ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG LÊ THU HÀ
Tên đề tài:
“KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH CÂY KEO TAI TƯỢNG
(Acacia magium Wild) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG LÊ THU HÀ
Tên đề tài:
“KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH CÂY KEO TAI TƯỢNG
(Acacia mangium Wild) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 LN – N01
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: TS. Đặng Kim Tuyến
Thái Nguyên, năm 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG LÊ THU HÀ
Tên đề tài:
“KHẢO NGHIỆM HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI CHÍNH CÂY KEO TAI TƯỢNG
(Acacia mangium Wild) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
: Chính quy
: Lâm nghiệp
: K43 LN – N01
: Lâm nghiệp
: 2011 – 2015
: TS. Đặng Kim Tuyến
Thái Nguyên, năm 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo kĩ sư lâm nghiệp của trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, việc thực tập tốt nghiệp là hết sức cần thiết đối với
mỗi sinh viên.Việc thực tập tốt nghiệp là môi trường giúp cho mỗi sinh viên tự
khẳng định kiến thức của mình đồng thời liên hệ với thực tiễn sản xuất và giúp
sinh viên có một phương pháp nghiên cứu khoa học trước khi ra trường.
Từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban giám hiệu nhà trường, Ban
giám đốc Trung tâm Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, tôi tiến hành thức tập tại
vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để nghiên cứu đề tài:
“Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh hại
chính cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) trong giai đoạn vườn ươm
tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự chỉ bảo của thầy, cô giáo. Qua đây tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi
tôi học tập và rèn luyện trong 4 năm học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ
nhiệm Khoa Lâm nghiệp nơi đã đào tạo tôi. Tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy,
cô giáo đã trực tiếp giảng dạy tôi trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Đặng Kim Tuyến - người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này. Tôi cũng xin cám ơn Ban giám đốc tại Trung tâm Lâm nghiệp miền núi
phía Bắc đã tạo điều kiên giúp đỡ để tôi có nơi thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế, bước
đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên khóa luận này không tránh khỏi
nhưng thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các
thầy cô, bạn bè đồng môn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng5 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Lê Thu Hà
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu đặc trưng khu vực nghiên cứu từ tháng
10/2014 đến tháng 2/2015 tại thành phố Thái Nguyên........................ 16
Bảng 3.1. Tên thuốc và hoạt chất các loại thuốc sử dụng.............................. 26
Bảng 3.2. Tên thuốc và hoạt chất các loại thuốc sử dụng.............................. 27
Bảng 4.1. Mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Keo tai tượng qua các lần
điều tra ............................................................................................... 33
Bảng 4.2. Mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng qua các lần điều tra
........................................................................................................... 34
Bảng 4.3. Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh thối cổ rễ trước khi sử dụng thuốc
........................................................................................................... 35
Bảng 4.4. Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh thối cổ rễ trước khi sử dụng thuốc
........................................................................................................... 36
Bảng 4.5. Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh phấn trắng trước khi sử
dụng thuốc.......................................................................................... 37
Bảng 4.6. Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh phấn trắng trước khi sử
dụng thuốc.......................................................................................... 38
Bảng 4.7. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Keo trước khi sử
dụng thuốc.......................................................................................... 39
Bảng 4.8. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Keo sau khi sử
dụng thuốc lần 1 ................................................................................. 40
Bảng 4.9. Kết quả điều tra mức độ rễ của bệnh thối cổ rễ Keo sau khi sử dụng
thuốc lần 2 .......................................................................................... 41
Bảng 4.10. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ hại Keo sau khi
sử dụng thuốc lần 3 ............................................................................ 42
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hại của bệnh trước và sau
phun thuốc.......................................................................................... 44
Bảng 4.12. Kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm ................... 44
iv
Bảng 4.13. Tỷ lệ tăng giảm bệnh hại rễ ở các công thức ............................... 45
Bảng 4.14. So sánh hiệu lực của thuốc sau 3 lần phun .................................. 47
Bảng 4.15. Kết quả điều tra mức độ hại lá Keo của bệnh hại trước khi sử
dụng thuốc.......................................................................................... 48
Bảng 4.16. Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh hại Keo sau khi sử dụng
thuốc lần 1 .......................................................................................... 49
Bảng 4.17. Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh hại Keo sau khi sử dụng
thuốc lần 2 .......................................................................................... 50
Bảng 4.18. Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh hại Keo sau khi sử dụng
thuốc lần 3 .......................................................................................... 50
Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hại của bệnh trước và sau
phun thuốc.......................................................................................... 52
Bảng 4.20. Kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm ................... 52
Bảng 4.21. Tỷ lệ tăng giảm bệnh hại lá ở các công thức ............................... 53
Bảng 4.22. So sánh hiệu lực của thuốc sau 3 lần phun .................................. 55
v
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Hình 4.1: Khu thí nghiệm theo dõi bệnh hại cây trước khi phun thuốc ......... 37
Hình 4.2: Cây Keo bị bệnh phấn trắng trước khi phun thuốc ........................ 39
Hình 4.3: Keo bị bệnh thối cổ rễ sau phun thuốc lần 1 ................................. 40
Hình 4.4: Sau phun thuốc lần 2 .................................................................... 41
Hình 4.5: Sau phun thuốc lần 3 .................................................................... 43
Hình 4.6: Đồ thị biểu diễn tác động của các loại thuốc đến bệnh thối cổ rễ
sau các lần phun............................................................................ 45
Hình 4.7: Keo bị bệnh phấn trắng sau phun thuốc lần 1................................ 48
Hình 4.8: Sau phun thuốc lần 2 .................................................................... 49
Hình 4.9: Sau phun thuốc lần 3 .................................................................... 51
Hình 4.10: Đồ thị biểu diễn tác động của các loại thuốc đến bệnh phấn trắng
sau các lần phun............................................................................ 53
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
TN
: Thí nghiệm
ĐC
: Đối chứng
CT1 : Công thức 1
CT2 : Công thức 2
CT3 : Công thức 3
CT4 : Công thức 4
O.D.B: Ô dạng bản
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình
điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Người viết cam đoan
Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học
TS. Đặng Kim Tuyến
Hoàng Lê Thu Hà
Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót
sau khi hội đồng chấm yêu cầu.
