Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Dùng một số phương pháp để đánh giá và lựa chọn 1 dự án đầu tư cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.27 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Đối với một doanh nghiệp, khi tiến hành một hoạt động đầu tư, điều quan trọng là
phải đánh giá được hiệu quả của đầu tư. Hiệu quả của đầu tư được biểu hiện trong mối
quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện dự án đầu
tư đó. Khi xem xét dự án đầu tư phải xem xét vấn đề cơ bản là lợi ích thu được trong
tương lai có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không, dự án đó có mang lại mức
thu nhập lớn hơn hoặc bằng mức đòi hỏi của các nhà đầu tư hay không.
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì mục đích hàng đầu là lợi nhuận. Doanh
nghiệp không thể tồn tại nếu trong quá trình kinh doanh luôn gặp thua lỗ. Vì thế, việc đầu
tư của doanh nghiệp nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp
hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Mỗi khoản đầu tư của doanh nghiệp có thể có
nhiều dự án khác nhau. Để lựa chọn dự án cần xem xét nhiều mặt, trong đó về tài chính,
chủ yếu là xem xét hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để
đánh giá và lựa chọn dự án.
Chính vì điều này, nhóm 04 đã lựa chọn đề tài: “Dùng một số phương pháp để đánh
giá và lựa chọn 1 dự án đầu tư cụ thể”. Trong quá trình thực hiện, còn nhiều sai sót, nhóm
rất mong được sự góp ý của thầy và các bạn.

1


NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề lý luận
1.1. Các loại dự án đầu tư.
Trong thực tế, có thể có nhiều dạng đầu tư khác nhau nhưng có thể nhóm thành
5 dạng chính sau:
- Các dự án đầu tư cho sản phẩm mới hoặc mở rộng các sản phẩm hiện hành.
- Các dự án đầu tư thay thế máy móc thiết bị hoặc nhà xưởng.
- Các dự án đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Các dự án khảo sát, thăm dò.
- Các dự án khác (chẳng hạn như dự án phục vụ cho các yêu cầu liên quan đến hệ


thống an toàn, kiểm soát ô nhiễm).
Các dự án đầu tư cho sản phẩm mới thường nảy sinh từ bộ phận marketing.
Trong khi đó, các dự án đầu tư nhằm thay thế máy móc thiết bị bằng các dạng mới
tinh xảo hơn thường nảy sinh từ các bộ phận sản xuất của công ty. Tất cả các dự án này
đều đòi hỏi phải có quá trình xem xét cẩn thận để đảm bảo phù hợp với chiến lược của
công ty, tránh được các chi phí phân tích không cần thiết. (Chẳng hạn, một công ty ăn
uống có danh tiếng sẽ không muốn xem xét đến việc bán thuốc lá trong các cửa hàng của
mình).
Hầu hết các công ty đều sàng lọc các dự án đầu tư của mình ở nhiều mức quản lý
khác nhau. Các dự án cần được phê chuẩn ở mức cao như thế nào thường tùy thuộc vào
quy mô giá trị của nó. Mặt khác, quy trình kiểm soát và sàng lọc các dự án ở các công ty
khác nhau cũng thường không giống nhau nên sẽ khó có thể đưa ra một quy trình chung
cho tất cả các công ty. Mỗi công ty, tùy theo tình hình cụ thể của mình để có thể đưa ra
quy trình thích ứng cho mình.
Tuy vậy, các công ty, khi xem xét việc đưa ra các quyết định đầu tư dài hạn đều
phải tuân thủ một số những vấn đề mang tính nguyên tắc.
1.2. Dự tính luồng tiền hoạt động tăng thêm sau thuế của dự án.
1.2.1. Nguyên tắc xác định luồng tiền.
Một trong những việc quan trọng của việc lập ngân sách vốn là ước lượng luồng
tiền trong tươi lai của dự án. Kết quả cuối cùng chúng ta có thể nhận được từ các phân
tích chính là mức độ chính xác của luồng tiền dự tính.
2


