Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

QUY TRÌNH THÔNG QUAN HÀNG NHẬP PHI MẬU DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 39 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Kể từ sau khi mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi Việt Nam chính
thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, thương mại quốc tế của
Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh chóng từ 15 năm trở lại đây. Song song với tốc độ
tăng trưởng kinh tế đều đặn là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng từ 20%
đến 25% năm. Giao thương hàng hóa giữa các nước tăng trưởng rõ rệt, trong đó chủ yếu là
hàng hóa được vận chuyển qua đường biển và đường hàng không…Đây là những tiền đề
quan trọng để phát triển ngành vận tải quốc tế của Việt Nam. Khối lượng hàng hóa xuất
nhập khẩu không ngừng tăng lên khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của hoạt động
giao nhận và các nghiệp vụ hải quan trong việc tiến hành hoạt động giao nhận vận tải. Lĩnh
vực giao nhận ngày càng nhận được sự quan tâm của nhà nước cũng như các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, tạo điều kiện để khuyến khích gia tăng và phát triển ngành. Chính vì
thế việc hoàn thiện và chuyên môn hóa quy trình thủ tục giao nhận hàng hóa đang là vấn
đề mà hầu hết các doanh nghiệp chú trọng và đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Việc thực hiện tốt công tác và nghiệp vụ giao nhận sẽ giúp cho công ty chiếm được lòng
tin của khách hàng trong và ngoài nước. Từ đó tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh
và vươn ra thị trường thế giới. Và việc triển khai áp dụng thủ tục hải quan điện tử để quản
lý, thông quan nhanh chóng hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho DN là một nhu cầu
tất yếu nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh thương mại
hóa toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện thủ tục hải quan không chỉ nhằm tạo
thuận lợi cho cộng đồng DN, mà còn là giải pháp hữu hiệu để ngành hải quan nâng cao
năng lực xử lý công việc của mình.
Vì thế trong quá trình học tập và đảm nhiệm hoàn thiện kiến thức đối với môn nghiệp vụ
hải quan tại trường, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI
QUAN XUẤT NHẬP KHẨU – HÀNG PHI MẬU DỊCH” nhằm mục đích nghiên cứu và
nâng cao kiến thức – nghiệp vụ đã học.

1



Với những hạn chế về kiến thức chuyên môn và hiểu biết hạn hẹp về kiến thức thực tế nên
bài nghiên cứu của nhóm còn nhiều sai sót, chúng em rất mọng nhận được sự chỉ bảo của
thầy để hoàn thiện bài và mở rộng kiến thức.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu chung: hệ thống một số vấn đề liên quan đến quy trình khai báo hải quan, phân
tích đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện thủ tục hải quan của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cksbqt nội bài, biết được những lợi ích và vướng
mắc còn tồn tại trong việc thực hiện thủ tục hải quan tại các doanh nghiệp từ đó đưa ra giải
pháp hoàn thiện và khắc phục những khó khăn
- Mục tiêu cụ thể:
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu tại chi cục hải quan cksbqt nội bài đối với hàng hóa phi mậu dịch
+ Xác định các yếu tố làm tăng khả năng tham gia thủ tục hải quan điện tử của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu đối với hàng hóa phi mậu dịch
+Phân tích đánh giá của doanh nghiệp vể lợi ích hay những hạn chế còn tồn tại trong
việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tương nghiên cứu: thủ tục hải quan xuất nhập khẩu đối với hàng hóa phi mậu dịch
- Đối tượng điều tra: Công ty TNHH Delta E & C có trụ sở tại tầng 5. Tòa nhà Viglacera,
676 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội tại chi cục hải quan cksbqt nội bài
- Phạm vi thời gian : Dự kiến từ 18/02/2016 đến 28/04/2016
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu, lý thuyết mô hình thông quan điện tử
của một số nước, các số liệu thu thập được từ website của chi cục hải quan cksbqt nội bài
2


cho phép sử dụng trong đề tài này và các tạp chí nghiên cứu Nghiên cứu Hải quan, báo Hải
quan điện tử và các trang web có liên quan.

