Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

phát huy vai trò của văn hoá văn nghệ trong công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay - tiểu luận cao học môn nguyên lý công tác tư tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.83 KB, 28 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác tư tưởng là một bộ phận hữu cơ, giữ vị trí đặc biệt
quan trọng trong toàn bộ lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Để
giữ vững và đảm bảo sự lãnh đạo đó, điều cốt lõi là lãnh đạo về tư
tưởng chính trị, trước hết và quan trọng nhất là tư tưởng chính trị.
Để thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ chủ yếu đó, công tác tư
tưởng phải đồng thời huy động và phát huy sức mạnh của các chức
năng cơ bản: lý luận, giáo dục, nhận thức, đổi mới, phát triển nội
dung, các phương thức hình thức tốt nhất, phù hợp nhất đến các đối
tượng tác động của công tác tư tưởng. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, hiệu
quả của công tác tư tưởng là hiệu quả tổng hợp, tác động vào con
người đồng thời cả lý trí và tình cảm, nhận thức và cảm xúc, tư duy
và tâm hồn do tính chất đa dạng, phong phú của các mặt các loại
hình, các binh chủng của hoạt động tư tưởng tạo nên. Điều đó có
nghĩa là mỗi loại hình, mỗi binh chủng đó có những đặc trưng và ưu
thế riêng, có phương thức đặc thù tác động đến con người. Đặc điểm
này thể hiện rõ đối với loại hình văn hoá, văn học, nghệ thuật.
Hoạt động văn hoá với rất nhiều laọi hình đa dạng của nó và
hoạt động văn học, nghệ thuật – lĩnh vực đặc biệt nhậy cảm của văn
hoá luôn giữ vị trí đặc biệt và làm phong phú, sinh động cho toàn bộ
hoạt động của công tác tư tưởng.
Bằng cách riêng của mình, với sức mạnh độc đáo thông qua
những đặc trưng khi nhận thức, thể hiện cuộc sống bằng tính cụ thể,
trực quan, hình tượng và khả năng tác động đặc biệt vào tâm hồn,
tình cảm, cảm xúc con người, văn hoá - văn nghệ được khẳng định
là “binh chủng đặc biệt” trong công tác tư tưởng nhằm xây dựng và
củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng. Đồng thời trực tiếp
nuôi dưỡng, đào tạo con người mới, nhân cách kiểu mới với những



phẩm chất cao đẹp và được phát triển toàn diện về trí, đức, thể mỹ.
Hoạt động này đồng thời phải đáp ứng hai đòi hỏi lớn: một mặt thoả
mãn và nâng cao tinh thần – văn hoá của nhân dân, làm cho văn hoá
thấm sâu vào mọi mặt hoạt động của con người và xã hội, sáng tạo
được nhiều sản phẩm, công trình có giá trị tư tưởng và nghệ thuật.
Mặt khác, thông qua đó, xây đắp thế giới tinh thần, trí tuệ, tình cảm
của con người. Chức năng tư tưởng của văn hoá - văn nghệ thể hiện
sâu sắc đặc điểm này.
Có sản phẩm văn hoá - văn nghệ tốt và biết sử dụng các sản
phẩm đó một cách phù hợp nhất cho mục tiêu của công tác tư tưởng
là con đường và giải pháp phát huy vai trò và ưu thế của văn hoá văn nghệ trong công tác tư tưởng. Các sản phẩm của văn hoá - văn
nghệ luôn luôn là thành tố hữu cơ, luôn luôn có mặt trong mọi hoạt
động tuyên truyền, cổ động, giáo dục. Thiếu nó hoặc không biết sử
dụng nó, các mặt hoạt động này trong công tác tư tưởng sẽ trở nên
khô khan, nghèo nàn, làm giảm sức thuyết phục và khả năng đi vào
lòng người.
Chính vì vai trò to lớn như vậy của văn hoá - văn nghệ đối với
công tác tư tưởng nên sinh viên đã chọn đề tài: “Phát huy vai trò
của văn hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng ở nước ta hiện
nay” để làm đề tài tiểu luận cho môn Nguyên lý công tác tư tưởng
học phần II.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích của đề tài là nghiên cứu vai trò và ảnh hưởng của
hoạt động văn hoá - văn nghệ đến công tác tư tưởng của Đảng trong
giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ của đề tài là phân tích khái niệm, những vai trò cơ
bản của văn hoá – văn nghệ trong công tác tư tưởng, đánh giá khách
quan những thành tựu và hạn chế của hoạt động này, đồng thời đưa



ra một số giải pháp tích cực nhằm khắc phục các mặt yếu kém,
khuyết điểm.
III. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, nghiên
cứu tài liệu chủ yếu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phát triển văn hoá - văn nghệ.
Kết hợp phương pháp thống kê thu thập thông tin, phương
pháp quan sát thực tế.
IV. Kết cấu đề tài.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung gồm có 2 chương, 7 tiết.
Chương I: Văn hoá - văn nghệ – một phương thức tác động tư
tưởng có hiệu quả.
Chương II: Thực trạng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của
văn hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay.


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Văn hoá - văn nghệ – một phương thức tác động tư
tưởng có hiệu quả.
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá - văn nghệ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kho tàng lý luận toàn diện và sâu sắc
về cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tới
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nó hình thành từ khi bước đầu tham
gia các hoạt động yêu nước và được phát triển, hoàn chỉnh trong qúa
trình Người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng nước ta.
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần II
(2/1951) trở lại đây đã liên tục khẳng định vai trò, ý nghĩa, tác dụng
của đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, phương pháp, phong
cách… Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Tại Đại hội VII

