Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

bài học kỳ tố tụng Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người bị hại so sánh với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.04 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

Danh mục
Tra
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………..
ng
NỘI DUNG……………………………………………………………...
1
I.Khái niệm người bị hại………………………………………………...
1
1.Khái niệm người bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện
1
hành……………………………………………………………………..
2. Khái niệm bị hại quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015……….
1
3.So sánh khái niệm bị hại giữa Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật tố
2
tụng hình sự 2015……………………………………………………..
II. Quyền và nghĩa vụ của bị hại thông qua quy định của bộ luật tố tụng hình
2
sự hiện hành và Bộ luật tố tụng hình sự 2015……………………...
1.Quyền của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và Bộ 3
luật tố tụng hình sự 2015…………………………………………
1.1.Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;……………………………………..
3
1.2.Được thông báo về kết quả điều tra………………………………….
3
1.3.Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên 5
dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự…………………
1.4.Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp đảm bảo bồi thường ……
5


1.5.Tham gia trình tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ
6
quyền và lợi ích hợp pháp của mình;…………………………………
1.6. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền
7
tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi
thường cũng như về hình phạt với bị cáo……………………...
1.7.Trình bày lời buộc tội tại phiên tòa………………………………….
8
1.8. Đối với kết luận giám định………………………………………….
10
1.9.Nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền lợi
10
cho mình……………………………………………………………...
1.10.Yêu cầu khởi tố vụ án………………………………………………
11
1.11.Rút yêu cầu khởi tố…………………………………………………
12
1.12.Một số quyền của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự
13
2015………………………………………………………………………
2.Nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và
13
Bộ luật tố tụng hình sự 2015……………………………………
2.1.Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa
14
án………………………………………………………………………….
1



2.2.Nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015
KẾT LUẬN………………………………………………………………

DANH MỤC TÀO LIỆU THAM KHẢO

14
15
15

1.Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam – Nhà xuất bản Công an nhân
dân
2.Bộ luật tố tụng hình sự 2003 – Nhà xuất bản Lao động
3.Bộ luật tố tụng hình sự 2015 – Nhà xuất bản Lao động
4. Trang: Tòa án nhân dân tối cao
Link: />p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=149092562&article_detai
ls=1
5. Trang : 123doc
Link: />6. Trang : hỏi đáp pháp luật – Tổng đài tư vấn pháp luật
Link : />7. Nghị quyết số 03/2004/NQ-H ĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án Nhân dân Tối cao
8. Bộ luật hình sự - Nhà xuất bản

MỞ ĐẦU
Bộ luật tố tụng hình sự là căn cứ pháp lý quan trọng nhất quy định trình tự, thủ tục
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, quyền hạn và
mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm của những nhiệm của những người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ
chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng
ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác , nhanh chóng và xử lí công minh,

2


kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm , không làm oan người vô
tội…Theo quá trình thay đổi và phát triển của xã hội, có nhiều điều luật không còn
phù hợp với thực tiễn đời sống, cũng có điều luật chưa hợp lý cần sửa đổi bổ sung,
chính vì thế mà có những Bộ luật mới ra đời thay thế cho Bộ luật cũ.Để thể hiện rõ
những đổi mới , em xin so sánh phần quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị
hại của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 với Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và chọn Đề
số 2 “Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền và nghĩa vụ của
người bị hại- so sánh với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015” làm bài tiểu
luận học kỳ của mình.
NỘI DUNG
I.Khái niệm người bị hại
1.Khái niệm người bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành
Khoản 1 Điều 62 của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 quy định: “Người
bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.”
Luật tố tụng hình sự nước ta chỉ coi người bị hại là công dân, pháp nhân hay tổ
chức xã hội không được coi là người bị hại. Người bị hại là con người cụ thể bị
hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại. Thể chất, tinh thần, tài sản của họ phải là đối
tượng của tội phạm. Thiệt hại mà người bị hại phải chịu phải là thiệt hại thực tế,
nếu thể chất, tinh thần, tài sản của một người chưa bị thiệt hại do hành vi phạm tội
gây ra thì người đó không được coi là người bị hại.
Xét về mặt hình thức, người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội
phạm gây ra chỉ trở thành người bị hại trong tố tụng hình sự khi họ được cơ quan
có thẩm quyền công nhận là người bị hại thông qua hành vi triệu tập họ đến khai
báo tư cách người bị hại. Trong trường hợp hành vi phạm tội không bị phát hiện và
3



