Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của VIETCOMBANK CHI NHÁNH bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.35 KB, 34 trang )

Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng với hai chức năng cơ bản nhất là
huy động vốn và sử dụng vốn, là cầu nối hút vốn từ nơi nhàn rỗi, bơm vào nơi khan
thiếu vốn. Do đó, vai trò của ngân hàng thương mại, đặc biệt trong nền kinh tế hiện
đại rất quan trọng.
Đối với Việt Nam, đất nước có dân số 84 triệu người đã có những đổi mới
toàn diện trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính trên con đường hội nhập. Từ một hệ
thống đơn cấp, ngành ngân hàng của Việt Nam đã chuyển mình và thay đổi theo hệ
thống đa cấp. Một số lớn những ngân hàng thương mại cổ phần đã được thành lập
và sự hiện diện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên
doanh đã làm bức tranh ngân hàng của Việt Nam thêm phần đa dạng. Có thể thấy
rằng ngành ngân hàng Việt Nam đang chuyển dần tới một hệ thống ngân hàng của
các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một ngân hàng quốc doanh lớn, luôn
giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Quá trình cổ phần hóa với
thành công của đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2007 đã
đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại theo thông
lệ quốc tế, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần trong việc Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam thực hiện mục tiêu trở thành một trong những tập đoàn tài
chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn năm 2015 – 2020.
Xuất phát từ những kiến thức đã học và tìm hiểu, sau quá trình thực tập tổng
hợp tại Phòng Khách hàng – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh
Bắc Ninh, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của TS. Lương Hương Giang, cùng
các cán bộ hướng dẫn thực tập tại Chi nhánh Bắc Ninh, tôi đã hoàn thành bản Báo
cáo thực tập tổng hợp.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B



1


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.
2. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh
3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh
PHẦN II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK
- CHI NHÁNH BẮC NINH
1. Hoạt động huy động vốn
2. Hoạt động tín dụng
3. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ:
4. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu
5. Hoạt động đầu tư phát triển trong Ngân hàng:
6. Một số hoạt động khác:
7. Công tác thẩm định các dự án vay vốn:
8. Công tác đánh giá và quản lý rủi ro các dự án vay vốn
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA

NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH
1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư
2. Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch của năm 2010
3. Định hướng đề tài và lý do chọn đề tài


Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

2


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh.
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh
1.1.1. Tên gọi: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc
Ninh (Vietcombank Bắc Ninh)
1.1.2. Trụ sở: Số 2 Nguyễn Đặng Đạo- TP Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại: 02413.811848
Fax: 02413.811844
1.1.3. Người đại diện: Lê Nho Ích
1.2. Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh
Bắc Ninh
Ngày 28/6/2009, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Bắc
Ninh đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập.
Tính đến cuối năm 2008, tổng tài sản hiện tại đạt 1.135 tỷ đồng, lợi nhuận
đạt hơn 20 tỷ đồng; phát hành 16.693 thẻ với 15 máy ATM; Chi nhánh đã xây dựng
01 nhà tình nghĩa tặng mẹ Liệt sỹ trị giá 20 triệu đồng; đóng góp xây 01 nhà mẫu
giáo cho các cháu tại xã Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trị giá 50 triệu
đồng.
Vietcombank Bắc Ninh đã vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng

Chính phủ và Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” năm 2008.
2. Lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc
Ninh:
- Huy động vốn dưới các hình thức nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi,
trái phiếu và giấy tờ có giá khác.
- Hoạt động tín dụng:
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
+ Bảo lãnh.
+ Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.
- Thanh toán XNK và kinh doanh vốn

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

3


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

+ Thanh toán xuất nhập khẩu và L/C.
+ Kinh doanh thẻ tín dụng nội địa và quốc tế các loại.
+ Kinh doanh ngoại tệ.
- Dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Bắc Ninh
Tổng số nhân viên của Chi nhánh là 104 người, độ tuổi trung bình là 24,8
tuổi, có 3 thạc sĩ chiếm tỉ lệ là 2.88%, 11 trung cấp là 10,58%, 79 người trình độ đại
học cao đẳng chiếm 75,96% còn lại là lái xe và tạp vụ chưa qua đào tạo chiếm
10,58%
3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Vietcombank Bắc Ninh
BAN GIÁM ĐỐC


GIÁM ĐỐC

Phòng
Khách hàng

Phòng Hành
chính Nhân sự

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Kinh
doanh Dịch vụ

Phòng Kế
toán

PGD Từ
Sơn

Bộ phận Thanh
toán thẻ

PGD Quế


Bộ phận
Ngân quỹ


PGD Bắc
Giang
Tổ Tin học

Tổ
Tổng hợp

Bộ phận
Thể nhân

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

PGD Yên
Phong

4


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.1. Phòng khách hàng
* Chức năng:
- Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở
rộng mối quan hệ với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các
sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một
cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh.
- Phân tích rủi ro và thẩm định các nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng,
đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và hạn chế tối đa rủi ro

đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
* Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh:
- Xây dựng, triển khai chính sách khách hàng:
- Triển khai các biện pháp Marketing tới khách hàng:
- Thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với khách hàng: Căn cứ trên nhu
cầu tín dụng của khách hàng, đặc điểm kinh doanh của khách hàng,
ngành hàng và khả năng đáp ứng của Chi nhánh đề xuất các sản phẩm tín
dụng phù hợp. Ở nhiệm vụ này trên thực tế cần phát huy hơn nữa.
- Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản
lý các khoản tín dụng theo quy định hiện hành.
- Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục đầu tư
tại chi nhánh:
- Cung cấp thông tin về khách hàng cho phòng QLN để thực hiện báo các
và tờ trình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận và chất lượng tín dụng của khách hàng
trong phạm vi quản lý được giao
- Thực hiện các nhiệm vụ khách do cấp trên phân công.
3.2.2. Tổ quản lý nợ
* Chức năng:
Quản lý trực tiếp thực hiện tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay/
hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ
thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ. Lưu và quản lý hồ so tín dụng đầy đủ
và an toàn. Quản lý rủi ro tách nghiệp trong hoạt động tín dụng.
* Nhiệm vụ:
- Kiểm soát tính tuân thủ
- Nhập dữ liệu vào hệ thống

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B


5


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

- Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng
- Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn
- Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay
- Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
3.2.3. Phòng kế toán
* Chức năng:
- Tổ chức hạch toán, kế toán các hoạt động kinh doanh và quản lý tài
sản của toàn Chi nhánh theo đúng chế độ quy định. Hướng dẫn các
phòng nghiệp vụ ghi chép sổ sách, hạch toán theo dõi đầy đủ các hoạt
động nghiệp vụ phát sinh theo đúng chế độ quy định
- Phụ trách bộ phận Quản lý nợ
- Phụ trách bộ phận công nghệ thông tin của Chi nhánh.
* Nhiệm vụ:
- Quản lý các loại tài khoản tiền gửi, tiền vay tại Ngân hàng Nhà nước
và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng như các tổ chức
tín dụng khác
- Theo dõi và quản lý tài khoản tiền vay của khách hàng. Thực hiện
nghiệp vụ kế toán tiền vay cho khách hàng.
- Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán
các công trình xây dựng cơ bản và mua sắm các tài sản cố định, công
cụ lao động.
- Tính toán, hạch toán thu, nộp các khoản thuế của Chi nhánh theo luật
định. Lập các loại báo cáo kế toán theo quy định của Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng nhà nước theo đúng chế độ
- Quản lý và chịu trách nhiệm về ký hiệu mật kế toán của Chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ công việc phía sau của chương trình Ngân
hàng bán lẻ. Tính lãi và thu lãi các loại tiền gửi.
- Thực hiện công tác kế toán tài vụ của Chi nhánh theo quy định của
pháp luật hiện hành và quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam
- Tham gia Ban quản lý kho tiền của Chi nhánh.
- Quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của Chi nhánh
nhằm phục vụ cho hoạt động hàng ngày và phát triển kỹ thuật tin học.
- Xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành thiết bị tin học
nhằm phục vụ cho hoạt động hàng ngày và phát triển kỹ thuật tin học.
- Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng
- Quản trị mạng cua toàn bộ hệ thống mạng

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

6


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

-

Thu thập và lưu giữ các văn bản hiện hành của Nhà nước, ngành Ngân
hàng và của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có liên quan
đến chức năng nhiệm vụ của Phòng
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao
3.2.4. Phòng thanh toán quốc tế và Kinh doanh dịch vụ
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế liên quan đến xuất, nhập

khẩu hàng hoá, dịch vụ của khách hàng bao gồm các nghiệp vụ về thư
tín dụng, chuyển tiền đi, đến, các loại nhờ thu kèm chứng từ.
- Phát hành thư bảo lãnh đối với nước ngoài kể cả việc mở và thanh toán
thư tín dụng với mức ký quỹ 100%, mở và thanh toán L/C trả chậm
(ký quỹ 100%) và giải quyết các hồ sơ bảo lãnh của phòng QHKH
thẩm định chuyển đến.
- Thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý, quan hệ mã khoá điện.
- Tiếp nhận, mở tài khoản và quản lý hồ sơ của khách hàng và giải quyết
các yêu cầu thay đổi thông tin khách hàng như: chủ tài khoản, địa chỉ,
kế toán trưởng, mẫu dấu, chữ ký.
- Tiếp nhận và trả lời các thông tin về tài khoản khách hàng: Số dư tài
khoản, sao kê chi tiết các khoản Nợ, Có trên tài khoản thông tin qua
nhiều hình thức bao gồm cả giao dịch trực tiếp và qua các phương tiện
thông tin liên lạc theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở an toàn, bảo
mật, nhanh chóng chính xác.
- Tập hợp chấm và trả sao kê, sổ phụ, bảng kê, phiếu tính lãi.
- Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn khách hàng thủ tục mở tài khoản, thanh
toán và giao dịch các nghiệp vụ.
- Thực hiện toàn bộ các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi của
mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền và bằng mọi hình thức:
Tiền mặt, chuyển khoản, séc, thẻ…
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm, kỳ
phiếu, tín phiếu, trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ của người cư trú
và người không cư trú.
- Xử lý các nghiệp vụ về thẻ ATM Conect 24, các loại thẻ tín dụng:
Amex, Visa, Master… bao gồm phát hành, thanh toán, thông tin sao kê
thẻ, phân biệt thẻ thật, thẻ giả…
- Tham gia ban quản lý ATM (quản lý, tiếp quỹ, theo dõi hoạt động,
thông tin, bảo trì máy ATM theo quy định)
- Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng

Nhà nước và Ngân hàng TMCP Việt Nam.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

7


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

-

Tiếp và chi trả kiều hối bằng tiến mặt, chuyển khoản theo yêu cầu của
khách hàng
- Tham mưu cho Ban giám đốc về việc ký hợp đồng và mở các bản thu
đổi ngoại tệ, các đại lý phát hành
- Tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ nhờ thu trong
nước, ngoài nước và séc đính danh.
- Trực tiếp thu, chi tiền mặt Việt Nam và ngoại tệ, séc du lịch liên quan
đến các nghiệp vụ theo hạn mức do giám đốc giao.
- Các công việc giao dịch cua Teller ngoài quầy thực hiện trên nguyên
tắc độc lập, thu chi tiền mặt, thu tiền giả VNĐ và ngoại tệ.
- Thực hiện lưu giữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách, công văn tài liệu có liên
quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng
- Thực hiện một số nhiệm vụ khách do Giám đốc chi nhánh giáo
3.2.5. Phòng Hành chính – Nhân sự
* Công tác tổ chức cán bộ:
- Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc tiếp nhận, tuyển
dụng, bố trí, điều động bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật
đối với cán bộ thuộc diện quản lý của Chi nhánh theo quy định của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm và theo dõi
triển khai thực hiện kế hoạch đó.
- Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch nhân
sự, tiền lương của Chi nhánh, xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo của
Chi nhánh theo quy định của NHNT Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước
Bắc Ninh và Tỉnh uỷ Bắc Ninh.
- Hàng năm nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ theo quy định của
Ngân hàng.
- Thực hiện các chế độ chính sách về tiền lương, trợ cấp, phụ cấp và các
chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nhân viên trong Chi nhánh
- Lưu giữ quản lý hồ sơ cán bộ theo chế độ quy định
- Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ và công tác quân sự của cơ
quan.
* Công tác Hành chính quản trị:
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác hành chính, quản trị, xây
dựng cơ bản, công cụ, vật liệu, thực hiện về điện, nước, điện thoại, sửa
chữa và xây dựng nhỏ của Chi nhánh
- Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

8


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

-

Quản lý, ghi chép theo dõi và bảo quản hiện vật toàn bộ các loại tài
sản, công cụ vật liệu của Chi nhánh theo đúng chế độ quy định

- Thực hiện công tác lễ tân khánh tiết và các khoản chi tiêu nội bộ phục
vụ các hoạt động của Chi nhánh
- Quản lý, thực hiện công tác bảo vệ an toàn tài sản cơ quan, kho tiền và
bảo vệ áp tải hàng đặc biệt (có phối hợp với các phòng liên quan và cơ
quan liên quan đến công tác bảo vệ)
- Hỗ trợ các phòng ban chuẩn bị các điều kiện làm việc về cơ sở vật
chất, in ấn tài liệu, ấn chỉ nghiệp vụ và công tác khách hàng
- Quản lý, điều hành xe ô tô đảm bảo yêu cầu công tác và theo đúng quy
định của Nhà nước và của ngành. Ký giấy giới thiệu công tác cho cán
bộ nhân viên Chi nhánh.
- Thu thập và lưu giữ các văn bản hiên hành của Nhà nước, nganh Ngân
hàng có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khách hàng do Giám đốc Chi nhánh giao.
3.2.6. Phòng ngân quỹ
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiền mặt đảm bảo sẵn sàng các loại
tiền mặt đề thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ khách hàng và
nội bộ ngân hàng.
- Thực hiện ghi chép, quản lý sổ sách theo dõi đầy đủ các hoạt động
nghiệo vụ quản lý ngân quỹ, giấy tờ có giá theo đúng chế độ quy định.
Đối chiếu tồn quỹ thực tế với các khoản tiền mặt tại quỹ. Thực hiện và
phối hợp với các phòng nghiệp vụ tìm nguyên nhân nếu có chênh lệch
giữua tồn quỹ thực tế với số dư của các khoản tiền mặt tại quỹ để xử lý
kịp thời.
- Đầu mỗi tiếp nhận và lưu trữ các tài liệu về kho quỹ, thông tin về tiền
thật, tiền giả, tiền bị mất cắp…và séc thật, séc giả, séc mất cắp…có
trách nhiệm xử lý thông tin, lưu giữ và cung cấp thông tin đã nhận
được phát hiện được cho tất cả các phòng, ban có liên quan biết và
phối hợp thực hiện phòng ngừa rủi ro nhưng phải đảm bảo đúng chế
độ quy định.
- Thực hiện thu chi tiền mặt, séc du lịch bằng đồng Việt Nam và các

ngoại tệ tự do chuyển đổi mà Ngân hàng ngoại thương Việt Nam quy
định mua trong từng thời kỳ. Giám định tiền mặt, tiền giả.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