(ký, ghi rõ họ tên)
viii
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 24
3.2. Địa điểm tiến hành ................................................................................ 24
3.2.1. Địa điểm ............................................................................................. 24
3.2.2. Thời gian ............................................................................................ 24
3.3. Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi........................................................... 24
3.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 24
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................... 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 25
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu chọn lọc................................................. 25
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp điều tra quan sát......... 25
3.4.3. Xử lý số liệu ....................................................................................... 28
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 32
4.1. Tình hình vệ sinh vườn ươm và phân bố bệnh cây................................. 32
4.1.1. Tình hình vệ sinh vườn ươm ............................................................... 32
4.1.2. Kết quả điều tra tỉ mỉ về mức độ nhiễm bệnh của cây Keo tai tượng .. 33
4.1.3. Đánh giá tình hình phân bố bệnh cây .................................................. 35
4.1.3.1. Đánh giá tình hình phân bố bệnh thối cổ rễ...................................... 35
4.1.3.2. Đánh giá tình hình phân bố bệnh phấn trắng .................................... 37
4.2. Đánh giá mức độ hại của mỗi loại bệnh hại trước và sau mỗi lần sử
dụng thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất .................... 39
4.2.1. Đánh giá mức độ hại của bệnh thối cổ rễ trước và sau mỗi lần sử
dụng thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất. ................... 39
4.2.1.1. Kết quả điều tra mức độ hại của bệnh thối cổ rễ trước sử dụng thuốc
..................................................................................................................... 39
4.2.1.2. Kết quả điều tra mức độ hại rễ sau khi sử dụng thuốc lần 1 ............. 40
ix
4.2.1.3. So sánh hiệu lực của thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu quả nhất ..... 46
4.2.2. Đánh giá mức độ hại của bệnh phấn trắng trước và sau mỗi lần sử
dụng thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất .................... 47
4.2.2.1. Kết quả điều tra mức độ của bệnh phấn trắng trước khi sử dụng thuốc
..................................................................................................................... 47
4.2.2.2. Kết quả điều tra mức độ hại lá sau khi sử dụng thuốc lần 1 ............. 48
4.2.2.3. So sánh hiệu lực của thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu quả nhất ..... 54
4.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của bệnh hại và đề xuất biện pháp
phòng trừ ...................................................................................................... 55
4.3.1. Một số đặc điểm sinh trưởng phát triển của bệnh hại .......................... 55
4.3.2. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ ................................................... 56
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 58
5.1. Kết luận ................................................................................................. 58
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
I. Tiếng Việt .....................................................................................................
II. Tiếng Anh ....................................................................................................
PHỤ LỤC........................................................................................................
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng phát triển thì con người càng hiều rõ hơn về tầm quan
trọng của rừng. Do sự gia tăng dân số và sự phát triển nhanh chóng của nền
công nghiệp hiện đại nước ta đã dẫn tới việc phá rừng, lạm dụng tài nguyên
rừng một cách trầm trọng gây ra hàng loạt hậu quả: Xói mòn, rửa trôi, cạn
kiệt nguồn nước, phá hủy môi trường sống của động vật, suy giảm đa dạng
sinh học, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và những hậu quả xấu diễn ra
khi mà diện tích rừng bị suy giảm. Vì vậy mà công tác trồng và nâng cao chất
lượng rừng ngày càng được quan tâm và chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu về
gỗ, lâm sản ngoài gỗ và đảm bảo chức năng phòng hộ.
