Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG CHO CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CAO SU THIÊN NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 24 trang )

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP CAO SU

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM
ĐIỆN NĂNG CHO CÁC NHÀ MÁY CHẾ
BIẾN CAO SU THIÊN NHIÊN
BẢN TÓM TẮT
THỰC HIỆN:
1. Th.S. TRẦN THANH HẢI
2. T.S. TRỊNH HOÀNG HƠN

PHÚ RIỀNG, BÌNH PHƯỚC, 08/2013


Bản tóm tắt

NỘI DUNG
I.

Giới thiệu đề tài.

II.

Tổng quan nhà máy sản xuất cao su Phú Riềng.

III.

Các phương pháp tiết kiệm năng lượng – đánh giá
sơ bộ cơ hội tiết kiệm năng lượng cho nhà máy
sản xuất cao su thiên nhiên.



IV.

Lập trình và mô phỏng bằng simulink matlab
tìm kiếm giải pháp tối ưu nâng cao cơ hội tiết kiệm
năng lượng cho mạch động lực.

V.

Một số đề xuất tiết kiệm năng lượng cho ngành sản
xuất cao su thiên nhiên.

VI.

Kết luận.

Tài liệu tham khảo.

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 1


Bản tóm tắt

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu giải pháp tiết kiệm điện năng
cho các nhà máy chế biến cao su thiên

nhiên
I.

Tính cấp thiết của đề tài

- Rất cấp thiết vì nhiều lý do sau:
+ Nguồn năng lượng cung cấp của Quốc Gia đang thiếu trầm trọng, tiết kiệm
năng lượng là rất quan trọng cho ngành cao su thiên nhiên nói riêng và Việt
Nam nói chung.
+ Tiềm năng phát triển của ngành cao su Việt Nam rất lớn và có từ lâu đời, nếu
chúng ta có biện pháp tiết kiệm năng lượng từ đó có thể cải thiện chất lượng
của thành phẩm, tăng chỉ số cạnh tranh trên thị trường Quốc Tế, làm ngành
sản xuất cao su của Việt Nam ổn định, khuyến khích nhân dân Việt Nam trồng
nhiều hơn cây cao su.

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN NHÀ MÁY
I. GIỚI THIỆU NHÀ MÁY [1]

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 2


Bản tóm tắt

Hình II. 1. Công ty cao su Phú Riềng

10,5%

17,5%
49,3%

mủ tạp
mủ tinh
xử lý nước thải
chiếu sáng, văn phòng

22,7%

Hình II.2. Phân chia sử dụng năng lượng theo mục đích sử dụng

Nh n xét

Khi phân tích điện năng tiêu thụ ra theo từng mục đích sử dụng có thể thấy
rằng những thiết bị tiêu thụ điện lớn là hai dây chuyền mủ tinh và mủ tạp chiếm lần
lượt 22,7% và 49,3% tương ứng. Một phụ tải cũng tương đối lớn là hệ thống xử lý
nước thải với tỉ lệ điện năng tiêu thụ chiếm 17,5%. Trong dây chuyền sản xuất mủ
tạp và mủ tinh thì tải chủ yếu là động cơ không đồng bộ.

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 3


Bản tóm tắt
Bảng II. 1. Bảng % lượng điện tiêu thụ

Lượng điện tiêu thụ trung


% Lượng điện tiêu

STT

Hệ tiêu thụ điện

bình năm 2011 (KWh)

thụ năm 2011

01

Xưởng mủ tinh

59214

22,7

02

Xưởng mủ tạp

128279

49,3

03

Xử lý nước thải


45544

17.5

Chiếu sáng và thiết bị văn
04

phòng

27307

05

Tổng

260344

10,5
100

CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
I. Nguyên nhân gây lãng phí
Lãng phí hành vi:
- Xảy ra chủ yếu do sự chủ quan của người vận hành đối với thiết bị điện từ
khâu thiết kế lắp đặt, sử dụng, vận hành và bảo dưỡng.
+ Trong quá trình thiết kế lắp đặt:
• Hệ số an toàn cao hơn cần thiết.
• Thiết bị chế tạo theo từng cấp.

• Tính chủ quan trong thiết kế.
+ Lãng phí do sử dụng các thiết bị cũ, có hiệu suất kém.
+ Lãng phí do tác phong công nghiệp chưa cao, ý thức tiết kiệm điện chưa tốt,
+ Lãng phí do vận hành và bảo dưỡng chưa tốt.
Lãng phí kỹ thuật:
+ Chưa có phương pháp quản lý và điều khiển tối ưu,


Hệ số công suất chưa cao.



