Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Nếp sống giản dị của Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 23 trang )

MỤC LỤC


CHƯƠNG I:

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Suốt cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt
Nam đã hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và
giải phóng con người. Người không ham danh vọng, không có của riêng. Tất cả những
gì thuộc về Người đều trở nên gần gũi, thiêng liêng với non sông, đất nước, làm nên
một huyền thoại Hồ Chí Minh, “kỳ diệu không những về mặt con người mà còn với tư
cách là lãnh tụ của một dân tộc, của một quốc gia. Chữ “kỳ diệu” dùng ở đây là để nói
về một con người có một thể chất và một tâm hồn giản dị như thế, xuất thân từ nơi
đồng ruộng”. Hồ Chí Minh là một người giản dị, yêu thiên nhiên, luôn gần gũi với
thiên nhiên. Trong bất cứ thời điểm nào, đang làm gì, ở đâu thì cuộc sống đời thường
của Người cũng luôn thanh đạm, nề nếp, có chừng mực, điều độ, ngăn nắp, gọn gàng.
Dù là anh Văn Ba đang làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latut xơtrêvinl, là Nguyễn Ái
Quốc trong những năm tháng sống đầy khó khăn ở thủ đô Pari của nước Pháp, là một
vị Chủ tịch nước đang sống kham khổ nơi chiến khu trong những năm kháng chiến,
hay là một vị nguyên thủ quốc gia đang sống và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch ở Thủ
đô Hà Nội, thì cũng vẫn là một Hồ Chí Minh yêu lao động, hết sức giản dị và tiết
kiệm. Càng yêu thương nhân dân, khát vọng đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho
nhân dân, Người càng giản dị, tiết kiệm trong cuộc sống đời thường. Không chỉ yêu
thương con người, tình yêu thiên nhiên, sống hoà quyện với thiên nhiên một cách bình
dị, thanh tao, với nếp nhà sàn nhỏ, có vườn cây, ao cá, những khóm hoa của Người
luôn lộng gió thời đại, song vẫn đậm đà bản sắc, cốt cách tâm hồn Việt. Chính vì vậy
nhóm sinh viên quyết định chọn đề tài “Nếp sống giản dị của Bác Hồ” để tìm hiểu sâu
sự giản dị, mộc mạc đến thanh cao trong nếp sinh hoạt hằng ngày của Bác qua đó rút
ra những bài học quý báu cho thanh niên Việt Nam ngày nay.


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm nghiên cứu sâu về “Nếp sống giản dị của Bác Hồ” qua phong cách
ăn, phong cách mặc, phong cách ở của Bác. Thấy được nét giản dị, mộc mạc mà thanh
cao trong cuốc sống sinh hoạt hằng ngày, trong chiến khu để chúng ta càng thêm kính
trọng người Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Thông qua đề tài thanh niên Việt Nam ngày
nay sẽ rút ra được những bài học quý báu cho bản thân.

2


CHƯƠNG II:
NỘI DUNG
1. Đôi nét về tiểu sử của Bác
Chủ tịch Hồ Chí Minh ( tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/05/1890 ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An và mất ngày 02/09/1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình: bố là
một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia
chống Pháp và bị tù đày.

Ngày 3/6/1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động
cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập tự
do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên của Việt Nam ủng hộ
cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở Chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải
phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người
tham gia Đảng Cộng Sản Pháp tại đại hội Tua. Năm 1921, Người tham gia thành lập
hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp
(1922). Năm 1923, Người được bầu vào ban chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924,
3



Người tham gia đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là ủy viên
thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925,
Người tham gia thành lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông tại Quảng Châu,
Trung Quốc, sang lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh
niên để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán
bộ cho Cách mạng Việt Nam. Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông) Người triệu
tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng
Sản Việt Nam. Từ năm 1930-1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng Sản ở
nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ
đạo đúng đắn cho Ban chấp hành trung ương Đảng ta. Sau 30 năm hoạt động ở nước
ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ VIII, quyết định đường lối đành Pháp, đuổi Nhật, thành lập mặt trận Việt
Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng
quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Thực hiện chỉ
thị của Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do
đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Tháng 8-1945, Người cùng trung ương Đảng triệu tập hội nghị toàn quốc của
Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi
nghĩa của Đảng và tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa. Thay mặt chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
toàn dân tộc Việt Nam đã nhất tề đứng lên tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
về tay nhân dân lao động. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn
độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân
đài Chủđộc
tịch lập
Hồ Chí
(Nhóm

