Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bài tập cá nhân công pháp 1 đề 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.49 KB, 5 trang )

Bài 7
Lãnh thổ của ba quốc gia A, B và C đều nằm trong lưu vực của sông quốc tế
Mika. Nhằm nâng cao trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng nguồn
nước sông Mika, A, B và C đã ký kết một điều ước quy định nghĩa vụ của các bên
không được tiến hành các hoạt động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng đến việc sử dụng
nguồn nước của quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, sau đó A và B lại thỏa thuận
hợp tác tiến hành các hoạt động khảo sát để xây một con đập tại đoạn sông Mika
chảy qua lãnh thổ A.
Quốc gia C đã lên tiếng phản đối vì cho rằng việc A và B xây đập sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến lượng nước của sông Mika tại các đoạn sông chảy qua C.
Khi công trình xây dựng đập thực hiện được một phần, C đã đưa ra những bằng
chứng chứng minh công trình xây dựng đập đã khiến lượng nước hạ nguồn sông
Mika bị cạn đi rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động nông nghiệp của
quốc gia C và khẳng định A và B đã vi phạm điều ước được ký kết giữa các bên,
đồng thời yêu cầu A và B phải dừng toàn bộ việc thi công con đập.
Trước hành động của C, A và B thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước
đã ký kết với C và tuyên bố vẫn tiếp tục tiến hành kế hoạch xây dựng đập của
mình. Hãy cho biết:
- Hai quốc gia A và B có quyền thỏa thuận xây dựng đập hay không? Vì sao?
- Thoả thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế của hai quốc gia A và B có
hợp pháp hay không? Vì sao?

1


Bài làm:
1. Hai quốc gia A và B có quyền thỏa thuận xây dựng đập hay không? Vì sao?
Hai quốc gia A và B không có
quyền thỏa thuận xây dựng đập với
các lý do sau đây:
Thứ nhất, A, B và C đã ký kết


một điều ước liên quan tới sông quốc
tế Mika; do đó, đây là một điều ước
đa phương;

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa

Nội dung điều ước
Mục đích

Nghĩa vụ

Nâng cao trách nhiệm của các

Các bên không được tiến hành các hoạt

quốc gia trong việc sử dụng nguồn

động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng đến

nước sông Mika;

việc sử dụng nguồn nước của quốc gia
thành viên khác;

Thứ hai, một nguyên tắc quan trọng trong điều ước quốc tế đó là nguyên tắc
Pacta sunt servanda (Điều 26 Công ước Viên 1969). Theo đó, các quốc gia khi đã
chấp nhận ràng buộc bởi một điều ước quốc tế thì phải tận tâm và thiện chí thực
hiên các cam kết mà điều ước đó đề ra.

2



Thứ ba, điều ước quốc tế đa phương này được kí kết trên cơ sở thỏa thuận và
bình đẳng giữa các quốc gia. Do đó, khi bàn bạc các vấn đề xoay quanh nội dung
điều ước điều chỉnh, phải được tất cả các bên tham gia bàn bạc và đồng ý;
Thứ tư, việc thỏa thuận của A và B lại liên quan trực tiếp tới nội dung điều
ước mà ba nước đã kí kết. A và B không hỏi ý kiến của C, mà trong khi đó, quốc
gia C cũng có những quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhất định. Việc thỏa thuận
này của quốc gia A và B sẽ phá vỡ mục đích cũng như nghĩa vụ mà điều ước đó
đặt ra.
Như vậy, có thể khẳng định rằng A và B không có thẩm quyền thỏa thuận
xây dựng đập.
2. Thoả thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế của hai quốc gia A và B
có hợp pháp hay không Vì sao?
Điều 54 Công ước Viên quy định về việc chấm dứt một điều ước do sự đồng
ý của các bên: “…Vào bất kì thời điểm nào, do sự đồng ý của tất cả các bên sau
khi đã tham khảo ý kiến của các quốc gia kí kết khác”;
Do đó muốn chấm dứt hiệu lực của điều ước này phải có sự đồng thuận của
cả ba quốc gia. Theo tình huống đề bài đưa ra, A và B vẫn tiếp tục thực hiện kế
hoạch và thi hành xây dựng con đập. Hậu quả là khiến lượng nước hạ nguồn sông
Mika bị cạn đi rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động nông nghiệp của
quốc gia C. Hành vi của A và B đã vi phạm nghiêm trọng mục đích và nghĩa vụ
của điều ước mà ba nước đã kí kết. Do đó, A và B không thể viện dẫn bất kì lý do
nào để chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế khi bản thân hai quốc gia này đã có
những dấu hiệu vi phạm. Hành vi thoả thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc
tế của hai quốc gia A và B là bất hợp pháp, không phù hợp với quy định chung của
luật quốc tế.
3



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật quốc tế
Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân – ThS, Chu Mạnh Hùng
Nxb. Giáo dục
2. Luật quốc tế- Những điều cần biết
Nxb. CAND, Hà Nội- 2010
3. Công ước viên về luật điều ước quốc tế năm1969

4


Bài 7
Lãnh thổ của ba quốc gia A, B và C đều nằm trong lưu vực của sông quốc tế
Mika. Nhằm nâng cao trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng nguồn
nước sông Mika, A, B và C đã ký kết một điều ước quy định nghĩa vụ của các bên
không được tiến hành các hoạt động làm ô nhiễm hay ảnh hưởng đến việc sử dụng
nguồn nước của quốc gia thành viên khác. Tuy nhiên, sau đó A và B lại thỏa thuận
hợp tác tiến hành các hoạt động khảo sát để xây một con đập tại đoạn sông Mika
chảy qua lãnh thổ A.
Quốc gia C đã lên tiếng phản đối vì cho rằng việc A và B xây đập sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến lượng nước của sông Mika tại các đoạn sông chảy qua C.
Khi công trình xây dựng đập thực hiện được một phần, C đã đưa ra những bằng
chứng chứng minh công trình xây dựng đập đã khiến lượng nước hạ nguồn sông
Mika bị cạn đi rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động nông nghiệp của
quốc gia C và khẳng định A và B đã vi phạm điều ước được ký kết giữa các bên,
đồng thời yêu cầu A và B phải dừng toàn bộ việc thi công con đập.
Trước hành động của C, A và B thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước
đã ký kết với C và tuyên bố vẫn tiếp tục tiến hành kế hoạch xây dựng đập của
mình. Hãy cho biết:
- Hai quốc gia A và B có quyền thỏa thuận xây dựng đập hay không? Vì sao?

- Thoả thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế của hai quốc gia A và B có
hợp pháp hay không? Vì sao?

5



×