Trường đại học Quốc gia TPHCM
Trường đại học Kinh tế Luật TPHCM
Khoa Luật kinh tế
TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Nhóm 4
Đề tài: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an toàn giao thông đường bộ đối với người
điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy
tắc giao thông đường bộ.
Tiểu luận môn Luật hành chính
Ngày 11 tháng 11 năm 2013
MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, nhu cầu đi lại và chuyên chở hàng hóa của các cơ quan, đơn vị, xí
nghiệp và của người dân ngày càng tăng cao, mô tô, xe gắn máy là những phương tiện được
lựa chọn của đại đa số người tham gia lưu thông. Theo kết quả nghiên cứu của Dự án hợp
tác giữa trường ĐH Kinh tế Quốc dân và Viện Quốc gia sau ĐH về nghiên cứu chính sách
(GRIPS), Tokyo, Nhật bản, đến năm 2020, mô tô và xe gắn máy vẫn là phương tiện phổ
biến nhất ở Việt Nam, đặc biệt là các khu đô thị và các khu vực kinh tế phát triển.
Việc gia tăng không ngừng của các loại mô tô, xe máy cũng đã dẫn đến sự gia tăng và
chiếm tỉ lệ rất cao số lượng vi phạm giao thông đường bộ của những người điều khiển các
phương tiện này, gây thiệt hại không nhỏ về người và của cho xã hội. Vấn đề này đòi hỏi
các nhà làm luật phải đề ra các biện pháp làm giảm thiểu các hành vi vi phạm cũng cũng
giảm thiểu các tai nạn do người tham gia giao thông gây ra. Bên cạnh biện pháp tuyên
truyền, nâng cao ý thức thì biện pháp xử lý các vi phạm là biện pháp chính để hạn chế hành
vi vi phạm của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông. Hiện nay,
việc xử lý vi phạm đang được áp dụng theo nghị định 34/2010/NĐ-CP và nghị định số
71/2012/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung nghị định 34) của chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
NỘI DUNG
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người điều khiển mô
tô, xe gắn máy:
1.1 Định nghĩa:
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (GTĐB) là hành vi do cá
nhân điều khiển mô tô, xe gắn máy thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy
định của pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ (Luật giao thông đường bộ, các nghị
định, thông tư… về lĩnh vực giao thông đường bộ) mà không phải là tội phạm hình sự và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
1.2 Các đặc điểm:
- Hành vi vi phạm được xác định thông qua bốn đặc điểm:
+ Tính xâm hại nguyên tắc quản lý nhà nước
+ Tính có lỗi
+ Tính trái pháp luật (Luật gia thông đường bộ)
+ Tính chịu xử phạt vi phạm hành chính.
1.3 Các yếu tố cấu thành:
2
Tiểu luận môn Luật hành chính
1.3.1 Khách thể:
- Khách thể ở đây là trật tự công cộng, an toàn công cộng, sức khỏe, tính mạng của
người tham gia giao thông…
- Khách thể là yếu tố quan trọng trong việc quyết định tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi trái PL.
1.3.2. Mặt khách quan:
- Là những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của người sử dụng mô tô, xe gắn
máy được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
- Đa phần mặt khách quan của vi phạm không bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả có hại
của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi- hậu quả. Nghĩa là chỉ cần tính đến dấu
hiệu “hình thức” (hành động hoặc không hành động) làm căn cứ để áp dụng sử phạt hành
chính. Tuy nhiên đối với nhiều vi pham khác thì hậu quả có hại là dấu hiệu bắt buộc chẳng
hạn như: hành vi không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe liền trước... đây
là căn cứ giúp cho việc lựa chọn biện pháp tác động thích hợp, đặc biệt trong trường hợp
phải bồi thường thiệt hai gây ra.
1.3.3. Chủ thể:
- Chủ thể là cá nhân điều khiển mô tô, xe gắn máy có năng lực trách nhiệm hành chính.
+ Cá nhân chịu trách nhiệm hành chính phải là người có năng lực hành vi pháp lý
hành chính
+ Những người hành động trong tình thế khẩn cấp, phòng vệ chính đáng và sự kiện
bất ngờ hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình sẽ không phải chịu trách nhiệm
hành chính. VD hành vi chở theo hai người trên xe trong trường hợp chở áp giải người có
hành vi vi phạm pháp luật.
1.3.4. Mặt chủ quan:
- Lỗi của người điều khiển mô tô, xe gắn máy.
- Lỗi có 2 dạng: lỗi vô ý và lỗi cố ý.
2. Xử phạt hành vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với người điều khiển
mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ:
2.1. Khái niệm:
- Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB đối với người điều khiển mô tô, xe
gắn máy có thể hiểu: là hoạt động của cơ quan nhà nước áp dụng đối với các cá nhân có
hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật GTĐB về quy tắc GTĐB; các
hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB; các hành vi vi phạm quy định về
người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB; các hành vi vi phạm khác về GTĐB mà
không phải là tội phạm và theo quy định phải bị xử phạt hành chính.