Luồng tiền cần được xác định dựa trên nguyên tắc “ sau thuế”. Lượng tiền đầu tư
ban đầu cũng như tỷ lệ chiết khấu tương ứng cũng sẽ được diễn đạt dưới dạng sau thuế.
Do vậy, tất cả các dòng tiền dự báo cần thể hiện dưới dạng thống nhất là sau thuế.
Hơn nữa, các thông tin phải được thể hiện dưới dạng tăng thêm.
Khi một đầu tư vốn chứa đựng một bộ phận tài sản lưu động, tài sản này(thuần)
phải được coi như một phần của vốn đầu tư chứ không nên coi là một bộ phận riêng biệt

gắn với các quyết định về vốn lưu động.
Trong việc dự báo luồng tiền, lạm phát dự tính cũng cần phải được tính tới. thông
thường có một khuynh hướng giả thiết rằng mức giá sẽ giữ nguyên không đổi trong suốt
đời của dự án. Nếu mức lợi tức đòi hỏi đối với một dự án được gắn với một mức gia tăng
của lạm phát ( thường có trong thực tế) thì luồng tiền dự báo cũng phải phản ánh mức
lạm phát.
Mặt khác, khi phân tích luồng tiền của dự án đầu tư cũng phải cân nhắc tới tác
động của một số nhân tố sau:
+ Phương pháp khấu hao: có nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng
để tính khấu hao các TSCĐ như các phương pháp đường thẳng và các phương pháp khấu
hao nhanh. Hầu hết các công ty có lợi nhuận thích sử dụng phương pháp khấu hao nhanh
cho mục đính tính thuế bởi nó cho phép giảm được tiền thuế.
+ Giá bán hay giá trị thu hồi của tài sản khấu hao: nhìn chung, nếu một tài sản
khấu hao được sử dụng trong khinh doanh được bán với giá lớn hơn giá trị sổ sách của
nó, khoản tiền nhận được vượt giá trị còn lại theo sổ sách này sẽ bị đánh thuế theo mức
thuế thu nhập thông thường của công ty.
1.2.2 Xác định luồng tiền tăng thêm.
Để xác định luồng tiền liên quan đến một dự án ,dựa trên cơ sở thời gian có thể
chia luồng tiền của dự án thành ba nhóm sau:
- Luồng tiền ra ban đầu:phản ánh tiền đầu tư thuần ban đầu
- Dòng tiền thuần tăng lên trong kỳ:phản ánh luồng tiền thuần nảy sinh sau khi đầu
tư tiền ban đầu nhưng không bao gồm luồng tiền ở kỳ cuối cùng
- Luồg tiền thuần tăng lên cuối kỳ:phản ánh luồng tiền thuần tăng lên kỳ cuối cùng
(luồng tiền của kỳ này là luồng riêng,được lưu ý đặc biệt vì một tập hợp nhất định luồng
tiền thường nảy sinh khi kết thúc dự án )
• Luồng tiền ra ban đầu
3


Nhìn chung,luồng tiền ra ban đầu đối với một dự án thường bao gồm một số yếu

tố chính sau:
(a) Giá trị các tài sản mới
(b) + các chi phí được tư bản (vốn) hóa (như chi phí lắp đặt, vận chuyển…)
(c) +(-) mức tăng ( giảm) vốn lưu động thuần
(d) – tiền thu do bán tài sản cũ (nếu đầu tư thay thế)
(e) +(-) thuế (tiết kiệm thuế) do bán tài sản cũ (thay thế)
(f) =luồng tiền ra ban đầu
Như đã thấy,giá trị của tài sản là đối tượng của sự điều chỉnh để phản ánh tổng
luồng tiền gắn với việc mua nó.luồng tiền này bao gồm chi phí lắp đặt,thay đổi trong lưu
động thuần,doanh thu từ việc sắp đặt đối với bất kỳ tài sản nào bị thay thế và những điều
chỉnh về thuế.
• Luồng tiền thuần tăng thêm trong kỳ
Luồng tiền tương lai này được xác định bằng các bước sau :
(a) Doanh thu tăng thêm –(+) chi phí tăng thêm (giảm )không kể khấu hao.
(b) –(+) khoản tăng lên ( giảm đi thuần) của khấu hao.
(c) = thay đổi thuần của thu nhập trước thuế
(d) –(+) tăng (giảm) thuần về thuế
(e) =thay đổi thuần của thu nhập sau thuế
(f) +(-) tăng (giảm) thuần của khấu hao
(g) = luồng tiền thuần tăng lên trong kỳ
Có (b) và (f) là do khấu hao không chịu thuế
• Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ:
Sử dụng cách thức tương tự như tính luồng tiền giữa kỳ với lưu ý tới một số luồng
tiền thường phát sinh khi kết thúc dự án. Các bước tính cụ thể như sau:
(a) Doanh thu tăng thêm –(+) chi phí tăng (giảm)không kể khấu hao
(b) –(+) khoản tăng lên ( giảm đi thuần) của khấu hao
(c) = thay đổi thuần của thu nhập trước thuế
(d) –(+) tăng (giảm) thuần về thuế
(e) = thay đổi thuần của thu nhập sau thuế
(f) +(-) tăng (giảm)thuần của khấu hao