xử lí hoặc trường hợp không xác định được người bị thiệt hại mặc dù trên thực tế
có người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần , tài sản do hành vi phạm tội gây ra thì
người đó cũng không trở thành người bị hại trong vụ án hình sự.
2. Khái niệm bị hại quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Khoản 1 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “ Bị hại là cá nhân trực
tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về
tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.”
Như vậy, bị hại có thể là cá nhân và có thể là pháp nhân (cơ quan, tổ chức). Tuy
nhiên, cơ quan, tổ chức đó phải bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra
hoặc đe dọa gây ra. Đe dọa gây ra tức là chưa có hậu quả thiệt hại về tài sản xảy ra,
nhưng có thể có thiệt hại về uy tín.
3.So sánh khái niệm bị hại giữa Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật tố
tụng hình sự 2015.
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã dùng “bị hại” thay cho “người bị hại” và thêm
từ “trực tiếp” vào khái niệm ( người bị hại theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự
2003 cũng bị trực tiếp xâm phạm).Sử dụng cụm từ “người bị hại” nên quy định của
BLTTHS hiện hành đã bị hạn chế về đối tượng bị thiệt hại, do “người bị hại” chỉ
một con người cụ thể trong xã hội.BLTTHS 2015 đã tháo gỡ được hạn chế ấy khi
sử dụng khái niệm “bị hại” thay cho “người bị hại” và thêm pháp nhân (cơ quan, tổ
chức ) là đối tượng của bị hại nếu “bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra
hoặc đe dọa gây ra.” Điều này đã nới rộng hơn phạm vi đối tượng của bị hại, bảo
về lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, hoàn thiện hơn pháp luật nước ta.Tuy
nhiên, việc quy định cơ quan, tổ chức bị thiệt hại uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe
dọa gây ra có tính trừu tượng, khó phân định chính xác uy tín bị thiệt hại đến mức

4


độ nào và trong các tội phạm cũng không coi thiệt hại về uy tín là dấu hiệu định tội
hoặc định khung hình phạt.

II. Quyền và nghĩa vụ của bị hại thông qua quy định của bộ luật tố tụng hình
sự hiện hành và Bộ luật tố tụng hình sự 2015
1.Quyền của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và Bộ
luật tố tụng hình sự 2015
Bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
1.1.Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;


khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “ Người bị hại hoặc người đại
diện hợp pháp của họ có quyền:
a)Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;”
Người bị hại hoặc đại diện có quyền đưa ra những đồ vật, tài liệu để chứng
minh hành vi pham tội, chứng minh những thiệt hại mà họ đã phải chịu do
hành vi phạm tội gây ra… ( Người bị hại trong nhiều trường hợp là người
chứng kiến vụ việc xảy ra, biết các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội,
cho nên những đồ vật, tài liệu mà người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp
của họ đưa ra thường có độ chính xác và có ích trong quá trình điều tra vụ
án).Người bị hại cũng có quyền yêu cầu người làm chứng, yêu cầu giám
định mức độ thương tật.
Cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật,
yêu cầu cảu người bị hại.Sự đảm bảo này được luật hóa tại Điều 122
BLTTHS 2003 “Khi người tham gia tố tụng có yêu cầu về những vấn đề liên
quan đến vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong phạm vi trách
5


nhiệm của mình, giải quyết yêu cầu của họ và báo cho họ biết kết quả. Trong
trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm
sát phải trả lời và nêu rõ lý do.” Ý nghĩa của điều luật này là nhằm đảm bảo
nguyên tắc xác định sự thật của vụ án (Điều 10 BLTTHS 2003) và nguyên

tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án ( Điều 19 BLTTHS 2003). Qua
đó, góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của
người bị hại, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.


khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của
họ có quyền:
b)Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;”
So với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 quy định thêm quyền đưa ra chứng cứ
của bị hại. Xét về bản chất, chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những
gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và đánh giá theo
quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng đắn vụ án
hình sự.Do đó, chứng cứ có thể không phải là đồ vật hay tài liệu nhưng lại
phục vụ cho việc giải quyết vụ án ( ví dụ chứng cứ có thể là những thông tin
liên quan đến vụ án,...).VÌ vậy, việc thêm quyền đưa ra chứng cứ cho bị hại
là cần thiết.