(6/1991), Đảng ta đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của
mình: “Đảng lấy chủ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng”. Đến
Đại hội IX (4/2001) Đảng ta lại một lần nữa khẳng định điều này.
Trong tư tưởng của mình Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò
của văn hóa – văn nghệ. Bằng sự trải nghiệm của bản thân và trí tuệ
của mình, Người đưa ra khái niệm về văn hoá - văn nghệ như sau:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới
sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức là văn hoá. Văn
hoa lqà sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của nó mà loài
người đã sản sinh ra các nhằm tích sứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn”. Như vậy, văn hoá đã được hiểu theo nghĩa
rộng nhất. Đó là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần
mà loài người sáng tạo ra nhằm đáp ứnglà lẽ sinh tồn, đồng thời


cũng là mục đích cuộc sống của loài người. Tư tưởng ấy thể hiện
nhất quán trong các bài viết, bài nói chuyện có tính chỉ đạo của
Người.
Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tới vị trí, vai trò
của văn hoá - văn nghệ đối với kinh tế và chính trị. Bác viết: “Trong
công cuộc kiến thiết nước nhà, có bồn vấn đề cần chú ý đến, cũng
phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá
”. Theo Người bốn vấn đề đó có mối quan hệ mật thiết với nhau,
cùng tác động lẫn nhau: “Chính trị có được giải phóng thì văn hoá
mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá
phát triển”. Người viết: “Xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hoá
của ta vì thế không nảy sinh được” và cho rằng văn hoá không thể

đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị điều này có nghĩa là
văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát
triển kinh tế, tác động tích cực trở lại kinh tế và chính trị như một
động lực hết sức quan trọng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trình độ văn hoá
của nhân dân cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục
kinh tế, phát triển dân chủ… cần thiết để xây dựng nước ta thành
một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh ”.
Văn hoá ở trong kinh tế và chính trị nghĩa là văn hoá phải
thấm nhuần chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước phục vụ các
nhiệm vụ cách mạng cụ thể. Người phê phán thứ văn hoá phù phiếm,
xa rời hiện thực cuộc sống: “Văn hoá phải gắn liền với lao động sản
xuất. Văn hoá xa đời sống, xa lao động là văn hoá suông”.
Hơn ai hết, Người thấu hiểu: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội
thì phải phát triển kinh tế và văn hoá”. Đồng thời Người cũng chỉ ra
nguyên nhân dẫn đến nguyên nhân kém hiệu quả kinh tế, đó là:
“Trình độ văn hoá của cán bộ và nhân dân ta còn thấp do đó còn hạn
chế nhiều kết quả trong công tác sản xuất”.


Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhìn thấy vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của
một quốc gia. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên báo
L’Humanite’ (Pháp), Bác nói: “Có lẽ cần phải để lên hàng đầu
những cố gắng của chúng tôi nhằm phát triển văn hoá”. Điều này rất
đúng với suy nghĩ của Lênin cho rằng sau khi giành được chính
quyền, toàn bộ các hoạt động của Đảng phải đặt trọng tâm “chuyển
dần sang công tác tổ chức văn hoá”.
Trên lĩnh vực chính trị, Người nói: “Văn hoá có liên lạc với
chính trị rất mật thiết. Phải làm thế nào cho văn hoá vào sâu trong
tâm lý quốc dân, nghĩa là phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng,

phù hoa xa xỉ. Văn hoá làm cho mọi Người dân Việt Nam, từ già đến
trẻ, cả đàn ông vàđàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết
hưởng hạnh phúc mà mình nên được hưởng. Đây chính là sức mạnh
của nhất đối với chính trị Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhiệm vụ của người
cán bộ nhất là phải dùng văn hoá để tuyên truyền cho việc cần kiệm
xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội ”.
Thứ hai, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của văn hoá gia
đình, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Bác nói: “Con người xã
hội chủ nghĩa là con người có đủ bản lĩnh chính trị, có đạo đéưc
trong sáng, lối sống lành mạnh, vững về chuyên môn nghiệp vụ đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đang đòi hỏi sự tham gia tích cực
của các nhiệm vụ văn hoá”. Người nói: “Xúc tiến, công tác văn hoá
để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến
kiến quốc”. Người đặc biệt nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức cách
mạng, cho rằng: “Cũng như sông, thì có nguồn mới có nước, không
có nguồn không có nước. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.


Chiến lược xây dựng con người mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là để đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế và chính trị,
dựa trên những hiểu biết sâu sắc về vai trò của văn hoá giáo dục.
Nhất ở trong kinh tế và chính trị cũng có nghĩa là văn hoá phải góp
phần xây dựng đội ngũ cán bộ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đồng thời
góp phần nâng cao tri thức của các tầng lớp nhân dân đủ trí, đủ tâm
thực hiện đường lối kinh tế, chính trị do Đảng ta đề ra.
Thứ ba, Hồ Chí Minh quan niệm văn hoá - văn nghệ là công cụ
sắc bén trong đấu tranh cách mạng, là một mặt trận và người làm
văn hoá, văn nghệ là chiến sĩ cách mạng trên mặt trận ấy. Trong diễn

văn khai mạc Hội Nghị văn hoá toàn quốc lần thứ I (4/1046), Người
có một câu nói bất hủ: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận,
anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Quan niệm này đã đặt
những người hoạt động văn hoá - văn nghệ lên tầm cao mới trong sự
nghiệp cách mạng, đồng thời cho thấy tính chất khó khăn, phức tạp
của công tác tuyên truyền, xây dựng con người thực hiện sự nghiệp
cách mạng ở nước ta. Hồ Chí Minh đòi hỏi văn hoá nghệ thuật vừa
phải khẳng định bản chất nghệ thuật, chức năng thẩm mỹ vươn tới
cái đẹp: “Thơ xưa, yêu cảnh thiên nhiên đẹp. Mây gió, trăng, hoa,
tuyết, núi, sông”. Đồng thời phải: “Nay ở trong thơ nên có thép. Nhà
thơ cũng phải biết xung phong ”.
Người cho rằng: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu
tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”. Do vậy, với trách
nhiệm của công dân và trách nhiệm chính trị của người chiến sĩ văn
hoá, văn nghệ sĩ không thể bàng quang, thờ ơ trước thời cuộc. Bác
đòi hỏi: “Để làm tròn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần
phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân
dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn, phải thực sự hoà mình với quần


chúng cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp, phải hết lòng
giúp đỡ thanh niên”.
Học tập tư tưởng trên của Người, chúng ta càng không thể sao
nhãng nhiệm vụ xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng
chính trị độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, không ngừng học
tập vươn lên tiến kịp tư duy thời đại, làm chủ công nghệ tiên tiến,
góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
1.2.1. Văn hoá - văn nghệ trong đời sống xã hội.

Văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người.
Lịch sử xã hội loài người đã khẳng định con người có hai nhu
cầu lớn nhất: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Song đặc trưng
riêng nhất của con người là nhu cầu tinh thần, là khát vọng đạt tới sự
phong phú cao đẹp của thế giới tinh thần, tâm hồn, vươn lên theo lý
tưởng chân, thiện, mỹ. Đối với đời sống một con người, từ khi sinh
ra đến khi trưởng thành nhu cầu sâu xa, thường xuyên hàng ngày.
Đối với cả loài người, con người luôn luôn sống và phát triển trong
hai cái nôi vĩ đại, đó là đại tự nhiên, là môi trường văn hoá do
chính con người xây đắp và sáng tạo cho mình.
C.Mác nhận định, văn hoá là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra
những giá trị văn hoá, những tác phẩm và công trình nghệ thuật làm
giàu đẹp thêm cho đời sống con người. Khác với lĩnh vực sản xuất
vật chất, lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra các giá trị đặcbiệt, khi
được nhân dân khẳng định, nó trở thành những công trình có sức
sống lâu dài, trường tồn với thời gian là sự thực hiện bản sắc, đặc
trưng những vẻ đẹp độc đáo của một cộngđồng, một dân tộc.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.


Trong quan điểm thứ nhất của Hồ Chí Minh về văn hoá, Người
nhấn mạnh vai trò của văn hoá - văn nghệ đối với sự phát triển kinh
tế.
Đảng ta tiếp tục khẳng định, nếu kinh tế là nền tảng vật chất
của đời sống xã hội thì văn hoá là nền tảng tinh thần của đời sống
ấy. Vì vậy, hai lĩnh vực kinh tế và văn hoá luôn luôn giữ vị trí quan
trọng trong giáo dục đối với sự vận động và phát triển của xã hội đó.
“Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội.
Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ lành mạnh, không quan tâm giải

quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công
bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội,
văn hoá có khả năng to lớn khơi dậy, nhân lên mọi tiềm năng, sức
sáng tạo của con người, tạo ra nguồn nội lực nội sinh quyết định sự
phát triển của đời sống xã hội. Trong sự nghiệp liên hệ chặt chẽ và
chi phối lẫn nhau giưa các hoạt động đa dạng của đời sống xã hội,
chúng ta cần hiểu rằng văn hoá vừa là một thành tố gắn bó khăng
khít, vừa là thước đo trình độ phát triển của các lĩnh vực khác và của
toàn xã hội. Do đó, với tư cách là mục tiêu của sự phát triển văn hoá
thể hiện trình độ phát triển ngày càng cao của con người và xã hội.
Từ vị trí của văn hoá là mục tiêu của sự phát triển, chúng ta
cần phải nắm chắc mối quan hệ giữa văn hoá- kinh tế, kinh tế – văn
hoá, trong đó đặc biệt chú ý luận điểm quan trọng trong Nghị quyết
Trung ương 5 khoá VIII: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm
mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát
triển toàn diện”. F.Mayor – Nguyên Tổng giám đốc Unesco đã nhấn
mạnh: “Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà
tách rời môi trường văn hoá thì nhất định sẽ sảy ra những mất cân


đối nghiêm trọng trong cả nền kinh tế lẫn văn hoá và tiềm năng sáng
tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều”.
Văn hoá giữ vai trò cực kỳ quan trọng và trực tiếp trong
nhiệm vụ xây dựng con người
Mục tiêu cao nhất của sự sản xuất tinh thần, lĩnh vực đặcthù
của văn hoá là xây dựng nền hệ thống các giá trị làm chuẩn mực cho
con người vươn tới, noi theo. Khi các chuẩn mực, các giá trị đó
được tiếp nhận, được thấm sâu vào từng con người và từng cộng
đồng thì đó chính là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất

trong con người. Tổng hợp các phẩm chất tốt đẹp đã được hình
thành trong con người chính là nhân cách. Như vậy, nếu sản xuất vật
chất nhằm tạo ra của cải cho con người thì sản xuất tinh thần nhằm
tạo ra những phẩm giá, những giá trị trong nhân cách con người. Đó
chính là một trong những sứ mệnh cao quí nhất. Con người là chủ
thể sáng tạo nuôi dưỡng, xây đắp và góp phần phát triển con người.
Chính dovị trí, vai trò đặcbiệt của văn hoá trong đời sống xã hội,
chúng ta cần phải biết phát huy tối đa sức mạnh của văn hoá, làm
cho các nhân tố của văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào mọi
lĩnh vực, mọi phương diện của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực
và công tác tư tưởng.
1.2.2. Vai trò của văn hoá - văn nghệ trong công tác tư
tưởng.
Quan điểm thứ ba trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá,
Người nhấn mạnh vai trò của văn hoá - văn nghệ trong đấu tranh
cách mạng. Người coi đây là “một mặt trận” và quan niệm văn hoá văn nghệ là một công cụ, một thứ vũ khí sắc bén nhằm đập tan các
âm mưu của kẻ thù trên lĩnh vực này.
Nối tiếp kinh nghiệm và tiếp tục khẳng định chân lý đó, Đảng
ta đã đưa ra nhiều quan điểm và phương pháp cách mạng đúng đắn,


phù hợp cho công tác tư tưởng trên lĩnh vực văn hoá - văn nghệ đối
với từng giai đoạn phát triển của cách mạng.
Quan điểm nhất quán và xuyên suốt toàn bộ tiến trình lãnh đạo
văn hoá của Đảng ta từ 1930 đến nay luôn khẳng định văn hoá - văn
nghệ là biện pháp khăng khít của toàn bộ sự nghiệp cách mạng có sự
mệnh phục vụ các nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ và
gắn bó sâu sắc với đời sống của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam
nhậnđịnh, xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách
mạng lâu dài, đòi hỏi phải vó ý chí cách mạng vạư kiên trì, thận

