tài: “Khung chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài xanh ở Trung Quốc
và bài học cho Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới đề
cập vấn đề FDI xanh hoặc là FDI carbon thấp:
Lê Minh Tú, báo cáo nghiên cứu “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hàm
lượng carbon thấp (Low-carbon FDI) cho phát triển bền vững ở Việt Nam”, Đại học
Kinh tế - ĐHGQHN. Tác giả khái quát lý thuyết về FDI hàm lượng carbon thấp và
phát triển bền vững, đưa ra tiêu chí xác định FDI carbon thấp, dấu hiệu nhận diện và
đưa ra giải pháp thu hút FDI carbon thấp vào Việt Nam.
Nguyễn Thị Nhung Anh và cộng sự, Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên:
“Thu hút FDI xanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam”, ĐH
Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. Tác giả đưa định nghĩa về FDI xanh, phân tích tác động
của FDI xanh tới phát triển bền vững và đưa ra giải pháp thu hút FDI xanh gắn liền
phát triển bền vững ở Việt Nam.
Stephen S. Golub, Céline Kauffmann and Philip Yeres, Defining and
Measuring Green FDI: An exploratory review of existing work and evidence,
OECD, đưa ra định nghĩa FDI xanh và luận giải một số phương pháp đo lường quy

mô dòng vốn này và nhận định một số yếu tố chính sách gây cản trở tiếp nhận
FDI xanh.
United Nations, Promoting low-carbon investment, Investment Advisory
Series, Series A, number 7, đưa ra khái niệm FDI carbon thấp và phân loại và việc
thu hút FDI carbon thấp là xu thế và là yêu cầu cấp thiết đối với các nước đang
hướng tới phát triển bền vững.


3
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã có chủ yếu nghiên cứu về FDI

xanh hay FDI carbon thấp và mối quan hệ với phát triển bền vững mà chưa có
nghiên cứu về khung chính sách thu hút FDI xanh hay về một trường hợp thu hút
FDI xanh tại một quốc gia trên thế giới cụ thể ngoài Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về FDI xanh và khung chính sách thu hút FDI xanh, về tình hình
thu hút FDI xanh ở Trung Quốc và Việt Nam, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam từ
khung chính sách thu hút FDI xanh của Trung Quốc.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Bài viết sẽ tập trung vào nghiên cứu các vấn đề lý luận về FDI xanh và khung
chính sách thu hút FDI xanh, thực trạng và khung chính sách thu hút FDI xanh của
Trung Quốc và Việt Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: rất nhiều ngành có tiềm năng thu hút FDI xanh, nhưng bài
viết sẽ tập trung vào nghiên cứu số liệu và những chính sách liên quan tới FDI hiệu
quả năng lượng và thân thiện với môi trường (đặc biệt là giảm thải carbon) trong
ngành liên quan tới sản xuất và chế tạo.
Về mặt không gian: các nghiên cứu về FDI xanh và chính sách liên quan ở
Trung Quốc và Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là sử dụng năng
lượng tái tạo và chuyển giao công nghệ
Về mặt thời gian: các nghiên cứu đánh giá tập trung chủ yếu từ năm 2000 –
2014 vì đây là giai có những chuyển biến mới trong chính sách về FDI của Trung
Quốc và Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: phương pháp phân tích tổng hợp từ các nghiên cứu trước
đó về FDI xanh và chính sách liên quan để có một khung chính sách FDI xanh; sau
đó, đối chiếu, so sánh, từ đó có đánh giá, tổng kết.