1.2.Được thông báo về kết quả điều tra


khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có quyền:
b)Được thông báo về kết quả điều tra;”
Người bị hại được thông báo về kết quả điều tra để họ biết được những vấn
đề thuộc nội dung vụ án, trên cơ sở đó họ chuẩn bị chứng cứ, lí lẽ hoặc yêu
6


cầu để buộc tội bị cáo hoặc để chứng minh những thiệt hại mà bị can gây ra
cho mình.Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định rõ là cơ quan điều tra bắt buộc

phải thông báo kết quả điều tra cho người bị hại hay chỉ khi nào người bị hại
yêu cầu thì mới thông báo cho họ. Mặt khác, việc thông báo điều tra bằng
hình thức nào cũng cần nói đến.


khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của
họ có quyền:
đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
So với BLTTHS hiện hành, BLTTHS 2015 quy định thêm bị hại được thông
báo kết quả giải quyết vụ án.Việc này cũng nhằm để họ biết rõ hơn thông tin
về vụ án và xác định những việc mình cần phải làm.

1.3.Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên
dịch theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự


khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có quyền:
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên
dịch thao quy định của Bộ luật này;”
Khi có chứng cứ cho rằng người tiến hành tố tụng, người giám định, người
phiên dịch không vô tư trong giải quyết vụ án thì người bị hại có quyền đề
nghị thay đổi họ.Cụ thể Điều 42, 44,45,46,47, 60, 61 BLTTHS 2003 quy
định rõ các trường hợp bị thay đổi hoặc phải từ chối tham gia tố tụng.
Việc pháp luật quy định quyền này cho người bị hại, trước hết là trong vụ án
hình sự, quyền lợi của người bị hại luôn đối lập với quyền lợi của người
phạm tội, vì vậy, họ rất cần người tiến hành tố tụng phải vô tư, khách
quan.Mặt khác, quyền này chính là cụ thể hóa nguyên tắc đảm bảo sự vô tư

7



khách quan của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng được


quy định tại Điều 14 của Bộ luật này.
khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của
họ có quyền:
e)Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định,
người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;”
So với BLTTHS hiện hành, BLTTHS 2015 quy định thêm hai chủ thể là
người định giá tài sản, người dịch thuật có thể bị bị hại hoặc người đại diện
của họ đề nghị thay đổi.

1.4.Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp đảm bảo bồi thường


khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có quyền:
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;”
Người bị hại rất quan tâm đến việc quyền lợi của họ được giải quyết như thế
nào, họ không những có quyền đề nghị mức bồi thường cho thỏa đáng mà
còn có quyền đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp
cần thiết để đảm bảo bồi thường như kê biên tài sản hoặc các biện pháp
khác.Tuy nhiên, việc đưa ra mức bồi thường như thế nào cho thỏa đáng và



được Tòa án chấp nhận hiện là một vấn đê khó khăn cho người bị hại.
khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của

họ có quyền:
g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi
thường;”
Điểm mới của BLTTHS 2015 là quy định cho bị hại hoặc người đại diện của
họ quyền đề nghị hình phạt.Do bị hại trực tiếp bị thiệt hại về tinh thần, thể
chất, tài sản, nên họ có quyền đề nghị hình phạt đối với tội phạm.

1.5.Tham gia trình tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
8




khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có quyền:
đ) Tham gia trình tòa; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình;”
Phiên tòa chính là nơi kiểm tra công khai các chứng cư có trong hồ sơ vụ án
để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án và các phán quyết đối với bị cáo.
Người bị hại có quyền tham gia phiên tòa để thực hiện các quyền của
mình.Người bị hại có thể đưa ra các yêu cầu, các tài liệu chứng minh thiệt
hại để đề nghị mức bồi thường.Đồng thời việc tham gia cũng đảm bảo cho
người bị hại biết được các quyết định của Tòa án để xem xét có nên kháng
cáo và thời hạn kháng cáo. Tòa án phải trao giấy triệu tập cho người bị hại
để họ có mặt tại phiên tòa và thực hiện quyền lợi của mình. Trong nhiều
trường hợp, sự có mặt hay không của người bị hại là căn cứ để hõa phiên
tòa.Đây cũng là sự đảm bảo hóa quyền bình đẳng trước Tòa án được quy




định tại Điều 19 BLTTHS 2003.
khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của
họ có quyền:
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo
và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa.
So với BLTTHS 2015 quy định thêm cho bị hại quyền đề nghị chủ phiên tòa
hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa, quyền xem biên bản phiên
tòa.Việc quy định cho bị hại quyền đề nghị chủ phiên tòa hỏi bị cáo và người
khác tham gia phiên tòa nhằm làm sáng tỏ một số tình tiết của vụ án.Quyền
xem biên bản phiên tòa là để đảm bảo yếu tố khách quan.

