Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận báo mạng điện tử quản lý báo mạng điện tử ở hà giang (khảo sát từ 2009 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.71 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

TIỂU LUẬN MÔN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI:

Quản lý báo mạng điện tử ở Hà Giang (Khảo sát từ 2009-2014)
(Đối với www.baohagiang.vn; www.hagiang.gov.vn)

Người thực hiện:
Lớp: Cao học báo chí khóa 18

Hà Nội, tháng 10/2012


A.

MỞ ĐẦU

Mạng thông tin toàn cầu (Internet) là một trong những phát minh lớn
nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã và đang phát triển mạnh mẽ, rộng
khắp, tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội của nhân loại. Nước ta bắt đầu
nghiên cứu và chính thức tham gia mạng thông tin toàn cầu từ những năm 90
của thế kỷ trước. Mấy năm gần dây, hệ thống thông tin đại chúng ở nước ta có
thêm loại hình báo chí mới là báo điện tử.
Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền
thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành
không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Từ khi ra đời,
báo điện tử nước ta đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mở


rộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông
tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân...
Tuy nhiên, các báo điện tử của nước ta còn một số hạn chế, yếu kém.
Tính tư tưởng, tính định hướng chính trị, tính chiến đấu, tính khoa học, tính
chuyên nghiệp ở một số tờ báo điện tử chưa cao. Một số báo thiếu cân nhắc
khi đưa tin, bài về các vấn đề trong nước và thiếu chọn lọc khi khai thác tư
liệu, bài viết ở bên ngoài; một số tin, bài chạy theo thị hiếu tầm thường, giật
gân, câu khách. Ở một số cơ sở dịch vụ Internet, còn để xảy ra tình trạng lưu
hành, phát tán các thông tin phản động, đồi trụy, vu khống, bôi nhọ danh dự
cá nhân, gây bất bình trong nhân dân. Chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn
ngừa các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nước
lợi dụng mạng Internet và báo điện tử để chống phá cách mạng nước ta.
Chính vì vậy công tác quản lý báo mang điện tử trên phạm vi cả nước
trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi cần có sự chỉ đạo thống nhất, đặc biệt là hành
2


lang pháp lý về quản lý báo mạng điện tử. Ở cấp tỉnh Sở Thông tin và Truyền
thông là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có chức
năng tham mưu giúp UBND tỉnh, thành phố quản quản lý báo chí tại địa
phương. Đối với tỉnh Hà Giang, Sở Thông tin và Truyền thông có chức năng
tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý về báo chí trong đó có báo điện
tử. Trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay có 2 báo mạng điện tử được Bộ
Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động đó là báo Hà Giang điện
tử với tên miền là www.baohagiang.vn và Công thông tin điện tử tỉnh với tên
miền www.hagiang.gov.vn. Xuất phát là thực tế làm về công tác chuyên môn
là quản lý báo chí tại địa phương nên tôi chon đề tài Quản lý báo mạng điện
tử ở Hà Giang (Khảo sát từ 2009-2012) (Đối với www.baohagiang.vn;
www.hagiang.gov.vn)


3


B. NỘI DUNG
Chương I: Báo mạng điện tử

1.Khái niệm
Trên thế giới và Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau về
loại hình báo chí này: báo điện tử, báo trực tuyến, báo mạng, báo internet, báo
mạng điện tử…
Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta. Ngay trong các
văn bản pháp quy của nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ báo điện tử. Trong
nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý và cung
cấp dịch vụ internet ở điều 12 có ghi: “ dịch vụ thông tin trên internet là một
loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí ( báo
in, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ
cung cấp các loại hình điện tử khác trên internet.”
Báo mạng điện tử là thuật ngữ được sử dụng sau khi Học viện Báo chí
và Tuyên truyền tuyển sinh một chuyên ngành mới : báo mạng điển tử. Ý
nghĩa của thuật ngữ : “ báo mạng điển tử”
Khẳng định loại hình báo chí này là con đẻ của sự phát triển vượt bậc
công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kĩ thuật, tiên tiến,
số hóa, các máy tính nối mạng và các server, phần mềm ứng dụng.
Nó cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất, đặc trưng của loại
hình báo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, tính
phi định kì, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế….
Tên gọi này chỉ rõ người đọc báo và người làm báo phải có trình độ kĩ
thuật nhất định.
4



Vì những lí do đó, tiểu luận sử dụng thuật ngữ : báo mạng điện tử.