trọng. Quan điểm này khẳng định lại yêu cầu nâng cao tính chiến
đấu của văn hoá, kết hợp nhuần nhuyễn giữa xây dựng và chống lấy
xây làm chính.
Trong quan điểm này về xây dựng và phát triển văn hoá, Đảng
ta nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Đây là
nhiệm vụ trực tiếp và cực kỳ quan trọng xây dựng con người cũng
có nghĩa là là xác nhận vai trò to lớn và vị trí đặc biệt của văn hoá
trong công tác tư tưởng và hoạt động tư tưởng. Bởi vì, xét về bản
chất, công tác tư tưởng là toàn bộ hoạt động trên lĩnh vực ý thức của
con người, nhằm mụctiêu chủ yếu là biến tư tưởng tiến bộ, cách
mạng đến lực lượng vật chất để cải tạo xã hội, xây dựng chế độ
mới, làm cho hệ tư tưởng của Đảng, của giai cấp cách mạng trở
thành hệ tư tưởng chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội. Như
vậy, có nghĩa là hoạt động văn hoá - văn nghệ và công tác tư tưởng
có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ vì đều là các lĩnh vực trong phạm
trù ý thức đến tinh thần và đều là các công việc trực tiếp đối với con
người. Trong quan hệ đặc thù này, văn hoá - văn nghệ trở thành một
sức mạnh, một phương thức độc đáo, có hiệu quả của công tác tư
tưởng.


Chúng ta cần phái hiểu rằng, quan điểm trên không phải là sự
áp đặt hay bóp méo văn hoá- văn nghệ, biến nó thành “cái loa” của
công tác tư tưởng. Tuy nhiên, sự tác động tư tưởng của văn hoá văn nghệ chỉ được thựchiện một cách sinh động và thuyết phục khi
nó thông qua các chức năng và các đặc trưng của văn hoá. Vì vậy,
yêu cầu không ngừng nêu cao và khẳng định nội dung tư tưởng của
văn hoá, của các sản phẩm và hoạt động văn hoá - văn nghệ chỉ là
định hướng chính trị cơ bản trong công tác văn hoá - văn nghệ trước
cuộc đấu tranh tư tưởng - văn hóa đang diễn ra ngày càng gay gắt
và phức tạp hiện nay, mà còn là một nhu cầu của chính văn hoá để

tạo ra được cái giá trị văn hoá theo đúng vai trò và chức năng nó
đảm nhiệm trước xã hội. Theo Nghị quyết 05/NQ-TW ngày
28/11/1987 của bộ chính trị: “Văn hoá và văn hoá nghệ thuật có tác
dụng to lớn trong việc góp phần thực hiện các nhiệm vụ cách mạng,
giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng con người mới xã
hội chủ nghĩa, có chức năng bồi dưỡng đạo đức, tình cảm và năng
lực thẩm mỹ cho con người, thoả mãn những nhu cầu văn hoá ngày
càng tăng của nhân dân”.
1.3. nghĩa thực tiễn của văn hoá - văn nghệ trong công tác
tư tưởng.
Văn hoá - văn nghệ là một bộ phận khăng khít của cách mạng
Việt Nam có nhiệmvụ phục vụ các mục tiêu xây dựng và phát triển
kinh tế, chính trị xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn quá độ hiện nay,
văn hoá - văn nghệ càng thể hiện rõ được tầm quan trọng của mình
trong cuộc đấu tranh chống “âm mưu diễn biễn hoà bình” của chủ
nghĩa đế quốc trên mặt trận tư tưởng – văn hoá góp phần ổn định
tình hình chính trị thúc đẩy kinh tế phát triển, cải tạo đời sống tinh
thần cho nhân dân. Với vai trò, vị trí và chức năng to lớn như vậy,
văn hoá - văn nghệ mang ý nggiã thực tiễn sâu sắc.


Trong xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá
- văn nghệ trong công tác tư tưởng là một nhân tố quan trọng hàng
đầu nhằm ổn định chiến lược về mặt tinh thần cho nhân dân, là động
lực mạnh mẽ hiúp nhân dân hăng say lao động sản xuất sáng tạo
không ngừng nghỉ, không mệt mỏi. Giúp cho các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đi sâu vào quần chúng, thấm nhuần
trong ý thức và hoạt động của quần chúng để quần chúng tin và làm
theo Đảng.
Trong đấu tranh chống các âm mưu phá hoạu trên lĩnh vực tư

tưởng – văn hoá của chủ nghĩa đế quốc, văn hoá - văn nghệ trong
công tác tư tưởng như một người chiến sĩ cách mạng kiên trung, bất
khuất, dũngcảm, gan dạ; mang trong mình sức mạnh văn hoá truyền
thống của dân tộc anh hùng từng bước đè bẹp, đập tan mọi mưu mô,
thủ đoạn của kẻ thù hòng làm phai nhạt tư tưởng cách mạng trong
nhân dân ta. Văn hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng đã khơi dậy
niềm tin trong quần chúng, là động lực thúc đẩy sự cám dỗ, mua
chuộc, xuyên tạc, nói xấu… từ các lực lượng phản cách mạng. Tuy
cuộc đấu tranh này còn gam go, ác liệt và lâu dài, nhưng chắc chắn
phần tháng sẽ nghiêng về nhân dân ta, những con người luôn khát
khao hoà bình, hạnh phúc, độc lập và tự do.
Bên cạnh đó, văn hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng cũng
góp phần đưa nền văn hoá nước ta hoà nhập vào nềnvhnói chung của
thế giới mang bản sắc văn hoá dân tộc đến với thế giới trong sự
ngưỡng mộ của bè bạn 5 châu. Đồng thời tăng cường tình đoàn kết
lâu đời về văn hoá, chính trị giữa dân tộc ta với các nước chủ nghĩa
xã hội anh em trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
Chương II. Thực trạng vai trò văn hoá - dân tộc trong công tác
tư tưởng ở nước ta hiện nay.


