Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Batcap luatvachinhsach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.67 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI
NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM

GVHD: TS. Trần Anh Tuấn
HVTH: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Lớp: CH.KHMT 2014

1


1. Đặt vấn đề

Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một định hướng cơ bản của hoạt động
bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia. Nhận được tầm quan trọng của vấn đề này, Việt
Nam rất chú trọng công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam tuy bắt đầu khá muộn so
với nhiều nước nhưng đã đạt được nhiều kết quả tốt trong lĩnh vực pháp luật về
bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam đã đưa ra khá nhiều các quy phạm pháp
luật, có thể đáp ứng được hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Tuy
nhiên, qua gần 22 năm thực hiện, Luật bảo vệ môi trường đã qua 2 lần sửa đổi do
bộc lộ những tồn tại, khiếm khuyết, không phù hợp với yêu cầu và tình hình phát
triển hiện tại. Trong những năm qua, những tồn tại và bất cập của pháp luật và các


chính sách bảo vệ môi trường Việt Nam đã, đang là vấn đề được bàn luận và được
đề cập nhiều nhất trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

2. Nội dung chính

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật ở nước ta có khá nhiều các văn bản liên
quan đến môi trường có thể kể đến như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh
học, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng…. Bên
cạnh đó, Việt Nam đã tham gia gần 20 Điều ước quốc tế, công ước quốc tế quan
trọng về môi trường, tiêu biểu như: Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc tế (RAMSAR), Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật
nguy cấp (CITES), Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu… Thế
nhưng, những văn bản, chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế như văn bản luật còn
thiếu, chồng chéo, chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế, bộc lộ những bất cập,
vướng mắc trong quá trình thực hiện, hiệu lực thi hành thấp. Đồng thời, sự gắn kết
với các Công ước quốc tế liên quan còn mờ nhạt. Điển hình là việc triển khai Luật
Bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Dù đã ban hành từ năm 1993, đến nay đã trải qua
22 năm thi hành và có bổ sung, sửa đổi 2 lần, cùng nhiều văn bản hướng dẫn, triển
khai, nhưng so với các nước phát triển, lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam còn
khá mới và chỉ được quan tâm đặc biệt trong thời gian gần đây do yêu cầu quản lý
môi trường trong điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam chưa điều chỉnh hết các mối quan
hệ trong xã hội, một số văn bản còn chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng


không sát với thực tế, thiếu tính khả thi, không thể thi hành được. Cụ thể như, việc
xử lý hình sự đối với tội phạm môi trường gặp nhiều khó khăn do Luật hình sự quy
định chỉ xử lý hình sự đối với cá nhân, nhưng thực tế ở Việt Nam thì việc gây ô
nhiễm môi trường lại chủ yếu do các tổ chức. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản
về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc

biệt Nghị định số 72/2010/ NĐ-CP ngày 8/7/2010 quy định về phòng ngừa, đấu
tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, đã hình thành lực
lượng cảnh sát về môi trường. Pháp luật cũng quy định quyền và nghĩa vụ cá nhân,
tổ chức, hộ gia đình có quyền khiếu nại và tố cáo về các vi phạm pháp luật; có quyền
được bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ Luật dân sự,... Các quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP
ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT
mặc dù mức tối đa xử phạt đã lên tới 500 triệu đồng nhưng chưa đủ sức răn đe.
Mức phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường còn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Pháp luật về trách nhiệm dân sự
(bồi thường thiệt hại về môi trường) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn quá
chung chung, thiếu cụ thể và khó áp dụng trên thực tế. Chưa có quy định rõ ràng để
phân biệt giữa trách nhiệm khắc phục, phục hồi môi trường theo pháp luật về hành
chính và trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật về dân sự… Bên cạnh đó,
các tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi bổ
sung năm 2009) vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống do không thể xác định được các
hậu quả đối với môi trường. Đang có bất cập trong thực thi pháp luật, có độ vênh
và khoảng cách lớn giữa pháp luật thực định và thi hành pháp luật, vì một số lý do
chính như: do nhận thức của người dân về pháp luật môi trường còn đơn giản và
chưa đúng; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn chủ yếu quan tâm đến lợi nhuận
mà chưa quan tâm đến môi trường và lợi ích lâu dài của môi trường; quản lý nhà
nước còn tập trung ưu tiên phát triển kinh tế; nhận thức của cán bộ môi trường còn
hạn chế, quy trình thủ tục tồn tại quá nhiều các bất cập, giám sát, phát hiện chưa đi
liền với xử lý, mức phạt thấp, chỉ phạt tiền và yêu cầu khắc phục mà không yêu cầu
khôi phục hiện trạng; thủ tục pháp luật khó khăn.
Ngoài vấn đề xử lý hình sự trách nhiệm gây ô nhiễm môi trường thì vấn đề
đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cũng có nhiều bất cập do các nghị định cũng


