Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

bài tập lớn môn kinh tế vĩ mô đại học hàng hải nhóm 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.15 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
===== =====

BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ VI MÔ

Gi¸o viªn híng dÉn: NguyÔn Kim Loan
Họ và tên:
Lớp:

Mai Phương Anh
KTB 48 – ĐH2

Hải phòng - 2008

1


BÀI TẬP LỚN
Môn: Kinh tế vi mô
A. Phần1 - Lý thuyết.
I. Giới thiệu chung về môn kinh tế vi mô ?
Kinh tế học là môn ngành khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận
hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng sử của từng thành viên tham gia
vào nền kinh tế nói riêng.
Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm của các mục tiêu
cạnh tranh. Cơ chế này nhằm giải quyết 3 vấn đề cơ bản : sản xuất cái gì ? sản xuất
như thế nào ? sản xuất cho ai? Quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước chính là
quá trình lựa chọn để quyết định tối đa 3 vấn đề cơ bản đó.
Nền kinh tế bao gồm các bộ phận hợp thành và sự tương tác giữa chúng với


nhau.Nền kinh tế có 3 bộ phận cơ bản sau:
- Người ra quyết định< các hộ gia đình các doanh nghiệp, chính phủ> bất cứ ai
và các tổ chức nào ra quyết định lựa chọn.
- Cơ chế phối hợp : Sự xắp xếp làm cho sự lựa chọn của các thành viên của nền
kinh tế tương thích với nhau.
Kinh tế học có 2 bộ phận quan trọng: Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô.
* Kinh tế học vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân
tích lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các tế bào kinh tế trong một nền kinh tế.
Cụ thể kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề sau:
- Mục tiêu của các thành phần kinh tế.
- Các giới hạn của các thành phần kinh tế.
- Phương pháp đạt được mục tiêu của các thành phần kinh tế.
Kinh tế học vi mô với tư cách là một môn khoa học cơ sở nghiên cứu bản chất
của các hiện tượng kinh tế. Tính quy luật và xu hướng vận động của các hiện
tượng và quy luật kinh tế.
* Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận kinh tế học nghiên cứu các vấn đề kinh tế
tổng hợp của các nền kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp …
* So sánh kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô:
2


Kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô

Nghiên cứu những vấn đề tiêu dùng
cá nhân, cung cầu sản xuất, chi phí
giá cả thị trường, lợi nhuận cạnh
tranh của các tế bào kinh tế.


Tìm hiểu để cải thiện kết quả hoạt
động của toàn bộ nền kinh tế. Kinh
tế vĩ mô nghiên cứu cả một bức
tranh lớn và quan tâm đến mục tiêu
kinh tế của cả một nền kinh tế

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô tuy khác nhau nhưng đều là những nội dung
quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt nhau mà bổ sung cho nhau, tạo
thành hệ thống của kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Thực tế đã
chứng minh, kết quả kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển
của các doanh nghiệp, của tế bào kinh tế trong sự tác động, ảnh hưởng của kinh tế
vĩ mô, của nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô tạo hành lang, tạo môi trường, tạo điều kiện
cho kinh tế vi mô phát triển. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải
quyết các vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh
doanh, mà không có sự điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý vĩ mô hay
quản lý Nhà nước về kinh tế, thì chẳng khác nào chỉ thấy từng cây mà không thấy
cả rừng cây, chỉ thấy từng tế bào kinh tế mà không thấy cả nền kinh tế.
∗ Đối tượng và nội dung cơ bản của kinh tế học vĩ mô.
- Kinh tế học vĩ mô là một môn khoa học kinh tế, một môn khoa học cơ bản
hay cung cấp kiến thức lý luận và phương pháp kinh tế cho các môn quản lý doanh
nghiệp trong các nganh kinh tế quốc dân. Nó là khoa học về sự lựa chọn hoạt động
kinh tế vi mô trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự lựa chọn để
giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của một Doanh nghiệp, một tế bào kinh tế: Sản
xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
- Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật, xu thế vận động tất yếu của các
hoạt động kinh tế vi mô, những khuyết tật của nền kinh tế thị trường và vai trò của
sự điều tiết.
- Để thực sự trở thành một môn khoa học về sự lựa chọn, kinh tế học vi mô
nghiên cứu ba vấn đề cốt lõi trên, lựa chọn các vấn đề cơ bản; tính quy luật và xu
hướng vận động của kinh tế vi mô; những khuyết tật của nền kinh tế thị trường và

vai trò của chính phủ, kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu tập trung vào một số nội dung
quan trọng nhất như vấn đề kinh tế cơ bản: cung và cầu, cạnh tranh và độc quyền,
cầu về hang hoá, cung và cầu về lao động sản xuất và chi phí, lợi nhuận và quyết
định cung cấp; hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của chính phủ…
3


∗ Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô
- Kinh tế học vi mô là khoa học kinh tế, là khoa học về sự lựa chọn các hoạt
động kinh tế tối ưu trong từng doanh nghiệp, từng tế bào kinh tế. Viêc nghiên cứu
kinh tế vi mô cần căn cứ vào các luận điểm của Mác về kinh tế thị trường. Nó quan
hệ chặt chẽ với môn khoa học kinh tếvĩ mô và kinh tế doanh nghiệp, cho nên cũng
có phương pháp nghiên cứu chung, đồng thời cũng có những phương pháp cụ thể
khác nhau.
a. Nghiên cứu những vấn đề lý luận, phương pháp luận và phương pháp lựa
chọn kinh tế tối ưu trong các hoạt động của kinh tế vi mô. Muốn vậy cần nắm
vững khái niệm, định nghĩa, nội dung, công thức tính toán, cơ sở hình thành các
hoạt động kinh tế vii mô, quan trọng hơn là rút ra được tính tất yếu và xu thế phát
triển của nó. Lựa chọn kinh tế tối ưu các hoạt động kinh tế vi mô phải luôn nắm
vững bản chất và phương pháp lựa chọn . Trong khi nghiên cứu cần thấy rõ sự khác
biệt và mối quan hệ chặt chẽ với các môn khoa học khác như kinh tế vĩ mô, kinh tế
doanh nghiệp, quản lý kinh doanh các doanh nghiệp, để phát triển hoạt động của
kinh tế vi mô.
b. Gắn chặt việc nghiên cứu lý lụân, phương pháp luận với thực hành trong
quá trình học tập . Thực hành là một phương pháp rất quan trọng để củng cố, nâng
cao những nhận thức về lý luận, phương pháp luận để giải quyết những vấn đề cụ
thể, các tình huống cụ thể trong hoạt động kinh doanh.
c. Gắn chặt việc nghiên cứu lý luận, phương pháp luận với thực tiễn sinh
động phong phú , phức tạp của các hoạt động kinh tế vi mô của các doanh nghiệp ở
việt nam và các nước. Chúng ta cần sử dụng những lý luận , phương pháp luận có