4
Nguồn tài liệu: số liệu thức cấp thu thập từ những nguồn đáng tin cậy như

Tổng cục thống kê Việt Nam; Bộ thương mại Trung Quốc; Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) và Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hợp quốc
(UNCTAD).
7. Bố cục bài viết: Bài khóa luận có bố cục 3 phần:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
xanh và khung chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xanh
Chương 2: Thực tiễn khung chính sách thu hút FDI xanh ở Trung Quốc
thời gian qua
Chương 3: Tổng quan khung chinh sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài xanh ở Việt Nam và bài học cho Việt Nam từ khung chính sách thu hút
FDI xanh của Trung Quốc


5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI (FDI) XANH VÀ KHUNG CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) XANH
1.1 Một số vấn đề lý luận về FDI
1.1.1 Khái niệm FDI
Định nghĩa về FDI được chấp nhận rộng rãi trên thế giới nhất là định nghĩa
của Quĩ Tiền tệ Thế giới (IMF) và định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD), bởi vì đây là những định nghĩa được đưa ra bởi sự làm việc và
thống nhất chung của hai tổ chức quốc tế với mục đích đưa ra những tiêu chuẩn cho
cục thống kê các quốc gia trong việc đánh thu thập số liệu về FDI.
Theo IMF: FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp
hoạt động trên lãnh thổ một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích
của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.(IMF, 1993)
Theo OECD: FDI là đầu tư xuyên biên giới được thực hiện bởi một chủ thể ở
một nước (gọi là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài: the direc investor) với mục đích
thiết lập mối quan hệ kinh tế lâu dài với một chủ thể khác (gọi là doanh nghiệp

nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài – the direct investment enterprise) của một nước
khác. Mục đích của đầu tư trực tiếp nước ngoài là mối quan hệ lâu dài chiến lược
với doanh nghiệp nhận đầu tư để đảm bảo mức độ ảnh hưởng lớn nhất định của
nhà đầu tư nước ngoài trong việc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Mối quan
hệ kinh tế lâu dài được thiết lập khi nhà đầu tư nước ngoài sở hữu ít nhất 10%
quyền bỏ phiếu trong nội bộ doanh nghiệp nhận đầu tư.(OECD, 1996)
Có thể thấy, định nghĩa của cả IMF và OECD đều nhấn mạnh mục tiêu của
đầu tư trực tiếp nước ngoài là lợi ích dài hạn (lasting interest). Lợi ích dài hạn này
được hiểu là sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh
nghiệp nhận đầu tư trực tiếp và mức độ ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý doanh
nghiệp này.
Còn theo WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một
nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở nước khác (nước nhận đầu tư) cùng quyền


6
kiểm soát tài sản đó. Quyền kiểm soát là dấu hiệu để phân biệt FDI với các hoạt
động đầu tư khác. (WTO, 1996)
Luật đầu tư 2014 không nhắc tới khái niệm về “đầu tư”; Luật đầu tư năm
2005 của Việt Nam có đưa ra khái niệm “đầu tư”, “ đầu tư trực tiếp” và “đầu tư
nước ngoài” nhưng không đưa ra khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy
nhiên, từ các khái niệm trên có thể hiểu: “FDI là hình thức đầu tư do nhà đầu tư
nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc
nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở nước
ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu
tư của một nước đầu tư một phần hay toàn bộ vốn đầu tư với mục đích tham gia
kiểm soát hoặc giành quyền kiểm soát hoạt động đầu tư ở một nước khác.
FDI có thể hiểu theo hai nghĩa là FDI vào hoặc FDI ra. Nước mà ở đó chủ đầu
tư định cư được gọi là nước chủ đầu tư (home country); nước mà ở đó hoạt động

đầu tư được tiến hành gọi là nước nhận đầu tư hay nước chủ nhà (host country).
1.1.2 Đặc điểm của FDI
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi
nhuận: theo cách phân loại ĐTNN của nhiều tài liệu và theo quy định của luật pháp
nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp một số nước (ví dụ như
Việt Nam) quy định trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn
của Nhà nước. Dù chủ thể là tư nhân hay Nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có
mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước
đang phát triển phải đặc biệt lưu ý đến điều này khi thu hút FDI. Các nước tiếp nhận
vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính
sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh
tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm
lợi nhuận của các chủ đầu tư mà dẫn đến gây ra những hậu quả như phá hủy môi
trường…
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn
pháp định hoặc vốn điều lệ tủy theo quy định của luật pháp từng nước để giành