1.6. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi
thường cũng như về hình phạt với bị cáo.
9




khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Người bị hại hoặc người đại diện
hợp pháp của họ có quyền:
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi
thường cũng như về hình phạt với bị cáo.”
Người bị hại là người có quyền lợi liên quan trong vụ án, nếu các quyết
định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
không có căn cứ hoặc trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì
họ có quyền khiếu nại.Thời hạn khiếu nại đối với quyết định , hành vi tố

tụng mà người bị hại cho là có vi phạm là mười lăm ngày kể từ ngày nhận
hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng đó. Trong một số trường hợp
khách quan mà người bị hại không thực hiện được quyền khiếu nại theo
đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngai đó không được tính vào thời hạn
khiếu nại.
Người bị hại cũng có quyền kháng cáo bán án, quyết định của Tòa án về
phần bồi thường cũng như hình phạt đối với bị cáo.Đây là một quyền quan
trọng của người bị hại. Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
Nhân dân Tối cao (TANDTC) vê Hướng dẫn thi hành một số quy định trong
Phần thứ tư: “Xét xử phúc thẩm” của BLTTHS về thành phần những chủ
thể được quyền kháng cáo thì không chỉ người bị hại, người đại diện hợp
pháp của người bị hại mà còn có người được người bị hại ủy quyền có quyền
kháng cáo. Khi tội phạm xảy ra, quan hệ pháp luật hình sự xuất hiện là quan
hệ giữa nhà nước và người phạm tội, còn mối quan hệ giữa bị can, bị cáo và
người bị hại là quan hệ dân sự trong việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái
pháp luật gây ra.Những thiệt hại mà người bị hại phải gánh chịu không chỉ
về thể chất mà còn về những thiệt hại tinh thần.Vì vậy, ngoài phần kháng
cáo về mức bồi thường, người bị hại có quyền kháng cáo về mức hình phạt.

10


Việc pháp luật quy định cho người bị hại có quyền khiếu nại là đảm bảo
nguyên tắc “đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHS” (Điều 31
BLTTHS 2003). Việc người bị hại có quyền kháng cáo là sự cụ thể hóa


nguyên tắc “thực hiện chế độ hai cấp xét xử” Điều 20 BLTTHS 2003
khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của
họ có quyền:

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng;”
Về cơ bản, BLTTHS 2015 đã tách quyền kháng cáo và quyền khiếu nại của
bị hại thành hai điểm riêng biệt trong điều khoản và đưa quyền kháng cáo
lên trước quyền khiếu nại,ngoài ra không có gì khác biệt.

1.7.Trình bày lời buộc tội tại phiên tòa


Khoản 3 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “ Trong trường hợp khởi tố vụ án
theo yêu câu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì
người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại
phiên tòa.”
Mục 1.7 Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của HĐTP
TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những
quy định chung” của BLTTHS 2003 quy định: “Việc người bị hại hoặc
người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa phải thực
hiện đúng theo quy định chung của BLTTHS về phiên tòa sơ thẩm, do dó
việc người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội
tại phiên tòa được thực hiện theo trình tự phát biểu sau khi tranh luận tại
phiên tòa theo quy định Điều 271 BLTTHS 2003.
Người bị hại là người phải chịu hậu quả do hành vi phạm tội gây ra nên pháp
luật để cho người bị hại phán xét hành vi phạm tội.Việc quy định cho người

11


bị hại có quyền trình bày lời buộc tội trước phiên tòa là thể hiện sự quan tâm



tới người bị hại.
Khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Trong trường hợp vụ án được
khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình
bày lời buộc tội tại phiên tòa.”
Về Điều khoản này được quy định ở hai Bộ luật không có gì khác biệt.

1.8. Đối với kết luận giám định


Khoản 1 Điều 158 BLTTHS 2003 quy định: “ Bị can, những người tham gia
tố tụng khác được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định,
yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.Những việc này được ghi vào
biên bản.
Kết luận giám định là một trong những chứng cư giúp cơ quan tiến hành tố
tụng xác minh sự thật khách quan của vụ án.Nếu kết quả giám định không
chính xác sẽ ảnh hưởng đến vụ án, quyền và lợi ích của người bị hại.Do đó,
việc quy định quyền này là cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích cần thiết



của người bị hại.
Khoản 3 Điều 214 BLTTHS 2015 quy định: “Bị can, bị cáo, bị hại, người
tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám
định;đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại.Trường hợp họ trình bày
trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản.
Điểm khác biệt so với BLTTHS 2003 đó là , chỉ trường hợp bị hại trình bày
trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án mới phải lập biên bản.