tính quy lụât chung đó để lam cơ sở phân tích hoạt động kinh tế vi mô, phát hiện
những mâu thuẫn đang diễn ra trong thực tiễn và trên cơ sở đó xây dựng các dự
đoán, đề ra các phương hướng, biện pháp phù hợp, nhằm phát triển có hiệu quả hơn
các hoạt động kinh tế vi mô.
d. Cần hết sức coi trọng việc nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm thực
tiễn về các hoạt động kinh tế vi mổtong các doanh nghiệp tiên tiến của Việt Nam và
của các nước trên thế giới. Trong quá trình thức hiện cần tiếp tục hoàn chỉnh, bổ
xung dự đoán và phản ứng của người tiêu dùng đối với giá cả một cách tốt hơn. Do
đó trong quá trình học cần tìm hiểu, nắm chắc thực tế phong phú phức tạp của các
hoạt động kinh tế vi mô để chứng minh và bổ xung cho nhận thức lý luận của môn
học.

4


e. Ngoài những phương pháp chung đã được vận dụng đối với môn học kinh
tế vi mô nêu trên còn có các phương pháp riên khác : phương pháp đơn giản hoá
việc nghiên cứu các mối quân hệ phức tạp, phương pháp cân bằng nội bộ, bộ phận
xem xét từng đơn vị vi mô, không xét đến sự tác động của các vấn đề khác.
Tóm lại kinh tế vi mô- một bộ phận của kinh tế học nghiên cứu bản chất của
các hiện tượng kinh tế, tính quy luật và các xu hướng vậnu động của các hiện tượng
và quy luật của kinh tế thị trường. Để nắm vững nội dung của kinh tế vi mô và
phương pháp ra quyết định bằng việc sử dụng công cụ kinh tế vi mô, chúng ta cần
tự nghiên cứu và thực hành kiến thức một cái có hệ thống.
II. Giới thiệu chung về lý thuyết cung cầu?
Lý thuyết cung cầu là một bộ phận cực kỳ quan trọngcủa kinh tế học. Lý thuyết
này giúp ta hiểu được cơ chế hình thành và điều chỉnh giá trong nền kinh tế thị
trường. Giá của hàng hoá chính là tín hiệu phối hợp các hoạt động của người tiêu
dùng, người sản suất và chủ các nguồn lực. Theo một quan điểm chung nhất thị
trường được hiểu là sự tương tác giữa cung và cầu. Trong một nền kinh tế các

thành phần kinh tế phản ứng với giá do thị trường xác định. Giá cả có ý nghĩa quyết
định đối với việc phân bổ các nguồn lực của xã hội.
a. Cầu< Demand>.
Cầu là số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại
các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định< các yếu tố khác không đổi>
Có 2 khái niệm liên quan là cầu cá nhân và cầu thị trường. Cầu thị trường là tập
hợp của tất cả cầu cá nhân với nhau theo chiều ngang.
Một điểm chung của các đường cầu là chúng nghiêng xuống dưới về phía bên
phải. Khi giá của hàng hoá và dịch vụ giảm thì lượng cầu tăng lên. Mối quan hệ đối
nghịch giữa giá và lượng cầu là rất phổ biến. Các nhà kinh tế gọ là luật cầu.
Vậy luật cầu là số lượng hàng hoá được cầu trong khoảng thời gian tăng lên khi
giá của hàng hoá giảm xuống và ngược lại.
Tại sao giá cao hơn lại dẫn đến lượng cầu giảm ? Đó là mối hàng hoá có thể bị
thay thế bởi các hàng hoá khác. Khi giá của hàng hoá nào cao lên người ta sẽ tìm
mua các hàng hoá thay thế khác để sử dụng.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu.
- Thu nhập của người tiêu dùng : Khi thu nhập thay đổi thì cầu của hàng hoá đó
cũng thay đổi.
5


- Số lượng người tiêu dùng : Một thị trường có nhiều người tiêu dùng hơn thì
cầu sẽ lớn hơn và ngược lại.
- Giá của các hàng hoá liên quan : Có tác dụng tới cầu của một hàng hoá cụ thể.
- Thị hiếu của người tiêu dùng : Khi người tiêu dùng thay đổi ý thícha thì quyết
định mua( cầu đối với ) hàng hoá cũng sẽ thay đổi.
- Kỳ vọng : Con người có các kỳ vọng về sự thay đổi của các yếu tố như giá, thu
nhập , thị hiếu…. và điều đó có ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng. Khi có
sự thay đổi của một trong các yếu tố đó đều làm cho lượng cầu thay đổi ở mọi mức
giá : Nó làm thay đổi cầu.

Chúng ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa cầu và các yếu tố đó dưới dạng
phương trình sau :
Dx = f(Px ;Py ; I ; N ; T ; E)
Trong đó Dx : cầu đối với hàng hoá
Px : giá hàng hoá
Py : giá hàng hoá có liên quan
I : thu nhập
N : Số lượng người tiêi dùng
T : Thị hiếu
E : Kỳ vọng
Để hiểu được cơ chế hình thành giá cả chúng ta xem xét yếu tố thứ hai của thị
trường. Đó là cung – hành vi của nhà sản xuất.
b. Cung < Supply >
- Cung là số lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán
tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
- Luật cung: Biểu hiện mối liên hệ giữa giá và lượng cung. Giá và lượng cung tỷ
lệ thuận với nhau.
Tại sao khi giá cao hơn lại dẫn đến lượng cung cao hơn? Câu trả lời ở đây là lợi
nhuận. Nếu như giá cả của các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất ra hàng hoá được
giữ cố định , thì giá hàng hoá cao hơn, có nghĩa là lợi nhuận cao hơn đối với nhà
sản xuất, họ sẽ sản xuất nhiều hơn và lôi kéo thêm nhiều nhà doanh nghiệp vào sản
xuất.