dân cả nước và nhân dân thếTượng
giới quyền
củaMinh
dân tộc
Việt1-9.2)
Nam.
Tháng 9/1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực lượng phản
động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân đội
Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước kéo quân sang đánh chiếm
miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày
9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu
tiên diễn ra trong cả nước. Tại kỳ họp lần thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu
làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo
toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 7/1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva
được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến
thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân
dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
4


Tháng 9/1960, tại Đại hôi Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động
Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Nam, giải phóng miền Nam,
thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do
tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.


Ngày Bác mất (Ảnh Internet)

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một
con người cộng sản cách mạng vĩ đại, một anh hung dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ
quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả cuộc đời cho Tổ quốc,
cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa
bình và công lý trên thế giới.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của
Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải
phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất”.
Bác Hồ là một vĩ nhân của đất nước Việt Nam nói riêng và của thế giới nói
chung, một con người mà suốt đời “chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, một con người mà tận sâu thẳm tâm
hồn luôn mang một nỗi trăn trở là “một ngày nào mà đồng bào còn chịu khổ là một
ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”con người đó sau này nói như cố Tổng bí thư
Lê Duẩn: “…chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước
ta”. Sinh thời một nhà văn đã từng viết: “Một con người vĩ đại, nhiều khi vĩ đại ngay
5


cả trong những công việc bình thường”. Câu nói này có lẽ hoàn toàn đúng với Bác
Hồ kính yêu của chúng ta.
2. Nếp sống giản dị của Bác Hồ
2.1. Khái niệm “nếp sống giản dị”
Nếp sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những
ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong
cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối
sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải vật

chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác
khi cần thiết.
Một người giản dị là một người biết cách ăn mặc đúng trang phục, hợp với
bản thân, không cầu kì. Một người giản dị là một người ăn nói cẩn thận, không khoa
trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy, lời nói đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu,
truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Một người giản dị có cách giải
quyết sự việc nhanh chóng, cần thiết, không dây dưa, không yêu cầu điều kì quái. Một
người giản dị là một người không bao giờ yêu cầu người khác phải tạo điều gì đó đặc
biệt với mình. Người có tính giản dị thường sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền có mục
đích đúng đắn, nhìn nhận sự việc đúng mức không quan trọng hóa vấn đề. Đó là tất cả
những đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tìm thấy ở một người giản dị.

6


2.2. Nếp sống giản dị của Bác Hồ
2.2.1.
Về bữa ăn của Bác Hồ
Là một người đứng đầu đất nước, Hồ Chí Minh có điều kiện dùng những món
ăn cao sang, tốn kém, nhưng bữa ăn của người lại rất bình dân với những món ăn
thanh đạm, gần gũi với quê hương như: tương cà, rau muống, cá kho…

Trước và sau khi
làm
nước,
vẫn luôn
giữ cho
mình những đức
Bữa
ăn Chủ

đạm tịch
bạc của
BácNgười
cùng đồng
bào (Ảnh
Internet)
tính vô cùng giản dị và khiêm tốn. Ngay cả trong những ngày trọng đại như ngày
thành lập Đảng, bữa ăn của Người cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá.
Khi tiếp đãi khách Bác thường nói: “chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng
chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy đánh chữ từ Hải
Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén
rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và
khách. Bác lý luận rằng làm người ở trong đời ai mà chả thích ăn ngon, mặc
đẹp,nhưng nếu miếng ăn, cái đẹp đó có được lại đánh đổi bằng giọt mồ hôi, nước mắt
và cả sự phiền hà của người khác thì lại càng không nên.
Hàng tuần, Bác thường nhịn ăn một bữa, việc đó nhằm chứng tỏ Bác luôn cảm
thông, chia sẻ và đồng cam cộng khổ với nhân dân đang sống khó khăn. Bữa sáng Bác
ăn cháo hoặc phở, buổi trưa thì hai miệng bát cơm với dưa, vài quả cà, một đĩa thịt
nhỏ xào và một bát canh. Đến bữa khi người phục vụ dọn mâm mời Bác thường phải
để thêm một bát con.Lúc ngồi ăn Bác nhận thấy nếu không ăn hết thứ nào thì san sang
bát nhỏ để người khác về sau còn dùng được (không phải dùng đồ thừa). Sau khi ăn
xong tự Bác sắp xếp lại và bỏ gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ
việc bê cả mâm đi và cứ thế bữa cơm nào cũng tương tự như vậy. Có hạt cơm vô ý rơi
vãi thì nhặt bỏ vào mâm, quả chuối hơi “nẫu”, mọi người ngại không ăn, tự Bác lấy
7


