[i]
LỜI MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ - Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử hay tại bất kỳ quốc gia nào, nhà nước muốn vận
hành quốc gia của mình đi theo đúng những kế hoạch, chiến lược đã đề ra thì đều
cần đến những nguồn lực khác nhau, và một trong những nguồn lực đó chính là
ngân sách nhà nước. Thật vậy, ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn
nhất của một nước và được xem là công cụ điều chỉnh mang tính vĩ mô đối với nền
kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường và giúp bình ổn
giá cả. Với vai trò quan trọng như trên, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng
chung so với thế giới, đó chính là chính phủ cũng cần có những biện pháp hữu
hiệu trong quá trình thu và chi các khoản từ nguồn ngân sách nhà nước. Để thực
hiện được điều này, nhà nước đã sử dụng một công cụ dùng để phản ánh, ghi chép
các nghiệp vụ phát sinh, đó là hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước. Thông
qua chế độ kế toán này, nhà nước có thể nhìn lại những hoạt động đã phát sinh
trong quá khứ để từ đó đưa ra các quyết định kinh tế trong tương lai.
Trong những năm qua, Việt Nam đã có những kết quả khá khả quan trong việc thu,
chi ngân sách, giúp đảm bảo tạo nguồn thu đầy đủ và thực hiện chi các khoản theo
đúng các kế hoạch vĩ mô đã được phê duyệt. Bên cạnh những điểm đã đạt được,
việc thu, chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam cũng đang gặp phải một số khó khăn,
thách thức cũng như tồn tại. Có thể lấy ví dụ như việc thu ngân sách hiện còn thất
thu ở một số khâu, ở một số lĩnh vực, trên một vài sắc thuế, thêm vào đó có các
khoản chi trong đơn vị còn bị lãng phí, thất thoát. Nguyên nhân của hiện tượng này
có thể một phần lớn là do việc quản lý ngân sách của chính phủ còn nhiều hạn chế,
chưa có đầy đủ thông tin để quản trị tài chính khu vực công, đặc biệt là việc áp
dụng chế độ kế toán thu, chi ngân sách chưa thật sự hữu hiệu vì hiện nay việc ghi
nhận thu, chi từ ngân sách còn do nhiều cơ quan thực hiện cùng lúc. Hơn nữa, mỗi
cơ quan có mục đích, phương pháp, đối tượng và nội dung hạch toán, chỉ tiêu báo
cáo ngân sách khác nhau. Hệ quả là các số liệu thu, chi ngân sách hạch toán tại các
[ii]
cơ quan thường có sự khác biệt nhất định và điều này chưa đáp ứng được yêu cầu
phân tích số liệu phục vụ cho quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.
Nhận thức được một số hạn chế này nên trong những năm gần đây, Việt Nam đã
có những bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và
hệ thống pháp luật về kế toán, kiểm toán nói riêng. Trong đó, đã đưa ra các quy
định pháp lý để đảm bảo việc quản lý chi tiêu trong lĩnh vực công hiệu quả hơn và
tạo dựng một môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động trong lĩnh vực công.
Tuy nhiên, các thông tin tài chính, kế toán hiện hành trong lĩnh vực này cho thấy
chưa có sự nhất quán giữa các hệ thống kế toán hiện nay, trong đó kế toán thu, chi
ngân sách vẫn chưa có sự đồng bộ giữa các cơ quan. Mặt khác, hệ thống thông tin
cũng như nội dung về kế toán trong các đơn vị thuộc khu vực công nói chung chỉ
mới là một bộ phận cấu thành để tổng hợp và báo cáo quyết toán ngân sách năm,
nhằm phục vụ điều hành ngân sách của Quốc Hội, nó vẫn chưa phải là báo cáo tài
chính của một đơn vị trong nền kinh tế, chưa thể hợp nhất với báo cáo của Chính
phủ để công khai đầy đủ hơn nhằm cung cấp thông tin giúp tất cả công dân có thể
kiểm tra, giám sát và đánh giá năng lực tài chính cũng như kết quả hoạt động của
quốc gia trong từng năm tài chính mà họ điều hành và quản lý
Không dừng lại ở đây, thông tin từ thu, chi ngân sách nhà nước không chỉ sử dụng
trong nội bộ của quốc gia Việt Nam mà còn được các tổ chức, các đối tượng khác
xem xét sử dụng để đưa ra các quyết định về hỗ trợ, tài trợ hay viện trợ các khoản
vốn cho quốc gia. Đồng thời, xét về phương diện và phạm vi toàn cầu thì Việt
Nam cũng thuộc nền kinh tế thế giới và đã hình thành các mối quan hệ quốc tế.
Việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như Tổ chức thương mại thế
giới, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, cam kết với các tổ chức tài chính như
ADB, WB, IMF… đã đòi hỏi Việt Nam phải cung cấp thông tin có tính chuẩn
mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận. Trong công tác quản lý
điều hành tài chính Nhà nước, một mặt cần phải thực hiện công khai hóa, dân chủ
hóa và các thông tin tài chính, kế toán phải chính xác, minh bạch đối với các hoạt
động chi tiêu và đầu tư của nhà nước, mặt khác phải có những nét đặc thù của hệ
thống tài chính ngân sách Việt Nam. Do đó, việc vận dụng chuẩn mực kế toán
[iii]
quốc tế sẽ mang lại nhiều lợi ích như nâng cao tính toàn diện, công khai và minh
bạch của báo cáo tài chính; nâng cao chất lượng và tính so sánh giữa các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công cũng như tính nhất quán trong việc lập và
báo cáo các thông tin tài chính, góp phần cơ bản trong việc hạn chế những tiêu cực
trong quá trình quản lý ngân sách. Hơn thế nữa, việc nhận thức sự khác biệt giữa
hai hệ thống chuẩn mực, hiểu rõ thực trạng cũng như các vấn đề đặc thù tại Việt
Nam và việc tiếp cận theo hướng quốc tế sẽ giúp Việt Nam hài hòa hơn với thông
lệ phổ biến của quốc tế.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc cải cách hệ thống kế toán thu, chi ngân
sách nhà nước một phần giúp tạo ra nguồn thông tin đầy đủ, hiệu quả, một phần cầ
phải hài hòa dần theo định hướng chung của thế giới nên việc điểu chỉnh kế toán
thu, chi ngân sách tại Việt Nam theo hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế được
xem là một việc làm tất yếu hiện nay. Do những nguyên nhân này nên tác giả đã
lựa chọn nội dung về kế toán thu, chi ngân sách làm đề tài cơ sở cho việc nghiên
cứu thực hiện luận án của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Luận án được thực hiện nhằm hướng đến 4 mục tiêu cụ thể như sau:
-
Xác định được lỗ hỏng trong các nghiên cứu trên thế giới và trong nước bằng
việc hệ thống hóa các nghiên cứu về kế toán công và kế toán thu chi ngân sách.