1.9.Nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bảo vệ quyền lợi

cho mình


Khoản 1 Điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án hình sự có quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người
12


khác được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền
lợi cho mình”
Pháp luật quy định cho người bị hại quyền tự bào vệ quyền và lợi ích hoặc
có thể nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác nhưng phải
được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận. Việc quy định quyền này là sự
đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân được


quy định trong Hiến pháp cũng như BLTTHS.
Khoản 2 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “ Bị hại hoặc người đại diện của
họ có quyền:
i)Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;”
Thay vì quy định chung quyền nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc
người khác bảo vệ quyền lợi cho bị hại với những người tham gia tố tụng
khác thì BLTTHS 2015 tách riêng quyền của bị hại thành một điểm trong
khoản 2 Điều 62 của Bộ luật này và quy định ngắn gọn hơn, không chỉ đích
danh luật sư, bào chữa viên nhân dân nhưng vẫn bao quát được hết toàn bộ.

1.10.Yêu cầu khởi tố vụ án



Khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định: “Những vụ án về các tội phạm
được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121,
122, 131 và 171 của BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại
hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên,
người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”
Ý nghĩa của điều luật này nhằm mục đích động viên, khuyến khích các công
dân tự do hòa giải, tự thu xếp, dàn hòa ổn thỏa, đồng thời tạo mối quan hệ



đoàn kết giữa các công dân với nhau.
Khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015 quy định: “ Chỉ được khởi tố vụ án hình
sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141,
13


143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc
người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm
thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
BLTTHS 2015 cũng quy định gần như tương tự với BLTTHS 2003, chỉ khác
là không quy định khởi tố vụ án hình sự về tội xâm hai quyền tác giả và
thêm chủ thể được khởi tố vụ án hình sự nữa là người đại diện của bị hại đã
chết.
1.11.Rút yêu cầu khởi tố


Khoản 2 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Trong trường
hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm
thì vụ án phải được đình chỉ.”
Quyền này cũng có giới hạn đó là chỉ khi người bị hại rút yêu cầu trước




ngày mở phiên tòa sơ thẩm vụ án mới bị đình chỉ.
Khoản 2 và khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2015 quy định:
“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình
chỉ, ....”
BLTTHS 2015 đã bỏ đi điều kiện phải rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở
phiên tòa sơ thẩm đã xóa tan hạn chế của BLTTHS 2003.

1.12.Một số quyền của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015



Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có





thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của
mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
14





Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2.Nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và
Bộ luật tố tụng hình sự 2015
2.1.Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án


Khoản 4 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về nghĩa vụ của
người bị hại như sau: “Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do
chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ
luật hình sự” Theo quy định này thì nghĩa vụ của người bị hại bao gồm:
Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án:
Người bị hại phải có mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để thực hiện
các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải
quyết vụ án.
Nghĩa vụ khai báo: Người bị hại có nghĩa vụ phải khai báo, cung cấp thông
tin cần thiết cho việc làm sáng tỏ sự thật của vụ án.Việc giải quyết đúng đắn
vụ án không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước mà còn nhằm bảo vệ lợi
ích của người bị hại.Hành vi từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng
có thể bị coi là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308
BLHS.



Khoản 4 Điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “Bị hại có nghĩa vụ:
a)Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở

ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;”
BLTTHS 2015 đã thay Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án bằng cụm từ
“người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.Thay vì phải chịu TNHS theo Điều
15


308 BLHS do từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng như ở
BLTTHS 2003 thì BLTTHS 2015 quy định “trường hợp cố ý vắng mặt
không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể
bị dẫn giải;” Có thể thấy quy định ở BLTTHS 2015 đã nghiêng về quyền lợi
của bị hại.Ngoài ra, trong điều luật này của BLTTHS 2015 không đề cập đến
nghĩa vụ khai báo của bị hại.
2.2.Nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015


Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng.
Điều này đảm bảo cho việc tiến hành tố tụng diễn ra dễ dàng, nghiêm túc và
đảm bảo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Nhìn chung,Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã quy định khá đầy đủ , chi tiết về

quyền và nghĩa vụ của người bị hại.Tuy nhiên, pháp luật do con người tạo ra, mà
các nhà làm luật cũng không thể nào quy định chi tiết và đầy đủ hết trong luật do
xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ mới hình thành trong xã hội ngày
càng nhiều.Việc xác định và điều chỉnh chúng cũng gặp nhiều khó khăn, chưa kể
đến những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác. Bộ luật tố tụng hình sự
2015 ra đời là sự hoàn thiện hơn về pháp luật.Đảm bảo pháp luật được thực thi một
cách chặt chẽ hơn đồng thời luôn theo hướng có lợi cho người bị hại khi quy định
hầu như hoàn thiện các quyền của người bị hại mà chỉ có hai nghĩa vụ cơ bản đối

với họ.

16



×