3
Tiểu luận môn Luật hành chính
2.2. Các nguyên tắc xử phạt:
- Theo Nghị định 71/2012/NĐ CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, theo quy định tại Điều 3 của Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính của UBTVQH:
+ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay.
Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi
hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp
luật.
+ Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp
luật quy định.
Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong
các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính bao gồm các đối tượng thuộc trường hợp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa
vào trại giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh và đối tượng bị quản chế hành chính.
+ Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng
quy định của pháp luật.
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều người
cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một
người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
+ Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân
thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện
pháp xử lý thích hợp.
+ Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết,
phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh
tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình.
+ Tùy thuộc vào phạm vi vi phạm, độ thành khẩn, hối lỗi, tình trạng tinh thần, hoàn
cảnh và đối tượng mà Luật quy định các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được thực
hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2.3.Các trường hợp không bị xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy:
- Các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi
phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
+ Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực
tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của
người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa. Chẳng hạn, người lái xe mô tô buộc phải bẻ tay lái để xe lao về phía vỉa hè và
đâm vào xe ô tô bên đường để tránh không đâm vào người bất ngờ chạy vụt qua đường. Xe
4
Tiểu luận môn Luật hành chính
ô tô có bị hỏng nhưng đã cứu được một sinh mạng. Hành vi điều khiển xe lao xe như vậy
được thực hiện trong tình thế cấp thiết, do đó không phải là vi phạm hành chính.
+ Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của
tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác mà chống trả lại
một cách cần thiết, người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Chẳng hạn, chạy
xe với tốc độ cao nhằm đuổi bắt cướp. Phòng vệ chính đáng không phải là vi phạm hành
chính.
+ Hành vi của một người gây thiệt hại cho xã hội nhưng do sự kiện bất ngờ, tức là
trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành
vi đó, thì không phải là vi phạm hành chính. Chẳng hạn, người lái xe mô tô trên đường
không vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (có bằng lái xe, trong tình trạng
tỉnh táo, không say rượu hoặc say do dùng một chất kích thích mạnh khác, chạy đúng tốc độ
cho phép, đúng phần đường…), bất ngờ có người bên đường chạy ra đâm vào xe, bị xe hất
ngã, bị thương - tai nạn bất ngờ, không do người lái xe gây ra. Hành vi làm người khác bị
thương do sự kiện bất ngờ không phải là vi phạm hành chính.
+ Vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cũng không bị xử lý
vi phạm hành chính.
3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an giao thông đường bộ
đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy tắc giao thông đường
bộ:
- Theo nghị định 34/2010/NĐ-CP và Nghị đinh số 71/2012/NĐ-CP ( sửa đổi bổ sung
một số điều trong Nghị định 34/2010/NĐ-CP ) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ, đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm các
quy tắc giao thông đường bộ sẽ chịu hình thức xử phạt chính là hình thức phạt tiền và cảnh
cáo. Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể khác, tùy theo mức độ và tính chất vi phạm
mà người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ cũng sẽ
chịu một số hình thức xử phạt bổ sung khác.
3.1. Hình thức xử phạt chính:
- Đối với những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy tắc giao thông
đường bộ sẽ chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền và phạt cảnh cáo. Mức xử phạt khác
với khi sử dụng phương tiện khác, cùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ nhưng có thể
hình thức xử phạt chính của họ có thể không phải là phạt tiền mà là cảnh cáo.
Ví dụ: nếu A, B, C điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi xe dàn hàng ngang ba xe bị
cảnh sát giao thông bắt gặp thì sẽ bị phạt tiền từ 80000 đồng đến 100000 đồng; nhưng nếu
cũng là hành vi đi xe dàn hàng ngang ba xe mà lúc này A, B, C điều khiển xe đạp hay xe
đạp máy thì cả ba người này có thể bị phạt cảnh cáo hoặc có thể bị phạt từ 40000 đến 60000
đồng (tức là hai hình phạt chính là phạt tiền và cảnh cáo không thể cùng được áp dụng trong
một hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, chỉ có thể áp dụng một trong hai hình
phạt này mà thôi).
5
Tiểu luận môn Luật hành chính
3.1.1 Hình thức phạt cảnh cáo:
- Hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông
đường bộ do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. (khoản 1, điều
24 của Nghị định).
- Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi tuyệt đại đa số các em đi làm
chưa có thu nhập hơn nữa ở tuổi này các em chưa hoàn thiện về mặt nhận thức và tâm lý.
Hình thức phạt cảnh cáo tạo điều kiện cho người vi phạm nhận thức được hành vi vi phạm
của mình và kiềm chế không có vi phạm mới. Đồng thời, biện pháp cảnh cáo còn có ý nghĩa
báo cho người vi phạm biết trong trường hợp tái phạm họ sẽ bị áp dụng các biện pháp phạt
ở mức nặng hơn.