-
Tổng quát hóa các cơ sở lý luận liên quan về những mảng nội dung chính bao
gồm khu vực công, tài chính công, kế toán thu, chi ngân sách và việc quản lý
ngân sách trên thế giới cũng như đang áp dụng tại Việt Nam từ trước đến nay,
làm nền tảng lý luận để có thể đối chiếu với thực tế của Việt Nam.
-
Phân tích làm rõ thực trạng về vấn đề kế toán thu, chi ngân sách cùng những
mảng nội dung khác có liên quan mật thiết đến đề tài như cơ cấu thu chi, hệ
thống tài chính công, chi tiết các nội dung về kế toán thu chi ngân sách hiện
hành tại Việt Nam, đồng thời rút ra những điểm để chứng minh Việt Nam cần
và có thể hoàn thiện hệ thống kế toán này thông qua việc khảo sát thực tế.
[iv]
-
Đề xuất một số giải pháp chung, giải pháp cụ thể và kiến nghị trong việc hoàn
thiện kế toán thu, chi ngân sách để phù hợp với thực tế, tình hình kinh tế xã hội
của Việt Nam, đồng thời tiếp cận dần một số nội dung cơ bản của bộ chuẩn
mực kế toán công quốc tế.
3. QUY TRÌNH KHUNG NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
Luận án đã được thực hiện theo một quá trình xuyên suốt và đi qua những giai đoạn
cơ bản như sau:
-
Tổng hợp các tài liệu, giáo trình, thông tin, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài
và nhằm phục vụ cho quá trình viết luận án (bao gồm cả phần cơ sở lý luận và thực
trạng về quản lý tại Việt Nam ở một số cơ quan có thu chi ngân sách).
-
Xác định các nội dung đã được thực hiện trong những nghiên cứu trước đây để xác
định những lỗ hỏng cần được nghiên cứu.
-
Thông qua tài liệu đã thu thập, tiến hành viết phần cơ sở lý luận của đề tài.
-
Khi thực hiện phần thực trạng của đề tài, tác giả đã tiến hành thiết kế và thực hiện
khảo sát về tình hình kế toán thu, chi ngân sách, những hạn chế hiện tại cũng như
việc ứng dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế hiện nay. Ngoài việc khảo sát bằng
bảng câu hỏi, đề tài đã thu thập nhiều số liệu trong và ngoài nước để minh chứng
rõ hơn về nội dung thực tế đối với vấn đề nghiên cứu.
-
Thông qua hệ thống cơ sở lý luận ở chương hai và thực tiễn về kế toán thu, chi
ngân sách ở chương ba, luận án tổng hợp để đưa ra những đề xuất cần thiết, khá
toàn diện và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.
4. NHỮNG ĐIỂM MỚI, PHẦN GIỚI HẠN VÀ CÁC ĐÓNG GÓP KHOA HỌC
CỦA LUẬN ÁN
4.1.
Những điểm mới của luận án
Xem xét và đối chiếu với những nghiên cứu đã được các nhà khoa học thực hiện trước
đây thì luận án đã thực hiện được một số điểm mới như sau:
[v]
-
Thứ nhất, ghi nhận một cách đầy đủ cơ sở lý luận về khu vực công trên thế giới, hệ
thống chuẩn mực kế toán công quốc tế, khuôn mẫu lý thuyết về quản trị tài chính
khu vực công, cơ sở kế toán áp dụng và hệ thống kế toán thu, chi ngân sách chính
phủ trên thế giới.
-
Thứ hai, nghiên cứu đầy đủ quá trình thực hiện ở 5 khu vực đại diện cho các vùng
địa lý trên thế giới về việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào kế toán
thu, chi ngân sách nhà nước, qua đó đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc
hoàn thiện chế độ kế toán tại Việt Nam
-
Thứ ba, số liệu tập hợp khá đầy đủ và liên tục trong nhiều năm liên tiếp có liên
quan đến lĩnh vực thu ngân sách, chi ngân sách, nợ công, tỷ lệ so với thu nhập
quốc dân, tốc độ phát triển kinh tế…
-
Thứ tư, khảo sát một cách chi tiết về chế độ kế toán thu, chi ngân sách, qua đó có
thể đánh giá được tính khả thi của những giải pháp, kiến nghị mà luận án đã đề ra.
Đồng thời, sử dụng công cụ thống kê để minh chứng tính khoa học, tính tin cậy
của những giải pháp trong luận án.
-
Thứ năm, đề tài bao quát được khá chi tiết các mối quan hệ giữa kế toán thu, chi
ngân sách với việc quản lý ngân sách nhà nước cùng với hệ thống cải cách hành
chính nhà nước, tài chính công ở Việt Nam.
4.2.
Giới hạn nội dung của luận án
Bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào cũng có những giới hạn cơ bản về mặt nội
dung trình bày. Luận án đã đi vào tìm hiểu chi tiết mối quan hệ và việc vận dụng
chuẩn mực kế toán công quốc tế vào kế toán thu, chi ngân sách Việt Nam. Trong
những nghiên cứu của những đề tài kế tiếp, các tác giả tiếp theo có thể đi vào phân
tích từng chuẩn mực kế toán công quốc tế cụ thể và đi sâu vào phân tích hạch toán chi
tiết nghiệp vụ để có những khuyến nghị liên quan trong quá trình tác nghiệp trên thực
tế của các kế toán viên tại các đơn vị công ở Việt Nam. Ngoài ra, các nghiên cứu sâu
cũng có thể tiếp tục vận dụng bộ chuẩn mực quốc tế vào những lĩnh vực công khác
trong xã hội, chẳng hạn như kế toán đơn vị phường xã, kế toán đơn vị bảo hiểm xã
hội, kế toán cơ quan thuế…
[vi]
4.3.
Các đóng góp khoa học của luận án
Luận án là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tác giả. Kết quả
nghiên cứu của luận án đã đóng góp khoa học một số điểm cơ bản như sau:
-
Một là, rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình áp dụng chuẩn mực
kế toán công quốc tế vào chế độ kế toán thu, chi ngân sách tại một số quốc gia và
khu vực.
-
Hai là, thông qua lịch sử hình thành quá trình phát triển của hệ thống luật pháp có
liên quan đến nội dung, đề tài góp phần đánh giá được thực trạng về tình hình
nguồn thu chi ngân sách và kế toán thu, chi ngân sách trong khoảng thời gian từ
2002 đến năm 2013. Qua đó rút được những khía cạnh mà chế độ kế toán hiện nay
cần thay đổi trong thời gian tới.