Chưa kiểm soát và can thiệp được kịp thời các trạng thái không an
toàn của động cơ: quá dòng, quá áp

+ Chưa điều khiển hợp lý (từng động cơ, phụ tải khác nhau)
Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 4


Bản tóm tắt


Đối với các loại tải moment



Đối với các động cơ có thời gian khởi động lâu, và khởi động lặp lại

nhiều lần trong một ca làm việc (dây chuyền sản xuất mủ kem)



Đối với các loại tải như máy điều hòa, tủ đông, máy bơm .



Tóm lại tải khác nhau phương pháp điều khiển khác nhau

+ Chưa có phương pháp quản lý giám sát hợp lý.
+ Chưa có có sở lý luận và biện pháp đánh giá thích hợp: ví dụ, Các số liệu
kiểm toán đã có hàng năm, hàng tháng, nhưng chúng ta để làm gì? Suất tiêu thụ
trong dây chuyền sản xuất mủ tạp là 128,729 kWh/năm có hợp lý không? Có
cần điều chỉnh gì không? Tỉ số giữa chi phí điện và lợi nhuận trên mỗi tấn thành
phẩm ở dây chuyền nào là thấp nhất? Là cao nhất?

Khó khăn trong việc tiết kiệm năng lượng: rào cản tâm lý, tác phong công
nghiệp, biện pháp giáo dục nhân viên
II. Các biện pháp khắc phục
a. Chiếu sáng sinh hoạt
- Thay các loại đèn công nghệ cao: T5, LED,...
- Kết hợp với các hệ thống giám sát BMS, SCADA.
Solatube (skylight) [5]:
Dùng tôn trong tận dụng ánh sáng tự nhiên

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 5



Bản tóm tắt

Hình III. 1. Cấu tạo của Solatube

Hình III. 2. Mái che sử dụng các tấm tôn trong – Polycarbonate [12]

b. Pin năng lượng mặt trời

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 6


Bản tóm tắt

Hình III. 3. Ứng dụng pin năng lượng mặt trời trong thực tế

c. Hệ thống máy điều hòa
- Dùng bộ ACES tiết kiệm được 30%

Hình III. 4. Bộ ACES thành phẩm

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 7



Bản tóm tắt
d. Hệ thống máy bơm, và quạt
- Định luật Affinity cho quạt và bơm

P2 n23
P1 − P2 n13 − n23 1 − 0.93
≈ ⇒

=
= 0.271
P1 n13
P1
n13
1

Hình III. 5. IMEC intelligent motor energy controllers

e. Hệ thống động lực
- Để tiết kiệm năng lượng trong hệ động lực là một vấn đề không đơn
giản, chúng ta phải khảo sát từng loại phụ tải một, mỗi loại phụ tải có
phương pháp điều khiển khác nhau. Các giải thuật điều khiển hiện đại
như R-FOC: Rotor Field Oriented Control, S-FOC: Stator Field Oriented
Control, DTC: Direct Torque Control, DTNFC: Direct Torque NeuronFuzzy Control, CFTC: Circle Flux Trajectory Control, HFTC: Hexagon Flux
Trajectory Control
f.

Hệ thống SCADA và BMS
- Hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) là hệ
thống giám sát, điều khiển, thu thập dữ liệu.


i.

Bảo trì bảo dưỡng,

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 8


Bản tóm tắt

Hình III. 6. Quan hệ giữa bảo dưỡng Phòng ngừa theo thời gian với bảo dưỡng
phòng ngừa theo tình trạng thiết bị

CHƯƠNG IV
LẬP TRÌNH VÀ MÔ PHỎNG BẰNG SIMULINK
MATLAB TÌM KIẾM GIẢI PHÁP TỐI ƯU NÂNG CAO
CƠ HỘI TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO MẠCH
ĐỘNG LỰC
Mô phỏng bằng Simulink matlab,