- Mặc dù vậy, hình thức cảnh cáo tính hình thức nhiều hơn và nó chưa thực sự thể hiện
sự nghiêm minh của pháp. Thực tế là: số lượng vi phạm hành chính của đối tượng từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi rất phổ biến. Đặc biệt các vi phạm trong giao thông đường bộ, an ninh
trật tự, an toàn xã hội…
VD: điều khiển mô tô máy khi chưa đủ tuổi, tụ tập đua xe trái phép, đánh nhau gây
mất trật tự công cộng…
- Những vi phạm như thế xảy ra thường xuyên mà chỉ áp dụng hình thức phạt cảnh cáo
thì e rằng chưa thật sự hợp lý. Nó chỉ hợp lý với những em mà ý thức chấp hành và nhận
thức pháp luật cao. Còn với những em xem nhẹ, kỉ cương, trật tự thì hình thức cảnh cáo
chưa thật sự mang tính răn đe, nghiêm khắc vì thế vẫn dẫn đến việc “ngựa quen đường cũ”.
3.1.2. Hình thức phạt tiền:
- Phạt tiền là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ. Phạt tiền tác động trực tiếp đến vật chất, lợi ích kinh tế của cá nhân,
tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản. Vì lý do đó, hình thức xử phạt này
có hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính.
VD: Hành vi người điều khiển xe mô tô không báo hiệu vượt trước khi vượt sẽ bị
phạt tiền từ 60.000 đến 80.000 đồng theo điều 9 của Nghị định 71/2012-NĐ-CP.
- Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ là mức trung bình của khung tiền phạt hành vi đó; nếu vi phạm
có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng
không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng
thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức
tối đa của khung tiền phạt (Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với
xe mô tô, xe gắn máy là 40.000.000 đồng). Những hành vi vi phạm các quy tắc giao thông
đường bộ khác nhau của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ chịu mức phạt tiền khác
nhau, được quy định cụ thể tại Nghị định 34/2010/NĐ-CP và Nghị định 71/2012/NĐ-CP:
+ Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe
máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc
giao thông đường bộ.
6
Tiểu luận môn Luật hành chính
+ Điều 20. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các
loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện
của phương tiện khi tham gia giao thông
+ Điều 24. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển
xe cơ giới
+ Điều 33. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông
đường bộ
+ Điều 37. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
+ Điều 44. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe
máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm một số
hành vi áp dụng riêng trong khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt.
3.2. Hình thức xử phạt bổ sung:
- Những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy tắc giao thông đường
bộ, ngoài hình thức xử phạt chính thì có tùy theo mức độ và tính chất vi phạm mà có thể áp
dụng thêm những hình thức xử phạt bổ sung. Những hình thức xử phạt bổ sung trong từng
trường hợp cụ thể, được quy định đầy đủ tại Nghị định 34/2010 và Nghị định số 71/2012
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Biện pháp xử phạt bổ sung gồm: tịch thu tang vật vi phạm quy tắc giao thông đường bộ,
phương tiện được sử dụng để vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và tước quyền giấy
phép lái xe. Cụ thể gồm:
+ Tịch thu còi, cờ, đèn sử dụng trái quy định;
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày, 60 (sáu mươi) ngày;
hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối
với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ::
4.1 Nguyên tắc xác định thẩm quyền:
- Nguyên tắc xác định thẩm quyền vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao
thông đường bộ được áp dụng theo quy định tai điều 42 của pháp lệnh xử lí hành chính năm
2008. Theo quy định tại điều 42 này thì nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính được xác định theo từng điều khoản: nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi
phạm hành chính theo thẩm quyền xử lí – khoản 1; xác định theo mức tối đa của khung tiền
phạt – khoản 2 và xác định theo hình thức, mức xử phạt – khoản 3.
- Pháp luật hiện hành qui định theo hướng ngày càng mở rộng chủ thể có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính vì thực tế vi phạm hành chính xảy ra ngày càng nhiều ở các
lĩnh vực khác nhau. Đó cũng là điều kiện quan trọng bảo đảm phát hiện nhanh chóng và kịp
thời mọi trường hợp vi phạm
4.2 Thẩm quyền xử phạt:
7
Tiểu luận môn Luật hành chính
- Các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử phạt đối với người điều khiển và ngồi trên xe
mô tô, xe gắn máy trong lĩnh vực giao thông đường bộ gồm:
+ Trưởng Công an các cấp (trừ Trưởng Công an cấp xã): có thẩm quyền xử phạt đối
với các hành vi vi phạm trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
+ Cảnh sát giao thông đường bộ: có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên
đường bộ được quy định trong Nghị định.
+ Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã: có thẩm quyền xử phạt trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với
người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ:
- Thủ tục xử phạt được quy định tại điều 53 (nghị định 34/2010/NĐ-CP) theo đó:
+ Thủ tục xử phạt phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính. Các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong việc xử phạt được quy định theo
mẫu có sẵn.
+ Đối với trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm, thì
người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt
hành vi vi phạm hành chính theo các khoản 1, 3 của Điều 33 của Nghị định 71/2012/NĐCP.