-
Ba là, đề xuất các giải pháp đồng bộ và khả thi để chỉnh sửa trực tiếp các vấn đề
liên quan đến kế toán thu, chi ngân sách cùng với các mảng khác có liên quan như
tài chính công, nợ công, công nghệ thông tin, nhân lực, kiểm toán nhà nước, các cơ
quan khác có liên quan…
-
Bốn là, kết quả nghiên cứu này cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cần thiết và
bổ ích cho các nghiên cứu khoa học liên quan khác cũng như áp dụng trong thời
gian tới tại những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Luận án được thực hiện bao gồm tổng cộng có 187 trang, 7 hình vẽ và 13 bảng biểu
minh họa, bổ trợ cho nội dung của bài viết. Xét chi tiết, ngoài phần mở đầu, kết luận
chung, các danh mục khác nhau, tài liệu tham khảo và 5 phụ lục thì luận án được kết
cấu thành 5 chương với tên gọi của từng chương cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về kế toán thu, chi ngân sách nhà
nước (16 trang)
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán thu, chi ngân sách nhà nước và chuẩn mực
kế toán công quốc tế (51 trang)
[vii]
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu chung của luận án (13
trang)
Chương 4: Thực trạng về hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại Việt
Nam (52 trang)
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại
Việt Nam (51 trang)
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt
Từ viết tắt
Từ gốc
Từ viết tắt
Từ gốc
BCTC
Báo cáo tài chính
KTXH
Kinh tế xã hội
BTC
Bộ Tài chính
KTNN
Kiểm toán nhà nước
CCVC
Công chức, viên chức
KVC
Khu vực công
CNTT
Công nghệ thông tin
KTV
Kiểm toán viên
CP
Chính phủ
MLNSNN
Mục lục ngân sách nhà nước
DN
Doanh nghiệp
NCKH
Nghiên cứu khoa học
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
NS
Ngân sách
GTGT
Giá trị gia tăng
NSNN
Ngân sách nhà nước
HCSN
Hành chính sự nghiệp
QLNSNN
Quản lý ngân sách nhà nước
HĐND
Hội đồng nhân dân
SXKD
Sản xuất kinh doanh
HTTTKT
Hệ thống thông tin kế toán
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
KBNN
Kho bạc nhà nước
TCC
Tài chính công
KSNB
Kiểm soát nội bộ
TCNN
Tài chính nhà nước
KTC
Kế toán công
UBND
Ủy ban nhân dân
[a]
2. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh
Từ
Từ gốc bằng tiếng Anh
viết tắt
ADB
EU
GASB
Từ gốc theo nghĩa tiếng Việt
The Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển Châu Á
European Union
Liên min Châu Âu
Governmental Accounting
Hội đồng chuẩn mực kế toán
Standards Board
chính phủ
Doanh nghiệp kinh doanh thuộc
GBE
Government Business Enterprises
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IAS
International Accounting Standard
Chuẩn mực kế toán quốc tế
International Accounting Standard
Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc
Board
tế
IASB
IFAC
IFRS
IMF
INTOSAI
IPSAS
International Federation of
chính phủ
Liên đoàn Kế toán quốc tế
Accountants
International Financial Reporting
Chuẩn mực về lập báo cáo tài
Standards
chính quốc tế
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
International Organization of
Tổ chức Quốc tế các Cơ quan
Supreme Audit Institutions
Kiểm toán tối cao
International Public Sector
Chuẩn mực kế toán công quốc tế
Accounting Standard
[b]
IPSASB
NATO
International Public Sector
Ủy ban chuẩn mực kế toán công
Accounting Standard Board
quốc tế
North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương
New Public Management
Mô hình về Quản trị công mới
Organization for Economic
Tổ chức hợp tác và phát triển
Cooperation and Development
kinh tế
PFM
Public Financial Management
Quản trị tài chính khu vực công
PSC
Public Sector Committee
Hội đồng khu vực công
PSC
Public Sector Committee
Ủy ban khu vực công
Treasury And Bubget Management
Hệ thống quản lý thông tin ngân
Information System
sách và kho bạc
UN
United Nations
Liên Hiệp Quốc
USD
United State Dollar
Đô la Mỹ
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
NPM
OECD
TABMIS
WTO
[c]
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại EU ............................. 56
Bảng 4.1: Số liệu dự toán ngân sách từ 2002-2013 của Việt Nam ................................... 85
Bảng 4.2: Số liệu quyết toán ngân sách từ 2002-2010 của Việt Nam ............................... 85
Bảng 4.3: Cơ cấu nguồn thu của Việt Nam giai đoạn 2002-2010 ..................................... 86
Bảng 4.4: Tỷ lệ thu ngân sách trên GDP giai đoạn 1998-2012 ......................................... 87
Bảng 4.5: Cơ cấu chi ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2002-2010 ............................... 89
Bảng 4.6: Tỷ lệ chi ngân sách trên GDP giai đoạn 1998-2012 ......................................... 89
Bảng 4.7: Nơi nộp báo cáo tài chính định kỳ của các cấp............................................... 108
Bảng 4.8: Thời hạn nộp báo cáo tài chính định kỳ của các cấp ...................................... 109
Bảng 4.9: Danh mục các tỉnh thành thu thập phiếu khảo sát .......................................... 122
Bảng 5.1: Mức độ công khai các tài liệu liên quan ngân sách 5 quốc gia 2008.............. 160
Bảng 5.2: Chỉ tiêu OBI của 11 quốc gia năm 2008 và 2010 ........................................... 160
Bảng 5.3: Lộ trình chuyển kế toán thu, chi ngân sách áp dụng sang IPSAS .................. 170
[d]
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình chu trình quản trị tài chính công ......................................................... 19
Hình 2.2: Cấu trúc các thành phần của quản trị tài chính công ......................................... 22
Hình 2.3: Vai trò của kiểm toán nhà nước hoạt động thu, chi ngân sách.......................... 34
Hình 2.4: Cơ sở kinh tế xây dựng hệ thống kế toán thu chi ngân sách ............................. 35
Hình 2.5: Cơ cấu tổ chức và cấu trúc của Ủy ban chuẩn mực kế toán công quốc tế ........ 38
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án ..................................................................... 80
Hình 5.1: Mô hình về quá trình chuyển đổi sang chuẩn mực kế toán công quốc gia ..... 171
[e]
[1]
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VỀ KẾ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chương này cung cấp một bức tranh tổng quan về quá trình nghiên cứu các vấn đề có
liên quan đến nội dung của luận án. Tính tổng quát của chương thể hiện thông qua việc
tác giả tiến hành khái quát hóa những nghiên cứu mà các nhà khoa học trong nước và
quốc tế đã tìm hiểu về một số mảng nội dung khác nhau có liên quan đến hướng nghiên
cứu của tác giả, qua đó xác định khe hở của vấn đề nghiên cứu và nhằm minh chứng cho
tính cấp thiết của luận án này. Việc lựa chọn đề tài nghiên cứu được đánh giá là cần thiết
nếu được xem xét tổng thể trong mối quan hệ với các nghiên cứu đã thực hiện trước đó.