9


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

-

-

-

-

-

Tổ chức huớng dẫn nghiệp vụ ngân quỹ cho cán bộ mới của chi nhánh
và các nhân viên các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ của Chi nhánh.
Thực hiện lệnh chuyển hàng đặc biệt (tiền mặt, séc du lịch và giấy tờ
có giá) đi nộp hoặc đi nhận tiếp quỹ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam.hoặc nộp vào, lĩnh ra từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Ninh đối
với tiền mặt đồng Việt Nam. Nhận hoặc tiếp quỹ cho máy ATM.
Trực tiếp quản lý kho (quản lý 01 chìa khóa cửa trong kho và 01 chìa
khóa ngoài kho, giữ chìa khóa két, hòm trong kho), quỹ nghiệp vụ,
chứng từ có giá đảm bảo an toàn cho quỹ.
Thực hiện giao dịch nhận tiền mặt (till - in, till – out, move – in, move

– out) từ các teller, thủ quỹ các phòng nghiệp vụ trong chương trình
Ngân hàng bán lẻ Silverlake.
Thực hiện chế độ báo cáo về các hoạt động ngân quỹ (thu chi tiền mặt
VNĐ, ngoại tệ và séc)..
Đảm bảo mức tồn quỹ tiền mặt đồng Việt Nam, ngoại tệ phục vụ hoạt
động của chi nhánh có hiệu quả.
Xử lý các loại tiền mặt đã hết hạn lưu hành hoặc không đủ tiêu chuẩn
lưu thông theo chế độ quy định.
Thu thập và lưu giữ các văn bản hiện hành của Nhà nước, ngành Ngân
hàng và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ của phòng.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.

3.2.7. Phòng Giao Dịch
* Gồm có 4 phòng giao dịch:
- Phòng Giao Dịch số 1 : Thị trấn Từ Sơn
- Phòng Giao Dịch Số 2: Huyện Quế Võ
- Phòng Giao Dịch Số 3: Bắc Giang
- Phòng Giao Dịch Số 4: Huyện Yên Phong
* Nhiệm vụ các phòng giao dịch:
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ của Phòng Giao Dịch theo đúng quy
định của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi của khách hàng là cá
nhân, tổ chức có yêu cầu mở tài khoản tại Phòng Giao Dịch.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

10



Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

-

-

-

Thực hiện các yêu cầu mở tài khoản tiền gửi khách hàng theo đúng
quy định hiện hành về luân chuyển chứng từ của Tổng Giám đốc ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và hướng dẫn của Giám đốc chi
nhánh.
Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến phát hành, thanh toán thẻ
ATM và thẻ tín dụng.
Ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố giấy tờ có giá (sổ tiết
kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu Chính phủ) trong thẩm quyền cho vay của
các phòng giao dịch theo quy định của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam trong từng thời kỳ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh phân công.

1.2.8. Tổ Kiểm Tra Nội Bộ
- Lập kế hoạch hoặc định kỳ đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ
trịnh Ban Giám Đốc duyệt và tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp
hành các quy trình thực hiện nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy
chế an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của Pháp luật về
ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, điều lệ tổ
chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
- Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn và kiến nghị các biện pháp nâng
cao khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ

đối với doanh nghiệp nhà nước do bộ Tài chính ban hành, chủ động đề
xuất với Ban Giám đốc tiến hành kiểm tra, kiểm soát đột xuất các
phòng nghiệp vụ hoặc các nghiệp vụ cụ thể.
- Giúp Giám đốc trong công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo
liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
- Đề xuất ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam bổ sung,
chỉnh sửa các quy định nếu phát hiện sơ hở, bất hợp lý dẫn đến không
an toàn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

11


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

PHẦN II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK
- CHI NHÁNH BẮC NINH
1. Hoạt động huy động vốn
1.1. Các hình thức chung:
- Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới
hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi
khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ
chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước
- Các hình thức huy động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

1.2. Hoạt động huy động vốn qua các năm:
Với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, trong những năm qua Chi
nhánh đã đạt lượng vốn khá lớn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của cá nhân
cũng như tổ chức kinh tế. Đến tháng 12/2009 tổng nguồn huy động đạt 1.010 tỷ
đồng tăng gần gấp 5 lần so với thời điểm cùng kỳ năm 2006. Tốc độ tăng trưởng
nguồn vốn trung bình qua các năm đạt khoảng 36%.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

12


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Bảng nguồn vốn VCB Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2009
Đơn vị:triệu VNĐ
STT

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

4.783


5.291

5.537

6.255

205.476

296.533

592.243

1.010.659

3

Vốn huy động từ thị
trường liên ngân hàng
Vốn huy động từ khách
hàng
Vốn khác

54.862

47.634

48.342

56.294


4

Vốn chủ sở hữu

6.325

7.053

7.967

8.769

5

Kinh doanh ngoại tệ

21

22

20

24

6

Quan hệ trong hệ thống

544.341


698.354

730.223

755.590

1
2

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của VCB BN)
2. Hoạt động tín dụng:
2.1. Những quy định cho vay
a. Đối tượng cho vay:
Chính sách cho vay của VCB Việt Nam không giới hạn vào một loại đối
tượng cụ thể và hạn chế việc đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho
các đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay
được áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn.
b. Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn của NHNT phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận cho hợp
đồng tín dụng.
c. Điều kiện vay vốn:
Chi nhánh xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện
sau:
-

