Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

LDCSVN Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập đảng cộng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.21 KB, 10 trang )

Cổng thong tin điện tử tỉnh cao bằng
/>%85n-%C3%A1i-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%9Bi-vi%E1%BB%87c-th
%C3%A0nh-l%E1%BA%ADp-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s
%E1%BA%A3n-vi%E1%BB%87t-nam

cổng thong tin điện tử tỉnh quảng bình
/>1.

2.

Hội đồng biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2004.
Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng cộng sản
Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2009.

3.
4.
5.

“Đường cách mệnh”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1 (tr. 15 - 47), Nxb.
CTQG, Hà Nội, 1998.
Báo điện tử đảng cộng sản vn

6.
/> luôn luôn học tập

MỞ ĐẦU


Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập đảng cộng sản


Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3/2/1930 là đội tiên phong của giai
cấp công nhân , đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam; đại biểu trung thành của lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của dân tộc. Ngay từ ngày mới thành lập "Đảng ta liền giương cao ngọn cờ cách
mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn
đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi
trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong". Nguyễn ái Quốc, người Việt Nam
yêu nước tiên tiến đã tìm được con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp
với nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam và xu thế của thời đại.để làm rõ vân
đề trên , e xin chọn đề tài “Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập đảng cộng sản” làm
bài tiểu luận học kỳ của mình.
NỘI DUNG
I.NGuyễn ái quốc
II.Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, con đường cách mạng vô sản
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, nước ta bị thực dân Pháp thống trị. Không cam
chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên đánh Pháp, nhưng chưa
giành được thắng lợi. Trong đêm trường nô lệ, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành
với tên gọi Văn Ba đã rời Cảng Sài Gòn quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước.
Khi ấy, người thanh niên yêu nước chỉ nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do
cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy
là tất cả những điều tôi hiểu”. Người bôn ba qua nhiều nước và nghiên cứu những
cuộc cách mạng đã giành thắng lợi tại những nước tư bản phát triển nhất. Người


đến cả những nơi bần cùng, khốn khổ nhất ở châu Mỹ, châu Phi, tiếp xúc với nhiều
lớp người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau để hiểu đúng thực chất hơn về chủ nghĩa
tư bản, về sự áp bức dân tộc của thực dân đế quốc. Người rút ra kết luận: Ở đâu
cũng có người nghèo khổ như nước mình do sự áp bức, bóc lột vô nhân đạo của
giai cấp thống trị. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho

giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Người
khẳng định: Muốn thoát khỏi nô lệ và áp bức bóc lột thì nhân dân lao động toàn thế
giới phải cùng đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã xua tan màn đêm đen tối,
đưa ánh sáng đến với các dân tộc thuộc địa, Người đã quyết định quay trở lại nước
Pháp, nơi có sự ảnh hưởng rất lớn của cuộc cách mạng này và cũng chính là điểm
đến trong xác định ban đầu của Người. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội
Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi
Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Véc-xây đòi Chính
phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc
Việt Nam. Tháng 6/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những
Luận cương về các vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin đăng trên báo
Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lê-nin đã gây xúc động lớn, như
ngọn đèn trong đêm tối, soi đường cho lãnh tụ vĩ đại của chúng ta. Qua Luận
cương, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy sự ủng hộ, tìm thấy chỗ dựa, tìm thấy nguồn
sức mạnh để vươn tới cái đích của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã được chỉ
rõ là sự chiến thắng của chính quyền Xô viết đối với chủ nghĩa đế quốc thế giới.
Tại Đại hội đại biểu Đảng Xã hội Pháp lần thứ 18 (tháng 12/1920), Nguyễn Ái
Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lê-nin sáng lập) và
tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành một trong những người sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là một


sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước
đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà còn đánh
dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản.
III.Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào cách mạng
VN

Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vạch phương hướng
chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam. Từ năm 1921 - 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác
– Lê-nin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về
lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người nhấn mạnh: cách mạng
muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư
tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác – Lênin. Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội nghị
quốc tế, viết tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tổ chức ra các
tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam.Trong quá trình truyền bá, người tùy thuộc vào
từng hoàn cảnh , điều kiện cụ thể để lựa chọn những hình thức truyền bá khác
nhau.
1.Thời kỳ Paris:
Đây là quá trình “hệ nặn” cho quá trình truyền bá của NAQ,sau khi gia nhập ĐCS
tháng 12/1920, những phương pháp truyền bá được người sử dụng chủ yếu là báo
chí.Hai bài báo đăng lên Tạp chí Cộng sản số 14,15 (1921) là phát sung mở đầu


cho quá trình truyền bá Mác – Lê nin vào Việt Nam.Nội dung khẳng định Châu Á ,
Đông Dương có đủ điều kiện cho tư tưởng Cộng sản thâm nhập.Người tận dụng
một số tờ báo cánh tả ở Pháp như tờ Nhân đạo (L’Humanite’) , tờ Lavie của công
đoàn Pháp, là những tờ báo có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng nhân dân
Pháp, nội dung tờ báo đó đã vạch mặt thực dân Pháp đã lừa bịp nhân dân ĐÔng
Dương và nhân dân Pháp.
Để thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa mác – Lê nin vào thuộc địa Pháp, NAQ
tập trung những người yêu nước tại thuộc địa Pháp, thành lập hội liên hiệp thuộc
địa và ra một tờ báo riêng của Hội lấy tên là Người cùng khổ (Leparia) nhằm mục
đích tuyên truyền trực tiếp đến thuộc địa Pháp trong đó có Việt Nam, kêu gọi toàn
nhân dân đoàn kết, đánh thức họ, cùng lập con đường lật đổ ách thống trị của Pháp.
Ngoài sử dụng báo chí, người còn diễn thuyết, viết kịch nhằm cho nhân dân Pháp

hiểu rõ bản chất và truyền thống dân tộc Việt Nam.Tranh thủ sự ủng hộ và đông
tình của nhân dân tiến bộ Pháp và vạch mặt bọn bán nước.
2.Thời kỳ Mátxcơva
Đây là thời kỳ hoàn thiện nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lê nin của Nguyễn Ái
Quốc. Tại đây người được đào tạo căn bản, có hệ thống tại trường đại học Phương
Đông. Do vậy, trên phương diện truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam ở
thời kỳ này được nhân lên gấp bội, sức tấn công vào chủ nghĩa đế quốc và chế độ
thực dân ở quy mô lớn hơn.
Phương tiện truyền bá mà Người sử dụng ở đây rất đa dạng, ngoài quan hệ với báo
chí cánh tả Pháp và là phóng viên thường trú của Leparia, Người còn dung nhiều
phương tiện truyền bá khác như truyền đơn, diễn đàn, sách,…Nội dung truyền bá
đã tăng lên cả về chất và lượng.Nếu như ở Paris, truyền bá để thức tỉnh thì ở đây,


mục đích của Người là giác ngộ dân tộc Việt Nam đi theo con đường giải phóng
dân tộc mà Người đã tiếp thu và lựa chọn.Nghệ thuật kết hợp.
3.Thời kỳ Quảng Châu – Đông Bắc Xiêm
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế Cộng sản cử về Quảng Châu với
nhiệm vụ chính là xúc tiến xây dựng một tổ chức Cộng sản ở Đông Dương, quá
trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam của Người đã đến lúc đơm
hoa kết trái.
Nếu như ở Paris và Mát-cơ-va những phương tiện truyền bá mag Người sử dụng đã
giúp cho nhân dân Việt Nam thức tỉnh, giác ngộ tư tưởng cộng sản thì ở Quảng
Châu, ngoài những phương tiện truyền bá trên, yêu cầu với Người là phải đặt ra
những điều kiện cần thiết để xây dựng một Đảng mác-xít ở Việt Nam.
Phương tiện mà Người sử dụng ở thời kỳ này đã đạt đến “đỉnh cao” về nghệ thuật
sử dụng.Người đã sử dụng phương tiện truyền bá có tính quyết định mới đó là cho
ra đời tổ chức tiền thân của Đảng; thành lập Cộng sản đoàn làm hạt nhân, mở các
nước huấn luyện chính trị,thành lập VN cách mạng Thanh niên, mở các lớp huấn
luyện chính trị, gửi người đi học nước ngoài.