Phương pháp xây dựng bảng hỏi
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên phương pháp phỏng vấn chuyên gia: thu thập ý kiến của
lãnh đạo chi cục hải quan cksbqt nội bài cùng một số cán bộ hải quan đội quản lý rủi ro và
thông quan điện tử.
Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Đối với tài liệu sơ cấp, thì đây là loại dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp tại doanh nghiệp và được sử dụng để tiến hành những kiểm định cần thiết.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
+ Đề tài nghiên cứu đưa ra kết quả đánh giá, phân tích những bài học kinh nghiệm về những
ưu điểm và nhược điểm trong việc triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại chi cục
hải quan cksbqt nội bài, các giải pháp đề xuất sẽ giúp ích cho việc triển khai mở rộng thủ
tục hải quan điện tử cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian sắp
tới.
+ Đề tài nghiên cứu của nhóm còn là nguồn tài liệu tham khảo và cung cấp những thông
tin cần thiết cập nhật mới nhất về thủ tục hải quan điện tử
6. Kết cấu bài báo cáo:
Bài báo cáo gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về doanh nghiệp. Chương này nhằm giới thiệu tổng quan về các công
ty mà nhóm tiến hành lấy bộ chứng từ để nghiên cứu. Gồm:
 Công ty TNHH Điện Lạnh Hòa Phát
 Công ty TNHH Delta E & C

3


Chương 2: Quy trình thủ tục hải quan xuất – nhập khẩu hàng phi mậu dịch. Chương này
giới thiệu về các bước quy trình thông quan một lô hàng xuất hoặc nhập phi mậu dịch.
Chương 3: Thuận lợi, khó khăn của quy trình và các giải pháp kiến nghị. Chương này rút
ra những thuận lợi và khó khăn của quy trình thủ tục hải quân xuất – nhập khẩu phi mậu

dịch. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó.

4


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1.1.

CÔNG TY TNHH ĐIỆN LẠNH HOÀ PHÁT

1.1.1. Thông tin công ty:


Tên giao dịch: HOA PHAT REFRIGERATION ENGINEERING CO., LMD



Mã số thuế: 0900187865



Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)



Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh Hưng Yên



Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối A, Xã Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh

Hưng Yên



Điện thoại: 0321 942912



Fax: 0321 942481



Đại diện pháp luật: Tạ Tuấn Quang



Địa chỉ người ĐDPL: Số 41 Ngô Thì Nhậm-Phường Ngô Thì Nhậm-Quận
Hai Bà Trưng-Hà Nội



Giám đốc: Tạ Tuấn Quang



Ngày cấp giấy phép: 16/07/2001



Ngày bắt đầu hoạt động: 12/07/2001




Ngày nhận TK: 08/03/2011



Năm tài chính: 2014



Số lao động: 200



Cấp Chương Loại Khoản: 2-554-070-086



NNKD chính: Sản xuất đồ điện dân dụng (C27500)



Số tài khoản:



01043110000001014-0,

12210000019323,


0201243017,

0201243009,

170114851016554, 10033786, 030010100209


Tên ngân hàng:

5




NH CP nhà HN, Ngân hàng BIDV - CN Hà Thành, NH Citibank - CN Hà
Nội, NH Eximbank Long Biên, NH GP.Bank - CN Hoàn kiếm, NH hàng Hải
- CN Hà Nội, NH HSBC - CN Hà Nội, NH TMCP Hàng Hải- Sở giao dịch

1.1.2. Ngành nghề kinh doanh:


C27500 - Sản xuất đồ điện dân dụng (Ngành chính)



C2220 - Sản xuất sản phẩm từ plastic




G4649 - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình



M73100 - Quảng cáo



G4759 - Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự,
đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa
hàng chuyên doanh



C3100 - Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế



D3530 - Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hoà không khí và sản
xuất nước đá