Những năm gần đây vấn đề này đã và đang được Nhà nước quan tâm
và cũng có nhiều chính sách hợp lý để đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm
tăng cả về diện tích và nâng cao các chức năng của rừng như: Dự án 661, dự
án 327, dự án PAM và các dự án bảo vệ phát triển rừng tại 4 huyện của tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2008-2015.
Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay người dân thường quan tâm
nhiều về lợi ích kinh tế, chính vì vậy mà cây trồng được lựa chọn để trồng là
những loài cây có dễ trồng mà chi phí thấp, thời gian sinh trưởng ngắn
như: Keo, Mỡ, Bạch Đàn… Cây Keo với khả năng thích ứng rộng và khả
năng cải tạo đất là cây nguyên liệu quan trọng và phù hợp với đất rừng Thái
Nguyên, trong đó cây Keo tai tượng là loài đã và đang được gây trồng nhiều.
Tuy nhiên trên thực tế, việc cung cấp số lượng cây giống nói chung và cây
Keo tai tượng nói riêng cho kế hoạch trồng rừng hàng năm còn gặp nhiều khó
khăn bởi khí hậu đặc trưng của nước ta là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa
2
nhiều và trồng rừng trên một diện tích lớn số lượng cây nhiều và trồng thuần
loài rất thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh hại. Trong quá trình sản xuất
cây giống ở vườn ươm thường gặp phải hàng loạt các loại bệnh. Đối với cây
Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm thường gặp các loại bệnh như: Thối
cổ rễ, khô lá, gỉ sắt, bệnh phấn trắng, đốm nâu… Để đạt được kết quả tốt
trong trồng rừng thì điều quan trọng nhất ở đây là phải tạo được nhiều cây
giống tốt, khỏe mạnh, không bị sâu hại và không có mầm bệnh. Trong đó
phương pháp xử lý trước khi gieo ươm để phòng trừ sâu bệnh hại ở giai đoạn
vườn ươm là hết sức quan trọng khi giải quyết được vấn đề đó sẽ giảm đáng
kể tổn thất do bệnh hại gây ra. Do vậy cần phải có các biện pháp phòng trừ
bệnh hiệu quả và kịp thời để phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao nhất trong đó
biện pháp hóa học là một biện pháp phổ biến và ít tốn thời gian. Tuy nhiên
thuốc hóa học có rất nhiều loại được bán trên thị trường muốn phòng trừ bệnh
hiệu quả thì phải lựa chọn đúng loại thuốc sao cho hiệu quả phòng trừ cao mà
độ độc thấp để vừa có thể phòng trừ bệnh, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường,
tạo ra cây giống đáp ứng mục tiêu kinh doanh.
Xuất phát từ yêu cầu đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo nghiệm
hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh hại chính cây Keo
tai tượng (Acacia mangium Wild) trong giai đoạn vườn ươm tại trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hiện nay các loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh hại Keo rất phổ
biến song việc xác định được các loại bệnh hại cây Keo tai tượng chủ yếu
trong giai đoạn vườn ươm từ đó đề xuất loại thuốc hóa học có hiệu quả nhất
trong số các loại thuốc thử nghiệm để phòng trừ và ngăn chặn sự phát triển
của bệnh hại là hết sức quan trọng, góp phần ngăn chặn kịpthời bệnh hại và
nâng cao hiệu quả cây trồng.
3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình phân bố mỗi loại bệnh và mức độ gây hại của
từng loại đối với cây Keo tai tượng.
- Xác định được các loại bệnh chính ở cây trong giai đoạn vườn ươm.
- Xác định loại thuốc hóa học có hiệu lực nhất với từng loại bệnh trong
số các loại thuốc đem thử nghiệm để phòng và trừ bệnh.
1.4. Ý nghĩa khoa học
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên củng cố, hệ thống lại những kiến thức đã học.
- Quá trình làm đề tài đã giúp chúng tôi nắm vững phương pháp điều
tra, đánh giá bệnh hại tại vườn ươm.
- Quá trình thực hiện đề tài giúp chúng tôi nắm vững trình tự các bước
trong nghiên cứu một đề tài.
- Học tập hiểu biết thêm kinh nghiệm về kỹ thuật được áp dụng trong
thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
1.4.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Quá trình thu thập số liệu giúp tôi học hỏi và làm quen với thực tế
sản xuất.
- Kết quả của quá trình khảo nghiệm sẽ xác định được các loại thuốc
hóa học có hiệu lực cao trong phòng trừ bệnh hại chính cho cây trong giai
đoạn vườn ươm.
Từ đó có thể ứng dụng trong công tác phòng trừ bệnh tại vườn ươm
trường Đại học Nông Lâm nói riêng và các vườn ươm khác nói chung. Góp
phần nâng cao chất lượng cây giống, đáp ứng mục tiêu kinh doanh.