7
quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soat doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước
thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật Mỹ quy định tỷ lệ này là
10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam là 30%, và trong những trường hợp đặc biệt
có thểm giảm nhưng không dưới 20%, còn theo quy định của OECD (1996) thì tỷ lệ
này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp- mức
được công nhận cho pháp nhà đầu tư nước ngoài tham gia trực tiếp quản lý.Tỷ lệ
góp vốn của các nhà đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời
lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia theo tỷ lệ này.
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao,
không có những ràng buộc về chính trị.Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết

quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập
kinh doanh chứ không phải lợi tức.
FDI thường kéo theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư
thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật,
cán bộ quản lý,… vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án. Đây là một đặc điểm
giúp TNC đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển xanh của nhiều quốc
gia.
1.1.3Phân loại FDI
1.1.3.1 Theo cách thức xâm nhập
Theo tiêu chí này FDI được chia thành hai hình thức:
Đầu tư mới (Greenfield investment): chủ đầu tư nước ngoài góp vốn đề xây
dựng một cơ sở vật chất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư. Hình thức này
thường được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn,
tạo thêm việc làm và gia tăng giá trị cho nước này.
Sát nhập và mua lại qua biên giới (Cross-border Merger & Acquisition): chủ
đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sát nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh có sẵn có ở
nước nhận đầu tư. FDI chủ yếu diễn ra ở hình thức mua lại. M&A được nhiều nhà


8
đầu tư ưa chuộng hơn hình thức đầu tư mới vì chi phí đầu tư thường thấp hơn và
cho phép chủ đầu tư tiếp cận thị trường nhanh hơn.
1.1.3.2 Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng
tiếp nhận đầu tư
Theo tiêu chí này FDI được chia thành ba hình thức:
FDI theo chiều dọc (vertical FDI): nhằm khai thác nguyên, nhiên vật liệu
(Backward vertical FDI) hoặc để gần gũi người tiêu dùng hơn thông qua mua lại các
kênh phân phối ở nước nhận đầu tư (Forward vertical FDI). Như vậy, doanh nghiệp
chủ đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư nằm trong cùng một dây chuyển sản xuất
và phân phối cùng một sản phẩm cuối cùng.

FDI theo chiều ngang (horizontal FDI): hoạt động FDI được tiến hành nhằm
sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất
ở nước chủ đầu tư.
FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp
tiếp nhận đầu tư hoạt động trong các ngành nghề lĩnh vực khác nhau.
1.1.3.3Theo hình thức pháp lý
Tùy theo quy định của pháp luật nước nhận đầu tư, FDI có thể tiến hành dưới
nhiều hình thức pháp lý khác nhau. Các hình thức pháp lý chủ yếu là:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để
tiến hành đầu tư kinh doanh ở nước nhận đầu tư, trong đó mỗi bên quy định trách
nhiệm chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước nhận đầu
tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên, trường hợp
đặc biệt có thể thành lập tren cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước nhận đầu
tư với Chính phủ nước đầu tư. Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh
hình thành pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc quyền sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước nhận


9
đầu tư, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Hình thức này cũng
hình thành pháp nhận ở nước nhận đầu tư.
Bên cạnh đó, còn những cách phân chia theo định hướng của nước nhận đầu tư
(FDI thay thế nhập khẩu và FDI tăng cường xuất khẩu) hay theo định hướng của
chủ đầu tư (FDI phát triển và FDI phòng ngự).
Tại Việt Nam, Luật đầu tư năm 2005, FDI còn được tiến hành bằng ác hình
thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Xây dựng – Chuyển giao –
Kinh doanh (BTO) và Xây dựng – Chuyển giao (BT). Tuy nhiên, Luật đầu tư năm
2014 (có hiệu lực vào 7/2015) đã bỏ một số hình thức đầu tư như: hợp đồng BOT,

BTO, BT; đầu tư phát triển kinh doanh; đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại
doanh nghiệp; nhưng bổ sung hình thức đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (hợp
đồng PPP). Theo đó, các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014 của Việt
Nam gồm:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: điểm mới so với Luật đầu tư 2005 là Trước
khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện
thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy CNĐKĐT) và phải đáp ứng các
điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ và các điều kiện theo quy định của điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh
tế và hình thức hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: giữa các nhà đầu tư có
hợp đồng được ký kết nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản
phẩm mà không hình thành tổ chức kinh tế. So với Luật Đầu tư 2005, Luật Đầu tư
2014 đã quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục đầu tư, các nội dung chủ yếu của hợp
đồng BCC.
Đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư PPP: nhà đầu tư, doanh nghiệp, dự án
sẽ ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án
đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công
trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.