2.1. Những thành tựu cơ bản.
2.1.1. Vai trò văn hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng thời
kỳ chống Mỹ.
Bằng trí tuệ và tầm nhiều chiến lược của một nhà lãnh tụ kiệt
xuất, từ khi bắt đầu hoạt động cáchmạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn đề cao vai trò của văn hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng.
Đến khi Người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng nước ta trong
hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Vai trò của văn hoá văn nghệ trong công tác tư tưởng đã được nâng lên một tầm cao mới.
Người coi văn hoá - văn nghệ là “mặt trận ” và cán bộ văn hoá - văn

nghệ là “người chiến sĩ” trên mặt trận ấy. Câu nói nổi tiếng của
Người: “Văn hoá, nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ
trên mặt trận ấy” minh chứng rõ ràng cho tính chất quyết liệt của
công tác tư tưởng – văn hoá.
Từ trước đến nay, trong tất cả các chỉ thị Nghị quyết của Trung
ương cũng như các ngành, cụm từ tư tưởng – văn hoá luôn dược học
đặt cạnh nhau, ngang hàng nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Nắm rõ
mối quan hệ mật thiết và khăng khít này, trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, Bác Hồ và Đảng ta đã phát huy cao độ vai trò
của văn hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng trong cuộc đối đầu
với đế quốc Mỹ và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Một là, công tác văn hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng,
đã giúp các cấp uỷ đảng tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và
nhân dân nhận thức sâu sắc về mục tiêu, đường lối cách mạng; trên
cơ sở đó chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể trong từng thời kỳ lịch sử
nhằm phục vụ đắc lực sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đấu tranh
giành độc lập và dân chủ, thống nhất nước nhà.
Nghị quyết Hội nghị lần 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khoa V) tháng 7/1954 xác định” “Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân


yêu chuộng hoà bình thế giới, kẻ thù chính chống đế quóc Mỹ”.
Chính văn hoá - văn nghệ đã nhận thức sâu sắc Nghị quyết Ban
chính trị (9/1954) về đặc điểm quan trọng của đất nước lậtm thời
chia làm hai miền, có hai chế độ chính trịkhác nhau. Cuộc đấu tranh
của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu
tranh chính trị. Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc là hàn gắn vết
thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi chi viện
đắc lực cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, công tác cá chép

– văn nghệ lúc này đặt lên hàng đầu vấn đề phải tiếp nhận tư tưởng
trong toàn Đảng, về chủ trương, đường lối cá mực của Đảng trong
thời kỳ mới. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 83
CT/TW (1954) trong đó chỉ rõ: “Trong 10 công tác thì công tác tư
tưởng là quan trọng nhất”. Nghĩa là hoạt động văn hoá - văn nghệ
phục vụ cho công tác tư tưởng cũng được coi là quan trọng nhất.
Văn hoá - văn nghệ làcông cụ, là phương tiện để công tác tư
tưởng thực hiện các mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của mình đối với
cách mạng Việt Nam. Vì thế khi Đảng ta xác định nhiệm vụ cho
công tác tư tưởng cũng tức là đặt ra nhiệmvụ cho công tác tư tưởng
văn hoá - văn nghệ. Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) liên tiếp
khẳng định vị trí to lớn của cách mạng về tư tưởng là: “Làm cho tư
tưởng của toàn dân, trên công tác tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin
chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần của nước ta và trở
thnàh hệ tư tưởng của toàn nhân dân”. ở đây, công tác văn hoá - văn
nghệ với tất cả các chức năng và nội dung của mình cũng phải: “làm
cho ….nước ta”, đồng thời phải đưa nó “trởt thành… mới của nhân
dân”. Sau Đại hội IV của Đảng, công tác văn hoá - văn nghệ trong
công tác tư tưởng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc củng cố
và thúc đẩy ý chí quyết tâm thực hiện bằng được hai nhiệm vụ chiến


lược là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải
phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và và tay sai,
thựchiện thống nhất nước nhà, hiàn thành độc lập và dân chủ trong
cả nước.
Hailà. Hoạt động văn hoá - văn nghệ đã góp phần to lớn cổ vũ,
động viên tinh thần của nhân dân quyết tâm vượt qua mọi khó khăn,
gian khổ, hy sinh đóng góp có hiệu quả vào thắng lợi của cuộc
kháng cgiến chống Mỹ cứu nước.

Hoạt động văn hoá - văn nghệ của Đảng bằng sức mạnh tổng
hợp của các binh chủng và phương thức tác động như: các đội văn
công, các đoàn ca múa nhạc, sách báo, phim ảnh, khẩu hiệu, thơ ca
cách mạng, thư từ, tài liệu… để tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ,
nhân dân ta đường lối cách mạng của Đảng, phản ánh sinh động tình
cảm của nhân dân đối với Đảng, Bác Hồ, với quê hương đất nước;
cổ vũ tinh thần dtngoan cường và đề cao những tấm gương anh dũng
ở cả hai miền Nam, Bắc. nhiều tác phẩm văn học, báo chí ra đời từ
mưa bom bão đạn có sức lay động hàng triệu con tim, gây ấn tượng
sâu sắc trong quần chúng, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, như
các bài thơ chúc tết của Bác Hồ, đặc biệt là bài thơ chúc Tết xuân
Kỷ Dậu 1969:
Năm qua thắng lưọi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Nỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn.
Nhiều bài thơ và tác phẩm văn hoá có sức cuón hút người đọc
như các bài “Bác ơi!” của Tố Hữu, “Dáng đứng Việt Nam ” của Lê
Anh Xuân… các tiểu thuyết “Hòn đất” của Anh Đức, “Sống như


anh”, “Chị út Tịch” rồi “Rừng xà nu” “Đất nước đứng lên”… Đặc
biệt, trong thời kỳ này, phong trào “tiếng hát át tiếng bom” ở tiền
tuyến hoạt động một cách mạnh mẽ, tạo hưng phấn chiến đấu to lớn
trong cán bộ, chiến sĩ ở khắp các chiến trường. Các bài hát “Giải
phóng miền Nam”, “Bài ca hy vọng”, “Tình ca”, “Xuân chiến
khu”… đã động viên không ngừng tráo tim yêu nước dũng cảm, gan
dạ của bộ đội ta hăng say chiến đấu quên mình, không sợ hy sinh, đổ