4
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Khoa học bệnh cây được hình thành và phát triển do đòi hỏi của nhu
cầu sản xuất cây nông nghiệp và do quá trình đấu tranh giữa thiên nhiên và
con người, giữa ý thức hệ duy tâm và duy vật. Ngay từ đầu của lịch sử trồng
trọt, nhân dân lao động thông qua thực tế sản xuất và những kinh nghiệm của
mình đã phát hiện và phòng trừ một số bệnh hại nguy hiểm (Trần Văn Mão,
1997) [7].
Ở giai đoạn vườn ươm cây con đang trong thời gian sinh trưởng mạnh,
dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nóng ẩm, mưa nhiều là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc vi
sinh vật phát triển dẫn đến bệnh hại cây con. Cây Keo tai tượng ở giai đoạn
vườn ươm thường mắc các bệnh chủ yếu như: Thối cổ rễ cây con, phấn trắng,
đốm nâu lá, cháy lá, gỉ sắt. Nguyên nhân chủ yếu do nấm gây ra ngoài ra điều
kiện bất lợi của thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh.
Do vậy, trong khi ở vườn ươm xuất hiện bệnh về phương pháp phòng trừ là
cần tìm ra một loại thuốc có hiệu quả cao nhất, có lợi về mặt kinh tế nhằm hạn
chế tác hại của bệnh bảo vệ giúp cây sinh trưởng tốt.
Trong thực tế có rất nhiều biện pháp hóa học có tác dụng phòng trừ các
bệnh hại trong vườn ươm và mang lại tác dụng đáng kể.Việc sử dụng thuốc
hóa học như phun các loại thuốc có tác dụng đến nấm bệnh để trực tiếp tiêu
diệt sợi nấm, bào tử nấm trên lá, vỏ cây, thân cây…, đồng thời nó cũng phát
huy tác dụng phòng bệnh tránh lây lan cho những cây khác.
Biện pháp hóa học được xem là một biện pháp trừ bệnh hiệu quả và có
tác dụng kịp thời bởi vậy mà nó được sử dụng rộng rãi khi cần thiết. Ở nước
5
ta một số thí nghiệm dùng hóa chất để chống bệnh cây đã đem lại kết quả tốt
và được ứng dụng trong phòng ngừa bảo vệ cây không bị bệnh. Thuốc bảo vệ
được sử dụng khi phun thuốc lên cây, lên trên lá, thân cây có bào tử nấm
không cho bào tử nấm thì thuốc sẽ ngăn ngừa bào tử nấm nảy mầm hoặc tiêu
diệt nấm không cho bào tử nấm xâm nhập vào bên trong mô thực vật được.
Khi bệnh đã xâm nhập vào rồi thì ta phải dùng thuốc chữa bệnh (Đặng Kim
Tuyến, 2005) [12].
Thuốc bảo vệ cũng được dùng để phun lên cây chưa bị nhiễm bệnh.
Nếu trong quá trình hình thành bào tử nấm không bị ngăn chặn thì ở giai đoạn
nào đó trong chu kì phát triển nấm phải bị tiêu diệt khi chưa xâm nhập vào
cây mới. Để ngăn ngừa bệnh lây lan cần phải phun thuốc xung quanh cây
bệnh và cây chưa nhiễm bệnh. Thuốc bảo vệ bằng cách trực tiếp tiêu diệt
nguồn bệnh gọi là thuốc diệt nấm. Phun thuốc diệt nấm trực tiếp vào ổ bệnh,
cây bệnh để tiêu diệt nấm trước khi lây lan sang cây khác.
Phân bố bệnh hại:
Bệnh hại rễ thối cổ rễ không phổ biến như bệnh hại lá và thân cành
nhưng nó gây nên thiệt hại lớn vì bệnh thường làm cho cây chết hàng loạt
Triệu chứng biểu hiện cả trên mặt đất và dưới mặt đất: Khô héo, nhỏ lá,
vàng lá, đổ gục, chết đứng.
Tác hại: Bệnh xâm nhiễm nhanh, gây hại nặng do cây còn non sức
kháng bệnh yếu nên khi bị bệnh làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, thậm
chí chết hàng loạt ảnh hưởng lớn đến số lượng, chất lượng cây giống (Đặng
Kim Tuyến, 2005) [12].
Bệnh hại lá: Bệnh phấn trắng lá Keo là một loại bệnh phổ biến ở vườn
ươm và rừng mới trồng. Nó gây hại các loài Keo kể cả Keo tai tượng, Keo lai
và Keo lá tràm, bệnh nặng tỷ lệ cây bệnh có khi lên tới 80 - 90% làm cho cây
chết hoặc sinh trưởng kém không đủ tiêu chuẩn xuất vườn, gây nên những tổn
thất trong kinh doanh lâm nghiệp.
6
Triệu chứng: Hiện tượng rõ nhất của nấm phấn trắng là lúc đầu trên
mặt lá và phần ngọn non xuất hiện các đốm bột màu trắng, các đốm trắng lan
dần không rõ hình dạng, bệnh nặng thì cả hai mặt lá được phủ kín lớp bột màu
trắng như phấn.
