Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỊT LỢN AN TOÀN CHẤT LƯỢNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.36 KB, 15 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
#"

Báo cáo tổng kết đề tài

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THỊT LỢN
AN TOÀN CHẤT LƯỢNG CAO
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
“Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ
để tổ chức sản xuất và quản lý nông sản thực phẩm an toàn
và chất lượng cao”
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
PGS.TS. Lã Văn Kính
Những người tham gia chính:
PGS. TS. Trần thị Hạnh, Ths. Phạm tất Thắng, Ths. Phan bùi Ngọc Thảo, PGS. TS. Bùi Văn
Miên, Ths. Lê phan Dũng, TS. Nguyễn thanh Sơn, TS. Trần Tiến Khai

TP. Hồ Chí Minh
Tháng 03 - 2007
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm 1950, việc sử dụng rộng rãi các kháng sinh bổ sung vào thức ăn gia súc
cho thấy chúng có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn,
giảm tỷ lệ chết và còi cọc, tăng khả năng sinh sản. Tuy nhiên, sử dụng thức ăn có bổ sung
kháng sinh trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm, lượng
kháng sinh tồn dư này có thể gây dị ứng, gây bệnh thiếu máu, gây ung thư cho con người sử
dụng sản phẩm đó. Đồng thời bổ sung kháng sinh vào thức ăn gia súc sẽ gây hiện tượng lờn



thuốc, phát triển các loại vi khuẩn độc hại kháng thuốc. Chính vì tác hại của kháng sinh như
vậy, nên các nước trên thế giới như Mỹ, Nhật, Úc đã cấm sử dụng rất nhiều loại kháng sinh
làm chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn gia súc. Từ 01 tháng 01 năm 2006 Châu Âu đã
cấm tuyệt đối việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như là chất kích thích sinh
trưởng.
Ở Việt nam, theo nghiên cứu của một số tác giả, kháng sinh được sử dụng tràn lan
trong thức ăn cho lợn và gia cầm và tình trạng tồn dư kháng sinh trong thịt là phổ biến. Các
nghiên cứu đều cho rằng hầu hết các cơ sở chăn nuôi sử dụng kháng sinh không hợp lý
(không xét nghiệm kháng sinh đồ, sử dụng theo kinh nghiệm, không đúng liều lượng và liệu
trình điều trị), một số cơ sở chăn nuôi không ngưng thuốc đúng quy định, bán chạy khi điều
trị không hiệu quả. Từ đó dẫn đến tình trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm cao gấp hàng
chục tới hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn quốc tế (CODEX). Nhiều nghiên cứu trong nước
cũng cho thấy tình trạng lờn thuốc của các vi khuẩn gây bệnh với tỷ lệ rất cao, chính vì thế mà
dịch bệnh thường xuyên xảy ra và một số loại kháng sinh đặc hiệu cho một số bệnh trên
đường hô hấp và đường tiêu hóa đã không còn tác dụng nữa. Các loại vi khuẩn gây bệnh phổ
biến như E. coli, Salmonella, Staphylococcus, Streptococcus…đã kháng lại hầu hết các kháng
sinh thông thường như penicillin, erythromycin, ampicillin, tetracycline, streptomycin. Theo
thông báo của Bộ Y tế (tháng 7/2003), tình trạng lờn thuốc kháng sinh hiện nay rất trầm trọng,
có tới 97,9% vi khuẩn lờn penicillin, 71% lờn tetracyclin, 61,6% lờn erythromycin, 20% vi
khuẩn lờn norfloxacin.
Ngoài vấn đề tồn dư kháng sinh trong sản phẩm và tình trạng lờn thuốc của vi khuẩn
gây bệnh, nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ vấy nhiễm vi sinh trên quầy thịt ở các cơ sở giết
mổ, chợ là rất cao. Đây là những nguyên nhân có thể gây ra ngộ độc cấp tính cho người tiêu
dùng. Theo kết quả kiểm tra của Chi cục Thú y TP. HCM năm 1997, Đặng Thị Hạnh và ctv
(1999), Hồ Thị Nguyệt Thu và ctv (2000) và một số tác giả khác cho thấy có từ 50% - 100%
mẫu thịt lợn từ các lò mổ và các chợ bán lẻ đều không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn vi sinh đối
với các chỉ tiêu: TVKHK, E.coli, Staphylococcus aureus, Clostridium sinh H2S, Salmonella,
Shigella và Vibrio.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trong nước mới chỉ dừng ở việc chụp ảnh hiện

tượng mà chưa đưa ra các giải pháp khoa học để loại trừ hoặc hạn chế các tác nhân độc hại
nói trên, để sản xuất thịt đảm bảo an toàn về các chỉ tiêu vi sinh, kháng sinh, hormone… Chưa
có những công trình nghiên cứu các giải pháp khoa học để kiểm soát tận gốc các nguyên nhân
làm mất vệ sinh thực phẩm cũng như xây dựng các mô hình an toàn từ chăn nuôi, giết mổ, chế
biến, phân phối. Do đó nghiên cứu, giải quyết các tồn tại trên là một vấn đề cấp thiết để giải
quyết những bức xúc hiện nay của toàn xã hội là vệ sinh an toàn thực phẩm cho sức khỏe
cộng đồng.
III. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu được quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất và quản lý trong sản xuất thịt lợn an
toàn và chất lượng cao
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2004 đến tháng 02/2007.
3.2 Địa điểm nghiên cứu: Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn và các trại chăn nuôi lợn thịt;
các cơ sở giết mổ và các điểm bán buôn, bán lẻ thịt lợn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các
tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh và Tiền Giang.
3.3 Phương pháp chung lấy mẫu và phân tích
- Lấy ngẫu nhiên mẫu thức ăn, mẫu thịt trong quá trình điều tra để phân tích tồn dư kháng
sinh, hormone.
- Lấy ngẫu nhiên mẫu dịch ruột và dịch đường hô hấp của lợn ở các điểm điều tra để xét


nghiệm kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby-Bauer để kiểm tra mức độ kháng thuốc.
- Tồn dư kháng sinh được phân tích trên sắc ký lỏng cao áp (HPLC), hormone phân tích
định tính bằng phương pháp kiểm tra nhanh (quick test) và định lượng bằng ELISA.
- Kiểm tra vi sinh vật trong thịt theo tiêu chuẩn Việt nam (TCVN) và tiêu chuẩn AOAC.
Cụ thể: pháp lấy mẫu thịt theo TCVN 4833–1; xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí theo
phương pháp đổ đĩa TCVN: 5728:94; Coliforms theo TCVN 5153:90; E.coli theo TCVN:
5155:90; Clostridium perfringens theo TCVN 4991-4993:89; Salmonella theo TCVN
5133:90.
3.4 Phương pháp thí nghiệm và xử lý số liệu