S95220 - Sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia đình

1.2. CÔNG TY TNHH DELTA E&C VIỆT NAM
1.2.1. Thông tin công ty:
 Tên doanh nghiệp: Công Ty TNHH Delta E&C Việt Nam
 Tên tiếng Anh: DELTA E&C VIET NAM CO., LTD
 Điện thoại liên hệ: 0437154099

 Mã số thuế: 0105708664
 Ngày cấp mã số thuế: 10/12/2011
 Người đại diện: Bùi Thị Xuyến
 Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Viglacera, số 676 Hoàng Hoa Thám - - Quận Tây Hồ - Hà
Nội
 Giấy phép kinh doanh: 0105708664
 Ngày cấp giấy phép kinh doanh: 10/12/2011
 Cơ quan thuế quản lý: Chi cục Thuế Quận Tây Hồ
6


 Ngành nghề kinh doanh chính: 79110 - Đại lý du lịch
1.2.2. Ngành nghề kinh doanh:


4649 - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình



4669 - Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu



4772 - Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa
hàng chuyên doanh



66190 - Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu




73100 - Quảng cáo



79110 - Đại lý du lịch



79120 - Điều hành tua du lịch



79200 - Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch



82110 - Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp



82300 - Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại



82990 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào
đâu




85600 - Dịch vụ hỗ trợ giáo dục

7


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT – NHẬP KHẨU HÀNG
PHI MẬU DỊCH
Với mục đích đưa ra quy trình thủ tục hải quan dễ hiểu, để mọi cá nhân, tổ chức đều có thể
thông quan một lô hàng xuất hoặc nhập phi mậu dịch, nhóm đã chọn ra hai bộ chứng từ,
một lô hàng xuất và một lô hàng nhập để lấy dẫn chứng cụ thể trong quá trình trình bày.
2.1. Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu hàng phi mậu dịch
Để dễ dàng cho việc trình bày về quy trình nhập khẩu hàng phi mậu dịch, khai hải quan
điện tử, cũng như cách đọc chứng từ nhanh chóng để hoàn tất thủ tục hải quan. Nhóm tiến
hành phân tích bộ chứng từ như sau:

Không vận đơn:
1. Số vận đơn: DLC-2801 7954
2. Nhà xuất khẩu: PANASONIC INDUSTRIAL DEVICES SALES ASIA
3. Nhà nhập khẩu: Công ty TNHH Điện Lạnh Hòa Phát
4. Cảng xếp hàng: DALIAN
5. Cảng dỡ hàng: Nội Bài - Hà Nội
6. Đồng tiền thanh toán: USD
7. Tàu bay chặng 1: SQ 807/28.02.2016
8. Người phát hành vận đơn: SCHENKER CHINA LTD.
9. Ngày phát hành: 29/02/2016

8



9


Hóa đơn thương mại:
1. Số hóa đơn: EXS-PIA-1603054
2. Ngày phát hành: 28/02/2016
Điều kiện thương mại: C&F
3. Mô tả hàng hóa: “Máy nén khí dùng cho sản xuất điều hòa: Loại C-SB373H8A (50000
BTU), hiệu Panasonic, 220-240V 50Hz, kèm phụ kiện tiêu chuẩn (1 chụp kẹp đầu điện, 3
chân cao su)”
4. Số lượng: 1 thùng
5. Tổng trọng lượng: 46 KG
6. Tổng trị giá hóa đơn: 185 USD

10


Giấy thông báo hàng đến:
1. Hàng gửi từ: Trung Quốc
2. Chuyến bay: SQ0176/29.02
3. Ngày hàng về: 29/02/2016
4. Hàng về kho: NCTS

11


Sơ đồ thủ tục Hải quan hàng nhập khẩu phi mậu dịch cho lô hàng trên của Công ty TNHH
Điện Lạnh Hòa Phát như sau:

12



2.1.1. Khai Hải quan điện tử và đóng thuế
Theo Thông tư 38/2015/TT-BTC, từ ngày 01/04/2015, hàng Phi Mậu Dịch sẽ được khai
báo trên Hệ thống VNACCS.Riêng hàng Phi Mậu Dịch cá nhân, làm tờ khai thủ công theo
mẫu ban hành kèm Thông tư. Nên Công ty TNHH Điện Lạnh Hòa Phát sẽ tiến hành khai
điện tử cho lô hàng trên.
Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật Hải Quan về thời hạn nộp hồ sơ hải quan, thì đối với hàng
hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày hàng hóa đến cửa khẩu.
Trong lô hàng nhập này, Công ty TNHH Điện Lạnh Hòa Phát chọn nộp hồ sơ hải quan điện
tử và đóng thuế trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu để tránh tình trạng hàng đến nơi mà thủ
tục hải quan chưa hoàn tất làm chậm trễ quá trình nhận hàng và khả năng phải lưu kho bãi,
tốn thêm chi phí cho doanh nghiệp.
Trước khi hàng về, Doanh Nghiệp sử dụng phần mềm ECUS5(VNACCS) để khai Hải Quan
Điện Tử tại Doanh Nghiệp.
Các bước khai báo hải quan điện tử cụ thể như sau:
Bước 1: Dịch sản phẩm áp mã HS code dựa vào bảng mã HS – điều này có ý nghĩa rất quan
trọng trong quá trình nhập khẩu hàng hóa vì đây là cơ sở để tính thuế. Hàng hóa mà công
ty TNHH Điện Lạnh Hòa Phát nhập khẩu là “Máy nén khí dùng cho sản xuất điều hòa: Loại
C-SB373H8A (50000 BTU), hiệu Panasonic, 220-240V 50Hz” có mã HS được tra cứu:
84143030
Bước 2: Nhập thông tin chung về tờ khai
Sau khi khởi động phần mềm ECUS5, nhập chữ kí số của doanh nghiệp cần khai hải quan,
nhân viên khai báo hải quan của công ty TNHH Điện Lạnh Hòa Phát sẽ chọn mục Đăng
ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA).
Khi đó màn hình sẽ hiện ra như sau:

13



Tại màn hình hiện ra, ở thẻ Thông tin chung, nhân viên khai báo hải quan sẽ nhập các thông
tin sau, lưu ý các thông tin có dấu sao màu đỏ là những thông tin bắt buộc phải nhập và
không thể chỉnh sửa một khi đã truyền tờ khai đi. Các ô màu xám là chỉ tiêu thông tin do
hệ thống tự động trả về hoặc chương trình tự tính.
Trong quá trình khái báo, nếu phần nào không rõ, nhân viên khai báo có thể tham khảo
“ Hướng dẫn nhập liệu” ở góc trái màn hình.
Người khai hải quan sẽ nhập thông tin vào các ô tương ứng như sau:
- Mã loại hình: vì hàng của công ty là nhập khẩu phi mậu dịch nên nhập mã H11.
- Cơ quan hải quan: Vì là hàng phi mậu dịch nên lô hàng này được làm thủ tục thông quan
tại chi cục Hải quan cửa khẩu, cụ thể ở đây là Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay Quốc tế
Nội Bài-Đội HH Nhập, mã 01B3 chịu trách nhiệm thông quan.
14


- Phân loại cá nhân/tổ chức: Phản ánh tính chất của giao dịch: từ tổ chức đến tổ chức chọn
mục 4
- Mã bộ phận xử lý tờ khai: chỉ rõ tờ khai được gửi tới bộ phận nào, cấp đội nào của chi cục
hải quan đã chọn ở mục Cơ quan hải quan. Ở đây ta chọn mã 00 – Chi cục HQ Sân bay Nội
Bài – Đội nhập.
- Mã hiệu phương thức vận chuyển: thể hiện phương thức vận chuyển của lô hàng đang
được khai báo. Đối với lô hàng này, phương thức vận chuyển là đường hàng không, nên sẽ
chọn mục 1 – Đường hàng không.
- Ở mục đơn vị xuất nhập khẩu, bao gồm thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại,
mã số bưu chính của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.