6


Ngoài giá bán bản thân hàng hoá còn có nhiều yếu tố khác xác định cung về
hàng hoá hoặc dịch vụ.
* Các yếu tố cơ bản là:
a. Giá của các yếu tố đầu vào: Có tác động rất lớn với quyết định cung của

doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều lên- cung tăng đường cung dịch chuyển ra bên
ngoài và ngược lai.
b. Thuế: Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thuế có ảnh hưởng đến
đường cung của doanh nghiệp vì rằng thuế là chi phí mà doanh nghiệp phải chịu.
Khi thuế đánh vào hàng hoá thì đường cung dịch chuyển lên trên ( Sang bên trái ).
c. Công nghệ sản xuất: Ảnh hưởng quyết định tới năng suất của các Doanh
nghiệp và do đó ảnh hưởng quyết định vào đường cung. Công nghệ tiến tiến làm
tăng khả năng sản xuất và do đó làm dịch chuyển đường cung xuống dưới ( sang
bên phải ).
d. Số lượng người sản xuất: Ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng hoá đwocj sản
xuất ra. Ảnh hưởng này là ảnh hưởng thuận chiều.
e. Giá của hàng hoá có liên quan trong sản xuất: Khi giá của hàng hoá thay thế
trong sản xuất tăng lên làm đường ucng của hàng hoá đang xét dịch chuyển lên trên
và ngược lại. Còn đối với hàng hoá bổ xung, tác động sẽ ngược lại.
Một sự thay đổi của bất cứ yếu tố nào nêu trên sẽ làm thay đổi lượng cung ở
mọi mức giá, nó làm thay đổi cung.
Như vậy cung biểu diễn mong muốn và khả năng của người bán chứ không thể
hiện quá trình mua bán trên thực tế. Cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng ta
có thể sản xuất mối quan hệ giữa cung và các yếu tố đó dưới dạng phương trình
sau:
Sx = f (Px, Py, T, N, Pi, CN)
Trong đó:
+ Sx: Là cung hàng hoá x
+ Px : Là giá của hàng hoá x
+ Py : Là giá của hàng hoá liên quan y trong sản xuất
+ T : Là thuế
+ N : Là số người trong sản xuất
7



+ Pi : Là giá của các yếu tố đầu vào
+ CN: Là công nghệ.
* Khi cầu đối với mặt hàng nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ
tìm cách đáp ứng nhu cầu đó :
Cân bằng thị trường xuất hiện tại mức giá, tại đó lượng cung và lượng cầu bằng
nhau. Mức giá đó gọi là giá cân bằng : sản lượng đó gọi là sản lượng cân bằng. Tuy
nhiên mức giá và sản lượng cân bằng không nhất thiết phải giống mức giá và sản
lượng bán ra.
Sự vận động tới điểm cân bằng có thể được minh hoạ bằng việc xem xét các
tình huống cầu thừa hoặc cung thừa. Đó là các tình huống trong đó tồn tại sức ép
làm thay đổi giá. Khi giá thay đổi lượng cung và lượng cầu cũng điều chỉnh cho tới
khi đạt được cân bằng.
* Khi giá trên thị trường khác với giá cân bằng sẽ xuất hiện trạng thái dư thừa
hoặc thiếu hụt.
+ Nếu giá thị trường lớn hơn giá cân bằng: Xuất hiện dư thừa hàng hoá, xuất
hiện sức ép làm cho giá giảm.
+ Nếu giá thị trường nhỏ hơn giá cân bằng: Xuất hiện thiếu hụt hàng hoá, xuất
hiện sức ép làm cho giá tăng.
Trong cả 2 trường hợp trên giá cả có xu hướng trở về trạng thái cân bằng. Trong
cả 2 trường hợp đó, lượng giao dịch trên thị trường đều nhỏ hơn lượng cân bằng.
* Có 4 trạng thái cân bằng của thị trường khi đường cung hoặc đường cầu dịch
chuyển.
P
+ Trạng thái 1: Khi cung dịch phải, trạng thái

S

cân bằng có xu hướng dịch phải và xuống

PE


dưới làm giảm giá cân bằng đồng thời làm

P

E

S’
E

tăng lượng cân bằng ở trạng thái này, người

D

tiêu dùng có lợi nhất.

QE QE’
P

+ Trạng thái 2: Khi cung dịch trái, trạng thái

S

cân bằng có xu hướng dịch trái và đi lên làm

PE

cho giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm.

PE’


8

E’
E

Q


D’

Q

QE QE'

+ Trạng thái 3: Khi cầu dịch phải, trạng thái

P

cân bằng có xu hướng dịch lên và lên trên
làm giá cân bằng tăng và lượng cân bằng tăng.

PE’

Trạng thái này người sản xuất có lợi nhất

PE

E’
E


D
P

QE’ QE

cân bằng có xu hướng dịch xuống và xuống

PE’

E

dưới làm cho giá cân bằng giảm và lượng

PE

D’

Q

+ Trạng thái 4: Khi cầu dịch trái, trạng thái

cân bằng giảm.

E’

D

D’


Q

QE’ QE

Vì mức giá cân bằng không phải là vĩnh cửu, mà sẽ thay đổi bất cứ lúc nào
khi đường cung và đường cầu dịch chuyển, cho nên chính phủ thường cố gắng
kiểm soát giá và điều tiết giá cả thị trường thông qua việc định ra các mức giá trần
(cao nhất) và giá sàn (thấp nhất). Tuy nhiên việc can thiệp này thường làm giảm
tính hiệu quả của thị trường. Chính những điều này sẽ dẫn đến dư thừa hoặc thiếu
hụt ở các mức giá quy định chứ không phải là một giải pháp cho vấn đề phân bố tài
nguyên.
Như chúng ta đã biết thuế đánh vào hàng hoá làm dịch chuyển đường cung lên
trên dẫn tới giá cân bằng cao hơn và sản lượng cân bằng thấp hơn, sự thay đổi của
giá là vấn đề đặc biệt quan trọng vì nó phản ánh ảnh hưởng của thuế. Khi thuế tăng
cả người tiêu dùng và nhà sản xuất đều phải chịu.
Tóm lại : Lý thuyết cung cầu là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong kinh tế
học. Lý thuyết này giúp ta hiểu được cơ chế hình thành và điều chỉnh giá trong nền
kinh tế thị trường. Hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN,
một mặt nhà nước cần có chính sách kinh tế - xã hội phù hợp nhằm phát huy tính
ưu việt của thị trường ; mặt khác các doanh nghiệp cần chủ động điều tra nhu cầu
của thị trường, đặc biệt là nhu cầu có khả năng thanh toán để có được kế hoạch sản
xuất và kinh doanh mang lai hiệu quả cao nhất.
9