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

13


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

-

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có
hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và
phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNT.
d. Thể loại cho vay
Chi nhánh xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tự trên 12 tháng
đến 60 tháng;
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tự trên 60 tháng
trở lên.
2.2. Quy trình cho vay
Quy trình cho vay gồm 4 phần tương ứng với 4 giai đoạn của quá trinh cho
vay:
- Quy trình xét duyệt cho vay
- Quy trình phát tiền vay

- Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay
- Quy trình thu hồi nợ vay
Tại mỗi phần gồm 3 nội dung cụ thể là : Nguyên tắc thực hiện, trình tự thực
hiện và trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên tham gia.
2.3. Kết quả hoạt động tín dụng
Công tác Tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2006 - 2009 được thực hiện
với phương châm “Hiệu quả & an toàn”, quan tâm duy trì khách hàng truyền thống
kết hợp với chủ động tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Với nỗ lực của các cán
bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh. Với nỗ lực
của các cán bộ Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh, tính đến 31/12/2006, dư nợ tín
dụng của Chi nhánh đạt 3.864 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cuối năm 2005, vượt kế
hoạch TW giao cho Chi nhánh năm 2006. Số lượng khách hàng là các doanh nghiệp
có vay vốn tại Chi nhánh hiện là 267 khách hàng.
Dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.553 tỷ đồng, đạt 88% kế hoạch năm 2007.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

14


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh vẫn
đạt được kết quả tốt. Mặc dù Công tác Tín dụng của Chi nhánh trong năm 2008 bị
tác động và phụ thuộc rất nhiều từ những biến động trên thị trường tiền tệ và những
quyết sách mới về kiềm chế lạm phát của NHNN. Trong đó có lộ trình cắt giảm dư
nợ được chỉ đạo từ NHNN Việt nam và NHNT Việt Nam, VCB Bắc Ninh vẫn tiếp
tục duy trì mục tiêu trong công tác cho vay theo phương châm “Hiệu quả & an
toàn”. Tổng dư nợ của Chi nhánh tính đến 31/12/2008 đạt 2.524 tỷ đồng, bằng 98,9%
so với năm 2007.Năm 2009, dư nợ đạt 1896 tỷ đồng.

Biểu đồ : Tổng dư nợ tại Ngân hàng Cổ phần Thương Mại Việt NamChi nhánh Bắc Ninh qua các năm

( Nguồn báo cáo thường niên các năm )
Công tác bảo lãnh năm 2009 của Chi nhánh cũng đạt kết quả tốt. Đến 31/12/2009
số dư bảo lãnh của chi nhánh là 116 tỷ VNĐ, tăng 61% so với năm 2006 và số món
bảo lãnh phát hành đạt 396 món tăng 16% so với năm 2006 cho thấy nghiệp vụ bảo
lãnh tại chi nhánh không ngừng phát triển và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
cũng như của tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

15


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

3. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ:
Tổng số thẻ phát hành qua các năm tại Vietcombank Bắc Ninh:
Đơn vị: Thẻ

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Bắc Ninh)
-

-

Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2009 đạt 10.131 thẻ, nâng
tổng số thẻ ATM đến 31/12/2009 là 32.016 thẻ, tăng 47% so với năm
2008.
Số lượng phát hành mới thẻ thanh toán quốc tế ( thẻ tín dụng và thẻ ghi
nợ) trong năm 2009 đạt 2.035, tăng 219% so với năm 2008, nâng tổng số

thẻ thanh toán quốc tế của Chi nhánh đạt 3.655 thẻ. Doanh số thanh toán
thẻ tín dụng năm 2009 đạt 14 tỷ VNĐ tăng 21% so với năm 2008.

4. Công tác thanh toán xuất nhập khẩu
Do làm tốt công tác khách hàng, có sự phối hợp hỗi trợ của các bộ phận nghiệp
vụ có liên quan và với sự cố gắng của các cán bộ nên kim ngạch thanh toán xuất
nhập khẩu trong năm 2009 đạt kết quả cao.
Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu toàn chi nhánh đạt 175,62 triệu USD
tăng 57% so với năm 2008. Trong đó:
Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt108,19 triệu USD, tăng 76% so với năm 2008.
Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 67,43 triệu USD, tăng 48% so với năm 2008.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

16


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua các năm của Vietcombank Bắc Ninh
Đơn vị: Triệu USD

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Vietcombank Bắc Ninh)
5. Hoạt động đầu tư phát triển trong Ngân hàng:
5.1. Đầu tư nguồn nhân lực:
Đầu tư vào nâng cao năng lực đội ngũ lao động có thể coi là một mục tiêu
chiến lược lâu dài và quan trọng nhất của Chi nhánh. Đề ra nhiệm vụ không chỉ
đạt hiệu quả kinh doanh cao mà còn phải đào luyện nên những cán bộ có tay
nghề cao, chuẩn bị nhân sự cho những bước đi xa hơn, vững chắc hơn. Những
nghiệp vụ được Chi nhánh đào tạo là kỹ năng thẩm định dự án, phân tích tài

chính, quản lý tín dụng doanh nghiệp, nghiệp vụ đấu thầu, phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động ngân hàng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học ứng
dụng và đặc biệt là năng lực Marketing và dịch vụ khách hàng…

