Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.96 KB, 20 trang )

Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam
Hoạt động mua lại cổ phiếu của các
doanh nghiệp Việt Nam
Danh sách nhóm : Lớp Anh 2 QTKD K44A
06 - Lê Hùng Cường
17 - Đặng Trung Kiên
18 - Nguyễn Tùng Lâm
32 - Lê Huy Quyết
35 - Vũ Văn Thiên
Giáo viên hướng dẫn : Thạc sỹ Nguyễn Thúy Anh

Lớp Anh 2 QTKD K44A 1
Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam
Mục Lục
Lớp Anh 2 QTKD K44A 2
I. Giới thiệu chung 3
1. Cổ phiếu quỹ là gì ? 3
2. Mục tiêu của chính sách mua lại cổ phiếu. 4
3. Các chính sách mua lại CP phổ biến. 7
II. Hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp
Việt Nam
11
1. Các quy định của Nhà nước về chính sách mua lại cổ
phiếu của doanh nghiệp
11
2. Thực trạng hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh
nghiệp Việt Nam
15
3. Một số ý kiến đánh giá 16
Tài liệu tham khảo 20
Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam


I. Giới thiệu chung
1. Cổ phiếu quỹ là gì?
Cổ phiếu (CP) quỹ là CP do công ty đại chúng đã phát hành và được
chính công ty mua lại bằng nguồn vốn hợp pháp. Nguồn tiền để mua
thường lấy từ các quỹ phát triển kinh doanh, lợi nhuận của doanh
nghiệp....
Một số điểm đáng lưu ý về CP ngân quỹ và giao dịch CP ngân quỹ:
+ CP ngân quỹ không được tính là CP đang lưu hành của công ty
phát hành và sẽ được tái lưu hành khi công ty bán ra. Tổng số CP lưu
hành bằng số CP đã phát hành - số CP ngân quỹ sẽ giảm đi khi công ty
mua lại CP làm CP ngân quỹ và sẽ tăng lên khi công ty bán ra tái phát
hành CP ngân quỹ. Số lượng CP lưu hành thay đổi, sẽ có ảnh hưởng tới
tổng lượng cung trên thị trường và do đó, sẽ ảnh hưởng tới giá CP.
+ CP ngân quỹ không được chia cổ tức và người nắm giữ CP này
không có những quyền như khi nắm giữ các CP khác. Lượng tiền công ty
dùng để chi trả cổ tức chỉ được chia cho số CP lưu hành chứ không chia
cho số CP ngân quỹ. Ngoài ra, nhà đầu tư không được hưởng một số
quyền khác khi nắm giữ CP ngân quỹ như quyền biểu quyết hay đặc biệt
là quyền được chia thêm CP mới phát hành.
+ Chỉ số giá của thị trường thay đổi khi có giao dịch của tổ chức
phát hành: Lượng CP lưu hành của công ty thay đổi khi có giao dịch CP
ngân quỹ, dẫn tới thị giá của công ty và do đó tổng giá trị của toàn thị
trường cũng thay đổi. Về lý thuyết, cần phải tính lại chỉ số giá của toàn
thị trường. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam việc tính lại chỉ số giá VN-
Index khi có giao dịch CP ngân quỹ chưa được thực hiện.
Lớp Anh 2 QTKD K44A 3
Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam
2. Mục tiêu của chính sách mua lại cổ phiếu
Trường hợp 1: Công ty có một
lượng tiền nhàn rỗi mà chưa có

kế hoạch đầu tư hiệu quả.
Thay vì trả cổ tức cho các cổ
đông, công ty mua lại CP đã
phát hành làm số lượng CP
đang lưu hành giảm, dẫn đến tỉ
lệ sinh lời trên mỗi CP EPS sẽ
tăng lên nếu công ty vẫn duy
trì tốt hoạt động kinh doanh và
do đó, sẽ có lợi cho các cổ đông hiện hữu. Ngoài ra, về phía các nhà quản
lý công ty, họ cũng kỳ vọng vào việc giá CP sẽ tăng lên trong tương lai
khi mua lại CP làm CP ngân quỹ. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng,
việc mua lại CP đã phát hành làm giảm lượng tiền và do đó làm giảm cơ
hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Ðiều này có thể sẽ
ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty trong thời gian tới.
Trường hợp 2: Theo các nhà quản lý công ty, CP của công ty đang bị
đánh giá thấp. Việc công ty mua lại CP sẽ làm giảm lượng cung, do đó
thường có ảnh hưởng tốt tới biến động giá CP trên thị trường. Ðây là cách
can thiệp của một số công ty khi giá CP đang giảm. Trường hợp này đã
từng diễn ra ở Việt Nam trong thời kỳ giá các CP có chiều hướng đi
xuống, chất lượng mua sụt giảm. Những lệnh đặt mua CP của chính tổ
chức phát hành đã làm cho giao dịch trên thị trường sôi động hơn, đồng
thời giúp giá CP không xuống dốc nhanh.
Lớp Anh 2 QTKD K44A 4
Nhiều doanh nghiệp niêm yết mua lại CP của
chính mình làm CP quỹ.
Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam
Các công ty sẽ tiến hành mua ngược (repurchase) CP vì một số lý do sau
đây. Thứ nhất, khi một công ty nhận thấy CP của họ đang đuối giá trên
thị trường chứng khoán công ty sẽ tiến hành mua lại CP, nhờ đó đẩy giá
CP lên. Thứ hai công ty mua lại CP để thưởng cho các nhân viên cấp cao