(g) =luồng tiền tăng thêm năm cuối trước khi cân nhắc tới việc kết thúc dự án.
(h) +(-) giá trị thu hồi cuối cùng của các tài sản mới
4


(i) –(+) thuế ( tiết kiệm thuế) do bán hoặc thanh lý tài sản mới
(i) +(-) mức giảm tăng của vốn lưu động thuần
(k) =luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ
- Dự án phụ thuộc là dự án mà việc chấp nhận nó phụ thuộc nó vào việc chấp
nhận một hay nhiều dự án khác, đòi hỏi được lưu ý đặc biệt. Bất kì một dự án phụ thuộc
nào cũng phải được coi là một phần suy nghĩ của chúng ta khi cân nhắc dự án gốc, phụ
thuộc.
- Dự án loại trừ lẫn nhau là dự án mà việc chấp nhận nó sẽ ngăn cản việc chấp
nhận một hoặc nhiều dự án thay thế khác. Khi phải đối mặt với các loại dự án loại trừ lẫn
nhau, việc chỉ biết mỗi dự án là tốt hay xấu chưa đủ. Chúng ta cần phải xác định được dự
án nào là tốt nhất.
- Vấn đê xếp hạng khác nhau dựa trên các phương pháp khác nhau do nhiều
nguyên nhân:
• Sự khác biệt về quy mô của dự án đầu tư : Chi phí của dự án đầu tư là khác
nhau.
• Sự khác biệt về các dạng của luồng tiền từ dự án : thời gian của luồng tiên khác
nhau.
• Sự khác biệt về tuổi của dự án : các dự án có thời gian hữu ích không giống
nhau.
1.3. Các phương pháp đánh giá dự án
1.3.1. Phương pháp kỳ thu hồi vốn
Phương pháp này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư để lựa
chọn dự án
Thời gian hoàn vốn đầu tư (thời gian thu hồi vốn đầu tư) là khoảng thời gian cần
thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chính số vốn đầu tư ban đầu để thực hiện dự

án. Nó cho chúng ta biết số năm đòi hỏi để bù đắp số tiền đầu tu ban đầu trên cơ sở luồng
tiền dự tính của dự án. Theo phương pháp này, kỳ thu hồi vốn càng ngắn thì dự án đầu tư
càng hấp dẫn.
Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư, ta có thể chia ra trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu dự án đầu tư tạo ra dòng tiền thuần
Trường hợp 2: Nếu dự án tạo ra thu nhập không đều.
Nếu các dự án thuộc loại dự án loại trừ nhau thì thông thường người ta sẽ chọn dự
án có thời gian thu hồi vồn ngắn nhất.
5


 Ưu nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn
 Ưu điểm
Đơn giản, dễ tính toán. Phương pháp này phù hợp với dự án đầu tư quy mô vừa và
nhỏ với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn.
Nhược điểm
Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là dài hạn, nó ít chú
trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn, bỏ qua các khoản thu nhập
ngoài vốn đầu tư. Do đó nó không phải là thước đo khả năng sinh lợi. Hai dự án có cùng
vốn đầu tư, cùng thời gian hoàn vốn là 2 năm, nhưng một dự án có thể không tạo nên
luồng tiền nào trong các năm tiếp theo, trong khi dự án kia có thể tạo ra luồng tiền đều
đặn hàng năm trong 3 năm tiếp theo. Do vậy, phương pháp này có thể gây nhầm lẫn khi
lựa chọn dự án.