2. Đặc trưng của báo mạng điện tử
2.1.Tính cập nhật liên tục
- Bài viết ngắn gọn, chuyên trang, chuyên mục rõ ràng tiện cho việc
theo dõi ( điều này đòi hỏi nhà báo phải có tính tác chiến cao, khả năng nắm
bắt và phân tích thông tin nhanh, kiến thức phong phú…)
- Phân tích, đánh giá tình hình rõ ràng, nếu chưa có thông tin cụ thể và
chính xác tránh lối viết khẳng định, đưa thông tin, con số chưa cập nhật. Tốt
nhất là nói chung chung những vấn đề đã biết và để phần ngỏ để cập nhật tiếp
những tin tức về sau.
2.2 Tính phi định kì
- Viết bài bất cứ lúc nào và bất kể lĩnh vực nào trong phạm vi hiểu biết
của mình, được đăng tải ngay lập tức (nếu đạt yêu cầu)
2.3. Tính tương tác cao
- Vừa viết vừa bỏ ngỏ một vấn đề chờ những đóng góp của người đọc.
- Sửa chữa và chỉnh sửa bài viết theo đóng góp của người đọc.
- Tránh những bài viết và lối viết bị nhiều người phản đối.
- Bày tỏ rõ ràng quan điểm của mình và quy chiếu với quan điểm của
người khác.
- Cách viết phóng túng, dễ thấy cái tôi hơn
2.4. Khả năng liên kết
- Bài viết phong phú hơn vì có thẻ có những đường link, trích dẫn các
bài viết khác, nội dung khác.

5


- Chủ động trong việc đánh giá, nhìn nhận vấn đề dựa trên cơ sở là các

bài viết khác.
- Dễ dàng lấy thông tin, trích dẫn từ một tờ báo/ một nguồn tin khác.
2.5. Khả năng lưu trữ, tìm kiếm thông tin dễ dàng
- Lập luận, bài viết sâu hơn do dễ tìm kiếm được thông tin và tìm hiểu
vấn đề.
- Bài viết phong phú do tính lưu trữ cao, không giới hạn về thời gian
cũng như khuôn khổ một bài báo nên được chèn ảnh, chèn video… đa dạng
hóa cách viết.
Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa
là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình
tương tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ
thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo mạng điện tử có khả năng truyền tải
thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từ khi thu
nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác
hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luôn
sống 24h/ngày, 7ngày/tuần. Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong
việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực
tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà soạn với độc giả, độc giả với nhau,
tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm,
yêu thích. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo mạng điện tử đang trở
thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn.

6


Chương II: Khảo sát báo mạng điện tử ở tỉnh Hà Giang
1. Đối với Báo Hà Giang điện tử
Báo Hà Giang Điện tử, ra đời từ ngày 3.2.2007, đến nay sau gần 10
năm hoạt động, tuy còn non trẻ nhưng đã khẳng định ưu thế vượt trội của
mình trong các loại hình báo chí. Đấy chính là kênh thông tin quan trọng thực

hiện nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hiệu quả nhất cho kinh tế- xã
hội, đời sống nhân dân, tiềm năng, thế mạnh, khả năng thu hút đầu tư; những
sản phẩm hàng hoá truyền thống, tấm lòng rộng mở, chân tình của Hà Giang
với Đảng, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, các tổ chức xã hội, nhân dân
và bạn bè trong nước và toàn thế giới thông qua địa chỉ: www.baohagiang.vn.
Với tiêu chí 70% là các thông tin trong tỉnh; 30% là tin tức thời sự trong nước
và quốc tế. Hiện nay trung bình có khoảng 10.000 - 12.000 lượt truy cập/ngày
vào Báo Hà Giang điện tử, đến nay đã có hơn 17 triệu lượt truy cập. Đặc biệt
từ tháng 10/2007 đến nay, Báo Hà Giang điện tử đang thử nghiệm thêm loại
hình truyền hình mạng, trung bình mỗi tháng có khoảng từ 7 - 10 Video-Clip
về các hoạt động trọng tâm, quan trọng của tỉnh ta được đưa vào mạng
Internet, tạo thêm một kênh thông tin quan trọng nữa tuyên truyền, quảng bá
cho tỉnh nhà ra cả nước và toàn thế giới. Với các loại hình báo chí năng động,
hiện đại của mình, cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác trong
tỉnh, Báo Hà Giang đã thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu và
không thể thay thế của bạn đọc trong toàn tỉnh.
Trong năm 2009 Báo Hà Giang điện tử luôn duy trì thời gian cập nhật
24/24 giờ, lượng người truy cập tính đến ngày 06/11/2009 là 8.874.725 lượt
người truy cập. Đến hết năm 2009 ước tính khoảng 9.149.725 lượt người truy
cập. Truyền hình mạng trong năm 2009 đã xây dựng được 29 phóng sự video
clip, nêu những nội dung nổi bật về tình hình phát triển KT-XH, AN-QP, tiềm
năng phát triển du lịch của tỉnh; những gương điển hình tiên tiến trong lao
động sản xuất phát triển kinh tế… được đưa lên mạng, thu hút được đông đảo