Tác hại: Sau một thời gian bị bệnh cây quang hợp rất kém, mép lá khô
và xoăn lại, ngọn khô dần mà chết (Đặng Kim Tuyến, 2005) [12].
Vậy dựa vào những cơ sở phòng trừ bệnh cây và điều kiện khu vực
nghiên cứu. Tôi tiến hành thử nghiệm các loại thuốc hóa học sau để phòng
và trừ bệnh thối cổ rễ và bệnh phấn trắng Keo tai tượng trong giai đoạn
vườn ươm.
2.2. Tình hình nghiên cứu thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thế giới
Bệnh cây rừng đã được bắt đầu nghiên cứu trên 150 năm nay, là một
môn khoa học còn rất non trẻ nhưng sự cống hiến cho công tác nghiên cứu
khoa học, phục vụ cho đời sống sản xuất thực tiễn của các nhà bệnh cây hết
sức to lớn.
Hiện tượng gây bệnh cho cây gỗ và những tổn thất do chúng gây ra đã
có những ghi nhận nhưng đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bệnh cây rừng
mới trở thành môn khoa học thực sự.
Bệnh cây trải qua 4 giai đoạn phát triển:
Từ thời kì cổ đại đến giữa thế kỷ XIX: Thời kỳ này con người chưa
thực sự hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Mặt khác do hệ ý thức duy tâm còn
khống chế nên con người cho rằng mọi nguyên nhân gây ra bệnh cây đều là
do thần thánh (thần Robigo).Vào khoảng 350 năm Trước Công Nguyên,
Pharaste người Hy Lạp đã chú ý đến nấm sống ở rễ và những thiệt hại nghiêm
trọng do bệnh gỉ sắt gây ra đối với họ hoà thảo (Trần Văn Mão, 1997) [8].
7
Cũng trong thời gian này một số người cho rằng bệnh cây sinh ra là do nước
trong cây bị hỏng. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh cây phát sinh ra từ nội thân
cây, còn có những yếu tố bên ngoài, không phải là yếu tố cần thiết.
Đến đầu thế kỷ XVII có nhiều giả thuyết cho rằng bệnh cây là do nấm
gây ra, năm 1711 người ta đã tìm ra mối quan hệ giữa nấm phấn đen với biện
pháp xử lý hạt giống Dillen (1719), Minichi (1725) nhà phân loại thực vật đã
đưa nấm vào bảng phân loại (Weber (G.F), 1973) [16].
Từ giữa thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XIX: Là thời kỳ xác nhận bản chất
vật gây bệnh. Khoa học bệnh cây rừng được xem như một phân nhánh của
khoa học bệnh cây. Năm 1874 ở Châu Âu, Robert Hartig (1839 - 1901) là
người đặt nền móng cho việc nghiên cứu môn khoa học bệnh cây rừng. Ông
đã phát hiện ra sợi nấm nằm trong gỗ và mối quan hệ giữa sự hình thành thể
quả nấm đến hiện tượng mục gỗ và công bố nhiều công trình nghiên cứu, đến
nay đã trở thành môn khoa học không thể thiếu được. Đến nay có nhiều bệnh
cây rừng xuất hiện trong tất cả vật gây bệnh thì nấm chiếm số lượng lớn nhất
tới 83% gồm: Bệnh hại lá, thân, cành, rễ và năm 1882 ông đã viết cuốn bệnh
cây rừng đầu tiên (Gibson (I.A.S), 1979) [15].
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX được xem là thời kỳ phát triển
tương đối của khoa học bệnh cây và điều tra mức độ bị hại, sau đó nghiên cứu
biện pháp phòng trừ các loại bệnh chủ yếu và người đầu tiên đề cập đến
những chủng loại và mức độ bị hại liên quan đến sinh lý cây rừng, sinh thái
cây chủ và vật gây bệnh là G. Hapting (1940 - 1970) nhà bệnh lý cây rừng
người Mỹ. Trong thời kỳ này ngoài việc phát hiện nấm là vật gây bệnh, các
nhà khoa học còn phát hiện ra virut do Ivanopski (1864 -1927); vi khuẩn do
Berin (1938- 1916), Erwin Smit (1854-1927) (Gibson (I.A.S), 1979) [15].
Cũng trong thời kỳ này các vấn đề về sinh thái bệnh cây, miễn dịch cây
trồng, hóa bảo vệ cây trồng đã được nghiên cứu đến và giải quyết được những
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo kĩ sư lâm nghiệp của trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, việc thực tập tốt nghiệp là hết sức cần thiết đối với
mỗi sinh viên.Việc thực tập tốt nghiệp là môi trường giúp cho mỗi sinh viên tự
khẳng định kiến thức của mình đồng thời liên hệ với thực tiễn sản xuất và giúp
sinh viên có một phương pháp nghiên cứu khoa học trước khi ra trường.