dao gọt phần “nẫu” đi và ăn ngon lành. Đây cũng là một bài học mà Người muốn dạy
cho chúng ta về sự tiết kiệm và tránh lãng phí.
Khi có món gì ngon, Bác không bao giờ ăn một mình mà thường hay chia sẻ

với người khác. Thường thì khi đi công tác tới các địa phương, Bác yêu cầu người
phục vụ chuẩn bị cơm từ nhà mang đi, chỉ những trường hợp bất đắc dĩ, Bác mới chịu
ăn cơm, nhưng trước khi ăn Bác thường báo trước với chủ nhà là: số lượng đi mấy
người, chỉ ăn bấy nhiêu là vừa đủ, tránh lãng phí… Khi nghiên cứu đến đây, có lẽ do

quá xúc động nên ngài Salvador Allenda, vị Tổng thống anh hùng của nước Cộng hòa
Phòng ăn tại nơi Bác ở từ năm 1954-1958 (N1 – 9.2)
Chile đã phải thốt lên rằng: “Nếu như muốn tìm hiểu một sự tiêu biểu cho tất cả cuộc
đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là đức tính vô cùng giản dị và sự khiêm tốn phi
thường”.

2.2.2.
Về trang phục của Bác Hồ
Bác không chỉ giản dị trong cách ăn mà còn giản dị trong cách mặc. Pustin đã
từng tâm niệm rằng: “cái vĩ đại nằm trong điều giản dị”. Điều này là hợp lý đối với
8


Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhìn phong cách ăn mặc của Người ta thấy người thật khiêm
tốn và giản dị biết nhường nào. Sinh thời là một nguyên thủ quốc gia, lẽ ra trong cách
ăn mặc Người phải chọn cho mình những bộ quần áo comple sang trọng, những mốt
trang phục mới nhất để thể hiện ưu thế của một chính khách. Nhưng không, Bác Hồ
kính yêu của chúng ta quá đỗi giản dị: trang phục hàng ngày của Người là bộ quần áo
dạ màu đen và một chiếc mũ để đội khi ra ngoài trời; một bộ quần áo màu nâu để mặc
làm việc vào mùa hè, còn về mùa đông Bác có một chiếc áo bông nhưng cũng đã dùng
nhiều năm rồi. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau thời gian dài nó lép kẹp xuống
không đủ ấm nữa. Nhưng chưa ai dám nghĩ xin Bác bỏ cả cái mền bông, chỉ nghĩ đến
thay cái vỏ ngoài. Lúc đầu cái vỏ bằng vải mới, dần dần nó phai màu, đứt chỉ ở khuỷu
tay và ở cổ, Bác bảo khâu lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai.Thấy thế có một chiến
sĩ ta khuyên Bác nên thay vỏ áo thì Bác lại bảo rằng: “Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ

tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc cho dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi”.
Một nét nổi bật nữa trong phong cách ăn mặc giản dị của Người dó chính là đôi
dép cao su và bộ áo quần ka-ki. Phải nói rằng hiếm có vị lãnh tụ nào trên thế giới lại
có phong cách ăn mặc giản dị và đơn sơ như thế. Đôi dép cao su có lẽ là phương tiện
đi theo Bác trong suốt chặng đường dài cách mạng, nó mòn gót thì Bác lấy cao su vá
lại, còn dây quai bị tuột Bác dùng đinh để đóng lại. Riêng bộ quần áo ka-ki mà Bác
hay mặc vì lâu ngày nên đã bạc màu và sờn cổ áo. Có người hỏi thì Bác trả lời: “Bác
mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”

9


Đến đây ta thấy Người quả Trang
thật làphục
mộtcủa
vĩBác
nhân,
lãnh tụ giản dị hiếm thấy
Hồ một
(N1-9.2)
trên thế giới, nói như bạn bè quốc tế Người là “nhà cách mạng triệt để”, “một nhân vật
nổi bật trong thời đại của chúng ta”. Ở người hội tụ những phẩm chất thanh cao, giản
dị mà không phải bất cứ lãnh tụ nào cũng có, không phải ngẫu nhiên mà cả thế giới ca
ngợi và thương tiếc Người đến như thế!