10
1.2 Một số vấn đề lý luận về FDI xanh
1.2.1 Định nghĩa FDI xanh
Định nghĩa và đo lường FDI xanh không phải là một quá trình đơn giản, vẫn
còn thiếu định nghĩa được thống nhất quốc tế và dữ liệu liên quan về FDI xanh. Đã
có những nghiên cứu về thương mại quốc tế của sản phẩm và dịch vụ môi trường
của APEC hay Eurostat hay khái niệm về phát triển xanh của OECD và Việt Nam.
Tuy nhiên, lại có ít những bài nghiên cứu về khái niệm FDI xanh. Khái niệm này
chỉ được đề cập trong một số bài nghiên cứu của UNCTAD và một nghiên cứu

chính thức năm 2011 của OECD – bài nghiên cứu được coi là cơ sở cho những
nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới FDI xanh sau đó.
UNCTAD (2008) có đề cập tới FDI xanh là chỉ đến hai loại đầu tư: (i) là đầu
tư trực tiếp nước ngoài tuân theo tiêu chuẩn môi trường quốc gia và (ii) đầu tư vào
việc sản xuất trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ môi trường ở nước nhận đầu tư.
Báo cáo đầu tư của UNCTAD năm 2010 tập trung vào FDI carbon thấp – một phần
của FDI xanh và định nghĩa là: đầu tư trực tiếp nước ngoài carbon thấp là việc
chuyển giao công nghệ, thói quen hay sản phẩm của TNC tới nước nhận đầu tư
thông qua đầu tư trực tiếp tài sản và phi tài sản – như thế hoạt động của TNC và
những hoạt động liên quan, cũng như là việc sản phẩm và dịch vụ của họ được sử
dụng sẽ giảm đi đáng kể khí GHG so với viễn cảnh kinh doanh thông thường
(business as usual). Đầu tư nước ngoài carbon thấp gồm thu hút FDI để tiếp cận
công nghệ, quy trình và sản phẩm carbon thấp.” Báo cao này cũng phân biệt 3 khái
niệm “carbon thấp”, “xanh” và “bền vững”. Trong khi “carbon thấp” chỉ đến quy
trình hay sản phẩm mà thải ít khí GHG hơn trong chu kỳ hoạt động của nó so với
những quy trình và sản phẩm truyền thống; khái niệm “xanh” chỉ đến công nghệ
hay hoạt động mà quan tâm đến những vấn đề môi trường rộng hơn, chứ không chỉ
là biến đổi khí hậu; và phát triển bền vững là một khái niệm rộng quan tâm tới sử
dụng tiềm lực tự nhiên với vấn đề kinh tế và xã hội.
OECD (2011) đã có một những nghiên cứu đầu tiên về định nghĩa FDI xanh.
Tập hợp từ những tài liệu trước đó, OECD cho rằng FDI xanh gồm hai phần là (i)
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường và (ii) đầu


11
tư nước ngoài vào quy trình giảm thiểu phá hoại môi trường như sử dụng công
nghệ sạch hơn hay hiệu quả năng lượng hơn.
Có thể thấy, dù là hướng tập trung vào “xanh” hay “carbon thấp” thì OECD và
UNCTAD đều có điểm giống nhau là việc phân chia FDI theo hai hướng là đầu tư
vào sản phẩm và dịch vụ và đầu tư vào quy trình sản xuất. Định nghĩa của OECD là