Từ thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban giám hiệu nhà trường, Ban
giám đốc Trung tâm Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, tôi tiến hành thức tập tại
vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để nghiên cứu đề tài:
“Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh hại
chính cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) trong giai đoạn vườn ươm
tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khóa luận và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự chỉ bảo của thầy, cô giáo. Qua đây tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi
tôi học tập và rèn luyện trong 4 năm học. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ
nhiệm Khoa Lâm nghiệp nơi đã đào tạo tôi. Tôi xin cảm ơn toàn thể các thầy,
cô giáo đã trực tiếp giảng dạy tôi trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Đặng Kim Tuyến - người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này. Tôi cũng xin cám ơn Ban giám đốc tại Trung tâm Lâm nghiệp miền núi
phía Bắc đã tạo điều kiên giúp đỡ để tôi có nơi thực tập tốt nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế, bước
đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên khóa luận này không tránh khỏi
nhưng thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các
thầy cô, bạn bè đồng môn để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng5 năm 2015
Sinh viên
Hoàng Lê Thu Hà
9
dụng thủy ngân clorua (HgCl2) để bảo vệ gỗ. Năm 1848 chất lưu huỳnh được
dùng để chống bệnh sương bột nấm (Eviryphaceae) gây nên, hỗn hợp đồng
sunfat và vôi được bắt đầu dùng. Đến cuối thế kỉ XIV biện pháp hóa học
chống sâu bệnh lại phát triển nhanh chóng. Nhưng sự phát triển của chúng
mang tính tự phát (Weber (G.F),1973) [16].
Sau cách mạng tháng 10 Nga thành công, công nghiệp bắt đầu điều chế
với lượng cần thiết. Cuối năm 1930 để hướng dẫn bảo vệ thực vật ủy ban liên
hiệp toàn cầu các liên bang chống sâu bệnh được thành lập một mạng lưới cơ
quan hóa học nghiên cứu các biện pháp hóa học phòng bảo vệ thực vật được
ra đời (Trần Văn Mão, 1997) [7].
Các công tác được tiến hành ở Viện bảo vệ thực vật, toàn liên bang
(1932 đã tổ chức ở Matxcova, tổ chức này bắt đầu chế tạo thuốc phun ở dạng
lỏng, thuốc bột và dụng vụ xử lý…) (Trần Văn Mão, 1997) [7].
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Bệnh cây ở Việt Nam rất phổ biến, cây trồng ít nhiều đều mắc bệnh,
song khoa học bệnh cây cũng như khoa học bệnh cây rừng ở nước ta lại bắt đầu
muộn hơn so với thế giới, mặc dù trong thời kì Pháp thuộc, một số nhà khoa
học bệnh cây đã có những công trình nghiên cứu đến các loại nấm gây bệnh
cây rừng, cây gỗ và cây cảnh, nhưng môn khoa học bệnh cây rừng chỉ có điều
kiện phát triển ở những năm đầu của thập kỉ 60 (Trần Văn Mão, 1997) [8].
Khí hậu Việt Nam cũng đưa đến không ít những khó khăn, làm cản trở
hoặc phá hoại cơ sở vật chất và thành quả của sản xuất lâm nghiệp như:
Những thuận lợi cho sinh trưởng phát triển cây rừng, cũng là những thuận lợi
cho sự phát sinh, phát triển, lan tràn sâu bệnh hại thực vật.
Nạn dịch hại sâu ăn lá, sâu đục thân, nấm cổ rễ… Phát sinh hầu hết ở
khắp nơi, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất lâm nghiệp (Vương Văn Quỳnh
và CS, 1996) [11].
10
Năm 1960, khi điều tra bệnh cây rừng ở miền Nam Việt Nam, Hoàng
Thị My đã đề cập đến một số bệnh hại lá, chủ yếu là bệnh phấn trắng, gỉ sắt,
nấm bồ hóng… Có thể nói từ sau cách mạng tháng 8/1945 nhất là từ ngày
miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1945), nước ta xây dựng một nền nông - lâm
nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa. Với phương thức sản xuất tập trung thì phương
pháp bảo vệ cây chống sâu bệnh có nhiều thuận lợi hơn trước, sản xuất có kế
hoạch, có tập chung tổ chức, cho phép từng bước xây dựng nề nếp cho công
tác bệnh cây, tạo điều kiện đi sâu tìm hiều nguyên nhân gây bệnh, chủ động
các biện pháp phòng trừ.
Cùng với sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia nước ngoài và các cơ
quan nghiên cứu, cho đến nay chúng ta đã có thể biết được gần 1000 loài nấm
gây bệnh cho gần 100 loài cây rừng. Trong đó có khoảng 600 loài nấm mục
gỗ, trên 300 loài nấm hại lá, hại thân, hại cành, hại rễ; trên 50 loài cây rừng bị
bệnh ở mức độ nghiêm trọng và đã có những nghiên cứu cụ thể. Trên cơ sở
nắm vững quy luật phát sinh phát triển của bệnh cây, những nhà nghiên cứu
bệnh cây rừng đã đề xuất biện pháp phòng trừ (Trần Văn Mão, 1997) [7].