10


2.2.3.
Về nơi ở của Bác Hồ

Mùa hè nóng nực, nhất là ở Hà Nội cũng là nơi khá nóng, nhưng Bác nhất
quyết không cho lắp máy điều hòa, máy quạt trần, quạt bàn mà Người chỉ dùng quạt
nan và quạt giấy để làm mát. Bởi vì theo Bác lí luận dân của ta còn nghèo, họ không
có quạt máy, chiến sĩ ta chiến đấu trên chiến trường quạt máy đâu để dùng, vậy thì
Bác là lãnh tụ không nên sung sướng cho riêng bản thân mình. Bác cũng là người rất
tiết kiệm điện, với Bác những cái đèn, cái quạt và những vật dụng khác nếu không ai
dùng thì nên tắt đi để tránh lãng phí. Ở nước ta cũng thế mà khi đi ra nước ngoài làm
việc cũng vậy.

Bàn làm việc của Bác (Nhóm 1 – 9.2)

Khi cuộc chiến gay go ác liệt, Bác đã vui vẻ nhận hang đá là nhà của mình.
Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề
với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô
Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác
đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi
đến ngày 17/05/1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14m2 cho
đến lúc qua đời. Căn nhà tuy nhỏ bé nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên
nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng được Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các
vận dụng trong đó. Từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. Như nhà thơ
Tố Hữu đã viết:

11


Nhà Bác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.


Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫnNơilàm
và sống
vui vẻ với
Bácviệc
ở và làm
việc 1954-1958
(N1-9.2)
Nhà sàn nơi Bác ở (N1-9.2)
hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta
thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no,
hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Trong thời
phong kiến, vua chúa đều có rất nhiều người hầu, kẻ hạ; những món ăn toàn là sơn
hào hải vị, tất cả đều được chuẩn bị thật tốt, không một chút sai sót nào. Nhưng đối
với Bác không phải vậy. Vì thế, người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay,
Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được
chăm sóc và gần gũi với Bác nhất.
Càng nghiên cứu về Người, ta thấy ở người sự giản dị ngày càng hiện rõ. Phải
chăng chính sự giản dị và khiêm tốn đó là những hành trang theo Người trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng vì dân, vì nước, đó là phẩm chất nổi bật trong phong
cách đạo đức của Người. Nếp sống giản dị của Người không chỉ đơn thuần là tiết kiệm
mà mang ý nghĩa rất cao đẹp và nhân văn. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kẹt xỉ,
không lãng phí, phô trương. Điều này đã được cố thủ tưởng Phạm Văn Đồng đề cập
đến: “…Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động
chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn
của Bác Hồ…”. Đức giản dị và khiêm tốn đó còn theo Bác đến suốt cuộc đời, để rồi
trước khi qua đời Người căn dặn với toàn Đảng và toàn dân: “Sau khi tôi qua đời, chớ
nên tổ chức phúng điếu linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân
dân…”. Vào hồi 9 giờ 47 phút ngày 2 tháng 9 năm 1969, trái tim của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ngừng đập, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn
bè quốc tế. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về những ngày tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà

Nội:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
12


Đời tuôn nước, trời tuôn mưa….

2.3. Nếp sốngQuốc
giảntang
dị của
gócMinh
nhìn(vietnamnet.vn)
của bạn bè quốc tế
ChủBác
tịch qua
Hồ Chí
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở
giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà
là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong
nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”. Như
vậy nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không đơn giản chỉ là sống tiết kiệm
mà còn mang một ý nghĩa rất cao đẹp.