7


bạn đọc trong và ngoài nước biết và hiểu về con người Hà Giang. Năm 2010

Báo Hà Giang điện tử luôn duy trì thời gian cập nhật 24/24 giờ, lượng

người truy cập tính đến hết tháng 31/12/2010 ước đạt 13.430.000 lượt
người truy cập. Truyền hình mạng đã xây dựng được 45 phóng sự video
clip, nêu những nội dung nổi bật về tình hình phát triển KT-XH, AN-QP,
tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh; những gương điển hình tiên tiến trong
lao động sản xuất phát triển kinh tế… được đưa lên mạng, thu hút được
đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước biết và hiểu về con người Hà Giang.
Đáp ứng với nhu cầu thông tin của độc giả, đảm bảo định hướng chính
trị, kịp thời về chủ trương, định hướng chỉ đạo của tỉnh trên tất cả các lĩnh
vực: chính trị- kinh tế- xã hội; an ninh- quốc phòng. Báo đã phản ánh tuyên
truyền đậm nét cho công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp, việc triển khai
thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh. Tuyên truyền việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Kỷ niệm ngày thành lập ĐCS VN
3.2; Kỷ niệm ngày Thầy thuốc việt Nam 27.2; ngày Quốc tế PN 8.3; kỷ niệm
50 năm ngày Bác Hồ lên thăm đồng bào các dân tộc Hà Giang; ngày thành lập
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26.3. Kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30.4;
Ngày sinh nhật Bác 19.5 và ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21.6. Ngày
Thương binh liệt sỹ 27/7; Kỷ niệm 50 năm thảm hoạ chất độc da cam/điôxin;
Kỷ niệm CM tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Đặc biệt là tổ chức tuyên truyền
đậm nét kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh và các lễ hội Tuần lễ du lịch Công
viên địa chất - Cao nguyên đá Đồng Văn; Lễ hội Đường phố nhân dịp Tết
Trung thu…vv…Báo Hà Giang điện tử luôn duy trì thời gian cập nhật 24/24
giờ, lượng truy cập trung bình mỗi ngày có 8.000 lượt người, tính đến hết
31/12/2011 ước đạt 16.560.000 lượt người truy cập. Truyền hình mạng đã xây
dựng được nhiều phóng sự video-clip, nêu những nội dung nổi bật về cuộc
bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp; tình hình phát triển KT-XH, AN-QP, tiềm
năng phát triển du lịch của tỉnh; Lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh, Tuần văn
hoá du lịch Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn; những gương điển
8