Mặt khác, phương pháp này bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian. Nói cách
khác, nó không chú ý tới thời điểm phát sinh các khoản thu, các đồng tiền thu ở các thời
điểm khác nhau được đánh giá như nhau.
Do có những hạn chế như trên, phương pháp này ít được ứng dụng trong thực tế.
Nhiều nhà quản lý sử dụng phương pháp này như là một phép đo thô về rủi ro của dự án,

hoặc sử dụng xem xét bổ sung cho dự án khác.
Để khắc phục nhược điểm trên, người ta có thể áp dụng phương pháp thời gian thu
hồi vốn có chiết khấu bằng cách đưa tất cả các khoản thu và chi của một dự án về giá trị
hiện tại để tính thời gian hoàn vốn.
1.3.2. Giá trị hiện tại thuần (NPV)
Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại thuần của
dự án. Giá trị hiện tại thuần của dự án (NPV) là giá trị hiện tại của luồng tiền thuần của
dự án trừ đi luồng tiền ra ban đầu của dự án.
Theo phương pháp này, tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn
đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư đều phải quy về giá trị hiện tại theo một tỷ lệ chiết
khấu nhất định. Trên cơ sở đó so sánh giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của
vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án. NPV được tính như sau:
6


n

NPV=


i =o

Ti

(1+ r )

n

i


−∑
i =0

c

i

(1 + r ) i

Trong đó:
NPV :Giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư
:
Ti
Khoản tiền thu được năm thứ i
Ci
:Khoản chi vốn đầu tư năm thứ i
n
:Vòng đời của dự án đầu tư
r
:Tỷ lệ chiết khấu hay tỉ lệ hiện tại hóa
NPV của dự án với ICO phát sinh một lần
NPV=
Trong đó:
Ti : Khoản tiền thu được năm thứ i
ICO: Giá trị đầu tư ban đầu
r: tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hiện đại hóa
Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng ở trên thường là chi phí sử dụng vốn, đó chính là tỷ
suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi.
Như vậy, giá trị hiện tại thuần thể hiện giá trị tăng thêm do đầu tư đưa lại có tính
đến giá trị thời gian của tiền.

Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư (NPV) < 0: dự án bị loại bỏ
Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư bằng 0: tùy thuộc và tình hình cụ
thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc lại bỏ dự án.
Nếu NPV > 0: dự án sẽ được chấp nhận nếu là dự án độc lập. Hay nói cách khác,
dự án được chấp nhận nếu giá trị hiện tại của dòng tiền vào vượt quá giá trị hiện tại của
dòng tiền ra. Nếu các dự án loại trừ nhau và vòng đời dự án bằng nhau thì chọn dự án có
giá trị hiện tại thuần dương cao nhất(trong điều kiện không bị giới hạn về khả năng huy
động vồn đầu tư)
Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án,bằng phép
tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng thu dự kiến trong tương
lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không.
 Ưu nhược điểm của phương pháp giá trị hiện tại thuần
 Ưu điểm
7


Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế có tính đến giá trị thời gian của tiền.
Phương pháp này cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo
ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị
hiện tại thuần của các dự án với nhau, nghĩa là:
NPVA + NPVB = NPV(A+B)
Trong khi các phương pháp khác không có tính chất này.
 Hạn chế.
Phương pháp NPV không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.
Phương pháp này cũng không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu
tư và chi phí sử dụng vốn.
Ngoài ra, phương pháp này không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không
đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu

tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn.
1.3.3. Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất mà
chiết khấu với mức lãi suất đó làm cân bằng giá trị hiện tại của luồng tiền thuần kỳ
vọng(CF) với luồng tiền ra ban đầu (ICO). Hay nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là
mức lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của
khoản đầu tư bằng 0.
Ta có:

∑ (1 CF
+ IRR )
n

t

t =0

t

= CF 0

Hoặc
− CF
∑ (1 CF
+ IRR )
n

NPV =

t =0


t

t

0

=0

Trong đó:
CFt : khoản tiền thu được ở năm thứ t
IRR : tỷ suât doanh lợi nội bộ
NPV : giá trị hiện tại thuần của dự án

8


IRR là một trong những đại lượng phản ánh mức sinh lời của dự án đầu tư. Đó
chính là lãi suất dùng chiết khấu luồng tiền thuần tương lai, từ CF o đến CFn cho bằng với
giá trị hiện tại của luồng tiền ban đầu (ICO)
Để xác định được tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR, người ta thường sử dụng 2 phương
pháp: phương pháp thử và sai với phương pháp nội suy.
Phương pháp thử và sai:
Theo phương pháp này, trước tiên người ta tự chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất
đó làm tỷ lể chiết khấu để tìm ra giá trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn
đầu tư và so sánh chúng với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án.
Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác 0 tương đối lớn thì tiếp tục thử lại bằng
cách nâng lãi suất lên (nếu NPV > 0) hoặc hạ mức lãi suất xuống (nếu NPV < 0). Cứ làm
như vậy cho đến khi tìm được 1 mức lãi suất làm cho gí trị hiện tại thuần của dự án đầu
tư bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0 thì lãi suất đó chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án.