- Ứng dụng các phương pháp bố trí thí nghiệm phổ biến trong chăn nuôi: ngẫu nhiên đầy
đủ (CRD), khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) để bố trí các thí nghiệm, thu thập và xử lý số liệu.
Nguyên tắc đồng đều thí nghiệm về các yếu tố ngoại trừ yếu tố thí nghiệm được chú ý áp
dụng trong tất cả các thí nghiệm.
- Các thí nghiệm được theo dõi các chỉ tiêu về trọng lượng, tăng trọng, thức ăn ăn vào
hàng ngày, và hệ số chuyển hóa thức ăn, số ngày con tiêu chảy và tỷ lệ tiêu chảy. Phương
pháp theo dõi: cân trọng lượng lợn đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ thí nghiệm; theo dõi lượng thức
ăn ăn vào hàng ngày ở từng ô; ghi chép lại số ngày con tiêu chảy từng ô để tính tỷ lệ tiêu
chảy. Kết thúc thí nghiệm, lấy mẫu thịt, gan, thận để phân tích kháng sinh tồn dư trong thịt.
- Số liệu thu thập được xử lý trên Microsoft Excel. Xử lý số liệu theo phương pháp thống
kê sinh vật học, phân tích ANOVA dựa trên các phần mềm MINITAB, STAT GRAPHIC
PLUS.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều tra hiện trạng sản xuất thức ăn, chăn nuôi, giết mổ và phân phối lợn thịt
4.1.1 Điều tra thực trạng sản xuất thức ăn cho lợn
Tiến hành điều tra thực trạng sản xuất thực ăn chăn nuôi ở hai khu vực Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh với tổng số 20 nhà máy về chất lượng nguyên liệu thức ăn, tình hình sử dụng
các hoá chất, thuốc kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng và lấy mẫu nguyên liệu, thức ăn
đậm đặc, hỗn hợp cho lợn để phân tích nấm mốc, độc tố, vi sinh, kháng sinh, chất kích thích
sinh trưởng.
Kết quả điều tra cho thấy 100% các nhà máy vẫn thường xuyên sử dụng kháng sinh
làm chất kích thích sinh trưởng và phòng bệnh bổ sung vào thức ăn cho lợn, đặc biệt là đối
với lợn con và lợn choai. Kết quả phân tích mẫu cho thấy mức nhiễm aflatoxin ở mẫu ngô
biến động từ 4,2 đến 21,7 ppm, của mẫu khô dầu đậu tương từ 26 đến 31,3 ppb, tổng số vi
sinh vật hiếu khí trong mẫu bột cá từ 1,1x102 đến 3,4x104 kl/gam và ở mẫu bột thịt xương là
3x103 kl/gam. Tổng số vi sinh vật hiếu khí trong các mẫu thức ăn từ 1,5x103 đến 2x104
kl/gam; Coliform từ 3 đến 108 kl/gam ; E.coli từ 3 đến 57 kl/gam; Clotridium perfringens <10
kl/25g. Các chỉ tiêu phân tích đều cao hơn rất nhiều so với TCVN. Đây là một trong các
nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng sử dụng sản phẩm
thịt sau này.

4.1.2 Điều tra thực trạng chăn nuôi lợn thịt
Điều tra tổng số 60 trại chăn nuôi lợn ở khu vực Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về
phương thức chăn nuôi, chuồng trại, vấn đề vệ sinh an toàn sinh học, thức ăn, nước uống.
Tình hình sử dụng kháng sinh, vaccin, thuốc thú y. Lấy mẫu phân tích kháng sinh và vi sinh.
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các trại chăn nuôi lợn đều mua thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh để sử dụng (96,7% ở phía Bắc và 80% ở phía Nam). Chính lý do này đã góp phần
làm tăng giá thành trong chăn nuôi lợn và điều quan trọng nhất là họ không nắm chắc được
thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn, không biết được trong thức ăn đó có kháng sinh
hay các chất kích thích sinh trưởng hay không, do đó khi lợn có hiện tượng bị bệnh là họ trộn
thêm kháng sinh vào thức ăn để phòng và trị, dẫn đến tình tráng kháng thuốc của vi khuẩn gây


bệnh rất phổ biến và tình trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm làm ảnh hưởng không tốt
đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hầu hết các trại chăn nuôi lợn ở cả phía Bắc và phía Nam
đều chưa thực hiện tốt việc cách ly lợn bị bệnh để điều trị và chưa tuân thủ thời gian ngưng
thuốc theo quy định trước khi xuất chuồng. Chính vì vậy khả năng tồn dư kháng sinh trong
sản phẩm thịt là rất dễ xảy ra.
Kết quả phân tích vi sinh trong mẫu thịt điều tra cho thấy tất cả các mẫu đều có vấy
nhiễm vi khuẩn hiếu khí, Coliform, E.coli, Salmonella ở mức cao hơn TCVN 7047 – 2000.
Tuy nhiên kết quả này còn phụ thuộc nhiều vào việc vệ sinh trong khâu giết mổ nhưng nói
chung với hiện trạng giết mổ hiện nay thì sản phẩm thịt được cung cấp ra thị trường đều
không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.
Kết quả kháng sinh đồ ở một số trại chăn nuôi lợn thuộc TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai
và Bình Dương cho thấy:
ƒ Đã có 77,8 % vi khuẩn E.coli, 66,7 % vi khuẩn Salmonella, 50 % vi khuẩn
Staphylococcus và 100 % vi khuẩn Streptococcus kháng lại kháng sinh chlotetracyclin.
ƒ Đã có 22,2 % vi khuẩn Salmonella kháng lại kháng sinh norfloxacin
ƒ Đã có 11,1 % vi khuẩn Staphylococcus và 100 % vi khuẩn Streptococcus kháng lại kháng
sinh gentamycin
ƒ Đã có 66,7 % vi khuẩn Staphylococcus và 100 % vi khuẩn Streptococcus kháng lại kháng

sinh streptomycin
Như vậy hầu hết các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp trên lợn đã đề
kháng với các loại kháng sinh thông thường sử dụng trong chăn nuôi lợn ở khu vực Đồng Nai,
Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh.
4.1.3 Điều tra các cơ sở giết mổ và cách thức vận chuyển, các cơ sở bán buôn, bán lẻ
Điều tra tình hình vệ sinh ở 20 cơ sở giết mổ, vận chuyển, 10 cơ sở bán buôn và 15 cơ
sở bán lẻ ở cả hai khu vực Hà Nội và TP. HCM. Kết quả cho thấy mức độ vấy nhiễm vi sinh
trên quày thịt tăng dần từ lò mổ đến thịt xẻ ở chợ và cao hơn rất nhiều so với TCVN, đặc biệt
lượng E.coli và Salmonella ở thịt mảnh và thịt xẻ ở chợ là rất cao. Đây chính là một trong
những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.
Bảng 1. Kết qủa phân tích vi sinh trên quày thịt (kl/cm2)
Vi khuẩn
Thịt mảnh ở lò mổ Thịt mảnh ở chợ
Thịt xẻ ở chợ
Số mẫu phân tích
15
15
15
Tổng số vi sinh vật hiếu khí
42 x 104
190 x 104
361,5 x 104
39,5 x 103
205,5 x 103
18,7 x 103
Coliforms
11,92
9,76
4,68
E.coli

0
18,27
1,47
Clostridium
Salmonella
(mẫu dương
3
7
15
tính)
4.1.4 Nhận xét chung
Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các nhà máy vẫn thường xuyên sử dụng kháng sinh
làm chất kích thích sinh trưởng và phòng bệnh bổ sung vào thức ăn cho lợn. Có cơ sở bổ sung
thường xuyên, có cơ sở bổ sung theo định kỳ. Họ không biết chắc rằng người chăn nuôi sử
dụng như thế nào, có tuân thủ ngưng sử dụng thức ăn có kháng sinh trước khi giết mổ theo
quy định hay không? Chính vì thế khả năng gây lờn thuốc của các vi khuẩn gây bệnh và khả
năng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thịt lợn là rất lớn. Bên cạnh đó, vấn đề kiểm soát vi
sinh, độc tố của các nguyên liệu thức ăn cũng chưa được chú trọng nhiều. Hậu quả là nguy cơ
nhiễm vi sinh, độc tố trong thức ăn cao đe dọa sức khỏe gia súc và như thế tỷ lệ sử dụng
kháng sinh tăng.
Vấn đề sử dụng kháng sinh ở các trại chăn nuôi lợn cũng khá phổ biến và sử dụng tràn
lan, không tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh. Chính vì thế đã dẫn đến tình trạng
vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh rất cao.