Hình IV.1 Simulink mô phỏng phương pháp IMC cho điều khiển động cơ không đồng bộ

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 9



Bản tóm tắt
Động cơ được sử dụng có các thông số điều khiển sau [18]:
-

Công suất 37000W, cấp công suất của máy băm búa dây chuyền mủ thô
Số cặp cực: p = 2; vận hành ở tốc độ gần 1500 vòng/phút
Điện trở dây quấn 1 pha stator: Rs
= 0.08233 Omh
Cảm kháng cuộn dây quấn stator: Ls = 0.000724 Hz;
Điện trở dây quấn 1 pha rotor đã quy về stator : Rr
= 0.0503Omh;
Cảm kháng cuộn dây quấn rotor Lr đã quy về stator: Lr = 0.000724 Hz;
Hổ cảm giữa stator và rotor: Lm
= 0.02711 Hz;
Moment quán tính: J
= 0.37Kgm2;
HPH000_ByPassControl/Signal Builder1 : Group 1

Signal 2
1.2

1

0.8

0.6

0.4


0.2

0
0

20

40

60
Time (sec)

80

100

120

Hình IV.2 Moment tải được có dạng xung, tổng thời gian mô phỏng là 120s, moment cực đại tại thời điểm
các nhát băm đầu tiên, được tính trong đơng vị trương đối là 120% định mức.

a. Vận hành trực tiếp với lưới điện

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 10


Bản tóm tắt


1500
Ia
Ib
Ic

Dong Dien (A)

1000

500

0

-500

-1000
0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3


0.35

Thoi gian (s)

II.
III.

Hình IV.3 Đáp ứng dòng điện trong quá trình quá độ 0-0.35s

Hình IV.4 Đáp ứng dòng điện khi tải tăng đột ngột

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 11


Bản tóm tắt

1200
TL
Te

1000
800

Moment (Nm)

600

400
200
0
-200
-400
-600
-800
0

50

100

150

Thoi gian (s)
Hình IV.5 Đáp ứng moment điện từ, TL moment tải, Te moment điện từ
(moment mà động cơ đáp ứng tải)

b. Đáp ứng với hệ thống cải tiến

150
Ia
Ib
Ic

Dong Dien (A)

100


50

0

-50

-100

-150
0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

Thoi gian (s)
Hình IV.6 Đáp ứng dòng điện trong quá trình quá độ 0-4s


Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 12


Bản tóm tắt

200
Ia
Ib
Ic

150

Dong Dien (A)

100

50

0

-50

-100

-150

-200

119.5

120

120.5

121

121.5

122

122.5

123

123.5

Thoi gian (s)
Hình IV.7 Đáp ứng dòng điện khi tải tăng đột ngột

Hình IV.8 Đáp ứng moment điện từ, TL moment tải cần thiết,
Te moment điện từ hay là moment đáp ứng của động cơ,

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 13



Bản tóm tắt
300

250

Moment (Nm)

200

150

100

50

0
119

120

121

122

123

124

125


126

Thoi gian (s)
Hình IV.9 Hình minh họa cho sự tương tác công suất giữa năng lượng tích
trữ của bánh đà và động cơ không động bộ.

-

Khi công suất yêu cầu tăng đột ngột (hình được tô màu vàng và màu đỏ) một
phần công suất sẽ được đáp ứng từ động cơ (màu vàng), một phần năng
lượng được cung cấp từ bánh đà (tô màu đỏ). Khi công suất yêu cầu giảm
xuống bánh đà sẽ tích trữ lại năng lượng (phần được tô màu xanh lá cây).
Tổng công suất cung cấp cho tải là không đổi (định luật bảo toàn năng
lượng), nhưng với việc tích trữ năng lượng cho thấy năng lượng được cung
cấp từ động cơ có thể nhỏ hơn năng lượng yêu cầu từ tải, từ đó có thể giảm
công suất lắp đặt của động cơ; và điện áp cung cấp vào động cơ có thể được
điều khiển giảm xuống (nhờ vào bộ biến tần) làm giảm tổn hao thép, và dòng
điện có thể giảm xuống (đặc biệt là lúc không tải) làm giảm tổn hao đồng, từ
đó giảm được năng lượng cung cấp cho động cơ.