1.1.
Các nghiên cứu công bố ở ngoài nước
Kế toán thu, chi ngân sách nói riêng hay kế toán công nói chung là những vấn đề đang
được khá nhiều nghiên cứu trên thế giới tiến hành tìm hiểu, phân tích, thảo luận. Trong
những năm gần đây, các quốc gia thường xuyên tiến hành tổ chức các hội thảo hoặc diễn
đàn toàn cầu liên quan đến vấn đề kế toán trong khu vực công. Trong khi đó, tại Việt
Nam, ngoại trừ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính của nhà nước thì vẫn chưa được
nhiều các nhà khoa học quan tâm đến cũng như việc tìm hiểu vẫn còn hạn chế.
Thực tế này minh chứng rằng kế toán ngân sách đang là nội dung quan trọng và cần thiết
để tiến hành thực hiện các nghiên cứu, ứng dụng trên phạm vi toàn thế giới và Việt Nam
không thể nằm ngoài xu hướng chung có tính tất yếu này. Khi đề cập đến các nghiên cứu
quốc tế, luận án đã tiến hành tìm hiểu nhiều loại công trình khác nhau, gồm bài báo tạp
chí, báo cáo của tổ chức nghề nghiệp, các luận án tiến sĩ… Cụ thể, các công trình sau
được các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, mỗi một tác phẩm đều hướng đến các giải pháp về
xây dựng chuẩn mực kế toán công cho quốc gia hay khu vực, bao gồm các nhóm:
[2]
1.1.1. Về bài báo khoa học
Đối với các bài báo nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế, bên cạnh khá
nhiều các nghiên cứu, tác giả tiến hành lựa chọn một số bài báo do các tác giả hàng đầu
trong lĩnh vực kế toán công nghiên cứu trình bày. Cụ thể như sau:
[1]
Pallot, J. (1992), ‘Elements of a theoretical framework for public sector
accounting’, Accounting Auditing & Accountability Journal, 5 (1), pp. 38-59.
Bài báo này dựa trên nhu cầu phát triển một lĩnh vực nghiên cứu mới trong vấn đề
về lý thuyết để xem xét đến các nhân tố, khái niệm, cách thức phân loại cũng như ý
nghĩa của từng chỉ tiêu trong kế toán công thế giới. Bài viết còn tìm hiểu chi tiết các
thành phần được đề cập trong khuôn mẫu lý thuyết hệ thống kế toán khu vực công
đang được thế giới triển khai và hướng đến việc áp dụng rộng rãi.
[2]
Chan, J. L (2005), ‘IPSAS and government accounting reform in developing
countries’, University Illinois at Chicago, Business Administration College –
Accounting Department.
Theo bài báo, để đạt mục tiêu về kinh tế xã hội, các nước đang phát triển yêu cầu
các định chế trong khu vực công phải thiết lập, thực hiện các chính sách công và cải
cách kế toán thu, chi ngân sách hay còn gọi là kế toán chính phủ. Vì thế giá trị về
phương diện xã hội của việc cải cách kế toán nhà nước sẽ góp phần vào mục tiêu
phát triển chung và kể cả việc giảm nghèo của quốc gia. Bài này còn nhấn mạnh
đến việc đảm bảo sự trung thực tài chính và quá trình vận dụng IPSAS để cải cách
kế toán chính phủ hiệu quả hơn.
[3]
Johan, C., Brecht, R. & Caroline, R (2010), ‘Impact of IPSAS on reforming
governmental financial information systems: a comparative study’, International
Review of Administrative Sciences, vol. 76, no. 3, pp. 537-554.
Sự khác nhau trong hệ thống thông tin tài chính chính phủ cải cách tạo ra một nhu
cầu cho việc hội tụ theo xu hướng quốc tế và dẫn đến kết quả của IPSAS. Bằng việc
khảo sát ý kiến các chuyên gia, nghiên cứu đã điều tra về mức độ của các chính phủ
Châu Âu áp dụng kế toán dồn tích và giải thích các mức độ khác nhau trong việc
lựa chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các quốc gia hầu hết đều chuyển sang
[3]
áp dụng kế toán dồn tích theo IPSAS. Với nghiên cứu này, có thể thấy rằng việc
vận dụng theo IPSAS cũng được thực hiện trong nhiều năm trước tại các quốc gia.
[4]
Goddard, A (2010), ‘Contemporary public sector accounting research – An
international comparison of journal papers’, British Accounting Review , vol. 42,
no. 2, pp. 75-87.
Bài báo được tác giả trình bày với mục tiêu cung cấp một bản tóm tắt có tính chất
mở rộng về việc nghiên cứu kế toán khu vực công trong những năm gần đây, bao
gồm kể cả việc thực hiện tại Hoa Kỳ. Bài viết kết hợp giữa phương pháp định tính
và định lượng để nghiên cứu về những nội dung có liên quan đến bản chất, nguyên
nhân và sự khác nhau giữa các công trình. Kết quả của bài viết cho thấy các công
trình đều thực hiện theo phương pháp đa kiểu mẫu và đây là một công cụ sẽ phát
triển mạnh trong tương lai tại các quốc gia.
[5]
Lasse, O (2010), ‘Public sector accounting and the international standardization
process of presenting financial statements’, Halduskultuur – Administrative
Culture, vol. 11, no. 2, pp. 227-238.
Bài báo này nghiên cứu quá trình chuẩn hóa quốc tế về việc lập và trình bày BCTC
trong kế toán công. Trong bài này, tác giả tiến hành đánh giá quy trình chuẩn hóa và
thực hiện lựa chọn các khuôn mẫu lý thuyết để trình bày báo cáo sao cho phù hợp
với các quy định trên thế giới.
[6]
Lapsley, I (1988), ‘Research in Public Sector Accounting: An Appraisal’,
Accounting, Auditing & Accountability Journal, vol. 1, no. 1, pp.21-33.