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

17


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Cơ cấu CBNV của Ngân hàng VCB Bắc Ninh
tính đến 31/12/2009
STT
1

Trình độ
Thạc sĩ

Tổng số(CBNV)
3

Tỷ lệ trong tổng số cán bộ
2.88%

2

Đại học

79


75.96%

3

Cao đẳng, trung cấp

11

10.58%

4

Lái xe , tạp vụ, bảo vệ

11

10.58%

5

Tổng số

104

100%

(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp, Ngân hàng VCB Bắc Ninh)

Với sự chú trọng đầu tư đúng mức để nâng cao nghiệp vụ cán bộ nhân

viên,đến nay Chi nhánh đã đạt được những thành quả nhất định:
Đội ngũ CBNV trẻ, năng động sáng tạo, nhiệt tình với công việc, trình độ
chuyên môn cao, nắm bắt, tiếp cận được công nghệ hiện đại. Đặc biệt, kỹ năng quản
lý, điều hành của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong Chi nhánh đã hoàn thiện hơn nhờ
các chương trình đào tạo được thực hiện trong những năm qua. Điều đó có ý nghĩa
quyết định trong việc vạch ra hướng đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của
đơn vị.
5.2. Đầu tư vào cơ sở vật chất:
Tài sản hữu hình và tài sản vô hình là 2 nội dung luôn đi song song trong 1
doanh nghiêp, bởi vì chúng bổ sung, nâng cao giá trị cho nhau.
Nội dung đầu tư vào tài sản vô hình gồm: đầu tư nâng cao chất lựơng nguồn
nhân lực, nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, đầu tư xây dựng
thương hiệu, quảng cáo….
Đầu tư vào tài sản hữu hình của một doanh nghiệp là đầu tư vào tài sản cố
định (máy móc nhà xưởng) và đầu tư vào hàng tồn trữ. Ở đây, nội dung đầu tư vào
tài sản hữu hình của chi nhánh chính là dầu tư vào thuê địa điểm và tài sản hoạt
động, mua và lắp đặt các loại máy móc công nghệ hiện trong toàn hệ thống; đặc biệt
là trong hoạt động thanh toán gắn liền với quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng xử lý giao dịch
tự động trực tuyến. Ngoài ra chi nhánh đã thường xuyên chi cho bảo dưỡng và sửa
chữa tài sản để hệ thống hoạt động liên tục.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

18


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Chi tài sản hữu hình – chi nhánh Bắc Ninh

Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu
Tổng chi về tài sản
Chi thuê nhà và tài sản hoạt động
Khấu hao cơ bản TSCĐ
Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản
Chi mua sắm công cụ lao động
Mua lại TSCĐ thuê tài chính

2006
8 368,2
3 885
1 434,8
104,2
187,5
2,6

2007
12 038,6
5 579,3
1 722,4
141,7
206,6
2,3

2008
10 059,5
7 099,3
2 515,3
184,5

257,6
2,7

2009
6 436,9
5 490,6
662,6
64,9
216,7
2,1

Nguồn: Báo cáo kế toán tổng hợp tại Vietcombank Bắc
Ninh
6. Một số hoạt động khác:
- Hoạt động công đoàn của Chi nhánh đã mang lại cho tập thể cán bộ công
nhân viên sự gắn kết, có ý thức trách nhiệm cao.
- Hoạt động thi đua, các phong trào nghiên cứu, thể dục thể thao, văn nghệ
cũng được thực hiện sôi nổi, tạo không khí phấn khởi, hăng say công tác
trong toàn Chi nhánh. Các phong trào thi đua đã thực hiện trong năm 2009
là:
• Phong trào thi đua người tốt việc tốt, gương điển hình tiên tiến.
• Phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm
• Công đoàn cơ sở phát động phong trào thi đua phụ nữ hai giỏi: “Giỏi
việc ngân hàng, đảm việc nhà”.
7. Công tác thẩm định các dự án vay vốn:
Trong những năm qua, công ty không ngừng phát triển và đã tạo được uy tín,
mối quan hệ với nhiều khách hàng. Số lượng các dự án không ngừng tăng, bao
gồm cả các dự án lớn và các dự án nhỏ.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B


19


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Khách hàng của công ty:
Tên khách hàng
Công ty TNHH một thành viên phân đạm và hoá chất Hà
Bắc
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Đất Việt
Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 2 Hà Bắc
Công ty TNHH Phương Nga.
Công ty cổ phần xuất khẩu Bắc Giang
Công ty TNHH Samwon Industrial
Công ty TNHH XNK thương mại tổng hợp Tân Đạt
Công ty cơ khí hóa chất Hà Bắc
Công ty TNHH Nam Á
...