hình tiên tiến trong lao động sản xuất phát triển kinh tế… được đưa lên mạng,
thu hút được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước biết và hiểu về con người
Hà Giang.
Trong 9 tháng đầu năm 2014 Báo Hà Giang điện tử phản ánh kịp thời
những vấn đề, sự kiện chính trị, kinh tế và hội nhập kịp thời của tỉnh Hà
Giang nói chung, các huyện thị và sở ban ngành nói riêng. Đáp ứng với nhu
cầu thông tin của độc giả, đảm bảo định hướng chính trị, kịp thời về chủ
trương, định hướng chỉ đạo của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực: chính trị- kinh tếxã hội; an ninh- quốc phòng. Báo đã phản ánh tuyên truyền việc triển khai
thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh. Tuyên truyền việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chuyến thăm và làm việc của các
đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại tỉnh Hà Giang, chuyến công tác đặc
biệt của đoàn Hà Giang đi thăm đảo Trường Sa; Kỷ niệm 82 năm ngày thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3.2; Kỷ niệm ngày Thầy thuốc việt Nam 27.2;
ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3; ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26.3. Kỷ
niệm ngày Giải phóng miền Nam 30.4; ngày Quốc tế lao động 1.5; Ngày sinh
nhật Bác 19.5 và ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-.6. Ngày Gia đình
việt Nam 28.6, Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27.7; Ngày thành lập lực
lượng CAND 19.8; Quốc khánh ngày 2-.9…Tuyên truyền sâu rộng cho Lễ
công nhận Di tích quốc gia Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì..vv..Báo Hà Giang
điện tử luôn duy trì thời gian cập nhật 24/24 giờ, lượng truy cập trung bình
mỗi ngày có 8.000 lượt người, tính đến hết 15/9/2014 đạt gần 56.000.000 lượt
người truy cập. Truyền hình mạng đã xây dựng được nhiều phóng sự videoclip, nêu những nội dung nổi bật về tình hình phát triển KT-XH, AN-QP, tiềm
năng phát triển du lịch của tỉnh; những gương điển hình tiên tiến trong lao
động sản xuất phát triển kinh tế… được đưa lên mạng, thu hút được đông đảo
bạn đọc trong và ngoài nước biết và hiểu về con người Hà Giang.

9


2. Cổng thông tin điện tử tỉnh

Cổng thông tin điện tử Hà Giang (www.hagiang.gov.vn) được Bộ
Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử
tổng hợp. Cổng thông tin điện tử Hà Giang hoạt động với tôn chỉ mục đích là
nhằm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
tới đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bản tỉnh. Tuyên truyền chủ trương
chính sách của cấp ủy, chính quyền các cấp tới nhân dân trong tỉnh và trên
phạm vi cả nước và một phần nào đó trên phạm vi toàn cầu. Quảng bá hình
ảnh con người, quê hương Hà Giang tới tất cả những ai quan tâm và yêu mến
miền đất và con người Hà Giang nơi cực Bắc của Tổ quốc. Cổng thông tin
điện tử giới thiệu tiềm năng thế mạnh về nguồn tài nguyên, vị trí địa lý, cơ
chế chính sách về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để từ đó đăng tải cơ chế
chính sách ưu đãi của tỉnh thu hút các nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào phát
triển kinh tế, sản xuất hàng hóa tại địa phương. Cổng thông tin điện tử tỉnh
còn có chức năng đăng tải bộ thủ tục hành chính của UBND tỉnh, UBND các
huyện, thành phố, thủ tục hành chính của các Sở, ban, ngành chuyên môn của
tỉnh. Ngoài ra Cổng thông tin điện tử còn giới thiệu quảng bá những danh
lam, thắng cảnh của Hà Giang tới bạn bè trong nước cúng như với du khách
quốc tế. Giới thiệu các bản sắc văn hóa của 22 dân tộc cùng sinh sống trên
mảnh đất biên cương địa đầu của Tổ quốc.
Khi đã được cấp phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, cơ
quan quản lý Cổng thông tin Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho
UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập BBT của Cổng. Ban biên tập do
đồng chí Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp làm trưởng ban;
Ban biên tập có trách nhiệm biên tập kiểm soát thông tin đăng tải lên cổng
thông tin. Bên cạnh đăng tải các văn bản hành chính, cổng thông tin điệntử
tỉnh Hà Giang còn phản ánh các thông tin hoạt động của Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh, hoạt động của các Sở ngành của tỉnh. Thông tin về hoạt động chỉ

10



đạo điều hành của các đồng chí lãnh đạo tỉnh trong công tác điều hành tại địa
phương.
Trong giai đoạn từ 2009 – 2014 cùng với sự cố gắng cập nhật thông tin
về các hoạt động của tỉnh cũng như các sở ngành địa phương Cổng thông tin
điện tử tỉnh đã đăng tải được 900 văn bản các loại do địa phương ban hành;
ngoài ra còn cập nhật được 2530 tin, bài, ảnh lên Cổng thông tin. Hiện nay
Cổng thông tin điện tử Hà Giang đang được nâng cấp đẻ đáp ứng nhu cầu
trong việc CCHC giai đoạn hiện nay.