Đây là một tổng quan về các nghiên cứu gần đây về tài chính, kế toán tài chính và
trách nhiệm giải trình, kế toán nội bộ, hệ thống thông tin quản lý và kiểm toán trong
khu vực công. Theo tác giả, hầu hết các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào kế toán
tài chính và trách nhiệm giải trình. Bài báo chỉ ra các khía cạnh khác nhau của kế
toán công, gồm quá trình phát triển hiện tại và nội dung chưa được tìm hiểu. Tác giả
chỉ ra rằng kế toán công là nội dung chưa được nghiên cứu của cộng đồng khoa học.
[7]
Ball, A., Soare, V. & Brewis, J (2012), ‘Engagement Research in Public Sector
Accounting’, Financial Accountability & Management, vol. 28, no. 2, pp. 189-214.
[4]
Bài viết tổng hợp nhiều tác phẩm trước đây để lập luận, chứng minh giá trị cho
những tiếp cận nghiên cứu về kế toán công. Tác giả đã phân tích, khám phá và đánh
giá những bài học thông qua việc ứng dụng kế toán công để chứng minh tính tích
cực khi cải cách chính sách công, chế độ kế toán và chuẩn hóa theo hướng quốc tế.
[8]
Ekrem, K (2012), ‘Financial analysis in public sector accounting: an example of
EU, Greece and Turkey’, European Journal of Scientific Research, ISSN 1450216X, vol. 69, no.1, pp.81-89, © EuroJournals Publishing, Inc. 2012.
Theo tác giả thì trên thế giới cho đến thời điểm hiện nay thì vẫn còn khá ít các
nghiên cứu về tài chính trong kế toán công. Do đó, bài viết này đã đề cập đến việc
phân tích tài chính trong kế toán công cùng với những báo cáo so sánh để giúp cung
cấp thông tin minh bạch hơn cho chính phủ, đồng thời có nghiên cứu thêm kinh
nghiệm của EU, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
[9]
Robinson, O. U. & Edith, O. O (2013), ‘Inadequacies and redundancies in the
principal financial authorities that guide public sector accounting and financial
management in Nigeria’, Journal of Finance & Accounting, vol. 4, no. 1, pp. 16-25.
Hai tác giả đã nghiên cứu và khẳng định rằng tại Nigeria có một số tổ chức chịu
trách nhiệm hướng dẫn nội dung về kế toán công và quản trị tài chính, tuy nhiên
mức độ minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình đối với tài chính và báo cáo kế
toán còn thấp. Kết quả khảo sát lý thuyết cho thấy rằng các tổ chức tài chính có
thẩm quyền chưa thật sự hữu hiệu và phù hợp. Từ đó, cần thiết tiến hành rà soát chi
tiết hệ thống luật pháp hiện hành, hướng dẫn kế toán KVC một cách nhất quán với
tình hình tài chính để nâng cao tính pháp lý của các văn bản tại nước này.
[10]
Timoshenko, K. & Adhikari, P (2010), ‘A Two-Country Comparison of Public
Sector Accounting Reforms: same ideas, different paths?’, Journal of public
budgeting, accounting & financial management, vol. 22, no. 4, pp. 449-486.
Hiện nay có khá nhiều chính phủ các quốc giả đã tiến hành chuyển đổi kế toán từ cơ
sở tiền sang cơ sở dồn tích, đồng thời vận dụng theo bộ chuẩn mực kế toán công
quốc tế. Đây là cơ sở cho nghiên cứu của tác giả khi áp dụng vào hai quốc gia là
Nepal và Nga. Kết quả cho thấy rằng muốn thực hiện thành công việc chuyển đổi
thì mỗi quốc gia cần có cách thức riêng bởi do hệ thống định chế khác nhau.
[5]
Tóm lại, các bài báo được đăng tải trên các tạp chí quốc tế cho thấy kế toán công và
chuẩn mực kế toán công quốc tế được khá nhiều tác giả nghiên cứu. Họ đã tìm hiểu được
khuôn mẫu lý thuyết cơ bản của IPSAS và việc vận dụng tại một số quốc gia tại các nước
phát triển. Khe hở được xác định trong các nghiên cứu trên là chưa có sự vận dụng
IPSAS vào một hệ thống kế toán nhà nước cụ thể của quốc gia, trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Các luận án tiến sĩ và các đề tài nghiên cứu khoa học
Cùng với các bài báo khoa học thì lĩnh vực kế toán công cũng được một số nghiên cứu
sinh các nước lựa chọn cho luận án của mình và một số tác giả đã thực hiện đề tài nghiên
cứu khoa học theo dự án của các tổ chức quốc tế. Cụ thể có các đề tài như sau:
* Luận án
[1]
Victoria, J. S (2004), ‘Consolidation accounting issues in the Australian public
sector’, PhD Thesis, Victoria University of Technology in Melbourne.
Luận án này đã trình bày được vấn đề kế toán công tại Úc với việc nghiên cứu về kế
toán quá trình hợp nhất trong khu vực công.
[2]
Ali, R (2008), ‘Accrual accounting and public sector reform: Northern Territory
experience’, PhD Thesis, Charles Darwin University
Luận án này đã trình bày được nội dung về cơ sở kế toán dồn tích và quá trình cải
cách khu vực công thông qua việc sử dụng ví dụ thực tiễn và kinh nghiệm tại các
quốc gia thuộc khu vực lãnh thổ Bắc Úc.
[3]
Zhou, N (2010), ‘Development of public sector and accounting issues in Hong
Kong’, PhD Thesis, Norwegian School of Economics.
Luận án này đã trình bày nêu được quá trình lịch sử và phát triển của Hồng Kông từ
năm 1970 đến nay, qua đó tác giả đề ra việc phát triển các vấn đề về kế toán trong
khu vực công tại nước này để đảm bảo khu vực này giữ vững được hệ thống tài
chính vững mạnh trên thế giới như hiện nay.
[4]
Malmmose, M (2012), ‘The Role of Management Accounting in New Public
Management Reforms’, PhD Thesis, Aarhus University.
Luận án này đã tiến hành nghiên cứu vai trò của kế toán quản trị trong quá trình cải
cách việc quản trị khu vực công. Tác giả khẳng định rằng bên cạnh kế toán tài chính
[6]
thì kế toán quản trị cũng đóng vai trò quan trọng không nhỏ trong việc cải cách tài
chính các nước.
* Đề tài nghiên cứu khoa học
[5]
Carlin, T (2003), ‘Accrual Accounting & Financial Reporting in the Public Sector:
Reframing the Debate’, The University of Sydney Business School, MGSM
Working Paper Series No. WP 2003-22
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về việc áp dụng kế toán dồn tích và hệ thống báo cáo
tài chính trong khu vực công. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung đưa ra các quan
điểm mang tính chất tranh luận liên quan đến nội dung nghiên cứu.