Ngoài ra còn phải kể đến cuốn “Đường cách mệnh” của Người xuất bản năm 1927.
IV.Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị điều kiện tư tưởng, chính trị,… cho sự ra đời
của Đảng, trực tiếp soạn ra cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
1 – Về mặt tư tưởng và chính trị:
Người đã viết bài đăng các báo: “Người cùng khổ” do Người sáng lập, báo “Nhân
đạo” – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp, báo “Đời sống công nhân” –


tiếng nói của giai cấp công nhân, báo Sự thật (Liên Xô), Tạp chí thư tín Quốc tê
quốc tế cộng sản), báo Thanh niên (Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội)
… và các tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh” mang tên
Người. Qua nội dung các bài báo và các tác phẩm đó, Người tập trung lên án chủ
nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nói chung và chủ nghĩa thực dân Pháp. Người
vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực
dân. Bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động, Người đã tố cáo trước dư luận Pháp
và thế giới tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa.
Đặc biệt, Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách mạng thuộc địa một
cách đúng đắn, sáng tạo và khá hoàn chỉnh.
2 – Về mặt tổ chức:
Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia
sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á – Đông để thống nhất hành động
chống chủ nghĩa thực dân.
Tháng 6-1925, Người thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”, tổ
chức trung kiên là “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin vào Việt Nam; mở nhiều lớp huấn luyện đào tạo một số thanh niên
yêu nước Việt Nam thành những cán bộ cách mạng, trong đó, một số được chọn đi
học ở Trường đại học Phương Đông (Liên Xô); một số được cử đi học quân sự,
phần lớn sau này được đưa về nước hoạt động.
Hệ thống quan điểm, lý luận về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trở
thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị

theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở
Việt Nam:


Đông Dương cộng sản đảng (6-1929), An Nam cộng sản đảng (7-1929) và Đông
Dương cộng sản liên đoàn (9-1929).
IV.Nguyễn Ái Quốc hợp nhất các tổ chức Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ động tổ chức và chủ trì Hội
nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng (Trung Quốc). Hội nghị đã quyết định hợp
nhất các tổ chức Đảng: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng,
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày
3/2/1930. Hội nghị thảo luận và thông qua Cương lĩnh của Đảng bao gồm: Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng
Cộng sản. Những văn kiện đó do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội
nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào
điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập
Đảng; những văn kiện được thông qua tại Hội nghị chính là Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng, là mục tiêu, lý tưởng của Đảng, phù hợp và đáp ứng đúng
nguyện vọng của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động và của toàn
dân tộc. Hội nghị thông qua lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thay mặt
Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến công nhân, nông dân, đồng
bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng. Sau đó, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3/2 hằng năm làm ngày kỷ niệm
thành lập Đảng.
KẾT LUẬN
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong cách
mạng Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, về con đường



cứu nước, cứu dân, thống nhất đất nước, thoát khỏi ách áp bức của thực dân, phong
kiến, thoát khỏi bần cùng, lạc hậu. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Việc thành lập
Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta.
Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách
mạng”.
Giá trị lý luận của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản ánh một cách súc tích các luận
điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập,
tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong
kiến Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và
chủ yếu của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn, sát thực thái
độ các giai tầng xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, đã xác định đường
lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp
cách mạng, nhiệm vụ cách mạng và lực lượng của cách mạng để thực hiện đường lối
chiến lược và sách lược đã đề ra.
Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là sự vận
dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của một nước
thuộc địa nửa phong kiến. Đó chính là giải quyết đúng đắn các mối quan hệ cốt lõi
trong cách mạng Việt Nam: kết hợp đúng đắn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc; kết
hợp truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta với những kinh
nghiệm của cách mạng thế giới; kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng. Đặc biệt là sự kết hợp nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo, đặc điểm thực tiễn,
yêu cầu của cách mạng Việt Nam với tư tưởng tiên tiến cách mạng của thời đại. Vận
dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam một cách đúng đắn,
sáng tạo và có phát triển trong điều kiện lịch sử mới.
Những nội dung cơ bản ấy đã khẳng định lần đầu tiên cách mạng Việt Nam có
một bản cương lĩnh chính trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt
Nam, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam, phù hợp với
xu thế của thời đại, định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển của cách
mạng Việt Nam.



Giá trị thực tiễn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay đã khẳng định sự
đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Đi theo Cương lĩnh ấy, trong suốt
85 năm qua dân tộc Việt Nam đã thay đổi cả vận mệnh của dân tộc,
thay đổi cả thân phận của người dân và từng bước khẳng định vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thực hiện đường lối chiến lược được hoạch định trong Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng, Việt Nam từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một
quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân Việt
Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước
ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu
vực và trên thế giới.



×