Hệ thống giết mổ, vận chuyển, phân phối hiện hữu chủ yếu là thủ công nên khó kiểm
soát được nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật. Vấy nhiễm vi sinh tăng dần trong các công đoạn của
quá trình giết mổ, vận chuyển và phân phối.
4.2 Nghiên cứu các giải pháp khoa học để sản xuất thịt lợn an toàn
4.2.1 Các giải pháp KHCN ở khâu chăn nuôi trước khi giết mổ

4.2.1.1 Các giải pháp KHCN ở khâu dinh dưỡng thức ăn
a) Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại kháng sinh phổ biến nhất
hiện nay trong thức ăn chăn nuôi đến lượng tồn dư chúng trong thịt lợn
* Mục đích: Đánh giá tác dụng của một số loại kháng sinh trong việc kìm khuẩn, diệt
khuẩn và kích thích tăng trưởng cho lợn thịt. Xác định được thời gian ngưng thuốc trước khi
giết mổ hợp lý nhất để tránh tình trạng tồn dư chúng trong sản phẩm.
* Vật liệu và phương pháp: Sử dụng một số kháng sinh được sử dụng phổ biến hiện
nay gồm chlotetracycline, tiamulin, avilamycin bổ sung liên tục vào thức ăn để đánh giá tác
dụng của chúng đến khả năng tăng trưởng của lợn thịt. Thực hiện ngưng sử dụng thuốc ở các
thời điểm khác nhau (0 ngày, 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày) trước khi giết mổ, lấy mẫu thịt, gan
và thận để phân tích hàm lượng kháng sinh tồn dư trong mẫu bằng phương pháp HPLC.
Tổng số 480 lợn Duroc x Yorshire x Landrace 60 ngày tuổi, trọng lượng khoảng 20 kg
được bố trí vào 10 lô (1 lô đối chứng và 9 lô thí nghiệm với các mức bổ sung kháng sinh khác
nhau) với 4 lần lặp lại, mỗi lần 12 con.
* Kết quả: Bổ sung chlotetracycline (CTC) với các mức 150; 180 và 225 ppm đã có
tác dụng cải thiện từ 3,36 % đến 3,67 % tăng trọng. Bổ sung tiamulin với các tỷ lệ 10; 30 và
50 ppm đã cải thiện từ 1,52 % đến 2,29 % tăng trọng. Bổ sung avilamycin với các tỷ lệ 10; 25
và 40 ppm đã cải thiện từ 2,45 % đến 3,52 % tăng trọng so với đối chứng. Tiêu tốn thức ăn
cho mỗi kg tăng trọng ở các lô bổ sung CTC và các lô bổ sung avilamycin giảm từ 3,05 % đến
3,73 %. Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của lợn ở tất cả các lô bổ sung CTC đã giảm từ
2,08 % đến 3,19 % so với đối chứng, ở các lô bổ sung avilamycin thì chỉ có lô bổ sung 25
ppm đã giảm 2,53 % so với đối chứng. Các lô còn lại tuy có giảm chi phí thức ăn cho mỗi kg
tăng trọng của lợn, nhưng sự giảm chi phí này không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 2. Kết quả thí nghiệm 1
Lô thí nghiệm
Tăng trọng
HSCHTA
Chi phí thức ăn Tỷ lệ tiêu
(kgTĂ/kgTT)
(đồng/kgTT)

chảy (%)
a
a
Đối chứng
4,33
654 ± 2,6d
2,95 ± 0,03
9.509 ± 114
a
b
b
150 ppm Chlotetracycline
2,98
678 ± 7,3
2,84 ± 0,05
9.206 ± 141
a
b
b
180 ppm Chlotetracycline
2,85
678 ± 4,7
2,84 ± 0,05
9.219 ± 119
ab
b
b
225 ppm Chlotetracycline
2,83
676 ± 2,3

2,86 ± 0,03
9.311 ± 97
bc
ab
ab
10 ppm Tiamulin
3,48
664 ± 1,8
2,92 ± 0,01
9.490 ± 78
b
ab
ab
30 ppm Tiamulin
3,24
669 ± 3,0
2,90 ± 0,02
9.447 ± 62
50 ppm Tiamulin
3,29
666 ± 3,5bc
2,92 ± 0,05ab
9.519 ± 142a
b
b
ab
10 ppm Avilamycin
3,09
670 ± 2,3
2,86 ± 0,01

9.363 ± 34
a
b
b
25 ppm Avilamycin
2,92
679 ± 4,3
2,84 ± 0,03
9.268 ± 91
ab
b
ab
40 ppm Avilamycin
2,98
676 ± 2,6
2,86 ± 0,02
9.353 ± 77
X±SD; a,b Các số trung bình trong cùng một cột mang các chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý
nghĩa thống kê ở mức P < 0,01

Hầu hết các loại kháng sinh đều có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa tiêu chảy cho
lợn ở giai đoạn sinh trưởng, giúp cho lợn con mau chóng thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng
mới làm giảm số con mắc bệnh tiêu chảy hơn so với những lô không bổ sung kháng sinh
trong thức ăn. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả như
Gustafson (1986), Ziv (1986), Langlois và ctv (1986), Cromwell (1991) cho rằng sử dụng
kháng sinh trong thức ăn đã cải thiện tăng trọng 16,4 % đối với lợn sau cai sữa, 10,6 % đối
với lợn choai và 4,25 % đối với lợn vỗ béo. Hiệu quả sử dụng thức ăn được cải thiện từ 2,2 –


6,0 % và giảm hơn 50 % tỷ lệ chết và tỷ lệ tiêu chảy.

Kết thúc thí nghiệm, tổng số 36 lợn (9 lô x 4 thời điểm ngưng thuốc) được mổ lấy mẫu
phân tích tồn dư kháng sinh. Kết quả cho thấy đối với chlotetracyclin, ngay khi lợn đang ăn
thức ăn có trộn kháng sinh thì trong gan và thận của lợn ở các lô bổ sung 150 ppm và 180
ppm đều có vết, trong thịt và gan lợn ở lô bổ sung 225 ppm có vết nhưng trong thận của lợn ở
lô này có mức tồn dư khá cao (0,98 ppm), mức tồn dư này cao hơn so với tiêu chuẩn CODEX.
Sau khi ngưng bổ sung chlotetracycline vào thức ăn 3 ngày và 5 ngày trước khi giết mổ thì chỉ
có mẫu thận của lợn ở lô bổ sung 225 ppm mới có mức tồn dư 0,86 và 0,07 ppm. Còn lại ở
trong các sản phẩm khác không phát hiện có sự tồn dư các loại kháng sinh tiamulin và
avilamycin.
b) Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khả năng sử dụng axit hữu cơ để thay thế việc sử dụng kháng
sinh làm chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn lợn thịt
* Mục đích: Sử dụng axit formic làm chất bổ sung thay thế kháng sinh trong thức ăn
cho lợn thịt, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại trong thức ăn và trong đường ruột
nhằm giảm tỷ lệ tiêu chảy và kích thích tăng trưởng lợn thịt, tránh hiện tượng tồn dư kháng
sinh trong thịt.
* Vật liệu và phương pháp: Tổng số 400 lợn Duroc x Yorshire x Landrace 60 ngày
tuổi, trọng lượng khoảng 20 kg được bố trí vào 5 lô (1 lô đối chứng, 1 lô bổ sung kháng sinh
và 3 lô thí nghiệm với các mức bổ sung axit formic khác nhau) với 4 lần lặp lại, mỗi lần 20
con. Phân tích số lượng vi sinh vật trong mẫu thức ăn sau 3 ngày và 7 ngày trộn axit formic
theo TCVN 4991-89; 5153-90; 5155-90; 6848-01.
* Kết quả : Số lượng vi vinh vật trong thức ăn sau 3 ngày và 7 ngày trộn axit formic
đều có chiều hướng giảm dần tương ứng với mức tăng dần của xit formic trong thức ăn và
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với lô đối chứng. Tính theo thời gian thì lượng vi sinh vật
trong thức ăn ở lô đối chứng tăng dần nhưng ở các lô bổ sung kháng sinh và axit formic thì có
chiều hướng giảm dần. Như vậy kháng sinh hay axit formic đã có tác dụng kìm hãm sự phát
triển của vi sinh vật.
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm 2
Chỉ tiêu
Đối chứng
0,12% CTC

0,14 % A.F
0,21 % A.F
0,28 % A.F
c
a
b
ab
Tăng trọng (g/con/ngày)
654 ± 2,6
671 ± 3,5
664 ± 1,8
669 ± 3,0
666 ± 3,5ab
FCR
(kgTĂ/kgTT) 2,95±0,03a
2,84± 0,04b
2,92± 0,01a
2,90±0,02ab
2,92±0,05a
a
b
a
ab
Chi phí TA (đ/kgTT)
9.509±114
9219± 119
9.490± 48
9.447±62
9.519±142a
Tỷ lệ tiêu chảy

( %)
4,33
2,80
3,48
3,24
3,29
X±SD; A.F : axit formic, FCR:hệ số chuyển hóa thức ăn; a,b Các số trung bình trong cùng một hàng
mang các chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05