máu.
Một bộ phận lớn đội ngũ cán bộ văn hoá- văn nghệ cũng theo
chân các đoàn quân hùng dũng bước ra các mặt trận mà cuộc chiến
đấu giữa ta và địch đang diễn ra vô cùng ác liệt. Họ ra đi quên mình
với trái tim và khối óc vì Tổ quốc, vì Đảng, vì Bác Hồ kính yêu thà
hy sinh, gian khổ. Họ không bận tâm rằng rồi mai đây mình có còn
hay mất. Những tấm gương tiêu biểu nhất, sáng ngời nhất cho đội
ngũ này, đó là Nghệ sỹ nhân dân Thanh Hoa, Nghệ sỹ nhân dân Thu
Hiền, Nghệ sỹ ưu tú Quốc Hương, Kiều Hưng, Quang Thọ, Trung
Kiên… Tuy nhiên cũng có nhiều người đã phải nằm lại ngoài mặt
trận vì nhiệm vụ mà không được thấy ngày đất nước toàn thắng, non
sông thu về một mối như Lê Anh Xuân, Lâm Thị Mỹ Dạ… còn ở
hậu phương, khi đế quốc Mỹ dùng không quân vầhỉ quân đánh phá
miền Bắc, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch đã
phát động các phong trào “3 đảm đang”, “gạo không thiếu một cân,
quân không thiếu một người”, “tất cả vì tiền tuyến”… Một loạt các
bộ phim hay như “Chung một dòng sông”, “Vĩ tuyến 17 ngày và
đêm”, “Cánh đồng hoang”…được nhân dân ta tôn trọng đón nhận vì
nói thay được tình cảm và ý chí của cả dân tộc trong cuộc chiến
tranh chính nghĩa. Bên cạnh đó, một loạt các thực phẩm âm nhạc
cũng ra đời như “Bài ca 5 tấn”, “Quảng bình quê ta ơi”…Đây là
những bài ca đi cùng năm tháng cổ vũ chủ nghĩa anh hùng cách


mạng của nhân dân ta vượt lên mọi gian nan thách thức hướng tới
ngày toàn thắng.
Cùng với những thực phẩm văn hoá, nghệthuật nổi tiếng, nhiều
bài bình luận trên các báo nhân dân, Quân đội nhân dân có giá trị tư
tưởng, chính trị được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam, đã
vạch rõ bản chất tàn bạo của kẻ thù, ca ngợi phẩm chất kiên cường,

chủ nghĩa nhân văn cao đẹp của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu vì
độc lập, tựdo của dân tộc, vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế
giới. Điển hình là các bài xã luận, bình luận hừng hực khí thế chiến
đấu như “Thắng lợi của xuthế cách mạng” (Hoàng Tùng), “Hà Nội –
Thủ đo của lương tri và phẩm giá con người” (Thép mới), “Than ôi!
Thời oanh liệt của Mỹ nay còn đâu” (Nguyễn Hữu Chỉnh)…
Công tác văn hóa văn nghệ trong kháng chiến chống Mỹ đặc
biệt trú trọng nhiệm vụ cổ vũ và nhân rộng phong trào thi đua yêu
nước, các điển hình tiên tiến cho lao động học tập và chiến đấu biểu
hiện lớn nhất là cổ động nhân dân hưởng ướng và lời kêu gọi của
chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966, 3/11/1968 rồi di chúc thiêng
liêng của người tháng (9/1969) đã tạo nên sự điều kiện nhất trí trong
toàn đảng; toàn quân và toàn quân hướng tới mục tiêu độc lập, tự do
và thống nhất nước nhà. Cho tới ngày 30/4/1975 đội ngũ cán bộ văn
hóa văn nghệ của đảng có nhiều đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
2.1.2 Văn hóa – văn nghệ trong công cuộc đổi mới hiện nay
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975 Đảng
và Nhà nước ta chủ trương thống nhất đất nước đưa cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội. Từ 1975-1986 do sự rập khuân máy móc trong mô
hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta sự tồn tại không phù hợp
của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã cản trở sự phát triển của
kinh tế đất nước. Nhận thức được hạn chế đó, tại đại hội VI của


Đảng 12/1986 Đảng ta đã đưa ra chủ trương đổi mới đất nước trên
tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là đổi mới về kinh tế theo hướng kinh
tế thị trường, kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Từ đó đến nay
công cuộc đổi mới của chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu
quan trọng đưa nền kinh tế phát triển nhanh, chính trị được ổn định,

đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong những thành công
này có một phần đóng góp không nhỏ của các hoạt động văn hóa –
văn nghệ.
Thứ nhất, công tác văn hóa- văn nghệ đưa dân tộc có hiệu quả
chống các tệ tham nhũng, quan liêu của cán bộ đảng viên, xây dựng
Đảng ngày càng trong sạch,vững mạnh trèo lái con đường cách
mạng Việt Nam đi tới…
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác xây dựng
Đảng, Đại hội IX của Đảng (tháng 4/2001) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục
đẩy mạnh học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng và
chỉnh đốn đảng, tăng cường hoạt động phê và tự phê trong đội ngũ
cán bộ đảng viên, làm cho đảng ngày càng trong sạch vững mạnh”.
Để tư tưởng đó đi sâu vào từng đảng viên, cán bộ, Đảng ta luôn đề
cao vai trò của hoạt động văn hóa- văn nghệ coi đó là một công cụ
quan trọng hàng đầu và hiệu quả nhất. Hàng loạt các tác phẩm từ
báo chí, thơ ca, phim ảnh, ca khúc đến các bộ luật, phanô áp phích
tranh ảnh cổ động… có nội dung sâu sắc nhằm đấu tranh chống các
quan điểm sai trái trong một bộ phận đảng viên, cán bộ được ra đời
với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn, thậm chí là hài hước. Trong
các tác phẩm báo chí, có rất nhiều bài báo nói về tư tưởng Hồ Chí
Minh trong công tác xây dựng Đảng cùng với sự xuất hiện của hàng
loạt các nhà báo có năng lực và lý luận cách mạng vững vàng như
Nguyễn Hữu Thọ, Hữu Ước… mục đích là biến tư tưởng Hồ Chí
Minh trở thành ánh sáng soi đường cho hoạt động của cán bộ, đảng


viên trong cả nước. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài báo, bài bình
luận về thái độ chưa nghiêm túc, chưa có ý thức tự giác, phê và tự
phê trong đội ngũ những người công tác Đảng và chính quyền Nhà
nước. Có nhiều bài vạch trần bộ mặt tham nhũng, quan liêu, bòn rút