13


Tổng thống Rajendra Prasad và Thủ tướng J.Nehru đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn
Độ, năm 1958, tại sân bay New Delhi ( />
Hồ Chí Minh qua cách nhìn của bạn bè quốc tế đặc biệt hơn, vĩ đại hơn vì nó

mang tính chân thực và khách quan hơn, nói như vậy không phải chúng ta phủ nhận
tình cảm của nhân dân, của dân tộc Việt Nam đối với vĩ lãnh tụ muôn vàn kính yêu.
Tìm hiểu phong cách của Người qua đánh giá của bạn bè quốc tế giúp chúng ta có
thêm nhiều thông tin về những năm tháng hoạt động của Bác, cho chúng ta thấy được
tình cảm của bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, cho
chúng ta thêm tin tưởng, sáng tỏ về phong cách, đạo đức của Người. Trong suốt 30
năm bôn ba hải ngoại với nhiều hoạt động hết sức phong phú và đa dạng, Người đã để
lại những ấn tượng rất sâu sắc với tất cả mọi người dù chỉ là một lần gặp, nhất là
những người bạn cùng chung chí hướng. Những lời nhận xét của bạn bè quốc tế về
phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh rất phong phú, nhưng trong giới hạn của đề tài
này chỉ đề cập đến những đánh giá tiêu biểu.. Phrăng xoa bê-u cũng là người bạn thân
thiết của Bác Hồ trong thời gian Bác sống và hoạt động ở Pháp. Ông sinh năm 1903
tại vùng Rô-an-nơ, bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình từ rất sớm, khi còn ở tuổi
thiếu niên đã tham gia hoạt động trong phong trào công đoàn và thanh niên, 19 tuổi đã
trở thành Bí thư Tỉnh đoàn thanh niên Cộng sản vùng Laloa. Chính trong những ngày
hoạt động sôi nổi ấy anh đã gặp Nguyễn Ái Quốc. Lúc đó anh Nguyễn công tác trong
ban Thuộc địa của Trung ương Đảng cộng sản Pháp. Sau này Phrăng xoa bê-u đã trở
thành Ủy viên Bộ chính trị của Đảng Cộng sản Pháp, Đại biểu Quốc hội. Tình bạn,
tình đồng chí của hai người bền chặt gần nửa thế kỷ, từ buổi đầu gặp gỡ cho đến khi
Bác mất. Có điều, so với những người bạn khác của Bác thì Phrăng xoa bê-u có nhiều
lần gặp gỡ và tiếp xúc với Bác. Tháng 9/1969, để chia sẻ những mất mát vô hạn của
nhân dân ta và của Đảng ta khi Hồ Chủ tịch qua đời, Đảng Cộng sản Pháp đã cử
Phrăng xoa bê-u sang dự lễ tang Người. Trong giây phút thiêng liêng bên linh cữu Bác
14


Hồ, Bê-u đã nói những lời vĩnh biệt đối với người bạn thân yêu của mình: “Thưa Chủ
tịch Hồ Chí Minh kính mến…Người mãi là người bạn thân yêu của chúng tôi, chúng
tôi quen biết đồng chí từ khi đồng chí còn là anh thanh niên yêu nước Nguyễn Ái
Quốc, chúng tôi luôn nghĩ đến đồng chí trong những năm gian khổ khó khăn, chúng

tôi gặp đồng chí ở vị trí nguyên thủ một quốc gia do đồng chí cùng đảng và nhân đồng
chí sáng lập ra. Chúng tôi có thể khẳng định rằng sự dũng cảm và ý chí chiến đấu
gang thép của đồng chí bao giờ cũng gắn liền với đức tính giản dị và hết sức nhã nhặn
của đồng chí”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và bạn bè quốc tế

