Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Cách viết CV và kỹ năng cần có để có bản CV tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.09 KB, 12 trang )

I.

Cách viết CV.

Để có hồ sơ lý lịch ấn tượng thực sự thì bạn cần phải biết điểm mạnh bạn có phù
hợp nhất với công ty, với vị trí bạn muốn ứng tuyển, tận dụng điểm mạnh đó một
cách triệt để nhất.
Nội dung của một CV, CV xin việc hiệu quả, rõ ràng bao gồm:
1. Thông Tin Cá Nhân
Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.
Lưu

ý:

Bạn

nên

chọn

một

E-mail

"nghiêm

túc",



dụ



như

(hoặc @gmail.com) hoặc một email tương tự kiểu như
thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau
này.Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu deptraikhonglangnhang@...
langtuvotinh@... Girlxinhvaratthongminh@... những E-mail như vậy sẽ gây mất
thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy
bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.
2. Học Vấn
Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên
quan.Thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có). Các văn bằng chứng chỉ liên
quan tới yêu cầu công việc mà bạn ứng tuyển như: tin học văn phòng, bằng tiếng


anh.
3. Kinh Nghiệm Làm Việc Và Thành Tích
Các thông tin đi kèm dưới mỗi vai trò bạn đã trải qua không nên quá đơn giản chỉ
là một bản tóm tắt mô tả công việc trước đó.Hãy nêu rõ vị trí, công việc và các
thành quả đạt được trong công việc, bạn đã làm những gì để được thành quả
đó.Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình nguyện. Nếu bạn mới ra trường chưa
từng đi làm thì những kinh nghiệm trong công tác trường lớp, đoàn hội, đi làm
thêm, partime cũng nên đưa vào để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sâu hơn
kĩ năng và con người của bạn. Hãy làm nổi bật các hoạt động bạn đã từng tham
gia/tổ chức, nhất là khi những hoạt động đó có liên quan trực tiếp đến công việc
bạn đang ứng tuyển.
Đây là phần rất quan trọng trong CV xin việc của bạn vì nó thể hiện những điều
bạn đã làm được, cá tính con người bạn.
4. Các Kỹ Năng Có Liên Quan Đến Công Việc Mà Bạn Cần Có Trong Cv Xin Việc
Thông Dụng:

Kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng giao tiếp – kỹ năng thuyết trình. Kỹ năng
quản lý thời gian. Kỹ năng quản lý dự án. Kỹ năng làm việc nhóm…


Các kỹ năng này nên liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển, không nêu một
cách sáo rỗng mà nên chứng minh nó qua các hoạt động, công việc bạn đã làm và
nghĩ xem bạn có kỹ năng đó nhờ đâu hay đã được ứng dụng vào công việc gì rồi.
5. Sở Thích
Phần này cũng góp phần thể hiện con người, cá tính riêng của bạn, nên trình bày
chính xác với thực tế con người bạn và phù hợp với công việc bạn ứng tuyển.
Đừng nên ghi kiểu bạn thích đọc sách nhưng thực tế thì không như vậy, tới khi nhà
tuyển dụng hỏi tới sách gì?Nhà văn nào?Thể loại nào bạn lại không thể trả lời được
thì thật là trớ trêu.
Tạo một CV ấn tượng là cần thiết, tuy nhiên phải thực sự ấn tượng đúng với con
người của bạn, không nên tìm cách thể hiện bản thân một cách hoàn mỹ, hình mẫu
không đúng với bản chất của mình, điều đó sẽ bị nhà tuyển dụng phát hiện ngay
khi đọc CV hoặc phỏng vấn bạn.
6. Thông Tin Người Tham Khảo
Khi bạn mua một món hàng bất kỳ, bạn điều cần những thông tin tham chiếu từ
bạn bè, người thân... CV cũng vậy, những thông tin mà bạn đưa đến cho Nhà tuyển
dụng, họ cũng cần những thông tin tham chiếu về bạn - từ thông tin Người tham
khảo. Khi bạn là người đã đi làm thì Người tham khảo ở đây là Sếp, đồng nghiệp
nơi bạn từng làm việc.Hoặc bạn là sinh viên mới ra trường thì Người tham khảo sẽ