như các điều khoản quy định trong luật chưa rõ ràng. Phần lớn các doanh nghiệp

được kiểm tra đều đã lập báo cáo ĐTM và được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt,
một số dự án được đầu tư, lắp đặt thiết bị xử lý hiện đại, xử lý chất thải bảo đảm
tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện các nội dung cam kết trong báo
cáo của nhiều doanh nghiệp vẫn không đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do từ khi
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về ĐTM bộc lộ rất nhiều bất cập. ĐTM về
bản chất là cung cấp thông tin đầu vào, tư vấn cho chủ đầu tư quyết định việc lựa
chọn phương án đầu tư dự án. Tuy nhiên, hiện nay nó lại được coi là một công cụ
quản lý của cơ quan nhà nước. Dẫn đến thực tế các chủ đầu tư chủ yếu lập phương
án để đối phó với cơ quan quản lý nhà nước mà không thấy được lợi ích của vấn đề.
Quy trình hậu kiểm ĐTM có nhiều thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh
nghiệp. Thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa đủ nguồn lực để tiến
hành kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo phương án
đã được phê duyệt. Để bảo đảm hiệu quả kinh tế, nhiều dự án buộc phải đưa vào
vận hành mà chưa được cơ quan thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ. Nghị định 29/2011/NĐ-CP quy định việc lập báo cáo được phép tiến
hành sau khi xin giấy phép xây dựng đã làm giảm nhiều ý nghĩa của ĐTM, hầu hết
các dự án đều thực hiện sau khi đã được cấp phép, chọn địa điểm thực hiện dự án
nên ý nghĩa của việc xem xét tính phù hợp về môi trường để cho phép đầu tư hay
không sẽ không còn.
Ngoài ra, các điều khoản trong Luật Bảo vệ môi trường về công tác thanh tra,
kiểm tra môi trường còn có nhiều lỗ hổng. Điều 176, luật Bảo vệ môi trường 2014
về thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện kiểm tra bảo vệ môi trường vẫn chưa khắc
phục được tình trạng chồng chéo, phiền hà, bỏ trồng, hiệu quả thanh tra hạn chế.
Riêng khoản 1, Điều 176 về thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi
trường đang đặt ra băn khoăn là có thanh tra hoạt động thanh tra không hay chỉ là
thanh tra việc thực hiện của người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, cần có quy định
cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của thanh tra bảo vệ môi
trường. Điều 177 trong luật này chưa rõ ràng về cơ chế thi hành, cầu toàn về mọi
mặt. Đặc biệt là về quy chuẩn môi trường dẫn đến bất khả thi và có khả năng nảy
sinh tiêu cực.



Việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường chưa được đặt ra
một cách tích cực. Các cơ chế về ký quỹ, đặt cọc - hoàn trả, giấy phép phát thải và
thị trường trao đổi quyền phát thải, một số loại hình tổ chức tín dụng về môi
trường như ngân hàng môi trường, tổ chức cho thuê tài chính về môi trường…
chưa được xây dựng và ban hành. Các quy định về thu phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải, chất thải rắn mặc dù đã được Chính phủ ban hành, song số kinh phí
thu được mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho các dịch
vụ thu gom và xử lý chất thải. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ làm công tác quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp
ứng được yêu cầu của phân cấp quản lý.
Qua thực tiễn quản lý cho thấy, có sự chồng chéo giữa chức năng, thẩm quyền
giữa các Bộ, ngành. Bên cạnh đó, chưa có quy định rõ ràng về trách nhiệm bảo vệ
môi trường của các Bộ, ngành khác cũng như bộ phận, đơn vị chuyên môn, chuyên
trách về quản lý bảo vệ môi trường ở các cơ quan này. Còn thiếu các quy định phân
cấp trong thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường. Tình trạng rất
nhiều đoàn thanh tra của Trung ương lẫn địa phương cùng thanh tra, kiểm tra
cùng một đối tượng thanh tra và cùng một việc cụ thể…
3. Kết luận
Việc pháp luật bảo vệ môi trường và chính sách bảo vệ môi trường Việt Nam
còn nhiều bất cập và hạn chế đòi hỏi các tổ chức có thẩm quyền cần bổ sung và sửa
đổi. Cụ thể như:
1.

Cần sửa đổi Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm pháp nhân đối với
người đứng đầu thì mới chặn đứng được vi phạm môi trường của doanh nghiệp.

2.


Có cơ chế ưu đãi và khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã
hội, các địa phương phát hiện vi phạm; khuyến khích tự đề ra giải pháp xử lý ô
nhiễm ở đơn vị, doanh nghiệp, địa phương mình.

3.

Mức xử phải thật nghiêm đối với những đối tượng mặc dù đã nhận thức đầy
đủ về tác hại ô nhiễm môi trường nhưng vì lợi ích cá nhân, lợi ích doanh nghiệp vẫn
cố tình vi phạm.


4.

Cần xem xét các trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các
hình thức xử lý chưa phù hợp, thiếu nghiêm minh.

5.

Bổ sung quyền cho khu dân cư trong việc xem xét tác động môi trường.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×