của cải của Nhà nước, tiền bạc của nhân dân, cản trở các mục tiêu
phấn đấu của đất nước, đặc biệt lấcc bài báo nói về vụ tham nhũng
của Lã Thi Kim Oanh, của Khánh Trắng, vụ Tân trường Xanh, Rồi
vụ Nhàbáo Trần Mai Hạn… Những bài viết này có tác dụng răn đe,
giáo dục rất lớn, đối với những đảng viên, cán bộ còn đang tại vị, tại
chức nhằm hướng họ tới những mục đích tốt đẹp hơn vì dân vì nước.
Có nhiều bài phản ánh các nhân tố điển hình.
Trong phim ảnh, đã có rất nhiều bộ phim hay, đề tài xác thực,
nội dung phong phú đề cập tới sự thoái hóa, biến chất của nhiều cán
bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền Nhà nước như “Cảnh sát
hình sự”, “Ông giám đốc”… Ngoài ra, các chương trình thời sự,
phim tài liệu cũng thường xuyên có những buổi phát sóng về chống
tham nhũng, quan liêu nhằm mục đích giáo dục quần chúng, cán bộ,
đảng viên.
Bên cạnh đó, Nhà nước ta trong Bộ luật hình sự của mình
cũng đã có những điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các điều khoản trong
chống tham nhũng cho phù hợp với tình hình mới. Các panô, áp
phích mang tính chất cổ động cũng được trưng bày ở khắp mọi nơi
nhằm tác động vào ý thức của nhân dân.
Trong các thực phẩm văn học, thơ ca cũng có nhiều bài phản
ánh tệ tham nhũng quan liêu, hài hước, đả kích, sự thoái hóa của
nhiều vị trí lãnh đạo. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều thực phẩm đề
cao vai trò của người Đảng viên trong khi thực hiện chức năng của
mình trở thành những tấm gương sáng cho mọi người trong thời kỳ
đổi mới hiện nay.


Thứ hai, văn hoá - văn nghệ cổ vũ tinh thần hăng say lao động
sản xuất của nhân dân, tích cực tiếp thu khoa học – kinh tế vào sản
xuất, khơi dậy truyền thống vẻ vang của dân tộc, đẩy mạnh đấu

tranh chống các tệ nạn xã hội, góp phần quan trọng vào việc hoàn
thành các mục tiêu kinh tế – xã hội trong sự nghiệp đổi mới.
2.2. Những hạn chế cần khắc phục.
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà hoạt động văn hoá - văn
nghệ đã đạt được từ tước tới nay góp phần quan trọng vào việc thúc
đẩy các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, văn hoá - văn nghệ còn
nhiều hạnchế cần khắc phục,
1. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có những bước
phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự phát triển của văn hoá lại chưa
đồng bộ với kinh tế.
Hội nghị Trung ương 10 khoá IX về tiếp tục thực hiện
Nghịquyết Trung ương 5 khoá VIII đã kết luận: “Sự phát triển của
văn hoá chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế…Môi trường văn
hoá còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự lan tràn của các sản
phẩm và dịch vụ văn hoá mê tín, dị đoan, độc hại, thấp kém, lai
căng…”
Việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế 10 năm, từ 19912000 đạt được nhiều thành tựu làm phát triển hẳn diện mạo đất
nước: tốc độ GDP bình quân 10 năm là 7,5%, trong đó nông lâm ngư
nghiệp tăng 4,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 11,7%, các ngành
dịch vụ tăng 7,2%. Tổng sản phẩm trong nước từ 1990 đến 2000 của
kế hoạch 10 năm (2001-2010) nền kinh tế nước ta tiếp tịc duy trì sự
ổn định và phát triển. Ngược lại, văn hoá lại chậm phát triển do
nhiều nguyên nhân khác nhau: sự quan tâm đầu tư của Nhà nước còn
ít, trình độ thấp, nội dung hoạt động văn hoá -văn nghệ chưa hay,
hình thức kém phong phú, đa dạng…


2. Văn hoá - văn nghệ trong cuộc đấu tranh chống các hoạt
động phá hoại của kẻ thù trên mặt trận tư tưởng chưa đạt hiệuquả
cao.

Lợi dụng các kẽ hở, sự yếu kém trong công tác quản lý văn
hoá- văn nghệ ở nước ta, các thế lực thù địch phản cách mạng đã
liên tục tấn công chúng ta trên lĩnh vực này. TRên mạng Internet,
các trang Web với nội dung phản động, hình ảnh đồi truỵ, vô văn
hoá… do chúng ta và truyền tài vào hệ thống mạng trong nước nhằm
tác động vào tư tưởng của nhân dân ta, mà đặc biệt đáng lo ngại là
thế hệ trẻ. Chúng ta chưa có nhiều biện pháp để ngăn chặn, tạo bức
tường lửa. Ngoài ra, chất lượng các buổi phát sóng củấcc kênh
truyền hình chưa phong phú, đa dạng để thuhút được đông đảo quần
chúng, còn các chương trình của Mỹ đặt tạo Philippin, Hồng Kông
thì rất hay và đa dạng, sắc xảo.
3. Đời sống văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất
nhiều, lạc hâu và có sự chênh lệch lớn với các lĩnh vực kinh tế khác
của đất nước.
Một bộ phận không nhỏ người dân miền núi, đặc biệt là ở các
vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ vẫn còn đói nghèo,
bệnh tật thiếu sự hưởng thụ văn học, nghệ thuật. Một số các dân tộc
ở Tây Nguyên, miền Trung vẫn còn đốt rãy, phá rừng. Đáng lo ngại
là các tệ nạn xã hội chư cờ bạc, nghiện hút ma tuý phát triển ở một
só địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Văn hoá phẩm
độc hại, băng đĩa lậu có nội dung độc hại vẫn tràn lan ở một só địa
phươg có cửa khẩu biên giới nước ta.
4. Văn hoá - văn nghệ chưa phục vụ được hết các nhu cầu giáo
dục trong nước.
Hiện nay nhu cầu đọc, học và nghe của người dân lảats lớn,
đặc biệt là học sinh, thanh thiếu niên. Tuy vậy, công tác văn hoá lại


chưa đáp ứng được những yêu cầu này. Hócinh, thanh thiếu niên ở
các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa vẫn còn thiếu