Trong điều kiện hiện nay cầu có khả năng thanh toán ở Việt Nam còn thấp, nhất
là thị trường nông thôn Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là nhu nhập còn thấp, do
việc làm còn thiếu. Thực tế đó đòi hỏi một mặt phải phát triển cầu có khả năng
thanh toán trên cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ để tăng thu nhập ; mặt

khác nhà nước phải có chính sách thoả đáng về giá cả nông sản trong nông nghiệp,
nông thôn, cải cách chính sách tiền lương và phân phối thu nhập.
III. Giới thiệu chung về lý thuyết sản xuất.
Hoạt động trong cơ chế thị trường, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải tự đề
ra cho mình một hệ thống các mục tiêu như lợi nhuân, tăng trưởng, phát triển, an
toàn kéo dài tuổi thọ, bảo đảm và không ngừng nâng cao thu nhập cho các thành
viên…trong đó mục tiêu tổng hợp và quan trọng nhất là tối đa hoá lợi nhuận.
Sản xuất là hoạt động của các doanh nghiêp. Ở đây, sản xuất được hiểu theo
nghĩa rộng là bao gồm cả lĩnh vực lưu thông và dịch vụ…
Các doanh nghiệp chuyển hoá những đầu vào còn được gọi là các yếu tố sản
xuất, thành nhưững đầu ra còn gọi là sản phẩm.
Ví dụ: Một cửa hàng may dùng đầu vào như lao động, vải, kéo, máy khâu, chỉ…
để sản xuất những đầu ra như quần, áo, váy….
Các yếu tố sản xuất được chia thành lao động (L) và nguyên, nhiên, vật liệu,
thiết bị, máy móc….(K). Các yếu tố này này kết hợp với nhau trong quá trình sản
xuất và tạo ra những sản phẩm được ký hiệu là Q.
Một doanh nghiệp cơ chế sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc có thể sản xuất ra
nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất khinh doanh của doanh
nghiệp được thể hiện bằng một hàm sản xuất.
Vậy, hàm sản xuất là mối quan hệ kỹ thuật biểu thị lượng hàng hoá tối đa có thể
thu được từ các kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào( Lao động, vốn….) với
một trình độ công nghệ nhất định.
Hàm sản xuất tổng quát có dạng : Q = f ( x1,x2…..xn )
Trong đó : Q là sản lượng ( đầu ra)
X1, x2….xn là các yếu tố đầu vào.
Hàm sản xuất cho phép kết hợp các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ khác nhau
để tạo ra một mức sản lượng theo nhiều cách khác nhau.
10



Tuy nhiên để đơn giản ta chỉ xét 2 yếu tố đầu vào . L và K thì hàm sản xuất phổ
biến và hữu dụng có dạng :
Q= f ( L, K ) = aK βLα, trong đó a là một hằng số, α và β là những hằng số cho
biết tầm quan trọng tương đối của lao động và vốn trong quá trình sản xuất.
Để xây dựng mô hình sản xuất cần lưu ý tới các giả định sau :
+ Các yếu tố L và L là đồng nhất
+ Cả K và L đều có thể chia nhỏ vô cùng và là những biến độc lập.
+ Khi phân tích hành vi người sản xuất, người ta ngầm giả định rằng các hãng
hoạt động trong nền kinh tế thị trường có mục tiêu là lợi nhuận. Hàm sản xuất có
thể được biểu diễn bằng một phương trình, một bảng số liệu hoặc một mô hình nào
đó.
Mục đích của hàm sản xuất là xác định xem có thể sản xuất bao nhiêu sản phẩm
với lượng đầu vào khac nhau. Để làm rõ, ta sẽ xét các trường hợp sau : Sản xuất với
một đầu vào biến đổi và sản xuất với một đầu vào biến đổi và sản xuất với hai đầu
vào biến đổi.
1. Sản xuất với một đầu vào biến đổi :
Trường hợp này nghiên cứu sản xuất trong ngắn hạn, trong đó vốn là cố định,
còn lao động là biến đổi sao cho doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều đầu ra hơn
bằng cách tăng số lao động đầu vào. Hàm sản xuất ngắn là hàm một biến có dạng :
Q= f ( K, L ).
Để miêu tả sự đóng góp của yếu tố đầu vào biến đổi là lao động vào quá trình
sản xuất, người ta sử dụng khái niệm năng suất cận biến và năng suất bình quân của
lao động.
- Năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân (AP2) của lao động được định
nghĩa là sản lượng trên một đơn vị đầu vào lao động và được tính bằng công thức :
Năng suất bình quân (APl) = số lượng đầu ra/số lượng đầu vào lao động=Q/L
- Năng suất cận biên hay sản phẩm cận biên là mức sản lượng tăng thêm khi sử
dụng thêm một yếu tố đầu vào biến đổi, hoặc mức sảnh lượng giảm đi khi sử dụng
ít đi một đơn vị đầu vào biến đổi với điều kiện giữ nguyên mức sử dụng các đầu

vào cố định khác. Năng suất cận biên được tính theo công thức:
Năng suất cận biên (MPl) = thay đổi của tổng sản lượng/thay đổi của lượng lao
động = ΔQ/ΔL
11


* Mối quan hệ hình học giữa tổng sản lượng đầu ra, năng suất bình quân và
năng suất cận biên (của lao động) được thể hiên ở hình dưới đây :
Bảng giả định khi lượng tư bản K ở mức 10 thì kết quả tính toán năng suất cận
biên và năng suất bình quân được thể hiện như sau :

Tổng số lao
động (L)

Tổng số
vốn(K)

Tổng số đầu ra Năng suất bình
(Q)
quân (Q/L)

