Công tác quản lý nhà nước về lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao
động tại nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc.
LỜI MỞ ĐẦU
VN là 1 quốc gia có rất nhiều khả năng về nguồn lao động do sự phong phú, dồi
dào và có khả năng trong việc cung cấp LĐ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh
trong nước và cũng có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước ngoài.
Thị trường LĐ nước ngoài sẽ tạo cơ hội trong việc nâng cao tay nghề NLĐ đồng
thời tạo điều kiện để NLĐ tận dụng và tiếp thu khoa học công nghệ mới từ các
nước tiên tiến trong giai đoạn NLĐ đi làm việc tại nước ngoài. Hoạt động đưa
NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã phát triển mạnh mẽ
trong những năm gần đây ở Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Hoạt
động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng có nhiều thuận lợi và khó khăn nhất
định. Vì vậy với mục đích tìm hiểu thực trạng vấn đề này em chon đề tài “Công tác
quản lý nhà nước về lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động tại nước
ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm đưa ra 1 số giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được
sự đóng góp của cô để bài viết được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nghiêm Thị Ngọc Bích đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thiện bài tiểu luận này!
1.1.
Chương 1. Cơ sở lý luận
Khái niệm QLNN về LĐ
Quản lý NNVLĐ là sự thể hiện quản lý của nhà nước về lao động thông qua bộ
máy nhà nước chủ yếu sử dụng pháp luật tác động có định hướng đến các chủ thể
tham gia quan hệ lao động nhằm điều chỉnh và hướng các hành vi đến chủ thể này
diễn ra phù hợp với lợi ích chung trên cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích của các bên
khi tham gia.
QLNN về LĐ đi làm việc ở nước ngoài là sự tác động của nhà nước thông qua
các chính sách để điều chỉnh công tác tuyển mộ, tuyển chon, đào tạo và giáo dục
định hướng quan hệ lao động, thanh lý hợp đồng lao động trong hoạt động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
này.
1.2. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt
động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được
phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng
thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài;
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập
nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức
thực tập nâng cao tay nghề;
Hợp đồng cá nhân.
1.3
. Quan điểm của nhà nước về công tác QLNN về LĐ đi làm việc tại nước
ngoài
Từ trước năm 2007 nước ta chưa có luật nào quy định chính thức vê hoạt
động này , mà chỉ có một số nghị định quy định về việc đưa người lao động ra
nước ngoài làm việc nhưng từ năm 2007 đến nay , với sự ra đời luật đưa người
lao động việt nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ ngày
1/7/2007, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25
tháng 12 năm 2001 và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
hoạt động này. cho thấy nhà nước việt nam đã rất quan tâm đến vấn đề đưa
người lao động ra nước ngoài làm việc và đã tạo ra khung pháp lý khá thông
thoáng tương đối đầy đủ và đồng bộ để thúc đẩy hoạt động đưa người lao động
việt nam đi làm việc ở nước những đề án sau đó có hẳn 1 chương trong bộ luật
lao động đến nay có hẳn 1 bộ luật thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước
đến công tác này. HĐ đưa người lao dộng đi làm việc ở nước ngoài theo những
quy định pháp lý chặt chẽ theo đó các bộ ngành có liên quan chịu trách nhiệm
cụ thể về từng lĩnh vực sao cho NLĐ có dk sự thuận lợi nhất khi muốn đi làm
1.4
việc tại nước ngoài.
Chính sách của nước ta trong vấn đề đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài.
Qua nhiều năm thực hiện nước ta đã có một số chính sách nhằm thúc đẩy hoạt
động đưa người lao động ra nước ngoài đi làm việc như:
Quyết định 655/QĐ-BLĐTBXH về việc thu hồi giấy phép hoạt độngdịch vụ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành.
Nghị định 126/2007/NĐ-CP hướng dẫn về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng
Thông tư 22/2013/TT-BLĐTBXH quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung
ứng lao động và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 102/2013/NĐ-CP hướng
dẫn Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH năm 2015 hợp nhất Nghị định quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.(2006).
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về lao động Việt nam
làm việc theo hợp đồng lao động tại nước ngoài của tỉnh Vĩnh Phúc.
2.1 Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ở tỉnh Vĩnh
Phúc.
Tong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy,
HĐND, sự phối hợp củaUBND các cấp, các cơ quan, ban ngành công tác đưa lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài của tỉnh đã xác định công tác đưa người
lao động ra nước ngoài làm việc là một nhiệm vụ quan trọng trong việc giải quyết
việc làm cho người lao động, góp phần, giảm tỷ lệ thất nghiệp, dư thừa lao động;
xoá đói giảm nghèo.Vì vậy trong những năm qua tỉnh Vĩnh phúc đã rất nỗ lực
trong vấn đề này và đã đạt được các kết quả rất tích cực quả . Ta có thể thấy rõ qua
bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2.1: Số lao động đi làm việc ở nước ngoài tại tỉnh VP năm 2013-2015.