Bạn của Bác không chỉ có những người đàn ông với nhau, Bác còn quen thân
với giới phụ nữ và được họ đánh giá cao. Một trong những người bạn nữ của Bác là
bà Gian-nét Véc-mét, nhà lãnh đạo xuất sắc của phong trào công nhân Pháp, của
phong trào phụ nữ thế giới. Bác Hồ gặp bà lần đầu tiên vào tháng 11-1929 tại Mátxcơva, lúc đó Bác là người cách mạng quốc tế nổi tiếng còn Gianet mới chỉ là chiến sỹ
cộng sản 19 tuổi, chị sống mấy tháng ở Liên Xô để nghiên cứu phong trào cách mạng
công đoàn thế giới theo lời mời của Công đoàn Đỏ Quốc tế. Trong lần đầu tiên gặp
Bác, bà Vécmet đã có tình cảm tốt đẹp với Bác: “Tôi nhớ rất rõ hồi đó anh Nguyễn
trông người mảnh khảnh nhưng rất tốt, dễ mến và lịch sự. Điều làm tôi chú ý nhất là
sự khiêm tốn, giản dị và sự nhẹ nhàng của anh…”
Hôm Bác ghé thăm nhà đồng chí Gian-nét, Bác đòi xem ngay nhà bếp, Bác
quan tâm đến mẹ dồng chí, điều đó làm cụ hết sức cảm động và thưpngf nhắc đến Hồ
Chí Minh, cụ nói: “ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua cuộc đời nghèo khổ nên Người
biết quý trọng từng mẩu bánh. Đến ăn cơm, thấy những mẩu bánh vụn rơi vương vãi
trên bàn, Chủ tịch đều nhặt lên cẩn thận”.
Áp-đen Malech Kha-in là tác giả của bài báo đăng trên tuần tin tức Ai Cập, ông
đã ca ngợi Hồ Chủ tịch: “Thiên thần thoại của Cụ là ở một cuộc sống giản dị và khiêm
15


tốn… Cụ bằng lòng với những sự giản dị đó và không bao giờ lóa mắt bởi những
chuyến đi khắp thế giới, nhất là ở các nước Châu Âu là những nước đã được hưởng sự
xa hoa và tiến bộ của khoa học kỹ thuật…Khi sống trong rừng hoang núi rậm mấy
chục năm cũng như khi đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam, người đứng đầu Đảng
Việt Nam, Cụ đều luôn giản dị và thanh bạch…”. Người không có cuộc sống nào khác

ngoài tình thương dành cho nhân dân cả nước… Người là chủ nhà, là chủ đất nước mà
chỉ mặc bộ quần áo bà ba giản dị, chân đi đôi dép cao su không tất…con ngồ có
phong cách rất tự nhiên, giản dị ấy chính vì thế mà lúc nào tôi cũng cảm thấy gắn bó
với hình ảnh Người”. Đó là lời nhận xét của Bka-ga Đi-Mi-Trô-Va, nhà văn người
Bungari về phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bằng những dẫn chứng cụ thể và tiêu biểu trên đây, có thể nói rằng, trong mắt
bạn bè quốc tế, Hồ Chí Minh đã trở thành một con người hết sức vĩ đại nhưng vô cùng

giản dị. Người đã được bạn bè thế giới đánh giá cao, kính phục và yêu thương không
Bác Hồ với gia đình luật sư Loseby trong dịp thăm Việt Nam năm
chỉ bởi thiên tài của Người mà còn1960
vì nhân
cách của
Người
giảnsau)
dị, khiêm tốn trong
(bà Nguyễn
Thị Cúc
đứng–hàng
sinh hoạt.
2.4. Nếp sống giản dị của Bác qua góc nhìn của đối phương
Đầu tiên phải kể đến Giăng – Xanh-Tơni, một tình báo viên nhà nghề đã từng
chỉ huy phái quân sự MM5 là một phái đoàn tình báo Pháp ở Hoa Nam, là người đại
diện cho Chính phủ Pháp đảm nhiệm việc đàm phán với chủ tịch Hồ Chí Minh trong
thời gian 1945 – 1946, đã tìm mọi cách để đè bẹp cách mạng Việt Nam nhằm thiết lập
ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta. “Đối diện với Hồ Chí Minh”, đó là
cuốn sách của Xanh-Tơni viết về chủ tịch Hồ Chí Minh do nhà xuất bản Seghers ở Pari xuất bản năm 1970, một năm sau ngày Bác mất và 10 năm sau trận Điện Biên Phủ
kết thúc cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương. Xanh-Tơni đã nhận xét về
Hồ Chí Minh của chúng ta: “cái làm cho ta chú ý đó là đôi mắt sáng ngời và cái nhìn
lanh lợi, sáng ngời, rực sáng một ngọn lửa phi thường: Toàn bộ nghị lực của Cụ hình