là Cố vấn học tập, hoặc Giáo viên hướng dẫn luận văn của bạn. Tuy nhiên, nếu
thông tin Người tham khảo là cha mẹ, hoặc bạn bè của bạn thì mức độ tham chiếu
của bạn không được cao. Cuối cùng, trước khi bạn điền thông tin Người tham khảo
vào CV của mình, hãy xin phép họ trước nhé.


Cách viết cv xin việc tiếng Anh chuẩn
Lưu Ý Tránh Những Lỗi Thông Thường Sau:
Nếu bạn muốn nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với bạn ngay từ vòng CV, bạn nên
tránh các lỗi thông thường sau:


- Không có bằng chứng đầy đủ
Những thông tin vô căn cứ sẽ không được chập nhận. Bạn nên chứng minh bạn có
những gì nhà tuyển dụng cần để đưa ra ví dụ trong CV của mình. Ví dụ: Một mẫu
dự án bạn đã thực hiện và thành công, các văn bằng chứng chỉ…
- Quá chung chung
Nhiều ứng viên thường chỉ viết CV xin việc theo một mẫu chung chung vì họ
muốn giữ những lựa chọn khác nữa của họ, trừ khi bạn thể hiện một cách rõ ràng
mình là ai và bạn làm được điều gì và mình có gì phù hợp với công việc đang ứng
tuyển với một CV chung chung như vậy, sẽ chẳng để lại ấn tượng gì cho nhà tuyển
dụng và chả có lý do gì để họ chọn bạn.
- Lỗi chính tả
Nhiều CV xin việc có các lỗi chính tả và thường bị loại ngay từ đầu. CV của bạn
cần phải hoàn hảo nếu bạn muốn chứng minh tính chuyên nghiệp và thể hiện sự
chú ý đến từng chi tiết của bạn.
Viết những gì đúng sự thật và ngắn gọn dễ nhìn và quan trọng nhất tạo thiện cảm
khi đọc với nhà tuyển dụng. Chỉ cần một vài kỹ năng hoặc mẹo nhỏ cùng với chút
kiến thức chuyên ngành. Bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng.


Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình xin việc
của bạn. Cách viết CV cũng việc có phần nào đó giống với cách viết email xin
việc, đều là những mẫu thư điện tử cho nên các bạn cần phải cẩn thận và đọc kỹ lại
các thông tin trước khi quyết định gửi nhé
Ngoài ra, sau khi xin được một công việc yêu thích và được đi đào tạo cũng như

công tác, các bạn có thể tham khảo bài cách viết giấy giới thiệu phù hợp với tiêu
chuẩn của cơ quan nhà nước, tập thể, cá nhân để có được một giấy giới thiệu tốt
nhất với đối tác của mình
II. 10 kỹ năng cần thiết.
1. Kĩ năng làm việc nhóm
Không quan trọng bạn đang ứng tuyển cho vị trí nào, đa số các công việc bây giờ
đều cần bạn là một người biết làm việc nhóm. Không những phải biết làm việc
nhóm, mà còn phải giỏi xử lý công việc trong nhóm ví dụ như giao việc cho mọi
người, giải quyết xung đột khi gặp phải chẳng hạn.
Bạn đang lo lắng vì mình không có kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing mà vẫn
muốn ứng tuyển vào đây? Hãy đưa kĩ năng làm việc nhóm vào – vì đó là một kĩ
năng cực kì quan trọng trong ngành này. Bạn đã có kinh nghiệm làm việc nhóm
chưa ư? Hãy nhớ đến những lần làm bài tập cùng bạn bè, những công việc parttime hay các hoạt động tình nguyện của bạn.