Vốn vay (VNĐ)
15.000.000.000
7.000.000.000
10.000.000.000
5.000.000.000
9.500.000.000
50.000.000.000
17.000.000.000
8.000.000.000
5.000.000.000


7.1. Quy trình thẩm định: 5 bước
- Bước 1: Đề xuất cho vay dự án đầu tư.
Cán bộ Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài
liệu có liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh
giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất cho vay dự án đầu tư, trình Trưởng
phòng Khách hàng xem xét và ký trình lên Ban Giám đốc xem xét quyết định cuối
cùng.
- Bước 2: Thẩm định rủi ro khoản vay dự án đầu tư.
Căn cứ thông tin từ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc khả thi và thông tin do
Chủ đầu tư cung cấp, Cán bộ Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm
định đầu tư, nêu rõ ý kiến của phòng về việc đồng ý/không đồng ý cho vay và các
điều kiện vay cần được áp dụng. Sau đó cán bộ Phòng Khách hàng trình Trưởng
phòng Khách hàng xem xét và ký trình lên Ban Giám đốc xem xét quyết định cuối
cùng.
- Bước 3: Phê duyệt khoản vay dự án đầu tư.
Căn cứ những nội dung thẩm định và đề xuất cho vay, Giám đốc Chi nhánh xem
xét phê duyệt vào Báo cáo thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, ý kiến phê duyệt tín
dụng thể hiện rõ ràng trên Báo cáo thẩm định và đề xuất tín dụng, trong đó kết luận
rõ đồng ý/ không đồng ý/ đồng ý nhưng bổ sung điều kiện đối với ý kiến của Phòng
Khách hàng.
- Bước 4: Soạn thảo và ký kết Hợp đồng tín dụng.
Cán bộ và Trưởng phòng Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm soạn thảo các
Hợp đồng tín dụng và tổ chức việc ký kết Hợp đồng tín dụng theo quy định. Sau khi

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

20



Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

hoàn tất, Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm gửi hồ sơ cho vay đến Phòng Quản lý
nợ theo quy định.
- Bước 5: Nhập dữ liệu vào hệ thống.
Cán bộ Quản lý nợ kiểm tra hồ sơ do Phòng Khách hàng chuyển sang. Nếu đầy
đủ, hợp lệ, thông tin khớp đúng sẽ xác nhận và tiến hành nhập thông tin vào hệ
thống công nghệ thông tin và lưu trữ hồ sơ an toàn.
7.2. Nội dung thẩm định
- Thẩm định năng lực chủ đầu tư.
+ Thẩm định các yếu tố phi tài chính: Các thông tin liên quan đến Chủ đầu tư
như lĩnh vực sản xuất kinh doanh, năng lực kinh doanh, quản lý, trình độ chuyên
môn, tuổi đời, uy tín, các mối quan hệ của Chủ đầu tư...
+ Thẩm định các yếu tố tài chính: Thông qua Báo cáo tài chính 3 năm liền kề
của Chủ đầu tư, cán bộ thẩm định nhận định về tiềm lực tài chính của Chủ đầu tư,
đánh giá mức độ thành công của dự án. Đối với các Chủ đầu tư mới thành lập
doanh nghiệp hoặc mới tham gia sản xuất kinh doanh, có dự án đầu tiên, Chi nhánh
sẽ tiến hành thẩm định dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh, các phương án sản
xuất, phân phối sản phẩm và các thông tin khác.
Bốn nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính của Chủ đầu tư:
o Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán,
o Nhóm chỉ tiêu về hệ số nợ,
o Nhóm chỉ tiêu về đánh giá hoạt động quản lý,
o Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
- Thẩm định dự án đầu tư: Bao gồm các nội dung sau:
+ Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư.
+ Thẩm định tài chính dự án đầu tư.
+ Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư.
+ Thẩm định các nguồn cung cấp đầu vào của dự án đầu tư.
+ Thẩm định tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư.

+ Thẩm định các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án.
- Thẩm định tài sản đảm bảo: Tài sản bảo đảm cho các khoản vay có thể là
tài sản của khách hàng/chủ đầu tư; có thể là bản thân dự án (tài sản hình thành sau
đầu tư từ vốn vay và vốn tự có) hoặc là tài sản bảo lãnh của bên thứ ba. Trên cơ sở
tài sản đảm bảo, Chi nhánh sẽ giảm thiểu được những rủi ro khi cho vay và thu hồi
nợ vay.
7.3. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
- Thẩm định theo trình tự.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

21


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến
chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau, từ đó đưa ra quyết định đồng
ý hay bác bỏ khoản cho vay dự án đầu tư. Phương pháp này được sử dụng trong nội
dung thẩm định tài chính, phi tài chính về Chủ đầu tư.
- Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu.
So sánh các chỉ tiêu, các tỷ số nhằm đánh giá tính hợp lý và tính ưu việt của
dự án để có sự đánh giá đúng khi thẩm định dự án. Phương pháp này sử dụng trong
thẩm định tài chính, phi tài chính, pháp lý của Chủ đầu tư, Dự án đầu tư.
- Phương pháp dự báo.
Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê và vận dụng
các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp
đến tính khả thi của dự án. Phương pháp dự báo thường dùng trong thẩm định thị
trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, thẩm định nguồn cung cấp đầu vào của dự án.
- Phương pháp phân tích độ nhạy.