11


Chương III. Công tác quản lý đối với báo điện tử ở Hà Giang
trong giai đoạn hiện nay,
3.1 Quản lý nhà nước về báo chí của Sở Thông tin và Truyền
thông Hà Giang
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Giang được thành lập và đi vào hoạt
động từ ngày 16/4/2008 trên cơ sở Sở Bưu chính - Viễn thông và tiếp nhận
nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản từ Sở Văn hoá – Thông tin
chuyển sang. Ngay sau khi tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ mới, Sở Thông tin
và Truyền thông Hà Giang đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh triển
khai các hoạt động quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, tham mưu cho
UBND tỉnh ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
báo chí như: Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ
quan hành chính Nhà nước tỉnh Hà Giang; Quy chế hoạt động của Cổng
thông tin điện tử Hà Giang. Quy hoạch mạng lưới báo chí in trên địa bàn tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020; Quy định chế độ
nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với các loại hình báo chí,
Trang thông tin điện tử, bản tin do các cơ quan trên địa bàn tỉnh. Ban hành

văn bản hướng dẫn các cơ quan báo chí thực hiện việc chi trả chế độ nhuận
bút theo Nghị định số: 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ và
Thông tư số 21/2003/TTLT-BTC ngày 01/7/2003 của Liên Bộ Văn hóa
Thông tin, Bộ Tài Chính, hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập
và sử dụng quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị
định số 61. Quản lý tốt công tác hoạt động của các cơ quan báo chí, cũng như
đội ngũ phóng viên, biên tập viên trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng hợp danh sách
các nhà báo trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đề
nghị Bộ thông tin và Truyền thông xem xét cấp, đổi thẻ Nhà báo năm 2010 và
giai đoạn 2011 - 2015. Tuyên truyền Luật báo chí, luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật báo chí năm 1999 và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Thường
12


xuyên theo dõi, cập nhật thông tin đối với Cổng thông tin của tỉnh, Báo Hà
Giang điện tử.
3.2 Đổi mới công tác quản lý báo chí trong xu thế báo chí hiện
đại:
Nói Đảng lãnh đạo báo chí, xuất bản, cũng có nghĩa là khẳng định và
tăng cường vai trò trách nhiệm của cấp uỷ Đảng các cấp, các ngành và trách
nhiệm Đảng viên đối với hoạt động báo chí. Việc mở rộng quy mô của báo
chí trong phạm vi toàn xã hội là một yêu cầu đương nhiên và cần thiết. Xã hội
luôn phát triển, dân số ngày càng cao, tất yêu dẫn đến nhu cầu thông tin, giao
tiếp tăng lên. Chính thực tiễn xã hội đặt ra những đòi hỏi mở rộng quy mô
thông tin của từng cơ quan báo chí, cũng như cho sự ra đời của những tờ báo
bản tin, chương trình phát thanh, truyền hình.
Tình hình thực tế hiện nay của báo chí nước ta là vừa thừa vừa thiếu.
Thừa những thông tin vô bổ, trung lặp giữa các báo và tập trung quá nhiều ở
các thành phố lớn. Thiếu những thông tin bổ ích, thiếu những bài có chất
lượng cao, thiếu báo chí đối với dân cư nông thôn nhất là vùng núi, vùng sâu,

vùng xa. Cần phải quan tâm nhiều hơn về mặt chất lượng của báo chí. Đại hội
Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ: “ coi trọng việc nâng cao chất lượng thông tin đại
chúng, tính chân thật, tính chiến đấu và tính đa dạng của thông tin”.
Muốn vậy phải tăng cường công tác quản lý, quản lý tốt là cốt để tạo
điều kiện cho báo chí phát triển vững chắc toàn diện cả về số lượng, kết quả,
quy mô, phạm vi tác động, cả về chất lượng, hiệu quả. Phải coi trọng chất
lượng hiệu quả trong quản lý sự phát triển của báo chí.
Tăng cường quản lý báo chí cũng chính là tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước các cấp các ngành, các địa phương. Chỉ có thể phát