16


như đều tập trung vào cái nhìn ấy. Còn Cụ thường mặc bộ đồng phục Kaki màu sáng,
loại quần áo mà người ta gọi là “đại cán” nhưng khá nhàu và ít khi cài cúc đến cổ.
Chân thì đi giày vải Việt Nam hay dép quai chéo với đôi bít tất ít nhiều xộc xệch. Rõ
ràng là Cụ không hề quan tâm đến hình thức bên người của Cụ tí nào”

"Hồ giả 1" sang Pháp ký Hiệp ước. Hình chụp ngày 14/07/1946 tại Paris,
Pháp />
Ra-Un-Xa-Răng, người đã từng giữ chức trưởng phòng nhì (tức Cục tình báo)
trong quân đội Pháp. Lần đầu tiên tiếp xúc với Hồ Chí Minh, ông nhận xét: “ông hoàn
toàn thể hiện là một con người khắc khổ với bộ quần áo không già cúc cổ, đi giày vải
màu xanh, đế đệm bằng gai….”.
Có rất nhiều, rất nhiều lời đánh giá, cảm nhận của bạn bè Quốc tế cũng như của
đối phương – những người sang xâm lược Việt Nam và chống Cách mạng Việt Nam
về Hồ Chí Minh. Trong phạm vi của đề tài này không thể trình bày toàn bộ những ý
kiến đánh giá đó. Nhưng, có thể khẳng định rằng: bạn bè quốc tế và cả đối phương
đều đáng giá cao về Hồ Chí Minh của chúng ta.
3. Bài học về nếp sống giản dị của Bác Hồ đối với thanh niên Việt Nam
Thanh niên là một nhóm xã hội có vị thế quan trọng trong xã hội Việt Nam.
Họ vừa là sản phẩm lịch sử của công cuộc đổi mới và quá trình toàn cầu hóa, đồng
thời là chủ nhân tương lai của đất nước. Theo ông Phạm Hồng Tung, nếu tính theo
tiêu chí tuổi của thanh niên Việt Nam thì tổng số thanh niên Việt Nam hiện nay là hơn
24 triệu người (chiếm khoảng 30% tổng dân số), trong đó thanh niên chiếm khoảng
40% lực lượng lao động xã hội. Rõ ràng đây là một lực lượng xã hội rất đông đảo, có
vị thế và tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển quốc gia. Tuy nhiên, vị
thế và tầm quan trọng to lớn của thanh niên không chủ yếu bắt nguồn từ số lượng
đông đảo hay tỷ trọng tương đối lớn của nó trong kết cấu dân cư của đất nước mà nằm
ở chỗ: Thanh niên Việt Nam hiện nay chính là nhóm xã hội-dân cư sẽ định đoạt tương

17


lai của dân tộc, định đoạt vị thế của đất nước và con người Việt Nam trong cộng đồng
nhân loại nửa đầu thế kỷ 21. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định rằng, thanh
niên là “rường cột của nước nhà”, là chủ nhân tương lai của đất nước. Chăm lo, bồi
dưỡng, đào tạo và giáo dục thế hệ thanh niên hiện nay chính là cách thức Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta chuẩn bị tích cực và chủ động hành trang đi tới tương lai của toàn
dân tộc và chế độ.

Họ sinh ra và trưởng
trongniên
thờiViệt
kỳ Nam
đất nước
mới tư duy”, nền kinh
Bác Hồthành
với thanh
(Ảnh“đổi
Internet)
tế chuyển dần sang cơ chế thị trường, đất nước mở cửa hội nhập với thế giới, xã hội
mất dần tính thuần nhất và trở nên ngày càng phức tạp với những phân hóa, phân
tầng... Môi trường văn hóa cũng trở nên phức tạp hơn với những quá trình giao lưu,
tiếp biến đa dạng trong sự phục hồi các giá trị và sinh hoạt văn hóa truyền thống và sự
giao lưu ngày càng mạnh mẽ với thế giới và khu vực... Do đó thanh niên Việt Nam
luôn luôn đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn, đối diện hằng ngày với nhiều cơ hội
và thách thức mà các thế hệ thanh niên trước đó chưa từng gặp phải. Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến việc thanh niên Việt Nam đã và đang trải qua những quá trình
phân hóa phức tạp cả về ý thức chính trị, trình độ giáo dục, điều kiện kinh tế, định
hướng giá trị, xu hướng lối sống và ứng xử cá nhân... Vì vậy nếp sống của thanh niên