Người nhập khẩu: khi đăng nhập bằng tài khoản chữ ký số của công ty nhập khẩu
thì toàn bộ các thông tin của công ty sẽ hiển thị sẵn ở mục này. Tên: Công ty TNHH
Điện Lạnh Hòa Phát; Địa chỉ: Khu công nghiệp phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện

Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

15




Người xuất khẩu: Do PANASONIC INDUSTRIAL DEVICES SALES ASIA là đối
tác thường xuyên với Công ty TNHH Điện Lạnh Hòa Phát nên chỉ cần click vào kí
hiệu

là sẽ hiện ra các thông tin cần thiết. Tên: PANASONIC INDUSTRIAL

DEVICES SALES ASIA. Địa chỉ: 3 Bedok South Road, Singapore 469269. Mã
nước: chọn “SG” là Singapore.
- Ở mục thông tin vận đơn: cần điền đầy đủ các thông tin sau, dựa trên bộ chứng từ đã phân
tích ở trên:


Số vận đơn: DLC-2801 7954



Số lượng và Tổng trọng lượng hàng: 2 PK và 46 KGM



Địa điểm lưu kho chờ thông quan dự kiến: đối với lô hàng này là 01B3A02 Kho

NCTS



Phương tiện vận chuyển: tùy thuộc vào ô Phương thức vận chuyển ở trên, đồng thời

phải điền vào tên phương tiện và số chuyến. Đối với lô hàng được vận chuyển bằng đường
hàng không thì nhập số chuyến bay là: SQ0176/29.FEB


Ngày hàng đến: 29/02/2016



Đại điểm dỡ hàng: VNHAN HANOI



Địa điểm xếp hàng: CNDLC DALIAN

Bước 3: Khai thông tin chung về hàng hóa
Chọn thẻ Thông tin chung 2, để nhập các thông tin vể văn bản pháp quy (nếu có), hóa đơn
thương mại, tờ khai trị giá, thuế và bảo lãnh và các thông tin khác

16


- Hóa đơn thương mại:


Phân loại hình thức hóa đơn: A – Hóa đơn




Ngày phát hành: 28/02/2016



Số hóa đơn: EXS-PIA-1603054



Phương thức thanh toán: KHONGTT (nghĩa là không phải thanh toán)



Mã hóa đơn: B – Giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền



Điều kiện gía hóa đơn: C&F



Mã đồng tiền của hóa đơn: USD

- Tờ khai trị giá: để khai báo tờ khai trị giá tính thuế, doanh nghiệp chỉ cần nhập vào tổng
các chi phí, tổng trị giá tính thuế, hệ thống VNACCS sẽ tự động phân bổ và tính thuế trả
về.


Mã phân loại khai trị gía: 6 – Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch




Mã phân loại bảo hiểm: D – Không bảo hiểm



Người nộp thuế: 1 – người nhập khẩu
17


- Thuế và bảo lãnh: nhập vào thông tin về ngân hàng bảo lãnh nếu có, trường hợp không có
bảo lãnh (giống với lô hàng này), ở mục Mã xác định thời hạn nộp thuế chọn D – Trường
hợp nộp thuế ngay.
Bước 4: Nhập thông tin chi tiết hàng hóa:
Tại thẻ Danh sách hàng, nhập đầy đủ thông tin về hàng hóa, mã HS, tên hàng, xuất
xứ, lượng, đơn vị tính,…
Nhấn F4, màn hình sẽ xuất hiện như sau:



Mã số hàng hóa/ Mã số HS: 84143030



Mô tả hàng hóa: Máy nén khí dùng cho sản xuất điều hòa: Loại C-SB373H8A

(50000 BTU), hiệu Panasonic, 220-240V 50Hz, kèm phụ kiện tiêu chuẩn hàng mới 100%