thốn rất nhiều các loại sách báo, dụng cụ, phương tiện học tập, thiếu
đài báo, ti vi để xem…
5. Tình trạng văn hoá - văn nghệ hiện nay không có nhiều tác
dụng cổ vũ, kêu gọi tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.
Phần lớn các bài viết các thực phẩm văn hoá, thơ ca, hội hoạ,
sách báo… hiện nay đều nhằm mục đíc thị hiếu là chính, nhất là sức
tác động tới tư tưởng của người nghe làm trỗi dậy niềm tự hào dân
tộc. Hoạt động văn hoá- văn nghệ chỉ mang tính thị trường do sự
hám danh lợi và tiền bạc của các tác giả và của những người sử dụng
văn hoá - văn nghệ làm phương tiện để ca hát, sinh hoạt.
6. Hoạt động văn hoá- văn nghệ hiệnnay đang đứng trước tình
trạng các nhà văn hoá trong nước ăn cắp bản quyền của nước ngoài,
sao chép lại nội dung, kết cấu, cốt lõi thậmchí là y nguyên của các
tác giả nước ngoài mà chúng ta vẫn quen gọi đó là “đạo văn”.
7. Công tác quản lý và điều hành văn hoá - văn nghệ còn yếu
kém. Các hoạt động văn hoá - văn nghệ chưa đi sâu đi sát với các
yêu cầu của đời sống xã hội, chưa có sự điều chỉnh kịp thời để phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của kinh tế, chính trị… văn hoá văn nghệ chưa phục vụ hết mình vì sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Nhìn chung, các mặt hạn chế của hoạt động văn hoá- văn nghệ
đã có những ảnh hưởng tương đối lớn đến quá trình xây dựng và
phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Nó cản trở việc thực hiện và
hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của kinh tế chính trị. Vì vậy,
chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục đúng đắn, kịp thời
nhằm phát huy tối đa sức mạnh của văn hoá.
2.3. Bài học kinh nghiệm


Qua quá trình nghiên cứu và phân tích các thành tựu cũng như
những khuết điểm của công tác văn hoá - văn nghệ ở nước ta những
năm qua đã rút ra một số bài học kinh nghiệm lớn sau:

Trước nhất phải giải quyết một cách hài hoà và tốt đẹp mối
quan hệ giữa truyền thống và hiện tại. Điều này không chỉ xuất phát
từ việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá như một qui luật nội
tại mà còn chịu sự tác động của bối cảnh kinh tế quốc tế, xu hướng
phát triển của thời đại.
Thứ đó là phải giải quyết tốt và linh hoạt mối quan hệ giữa
tính thống nhất trong đa dạng. Chúng ta có 54 dân tộc với các nền
văn hoá đa dạng khác nhau, cùng sống trên một vùng lãnh thổ
tựnhiên chung nhiệt đới gió mùa, phương thức canh tác chính là
trồng lúa nước. Do đó, để phát huy được vai trò của văn hoá - văn
nghệ chúng ta cần tăng cường mối quan hệ thống nhất giữa các vùng
văn hoá ấy. Đồng thời mở rộng mối quan hệ, giao lưu, hợp tác về
văn hoá với thế giới.
2.4. Một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của văn
hoá - văn nghệ trong công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay.
Giải pháo đầu tiên đó là, cần phải tăng cường sự lãnh đạo chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động văn hoá- văn nghệ.
Đây là giải pháp kiên quyết cho mọi thắng lợi của tất cả các hoạt
động nói chung và của hoạt động văn hoá - văn nghệ nói riêng. Đảng
ta đã có kinh nghiệm trong công việc này, làm cho văn nghệ gắn bó
sâu sắc với nhiệm vụ của từng giai đoạn, tự nguyện phục vụ cho sự
nghiệp đấu tranh vãd của nhân dân.
Giải pháo thứ hai, phái kiên quyết đấu tranh phê phán những
quan điểm lệch lạc, sai lầm trong lĩnh vực văn nghệ và loại bỏ
những văn hoá phẩm độc hại đang đầu độc con người về tinh thần,
tình cảm…


Giải pháp thứ ba, sử dụng các tác phẩm, các dẫn chứng của
văn nghệ để chuyển tải, chứng minh, khẳng định cho mộtnd, một

chủ đề của hoạt động tư tưởng. Ví dụ như tác phẩm văn hoá, truyền
ngắn: “Những bức tường lửa” của nhà văn Khuất Quang Thuỵ ca
ngợi cuộc kháng chiến gian khổ của dân tọc chống đế quốc Mỹ. Tác
phẩm này sẽ có tác dụng khơi dậy, cổ vũ tinh thần yêu nước và lòng
tự hào dân tộc rất cao của nhân dân ta.
Giải pháp thứ tư, sử dụng văn hoá - văn nghệ là một nhân tố
bổt trợ cho hoạt động tư tưởng như tổ chức tham quan di tích lịch
sử, văn hoá tìm hiểu bảo tàng, truyền thống, thăm và chăm sóc nghãi
trang liệt sĩ…Các hoạt động này sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc
hơn về văn hoá dân tộc.
Giải pháp thứ năm, sử dụng các chương trình biểu diễn
nghệthuật có mục tiêu, theo một chủ dề phcụvụ cho hoạt động tư
tưởng. Tiêu biểu như các buổi biểu diễn văn hoá - văn nghệ chào
mừng ngày giải phóng Điện Biên Phủ…
Giải phong tràoáp thứ sáu, tổ chức các hoạt động văn hoá của
quần chúng, kết hợp chặt chẽ giữa văn nghệ và tuyên truyền, xây
dựng các chương trình gắn chặt với mục đích và nội dung tuyên
truyền, thông qua ưu thế và cách biểu hiện của văn học, nghệ thuật
để chuyển tải sinh động, nhẹ nhàng đến quần chúng. Các đội tuyên
truyền viên trẻ… ở các địa phương, các ngành đang phát huy hiệu
quả phương thức này.
Giải pháp thứ bảy, xây dựng chương trình tổng hợp, tạo những
sân chơi từng nhóm quần chúng trong đó biết kết hợp sinh động các
loại hình văn hoá, văn học, nghệ thuật phù hợp với sở thích, tâm lý
từng đố tượng, đưa họ trở thành người làm chủ, người trong cuộc,
trực tiếp tham gia sân chơi không còn là người tiếp nhận thụ động,


×