+ Đối với trường hợp chủ phương tiện vi phạm không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm,
thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào hành vi vi phạm để lập biên bản vi phạm hành
chính đối với chủ phương tiện và tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật, người điều
khiển phương tiện phải ký vào biên bản vi phạm hành chính với tư cách là người chứng
kiến và được chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện. Trường hợp người
điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì
người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để bảo đảm cho việc xử phạt
đối với chủ phương tiện.
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm (bao gồm pháp lệnh năm 2002 và pháp lệnh sửa đổi bổ sung năm 2008). Pháp
lệnh này vẫn duy trì hai loại thủ tục:
5.1 Thủ tục đơn giản (Điều 54 của pháp lệnh).
- Thủ tục đơn giản là thủ tục được áp dụng trong trường hợp xử phạt vi phạm hành
chính bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000đ đến 200.000đ. Thông thường, thủ
tục đơn giản được áp dụng đối với vi phạm nhỏ, rõ ràng, không có tình tiết phức tạp cần
phải xác minh như vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều.
- Thủ tục đơn giản đã giải quyết nhanh chóng những vi phạm trên và để khắc phục tình
trạng nhiều vi phạm nhỏ cũng phải chuyển lên cấp trên để xử phạt thì pháp lệnh sửa đổi bổ
sung năm 2008 đã nâng mức phạt để xử phạt từ 100.000đ của pháp lệnh năm 2002 lên
8
Tiểu luận môn Luật hành chính
200.000đ là phù hợp với thực tế và tránh phức tạp hóa, đảm bảo xử lý nhanh chóng những
vi phạm hành chính.
- Trên thực tế xảy ra trường hợp một người cùng một thời điểm đã thực hiện nhiều hành
vi vi phạm hành chính như: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến 10km/h,
không đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường quy định phải đội mũ bảo hiểm, đi không đúng
phần đường. Những vi phạm này theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy
định xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ đều có mức phạt đều dưới
200.000đ. Như vậy, trường hợp này vẫn được xử phạt theo thủ tục đơn giản mà không cần
lập biên bản. Quyết định xử phạt được thể hiện bằng văn bản theo mẫu quy định của Điều
54 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002: ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa
chỉ... mặc dù là thủ tục đơn giản song vẫn thể hiện được tính chặt chẽ của pháp luật.
- Hơn thế nữa, việc nộp tiền phạt cũng đơn giản không cầu kỳ phức tạp, gây khó dễ cho
người vi phạm: “Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm
quyền xử phạt; trong trường hợp nộp tiền phạt tại chỗ thì được nhận biên lai thu tiền phạt”.
Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm được lựa chọn nơi nộp
tiền phạt nếu không có điều kiện nộp tiền phạt tại chỗ hoặc không muốn nộp tiền phạt tại
chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt thì họ có thể nộp phạt tại kho bạc nhà nước được quy
định tại khoản 1 Điều 58 của pháp lệnh xử lý vi phạm 2002.
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 còn quy định điều kiện để áp dụng thủ
tục đơn giản còn có 2 điều kiện cần thiết. Đó là người xử phạt phải đang thi hành công vụ
và hành vi vi phạm phải thuộc lĩnh vực quản lý của người xử phạt. Trên thực tế xảy ra
trường hợp áp dụng thủ tục đơn giản nhưng không thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì
không có quyền ra quyết định xử phạt mà chỉ có thể đình chỉ hành vi theo Điều 53 của pháp
lệnh và cũng có trường hợp để lọt tội.
VD: Công an kinh tế phát hiện ra vi phạm giao thông đường bộ như vượt đèn đỏ,đi
quá tốc độ, đi không đúng làn đường quy định...
5.2 Thủ tục lập biên bản:
- Thủ tục có lập biên bản khác thủ tục đơn giản ở chỗ, khi phát hiện hành vi vi phạm,
người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt ngay mà phải lập biên bản vi
phạm hành chính. Sở dĩ trong trường hợp này cần phải lập biên bản vì : Hành vi vi phạm
phức tạp nên trong thời gian ngắn (ngay khi phát hiện vi phạm) và với những biểu hiện bên
ngoài của vi phạm được nhận biết một cách trực tiếp thường không đủ để đánh giá chính
xác loại vi phạm, tính chất, mức độ của vi phạm nên không thể ra quyết định ngay. Trong
khi đó, xử phạt vi phạm hành chính phải đúng người, đúng vi phạm nên việc ghi lại các sự
kiện, hiện tượng, tình tiết, số liệu liên quan đến vi phạm (lập biên bản) làm căn cứ để sau đó
xử phạt là cần thiết; Hành vi vi phạm được phát hiện nhưng người phát hiện không đủ thẩm
quyền xử phạt lại không có mặt tại “ hiện trường” chứng kiến hành vi vi phạm xảy ra nên
cần lập biên bản để cung cấp thông tin cho người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.