Đơn vị: Lao động
Năm
2013
2014
T9/2015
Số lao động
600
2247
9837
(Nguồn : trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu)
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy năm 2013 cả tỉnh chỉ có 600 lao động ra nước ngoài
làm việc nhưng đến năm 2014 số lao động này đã tăng lên 2247 lao động gần gấp 4
lần năm 2013 , đến tháng 9 năm 2015 thì số lao động ra nước ngoài làm việc đã lên
tới 9387 gấp hơn 4 lần so với năm 2014.Cho thấy tỉnh VP đã rất quan tâm đến việc
giải quyết việc làm cho lao động, cũng như những nỗ lực trong tỉnh góp phần thúc
đẩy kinh tế của tỉnh .
2.2
Những chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài tại tỉnh
VP.
Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 13/5/2014 của UBND tỉnh về tăng cường công tác
đưa lao động tỉnh Vĩnh Phúc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Kế hoạch số 340/KH-BCĐXKLĐ ngày 19/01/2015 của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao
động tỉnh Vĩnh Phúc về việc đưa lao động tỉnh Vĩnh Phúc đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài theo hợp đồng năm 2015 22/01/2015
Tính đến thời điểm hiện tại tỉnh VP đã thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo như trong nội dụng của Quyết định số 44/2014/QĐUBND ngày 29/9/2014 của UBND tỉnh về Ban hành quy định về quản lý, tổ chức
thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài giai đoạn 2014 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Đối với đối tượng 1:người là thân nhân người có công, là người dân tộc thiểu số, là
lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc, đi thực tập kỹ thuật có thời hạn ở nước ngoài:
Đối với đối tượng 2 còn lại đi làm việc, thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật ở nước
ngoài theo hợp đồng:
Mức hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng và chi phí xuất cảnh khác:
ĐVT: đồng
Đối
Đối
STT
Nội dung hỗ trợ
tượng 1
tượng 2
1
Học nghề ngắn hạn (nếu có)
1.000.000
700.000
2
Học ngoại ngữ
3.000.000
2.100.000
3
Bồi dưỡng kiến thức cần thiết
530.000
371.000
4
Hỗ trợ tiền ăn
15.000
10.500
5
a
b
Hỗ trợ chi phí đi lại
Xã miền núi (mức tối đa)
Xã còn lại (mức tối đa)
Hỗ trợ khác: Hộ chiếu, visa, khám sức khoẻ, lý
400.000
300.000
280.000
210.000
2.000.000
1.400.000
6
lịch tư pháp
Hỗ trợ vay vốn:
STT
Đối tượng vay
1 Đối tượng 1
2 Đối tượng 2
Mức vay
Hỗ trợ lãi suất
Theo hợp đồng
80% hợp đồng
100%
30%
Thời gian hỗ trợ lãi
suất
12 tháng
12 tháng
Mức hỗ trợ nêu trên là mức hỗ trợ tối đa/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn tính cho
ngày học thực tế.
Tỉnh Vĩnh Phúc có chính sách hỗ trợ 7 triệu đồng qua hình thức hỗ trợ tiền giáo
dục định hướng, lệ phí visa, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe đối với các đối
tượng chính sách, người bị thu hồi đất, hộ nghèo...; hướng người lao động tìm
những thị trường cao cấp được đào tạo bài bản.
Tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ cho người lao động đi xuất khẩu vay vốn theo hợp
đồng và miễn 1 năm lãi suất.
Trong năm 2014, đã tổ chức hỗ trợ cho 258 lao động với tổng số tiền gần 1 tỷ
đồng.
2.3. Các phương pháp quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc tại
nước ngoài của tỉnh VP.
2.3.1 Phương pháp kinh tế
Để quản lý hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc được tốt hơn
Tỉnh Vĩnh phúc đã áp dụng phương pháp kinh tế theo như Điều 29 đến điều 35
của nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng , vào trong việc quản lý người lao động đi nước ngoài đối với
các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và người lao động
đang làm việc ở nước ngoài nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động cũng
như giúp cho việc quản lý người lao động đang làm việc ở nước ngoài được dễ
dàng hơn .Vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ, đăng ký hợp
đồng, báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, quy định về
tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng, Vi phạm quy định về tổ chức đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước...( Xem
thêm phụ lục).