định nghĩa được tổng hợp từ những nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ môi trường
của APEC và Eurostat và FDI carbon thấp của UNCTAD cho nên nó tổng quát và
đầy đủ hơn.
Việt Nam, không đưa ra định nghĩa về FDI xanh, nhưng trong “Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh” năm 2012, có nhắc đến“Chiến lược tăng trưởng
xanh” là “chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế
theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh
của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên,
công cụ kinh tế. Từ đó góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo
phát triển kinh tế bền vững”. Trong chiến lược này, Việt Nam cũng đưa ra định
nghĩa về công nghệ xanh và sản phẩm xanh. Trong đó, công nghệ xanh là “công
nghệ phát triển, áp dụng sản phẩm, trang bị và những hệ thống được dùng để bảo
tồn môi trường và tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động của con
người”; và sản phẩm xanh là “sản phẩm không độc hại, sử dụng năng lượng và
nước hiệu quả và vô hại đối với môi trường”.
Và như vậy, tổng hợp lại, có thể hiểu FDI xanh làđầu tư trực tiếp nước
ngoài vào sản xuất sản phẩm và dịch vụ môi trường hoặc là đầu tư trực tiếp nước
ngoài có quy trình sản xuất giảm thiểu hủy họa môi trường; nhằm mục đích vừa
phát triển kinh tế trong khi đó sử dụng được hợp lý tài nguyên, tránh được việc
hủy họa môi trường, biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái ở nước nhận
đầu tư.
1.2.2Cách đo lường FDI xanh
Về mặt lý thuyết, có thể đo lường FDI xanh bằng cách nhận định những lĩnh
vực xanh và thu thập dữ liệu FDI tương ứng ở những ngành này, theo hai phần của
FDI xanh là EGS và quy trình giảm thiểu hụy hoại môi trường. Các ngành cho FDI


12
vào EGS có thể bao gồm thiết bị, sản xuất và phân phối năng lượng tái tạo, quản lý
nước và chất thải và tái chế (UNCTAD, 2010). Tuy nhiên, thực tế, dữ liệu hạn chế

về FDI vào EGS. Do đó, OECD đưa ra cách ước lượng FDI không hoàn hảo vào
lĩnh vực này, bằng cách sử dụng dữ liệu của FDI vào lĩnh vực điện, khí gas và nước
(EGW). Vì EGW cũng có thể bao gồm điện được sản xuất năng lượng tái tạo, xử lý
nước thải và các dịch vụ phi cơ sở hạ tầng về môi trường khác và sản xuất sản phẩm
môi trường.
Cũng vì thiếu thông tin chi tiết về đặc tính công nghệ được sử dụng và hệ quả
của đầu tư nước ngoài tới môi trường như cường độ năng lượng, lượng thải carbon,
quản lý nước, ô nhiễm không khí và nước.v.v, khó để có thể ước tính được FDI
trong mảng thứ hai của FDI xanh là FDI vào quy trình công nghệ giảm ảnh hưởng
xấu tới môi trường. OECD đưa ra cách tham khảo việc ước lượng FDI đóng góp
vào sử dụng công nghệ sạch hơn và hiệu quả năng lượng hơn, bằng việc xem xét
FDI vào những ngành liên quan và nhạy cảm với môi trường và có khả năng cắt
giảm thải cao như: sản xuất, khai khoáng, nông nghiệp và lâm nghiệp, xây dựng và
giao thông. OECD cũng đưa ra một vài ví dụ tiêu biểu (casestudy) ở cấp độ quốc
gia và theo lĩnh vực, mà các ví dụ này có khuynh hướng ủng hộ giả thiết rằng: FDI
giúp chuyển giao công nghệ xanh và sạch hơn khi doanh nghiệp nước ngoài của
nước có tiêu chuẩn môi trường cao hơn và hiệu quả năng lượng lớn hơn, đầu tư
sang nước có tiêu chuẩn môi trường và hiệu quả năng lượng thấp hơn. Tuy nhiên,
OECD cũng cho rằng thực tế thì việc lan tỏa công nghệ này còn phụ thuộc lớn vào
chính sách của nước nhận đầu tư.
Tóm lại, vì chưa có cách thức đo lường và đánh giá dòng vốn FDI xanh một
cách cụ thể và chính xác, OECD đề xuất đánh giá FDI vào EGS dựa trên vốn FDI
vào lĩnh vực điện, khí gas và nước và lượng FDI có quy trình giảm thiểu hủy hoại
môi trường dựa trên giới hạn trên của nguồn vốn này, tức bằng đánh giá nguồn FDI
vào các ngành có khả năng tác động nhiều tới môi trường thông qua công nghệ và
quy trình sạch: sản xuất, khai khoáng, nông nghiệp và lâm nghiệp, xây dựng và giao
thông. Mặc dù đây kết quả không phải là hoàn hảo và chính xác.