13


huy sức mạnh của báo chí khi báo chí được quản lý tốt, phát triển đúng hướng
đạt hiệu quả cao.
Trong việc tăng cường quản lý, vấn đề hàng đầu cần quan tâm tập trung
giải quyết là nhanh chóng kiểm toán bộ máy, sớm hình thành cơ chế chính
sách thích hợp cho bộ máy vận hành, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý,
phóng viên, biên tập viên. điều chỉnh bổ sung cụ thể hoá những văn bản có
tính pháp quy. Rà soát sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo chí , đẩy mạnh
việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chủ
quản. Kiểm toán, tăng cường năng lực tổ chức thực hiện của hệ thống cơ quan
tham mưu chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí từ Trung ương đế cơ sở, phân rõ
quyền hạn trách nhiệm.
Báo chí là một lĩnh vực đòi hỏi mọi hoạt đọng phải theo luật riêng (về
báo chí), vừa phải hoạt đọng theo các luật liên quan, vì vậy, hoạt động báo chí
cũng như hoạt động về quản lý Nhà nước trên các mặt khac nhau đối với báo
chí đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về báo chí. Đồng thời, các hoạt
động lập pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước về báo chí phải luôn luôn
được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước. Phải bổ sung,

hoàn chỉnh pháp luật về hoạt động báo chí để đảm bảo các hoạt động báo chí
phát triển theo đúng pháp luật.
Có thể nói công tác quản lý Nhà nước về báo chí trong thời kỳ đổi mới
đang đứng trước những yêu cầu thách thức hết sức gay gắt. Công tác quản lý
báo chí phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, các quy định của pháp luật, phải
được sự đầu tư thích đáng của nhà nước, sự hỗ trợ đắc lực của các cấp uỷ, uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các cơ quan chủ quản báo chí, đạc biệt là sự
đồng tình ủng hộ tự giác chấp hành của các cơ quan báo chí trong cả nước.
Quản lý tốt hệ thống báo chí chính là tạo lập hành lang và cơ hội bình đẳng để
báo chí hoạt động với tư cách một hệ thống xã hội như các hệ thống xã hội
14


khác của Nhà nước. Đây cũng chính là quá trình lãnh dạo và quản lý tốt một
hoạt động vừa thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, vừa là hoạt động sản xuất
kinh doanh, nhằm chặn các hoạt động báo chí bất chấp hậu quảvề chính trị, tư
tưởng, văn hoá… chạy theo xu hướng thương mại hoá. Điều đó vô cùng cần
thiết bởi đối với chúng ta, điều chỉnh hoạt động báo chí vừa là hoạt đọng điều
chỉnh kinh tế trong văn hoá – tư tưởng, đồng thời điều chỉnh hoạt động văn
hoá tư tưởng trong cơ chế thị trường.
3.3 . Củng cố vai trò của nhà nước trong quản lý báo chí ở địa

phương
Cùng với việc động viên, phát huy những yếu tố tích cực trong hoạt
động báo chí, cần phải xử lý nghiêm những cơ quan báo chí, nhà báo vi phạm
những quy định trong hoạt động báo chí. Các cơ quan QLNN về báo chí cần
thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ quan báo chí thực hiện Luật báo chí,
làm tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền về những vấn đề mới nảy sinh
để có biện pháp xử lý kịp thời.
Báo chí là một lĩnh vực riêng, đồng thời phải hoạt động theo luật pháp

nói chung. Bởi lẽ đó, hoạt động báo chí cũng như hoạt động của công tác
QLNN đối với báo chí trước hết phải được đặt trên cơ sở một hệ thống pháp
luật. Các hoạt động luật pháp, hành pháp, tư pháp của Nhà nước về báo chí
phải luôn luôn được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu đổi mới đất nước. Luật
Báo chí đã xác lập hành lang pháp luật về báo chí, đặt cơ sở pháp lý cho hoạt
động báo chí nước ta phát triển đúng định hướng...
Trong bối cảnh tình hình hiện nay, QLNN báo chí chính là tạo một
khuôn khổ pháp lý cơ bản, tạo môi trường tự do sáng tạo, bình đẳng cho báo
chí phát triển, đồng thời là hoạt động bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa
trong hoạt động báo chí, chống xu hướng thương mại hoá báo chí, bảo tồn,

15


phát triển nền văn hoá dân tộc, ngăn chặn các hoạt động báo chí bất chấp hậu
quả về chính trị, tư tưởng và văn hoá.
Một số cơ quan đại diện, phóng viên thường trú tại các địa phương chưa
quan tâm tuyên truyền các sự kiện, hoạt động của tỉnh; có trường hợp thông
tin chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện, thường trú
trên địa bàn tỉnh.
Còn một số phóng viên, cộng tác viên của các cơ quan báo chí hoạt động
trên địa bàn các tỉnh, thành phố không đăng ký với cơ quan chức năng, mà
dùng thẻ Nhà báo hoặc giấy giới thiệu của cơ quan báo chí để hoạt động gây
bức xúc ở cơ sở. Một số phóng viên, cộng tác viên báo chí hoạt động sử dụng
thẻ nhà báo đã hết hạn hoặc giấy giới thiệu của cơ quan báo chí không có thời
hạn thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật về báo chí.
Một số sở, ban, ngành, địa phương chưa chủ động cung cấp thông tin
cho báo chí; chưa quan tâm kiểm tra, xử lý thông tin trên báo chí; gửi báo cáo
xử lý thông tin do báo chí nêu không kịp thời, không đầy đủ. Nội dung một số
văn bản trả lời còn sơ sài, chung chung, chưa làm rõ trách nhiệm, biện pháp