- Đình chỉ hành vi vi phạm.
Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ
ngay hành vi vi phạm đồng thời lập biên bản về xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy lập
9
Tiểu luận môn Luật hành chính
biên bản là một trong những khâu của cả quá trình xử phạt có lập biên bản, là cơ sở cho việc
xử phạt và giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như việc khởi kiện ra toà án hành chính nếu có.
- Lập biên bản về vi phạm hành chính.
Về người có thẩm quyền lập biên bản, theo khoản 1 Điều 55 pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002, thì người có thẩm quyền xử phạt đang thi hành công vụ mới có
quyền lập biên bản thuộc lĩnh vực quản lý của mình tránh được trường hợp trong thực tế
lạm dụng thẩm quyền hoặc tình trạng chồng chéo trong việc lập biên bản.
Một điều đáng lưu ý nữa là nội dung của biên bản đã được quy định rất chặt chẽ đảm
bảo tính khách quan và chính xác tránh sai sự thật dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo.
- Thi hành quyết định xử phạt:
Thời hạn ra quyết định là 10 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính.
Đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày trong trường
hợp cần xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo tới thủ trưởng
trực tiếp bằng văn bản để gia hạn. Thời gian gia hạn là 30 ngày. Việc gia hạn cũng phải
bằng văn bản. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để cá nhân, tổ chức bị
xử phạt tự nguyện thi hành quyết định xử phạt. Bởi trong thực tế có những cá nhân, tổ chức
bị xử phạt ở ngoài địa bàn cư trú hoặc địa bàn đóng trụ sở hoặc bị phạt với một khoản tiền
lớn, do vậy cần có thời gian để cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể chuẩn bị tiền để nộp phạt,
không bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp mạnh và kiên quyết.
Pháp luật có quy định một điểm khá mới mẻ và phù hợp với thực tế đó là: Quá thời
hạn được quy định tại khoản 1 Điều 56 của pháp lệnh, cơ quan, người có thẩm quyền xử
phạt không được ra quyết định xử phạt trừ trường hợp trục xuất, nhưng vẫn áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong quyết định xử phạt phải có ngày, tháng, năm ra quyết định...Đây là một nội
dung không thể thiếu được trong quá trình quyết định xử phạt vì nó đảm bảo tính chặt chẽ
của pháp lệnh.
- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (Điều 66).
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện chấp hành
quyết định. Vì vậy, việc cưỡng chế là hậu quả tất yếu để đảm bảo tính nghiêm minh và công
bằng của pháp luật. Cá nhân, tổ chức không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế bằng các
biện pháp: khấu trừ một phần lương, khấu trừ tài khoản tại ngân hàng, tịch thu tang vật...
những biện pháp cưỡng chế này phải tuỳ thuộc vào điều kiện trong thực tế vi phạm hành
chính và hậu quả xảy ra.
Tuy nhiên việc cưỡng chế vẫn gặp phải những khó khăn nhất định do chưa có sự phối
hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Mặt khác,
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là công việc khó khăn, phức tạp,
trong khi đó trình tự, thủ tục cưỡng chế chưa được ban hành cũng là vấn đề gây khó khăn,
lúng túng cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
10
Tiểu luận môn Luật hành chính
6. Thời hiệu xử phạt:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một
năm, nếu quá các thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp
khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính.
- Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ
tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà
hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì bị
xử phạt hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba
tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ
vi phạm.
- Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức
lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực giao thông đường bộ hoặc cố tình trốn
tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi
phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày hết thời
hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
7. Đánh giá thực trạng thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ đối với người điểu khiển mô tô, xe gắn máy:
- Việc thực hiện xử phạt theo Nghị định 71/2012/NĐ–CP sửa đổi bổ sung Nghị định
34/2010 với nội dung tăng số hành vi vi phạm và tăng mức phạt vi phạm chủ yếu là đối với
hành vi vi phạm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; mở rộng thí điểm
áp dụng mức phạt cao hơn ở các thành phố trực thuộc trung ương (trước đây chỉ thí điểm
cao đối với Hà Nội và TP.HCM), đã mang lại nhiều tác động tích cực: mức phạt tăng cao
tập trung vào nhóm hành vi tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông như: phóng nhanh vượt
ẩu, điều khiểu phương tiện khi nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định; chở quá số người
quy định, không đội mũ bảo hiểm… do đó sẽ tăng tính răn đe, góp phần kiềm chế tai nạn
giao thông xảy ra. Tình hình vi phạm các lỗi: chạy quá tốc độ, điều khiển phương tiện khi
nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông… giảm rõ rệt.
- Tuy nhiên bên cạnh đó, việc xử phạt cũng vấp phải nhiều sự phản đối của người dân
về vấn đề mức phạt tăng quá cao và lúng túng trong vấn đề đăng kí chính chủ cho mô tô, xe
máy.