Nhận xét:
-

-

Dòng điện khởi động không lớn (gần 250A)
Dòng điện không tải nhỏ 20A, điện áp không tải cũng nhỏ theo rất đáng kể,
làm tổn hao đồng và thép đồng đồng loạt giảm theo.
Moment điện từ không tăng đột ngột, vận tốc và dòng điện cũng không có sự
thay đổi đột ngột, giúp động cơ tiết kiệm được năng lượng. tránh sóc về mặt

cơ khí, tăng tuổi thọ của động cơ. Tránh được những xung điện ảnh hưởng
đến bộ biến tần.
Điện áp đặt vào động cơ nhỏ, nên từ thông giảm và từ đó giảm đáng kể tổn
hao thép

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 14


Bản tóm tắt
Đặt biệt, công suất điện từ cực đại nhỏ hơn công suất tải đỉnh yêu cầu nên ta hoàn
toàn có thể tiến hành lắp đặt động cơ nhỏ hơn, từ đó các tổn hao vận hành và giá
thành đầu tư ban đầu giảm theo đáng kể

CHƯƠNG V
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO NGÀNH
SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN
5.1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP – PHÂN TÍCH CƠ HỘI TIẾT KIỆM CHO HỆ CHIẾU
SÁNG
Bảng 5. 1 Kết quả tính toán khi dùng Tôn Trong cho chiếu sáng phân xưởng

Diễn giải
Tổng điện năng bóng đèn tiêu thụ trong 1 ngày
Số tiền tiết kiệm sau khi lắp tôn trong
Chi phí thực hiện phương án
Lượng khí CO2 cắt giảm được
Thời gian hoàn vốn


Đơn vị
kWh
VND
VND
Tấn
Năm

Kết quả
55.5
30.386.250
69.400.000
8.72
2.3

5.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP – PHÂN TÍCH CƠ HỘI TIẾT KIỆM CHO KHỐI VĂN
PHÒNG
- Pin năng lượng mặt trời đang được nghiên cứu, hoàn thiện và ứng dụng rông
rãi trên toàn thế giới. Vì rất nhiều lý do từ tính kinh tế, chính trị cho đến môi
trường.
o Tính kinh tế: Năng lượng mặt trời xem như vô tận và rẻ tiền.
o Môi trường: năng lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng
tái tạo tiêu biểu nhất, khi sử dụng năng lượng năng lượng mặt trời chúng
ta sẽ giảm lượng khí thải CO2, N2O, từ đó giảm được hiệu ứng nhà kính,
giảm sự nóng lên của trái đất, giảm được thiên tai hạn hán, ngập lục.
o Chính trị: Trong thời điểm hiện nay, sự tranh giành nguồn năng lượng là
nguyên nhân chủ yếu xảy xung đột và chiến tranh trên thế giới.
Pin mặt trời: V = NPV x PWp x CPV = 149 x 150 x 10.500 = 234675000 (VND)
Chi phí lắp đặt: 117.337.500(VND) (thường bằng một nữa giá thành tấm pin)
Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn


Trang 15


Bản tóm tắt
Tổng chi phí đầu tư ban đầu: 234675000 + 117.337.500= 352.012.500(VND)
Thời gian hòa vốn : t = 352.012.500/ 41.555.250 = 8,5 (năm)
o
Chú ý, phương pháp tính toán không kể đến sự trượt giá và lải suất cho vai
ngân hàng.
Nếu sử dụng hệ thống điện mặt trời thì giảm được lượng khí CO2 thải ra môi trường
trong một năm là: 99 x 365 x 0.43 = 15,5 (tấn)
5.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA KHÂU CÂN, MÁY ÉP, ĐÓNG BAO BÌ
NHÃN MÁC
- Sử dụng công nghệ PLC S7-300 để tự động hóa hoàn toàn khâu cân-ép-đóng baonhãn mác, vì các lý do sau:
o Giảm chi phí vận hành: số giờ công công nhân, tăng năng suất làm việc của
thiết bị.
o Tính khả thi rất cao, hoàn toàn có thể thực hiện được từ các nhà khoa học
hoặc kỹ sư trong nước, giảm chi phí đầu tư
o Giảm chi phí bảo trì, sửa chữa.
o Dễ dàng cải tiến phù hợp với các công nghệ tiên tiến, đây cũng là nguyên
nhân chủ yếu chúng tôi đề xuất công nghệ PLC S7-300, thay cho dòng sản
phẩm đang sử dụng PLC S7-200.
5.4 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN – TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG MÁY
LY TÂM TRONG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MỦ NƯỚC

Hình 5. 1 Hệ thống máy ly tâm

5.5 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN – XÂY DỰNG TỪNG BƯỚC HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
GIÁM SÁT SCADA CHO NHÀ MÁY SẢN XUẤT CAO SU THIÊN NHIÊN