Từ năm 1971 với nhiều công trình nghiên cứu của mình Trần Văn Mão
đã bắt đầu công bố một số bệnh cây như quế, trẩu, sở, hồi… Ông đã xác định
được nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh bệnh và phương thức phòng
trừ một số bệnh hại lá. Các tác giả Nguyễn Sỹ Giao, Đỗ Xuân Quý, đã nghiên
cứu trên lá Keo như: Phấn trắng, cháy lá. Nhiều chuyên gia nước ngoài như
Ấn Độ, Mỹ…, đã từng đến Việt Nam nghiên cứu về bệnh hại lá Keo như:
Hodge (1990), Zhon (1992), Sharma (1994) và công bố trong báo cáo chuyên
đề bệnh cây ở Hà Nội. Hiện nay ở nước ta đã có các cơ quan về lâm nghiệp,
có các bộ phận chuyên trách về phòng trừ sâu bệnh hại như Viện khoa học
lâm nghiệp Việt Nam, viện điều tra quy hoạch rừng và các trung tâm bảo vệ
rừng và các trung tâm bảo vệ rừng (Trần Văn Mão,1997) [7].
11
Thuốc bảo vệ thực vật được cung cấp cho nhân dân để phòng trừ bệnh
hại cây trồng đã áp dụng từ năm 1950. Số lượng các loại thuốc ngày càng
tăng, biện pháp hóa học ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông
lâm nghiệp. Với ngành Lâm nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu được sử
dụng để phòng trừ sâu bệnh hại ở vườn ươm, rừng trồng hoặc khi xuất hiện
dịch bệnh lớn.
Hiện nay thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều chủng loại khác nhau và
được áp dụng để phòng bệnh cây ở vườn ươm, rừng non, rừng mới trồng hoặc
khi có dịch lớn (Trần Văn Mão, 1993) [6].
Khi nghiên cứu tiến hành khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học trong
phòng trừ bệnh gỉ sắt Keo tai tượng ở rừng mới trồng tác giả Đặng Kim
Tuyến cũng đã chỉ ra thuốc Anvil 5sc là thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất
so với các loại thuốc đem thử nghiệm như: Manage 5wp, Encoleton 25wp.
Bên cạnh đó cũng cần phải có biện pháp phòng trừ như chọn giống,
chọn vườn ươm, gieo đúng thời vụ, xới xáo, diệt cỏ, tưới nước, bón phân hợp
lý, che bóng kịp thời thì sẽ giảm được nhiều khả năng lây lan xâm nhiễm của
bệnh, tạo điều kiện cho cây con phát triển tốt (TrầnVăn Mão, 1993) [6].
Thời gian gần đây một số nghiên cứu về khả năng phòng trừ bệnh của
các loại thuốc hóa học đã được các Đề tài tốt nghiệp của sinh viên khoa Lâm
nghiệp - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nghiên cứu đối với mỗi loại bệnh
khác nhau như Nguyễn Thị Thùy, (2011): Khi nghiên cứu tiến hành khảo
nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh phấn trắng
Keo tai tượng tại vườn ươm trung tâm giống cây nguyên liệu giấy An Hòa Tuyên Quang tác giả cũng đã chỉ ra thuốc TopsinR 70wp là thuốc có hiệu lực
phòng trừ cao nhất so với các loại thuốc đem thử nghiệm như: ManageR 5wp,
AnvilR 5sp, Zineb - bul80wp (Nguyễn Thị Thùy, 2011) [14].
12
Phạm Đức Dũng, (2012): Khi nghiên cứu tiến hành khảo nghiệm hiệu
lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh đốm nâu Keo tai tượng tại
vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tác giả cũng đã chỉ ra
thuốc Biobus 1.00wp là thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất so với các loại
thuốc đem thử nghiệm như: Daconil 75wp, Đồng Cloruloxi 30wp, Score
250EC, BP - NHEP BUN 800wp (Phạm Đức Dũng, 2012) [4].
Ngày nay khoa học bệnh cây rừng ngày càng phát triển bằng việc hoàn
thiện cơ sở lý luận và đưa ra những phương pháp trừ bệnh hữu hiệu. Nhờ đó
đã làm giảm bớt những thiệt hại gây ra đối với tài nguyên rừng. Nhưng bên
cạnh đó vẫn còn rất nhiều bệnh nghiêm trọng mà chúng ta chưa có biện pháp
giải quyết triệt để. Cũng có nhiều bệnh có lúc, có nơi được dập tắt nhưng
trong điều kiện mới lại gây ra dịch trở lại. Cho nên, vấn đề bệnh cây rừng
hôm nay vẫn phải được thừa kế những kết quả nghiên cứu trước đây, trên
những cơ sở lý luận và phương pháp phòng trừ để sáng tạo và phát triển cho
việc áp dụng phòng trừ bệnh cây trồng của ngày mai.