dưới dạng quyền mua CP, như một biện pháp khích lệ. Trên bảng cân đối
kế toán, CP quĩ được ghi vào mục vốn cổ đông (shareholder equity)
nhưng mang giá trị âm.
Về lý thuyết, việc mua vào cổ phiêu quỹ sẽ làm giảm lượng CP đang lưu
hành, hạn chế cung trên thị trường. Nếu xu hướng này thể hiện mạnh và
phổ biến sẽ tạo một sức hút cần thiết khi nguồn cung đang bội thực. Khi
mua vào CP quỹ, doanh nghiệp gián tiếp khẳng định dược hiệu quả hoạt
động của mình tốt; bởi theo quy định hiện hành, tình hình kinh doanh
hiện tại của doanh nghiệp không thua lỗ và không có nợ quá hạn mới
được thực hiện.
Mặt khác, việc mua vào đồng nghĩa với nhận định giá CP đó đang ở mức
hấp dẫn hoặc thấp hơn giá trị thực, tạo một cơ sở tham khảo cho nhà đầu
tư. Mức giá đó cũng được xem là cơ hội để doanh nghiệp mua vào đầu tư
để có thể thu lợi bán ra khi giá tăng trở lại. Đáng chú ý là phần lãi từ CP
quỹ không được coi là lợi nhuận và doanh nghiệp không phải nộp thuế.
Mặc dù việc mua lại CP làm gia tăng lãi suất đối với từng CP nhưng
không phải vì thế mà giá trị của công ty sẽ được nâng cao. Rốt cục công
ty đã phải xuất tiền để mua CP và các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh việc đánh
giá CP tương ứng.Vì vậy, nếu chỉ vì mục đích làm gia tăng lãi suất đối
với từng CP mà tiến hành mua lại CP thì biện pháp đó chưa hẳn là hợp lý.
Lớp Anh 2 QTKD K44A 5
Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam
Việc mua lại CP của công ty sẽ ảnh hưởng đến giá trị của công
ty trên hai phương diện. Trước hết, việc đó phản ánh kế hoạch
hoạt động của công ty, kể cả trong trường hợp công ty không có
chủ trương công bố rộng rãi kế hoạch đó. Mặt khác, nếu công ty
phải vay vốn để mua lại CP thì cơ cấu vốn của công ty sẽ thay
đổi một cách đáng kể.
Các quyết định về sách lược tài chính của một công ty phản ánh
những nhận định của cấp quản lý công ty về tương lai của công ty đó.

Việc thông báo mua lại CP chứng tỏ rằng công ty rất tin tưởng vào triển
vọng kinh doanh của mình và cho rằng mua lại CP chính là phương pháp
đầu tư tối ưu.
Việc mua lại CP cũng có thể có nghĩa là công ty chưa có cách nào sử
dụng kinh phí của mình tốt hơn.Với nhận định như vậy, các cổ đông có
thể bán bớt CP của họ và điều đó ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng giá
CP của công ty. Chẳng hạn, IBM không thu được lợi ích gì đáng kể qua
việc bỏ ra 27 tỷ USD để mua lại CP của mình trong những năm 1995 -
2000, hơn nữa điều đó lại khiến cho các nhà phân tích thêm băn khoăn về
khả năng tiếp tục chinh phục thị trường của Công ty này. Mặt khác, nếu
bản thân các nhà quản lý của công ty cũng tham gia mua lại CP thì đến
khi họ bán những CP đó, người ta sẽ cảm thấy rằng thậm chí cả cấp quản
lí của công ty cũng không yên tâm về giá trị của các CP này. Thật vậy,
nếu CP có thể sinh lợi thì cớ sao lại bán nó đi?
Lớp Anh 2 QTKD K44A 6
Việc mua lại CP quỹ
chủ yếu nhằm ổn
định lòng tin của nhà
đầu tư
Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam
3. Các chính sách mua lại CP phổ biến.
3.1. Các hình thức mua lại cổ phần:
Các doanh nghiệp thực hiện các chương trình mua
lại cổ phần theo một số cách thức:
• Chào mua với giá cố định.
• Mua lại CP trên thị trường mở
• Mua lại CP theo hình thức đấu giá kiểu Hà
Lan
• Phân phối quyền bán lại có khả năng chuyển nhượng
• Mua lại CP mục tiêu.