2. Problem-Solving Skills (Kĩ năng giải quyết vấn đề)
Người làm việc với khách hàng cần kĩ năng giải quyết vấn đề. Người phát triển
web cần kĩ năng giải quyết vấn đề. Một thanh niên design đẹp cũng cần kĩ năng
giải quyết vấn đề. Người làm marketing lại càng cần kĩ năng giải quyết vấn đề.
Không quan trọng công việc nào bạn đang ứng tuyển, kĩ năng giải quyết vấn đề
kiểu gì cũng là một kĩ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm trong công việc đs.
Kĩ năng giải quyết vấn đề nghe chung chung quá nhỉ? Tuỳ thuộc vào từng công
việc mà kĩ năng này chia nhỏ thành những công việc khác nhau. Ví dụ người làm
Marketing phải giải quyết vấn đề làm thế nào để quảng cáo hiệu quả hơn. Người
làm Customer Service phải giải quyết vấn đề làm thế nào để khách hàng hài lòng
hơn với dịch vụ.
Mỗi ngày bạn đều đang giải quyết một đống vấn đề xung quanh mà. Vì vậy khi
ứng tuyển vào một công việc hay được gọi đi phỏng vấn, đừng ngần ngại chia sẻ
với nhà tuyển dụng những vấn đề mà bạn gặp phải và cách bạn giải quyết như thế
nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.

3. Planning and Organizational Skills (Sắp xếp và lập kế hoạch)
Rất nhiều công việc đòi hỏi kĩ năng sắp xếp và có tổ chức. Đặc biệt là những công
việc như chạy sự kiện, quản lý dự án thì càng đỏi hỏi kĩ năng này nhiều, với kĩ


năng này bạn phải luôn đảm bảo mọi thứ diễn ra theo tuần tự, không bị lộn xộn
lung tung.
Đặc biệt là các công việc marketing rất đòi hỏi cao kĩ năng lập kế hoạch. Một
chiến dịch Marketing chuẩn mực phải có mục tiêu rõ ràng, đối tượng hướng đến cụ
thể và phương án làm việc cụ thể cho từng thành viên trong team.
Nếu bạn đi phỏng vấn và được hỏi về kĩ năng này, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng
về một dự án phức tạp, nhiều bước mà bạn đã từng làm để nhà tuyển dụng thấy
được kĩ năng của bạn nhé.
4. Data Analysis (Phân tích dữ liệu)
Không phải cứ làm IT hay tính toán thì mới cần phân tích dữ liệu nhé. Ngay cả
người làm Marketing hay Customer Service cũng cần phân tích dữ liệu khách hàng
cũng như các dữ liệu quảng cáo để đánh giá hiệu quả công việc và độ hài lòng của
khách hàng.
Nếu bạn là một người giỏi làm việc với các con số, thì chắc hẳn bạn là người rất
khá về kĩ năng này. Tuy nhiên kể cả khi bạn không giỏi về số má lắm nhưng vẫn có
kĩ năng tổng hợp vấn đề, thì bạn vẫn là một người có kĩ năng phân tích tốt.


Nếu nhà tuyển dụng hỏi về kĩ năng này của bạn, hãy kể về một lần bạn sử dụng kĩ
năng này để tăng lượt view trên blog cá nhân của bạn, hay bạn đã phân tích tình
hình ra sao để tăng lượng follower cho Instagram của bạn chẳng hạn.
5. Kĩ năng viết báo cáo
Viết báo cáo ở đây là báo cáo nghiêm túc về kết quả làm việc, về nội dung dự án
chứ không phải báo cáo chung chung như bạn làm báo cáo thực tập ở trường đâu
nhé. Kĩ năng viết báo cáo đòi hỏi bạn phải biết thu thập và tổng hợp thông tin, từ

đó dùng ngôn từ dễ hiểu và dễ đọc nhất để viết thành một bản tóm tắt hoàn chỉnh,
khiến ai đọc cũng hiểu.
Mục đích của báo cáo là gì: để giúp mọi người nắm bắt được công việc của mỗi
người và của đồng nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian cho mọi người khi kiểm tra
công việc.
6. Adaptability (Kĩ năng thích nghi)
Từ khi tốt nghiệp cho đến lúc bạn có một công việc ổn định, chắc bạn còn phải đổi
việc và đổi ngành nghề nhiều lần. Vì vậy bạn cần có kĩ năng thích nghi tốt với môi
trường làm việc khác nhau và các công việc khác nhau, từ đó giúp bạn dễ dàng bắt
đầu với công việc mới hơn.