Bổ sung axit formic với các tỷ lệ 0,14% ; 0,21% và 0,28% vào thức ăn đã có tác dụng
cải thiện tăng trọng so với đối chứng lần lượt là 1,5 %; 2,3 % và 1,8 %. Hệ số chuyển hóa
thức ăn của lô bổ sung kháng sinh chlotetracyclin và lô bổ sung 0,21% xit formic không có sự
khác biệt thống kê. Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của lợn ở lô bổ sung 0,21 % axít
formic đã giảm 0,65 %. Kết quả thí nghiệm này thấp hơn so với nghiên cứu của Kirchgenner
và ctv (1997) khi bổ sung 0,21 % axit formic vào thức ăn đã cải thiện 4,9 % tăng trọng, giảm
tiêu tốn 4,1 % thức ăn cho mỗi kg tăng trọng, và kết quả nghiên cứu của Paulicks và ctv.
(1996) khi bổ sung 0,21 % axít formic vào thức ăn đã có tác dụng cải thiện 6 % tăng trọng và
giảm 2,8 % tiêu tốn thức ăn cho lợn giai đoạn sinh trưởng, 2,7 % tăng trọng và 0,8 % tiêu tốn
thức ăn cho lợn ở giai đoạn vỗ béo. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn ở các lô bổ sung axít formic giảm
lần lượt 19,6 % ; 25,2 % và 24,0 % so với không bổ sung. Không có sự khác biệt thống kê về
các chỉ tiêu theo dõi giữa lô bổ sung 0,21% axit formic với lô bổ sung 0,12% chlotetracyclin.
c) Thí nghiệm 3: Nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của việc bổ sung probiotic trong thức ăn
cho lợn thịt
* Mục đích: Sử dụng probiotic làm chất bổ sung thay thế kháng sinh trong thức ăn
cho lợn nuôi thịt.


* Vật liệu và phương pháp
Tổng số 750 lợn Duroc x Yorshire x Landrace trọng lượng khoảng 20 kg được chia
thành 5 lô (1 lô đối chứng, 3 lô bổ sung probiotic với các mức 0,02% tức 33,4.106 CFU

Lactobacillus acidophilus + 33,4.106 Streptococcus faecium; 0,03% tức 50,1.106 CFU
Lactobacillus acidophilus + 50,1.106 Streptococcus faecium; 0,04% tức 66,8.106 CFU
Lactobacillus acidophilus + 66,8.106 Streptococcus faecium/1 kg thức ăn và 1 lô bổ sung
0,12% chlotetracyclin 15%) với 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 25 con. Xác định số lượng
Lactobacillus acidophilus theo TCVN 7136/02, số lượng Streptococcus faecium theo TCVN
5156/90, số lượng Salmonella theo TCVN 5153/90, số lượng Escherichia Coli theo TCVN
5155/90.
* Kết quả
Số lượng E.coli trong mẫu phân ở thời điểm trước khi cho ăn thức ăn thí nghiệm là
khá cao và biến động từ 3,1 – 3,7x108 KL/gam, 46,7% số mẫu phân tích dương tính với
Salmonella. Sau 1 ngày lợn được ăn thức ăn có trộn probiotic thì lượng E.coli và Salmonella
trong phân đã giảm rõ rệt nhưng lượng E.coli ở lô đối chứng thì lại tăng thêm 0,38x108
KL/gam so với trước. Bổ sung probiotic với các tỷ lệ 0,02 %; 0,03 % và 0,04 % có tác dụng
làm giảm E.coli lần lượt 0,6; 0,76 và 0,93x108 KL/gam phân. Sau 7 ngày thí nghiệm thì lượng
E.coli trong phân ở các lô bổ sung 0,02 %; 0,03 %; 0,04 % probiotic và 0,12% chlotetracyclin
giảm lần lượt là 1,05; 1,58; 1,59 và 2,15x108 KL/gam so với 1 ngày trước khi thí nghiệm và
thấp hơn so với lô đối chứng lần lượt 0,93; 1,4; 1,38 và 2x108 KL/gam. Sau 21 ngày thí
nghiệm thì lượng E.coli trong phân lợn ở các lô bổ sung probiotic tiếp tục giảm nhưng số
lượng giảm không đáng kể so với lúc 7 ngày thí nghiệm. Kết quả về số lượng vi khuẩn có hại
trong phân lợn ở thí nghiệm này cũng phù hợp với nghiên cứu của Fuller (1992), Lã Văn Kính
(1998), Saarela và ctv (2000) cho rằng probiotic có tác dụng duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong
đường tiêu hóa bằng cách cạnh tranh loại trừ và bằng hoạt động đối kháng. Kết quả thí
nghiệm này tương tự nghiên cứu của Lưu Thị Uyên (1999) sử dụng chế phẩm EM (effective
microorganisms) của Nhật Bản cho thấy số lượng vi khuẩn E.coli trong 1g phân giảm từ 31,180,9x106 vi khuẩn.
Bảng 4. Kết quả thí nghiệm 3
Chỉ tiêu
Đối chứng
0,02 %
0,03 %
0,04 %

CTC
Tăng trọng (g/con/ngày) 660 ± 2,51c 664 ± 4,84bc 671±3,55b
672±2,85b
680 ± 2,9a
FCR
(kg TĂ/kgTT) 2,82 ± 0,01a 2,79 ±0,03ab 2,76±0,02b 2,76±0,02b 2,74±0,02b
Chi phí TĂ
(đ/kgTT)
9086a
9066ab
8973b
9006b
8912b
a
a
b
b
Số ngày con tiêu chảy
113,3 ± 18
95,2 ± 19
67,3±11,6
68,2 ± 4,1
48,2 ± 5,5b
Tỷ lệ tiêu chảy ( %)
4,05
3,40
2,40
2,44
1,72
X±SD; FCR:hệ số chuyển hóa thức ăn; a,b Các số trung bình trong cùng một hàng mang các

chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,01
Việc bổ sung từ 0,03 % đến 0,04 % probiotic và 0,12% chlotetracyclin đã có tác dụng
cải thiện 1,82 % và 3,03 % tăng trọng, giảm 2,13 % và 2,14 % FCR, giảm từ 0,88 % đến 1,91
% chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng, giảm 40,6 % và 57,5 % số ngày lợn bị tiêu chảy so
với đối chứng. Ở mức bổ sung 0,02 % probiotic thì chưa có hiệu quả rõ rệt. Kết quả thí
nghiệm này phù hợp với nhận xét của Kyriakis và ctv. (1999) cho rằng sử dụng 107 bào tử
bacillus licheniformis/gam thức ăn đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy của lợn, tăng trọng và tiêu tốn
thức ăn cũng cải thiện tốt hơn lô đối chứng; Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy (2003)
và một số tác giả trong nước cho rằng việc bổ sung probiotic đă có tác dụng làm giảm tỷ lệ
tiêu chảy 1,5 – 3% ở lợn con theo mẹ; 1,5 – 5,7% ở lợn con cai sữa, tỷ lệ hao hụt giảm 2 –
6%. Tuy nhiên kết quả thí nghiệm này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Phan Ngọc
Kính (2001) sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn thịt cho thấy chênh lệch tăng trọng so
với đối chứng tăng từ 20 - 34 %, tỷ lệ thịt nạc tăng 4,5 %.
d) Thí nghiệm 4: Nghiên cứu sử dụng một số chất hấp phụ độc tố để làm giảm tác hại của độc


tố nấm mốc trong thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của lợn thịt
* Mục đích: Xác định khả năng hấp phụ độc tố aflatoxin của các chất hấp phụ và ảnh
hưởng của độc tố aflatoxin tới năng suất và sức khoẻ của lợn nuôi thịt.
* Vật liệu và phương pháp: Tổng số 400 lợn giống Duroc x (Landrace x Yorshire) 60
ngày tuổi, trọng lượng trung bình khoảng 20 kg được bố trí vào 4 lô (1 lô đối chứng, 1 lô bổ
sung 0,1% mycosorb – chất hấp phụ hữu cơ, 1 lô bổ sung 0,1% mycofix plus – chất hấp phụ
vô cơ kết hợp men, 1 lô bổ sung 1% bentonite – chất hấp phụ vô cơ) với 5 lần lặp lại, mỗi lần
20 con.
* Kết quả: Sau 7 ngày trộn các chất hấp phụ mycosorb, mycofix và bentonite vào thức
ăn cho lợn đã có tác dụng làm giảm hàm lượng aflatoxin lần lượt 37%, 35% và 23% so với lô
đối chứng.
Tuy nhiên trộn bentonite với tỷ lệ 1% có mức hấp thụ aflatoxin chưa nhiều như
các sản phẩm khác. Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của Mojtaba Yegani et al (2005)
cho rằng các chất bentonite, zeonite phải sử dụng liều cao trong khẩu phần mới có hiệu quả.