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 16


Bản tóm tắt
- Như đã phân tích ở các chương trước, để tiết kiệm triệt để cho nhà máy sản xuất
nói chung hay cho nhà máy sản xuất cao su thiên nhiên nói riêng, chúng ta cần phải
cải tiến toàn diện từ việc kiểm toán năng lượng cho từng dây chuyền, từng khâu
trong mỗi dây chuyền, khắc phục lãng phí hành vi, quy trình vận hành và bảo
dưỡng, đến việc khắc phục lãng phí kỹ thuật. Việc kiểm toán năng lượng từng khâu,
chúng ta có thể đánh giá chi phí sản xuất trên khối lượng sản phẩm cho từng khâu,
từ đó có định hướng khắc phục, cải tiến những khâu quan trọng theo trình tự, khắc
phục hành vi lãng phí của từng khâu một. Sau khi cải tiến chúng ta có được hệ
thống quản lý, giám sát và điều khiển theo khuynh hướng hiện đại của thế giới. Từ
đó doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm,
giá thành và cả thương hiệu cho ngành chế biến cao su của Việt Nam.

Hình 5. 2 phương án đề xuất cho việc vận hành, điều khiển, quản lý, giám sát trong nhà máy chế biến
cao su thiên nhiên

5.6 Đề xuất phương án cải tiến kỹ thuật tìm cơ hội cho dây chuyền sản xuất
mủ tạp
- Trong phần này chúng tôi đề xuất phương án kỹ thuật nhằm tìm cơ hội tiết kiệm
cho các thiết bị động lực trong dây chuyền sản xuất mủ tạp, nhưng đã phân tích ở
các chương trước, các động cơ trong dây chuyền mang tải đặc biệt có nhiều tiềm
năng và cơ hội tiết kiệm. Để tăng cơ hội tiết kiệm, động cơ cần các thiết bị phụ như
bánh đà và biến tần, dựa vào các thông số tính toán và mô phỏng các chi tiết phụ
được thiết kế như sau (xem chi tiết ở chương 4):

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 17


Bản tóm tắt

Hình V. 17 trước và sau khi lắp đặt hệ thống

-

Đo đạt kết quả:

Hình V. 18 Thiết bị đo đạt

-

Kết quả đo đạt
o Do tải cao su được cho vào ngẫu nhiên, phụ thuộc vào kích thước tải cho
vào, độ cứng mềm tương đối của từng khối nguyên liệu,
o Rất khó để có được một so sánh công bằng giữa hai lần mang tải của động
cơ, chúng tôi đo rất nhiều lần (khoảng 50 lần) khi hệ thống chưa được cải
tiến, và cho hệ thống khi đã cải tiến. kết quả trong các hình bên dưới là một
trong những lần mang tải lớn nhất đo được cho cả hai trường hợp.

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 18



Bản tóm tắt
o

Kết quả tiếp theo chỉ cho phép chúng ta so sánh ở các giá trị có thể so sánh
được: dòng điện lúc không tải, dạng dòng điện khi đang mang tải, …

o

Dòng điện khi chưa cải tiến:

Hình V. 19 Dạng dòng điện của động cơ, trục tung là giá trị dòng điện (chia 50 lần),
trục hoành là thời gian đơn vị tính bằng giây.

Hình V. 20 Dạng dòng điện của động cơ khi không tải, trục tung là giá trị dòng điện (chia 50 lần),
trục hoành là thời gian đơn vị tính bằng giây.

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 19


Bản tóm tắt

Hình V. 21 Dạng dòng điện của động cơ khi mang tải, trục tung là giá trị dòng điện (chia 50 lần),
trục hoành là thời gian đơn vị tính bằng giây.

o Nhận xét:

Dòng điện không tải, khá lớn và dao động mạnh ở tần số cao,
điều này được lý giải như sau: khi vừa ăn tải, động cơ hoạt
động rất nặng tải, sau đó tải giảm dần (do mãnh cao su được
băm ra thành những phần nhỏ hơn) nên trong lúc này động cơ
không hẳn là không tải tuyệt đối. vì thế xuất hiện dòng điện dao
động ở tần số cao.
Khi tải vừa vào, dòng điện tăng vọt lên trong thời gian khoảng
0.5s. Cho thấy mức độ sock cơ khí là rất lớn. ảnh hướng đến
tuổi thọ động cơ, và tiêu hao năng lượng.
Dòng điện mang tải tương đối lớn khoản 150 Ampere. Trong lúc
này động cơ vận hành quá tải, làm tăng tính bảo hòa từ, dẫn
đến tổn hao đồng và tổn hao thép tăng lên.
o Dòng điện sau khi gắn hệ thống tiết kiệm năng lượng:

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 20


Bản tóm tắt

Hình V. 22 Dạng dòng điện của động cơ, trục tung là giá trị dòng điện (chia 50 lần),
trục hoành là thời gian đơn vị tính bằng giây.