Phương pháp nội suy:
Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án được thực
hiện theo các bước sau;
B1: chọn 1 mức lãi suất tùy ý r1 sau đó tính NPV1 theo lãi suất r1
B2: chọn tiếp mức lãi suất r2 thỏa mãn điều kiện:
Nếu giá trị hiện tại thuần NPV 1 là một số dương thì chọn r 2 > r1 sao cho NPV2 < 0
và ngược lại.
Để đảm bảo độ chính xác cao hơn thì chênh lệch giữa r1 và r2 trong khoảng 5%.
B3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án, IRR nằm trong khoảng r 1 và r2 được
xác định theo công thức:
IRR = r1 + (r2 - r1)

| NPV 1 |
| NPV 1 | + | NPV 2 |

Việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư bằng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ
được thực hiện theo trình tự sau:
+ Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đầu tư
+ Đánh giá và lựa chọn dự án: Khi sử dụng tỷ suất doanh lợi nội bộ làm tiêu chuẩn
xem xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thường người ta dựa trên cơ sở so sánh tỷ
9


suất doanh lợi nội bộ với chi phí sử dụng vốn cho dự án (r) và cần phân biệt 3 trường hợp
sau:
IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn: loại bỏ dự án
IRR = r: tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có
thể chấp nhận hay loại bỏ dự án.
IRR > r: nếu đây là dự án độc lập thì chấp nhận. Còn nếu là dự án loại trừ nhau thì
chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhất.

 Ưu nhược điểm của phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ
• Ưu điểm
Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời dự án có tính đến yếu tố
giá trị thời gian của tiền
Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời dự án với chi phí sử dụng vốn trong việc
thực hiện dự án đầu tư.
Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với
tính rủi ro của nó. Chẳng hạn, nếu dự án có IRR > r, nghĩa là thu nhập sau khi đã trừ chi
phí đầu tư còn lại một khoản lãi, nó được tích lũy lại làm tăng tài sản của doanh nghiệp.
Do vậy việc chọn các dự án có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn sẽ làm tăng tài sản của
doanh nghiệp. Mặt khác, nếu chọn các dự án có IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn sẽ dẫn
tới tình trạng thâm hụt vốn, giảm tài sản của doanh nghiệp.
• Hạn chế:
Trong phương pháp này tỷ suất doanh lợi nội bộ thu nhập của dự án được giả định
tái đầu tư với lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Điều đó không thật phù
hợp với thực tế nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao.
Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn tới
trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì tỷ suất doanh lợi nội bộ luôn
luôn cao đối với những dự án có quy mô nhỏ.
Áp dụng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ sẽ rất khó khăn trong đánh giá lựa
chọn dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ và có thể dẫn tới sai lầm trong lựa chọn dự
án.
Một dự án sẽ có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau khi dòng tiền dự án đổi
dấu nhiều lần (trường hợp dự án có đầu tư bổ sung và dự án có tái đầu tư)
1.3.4. Phương pháp chỉ số sinh lợi
10


Chỉ số lợi nhuận (chỉ số sinh lợi) là thước đo khả năng sinh lời của một dự án đầu
tư có tính đến giá trị thời gian của tiền. Nó là tỷ số giữa giá trị hiện tại của luồng tiền

trong tương lai với luồng tiền ra ban đầu, có thể diễn đạt như sau:
PI =

PV
NPV
hay PI = 1 +
ICO
ICO

n

CFt: giá trị hiện tại của
dòng thu nhập năm thứ t
CF0

PI =

CFt

∑ (1+r)^t
t =1

CFo

: Giá trị vốn đầu tư

PI

: Chỉ số sinh lời của dự án.


r

: tỷ lệ chiết khấu, thường dùng là chi phí sử dụng vốn để thực hiện

dự án.
Việc sử dụng chỉ số sinh lời làm tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư
được thực hiện như sau:
+ Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư
+ Đánh giá và lựa chọn dự án. Căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem xét 3 trường
hợp sau:
Chỉ số sinh lời nhỏ hơn 1 (PI < 1): loại bỏ dự án
Chỉ số sinh lời bằng 1 (PI = 1): tùy điều kiện có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án
Chỉ số sinh lời lớn hơn 1 (PI > 1): nếu là dự án độc lập thì được chấp nhận. Còn
nếu là dự án loại trừ nhau thì dự án có PI cao nhất sẽ được chọn.