- Đánh giá về việc xử phạt đối với phương tiện không “chính chủ”:
Thời gian trước, pháp luật Việt Nam đã bỏ lỏng việc đăng ký, quản lý các phương
tiện giao thông. Ngoài ra, thực trạng ở Hà Nội cũng như các thành phố khác là để đăng ký
một phương tiện giao thông cũng rất khó. Ví dụ những người tỉnh ngoài lên các thành phố
lớn để học tập, làm việc, để được đăng ký phương tiện thì họ phải có hộ khẩu. Không có hộ
11
Tiểu luận môn Luật hành chính
khẩu thì không đăng ký được phương tiện nên họ nhờ những người khác đăng ký hoặc là
mua lại những suất đăng ký của những người tại các thành phố đó. Ngoài ra, sinh viên để có
được phương tiện thì họ mua những xe máy cũ để sử dụng vào việc học tập, đi lại của mình.
Việc này đã diễn tiến qua một thời gian rất dài, số lượng phương tiện giao thông
không chính chủ hiện nay đã lên một con số rất lớn. Những thủ tục hành chính đã cản trở
người ta sang tên, mua mới. Cho nên việc đi những phương tiện không chính chủ là cái tất
yếu của Việt Nam. Vì vậy cho nên bây giờ ban hành một nghị định để xử phạt việc đó mà
trong một thời gian ngắn có hiệu lực thì những phương tiện đó để sang tên chính chủ là bất
khả thi.
- Đánh giá về thí điểm tăng mức tiền phạt:
Nghị định 71 đã triển khai tăng mức phạt chung đối với một số hành vi vi phạm giao
thông thường hay gặp. VD hai hành vi thường hay gặp phổ biến là hành vi lái xe khi nồng
độ cồn trong máu cao quá mức cho phép, hành vi đua xe
+ Đối với người điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định, người điều khiển
xe mô tô, xe gắn máy vi phạm này bị phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng, thay cho mức
phạt hiện nay là từ 500.000-1.000.000 đồng. Bổ sung việc tước giấy phép lái xe 60 ngày
nếu nồng độ cồn cao hoặc tước giấy phép không thời hạn nếu gây tai nạn nghiêm trọng.
+ Đối với người điều khiển xe tốc độ vượt quá quy định, người điều khiển xe mô tô,
xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 -20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000
đồng (mức cũ 200.000 – 400.000). Người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20
km/h sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng (mức cũ 500.000 - 1.000.000 đồng).
Ngoài ra nghị định cũng đã mở rộng phạm vi thí điểm áp dụng mức phạt cao hơn đối
với một số hành vi vi phạm trong khu vực nội thành các thành phố trực thuộc trung ương.
Quy định này xuất phát từ thực tế các khu vực nội thành thành phố có mật độ phương tiện
mô tô, xe gắn máy rất lớn, ý thức chấp hành của người dân còn kém dẫn đến tỉ lệ các hành
vi phạm giao thông, gây hại đến sự an toàn cho người tham gia giao thông rất cao. Do đó
cần có mức chế tài đặc biệt, có sức răn đe cao đối với các phương tiện lưu thông trong khu
vực nội thành. Về lý thuyết, đây là một quy định đúng, tuy nhiên mức phạt theo quy định
hiện nay là quá nặng không phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân dẫn đến việc tạo
cơ hội cho CS giao thông tùy tiện trong xử phạt và có thể tham nhũng.
Mức phạt nặng được đề ra nhằm mang tính răn đe, tránh cho người dân vi phạm luật.
Tuy nhiên, khi việc phổ cập luật giao thông cho người dân còn chưa triệt để thì việc người
dân vi phạm luật giao thông là điều không thể tránh khỏi (đặc biệt là những người dân lao
động bình thường) dù là đang lưu thông trong khu vực nội thành hay ngoại thành. Khi đấy
thay vì mang tính răn đe thì việc phạt tiền quá cao lại trở thành gánh nặng cho người dân
khi thu nhập của họ vốn không hề cao. Khi đó để tránh việc phạt tiền cao có thể họ sẽ đưa
hối lộ cho CSGT thay vì chấp nhận nộp phạt một mức phí cao như vậy. Như thế việc quy
định mức phạt cao dường như đã tạo phản ứng ngược, tiếp tay tạo cơ hội cho CSGT tham
nhũng nhiều hơn.
- Ngoài những vấn đề trên, nhiều quy định thiếu linh hoạt của nghị định đã gây phiền
toái cho người dân. Đơn cử như quy định: “Những người không mua hoặc nộp phí cho
phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 800 ngàn đến 1 triệu
200 ngàn đồng”. Như vậy người tham gia giao thông bằng xe môtô phải luôn mang theo
12
Tiểu luận môn Luật hành chính
biên lai thu tiền phí sử dụng đường bộ để trình với cảnh sát giao thông khi được hỏi. Trên
thực tế tờ biên lai thu tiền phí sử dụng đường bộ chỉ là một tờ giấy bình thường nên rất khó
bảo quản trong một năm thời hiệu nếu cứ thường xuyên mang theo. Tờ biên lai có kích
thước to không thể bỏ vừa trong ví như các loại giấy tờ xe hay giấy phép lái xe, như vậy
việc mang theo rất bất tiện, dễ hư hỏng. Những người đã đóng phí sử dụng đường bộ vô
tình bị hư biên lai rất khó chứng minh là đã đóng phí và có thể bị xử phạt.