Tên nước xuất xứ: CHINA



Số lượng: 1 PCE



Trọng lượng: 46 KGM
18




Trị giá hóa đơn: 185



Đơn giá hóa đơn 185



Mã tiền tệ: USD



Mã đơn vị tính: PCE




Mã biểu thuế nhập khẩu: B01 (Đây là biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, tương ứng với

thuế suất là 3%)
Ta có trị giá tính thuế : 185*22.285 = 4.122.725 VNĐ
Số tiền thuế: 4.122.725*3% = 123.681,75 VNĐ


Mã áp dụng thuế suất: VB901 (Đây là thuế GTGT tương ứng với thuế suất là : 10%
Ta có trị giá tính thuế lúc này là: 4.122.725 + 123.681,75 = 4.246.406,75 ( VND)
Số tiền thuế phải nộp là: 4.246.406,75 *10% = 424.641 (VND)

Chúng ta chỉ cần nhập các số liệu như trên và mã biểu thuế, hệ thống sẽ tự động tính thuế
và phân bổ cho chúng ta, nhưng song song với đó công ty nên nắm rõ cách tính thuế đế biết
số thuế sẽ phải nộp cũng như phản hồi sai sót của hệ thống.
Bước 5: Truyền tờ khai điện tử.
Bước 6: Sau đó, hải quan điện tử sẽ trả về số tiếp nhận hóa đơn điện tử cũng như kết quả
phân luồng.
Sau khi đã hoàn tất khai điện tử và truyền lên hệ thống VNACCS, Doanh Nghiệp sẽ nhận
được phản hồi của hệ thống, số tờ khai Hải Quan hàng nhập, kết quả phân luồng và tính
thuế.
In bộ tờ khai ra. (2 bộ)
Sau đó chuyển qua bộ phận kế toán làm thủ tục đóng thuế tại ngân hàng và nhận Giấy nộp
tiền vào ngân sách Nhà Nước đã được đóng mộc.
Lưu ý: giấy nộp tiền là bằng chứng công ty đã nộp thuế, không được làm mất. Khi nộp vào
Hải Quan mở tờ khai chỉ nộp bản photo sao y.

19


2.1.2. Lấy D/O tại hãng tàu

Khi nhận được giấy thông báo hàng đến của hãng tàu cần kiểm tra các thông tin: ngày đến,
tên tàu, số chuyến, số cont, seal, và thông tin công ty (người nhận).
Sau đó mang những giấy tờ sau:
 B/L gốc (có ký hậu của ngân hàng nếu phương thức thanh toán là L/C)
 Giấy giới thiệu
 Giấy báo hàng đến
đến hãng tàu để đổi lấy D/O.
Sau khi đã đóng tất cả các phí, nhân viên hãng tàu sẽ giao 4 bản D/O, có đóng mộc ký phát
của hãng tàu cho chúng ta.
2.1.3. Đăng ký tờ khai tại cảng
Nhập số tờ khai, mã số thuế vào máy tính ở cảng để biết cửa nôp bộ chứng từ
 Ô nhập số tờ khai hải quan: nhập số tờ khai mình đã khai
 Ô số thuế DN: nhập số 1 hoặc mã số thuế DN
 Sau đó bấm enter
Màn hình sẽ hiện thị lại số tờ khai, và thông tin liên hệ gồm: vị trí xử lý và người xử lý.
Đợi đến khi kiểm tra máy tính hiển thị tên, số điện thoại kiểm hóa viên thì gọi điện thoại
nhờ họ xuống kiểm hóa.
Căn cứ Khoản III Mục 3 Thông tư 112/2005/TT-BTC về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, hồ sơ hải quan đối với hàng nhập
khẩu phi mậu dịch bao gồm:
a. Giấy tờ cần nộp tại cửa HQ đăng ký tiếp nhận hồ sơ để đăng ký tờ khai HQ:
- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính;
- Vận tải đơn (B/L): 01 bản sao y
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
20


- Bảng kê chi tiết hàng hoá (Packing List)
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
- Giấy giới thiệu