Hình V. 23 Dạng dòng điện của động cơ khi không tải, trục tung là giá trị dòng điện (chia 50 lần),
trục hoành là thời gian đơn vị tính bằng giây.

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn


Trang 21


Bản tóm tắt

Hình V. 24 Dạng dòng điện của động cơ khi mang tải, trục tung là giá trị dòng điện (chia 50 lần),
trục hoành là thời gian đơn vị tính bằng giây.

o Nhận xét:
Dòng điện không tải, rất ổn định và đều, so với hệ thống trước
khi cải tiến dòng điện này nhỏ hơn nhiều.
Khi tải vừa vào, dòng điện tăng lên chậm hơn và đạt khoảng 1.2
s, điều này làm giảm sock cơ khí cho động cơ và hệ truyền
động
Dòng điện mang tải và không tải đều nhỏ hơn trường hợp ban
đầu, cho thấy cơ hội tiết kiệm năng lượng trong tổn hao đồng và
thép là tương đối lớn.
Việc dòng điện tăng lên chậm lại trên thực tế đã chứng minh
được cơ sơ lý thuyết đặt ra ban đầu và kết quả mô phỏng ở các
chương trước là hoàn toàn đúng.

CHƯƠNG VI
KẾT LUẬN
Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 22



Bản tóm tắt

-

-

-

-

Ngành sản xuất cao su thiên nhiên là ngành công nghiệp trọng điểm của đất
nước, đem lại nguồn lợi về kinh tế rất cao, đặc biệt trong tương lại khi năng
lượng hóa dầu đang vần cạn kiệt. Tuy nhiên tất cả các nhà máy đều được
xây dựng rất lâu, vấn đề hiệu quả sử dụng năng lượng chưa được đầu tư
đúng mức. Thông qua đề tài này, nhóm tác giả khái quát sơ bộ về phương
pháp sử dụng năng lượng (đặc biệt là năng lượng điện) của các nên công
nghiệp tiên tiến trên thế giới; Tiết kiệm năng lượng một cách triệt để đem lại
cho chúng ta lợi nhuận cao về kinh tế, tăng cường sức khỏe công nhân, tăng
tuổi thọ của thiết bị, tăng tính thương hiệu của công nghiệp cao su nói riêng,
và của nền công nghiệp Việt Nam nói chung, giảm lượng khí thải góp phần
bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện hết sức khó khăn, chúng ta phải
đồng bộ năm vấn đề sau:
o Phải có sự quyết tâm từ các cấp lãnh đạo của nhà máy:
o Phải có hệ thống đo lường, giám sát và điều khiển hiện đại (SCADA
hoặc tương đương):
o Việc bảo trì, bảo dưởng và độ ngũ bảo trì bảo dưỡng
o Chống lãng phí hành vi:
o Chống lãng phí kỹ thuật:
Minh chứng cho việc cải tiến kỹ thuật, nhóm nghiên cứu đưa ra giải pháp sử
dụng bánh đà (làm cắt giảm các xung tải cao tần) sau đó dùng biến tần để

điều khiển nguồn điện cấp vào động cơ. Kết quả mô phỏng và đo đạt được
cho thấy ý tưởng ban đầu hợp lý và khả năng ứng dụng vào thực tết khá cao.
Dựa vào điều kiện thực tế hiện tại, đề tài đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng
lượng từng bước từng phần có hướng đến cải tiến toàn cục cho toàn nhà
máy.
Khó khăn của đề tài:
o Đề tài gặp khó khăn nhất định khi chưa được thử nghiệm trên hệ thống
độc lập, tâm lý sợ hư hỏng chung cho cả hệ thống cơ khí của máy
băm búa làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của nhà máy. Ảnh
hưởng đến chi phí đền bù hoàn thiện lại cho nhà máy. Vì vậy kết quả
đo được cũng bị hạn chế, nhưng với kết quả có được qua phân tích
chúng tôi vẫn tự tin rằng tiềm năng tiết kiệm cho ngành sản xuất cao
su là rất lớn và có thể thực hiện được.
Nhóm thực hiện đề tài
Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Th.S. Trần Thanh Hải
T.S. Trịnh Hoàng Hơn

Trang 23



×