3.1.1. Chào mua với giá cố định
Mua trực tiếp từ các cổ đông của mình bằng một cách đưa ra một giá đệm
(thường cao hơn giá thị trường). Chẳng hạn như ở Mỹ, chênh lệch giữa 2
mức giá này thường là 20 - 25%. Tỷ lệ cổ phần mà công ty dự kiến mua
lại thường dao động trong phạm vi 15 – 19% tổng số cổ phần đang lưu
hành, và chương trình mua lại cổ phần thường kéo dài trong vòng 3 – 4
tuần. Nếu số lượng cổ đông chào bán lớn hơn lượng dự tính, thì công ty
có thể mua lại nhiều hơn số cổ phần ban đầu định mua (Nếu doanh
nghiệp có đủ khả năng tài chính). Trong trường hợp số cổ đông chào bán
quá ít, doanh nghiệp có thể mua lại số cổ phần đó và kéo dài thời gian
chào mua hoặc hủy bỏ kế hoạch mua lại CP.
3.1.2. Mua lại CP trên thị trường mở:
Mua cổ phần ở thị trường tự do, hay có thể thương lượng riêng để mua lại
từ những người nắm giữ lượng lớn các cổ phần như là các định chế chẳng
hạn.
Lớp Anh 2 QTKD K44A 7
Chính sách mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam
Doanh nghiệp có thể thực hiện việc mua lại theo kiểu này với thời gian
dài, hàng tháng – thậm chí là hàng năm, mà chỉ mua với giá thị trường.
Do đó hình thức mua này ít mang tính chất đột ngột hơn, và hiệu quả báo
hiệu của nó có thể thấp hơn việc mua với giá ấn định. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp có thể tốn chi phí ít hơn cho chương trình mua lại này, vì họ
không phải đưa ra giá cao hơn để thu hút các cổ đông hiện hữu. Về phía
các cổ đông, họ có một lợi thế tiềm năng về thuế mà không có được khi
nhận cổ tức bằng tiền (vì họ có thể nhận được 1 khoản lời vốn – là phần
chênh lệch khi bán CP và giá mua trong quá khứ). Thông thường thì
chương trình này được đưa ra khi doanh nghiệp đó vừa trải qua một thời
kỳ sụt giá trên thị trường.
3.1.3. Mua lại CP theo hình thức đấu giá kiểu Hà Lan:
Đây là một hình thức mới xuất hiện ở Mỹ vào

những năm 1980 mà các công ty có thể thay thế
cho phương thức chào mua công khai với giá cố
định. Đến cuối năm 1980, mỗi năm có hơn hai
mươi công ty ở Mỹ thực hiện kiểu mua lại CP qua
cách này. Trong phương pháp này, doanh nghiệp
xác định một biên độ giá và số CP định mua lại. Những cổ đông quan tâm
đến chương trình này sẽ gửi đến công ty một đề nghị bán lại với mức giá
tối thiểu mà họ có thể chấp nhận được (dĩ nhiên là mức giá này phải nằm
trong biên độ giá đã xác định). Sau đó, công ty tập hợp các đề nghị chào
bán này lại và sắp xếp chúng thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao để có thể mua
lại số CP mong đợi với chi phí thấp. Tại Mỹ, theo điều khoản về sự công
bằng trong Đạo luật về Ủy Ban Sở giao dịch chứng khoán năm 1934,
mức giá này sẽ được công ty trả cho tất cả những người chào bán với một
mức giá đúng mức giá mà công ty xác định mua đủ hoặc thấp hơn. Thông
thường, mức giá xác định thường cao hơn giá thị trường khoảng 2%, và
Lớp Anh 2 QTKD K44A 8

×