13

1.2.3Phân loại FDI xanh
1.2.3.1Theo đối tượng đầu tư
Dựa vào định nghĩa FDI xanh của OECD, có thể chia làm hai loại:
Đầu tư vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường: có thể thấy ở FDI
vào ngành công nghiệp liên quan đến môi trường . Những ngành công nghiệp này
bao gồm điển hình là sản xuất và phân phối năng lượng tái tạo, một vài dịch vụ môi
trường như là tái chế và quản lý chất thải. Ví dụ:
Đầu tư vào chế tạo năng lượng sạch (năng lượng mặt trời, công viên cối xay
gió, chế tạo điện từ sức nước, cơ sở vật chất cho sản xuất địa nhiệt…)
Sản xuất các sản phẩm cắt giảm được khí hiệu ứng nhà kính và cung cấp các
dịch vụ liên quan: sản xuất tấm lợp pin mặt trời, cối xay gió, sản xuất sản phẩm sử
dụng năng lượng hiệu quả (ô tô điện, bóng đèn sử dụng năng lượng điện hiệu quả,.),
dịch vụ công nghệ, dịch vụ quản lý chất thải…
Đầu tư vào quy trình sản xuất giúp giảm thiểu hủy hoại môi trường: mục
tiêu là tăng số lượng công nghệ và bí quyết công nghiệp thân thiện môi trường trong
nhiều lĩnh vực hơn. Ví dụ:
-

Thực hiện các quy trình sản xuất tiết kiệm năng lượng

-

Giới thiệu các quy trình và công nghệ sạch hơn, giúp làm giảm sự thải khí

hiệu ứng nhà kính
-

Sử dụng kỹ thuật xây dựng xanh trong xây dựng

-


Nghiên cứu về việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tái chế năng lượng
Đầu tư vào quy trình sản xuất xanh có thể diễn ra ở tất cả các giai đoạn sản

xuất và phân phối. Hình 1.1 là mô hình tiêu biểu về việc áp dụng quy trình xanh
của TNC trong một chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất.


14
Hình 1.1: Quy trình sản xuất xanh giúp giải thải GHG của một chuỗi giá trị
tiêu biểu

Nguồn: UNCTAD, 2010.

1.2.3.2Theo lĩnh vực đầu tư
Theo cách đo lường đề xuất của OECD, FDI xanh tiềm năng ở những ngành
điển hình nhạy cảm với môi trường và có khả năng cắt giảm thải cao. Theo đó, có
thể phân chia FDI xanh vào sáu ngành sau: điện, sản xuất, vận tải, xây dựng, quản
lý chất thải và nông nghiệp. Các ngành này được phân loại theo khía cạnh về môi
trường, chứ không phải theo khía cạnh kinh tế, dựa trên phân loại của IPCC.
Ngành năng điện là giữ vai trò quan trọng trong cắt giảm thải khí GHG. TNC
có thể đóng vai trò quan trọng trong những nỗ lực này, thông qua đầu tư FDI xanh
về sản phẩm/ dịch vụ hay quy trình. Thay bằng sử dụng các nguồn nguyên liệu
truyền thống gây ô nhiễm môi trường, các công ty có thể sản xuất điện từ nguồn
năng lượng tái tạo mà hoàn toàn không thải GHG ra môi trường. TNC có thể đóng
vai trò cung cấp thiết bị năng lượng tái tạo hoặc đầu tư sản xuất. Có rất nhiều cơ hội
cho TNC trong ngành công nghiệp điện khi mà mức độ mở rộng ra nước ngoài của
TNC ngày càng tăng kể từ năm 1990. Nhưng doanh nghiệp tư nhân địa phương và
doanh nghiệp nhà nước vẫn thường là thành phần chính trong ngành công nghiệp
điện ở hầu hết các nước, và vì vậy vẫn còn một nguồn lớn nhu cầu tiềm năng cho