- Không chỉ có khó khăn trong thực hiện xử phạt theo quy định của Nghị định 34 và 71,
về nội dung của nghị định cũng mang nhiều bất cập như: hình thức xử phạt cảnh cáo chưa
đủ sức răn đe, khó khăn trong việc xác định thẩm quyền ra quyết định xử phạt, thủ tục xử
phạt vẫn còn rườm rà, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện nghĩa vụ nộp
phạt của mình v..v..
- Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về Luật và Nghị định đến người dân còn hạn chế
chính vì vậy mới có hiện tượng dù đã được áp dụng song nhiều người vẫn chưa biết đến sự
ra đời của Nghị định này. Thực tế cho thấy, hiện nay, người dân biết đến Nghị định này
nhiều hơn là nhờ việc đẩy mạnh tuyên truyền của các cơ quan thông tin đại chúng.
8. Đề xuất giải pháp giải quyết những khó khăn trong việc thực hiện xử phạt hành
chính đối với lĩnh vực giao thông đường bộ:
- Để giải quyết những khó khăn trên, nhóm em xin đề xuất một số ý kiến sau:
+ Việc xử phạt đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy không chuyển quyền sở hữu theo
quy định cần thực hiện có lộ trình: tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể thực hiện
chuyển nhượng quyền một cách hợp pháp bằng cách thực hiện thủ tục đơn giản, phí chuyển
nhượng phù hợp với người dân. Khi việc thực hiện chuyển quyền sở hữu được triển khai
một cách khoa học, được sự đồng thuận cao trong nhân dân, khi ấy mới có thể áp dụng biện
pháp chế tài theo như Nghị định quy định.
+ Việc áp dụng mức phạt quá cao như hiện nay là chưa cần thiết khi phần lớn người
tham gia giao thông vi phạm Luật là do vẫn chưa nắm được Luật giao thông. Do đó nên
giảm mức phạt đồng thời tiến hành tuyên truyền Luật cho người dân một cách hiệu quả
nhất, giúp cho người dân thật sự nắm Luật, sau một thời gian mới nên áp dụng mức phạt
nặng như hiện nay.
+ Tuyên truyền cho người dân hiểu được mục tiêu của nghị định mới này và tác dụng
của nó đối với cuộc sống: tăng mức xử phạt nhằm răn đe các đối tượng coi thường luật pháp
là góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, quản lý phương tiện cũng là biện pháp chính để
kiểm soát trật tự giao thông.
+ Đồng thời hoàn thiện các thiếu sót trong nội dung nghị định: tinh gọn tối đa các thủ
tục; cải cách quy định thẩm quyền xử phạt: nghiên cứu quy định thẩm quyền xử phạt hành
chính theo hướng “mở”, tức là không nên quy định cứng các chức danh có thẩm quyền xử
phạt mà cần tiến nghiên cứu quy định một cơ chế sao cho có thể linh hoạt bổ sung hay thay
đổi chức danh có thẩm quyền xử phạt khi cần thiểt, trên cơ sở tăng cường và hoàn thiện cơ
chế hoạt động kiểm tra, giám sát, nhằm tránh tình trạng lạm quyền trong xử phạt vi phạm
hành chính, tiếp tục quy định về thẩm quyền xử phạt cho các chức danh theo hướng tiếp tục
phân cấp mạnh mẽ hơn, trao nhiều quyền hơn và toàn diện hơn cho cấp cơ sở...; tăng nặng
mức phạt hành chính đối với người từ 14 đến 16 tuổi như tịch thu phương tiện, mở các lớp
13
Tiểu luận môn Luật hành chính
tuyên truyền luật giao thông cho các đối tượng vi phạm và cho người giám hộ (yêu cầu
người giám hộ có trách nhiệm hơn trong việc quản lý phương tiện di chuyển của con em
mình) ...
9. Về việc ban hành nghị định mới về việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ:
- Ngày 13/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định mới ban
hành có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 và thay thế các Nghị định số 34/2010/NĐCP ngày 02/4/2010 và 71/2012/NĐ-CP trong lĩnh vực xử lý giao thông đường bộ.
- Nhìn chung, mức xử phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm được giữ nguyên như các
Nghị định trước đây và có giảm nhẹ đối với một số hành vi như: điều khiển xe tham gia
kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe, chủ phương
tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định; Quy định thời hạn tước quyền sử
dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 04 tháng thay cho hình thức tước quyền sử dụng
Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ không
thời hạn.