0

10

0






1

10

10

10

10

2

10

30

15

20

3

10

60

20

30


4

10

80

20

20

5

10

95

19

15

6

10

108

18

13


7

10

112

16

4

8

10

112

14

0

9

10

108

12

-4


10

10

100

10

-8

K
TP max

112
100
90
80
70
60
50
40
30
12

Năng suất cận
biên (ΔQ/ΔL)


20

10
0

L
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

30

Pmax

20
Năng suất bình quân


10

Năng suất cận biên

L
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Nhìn vào hình trên ta thấy: số đầu ra tăng cho tới khi nó đạt mức đầu ra là 112 rồi
sau đó giảm. Đoạn chấm chấm của đường tổng sản phẩm nói nên sản xuất
khôngvượt quá một đầu vào là 8 thì không có hiệu quả nữa. Còn đối với đường
năng suất cận biên và năng suất bình quân của lao động luôn là dương khi số đầu ra

tăng và âm khi số đầu ra giảm dần. Đường năng suất cận biên và năng suất bình
quân của lao động có liên quan chặt chẽ với nhau.Khi năng suất cận biên lớn hơn
năng suất bình quân thì năng suất bình quân tăng dân. Ngược lại,khi năng suất cận
biên nhỏ hơn năng suất bình quân thì năng suất bình quân giảm dần. Còn khi năng
suất bình quân bắng năng suất cận biên thì năng suất bình quân đạt tới điêm tối đa
(điểm M ).
13


Đối với hầu hết các quá trình sản xuất, sản phẩm cận biên của lao động giảm dần
ở một thời điểm nhất định.Quy luật năng suất cận biên giảm dần phát biểu rằng:
Năng suất cận biên của một đầu vàobiến đổi sẽ giảm dần khi sử dụng ngày càng
nhiều hơn đầu vào đó trong quá trình sản xuất. Thực tế đúng như vậy,nếu các yếu tố
đầu vào khác cố định mà số lao động sử dụng ngày càng tăng lên thì thời gian chờ
đợi sẽ nhiều hơn và do đó số sản phẩm cận biên của lao động sẽ giảm đi.
Quy luật năng suất cận biên giảm dần có ý nghĩa cả với lao độnh,cả đối với
vốn,nó tiều chế hành vi và quyết định của người sản xuất kinh doanh trong việc lựa
chọn các yếu tố đầu vào như thế nào để tăng năng suất,giảm chi phí và tối đa hóa lợi
nhuận.
2. Sản xuất với hai đầu vào biến đổi.
Trong dài hạn, hãng sản xuất với hai đầu vào biến đổi (vốn và lao động) sẽ liên
quan đến các đường đồng sản lượng. Vậy, đường đồng sản lượng hay đường đẳng
lượng là đường biểu thị tất cả những kết hợp các yếu tố đầu vào K và L khác nhau có
thể có để hãng sản xuất ra cùng 1 mức sản luợng đầu ra Q.
Đường đồng sản lượng cho thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi
đưa ra các quyết định sản xuất. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp có thể đạt
được 1 đầu ra đặc biệt bằng cách sử dụng những cách kết hợp khác nhau của các đầu
vào.
Họ các đường đồng sản lượng là tập hợp những đường đồng sản lượng dốc xuống
về phía phải, mỗi đường biểu thị một mức sản lượng lớn nhất có thể đạt được từ 1

tập nào đó, các đầu vào sử dụng cùng 1 hàm sản xuất.
K

KA
KB

A
AK

B
∆L

0

L

Độ nghiêng của mỗi đường đồng lượng cho thấy có thể dùng 1 số lượng đầu
vào này thay thế cho 1 số lượng đầu vào khác như thế nào trong khi đầu ra vẫn
không thay đổi. Chúng ta gọi độ nghiêng đó là tỉ suất kĩ thuật thay thế cận biên, kí
14


hiệu là MRTS. Cụ thể công thức thính tỉ lệ thay thế kĩ thuật cận biên của lao động
cho tư bản như sau:
MRTSl,k = -∆K/∆L = MPl/MPk
Ở đây có 2 trường hợp đặc biệt: Khi các đầu vào là thay thế hoàn hảo hoặc
bổ sung hoàn hảo trong sản xuất
K

K

B
Q3

Q2

A

Q2

K1

Q1

Q1

0

L

0

L1

L

a) Trường hợp các đầu vào có thể hoàn toàn thay thế cho nhau. Ở đây MRTS
là không thay đổi ở mọi điểm trên một đường đồng lượng là đường thẳng, nghĩa là
cùng 1 đầu ra có thể chỉ được sản xuất bằng lao động hay chỉ bằng vốn hoặc bằng
sự kết hợp lao động và vốn.
b) Trường hợp các đầu vào thay thế bổ sung hoàn hảo: Mỗi mức đầu ra đòi

hỏi 1 sự kết hợp riêng của lao động và vốn. Các điểm A,B là những kết hợp có hiệu
quả cao của các đầu vào.
Nếu số lượng tất cả các đầu vào sử dụng tăng lên theo 1 tỉ lệ nhất định, sản
lượng cũng tăng lên 1 tỉ lệ đúng bằng thế thì quá trình sản xuất biểu thị hiệu suất
không dổi của quy mô, nếu sản lượng tăng lớn hơn tỉ lệ đó thì quá trình sản xuất có
hiệu suất tăng của quy mô, nếu sản lượng tăng 1 tỉ lệ nhỏ hơn thì quá trình sản xuất
có hiệu suất giảm của quy mô. Đối với hàm sản xuất Cobb-Douglas tổng các hệ
suất α +β cho biết hiệu suất tăng, giảm, không đổi của quy mô (nếu α +β > 1, α
+β< 1, α +β = 1) .

IV. Giới thiệu chung về quyết định sản xuất tối ưu.
Doanh nghiệp quyết định sản xuất tối ưu thì điều kiện là chi phí thấp nhất và
đạt được lợi nhuận tối đa. Vì lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, nên
để tìm ra sản lượng tối đa hóa lợi nhuận ta phải phân tích doanh thu và chi phí của
nó.
15


Trước hết ta nghiên cứu chi phí ngắn hạn, tức là chi phí của thời kì mà trong
đó số lượng và chất lượng của 1 đầu vào không thay đổi.
- Tổng chi phí (TC) của việc sản xuất ra sản phẩm bao gồm giá trị thị trường
của toàn bộ tài nguyên sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó.
Người ta phân biệt 2 loại chi phí: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
- Chi phí cố định (FC) là những chi phí không đổi khi sản lượng thay đổi.
- Chi phí biến đổi (VC) là những chi phí tăng giảm cùng với mức tăng giảm
của sản lượng.
Tuy nhiên điều quan tâm cơ bản của người sản xuất là chi phí bình quân. Đó
là chi phí sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm.
Ở đây cần nhấn mạnh 1 vấn đề có tính quy luật , đó là quy luật năng suất cận
biên giảm dần vì vậy chi phí biến đổi bình quân có xu hướng tăng lên.