giải quyết không rõ ràng.
Để công tác QLNN về Báo chí, xuất bản tại các địa phương được tốt,
trước hết Sở Thông tin và Truyền thông (cơ quan QLNN trên địa bàn) các
tỉnh cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ từng bước đổi mới và
nâng cao chất lượng giao ban báo chí định kỳ hàng tháng phù hợp với yêu cầu
của công tác quản lý báo chí trong tình hình mới. Qua đó kịp thời định hướng
những trọng tâm tuyên truyền từng tháng, từng giai đoạn cụ thể đồng thời chỉ
ra những mặt mạnh và những hạn chế, thiếu sót để các cơ quan báo chí sửa
chữa, khắc phục vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
16


Thứ hai, cần phải tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành cơ chế
chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động báo chí tuyên truyền kịp thời,
có hiệu quả chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước đối với nhân dân, phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Hằng
tháng cần phải phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện tốt công tác
giao ban báo chí định kỳ, tăng cường hướng dẫn các cơ quan báo chí thực
hiện tốt công tác tuyên truyền theo đúng định hướng, tạo đồng thuận về nhận
thức trong nhân dân.
Thứ ba, tiếp tục đôn đốc các cấp, các ngành trong tỉnh phân công và xây
dựng quy chế hoạt động của người phát ngôn cho báo chí, đồng thời chủ động
cung cấp thông tin cho báo chí, thông báo kịp thời cho Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy, Sở Thông tin và Truyền thông về các bài báo viết sai sự thật về địa
phương, ngành, đơn vị mình để có giải pháp xử lý kịp thời. Phối hợp tốt với
các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện tốt chế độ cung cấp thông tin
cho báo chí; theo dõi xử lý kịp thời thông tin trên báo chí.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan báo chí, xuất
bản trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, phát hiện

kịp thời các vi phạm Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các văn bản quy định
khác về báo chí để chấn chỉnh, xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan chủ quản kịp
thời uốn nắn; dừng hoạt động đối với các cơ quan đại diện mà trưởng cơ quan
đại diện không làm việc tại đơn vị.
Thứ năm, cần có kế hoạch và sớm thực hiện việc cử cán bộ, chuyên viên
làm công tác QLNN về báo chí đi đào tạo, đào tạo lại về nghiệp vụ báo chí,
nghiệp vụ QLNN về báo chí, xuất bản… tại các trung tâm đào tạo chuyên
ngành, để có đội ngũ chuyên trách giỏi chuyên môn nghiệp vụ QLNN về báo
chí, xuất bản trên địa bàn.

17


Tóm lại, công tác QLNN về báo chí nói chung, báo chí địa phương nói
riêng đòi hỏi sự góp sức của nhiều cấp, nhiều ngành, của cả cơ quan báo chí
và các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý báo chí, đặc biệt là vai trò của Sở Thông
tin và Truyền thông ở các tỉnh, thành phố. Có làm tốt QLNN về báo chí thì
các cơ quan báo chí địa phương mới phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, góp
phần để nền báo chí cách mạng nước ta phát triển không ngừng, phục vụ Tổ
quốc, quê hương và nhân dân ngày một tốt hơn.