- Nghị định cũng quy định thêm một số hành vi mới bị xử phạt như: điều khiển xe có liên
quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường,
không tham gia cấp cứu người bị nạn; người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước
để điều khiển xe (trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước)
- Bên cạnh đó, một số hành vi vi phạm cũng được mô tả chi tiết, cụ thể hơn, giúp cho việc
xác định hành vi vi phạm được chính xác hơn, điển hình là hành vi vi phạm của người điều
khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy ”không đội mũ bảo hiểm cho
người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai
đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.
- Một số quy định được người dân đặc biệt quan tâm và có nhiều ý kiến phản hồi là quy
định về tạm giữ phương tiện, quy định về xử phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang
tên xe…cũng đã được sửa đổi để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tế.
+ Đối với quy định về việc tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt, thời
gian tạm giữ đã giảm xuống còn đến 7 ngày (trước đây là đến 10 ngày), và chỉ quy định tạm
giữ phương tiện đối với những vi phạm của người điều khiển có tính chất nguy hiểm, nếu
để người vi phạm tiếp tục điều khiển phương tiện sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cao
như hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, điều
khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ…hoặc những vi
phạm về điều kiện an toàn của phương tiện như điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe,
điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số), điều khiển
xe mà không có Giấy phép lái xe …
+ Đối với quy định về xử phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe, mức
phạt giảm xuống còn 100.000đ đến 200.000đ với mô tô, xe máy (mức phạt trước đây là
14
Tiểu luận môn Luật hành chính
800.000đ đến 1.200.000đ). Thời điểm áp dụng quy định xử phạt này theo đối với mô tô, xe
máy từ 01/01/2017; đồng thời, giới hạn các trường hợp kiểm tra xử phạt theo hướng quy
định việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm này chỉ được thực hiện thông qua công tác
điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên và qua
công tác đăng ký xe chứ không kiểm tra phương tiện đang lưu thông trên đường để tránh
gây phiền hà cho người tham gia giao thông.
- Đơn giản hóa thủ tục chuyển tên chủ phương tiện, bao gồm cả thủ tục đăng ký sang tên xe
tại cơ quan công an và thủ tục nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan tài chính, quy định rõ đối
tượng có trách nhiệm phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
Với việc ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, các quy định của Luật Xử lý vi phạm
hành chính đã được quy định chi tiết, đúng tinh thần của Luật, là cơ sở quan trọng để triển
khai thực hiện, đưa Luật Xử lý vi phạm hành chính từng bước đi vào cuộc sống trong lĩnh
vực giao thông vận tải đường bộ, đường sắt.
KẾT LUẬN:
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với người điều
khiển mô tô, xe gắn máy không chỉ nhằm thu cho ngân sách nhà nước mà còn để khôi phục
lại trật tự đã bị vi phạm, đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội. Tuy chưa thật sự hoàn
thiện nhưng việc xử phạt đã mang lại nhiều hiệu quả nhất định trong lĩnh vực giao thông
đường bộ. Ở hiện tại và trong tương lai, khi mô tô và xe gắn máy vẫn còn là phương tiện
được đa số người dân chọn lựa thì những quy định pháp luật có liên quan phải thực sự mạnh
và được tuyên truyền rộng rãi đến người dân, là những nguyên tắc đảm bảo an toàn cho
người dân tham gia lưu thông trên đường.
15
Tiểu luận môn Luật hành chính
MỤC LỤC:
Việc gia tăng không ngừng của các loại mô tô, xe máy cũng đã dẫn đến sự gia tăng và
chiếm tỉ lệ rất cao số lượng vi phạm giao thông đường bộ của những người điều khiển
các phương tiện này, gây thiệt hại không nhỏ về người và của cho xã hội. Vấn đề này đòi hỏi
các nhà làm luật phải đề ra các biện pháp làm giảm thiểu các hành vi vi phạm cũng cũng giảm
thiểu các tai nạn do người tham gia giao thông gây ra. Bên cạnh biện pháp tuyên truyền, nâng
cao ý thức thì biện pháp xử lý các vi phạm là biện pháp chính để hạn chế hành vi vi phạm của
người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông. Hiện nay, việc xử lý vi
phạm đang được áp dụng theo nghị định 34/2010/NĐ-CP và nghị định số 71/2012/N Đ-CP
(sửa đổi bổ sung nghị định 34) của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ. ...........................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................................2
2. Xử phạt hành vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với người điều khiển
mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ:............................................3
5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với người
điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ:.....................8
6. Thời hiệu xử phạt:...........................................................................................................11
MỤC LỤC:......................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 của UBTVQH về xử lý vi phạm hành chính.
- Phá p lệnh số 04/2008/PL-UBTVQH12 của UBTVQH Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
- Nghị định 34/2010/NĐ-CP của chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
- Nghị định 71/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐCP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
- Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân
16
Tiểu luận môn Luật hành chính
- />- />- />- />- />- /> />option=com_content&view=article&id=6745%3Akho-khn-trong-thc-hin-ngh-nh-71&catid=2%3Atin-hot-ng-ca-s&Itemid=9
17