2.3.2 Phương pháp giáo dục.
Trong thời gian qua tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được rất nhiều thành tựu trong
công tác đưa người lao động ra nước ngoài làm ra nước ngoài làm với các hoạt
động giáo dục như việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong các lĩnh vực Thông
tin về thị trường lao động, mức lương được hưởng theo hợp đồng, tiền lương làm
thêm giờ … để người lao động nắm rõ các nội dung, lựa chọn thị trường lao động cho
phù hợp.
Tuyên truyền về điển hình người lao động đi làm việc nước ngoài, vươn lên
thoát nghèo, làm giàu.
Tuyên truyền cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hiểu
và thực hiện tốt chính sách pháp luật, không bỏ trốn, trộm cắp, vi phạm pháp luật ở
nước ngoài.
vận động và có nhiều giải pháp hỗ trợ đi xuất khẩu lao động (XKLĐTheo báo cáo
của Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã
có trên 6.300 lượt đoàn viên, thanh niên được tư vấn, giới thiệu về chương trình đi
làm việc tại nước ngoài
Ngoài việc xây dựng các phóng sự, tờ rơi tuyên truyền, Tỉnh Đoàn cũng thành lập
9 đoàn công tác về các địa phương tư vấn cho đoàn viên, thanh niên về chương
trình đi XKLĐ, giải đáp các chế độ, chính sách ưu tiên đối với những người tham
gia.
Ngoài các đoàn viên, thanh niên trong độ tuổi lao động, Tỉnh Đoàn cũng đặc biệt
chú trọng đến việc tư vấn, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho các thanh niên là bộ
đội xuất ngũ. “Hằng năm, Đoàn thường tổ chức đón bộ đội xuất ngũ về địa
phương, sau đó tổ chức ngày hội việc làm để họ tìm kiếm việc làm sau thời gian ở
trong quân ngũ”,. Trong 3 tháng đầu năm, có 630 đoàn viên, thanh niên là bộ đội
xuất ngũ được tư vấn và trao cơ hội việc làm, đi XKLĐ.
Nhằm tạo điều kiện cho các thanh niên đăng ký tham gia XKLĐ, những cá nhân
trúng tuyển sẽ được tỉnh giới thiệu tham gia các lớp học ngoại ngữ và giáo dục
định hướng ở trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên, trung tâm hoạt động thanh
thiếu niên do Tỉnh Đoàn tổ chức.
2.4
. Đánh giá
2.4.1 ưu điểm
Các quy định, chính sách về đưa người lao động Việt nam ra nước ngoài làm
việc ở tỉnh VP hiện hành được điều chỉnh đã có nhiều quy định phù hợp với
thực tiễn bám sát với các quy định mà nhà nước đã đưa ra.
2.4.2 Nhược điểm
Chính sách đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài chưa quan tâm và
điều chỉnh đầy đủ so với các chính sách pháp luật của nhà nước với hoạt động
tuyển chọn và đào tạo người lao động Việt nam .
Hoạt động đào tạo lao động ra nước ngoài làm việc còn yếu kém làm cho chất
lượng lao động đi làm việc còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động
của các nước khác.
Chính sách hiện hành của tỉnh chưa có những quy định và biện pháp chế tài
nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu tình trạng lừa đảo lao động , làm ảnh hưởng
nghiêm trọng tới quyền lợi của người lao động và gây mất lòng tin trong nhân
dân.Cũng như thiếu các quy định cần thiết nhằm hạn chế tình trạng người lao
động vi phạm hợp đồng lao động, bỏ trốn vi phạm pháp luật nước sở tại.
3. Kêt luận và khuyến nghị
3.1 Kết luận
Trong những năm qua công tác đưa người lao động việt nam ra nước ngoài làm
việc tại tỉnh Vĩnh phúc đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động
3.2 khuyến nghị
. UBND tỉnh cần thường xuyên có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các DN, nhà
đầu tư, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương các cấp, nhân dân và người
lao động trực tiếp được cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách của
Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động đi làm
việc tại nước ngoài.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý lao động trong thời gian lao
động làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, phải mạnh tay xử lý nghiêm những doanh
nghiệp để xảy ra những tiêu cực trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xuất đưa người lao động đi lam việc ở
nước ngoài và chuyên gia, bổ sung và sửa đổi những cơ chế, chính sách còn thiếu
hoặc không phù hợp; Chính sách hỗ trợ đào tạo và tín dụng cho người lao động đi
làm việc ở nước ngoài: Chính sách tín dụng cho người đi làm việc ở nước ngoài,
chính sách bảo hiểm xã hội
Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong quản lý
hoạt động của các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài và
chuyên gia.
Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra .tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp
về chính sách pháp luật, hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật trong
việc thực hiện các chính sách về lao động. Thông qua kiểm tra, thanh tra tổng hợp
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động; cá
nhân điển hình tiên tiến qua khen thưởng, có xử phạt làm biện pháp dăn đe.