đầu tư nước ngoài vào sản phẩm và dịch vụ xanh.
Sản xuất trong công nghiệp cũng là thủ phạm thải GHG chính, đặc biệt là
những công ty trong lĩnh vực dầu và gas, xi măng, sắt và thiếc, và hóa chất. TNC –
những công ty lớn trong ngành trên toàn cầu – giữ vai trò quan trọng trong việc lan
tỏa công nghệ và quy trình sạch thông qua hoạt động của họ ở nước ngoài cũng như


15
thông qua chuỗi giá trị. Bên cạnh những cải thiện của họ đối với quy trình sản xuất,
TNC trong những ngành công nghiệp như máy móc, điện tử và phục vụ năng lượng
rất có thể cung cấp thiết bị, vật chất và bí quyết để giảm thải và hạn chế ô nhiễm
trong tất cả các ngành khác.
Ngành vận tải được dự báo là sẽ chiếm gần 1/6 lượng thải trên thế giới năm
2030, trên 60% lượng thải này sẽ là từ ô tô chở khách và phương tiện thiện mại nhỏ.
Hành động giúp giảm thải chính, như giới thiệu nhiều các phương tiện sử dụng năng
lượng hiệu quả, chạy bằng điện, hidro hay nhẹ, phụ thuộc vào các công ty mà phần
lớn là các TNC, phát triển và lan tỏa công nghệ. Ví dụ, Nissan Motors (Nhật/ Pháp)
đang tiếp tục chuyển sản xuất ô tô con, Micra, từ Nhật Bản về Thái Lan để bán ở
địa phương và cả xuất khẩu; chính phủ Thái Lan rất ưa thích Micra vì chúng là một
trong những dòng “eco-car” đầu tiên được sản xuất ở Thái Lan. Ngoài các giải pháp
về công nghệ, điều cần làm là thuyết phục thay đổi thói quen tiêu dùng, như chuyển
sang dùng nguyên liệu thay thế như xăng sinh học; hay những công ty cho thuê ô tô
có thể chuyển dòng xe của họ sang những xe chạy bằng pin hoặc sử dụng năng
lượng hiệu quả.
Ngành xây dựng: bên cạnh ngành công nghiệp, đây cũng là ngành phải chịu
trách nhiệm chính cho việc thải gián tiếp từ tiêu thụ điện liên quan đến đốt nóng,
làm mát và thắp sáng. Ngoài việc sử dụng ít năng lượng trong xây dựng, đầu tư của
TNC vào sản phẩm/ dịch vụ xanh, đặc biệt là từ ngành công nghiệp có thể cải thiện
đáng kể hiệu quả trong xây dựng, thậm chí ở những vùng khá nghèo đói. Ví dụ, các
khách sạn có thể tăng sử dụng một loạt các sản phẩm và công nghệ giúp họ giảm

thải GHG. Ví dụ về các sản phẩm và công nghệ như thế bao gồm công nghệ tiết
kiệm năng lượng, ví dụ như hệ thông gió và điều hòa có cơ chế hồi phục nhiệt, công
nghệ ánh sáng LED, công nghệ thu hoạch nước mưa và tái chế các sản phẩm từ chai
nhựa đến giường. Vì vậy, mô hình thay đổi ở một ngành có thể ảnh hưởng đến cầu
ở những ngành khác.
Ngành quản lý chất thảiđược dự đoán là chiếm khá ít lượng GHG được thải
vào năm 2030, và hầu như tất cả đều có thể được cắt giảm với chi phí tương đối
thấp. TNC đầu tư vào ngành này có thể là cung cấp dịch vụ xử lý nước thải và chất
thải.