Bảng 5. Hàm lượng aflatoxin tổng số trong thức ăn thí nghiệm 4
Chỉ tiêu
ĐVT
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
Số mẫu phân tích
n
3
3
3
3
a
c
c
Sau 1 ngày
ppb
161 ± 4,24
115 ± 4,24
118,5 ± 3,54
137 ± 1,41b
Sau 3 ngày
ppb
168 ± 5,66a
102,5 ± 6,36c 107,5 ± 7,78c
132 ± 2,83b
a
c
c

Sau 7 ngày
ppb
179 ± 4,95
103 ± 1,41
106,5 ± 2,12
129,5 ± 3,54b
Trung bình
ppb
169,5 ± 4,95a 106,9 ± 4,03c 110,9 ± 4,45c 132,9 ± 0,21b
* Các chữ khác nhau trong cùng một hàng biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
P<0,001
Hàm lượng aflatoxin trong thức ăn hỗn hợp ở lô đối chứng có chiều hướng tăng dần
theo thời gian bảo quản từ 161 ppb sau 1 ngày trộn hỗn hợp lên 179 ppb sau 7 ngày trộn hỗn
hợp. Tuy nhiên hàm lượng aflatoxin trong thức ăn ở các lô có trộn chất hấp phụ thì lại có
chiều hướng giảm dần theo thời gian bảo quản, chứng tỏ quá trình hấp phụ độc tố của các chất
hấp phụ diễn ra không phải chỉ trong thời gian ngắn. Sau 7 ngày trộn chất hấp phụ vào thức
ăn thì lượng aflatoxin giảm lần lượt ở các lô 2, 3 và 4 là 10,4%; 10,1% và 5,5% so với 1 ngày
sau khi trộn.
Bảng 6. Kết quả thí nghiệm 4
Chỉ tiêu
ĐVT
Lô 1
Lô 2
Lô 3
Lô 4
Tăng trọng
gam/con/ngày
615 ± 4,1b
625 ± 2,9a
625 ± 3,3a

618 ± 3,9b
FCR
kg TĂ/kg TT
3,06 ± 0,03a 3,01 ±0,03ab 2,99 ± 0,03b 3,03 ±0,04ab
Tiêu chảy
ngày con
78,2 ± 9,6a
59,2 ± 5,9b
54,4 ± 5,5b
58,2 ± 6,8b
X±SD; FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn; a,b Các số trung bình trong cùng một hàng mang các
chữ cái khác nhau thì sai khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,01
Tăng trọng của lợn ở các lô bổ sung mycosorb hay mycofix đã được cải thiện 1,63%
so với lô đối chứng. Việc bổ sung bentonite với tỷ lệ 1% chưa có hiệu quả rõ rệt về cải thiện
tăng trọng. Chỉ có lô bổ sung mycofix là có tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng thấp hơn
khoảng 2,29% so với lô đối chứng. Số ngày con tiêu chảy của lợn ở các lô bổ sung mycosorb,
mycofix và bentonite giảm lần lượt 24,3%; 30,4% và 25,6% so với đối chứng.
Theo nhận xét của Trần Quốc Việt và ctv. (2005) thì bentonite, zeonite có ảnh hưởng
tốt đến quá trình tiêu hóa, làm giảm tốc độ di chuyển thức ăn trong dạ dày và đường ruột, do
đó làm tăng sử dụng thức ăn. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì chế phẩm
bentonite đã có tác dụng làm giảm hàm lượng aflatoxin trong thức ăn nhưng chưa có hiệu quả
rõ rệt trong việc kích thích tăng trưởng và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn. Có thể
tỷ lệ trộn 1% chưa đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên, nếu sử dụng tỷ lệ cao hơn thì cần phải lưu ý
khả năng ảnh hưởng đến tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong thức ăn và ảnh hưởng đến độ hữu
dụng của mangan, kẽm, magie, chloride, đồng và sodium.
e) Thí nghiệm 5: Nghiên cứu bào chế các chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy


và hô hấp cho lợn
* Mục đích: Bào chế được 1 chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy và 1 chế phẩm

thảo dược phòng bệnh hô hấp cho lợn nhằm thay thế kháng sinh tổng hợp bổ sung trong thức
ăn
Từ tình hình thực tế về các cây thuốc ở nước ta đã được nghiên cứu và sử dụng trong
đông y, chúng tôi đã chọn 17 cây đưa vào bào chế các bán thành phẩm (cao/ bột dược liệu) để
bào chế 2 chế phẩm phòng bệnh tiêu chảy (ký hiệu là FR) và phòng bệnh hô hấp (ký hiệu là
FH).
* Kết quả:
Đã bào chế và thử nghiệm hoạt tính của 2 chế phẩm:
• Thuốc sát khuẩn, phòng trị bệnh đường ruột (Ký hiệu FR)
1 - Cao hoàn ngọc M17 …….…..1,50 g .
2 - Cao ô rô M13 …………….. 1,20
g.
3 - Cao mật nhân M3 …………. 0,25 g .
4 - Cao ký ninh M16 …………..0,60
g.
5 - Cao măng cụt M15 ………. ..1,00 g .
6 - Chất phụ vừa đủ ……… … ..5,50
g
Với hàm lượng alcaloid toàn phần > 4% tính theo palmatinin (hoạt chất chính)
Thuốc có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên 1 số chủng vi khuẩn thử nghiệm: E. coli,
Shigella dysenteriae và Vibrio cholerae, Salmonella…
• Thuốc sát khuẩn, phòng trị bệnh đường hô hấp (Ký hiệu FH)
1 - Cao bọ mắm M12 ……………1,80 g
2 - Cao mật nhân M3 ……….…..
1,05 g
3 - Cao trà dây ……. ……………. 1,00 g
4 - Cao hoàn ngọc M5
……………1,20 g
5 - Cao bách bộ M1 ……………….1,00 g
6 - Chất phụ vừa đủ …

……………7,50 g
Với hàm lượng alkaloid toàn phần > 2%
Thuốc có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên chủng vi khuẩngây bệnh đường hô hấp :
Staphylococcus aureus, Streptococcus sp.,…
Hoạt chất chính trong chế phẩm FH được định danh là BMB5 (6-C-β-Dglucopyranosylapigenin), BMB52 (7-(tetrahydro-3,4,5-trihydroxy-6-(hydroxymethyl)-2Hpyran-2-yl)-6-hydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-4H-chromen-4-one) có khả năng kháng khuẩn
tốt với các vi khuẩn E.coli, Streptococcus và Staphylococcus aureus
f) Thí nghiệm 6: Nghiên cứu tác dụng của các chế phẩm thảo dược bổ sung vào thức ăn để
phòng bệnh tiêu chảy và bệnh đường hô hấp ở lợn thịt
* Mục đích: Đánh giá hiệu quả của các chế phẩm thảo dược trong việc phòng bệnh
đường ruột, đường hô hấp và kích thích tăng trưởng lợn thịt. Đồng thời xác định khả năng đề
kháng của vi khuẩn (E.coli, Salmonella, Staphylococcus, Streptococcus) đối với các kháng
sinh thảo dược (berberin, palmatin và alkaloid toàn phần) và sự tồn dư kháng sinh thảo dược
trong thịt lợn
* Vật liệu và phương pháp
Tổng số 1.520 lợn giống Duroc x (Landrace x Yorshire) 60 ngày tuổi, trọng lượng
trung bình khoảng 20 kg được bố trí vào 4 thí nghiệm bổ sung các tỷ lệ thảo dược khác nhau,
đồng thời so sánh với kháng sinh chlotetracyclin, tiamulin.
* Kết quả
• Thí nghiệm 6A: Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm thảo dược FR bổ sung vào thức
ăn để phòng bệnh tiêu chảy ở lợn thịt
Bổ sung chế phẩm thảo dược “FR” từ 0,2% đến 0,4% có tác dụng cải thiện từ 3,3 –
4,2% tăng trọng của lợn ở giai đoạn sinh trưởng và 2,6% ở giai đoạn vỗ béo; tiêu tốn thức ăn


cho mỗi kg tăng trọng giảm 3,2%, chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng giảm 4,2%, tuy nhiên
chỉ có lô bổ sung 0,3% “FR” mới có tác dụng làm giảm 27,3% số ngày con tiêu chảy của lợn.
Không có sự khác biệt thống kê ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi giữa lô bổ sung 0,12%
chlotetracyclin với lô bổ sung 0,3% chế phẩm FR
• Thí nghiệm 6B: Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm thảo dược FH bổ sung vào thức
ăn để phòng bệnh hô hấp ở lợn thịt