18


C. KẾT LUẬN
Công tác quản lý báo mạng điện tử hiện nay trên phạm vi cả nước nói
chung và đối với Hà Giang nói riêng đòi hỏi cần có sự vào cuộc tích cực hơn
nữa của các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi vì quản lý báo mạng điện tử không
chỉ đơn thuần về mặt nội dung mà cần cả các biện pháp kỹ thuật. Muốn quản lý
tốt được báo mạng điện tử trước tiên trên phạm vị cả nước chúng ta cần:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm không ngừng nâng cao
nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân
dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên về vị trí, tầm quan trọng và tính hai
mặt của Internet và báo điện tử, để khai thác, sử dụng có hiệu quả mặt tích
cực, đồng thời phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với báo điện tử và các mạng
thông tin điện tử.
Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính
sách phát triển, quản lý báo điện tử và mạng Internet.
Nâng cao năng lực quản lý báo điện tử của các cơ quan chủ quản báo
chí, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Phân định
rõ báo điện tử và trang tin điện tử, chấn chỉnh tình trạng các trang thông tin
điện tử hoạt động như một tờ báo điện tử. Kiên quyết khắc phục hoạt động
dịch vụ Internet trái phép, ngăn chặn các trang tin điện tử phản động, đồi trụy,
xâm phạm đời tư, làm tha hóa đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục; phòng
chống các hoạt động lừa đảo, phá hoại kinh tế trên mạng thông tin điện tử.
Xây dựng chiến lược quản lý tài nguyên thông tin, quản lý tên miền,
bản quyền tên và thiết kế báo, bảo đảm an ninh và an toàn mạng.
Tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong các cơ
quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng,
trước hết tập trung củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, các tổng biên tập và phó
tổng biên tập báo. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phòng viên
19


báo chí, nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng
viên, kỹ thuật viên, quản trị kinh doanh báo điện tử có phẩm chất chính trị
vững vàng, có trình độ nghiệp vụ và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, kiên
quyết thay thế những người không đủ phẩm chất, năng lực. Xây dựng các
khoa, bộ môn báo điện tử với hệ thống giáo trình và cán bộ giảng dạy có chất

lượng ở các cơ sở đào tạo về báo chí. Quan tâm làm tốt công tác xây dựng tổ
chức đảng, đoàn thể trong các cơ quan báo điện tử, các cơ quan báo chí có
báo điện tử, các cơ quan, đơn vị có trang thông tin điện tử.
Có kế hoạch đầu tư để các báo điện tử được trang bị kỹ thuật công nghệ
hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đầu tư lắp ráp, sản xuất máy tính và
phần mềm máy tính, phát triển các dịch vụ đa phương tiện phù hợp với điều
kiện của nước ta để phổ cập và mở rộng diện hoạt động của báo điện tử tới
các tầng lớp nhân dân, nhất là đến nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
Mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài về
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và quản lý báo điện tử.
Còn đối với tỉnh Hà Giang ngoài những yêu cầu trên thì cần làm tốt các
vấn đề sau:
Tăng cường công tác lãnh đạo quản lý báo chí theo đúng kết luận của
Bộ Chính trị tại Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006, quản lý tốt và
đúng Luật báo chí hiện hành, thực hiện Chỉ thị 37/CT-TTg ngày 21/11/2006
của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản
lý báo chí;
Tăng cường công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương
ban hành các văn bản quản lý, điều hành hoạt động báo chí xuất bản trên
phạm vi toàn tỉnh, phù hợp với các quy định chung của Đảng và nhà nước;
Tham mưu phối hợp với cơ quan chủ quản báo chí xuất bản về việc
thực hiện quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh

20


đạo cơ quan báo chí theo đúng Quyết định số: 75/QĐ-TW ngày 21/8/2007
của BCH Trung ương;
Tăng cường phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và

Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh trong công tác lãnh chỉ đạo quản lý báo chí
trên địa bàn tỉnh Hà Giang;
Phối hợp giao ban báo chí hàng tháng, hàng quý giữa cơ quan quản lý
nhà nước với cơ quan báo chí;
Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác giám sát, kiểm
tra quản lý hoạt động báo chí xuất bản theo đúng Luật Báo chí và Luật xuất
bản hiện hành;
Đối với các cơ quan báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ mục đích hoạt
động của tờ báo. Thực hiện đúng định hướng của Đảng, không ngừng nâng
cao tính khuynh hướng trong hoạt động báo chí. Thực hiện đúng quy định,
pháp luật của Nhà nước đối với việc quản lý báo chí;
Đối với người đứng đầu cơ quan báo chí phải thực hiện đúng chức
năng, quyền hạn của mình đã được cơ quan chủ quản báo chí giao trách
nhiệm và đúng quyđịnh tại điều 13 trong Luật Báo chí 1989, Luật sửa đổi bổ
sung một số điều luật Báo chí năm 1999.

21


MỤC LỤC

22



×