[6]
IMF (2006), ‘Task Force on the Harmonization of the Public Sector Accounting’,
Working Paper for Inter-Secretarial Working Group on National Accounts.
Dự án nghiên cứu của Quỹ tiền tệ thế giới thực hiện từ năm 2003. Bài viết này tập
trung vào việc xem xét tính hội tụ của kế toán khu vực công giữa các quốc gia.
[7]
Chan, J. L (2010), ‘Objectives of accounting in the public sector: an initial
statement’, Working paper series, Syracuse University School Management.
Công trình đã vạch ra những mục tiêu cơ bản trong kế toán tài chính khu vực công.
Công trình được tác giả tập hợp những nghiên cứu và phân tích dữ liệu từ năm 1976
đến năm 2009.
[8]
Shi, Y (2011), ‘Accrual Reform in the Public Sector in China’, SCID Working
Paper 247, Stanford Center for International Development.
Thông qua việc phân tích hệ thống kế toán thu, chi ngân sách hiện nay để đưa ra
những nội dung cơ bản trong việc chuyển đổi sang hệ thống kế toán dồn tích tại
Trung Quốc vì theo nghiên cứu thì kể từ năm 1990, việc chuyển đổi sang cơ sở dồn
tích trong kế toán chính phủ là một trong những nội dung trọng tâm trong việc cải
cách tài chính công quốc tế.
Tóm lại, các luận án và đề tài khoa học của các tổ chức, cá nhân đã thực hiện cho thấy kế
toán ngân sách chính phủ là một đề tài vẫn được nhiều đối tượng lựa chọn nghiên cứu
cho đến thời điểm hiện nay. Các đề tài trên chủ yếu tập trung vào cơ sở kế toán trong kế
toán công, có thể phạm vi nghiên cứu là thế giới hay một quốc gia cụ thể.
[7]
1.2.
Các nghiên cứu công bố ở trong nước
Khi bàn về các công trình trong nước liên quan đến nội dung đề tài, tác giả cũng có ghi
nhận được một số công trình phù hợp. Xét một cách tổng thể, kế toán thu chi ngân sách
nói riêng hay các lĩnh vực thuộc khu vực công cũng được một số nhà nghiên cứu thực
hiện. Nhìn chung, các đề tài này chỉ tập trung vào một trong các khía cạnh có liên quan
đến kế toán HCSN, hoặc chỉ mới đi vào một góc hẹp của IPSAS trong việc vận dụng vào
Việt Nam. Bên cạnh đó, một số đề tài còn có sự vận dụng trong một địa bàn cụ thể, tại
một số tỉnh, thành cụ thể ở Việt Nam trong việc xem xét các hàng hóa hay dịch vụ công
cũng như các quy định về quản lý tài chính tại những khu vực trong cả nước. Hơn nữa,
nếu xét về thông tin đầu ra cung cấp cho người sử dụng thì vẫn chưa được cung cấp và
xử lý đầy đủ trong các đề tài được các tác giả khác thực hiện trước đây. Đi vào cụ thể,
khi tìm hiểu về các nghiên cứu trong nước có đề cập đến kế toán HCSN cũng như IPSAS
thì tác giả nghiên cứu đã tập hợp, đọc, phân tích và tổng hợp được một số luận văn thạc
sĩ, giáo trình và bài báo tiêu biểu có tính chất, nội dung về cơ bản liên quan như sau:
1.2.1. Về bài báo khoa học
Đối với các bài báo nghiên cứu được công bố trên các tạp chí trong nước, trong số các
nghiên cứu khác nhau có liên quan, tác giả tiến hành lựa chọn một số bài viết do các tác
giả hàng đầu trong lĩnh vực kế toán công nghiên cứu trình bày. Cụ thể như sau:
[1]
Mai Thị Hoàng Minh (2008), ‘Cần thiết ban hành chuẩn mực kế toán công’, Tạp
chí kế toán ngày 02.07.2008, trang 15.
Trong bài viết, tác giả đã khẳng định các quốc gia phải lập báo cáo tài chính hợp
nhất cho toàn bộ lĩnh vực công theo khuôn mẫu thống nhất của chuẩn mực kế toán
công quốc tế để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động cho từng năm để có
sự so sánh trên phạm vi toàn cầu theo một tiêu chí chung nhất. Từ đó, tác giả đưa ra
những đặc điểm về hệ thống đơn vị công và hệ thống báo cáo của Việt Nam để
minh chứng cho tính tất yếu đó.
[2]
Đặng Thái Hùng (2008), ‘Kế toán Nhà nước Việt Nam và sự tuân thủ các chuẩn
mực quốc tế về kế toán’, Tạp chí kế toán ngày 11.08.2008, trang 20.
Trong bài viết, tác giả đã cung cấp một bức tranh tổng quát về cơ sở lý luận đối với
tài chính nhà nước, kế toán nhà nước cũng như những yêu cầu về việc tổ chức thực
[8]
hiện kế toán nhà nước tại Việt Nam trong những năm sau và định hướng cho quá
trình hội nhập cũng như tiếp cận chuẩn mực kế toán quốc tế trong khu vực công.
[3]
Phạm Văn Đăng (2008), ‘Kế toán Nhà nước Việt Nam: Sự khác biệt với chuẩn mực
quốc tế về kế toán công’, Tạp chí kế toán ngày 09.10.2008, trang 11.
Trong bài viết, tác giả đã xác định những điểm khác biệt và tương đồng giữa kế
toán nhà nước Việt Nam với chuẩn mực kế toán công quốc tế cùng với việc tiến tới
hài hòa theo xu hướng toàn cầu hiện nay trong lĩnh vực kế toán công
[4]
Đặng Văn Du (2008), ‘Một số công cụ mà cơ quan quyền lực có thể sử dụng để
giám sát ngân sách nhà nước’, Tạp chí Kiểm toán, số 3.
Giám sát NSNN là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quyền lực nhà nước các
cấp ở mọi quốc gia. Bài viết không đi sâu phân tích tính hợp lệ, hợp pháp của hoạt
động giám sát; mà chủ yếu tập trung luận bàn về cơ sở lý luận của việc lựa chọn các
công cụ phục vụ cho giám sát NSNN của cơ quan quyền lực các cấp. Theo tác giả,
một số công cụ mà cơ quan quyền lực nhà nước có thể sử dụng để giám sát NSNN,
bao gồm: pháp luật, MLNSNN, kế hoạch hóa, kiểm toán, thông tin, chuyên gia.
[5]
Lê Hùng Sơn (2009), ‘Hoàn thiện mô hình một cửa trong kiểm soát chi ngân sách
nhà nước’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội, số 6, trang 14.