Nghiên cứu về bệnh hại Keo:
Từ đầu năm 1980 trở lại đây, có nhiều loài Keo khác nhau đã được
nhập về để thử nghiệm tại nước ta như loài: Keo tai tượng (Acacia.mangium);
Keo lá liềm (Acacia.crassicarpa); Keo bụi (Acacia.cincinnata); Keo lá sim
(Acacia.holosericea); và sau này Keo lai tự nhiên đã được phát hiện và chủ
động lai tạo (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003) [9].
Mùa xuân 1990, các xuất xứ Keo tai tượng và Keo lá tràm gieo tại
vườn ươm Chèm, Từ Liêm, Hà Nội đã bị bệnh phấn trắng lá với các mức độ
khác nhau. Nhìn bề ngoài, lá Keo như bị rắc một lớp bột phấn trắng hay vôi
bột. Mức độ bệnh đã được đánh giá qua quan sát bằng mắt thường và được
xếp theo thứ tự nặng hay nhẹ. Nhìn chung bệnh đã chưa gây nên ảnh hưởng gì
lớn tới sinh trưởng của cây con tại vườn ươm và tác giả cũng không có điều
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 2.1. Một số yếu tố khí hậu đặc trưng khu vực nghiên cứu từ tháng
10/2014 đến tháng 2/2015 tại thành phố Thái Nguyên........................ 16
Bảng 3.1. Tên thuốc và hoạt chất các loại thuốc sử dụng.............................. 26
Bảng 3.2. Tên thuốc và hoạt chất các loại thuốc sử dụng.............................. 27
Bảng 4.1. Mức độ hại của bệnh thối cổ rễ cây Keo tai tượng qua các lần
điều tra ............................................................................................... 33
Bảng 4.2. Mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng qua các lần điều tra
........................................................................................................... 34
Bảng 4.3. Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh thối cổ rễ trước khi sử dụng thuốc
........................................................................................................... 35
Bảng 4.4. Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh thối cổ rễ trước khi sử dụng thuốc
........................................................................................................... 36
Bảng 4.5. Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh phấn trắng trước khi sử
dụng thuốc.......................................................................................... 37
Bảng 4.6. Kết quả điều tra tỉ lệ nhiễm bệnh phấn trắng trước khi sử
dụng thuốc.......................................................................................... 38
Bảng 4.7. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Keo trước khi sử
dụng thuốc.......................................................................................... 39
Bảng 4.8. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ Keo sau khi sử
dụng thuốc lần 1 ................................................................................. 40
Bảng 4.9. Kết quả điều tra mức độ rễ của bệnh thối cổ rễ Keo sau khi sử dụng
thuốc lần 2 .......................................................................................... 41
Bảng 4.10. Kết quả điều tra mức độ hại rễ của bệnh thối cổ rễ hại Keo sau khi
sử dụng thuốc lần 3 ............................................................................ 42
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả điều tra mức độ hại của bệnh trước và sau
phun thuốc.......................................................................................... 44
Bảng 4.12. Kiểm tra sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm ................... 44
14
Nguyên. Căn cứ vào bản đồ địa lý của thành phố Thái Nguyên thì vị trí của
vườn ươm như sau:
Phía Đông giáp với khu dân cư
Phía Tây giáp với xã Phúc Hà
Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán
Phía Bắc giáp với phường Quán Triều
Với vị trí địa lý như trên nên việc sản xuất cây, con giống rất thuận lợi
cả về chăm sóc lẫn vận chuyển cây giống từ vườn ươm đến nơi trồng.
+ Địa hình:
Vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên có địa hình là đồi
bát úp, không có núi cao.
Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 19,8m. Nơi cao nhất là
25,5m thấp nhất là 11m.
Độ dốc trung bình khoảng 10-150 với độ cao trung bình là 50-70m, địa
hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
2.3.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
+ Đặc điểm khí hậu:
Tỉnh Thái Nguyên nằm ở vùng núi phía bắc Việt Nam, mang đặc
trưng của khí hậu vùng trung du bán trung địa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa.Với địa hình thấp dần từ núi cao xuống núi thấp, rồi
xuống trung du, đồng bằng theo hướng Bắc - Nam làm cho khí hậu Thái
Nguyên chia làm 3 vùng rõ rệt trong mùa đông: Vùng lạnh, vùng lạnh vừa
và vùng ấm nên đặc điểm khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng
11 tới tháng 3, rét dài nhiệt độ thấp, lượng nước bốc hơi lớn. Mùa mưa từ
tháng 5 tới tháng 9, lượng mưa lớn độ ẩm cao, nhiệt độ cao. Tháng 4 và
tháng 10 là tháng chuyển mùa.Tổng số giờ nắng trong năm giao động từ
1500 - 1750 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Thời