Một mối quan hệ nữa cần quan tâm là quan hệ giữa chi phí bình quân và chi
phí cận biên. Chừng nào chi phí cận biên thấp hơn ATC thì nó kéo ATC xuống.
Khi MC = ATC thì ATC không tăng không giảm và ở điểm tối thiểu (ATCmin).
Ngược lại chi phí cận biên cao hơn ATC thì tất yếu nó đẩy chi phí này lên.
Nếu thời gian ngắn đặc chưng bởi chi phí cố định thì trong thời gian dài tức
là khoảng thời gian dài đr để tất cả các đầu vào có thể thay đổi, không còn chi phí
cố định nữa.
Trong thời gian dài chúng ta có nhiều cơ hội để lựa chọn quy mô nhà máy và
số lượng thiết bị thích hợp. Vấn đề đặt ra là hãng phải lựa chọn những đầu vào như
thế nào để sản xuất một mức đầu ra nhất định với chi phí tối thiểu. Để thấy chi phí
của hãng phụ thuộc như thế nào vào mức sản lượng của nó trong dài hạn cần phải
xác định lượng đầu vào tối thiểu hóa chi phí của hãng tương ứng với mỗi mức sản
lượng và sau đó tính toán mức chi phí tạo thành.
Mặt khác doanh nghiệp quyết định sản xuất tối ưu khi được tối đa hóa lợi
nhuận vì lợi nhuận là động lực thúc đẩy của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Để nghiên cứu vấn đề tối đa hóa lợi nhuận, trước hết cần phải xem xét mối
quan hệ giữa chi phí cận biên và doanh thu cận biên.
- Chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm do sản xuất thêm 1 đơn vị.
Được tính bằng công thức:
MC = ∆TC/∆Q Hoặc MC = (TC)’Q
16


- Doanh thu cận biên (MR) là mức thay đổi tỏng doanh thu do tiêu thụ thêm
một đơn vị sản lượng. Được tính bằng công thức:
MR = ∆TR/∆Q Hoặc MR = (TR)’Q
Quy tắc chung của tối đa hóa lợi nhuận là: tăng sản lượng , chừng nào mà
doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên (MR>MC) thì dừng lại. Đây
chính là mức sản lượng tối ưu dể tối đa hóa lợi nhuận.
Ta xét tối đa hóa lợi nhuận trong 3 trường hợp: Tối đa hóa lợi nhuận trong

sản xuất ngắn hạn; tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất dài hạn; tối đa hóa lợi nhuận
trong điều kiện cạnh tranh độc quyền.
a) Trường hợp 1: Tối đa hóa trong sản xuất ngắn hạn.
Trong sản xuất ngắn hạn có 2 loại chi phí: Chi phí cố định và chi phí biến
đổi. Doanh nghiệp phải quyết định có nên tiếp tục sản xuất hay tạm ngừng sản xuất
và nếu tiếp tục sản xuất thì sản lượng cần xác định là bao nhiêu? Theo quy tắc
chung đã trình bày ở trên, doanh nghiệp tiếp tục tăng sản lượng khi doanh thu cận
biên vượt quá chi phí cận biên.
Doanh nghiệp sẽ đạt được tối đa hóa lợi nhuận ở mức sản lượng mà ở đó
doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên.
Chúng ta cần phải chú ý: Doanh thu cận biên vừa bằng với giá cả tiêu thụ sản
phẩm.
Dưới đây biểu hiện các mối quan hệ giữa doanh thu cận biên (MR), chi phí
cận biên (MC), chi phí biến đổi bình quân (ATC). Thông qua mối quan hệ này để
xem xét thái độ ứng xử của doanh nghiệp trong 4 khả nảng khác nhau.
P

MC
A

ATC
D1=MR1

P1

AVC
P2

D2=MR2
S


B
C

D3=MR3

P3
D

D4= MR4

17


P4

T
Q4

Q3

Q3

Q1

Q

* Khả năng 1: Nếu giá trị trường chấp nhận là P1, đường cầu và doanh thu cận
biên D1 và MR1; doanh nghiệp có thể sản xuất là Q1 đơn vị hàng hóa, tương ứng
điểm A nơi gặp nhau của 2 đường MC = MR1.

Do ATC nhỏ hơn giá cả nên doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Như vậy doanh
nghiệp tối đa hóa lợi nhuận tại điểm A (MC=MR1)
* Khả năng 2: Giá cả thị trường giảm xuống mức P 2, MC và MR2 gặp nhau ở điểm
B. Điểm B là điểm tối thiểu của ATC. Nếu doanh nghiệp sản xuất lượng Q 2 tương
ứng với điểm B, doanh nghiệp sẽ hòa vốn, không có lãi và cũng chưa bị lỗ. Điểm B
cũng là điểm gặp nhau giữa ATC và giá bán (P = ATCmin).
* Khả năng 3: Nếu giá cả tiếp tục giảm xuống mức P3, MC và MR3 sẽ gặp nhau tại
điểm C, tương ứng với sản lượng Q 3 do đó tổng chi phí bình quân (ATC) lớn hơn
giá bán nên tỏng doanh thu không đủ bù dắp chi phí, doanh nghiệp bị lỗ vốn. Trong
trường hợp này doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất. Nếu không ngừng sản xuất mà
vẫn tiếp tục sản xuất với sản lượng Q3, doanh nghiệp có thể giảm bớt số lỗ vốn
bằng cách lấy khoản chênh lệch giữa giá bán với chi phí biến đổi bình quân để bù
dắp vào khoản chi phí cố định.
* Khả năng 4: Nếu giá cả giảm tới mức P4. Đường doanh thu cận biên gặp chi phí
cận biên tại điểm T. Tại điểm này nếu doanh nghiệp giảm sản lượng tới mức Q 4 thì
doanh nghiệp vẫn bị lỗ vốn vì giá bán thấp hơn cả ATC lẫn AVC. Quyết định khôn
ngoan của doanh nghiệp là ngừng sản xuất.
b) Trường hợp 2: Tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất dài hạn.
Trong sản xuất dài hạn khôn còn chi phí cố định, doanh nghiẹp có thể quyết định
nên xây dựng một năng lực sản xuất đến mức nào là tối ưu , tức là sản lượng chi
phí cố định tối ưu.
Để tối đa hoá lợi nhuận , có thể sử dụng phương pháp trình bày ở trên nhưng loại
trừ chi phí cố định có nghĩa là mọi chi phí đêu biến đổi như phương pháp ngắn
hạn , doanh nghiệp coi giá trị thị trươờg là cho trước và là doanh thu cận biên của
doanh nghiệp . Doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng khi nào doanh thu cận biên còn lớn
hơn chi phí cận biên .
Doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng khi chi phí cận biên vượt doanh thu cận biên
(MC>MR) .
18



Doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa băng việc cân bằng doanh thu cận biên và chi
phí cận biên.
c)Trường hợp 3 : Tối đa hoá lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh và dộc
quyền .
-Hành vi và quyết định tối đa hoá lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh hoan hảo :
cac doanh nghiệp chỉ tăng cường nếu hoạt dộng nào có doanh thu tăng thêm vượt
mức chi phí tăng thêm , tức là MR>MC . Danh nghiệp sẽ ngừng hoạt động nếu
doang thu tăng thêm nhỏ hơn chi phí tăng thêm , tứ là MRtăng về sản lượng làm tăng doanh thu nhiều hơn chi phí thì việc tăng sản lượng đó
sẽ làm tăng lợi nhuận , còn trường hợp còn lại nếu một sự gia tăng về sản lượng
làm thu nhập ít hơn chi phí thì việc tăng sản lương đo sẽ làm giảm lợi nhuận . Vì
vậy doanh nghiệp lưa chọn mức sản lượng mà ở đó có MR = MC . Ơ mức sản
lượng này doanh nghiệp sẽ tối đa hoá được lợi nhuận . Nếu mức gia tăng đầu vào
trong quá trình sản xuât mang lại nhiều thu nhập cao hơn chi phí , thì việc gia tăng
đầu vào này sẽ mang lại thêm thu nhập ít hơn so với chi phí , thì việc gia tăng này
sẽ làm giảm lợi nhuận , vì vậy doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sử dụng đầu vào ở
mức sản phẩm doanh thu cận biên ( MRP ) bằng chi phí cận biên của nó. Khi đó lợi
nhuận sẽ đạt cực đại.
-Hành vi và quyết định tối đa hóa trong điều kiện độc quyền: biểu hiện tạp trung
nhất của vấn đề này là quyết định ró lượng Q và giá cả P hàng hóa bán ra trên thị
trường. Bất kì 1 doanh nghiệp nào đều muốn tăng lợi nhuận bằng việc tăng sản
lượng cho đến khi đảm bảo MR =MC. Vì vậy nguyên lí cơ bản của việc tối đa hóa
lợi nhuận trong điều kiện độc quyền tương tự với cạnh tranh hoàn hảo. Chỉ có sự
khác nhau chủ yếu là: đối với 1 doanh nghiệp độc quyền thì doanh thu cận biên
(MR) không bằng với giá cả ( P ). Doanh thu của 1 đơn vị sản lượng tăng thêm
được bán ra nhỏ hơn giá ở mức giá những đơn vị này được bán ra. Không giống
như thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp độc quyền không thể bán tất cả
thứ họ muốn bán ở mức giá thị trường hiện hành. Muốn tối đa hóa lợi nhuận nhà
độc quyền phải đảm bảo quy tắc: MR = MC

-Hành vi quyết định lợi nhuận tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh đọc
quyền
+Về ngắn hạn: cạnh tranh độc quyền giống như độc quyền đều đảm bảo MR = MC
khi tối đa hóa lợi nhuận
+Về dài hạn: tất cả lợi nhuận thuần túy sẽ được cạnh tranh bằng hết. Mỗi doanh
nghiệp sản xuất một số lượng ở mức nhu cầu trùng với chi phí trung bình dài hạn
19


(LAC). Do giá cả bằng chi phí trung bình nên cân đối lợi nhuận = 0 nhưng vì nhu
cầu đi xuống → doanh nghiệp không sản xuất ở mức chi phí trung bình dài hạn tối
thiểu như trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo. Trong trạng thái cân đối dài hạn
này thì chi phí cận biên dài hạn bằng doanh thu cận biên.
Vậy: doanh nghiệp sẽ quytế định sản xuất tối ưu khi và chỉ khi doanh nghiệp tìm
thấy lợi nhuận tối đa.

Phần II: Tính toán
I- Thị trường có số liệu sau

Giá P

103đ

72

96

120

144


168

192

223

230

Lượng cầu

1000sp

128

104

80

56

32

8

6

4

Lượng cung


1000sp

18

34

50

66

82

98

130

152

II- Doanh nghiệp CTHH tham gia sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ cho thị
trường có:
Hàm chi phí sản xuất: TC = 4Q2 + 30Q + 100
LTC = 4Q2 + 120Q
(1) Hãy xây dựng phương trình đường cung và đường cầu của thị trường? Xác định
giá và lượng cầu cân bằng của thị trường? Tính tổng mức chi tiêu của người tiêu
dùng và độ co giãn của cầu theo giá trị mức cân bằng.
(*) Theo đề bài ta có phương trình đường cung và phương trình đường cầu là
những phương trình tuyến tính (dạng đường cung, đường cầu là dạng đường thẳng
do giá và lượng biến đổi đều). Do đó phương trình có dạng: P = a + bQ
- Dựa vào bảng cung ta có hệ phương trình:

72 = a + 18b

a = 45

96 = a + 34b

b = 1.5
20


Vậy phương trình đường cong là: Ps = 45 + 1.5Qs
- Dựa vào bảng cầu ta có hệ phương trình:
72 = a + 128b

a = 200

96 = a + 104b

b = -1

Vậy phương trình đường cầu là: PD = 200 - QD
- Thị trường cân bằng khi thỏa mãn tại mức giá mà người mua đồng ý mua và người
bán đồng ý bán. Đường cầu và đường cung cắt nhau tại điểm cân bằng E. Tương ứng
ta có PE và QE. Từ đó ta có:

P S = PD = PE
QS = QD = QE

Vậy giá và lượng cầu cân bằng được xác định bằng hệ sau:
PE = 45 + 1.5QE


PE = 138

PE = 200 - QE

QE = 62

Vậy giá cân bằng là PE = 138.000 (đồng)
Lượng cân bằng là QE = 62.000 ( sản phẩm)
*Ta có: tổng doanh thu của người sản xuất cũng bằng tổng mức chi tiêu của người tiêu
dùng. Vậy tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng =TR=138 x 62=8556.106 (đồng)
(*)Độ co giãn của cầu theo giá tại mức cân bằng được tính bằng công thức :
EDx,t(tại E) = %∆QDx,t / %∆PDx,t = dQ/dP * PE/QE
= (dQDx,t)P.PE/QE = (200-PD)’* 138/62=-69/31
(2)Nếu chính phủ thực hiện chính sách kiểm soát giá cụ thể Psàn = 150000(đồng),
Ptrần = 90000(đồng). Thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường ?
(*)Xét trường hợp : Chính phủ thực hiện chính sách kiểm soát giá với
Psàn=150000(đồng)

21


Nhìn vào hình vẽ ta thấy khi chính phủ thực hiện chính sách kiểm soát giá với
Psàn=150000(đồng) thì sẽ xảy ra hiện tượng dư thừa sản phẩm vì người mua có xu
hướng giảm, người sản xuất có xu hướng tăng. Số lượng dư thừa là :
70 – 50 = 20 (nghìn sp)
P
(nghìn đồng)
200


S

150
E

138

45

D
0

50

62

70

200

Q
(nghìn sp)

(*)Xét trường hợp : Chính phủ thực hiện chính sách kiểm soát giá với Ptrần = 90000
(đồng)
Nhìn vào hình vẽ ta thấy : Khi chính phủ thực hiện chính sách kiểm soát giá với
Ptrần = 90000(đồng) thì sẽ xảy ra hiẹn tượng thiếu hụt sản phẩm vì người mua có
nhu cầu mua nhiều , người sản xuất có xu hướng giảm. Số lượng thiếu hụt là :
110 – 30 = 80 (nghìn sp)


22


S

200

138
90
45
D
0

30

62

110

200

Q
(nhgìn sp)

(3)Nếu chính phủ áp dụng chính sách thuế vào doanh nghiệp
a,Thuế cố định T = 4 triệu, giá và sản lượng đơn vị sản phẩm bán ra thị trường thay
đổi như thế nào ?
* Sự kiện phải trả 1 khoản thuế cố định T = 4 triệu sẽ không làm thay đổi giá bán
và sản lượng bán ra của doanh nghiệp mà chỉ có tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
bớt đi 4 triệu

b,Thuế suất t = 3000 đồng / sp thì giá và sản lượng cân bằng mới của thị trường sẽ
thay đổi như thế nào ? Vẽ đồ thị minh họa tác động của thuế đối với từng thành
viên kinh tế như thế nào ?
(*)Nếu chính phủ đánh thuế 3000 đồng / 1 sp thì đường cung sẽ dịch chuyển lên
trên
Phương trình đường cung mới là: PS’ = 45 + 1,5QS + 3 = 48 +1,5QS’
Phương trình đường cầu không thay đổi : PD = 200 – QD
Vậy giá và lượng cân bằng mới sẽ được xác định bởi hệ sau
PE’ = 48 + 1,5QE’

PE’ = 139,2

PE’ = 200 – QE’

QE’ = 60,8
23


Khi chính phủ đánh thuế : - giá cân bằng mới : PE’ = 139200 (đồng)
- lượng cân bằng mới : QE’ = 60800 (sp)
(*)Tác động của thuế với từng thành viên kinh tế là : nhà nước sẽ thu được 3000
đồng mỗi sản phẩm từ việc đánh thuế doanh nghiệp, trong đó người mua chịu 1200
đồng, người sản xuất sẽ chịu 1800 đồng

(4)Hãy xác định mức sản lượng tối ưu mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường để
thu lợi nhuận cao nhất nếu Ptt = 100000 đồng ? Giá bán, sản lượng, DT, LN là bao
nhiêu/
(*)Điều kiện để đạt được mức sản lượng tối ưu mà doanh nghiệp cung cấp ra thị
trường để thu lợi nhuận cao nhất là : Ptt = MC
↔ Ptt =(TC)’Q

↔ 100 = 30 + 8Q
↔ Q = 8,75 (nghìn sp)
24


-Giá mà doanh nghiệp bán ra là : P = 45 + 1,5 . 8,75 = 58,125 (nghìn đồng)
-Doanh thu mà doanh nghiệp đạt được là : TR = PQ = 58,125 . 875 .106
= 508593750 (đồng)
-Lợi nhuận hãng thu được là :
π = TR – TC = 508593750 – 306512600 = 202081150 (đồng)
(5)Xác định giá và sản lượng doanh nghiệp hòa vốn
-Doanh nghiệp hòa vốn ↔ P = ATCmin
TC 4Q 2 + 30Q + 100
100
=
= 4Q + 30 +
Q
Q
Q
Ta có :
100
ATCmin ↔ 4 − 2 = 0 ↔ Q 2 = 25 ↔ Q = 5(nghìnsp )
Q
ATC =

Ta có : ATC = 4Q +

100
100
+ 30 ≥ 2 4Q ×

+ 30 = 40 + 30 = 70
Q
Q

Vậy doanh nghiệp sẽ hòa vốn khi : -Sản xuất 500(sp)
-Giá bán P = 70000(đồng)
(6)Xác định giá tại đó doanh nghiệp quyết định ngừng sản xuất trong ngắn hạn,
xuất ngành trong dài hạn
(*)Trường hợp 1 : Quyết định trong ngắn hạn : P ≤ ATCmin
Theo câu 5 ta có ATCmin = 70000(đồng)
Vậy doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất khi P ≤ 70000(đồng)
(*)Trường hợp 2 : Quyết định trong dài hạn : P ≤ LACmin

Ta có LAC = LTC / Q = (120Q + 4Q2) / Q = 120 + 4Q
AVCmin ↔ (120 + 4Q)nhỏ nhất
Mặt khác Q ≥ 0
25


×