Vì hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch của lô hàng này không thuộc Phụ lục II, Nghị định
187/2013/NĐ-CP nên không cần xin giấy phép nhập khẩu.
b. Giấy tờ phải xuất trình:
- Giấy báo nhận hàng của tổ chức vận tải ;
Nếu hàng được phân luồng xanh thì chuyển đến bước 5, nhưng đối với hàng phi mậu dịch
thì không có luồng xanh vì theo quy định thì hàng phi mậu dịch phải kiểm hóa 100%.
Nếu hàng được phân luồng vàng hoặc đỏ thì tiếp tục bước 4.
Lô hàng nhập này của công ty TNHH Điện Lạnh Hòa Phát được phân vào luồng vàng nên
phải kiểm tra chi tiết hồ sơ.
2.1.4. Kiểm hóa
*Luồng vàng: chỉ phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan (chứng từ)
*Luồng đỏ:
- Trước tiên, đăng kí chuyển bãi kiểm hóa tại điểm đăng kí chuyển bãi kiểm hóa- rút ruột
(tại phòng thương vụ cảng): nộp một bản sao D/O trên đó có ghi tên, số điện thoại của mình,
tên công ty.
- Sau đó nộp một D/O và giấy giới thiệu ở nơi đăng ký cắt seal, ta nhận lại một phiếu yêu
cầu cắt/bấm seal
-Tìm vị trí container của mình (trên phiếu yêu cầu cắt bấm seal), nếu container nằm trên
cao thì nhờ đội xe nâng hạ cont xuống.
-Tiếp theo, đợi đến khi kiểm hóa viên xuống kiểm hóa thì nhờ người cắt seal, cắt seal trước
mặt kiểm hóa viên.
21


- Sau khi hoàn tất việc kiểm hóa, hàng hóa không có vấn đề gì thì chuyển sang bước 5.
2.1.5. Đóng thuế và lệ phí hải quan
Công ty tiến hành đóng lệ phi hải quan và chuyển áng bước tiếp theo (vì đã đóng thuế rồi,
nếu danh nghiệp chưa đóng thuế thì sẽ đóng ở bước này).
Đối với đường biển:
Đối với hàng lẻ (LCL/LCL) mang:

 Biên lai đã nộp phí (bước 2)
 3 bản D/O
 Invoice
 Packing List
Đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng (tại đây lưu lại 1
bản D/O)
Mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho (tại đây lưu lại 1 bản
D/O và xuất 2 phiếu xuất kho)
Đối với hàng nguyên container (FCL/FCL) Sau hàng kéo về kho công ty để xuống hàng,
nên ta phải mượn container, hãng tàu sẽ cấp cho 4 liên Giấy mượn cont (hạ rỗng), chức
năng của nó là để giao cho tài xế thực hiện thủ tục trả cont khi công ty đã xuống hàng xong.
Sau đó đến phòng thương vụ cảng:
Hàng LCL: nộp D/O và đóng tiền.
Hàng FCL: nộp
 Một D/O bên trên có ghi mã số thuế của doanh nghiệp
 Phiếu mượn container (hoặc phiếu hạ rỗng) (do hãng tàu cấp)
để đóng tiền và lấy phiếu EIR (còn LCL đã có phiếu xuất kho)
Kiểm tra thông tin: số cont, số seal, vị trí, hạn, số kg cont trước khi rời quầy

22


2.1.6. Nhận lại tờ khai
Người đi mở tờ khai sẽ mang biên lai lệ phí đến quầy trả tờ khai đưa cho cán bộ hải quan
để nhận lại tờ khai của mình. Sau khi nhận được tờ khai thông quan sẽ đến kho NCTS gặp
hải quan đối chiếu kho, thanh lý trình tờ khai đợi đóng dấu ký tên.
2.1.7. Thanh lý cổng
Người đi mở tờ khai mang tờ khai vừa nhận được ở ra cổng để làm thủ tục thanh lý cổng:
hải quan sẽ đối chiếu kho, thanh lý trình tờ khai và đợi họ đóng dấu ký tên.
Đối với đường biển:

.Đến Văn phòng đội giám sát cổng nôp:
 Tờ khai + list cont (với hàng FCL) đã đóng mộc thông quan
 Bản sao tờ khai + list cont
 Phiếu EIR/phiếu xuất kho (với hàng LCL)
 D/O
 Bản sao B/L
→ Nhận lại bản chính tờ khai, list cont được đóng mộc đỏ “đã qua khu vực giám sát” và
phiếu EIR/phiếu xuất kho đã được Hải quan giám sát cổng đóng mộc, ký tên, phiếu
EIR/phiếu xuất kho này được xem à hợp lệ về mặt thủ tục HQ. Lúc đó DN mới có thể lấy
container/hàng ra khỏi cảng.
2.1.8. Nhận hàng và kiểm tra hàng
Để nhận hàng cần có các giấy tờ sau : Phiếu xuất kho, hoá đơn thu tiền và không vận đơn
đến vị trí tiếp nhận phiếu xuất kho (cạnh khu vực kho nhập quốc tế) để hoàn tất thủ tục và
chờ nhận hàng.
Đăng ký với quản lý kho lấy hàng (với dạng hàng về theo chuyển phát nhanh có thể nhận
tại quầy hoặc để họ phát tận công ty)
Cuối cùng công ty lấy hàng về kho.
23


 Một số lưu ý khi khai tờ khai điện tử cho hàng phi mậu dịch:
Về cơ bản cách khai báo hải quan điện tử của hàng phi mậu dịch tương tự như cách khai
báo hàng mậu dịch.
Mã loại hình: H11
Số B/L: bắt buộc phải có.
Số INVOICE: Nếu không có, doanh nghiệp có thể điền vào “KHONGCO”.
Mã phân loại giá hóa đơn: nếu có hóa đơn, chọn “B” – Hóa đơn cho hàng hóa không phải
trả tiền.
Mã phân loại trị giá: “6” – Áp dụng trị giá giao dịch.
2.2. Quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu hàng phi mậu dịch

Sơ đồ quy trình xuất khẩu lô hàng phi mậu dịch. Công ty TNHH Delta E&C phải:

24


2.2.1 Chuẩn bị nguồn hàng.
Công ty TNHH Delta E&C thường xuất hàng mẫu ra nước ngoài nhằm để đối tác kiểm tra
chất lượng hàng hóa., các thủ tục của công ty để đưa hàng mẫu đến khách hàng là tuân theo
thủ tục hải quan đối với hàng hóa phi mậu dịch.
Sản phẩm của công ty là: áo sơ mi nam. Đây là những mặt hàng mà đối tác luôn muốn kiểm
tra hàng mẫu xem xét nó có tốt không, và phù hợp với nước của họ không. Do đó, công ty
Delta phải chuyển một số hàng mẫu nhằm cho khách hàng test hàng mẫu.
2.2.2 Thuê phương tiện vận tải.
Sau khi xác nhận xong với khách hàng về số lượng hàng mẫu, cách đóng bao bì, phương
thức gủi hàng và thời gian giao hàng. Công ty liên hệ với Forwarder TNT Express (để lấy
chỗ booking) theo thời gian và số lượng đã thỏa thuận với khách hàng:
Mặt hàng: áo sơ mi nam.
Số luợng: 01 kiện.
Trọng lượng: 2.3 kg
Trị giá: 39.0 USD.
Phương thức gửi mẫu: hàng lẻ đường hàng không.
Cảng xuất: Sân bay Nội Bài Hà Nội.
Cảng đến: Hồng Kông.
Sau khi nhận được booking và confirm chỗ từ Forwarder TNT Express, công ty tiến hành
chuẩn bị chứng từ và tiến hành các thủ tục hải quan cho việc xuất hàng mẫu.
2.2.3 Chuẩn bị chứng từ và lên tờ khai phi mậu dịch.
Bộ chứng từ xuất hàng phi mậu dịch:

25



×