Bổ sung 0,5% chế phẩm FH và 0,2% tiamulin đã có tác dụng cải thiện 1,66% và
1,96% tăng trọng so với đối chứng, nhưng không có sự khác biệt thống kê giữa các lô bổ sung
0,4% và 0,6% chế phẩm FH với các lô còn lại. Hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn ở các lô bổ
sung chế phẩm FH và lô bổ sung tiamulin đã giảm lần lượt 4,1% và 5,1% (P<0,05) so với đối
chứng và không có sự khác biệt thống kê giữa các lô bổ sung chế phẩm FH với lô bổ sung
tiamulin. Chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của lợn ở các lô bổ sung 0,2 % tiamulin, 0,5
% và 0,6 % chế phẩm FH giảm lần lượt 3,1 %; 2,1 % và 2 % (P<0,05) nhưng ở lô bổ sung 0,4
% chế phẩm FH không có khác biệt thống kê so với đối chứng và các lô khác. Mặc dù có
giảm tiêu chảy của lợn ở tất cả các lô bổ sung chế phẩm FH so với đối chứng nhưng sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê.
• Thí nghiệm 6C: Nghiên cứu tác dụng của việc bổ sung đồng thời các chế phẩm thảo
dược FR và FH vào thức ăn để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng lợn thịt
Bổ sung 0,12% chlotetracyclin 15%; 0,2 % tiamulin và 0,3 % FR + 0,5 % FH đã có
tác dụng cải thiện tăng trọng lần lượt 2,27 %; 1,81 % và 1,96 % so với không bổ sung. Không
có sự khác biệt thống kê về tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn cho mỗi
kg tăng trọng giữa các lô bổ sung kháng sinh với lô bổ sung đồng thời các chế phẩm thảo
dược. Số ngày con tiêu chảy ở lô bổ sung 0,12% chlotetracyclin và 0,3 % FR + 0,5 %FH đã
có tác dụng làm giảm lần lượt 27,98 % và 21,37 % so với không bổ sung.
• Thí nghiệm 6D: Nghiên cứu xác định mức tồn dư kháng sinh thảo dược trong sản
phẩm chăn nuôi lợn và đánh giá khả năng kháng kháng sinh thảo dược của một số loại vi
khuẩn gây bệnh phổ biến ở lợn
Kết quả kháng sinh đồ cho thấy khả năng kháng khuẩn của berberin trong chế phẩm
thảo dược phòng bệnh tiêu chảy R (là chế phẩm thảo dược phòng bệnh tiêu chảy đã được
nghiên cứu 2002 – 2003), hoạt chất palmatin trong chế phẩm phòng bệnh tiêu chảy FR và
BMB5; BMB52 trong chế phẩm FH là rất tốt, 100 % số mẫu kiểm tra cho thấy berberin,
palmatin đều nhạy đối với vi khuẩn E.coli và Salmonella và BMB5; BMB52 nhạy với vi
khuẩn Streptococcus và Staphylococcus.
Giai đoạn kết thúc thí nghiệm, chúng tôi tiến hành ngưng bổ sung thuốc vào thức ăn
và sau đó giết mổ, lấy mẫu kiểm tra mức độ tồn dư các kháng sinh thảo dược trong sản phẩm
theo thời gian 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày tính từ thời điểm ngừng sử dụng thuốc.

Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các mẫu sản phẩm là thịt, gan, thận lợn đều không
có tồn dư các kháng sinh thảo dược. Đây là thành công của tiêu chí đặt ra ban đầu khi bào chế
chế phẩm là cây thuốc phải không độc cho vật nuôi, không để lại dư lượng trong sản phẩm.
Tóm lại:
Các chế phẩm thảo dược cho kết quả rất triển vọng trong việc thay thế kháng sinh kích
thích tăng trưởng. Chúng không những cho kết quả tốt về sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn của
lợn thịt mà còn không có tồn dư các kháng sinh thảo dược trong tất cả các mẫu sản phẩm là
thịt, gan và thận lợn.
4.2.1.2 Các giải pháp KHCN ở khâu giống và chăm sóc nuôi dưỡng
a) Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của giống đến sản xuất thịt lợn an toàn
* Mục đích: Khảo sát ảnh hưởng của giống đến năng suất, chất lượng và khả năng
chống chịu bệnh tật để góp phần sản xuất thịt lợn an toàn.
* Vật liệu thí nghiệm: 322 lợn lai ba máu giữa các giống đực Duroc, đực Pietrain và
nái lai F1 (Landrace-Yorkshire), trọng lượng trung bình ban đầu khoảng 29 kg/con được bố trí


thành 2 lô thí nghiệm theo 2 giống đực
* Kết quả:
Tổ hợp ba máu có cha là Duroc cho tăng trọng bình quân hàng ngày cao hơn tổ hợp ba
máu có cha là Pietrain và ngược lại tổ hợp ba máu có cha là Pietrain có bề dày mỡ lưng mỏng
hơn. Trong điều kiện thời tiết nóng, đàn lợn có nhóm máu Pietrain thở có phần mệt hơn nhóm
lợn lai có máu Duroc. Kết quả phân tích cho thấy không thấy có tồn dư kháng sinh trong mẫu
thịt. Điều này, cho thấy các cơ sở chăn nuôi đã tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chúng tôi về
việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
b) Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ chuồng nuôi đến khả năng sinh trưởng
của lợn thịt
* Mục đích: Xác định mật độ nuôi thích hợp, khắc phục nguy cơ nhiễm bệnh, giảm sử
dụng kháng sinh góp phần hạn chế việc tồn dư kháng sinh trong sản phẩm.
* Vật liệu thí nghiệm: Tổng số 84 lợn lai ba máu giữa các giống đực Duroc, đực
Pietrain và nái lai F1 (Landrace-Yorkshire), trọng lượng trung bình ban đầu khoảng 26

kg/con. Được bố trí vào 3 lô thí nghiệm với các mật độ 0,6; 0,7 và 0,8 m2/con ở giai đoạn 1 và
0,9; 1,0; và 1,1 m2/con ở giai đoạn 2
* Kết quả: Theo dõi các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật cho thấy mật độ nuôi lợn lai nuôi
thịt giống ngoại thích hợp cho giai đoạn sinh trưởng là 0,8 m2/con và giai đoạn vỗ béo là
1,0m2/con
c) Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuối đến năng suất, sức khỏe và
hiệu quả chăn nuôi lợn thịt
* Mục đích: Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ chồng nuôi thông qua việc sử dụng tấm
cách nhiệt PE và quạt thông gió lên sức sản xuất và sức khỏe của lợn nuôi thịt.
* Vật liệu thí nghiệm: Tổng số 180 lợn lai nuôi thịt 3 – 4 máu (D, P,Y và L) 60 ngày
tuổi được bố trí vào 3 lô thí nghiệm với 3 lần lặp lại, mỗi lần 20 con
* Kết quả: Sử dụng tấm cách nhiệt hoặc quạt thông gió đã có tác dụng làm giảm nhiệt
độ trung bình tương ứng 10C và 0,50C. Tăng trọng bình quân ở hai lô thí nghiệm: cách nhiệt
và quạt cao hơn đối chứng tương ứng là 5,87% và 3,46%. Tuy nhiên không có sự khác biệt về
tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng giữa các lô thí nghiệm và đối chứng. Lợn thí nghiệm ít
bị các bệnh thông thường như tiêu chảy hay hô hấp, vì thế hầu như trong quá trình thí nghiệm
không phải sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh.
4.2.2 Các giải pháp sản xuất thịt an toàn và chất lượng cao ở khâu giết mổ, đóng
gói
a) Thí nghiệm 10: Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy giết mổ qui mô nhỏ từ 15 - 30 con/giờ đạt
tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm
* Mục đích: Chế tạo và lắp đặt hệ thống giết mổ lợn đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm với công suất 15 – 30 con/giờ
* Kết quả: Đã chế tạo, lắp đặt và vận hành thành công hệ thống máy giết mổ bao gồm
thiết bị gây choáng, máy cạo lông, palăng nâng lợn, bồn chụng lợn, dàn treo lợn. Sau thời
gian hoạt động tại hợp tác xã Bình Chiểu đã được UBND Quận Thủ Đức và HTX Bình Chiểu
đánh giá rất cao, như một mô hình thí điểm và đã được nhiều đơn vị tới tham quan học tập
như các tỉnh Bình Định, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Sóc Trăng, Bình
Phước, liên minh Hợp tác xã TP. Hồ Chí Minh, và nhiều đoàn do Chi cục Thú Y TP. HCM
dẫn tới.