Việt Nam ngày nay cũng có nhiều thay đổi.
Hiện nay, vẫn có một bộ phận thanh niên chưa rèn luyện cho mình đức tính
giản dị. Họ ra ngoài, họ đi học với bộ quần áo lòe loẹt và chiếc quần "hip hop" đắt
tiền. Đó là "thời trang", là "thời đại" trong mắt họ. Mặc dù đồng ý rằng đó là phong
18


cách họ chọn cho riêng mình, nó làm họ nổi bật trước đám đông, làm họ khác biệt với
bạn bè. Tuy nhiên, họ đâu biết, phong cách ấy không phù hợp với thuần phong mĩ tục
Việt Nam.
Đặt trong hoàn cảnh này, bài học về nếp sống giản dị của Bác Hồ có tầm quan
trọng hơn bao giờ hết. Thanh niên cần phải rèn luyện đức tính tiết kiệm ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường, phải biết ý thức tiết kiệm cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh,
mỗi hạt gạo chúng ta ăn, mỗi vật dụng chúng ta dùng, mỗi đồng tiền chúng ta chi tiêu
đều là do mồ hôi, công sức, trí tuệ, sự vất vả, mệt nhọc của nhân dân và chính chúng
ta mà có được, do đó phải biết tiết kiệm và không nên hoang phí của cải của xã
hội. Bác khuyên chúng ta tiết kiệm và Bác cũng dạy “... Tiết kiệm không phải là bủn
xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng
làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của,
cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.” (Cần kiệm liêm chính, tháng 6- 1949) .
Đây là những bài học quý giá đối với thanh niên.

19


CHƯƠNG III:
KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh là niềm vinh dự của dân tộc, như lời ca ngợi và biết ơn
Người trong Điếu văn viếng Bác của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam tháng 9/1969: “…Dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ

Chủ tịch, Người anh hung dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta,
nhân dân ta và non sông đất nước ta…”
Không chỉ nhân dân Việt Nam biết ơn Hồ Chủ tịch, đánh giá cao và học tập
theo tấm gương đạo đức của Người mà cả thế giới đều thừa nhận điều đó. UNESCO
đã vinh danh Người là: “ Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế
giới”.
Đi ngược lịch sử để tìm hiểu về phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh cho
chúng ta thấy rõ và một lần nữa khẳng định những giá trị cao đẹp của vị lãnh tụ kiệt
xuất, Cho chúng ta thấy được chân dung của một con người vừa vĩ đại vừa giản dị.
Lịch sử đã chứng minh và thừa nhận Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng có ý nghĩa lí luận và thực tiễn lớn lao. Đảng ta
đã khẳng định: “ Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”; Đảng đã tổ chức sâu rộng cuộc vân
động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong nhiều năm nay.
Học tập Người, mỗi một chúng ta cần học tập phong cách sinh hoạt giản dị, gần gũi
của Người. Làm được điều này sẽ dẫn đến những nhận thức và hành động đúng đắn
trong đạo đức mỗi người, góp phần xây dụng nền đạo đức mới Xã hội chủ nghĩa, một
xã hội tốt đẹp hơn như trong mong muốn của Bác Hồ kính yêu.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Hoài Thương, “Tiểu luận về tư tưởng Hồ Chí Minh”, ĐH Quảng Nam,
tháng 9 năm 2015.
< />2.
Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Tìm hiểu phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt
của Hồ Chí Minh qua cách nhìn cảu người nước ngoài” , Học viện chính trị và hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015.

< />3.
Lê Xuân Tuyên –Ngô Tuấn Anh, “Học tập Bác Hồ từ những điều giản dị”,
tháng 9 năm 2015.
< />articleid=634&sitepageid=425#sthash.aeeA9HwR.dpbs>
4.
Phương Liên, “Thanh niên và niềm tin thế hệ”, tháng 9 năm 2015.
< />5.
Nguyễn Khoa Tuấn, “Hồ Chí Minh – Chân dung con người giản dị”, Khoa
KHXH&NV – ĐH Đông Á.
< />6.
Trần Quân Ngọc: Những người bạn quốc tế của Bác Hồ, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, 2000, tr.57.

21



×