16
Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp: mặc dù có những TNC lớn đầu tư vào
nông nghiệp và lâm nghiệp, TNC thường ít là đối tượng thải GHG của ngành này.
Tuy nhiên, với hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu, các TNC có thể giúp lan tỏa phương
thức canh tác thâm thiện môi trường (hưu cơ) và những tập quán canh tác bền vững
khác thông qua cá nhà cung cấp và khách hàng toàn cầu.
1.3Một số vấn đề lý luận về khung chính sách thu hút FDI xanh
1.3.1 Khái niệm khung chính sách thu hút FDI
Khung chính sách bao gồm những hệ thống các quy định hành chính, luật
pháp và chiến lược của nhà nước để trên cơ sở đó chính phủ, các cơ quan thuộc
chính phủ và địa phương điều hành hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được các
mục tiê phát triển từng giai đoạn lịch sử nhất định. Khung chính sách gồm hai cấp
độ là khung chính sách quốc gia và khung chính sách quốc tế. Trong khung chính
sách quốc tế bao gồm những nhân tố thuộc về các hiệp định đầu tư song phương và
đa phương, các liên kết kinh tế quốc tế, thì khung chính sách quốc gia được chia là
hai nhóm là khung chính sách vòng trong và khung chính sách vòng ngoài. Khung
chính sách vòng trong là những quy định của quốc gia liên quan trực tiếp đến hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khung chính sách vòng ngoài là những khung
chính sách liên quan gián tiếp đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.3.1.1 Khung chính sách vòng trong:
Các quy định của luật pháp và các chính sách liên quan trực tiếp đến FDI bao
gồm những quy định về việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài
(cho phép, hạn chế, cấm đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực; cho pháp tự do hay hạn
chế quyền sở hữu của chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự án; cho phép tự do hoạt
động hay áp đặt một số điều kiện hoạt động; có hay không những ưu đãi nhằm
khuyến khích FDI;…), các tiêu chuẩn đối xử với FDI (phân biệt hay không phân
biệt đối xử giữa các nhà đầu tư có quốc tích khác nhau,…) và cơ chế hoạt động của
thịt trường trong đó có sự tham gia của thành phần vốn đầu tư nước ngoài (cạnh
tranh có bình đẳng hay không; thông tin trên thị trường có rõ ràng hay không, minh
bạch không;…). Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng và kết quả
của hoạt động FDI. Các quy định thông thoáng, có nhiều ưu đãi, không có hoặc ít


17
có các rào cản, hạn chế hoạt động FDI sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI vào và
tạo thuận lợi cho các dự án FDI trong quá trình hoạt động. Ngược lại, hành lang
pháp lý và cơ chế chính sách có nhiều quy định mang tính chất hạn chế ràng buộc
đói với FDI sẽ khiến cho FDI không vào được hoặc các chủ đầu tư không muốn đầu
tư. Các quy định của luật pháp và chính sách sẽ được điều chỉnh theo định hướng,
mục tiêu phát triển của từng quốc gia trong từng thời kỳ, thậm chí có tính đến cả các
quy hoạch về ngành và lãnh thổ.
1.3.1.2 Khung chính sách vòng ngoài:
Đây là một số quy định, chính sách trong ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh
hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như:
Chính sách thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm
đầu tư vì FDI gắn với sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ như các nước
theo đuổi chiến lược phát triển sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu sẽ thu hút
được nhiều FDI vào sản xuất các hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước nhưng
sau một thời gian, khi thị trường đã bão hòa nếu nước đó không thay đổi chính sách

thì sẽ không hấp dẫn được FDI.
Chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại các công ty.
Những nước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tư nhân
hóa sẽ tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn hơn trước
khi quyết định đầu tư.
Chính sách tiền tệ và chính sách thuế
Chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách liên quan đến cơ cấu ngành kinh tế và các vũng lãnh thổ
Chính sách lao động: có hạn chế hay không hạn chế sử dụng lao động nước
ngoài; ưu tiên hay không ưu tiên cho lao động trong nước…
Chính sách giáo dục, đào tạo, y tế,.. ảnh hưởng đến chất lượng lao động cung
cấp cho các dự án FDI.


×