b) Thí nghiệm 11: Cải tiến khâu vận chuyển thịt lợn
* Mục đích: Cải tiến các phương tiện vận chuyển thịt lợn nhằm giảm thiểu vấy nhiễm
vi sinh trên quày thịt
* Phương pháp thí nghiệm: Lấy mẫu thịt lợn từ lò mổ và ở chợ sau khi vận chuyển
bằng các phương tiện thông thường như xe gắn máy, xe ba gác và xe vận tải nhẹ để phân tích
vi sinh so sánh với mẫu thịt chuyên chở trên các phương tiện trên nhưng đã được cải tiến bằng


cách dùng các thùng chứa bằng inox có sử dụng đá làm lạnh.
* Kết quả phân tích cho thấy mức độ vấy nhiễm vi sinh vật tăng nhanh khi thịt lợn
được vận chuyển bằng các phương thức thông thường từ lò mổ đến nơi tiêu thụ. Tổng số vi
sinh vật hiếu khí, E.coli và Coliforms sau khi được vận chuyển bằng các phương tiện cải tiến
thấp hơn rất nhiều so với khi chưa cải tiến, đồng thời mức vấy nhiễm vi sinh vật ở mẫu được
vận chuyển bằng phương tiện có làm lạnh bằng nước đá thấp hơn so với vận chuyển ở nhiệt
độ thường.
4.2.3 Nhận xét chung
Với một loạt các thí nghiệm được tiến hành đồng bộ từ khâu sản xuất lợn thịt trước
giết mổ (từ dinh dưỡng thức ăn đến con giống và chuồng trại chăn nuôi) đến các giải pháp cải
tiến khâu giết mổ và vận chuyển thịt lợn đã đem lại những kết quả khả quan trong việc sản
xuất thịt lợn an toàn cho người tiêu dùng. Các giải pháp đều cho kết quả tương đương với sản
xuất hiện tại về mặt năng suất đồng thời sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn cả về vi sinh và hóa
dược. Tùy điều kiện cụ thể mà có thể áp dụng toàn bộ hay một phần các giải pháp này để đảm
bảo sản xuất thịt lợn an toàn.
4.3 Nghiên cứu xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn
Từ thực trạng ô nhiễm vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi lợn trước khi giết
mổ đã được khảo sát qua quá trình điều tra và thử nghiệm các giải pháp khoa học công nghệ ở
khâu chăn nuôi để sản xuất thịt lợn an toàn cho người tiêu dùng, chúng tôi tiến hành xây dựng
các mô hình chăn nuôi an toàn ở các quy mô chăn nuôi khác nhau và tập trung ở hai khu vực
là ven hai thanh phố lớn: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Các mô hình được áp dụng các giải
pháp đồng bộ để sản xuất lợn thịt đạt tiêu chuẩn an toàn trước khi giết mổ.

Tổng số 18 mô hình chăn nuôi lợn với các quy mô khác nhau từ 30 lợn thịt xuất
chuồng/lứa đến 350 lợn thịt xuất chuồng/lứa ở cả hai khu vưc Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã
được triển khai thực hiện trong hai năm 2005 và 2006. Các mô hình này được chúng tôi
hướng dẫn áp dụng các quy trình chăn nuôi theo hướng sản xuất thịt sạch, sau đó lấy mẫu sản
phẩm để phân tích kiểm tra. Kết quả cho thấy không phát hiện có tồn dư kháng sinh, hormone
trong thịt lợn lấy từ các mô hình. Các chỉ tiêu đạt được ở các mô hình là tỷ lệ nhiễm bệnh ở
lợn thí nghiệm giảm so với đối chứng; giảm chi phí thuốc kháng sinh; giảm giá thành sản xuất
do đơn giá thức ăn khi nuôi lợn thí nghiệm rẻ hơn đơn giá thức ăn hiện dùng ở trang trại
khoảng 200 đồng/kg.
4.4 Xây dựng các quy trình chăn nuôi, giết mổ
Từ các kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi đã xây dựng được các quy trình: sản
xuất thức ăn an toàn, an toàn sinh học trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn đạt tiêu chuẩn thịt sạch
và quy trình giết mổ an toàn. Các quy trình này đã được áp dụng vào các mô hình và mang lại
hiệu quả cao, người chăn nuôi hoàn toàn tin tưởng và áp dụng tốt các quy trình này, sản phẩm
của các trại chăn nuôi thực hiện các quy trình trên đây đều đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
IV. KẾT LUẬN
- Để sản xuất thịt lợn an toàn trước khi giết mổ (khâu chăn nuôi) cần áp dụng giải
pháp tổng hợp về an toàn sinh học, dinh dưỡng thức ăn, giống và kỹ thuật chăn nuôi. Hoàn
toàn không cần dùng kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn mà dùng các
chất thay thế khác như axít hữu cơ, probiotic, enzyme, thảo dược trộn vào thức ăn vẫn đảm
bảo được tăng trưởng và hiệu quả sản xuất.
- Để đảm bảo an toàn cho quầy thịt không bị nhiễm vi sinh trong khâu giết mổ, thì cần
thực hiện giết mổ treo hoặc cũng có thể giết mổ trên nền có bề mặt trơn láng, vệ sinh, khử
trùng dụng cụ giết mổ, bề mặt tiếp xúc, nước sử dụng trong lò mổ phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh
- Để giảm vấy nhiễn vi sinh trong khâu vận chuyển thịt cần vận chuyển thịt lợn bằng
xe ô tô chuyên dụng, bảo ôn. Nếu vận chuyển bằng xe lam, xe vận tải nhe thì cần bao bọc bề
mặt tiếp xúc bằng inox, có đá lạnh trên xe, đóng kín cửa xe khi chạy trên đường. Nếu vận
chuyển bằng xe máy hay xe ba gác thì dùng thùng inox, tôn có nắp đậy kín, có đá hoặc không