Ưu nhược điểm của phương pháp



Ưu điểm

Phương pháp này cho phép đánh giá khả năng sinh lơi của dự án đầu tư có tính
đến giá trị thời gian của tiền.
11


Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đưa lại với số vốn đầu tư
bỏ ra để thực hiện dự án.
Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác

nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án.
Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số dự án
trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp này tỏ ra hiệu quả hơn các phương pháp
khác.
Phương pháp này cũng thường giả định tỷ lệ tái đầu tư bằng với mức chi phí sử
dụng vốn, điều này cũng tương tự như trong phương pháp giá trị hiện tại thuần, nó phù
hợp hơn so với phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ.


Nhược điểm

Giống như phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ, phương pháp này không phản
ánh giá trị tăng thêm của dự án đầu tư, vì thế nếu sử dụng phương pháp này có thể dẫn tới
quyết định sai lầm.
Chương 2: Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư
2.1. Dự án đầu tư cần đánh giá
Hai dự án mà Ngân hàng Agribank đang xem xét để đầu tư. Với tỷ suất lợi nhuận
là 11,5%.
Dự án A: (nhà máy khai thác đá) Thực hiện trong 6 năm. Giá trị trang thiết bị máy
móc để phục vụ hoạt động kinh doanh là 35.698 triệu đồng. Khấu hao theo phương pháp
tỉ lệ giảm dần. Lợi nhuận trước thuế dự kiến thu được từng năm là : 180 triệu đồng, 1530
triệu đồng, 2622 triệu đồng, 3655 triệu đồng, 4887 triệu đồng, 7832 triệu đồng.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Giá trị thanh lý tài sản sau 6 năm là
420 triệu.
Dự án B: (nhà máy sản suất cao su) thực hiện trong 6 năm: Tổng vốn đầu tư (để
mua máy móc thiết bị) 16278 triệu đồng trong đó : TSCĐ là 14790 triệu đồng, TSLĐ là
1488 triệu đồng.
Khấu hao TSCĐ theo phương pháp tỉ lệ giảm dần. Lợi nhuận trước thuế dự kiến
từng năm lần lượt là 530 triệu đồng, 698 triệu đồng,2109 triệu đồng, 2457 triệu
đồng,3954 triệu đồng, 4166 triệu đồng.

12


Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Giá trị đầu tư vào TSLĐ sẽ được
thu hồi vào cuối năm thứ 6, giá trị thanh lý TSCĐ là 270 triệu đồng.
2.2. Đánh giá dự án
Dự Án A:
Lập bảng khấu hao TSCĐ theo phương pháp tỷ lệ khấu hao giảm dần.
Đơn vị : triệu đồng
STT
1
2
3
4
5
6
Tổng = 21

Số năm sử dụng còn
lại
6
5
4
3
2
1

Ti

Mi


6/21
5/21
4/21
3/21
2/21
1/21

10199,429
8499,524
6799,619
5099,714
3399,810
1699,905

Lập bảng dòng tiền thuần.
Đơn vị: triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

1

Đầu tư thiết (35698)
bị mới
Lợi nhuận
trước thuế
Thuế
thu
nhập doanh


2
3

Năm 0

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Năm 6

180

1530

2622

3655

4887

7832


(45)

(382.5)

(655.5)

(913.75)

(1221.75)

(1958)

13


4
5
6
7

nghiệp
Lợi nhuận
sau thuế
Khấu
hao
TSCĐ
Thanh

thiết bị mới
Dòng tiền (35698)

thuần của dự
án

135

1147.5

1966.5

2741.25

3665.25

5874

10199,429

8499,524

6799,619

5099,714

3399,810

1699,905
420

10334.429


9647.024

8766.119

7840.964

7065.06

7993.905

Dự án B:
Lập bảng khấu hao theo phương pháp tỷ lệ giảm dần.
Đơi vị: triệu đồng
STT
bảng
tiền đầu
thuần
triệu

1
2
3
4
5
6

Số năm sử dụng còn
lại
1
2

3
4
5
6

STT
1

Chỉ tiêu
Năm 0
Đầu tư TSCĐ
Tổngmới
= 21 (14790)