Trong bài viết, tác giả tập trung vào nội dung về kiểm soát chi ngân sách nhà nước,
những hạn chế và tồn tại trong quá trình kiểm soát các khoản chi trong các đơn vị
công cùng với một số giải pháp cơ bản đối với mô hình một cửa do chính phủ quy
định trong thời gian qua.
[6]
Đoàn Xuân Tiên (2009), ‘Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và quan điểm
xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam’, Tạp chí kiểm toán, số 5,
trang 22.
Bài viết được tác giả tìm hiểu các vấn đề chung nhất liên quan đến bộ chuẩn mực kế
toán khu vực công quốc tế do một tổ chức thuộc IFAC ban hành, từ đó tác giả rút ra
mối quan hệ với tình hình Việt Nam, tiến hành đề xuất một số giải pháp cơ sở trong
việc xây dựng và áp dụng bộ chuẩn mực kế toán công của quốc gia.
[9]
[7]
Đặng Thái Hùng (2009), ‘Chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam sự cần thiết và
định hướng ban hành’, Tạp chí kế toán Số 79, Trang 16-18.
Tác giả đã khẳng định sự cần thiết trong việc ban hành chuẩn mực kế toán công của
Việt Nam trong thời gian tới do có khoảng cách nhất định với chuẩn mực quốc tế,
cũng như định hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
[8]
Phạm Văn Đăng (2011), ‘Đối tượng thông tin kế toán của mô hình tổng kế toán nhà
nước’, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 2, trang 17-20.
Trong bài viết tác giả đã nêu ra khá cụ thể về các đối tượng khác nhau trong thông
tin kế toán do kế toán nhà nước cung cấp, bao gồm các vấn đề về tài khoản, bảng
cân đối và một số điểm khác giữa tổng kế toán nhà nước dự kiến ban hành với quy
định cơ bản trong một số chuẩn mực kế toán công quốc tế.
[9]
Đặng Văn Thanh (2011), ‘Tổng kế toán nhà nước: công cụ quan trọng trong hệ
thống tài chính quốc gia Việt Nam’, Tạp chí kế toán và kiểm toán, số 1, trang 18-24.
Tác giả bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc đưa ra mô hình tổng kế
toán nhà nước để nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm ngân sách trong hệ thống tài
chính của Việt Nam với những đặc điểm cơ bản mà mô hình sẽ hướng đến.
[10]
Đoàn Ngọc Xuân (2012), ‘Đổi mới chính sách ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện
nay’, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 10, trang 15.
Trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu về nội dung của hệ thống ngân sách
nhà nước tại Việt Nam, những điểm còn tồn tại, qua đó đưa ra một số giải pháp cơ
bản để đổi mới các chính sách có liên quan đến ngân sách nhà nước.
Tóm lại, các bài báo được đăng tải trên các tạp chí có uy tín trong nước cho thấy kế toán
công và chuẩn mực kế toán công quốc tế được nhiều tác giả cho rằng đây là lĩnh vực cần
thiết và quan trọng để Việt Nam tiến hành nghiên cứu ban hành trong thời gian tới. Bên
cạnh đó, một số tác giả còn đề cập đến vai trò của kiểm toán, ngân sách nhà nước và mô
hình kế toán nhà nước tại Việt Nam. Khe hở được xác định trong các nghiên cứu trên
chính là chưa có các nghiên cứu về kế toán thu, chi ngân sách với định hướng theo hệ
thống chuẩn mực quốc tế.
1.2.2. Các luận án tiến sĩ và các đề tài nghiên cứu khoa học
[10]
Bên cạnh những bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học, lĩnh vực nghiên cứu về
ngân sách nhà nước hay kế toán khu vực công cũng được một số nghiên cứu sinh trong
nước lựa chọn để thực hiện luận án của mình và một số chuyên gia thực hiện đề tài
nghiên cứu khoa học các cấp. Cụ thể có các đề tài chi tiết như sau:
* Luận án
[1]
Nguyễn Văn Hồng (2007), ‘Hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nước’, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Kinh Tế TPHCM, 167 trang.
Luận án của tác giả đã trình bày được các vấn đề về tổng quan về kế toán và kế toán
nhà nước, thực trạng hệ thống kế toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay và một số giải
pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nước, trong đó có để xuất về mô hình lập
dự toán theo kết quả đầu ra và quy trình quản lý tài chính ngân sách.
[2]
Nguyễn Hữu Phúc (2009), ‘Tổ chức kiểm toán ngân sách nhà nước do Kiểm toán
nhà nước Việt Nam thực hiện’, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Đề tài tâp trung vào việc tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến ngân sách nhà nước
và khía cạnh về kiểm toán ngân sách. Với việc phân tích thực trạng của việc kiểm
toán ngân sách do cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện, tác giả đã nêu ra một số
giải pháp để nâng cao hoạt động kiểm toán ngân sách và quá trình tổ chức công việc
này tại Việt Nam.
[3]
Trần Thị Ngọc Hân (2012), ‘Hoàn thiện nội dung, quy trình và phương pháp kiểm
toán hoạt động các dự án xây dựng cầu đường bằng nguồn vốn nhà nước do kiểm
toán Nhà nước thực hiện’, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.
Đề tài nghiên cứu về kiểm toán hoạt động - một loại hình kiểm toán hiện đại song
còn rất mới mẻ cả trên phương diện nhận thức và thực tiễn hoạt động, lại được áp
dụng cho các dự án xây dựng cầu đường - một lĩnh vực xây dựng cơ bản đang thu
hút sự quan tâm của xã hội cũng như của Kiêm toán Nhà nước.
[4]
Lưu Trường Kháng (2013), ‘Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán Dự án
đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam thực hiện’, Luận án
tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
[11]
Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về quy trình và phương pháp
kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình; nghiên cứu kinh nghiệm kiểm toán dự
án của một số quốc gia; từ đó phân tích thực trạng, những hạn chế, thiếu sót và đã
đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán
dự án đầu tư xây dựng công trình cho Kiểm toán nhà nước Việt Nam
* Đề tài nghiên cứu khoa học
[5]
Trịnh Ngọc Sơn (2003), ‘Hoàn thiện quy trình kiểm toán chi ngân sách đối với đơn
vị hành chính sự nghiệp thực hiện khoán chi’, Công trình nghiên cứu khoa học,
Kiểm toán nhà nước, 135 trang.
Đây là một sản phẩm nghiên cứu khoa học tập trung vào việc kiểm tra thực hiện chi
ngân sách nhà nước. Qua quá trình tìm hiểu thực trạng của việc chi ngân sách, tác
giả đã đề ra một số giải pháp để hoàn thiện quy trình kiểm toán này.