có đá ở đáy thùng.
- Để đảm bảo an toàn cho quầy thịt không bị nhiễm vi sinh trong khâu phân phối, thì
cần bảo quản thịt bán trong thùng chứa bằng Inox (bảo quản lạnh), bàn và dụng cụ bày bán
bằng inox có bề mặt trơn láng, dễ vệ sinh sát trùng.
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Bộ NNPTNT, Chương trình an toàn thực
phẩm, Lãnh đạo Viện KHKTNN miền Nam, các cơ quan nghiên cứu phối hợp, các cơ sở sản
xuất thức ăn, các cơ sở chăn nuôi trên cả hai miền Nam, Bắc đã tạo điều kiện về kinh phí,
thời gian, trang thiết bị thí nghiệm giúp chúng tôi thực hiện thành công đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Nguyễn Văn Ảnh, 2001. Điều tra hiện trạng sử dụng kháng sinh ở các cơ sở chăn nuôi gà thịt
công nghiệp và tồn dư kháng sinh trong thịt gà trên địa bàn quận 12 Tp. Hồ Chí Minh.
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ thú y. Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đặng Thị Hạnh. 1999. Tình hình nhiễm vi khuẩn trên thịt lợn tươi tại một số chợ thuộc địa
bàn TP. Hồ Chí Minh. Trong: Báo cáo khoa học ban Chăn nuôi thú y, Bộ Nông nghiệp
và PTNT, Huế, 28-30/6/1999.
Lê Văn Hùng. 2001. Khảo sát tình trạng vệ sinh thịt gia súc, gia cầm tại một số lò mổ và chợ
khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận. Đề xuất các giải pháp cải thiện. Báo cáo tổng
kết đề tài cấp Bộ, mã số B2000-21-67.
Lã Văn Kính, Phạm Tất Thắng, Vương Nam Trung, Đoàn Vĩnh, Nguyễn Văn Phú. 2001.
Nghiện cứu ảnh hưởng của việc bổ sung axit hữu cơ trong khẩu phần ăn của heo con sau
cai sữa. Báo cáo tổng hợp đề tài cấp nhà nước KHCN 08-06. Trang 23
Lã Văn Kính, Đặng Thị Hạnh, Bùi Văn Miên và Nguyễn Ngọc Điền. 2001. Nghiên cứu các
giải pháp sản xuất và chế biến thịt lợn, gà an toàn. Báo cáo khoa học Bộ Nông nghiệp và
PTNT 2000-2001, Tiểu ban Chăn nuôi-Thú y, phần dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi.
Lã Văn Kính. 1998. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thức ăn gia
súc và vai trò của probiotic đối với động vật. Báo cáo khoa học. Trung tâm Thông tin
Khoa học và Công nghệ, Sở KHCN và Môi trường TPHCM.
Phan Ngọc Kính. 2001. Sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) trong chăn nuôi lợn thịt.

Tạp chí Chăn nuôi 9 (4): 5-7.
Dương Thanh Liêm, 1998. Các chất bổ sung trong thức ăn gia súc gia cầm. Giáo trình dinh
dưỡng cao học.
Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc và Dương Duy Đồng. 2002. Thức ăn và dinh dưỡng
động vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 172-176.
Nguyễn Như Pho và Trần Thị Thu Thủy. 2003. Tác dụng của probiotic đến bệnh tiêu chảy
trên lợn con. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Chăn nuôi Thú y lần IV. Đại học Nông Lâm
TPHCM.
Nguyễn Như Pho và Võ Thị Trà An. 2003. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn
và tồn dư kháng sinh trong thịt và thận lợn. Kỷ yếu hội thảo khoa học "Sản xuất và chế
biến thực phẩm sạch” Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, trang 147-152.
Hồ Thị Nguyệt Thu. 2000. Khảo sát chất lượng thịt lợn tươii tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tập
san khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp số 01/2000.
Nguyễn Ngọc Tuân và Lê Thanh Hiền. 2002. Điều tra tình hình vệ sinh thịt lợn ở một số cơ
sở giết mổ và sạp bán thịt tại một số tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu long. Tập san
khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp số 1/2002.
Lưu Thị Uyên. 1999. Sự biến động của một số loại vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong đường
ruột của lợn bình thường và lợn mắc hội chứng tiêu chảy dưới ảnh hưởng của chế phẩm
EM. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, chuyên ngành thú y. Trường Đại học


Nông nghiệp I. Hà Nội. Trang 30, 31, 68, 82.
Trần Quốc Việt (2005), Xác định tiềm năng, vị trí phân bố và thành phần hóa học, khả năng
hấp phụ, dung lượng trao đối cation của bentonite, zeonite tự nhiên ở Việt nam. Tuyển tập
Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, năm 2005
TIẾNG ANH
Abe F., Ishibochi N. I. and Shimamura S. (1995). Effects of administration of bifido bacteria
and lactic acid bacteria to new born calves piglet. J. Dairy Sci. 78:72. pp 2838 – 2486.
Burnell, T. W., G. L. Cromwell and T. S. Stahly, 1998. Effects of dried whey and copper
sulfate on the growth responses to organic acid in diets for weaning pigs. J. Anim. Sci.

19:932-937
Cromwell ( 1991). Economic Research Service (ERS). 1996. Bacterial foodborne disease.
Agricultural economic report N0 741. Washington D.C, USA.
Falkowski, J. F. and F. X. Aherne. 1984. Fumaric and citric acid as feed additives in starter
pig nutrition. J. Anim. Sci. 58:935-938
Fuller, R. 1992. Probiotics- The scientific basis. Chapman & Hall, London.
Gustafson .R.H , 1986. Antibiotic use in agricultural: an overview Pp1-6 in agricultural uses
of antibiotic. W.A. Moats, ed Washington D.C. American chemical Society
Giesting D.W and R.A.Easter 1985. Response of starter pigs to supplementation of corn
soybeen meal diets with organic acid L.Ani.Sci.60.1288 – 1294
Kirchgessner, M. and F. X. Roth. 1982. Fumaric acid as a feed additive in pig nutrition. Pig
News and Information 3: 259-263
Kirchgessner, M. and F. X. Roth 1987. Use of formates in the feeding of piglets. First
communication. Calcium formate. Landwirtsch. Forsch. 40: 141-152
Kirchgessner, M., B. R. Paulicks and F. X. Roth 1997. Effect of supplementation of diformate
complexes on growth and carcass performance of piglts and fattening pigs in response
to application time. Agribiological Research 50: 1-6.
Kiriakis, SC., Tsiloyiannis, V.K., Vlemmas, J., 1999. The effect of probiotic LSP 122 on the
control of post-weaning diarrhoea syndrome of piglets. Research in Veterinary Science
67 (3): 223-228.
Langlois, B.E., K.A. Dowson., G.L. Cromwell, 1986. Antibiotic resistance in pig following a
13 year ban. J. anim. Sci.62: 18-32
Mojtaba Yegani, Trevor K. Smith, Steven Leeson, Herman J. Boermans (2005), Mycotoxins –
Is there a practical solution, World poultry. Vol 21 No. 11 – 2005 p. 2-4
Nurmi E. and Rantara M. (1973). New aspect of salmonella infection in broiler, swine
production. Natural 214: 210.
Overland M., T. Granli, N. P. Kjos, O. Fjetland, M. Stokstad, and S. H. Steien. 2000. Effect
of dietary formates on growth performance, carcass traits, sensory quality, intestinal
microflora, and stomach alterations in growing-finishing pigs. J. Anim. Sci. 78: 18751884.
Paulicks, B. R., F. X. Roth, and M. Kirchgessner. 1996. Dose Effects of Potassium Diformate

(Formi™LHS) on the Performance of Growing Piglets. Agribiological Research 49 (4):
318-326.
Saarela, M., Mogensen, G. et.al., 2000. Probiotic bacteria: safety, functional and
technologycal properties. Journal of Biotechnology 84: 197- 215.
Salminen S., Isolauri, E. and Salminen, E., 1996. Probiotics and stabilisation of the gut
mucosal barrier. Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition 5(1): 53-56.
Stara B. A. and Wilkeason J. M. (1998). Probiotic threory and application. UK.
Tannock G.W., 1997. Probiotic properties of lactic- acid bacteria: plenty of scope for
fundamental R&D. Trends in Biotechnology 15(7): 270- 274.


Ziv, 1986 Therapeutic uses of antibiotic in farm animal Pp 8-29 in agricultural uses of
antibiotic. W.A. Moats, ed Washington D.C. American chemical Society

Tiêu chuẩn vệ sinh theo Quyết định số 867/1998/QĐ-Bộ y tế
Vi sinh
Khuẩn lạc/ gam hay ml hay cm2
TSVKHK
106
102
E.coli
102
Bacillus cereus
Không có
Clostridium perfringens
Không có
Salmonella*
TIÊU CHUẨN CODEX
VỀ TỒN DƯ MỘT SỐ KHÁNG SINH TRONG THỊT (ppm)
Kháng sinh

Lợn


Gan
Thận

Gan
Thận
Procain Penicillin
0,05
0,05
0,05
0,05
0,05
0,05
Streptomycin
0,5
0,5
1
0,5
0,5
1
Oxytetracyclin
0,1
0,3
0,6
0,1
0,3
0,6
Spiramycin

0,2
0,6
0,3
0,2
0,6
0,8
Neomycine
0,5
0,5
1
0,5
0,5
1
Levamisol
0,01
0,1
0,01
0,01
0,1
0,01
Carbadox
0,005
0,03
0
0
0
0
Invermectin
0
0,015

0
0
0
0
Chloramphenicol
0
0
0
0
0
0



×