Năm 1

Năm 2

2

Đầu tư TSLĐ

3

Lợi nhuận trước
thuế
Thuế thu nhập
doanh nghiệp

530


5

Ti

Mi

6/21
5/21
4/21
3/21
2/21
1/21

4225,714
3521,429
2817,143
2112,857
1408.571
704,286

Lập
dòng

Đơn vị:
đồng

Năm 3

Năm 4


Năm 5

Năm 6

698

2109

2457

3954

4166

(132.5)

(174.5)

(527.25)

(614.25)

(988.5)

(1041.5)

Lợi nhuận sau thuế

397.5


523.5

1581.75

1842.75

2965.5

3124.5

6

Khấu hao TSCĐ

4225,714

3521,429

2817,143

2112,857

1408.571

704,286

7

Thanh lí TSCĐ


270

8

Thu hồi vốn lưu
động

1488

4

(1488)

14


9

Dòng tiền thuần từ (16278)
dự án

4623.214

4044.929

4398.893

3955.607


4374.071

5586.786

2.2.1. Phương pháp kỳ thu hồi vốn
Xét dự án A
Qua bảng số liệu trên, ta có thời gian thu hồi vốn của dự án A là:
PBP= 3 +

6950.429
= 3.8864 ( năm)
7840.964

Vậy thời gian thu hồi vốn của dự án A là 3 năm 10 tháng 19 ngày.
Xét dự án B
Từ bảng số liệu trên, ta có thời gian thu hồi vốn của dự án B là:
PBP = 3 +

3210.964
= 3.81175 (năm)
3955.607

Vậy thời gian thu hồi vốn của dự án B là 3 năm 9 tháng 22 ngày.
Như vậy, dự án A và B loại trừ nhau nên nếu sử dụng phương pháp đánh giá này
thì ngân hàng sẽ chọn dự án B để thực hiện.
2.2.2. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV)
Do dự án A và B đều bỏ vốn một lần vào đầu kì, nên ta có công thức tính sau:

Xét dự án A
NPV=

10334.429
9647.024
8766.119
7840.964
7065.06
+
+
+
+
1
2
3
4
(1 + 11.5%)
(1 + 11.5%)
(1 + 11.5%)
(1 + 11.5%)
(1 + 11.5%)

5

+

7993.905
− 35698 = 986.908
(1 + 11.5%) 6

(trđ)
Xét dự án B
NPV= (trđ)

Do NPV của dự án B >0 nên chấp nhận dự án B.
Nhận xét:
quy mô của dự án A> quy mô của dự án B
NPV B > NPV A

chọn dự án

B vì 2 dự án loại trừ nhau.
15


2.2.3. Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
Xét dự án A
Sử dụng phương pháp thử và xử lý sai số. Ta có:
• Chọn r1 = 11.5% , ta có NPV1 = 986.908 (trđ)

• Chọn r2 = 13% , ta có NPV2 = −438.398 (trđ)
Khi đó:
IRR A ≈ 11.5% + (13% − 11.5%)

986.908
= 12.54% >11.5%
986.908 + 438.398

Xét dự án B
• Chọn r1 = 13%, ta có NPV1 = 1513.55 (trđ)
• Chọn r2 = 17% , ta có NPV2 = −341.199 (trđ)
Khi đó
IRRB = 13% + (17% − 13%)


1513.55
= 16.26%
1513.55 + 341.199

Nhận xét: do IRRB > IRR A >11.5% nên chọn dự án B vì dự án B chịu được nhiều
mức lãi suất chiết khấu hơn vì 2 dự án loại trừ lẫn nhau.
2.2.4. Phương pháp chỉ số sinh lợi
Ta có:
PI =

PV
NPV
hay PI = 1 +
ICO
ICO

Với dự án A: PI=1+

986.908
= 1.0276>1 nên chấp nhân dự án A
35698

Với dự án B: PI=1+

2300.139
= 1.1413>1 nên chấp nhận dự án B
16278

Nhận xét: Do PI B > PI A nên lựa chọn dự án B


Chương 3: Những vấn đề đặt ra trong quá trình đánh giá và lựa chọn dự án
đầu tư.
Do 2 dự án này loại trừ nhau (ngân hàng sẽ chọn 1 trong 2 dự án để đầu tư) nên
không những phải xác định dự án tốt hay xấu mà còn phải xác định dự án nào tốt nhất.
Qua các phương pháp đánh giá thì nhóm nhận thấy Ngân hàng Agribank nên đầu tư dự
án B.
16


17



×