[6]
Bộ Tài chính (2007), ‘Hội thảo Định hướng và lộ trình áp dụng chuẩn mực kế toán
công quốc tế vào Việt Nam’, Tháng 04, Thành phố Hà Nội.
Đây là một hội thảo được xem là bước đầu trong việc ghi dấu mốc đối với quá trình
hình thành chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế
toán công quốc tế. Hội thảo do Bộ tài chính tổ chức đã nêu được những điểm mà kế
toán thu, chi ngân sách đã làm được cùng với những khó khăn khi Việt Nam chuyển
sang áp dụng chuẩn mực quốc tế trong thời gian tới.
[7]
Vũ Đức Chính (2010), ‘Xây dựng mô hình tổng kế toán nhà nước để thực hiện chức
năng tổng kế toán nhà nước của kho bạc nhà nước’, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ năm 2010, thực hiện từ 07/2010 đến 10/2011.
Nghiên cứu này tập trung vào việc đưa ra những tiêu chí ban đầu trong việc hình
thành mô hình tổng kế toán nhà nước theo dự án của Bộ tài chính để nhằm nâng cao
hiệu quả trong quá trình thực thi các chức năng của kho bạc nhà nước tại Việt Nam
trong thời gian tới.
[8]
Lư Thị Thanh Nhàn (2011), ‘Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp trong
điều kiện có hoạt động sản xuất kinh doanh’, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Giảng
viên Khoa Kế toán Kiểm toán – Trường Đại học Kinh Tế TPHCM.
[12]
Nghiên cứu này đã tìm hiểu công tác tổ chức kế toán tại những đơn vị hành chính
sự nghiệp có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó đã thiết kế hệ thống tài
khoản áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động kinh doanh để thuận
tiện trong quá trình ghi chép nghiệp vụ. Đề tài cấp Trường này vẫn chưa có sự vận
dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế trong chế độ kế toán hiện hành.
Tóm lại, các luận án cùng với những công trình khoa học đã có những nghiên cứu nhất
định trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán các đơn vị thuộc khu vực công. Cụ thể, các đề
tài đã tìm hiều về tính cần thiết và một số nội dung cơ bản của mô hình tổng kế toán nhà
nước, về kiểm toán ngân sách nhà nước cũng như về chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp tại Việt Nam trong những năm qua.
1.3.
Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Sau quá trình tìm hiểu các công trình khoa học chính có liên quan một cách tương đối
đến đề tài luận án dự kiến thực hiện, tác giả đã nhận định được một số hạn chế, tồn tại
cùng với các khe hở trong các nghiên cứu trong và ngoài nước trên như sau:
Đối với các công trình nước ngoài
• Thứ nhất, các tác giả chủ yếu phân tích kế toán công mà chưa thực hiện nghiên cứu
nhiều vào kế toán thu, chi ngân sách hay kế toán các đơn vị thuộc chính phủ.
• Thứ hai, việc tìm hiểu còn giới hạn tại một số quốc gia nơi mà các tác giả đang sinh
hoạt khoa học hay đang công tác, dẫn đến Việt Nam vẫn đang là một lỗ trống cần
được nghiên cứu và việc tìm hiểu được xem là cần thiết.
• Thứ ba, các nghiên cứu thường tập trung vào một khía cạnh cụ thể trong kế toán công
như người sử dụng thông tin, cơ sở kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, quy trình lập
ngân sách, kiểm toán khu vực công…mà chưa có sự kết nối đồng bộ giữa các thành
phần, điều này sẽ làm cho hệ thống kế toán mang tính rời rạc, chưa nhất quán.
Đối với các công trình trong nước
• Thứ nhất, khá nhiều tác giả tập trung vào việc nghiên cứu một bộ phận, một khâu hay
một hoạt động của kế toán các đơn vị HCSN ở Việt Nam, tuy nhiên đây chỉ là một
trong số các chế độ kế toán áp dụng cho những đơn vị thuộc khu vực công.
[13]
• Thứ hai, các đề tài đã có những nghiên cứu nhất định về việc định hướng áp dụng
chuẩn mực kế toán công quốc tế, tuy nhiên viêc tìm hiểu chỉ mới dừng lại ở việc liệt
kê hay phân tích những nội dung mang tính khái quát, chưa đi vào các thành phần,
nội dung chi tiết của bộ chuẩn mực này.
• Thứ ba, việc tìm hiểu kế toán thu chi ngân sách còn khá hạn chế trong các nghiên cứu
ở Việt Nam. Các bài báo về chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam cũng chỉ dừng lại
mang tính giới thiệu, chưa chỉ ra được những nội dung có liên quan cũng như những
đề xuất mang tính cụ thể.
Tóm lại, với tổng thể những nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, cùng với việc xác
định được những khe hở trong nghiên cứu, có thể thấy rằng chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách trực tiếp, khoa học, có hệ thống và đầy đủ về chuẩn mực kế toán
công quốc tế cũng như việc áp dụng vào kế toán thu, chi ngân sách cũng chưa được thực
hiện trong đánh giá và đề xuất các giải pháp đầy đủ về kế toán thu, chi ngân sách theo
hướng tiếp cận chuẩn mực kế toán công quốc tế trong điều kiện cụ thể tại Việt Nam. Cụ
thể, các công trình chỉ mới tập trung vào kế toán công quốc tế, một phần hay toàn bộ kế
toán hành chính sự nghiệp, tiếp cận một phần trong kế toán nhà nước hay tìm hiểu về báo
cáo tài chính hoặc một cơ sở kế toán nào đó… Từ đó, tác giả xác định giả thuyết nghiên
cứu, các câu hỏi nghiên cứu và tiến hành trả lời các câu hỏi này thông qua kết quả nghiên
cứu được thực hiện ở các chương sau.
Cụ thể, giả thuyết và câu hỏi được trình bày chi tiết như sau:
• Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu chính là một kết luận hay một khẳng định, giả định do nhà nghiên
cứu đặt ra để theo dõi, xem xét, phân tích, kiểm chứng trong quá trình nghiên cứu khoa
học. Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu và bất biến
trong quá trình nghiên cứu. Giả thuyết nghiên cứu đóng vai trò là cơ sở, là khởi điểm của
một công trình nghiên cứu, đồng thời cũng có vai trò định hướng cho công trình nghiên
cứu đó. Giả thuyết nghiên cứu khi được kiểm chứng, được khẳng định thì sẽ là cơ sở lý
luận giúp ta nhận thức sâu hơn về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Ngay cả khi giả
thuyết đó không phù hợp, bị bác bỏ thì quá trình kiểm chứng cũng rất có ích trong quá
trình tìm kiếm chân lý của các nhà nghiên cứu.