Nếu đi phỏng vấn bị hỏi về câu này, hãy kể cho nhà tuyển dụng nghe về một lần
bạn đã ‘vượt qua thử thách’ và hoà nhập với một cộng đồng mới như thế nào.
7. Research Skills (Kĩ năng nghiên cứu)
Bạn đang dùng Google mỗi ngày đúng không? Nhưng bạn có chắc là mình biết
tuốt về cách dùng Google sao cho đúng và tìm kiếm được những thông tin cần thiết
không?
Kĩ năng tìm kiếm thông tin là một trong những kĩ năng rất cần thiết trong đa số
mọi công việc, đặc biệt là công việc đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường như
Marketing chẳng hạn. Ngoài ra kĩ năng tìm kiếm thông tin còn giúp bạn tìm được
nhiều thông tin hơn về vị trí ứng tuyển và công ty bạn định ứng tuyển để biết nhiều
hơn về công ty đó và sẵn sàng đi phỏng vấn đó.
8. Project Management Skills (Kĩ năng quản lý dự án)
Rất nhiều công việc đòi hỏi bạn phải làm leader hoặc quản lý một dự án nho nhỏ.
Nếu mà ở trường bạn được làm leader của nhóm học hay đi làm tình nguyện viện
được làm trưởng nhóm rồi, thì ít nhiều bạn cũng đã có chút kinh nghiệm về vấn đề
này.



Kĩ năng quản lý dự án bao gồm rất nhiều kĩ năng nhỏ hơn bên trong nó, ví dụ như
là: kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng làm nhiều việc một lúc, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng
thương thuyết chẳng hạn.
Để chứng tỏ mình giỏi những kĩ năng này, tốt nhất bạn nên học dần những phần
mềm giao việc thông dụng như Trello, Slack, Google Drive hay Wunderlist chẳng
hạn.
9. Emotional Intelligence
Emotional Intelligence hay dịch ra tiếng Việt nôm na là trí tuệ cảm xúc – là kĩ năng
kiểm soát được cảm xúc của bản thân để có thể làm việc tốt với người khác. Người
kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, cụ thể là cơn tức giận của mình thì sẽ dễ dàng
làm việc tốt với người khác hơn.
Trong trí tuệ cảm xúc có bao gồm một số những cái khác như self-awareness (tự
hiểu về bản thân), motivation (động lực làm việc), sự cảm thông với người xung
quanh và những hiểu biết chung về xã hội.
Kĩ năng quản trị cảm xúc rất quan trọng nếu bạn nào đang ứng tuyển vào những
công việc phải tiếp xúc nhiều với mọi người như là Customer Service hoặc là Sales
chẳng hạn.
10. Kĩ năng chỉnh sửa ảnh


Các cô gái, hãy thừa nhận là bạn rất giỏi chỉnh sửa ảnh trên smartphone đúng
không nào? Nào là Instagram rồi VSCO và hàng trăm hàng tỉ các app chỉnh ảnh
khác, cô gái nào cũng như một chuyên gia vậy.
Vậy tại sao không dành thêm chút thời gian học Photoshop nhỉ? Chỉ cần bạn biết
một xíu về Photoshop thôi, bạn sẽ trở thành một ứng viên đầy giá trị với nhà tuyển
dụng rồi đó. Đặc biệt là các bạn là marketing hay quảng cáo mà biết chút về kĩ
năng này thì quá là tuyệt vời.




×