Phân tích độ nhạy là phân tích mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến
động của các yếu tố có liên quan, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá
trình thực hiện dự án. Phương pháp này được sử dụng trong thẩm định thị trường
tiêu thụ sản phẩm, thẩm định tài chính của dự án.
- Phương pháp phân tích rủi ro.
Rủi ro của dự án khi thực hiện thường được phân ra làm 2 giai đoạn: Giai
đoạn thực hiện dự án và giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động. Phân tích rủi ro
nhằm xác định phương pháp xử lý từng loại rủi ro, bảo đảm tính an toàn và khả
năng trả nợ đối với khoản vay. Phương pháp này sử dụng trong nội dung thẩm định
tài sản đảm bảo.
8. Công tác đánh giá và quản lý rủi ro các dự án vay vốn
8.1. Quan điểm chung về quản lý rủi ro:
- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 01 Khách hàng; 01 ngành
nghề/lĩnh vực có liên quan, tiền tệ.01 loại tiền tệ.
- Khi cấp tín dụng cho các dự án lớn phải thực hiện theo chế độ tập thể, đảm
bảo tính khách quan, chú trọng các rủi ro của dự án.
- Quản lý rủi ro căn cứ trên cơ sở định hướng hoạt động tín dụng từng thời
kỳ, căn cứ trên cơ sở các Quyết định, Quy chế, Quy định, Quy trình tín dụng do
Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám Đốc ban hành và căn cứ trên cơ sở các văn bản
thông báo chỉ đạo do các thành viên ban điều hành ký.

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

22


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

- Đối với những dự án lớn, trong công tác thẩm định rủi ro có sự tham gia ý
kiến của các ủy ban phụ trách trong công tác quản lý rủi ro chung của Vietcombank

theo thông lệ của ngân hàng quốc tế.
8.2. Nội dung về quản lý rủi ro:
• Giới hạn tín dụng đối với 01 khách hàng
* Khái niệm
Giới hạn tín dụng của một khách hàng là Tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà
ngân hàng Ngoại thương chấp nhận giao dịch với khách hàng đó trong một thời kỳ
(1 năm)
Tổng mức dư nợ tín dụng đề cập trong Giới hạn tín dụng gồm: dư nợ cho
vay, số dư bảo lãnh và phần L/C miễn ký quỹ, dư nợ co vay chiết khấu, dư nợ cho
vay thấu chi
* Mục đích và ý nghĩa
Áp dụng Giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro của Ngân
hàng Ngoại thương theo hướng chuẩn mực quốc tế và có những ý nghĩa sau:
- Quản lý rủi ro tổng thể đối với 1 khách hàng. Trước đây, mỗi phồng ban
nghiệp vụ tự đánh giá rủi ro khách hàng riêng để cung cấp loại dịch vụ mà phòng
ban mình được phân công (phòng tín dụng xây dựng hạn mức cho vay độc lập với
việc phòng than toán xây dựng hạn mức mở L/C), do đó thông tin về một khách
hàng bị phân tán. Giới hạn tín dụng sẽ khắc phục tình trạng này.
- Tăng cường tính tập thể, khách quan trong hoạt động tín dụng.
- Mở rộng quyền chủ động của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp
ứng nhu cầu linh hoạt của khách hàng.
* Thời hạn và Thẩm quyền xác định giới hạn tín dụng
Việc xác định giới hạn tín dụng cho các khách hàng phải được tiến hành
xong chậm nhất là vào tháng 6 hàng năm nhằm bảo đảm cơ sở lập kế hoạch tiếp cận
khách hàng trong năm.
Việc duyệt Giới hạn tín dụng cho khách hàng được chia thành 2 cấp, theo đó
các Hội đồng tín dụng cơ sở có các mức thẩm quyền duyệt khác nhau tuỳ thuộc vào
năng lực của chi nhánh. Các Giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội động tín
dụng cơ sở phải trình ra Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt.



Phân vùng đầu tư

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

23


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Để đảm bảo chất lượng tín dụng và thuận tiện trong quá trình giám sát khoản
vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho khách hàng thuộc những vùng đầu
tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng đầu tư
của mình nếu được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên, chi nhánh
nên tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh thuộc vùng đầu tư của mình trước khi đầu
tư ra ngoài
Chi nhánh có thể gặp trường hợp khách hàng nằm tại địa bàn đầu tư của chi
nhánh khác (chi nhánh sở tại) nhưng có đơn vị phụ thuộc hoặc dự án đầu tư hoạt
động hoặc được triển khai tại địa bàn đầu tư của mình. Trong trường hợp này, chi
nhánh có thể cho khách hàng vay để phục vụ nhu cầu kinh doanh của đơn vị phụ
thuộc hoặc dự án, với điều kiện là có thoả thuận bằng văn bản với chi nhánh sở tại.
Việc phân bổ vùng đầu tư được tiến hành trên cơ sở:
- Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt chủ sở;
- Năng lực của bản thân các chi nhánh.


Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng

Nhằm vừa tạo tính linh hoạt, vừa bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng,
Tổng giám đốc ban hành quy định thẩm quyền xét duyệt cho vay theo các cấp như

sau:
- Giám đốc chi nhánh:
+ Thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh được quy định khác
nhau, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trên địa bàn và năng lực quản lý. mức thẩm
quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng đối với từng lần cho vay dự án
đầu tư và mở L/C, bảo lãnh miễn ký quỹ (trừ các lĩnh vực/mặt hàng mang tính chất
đặc thù có quy định riêng). Đối với các khoản cho vay vượt ngoài phạm vi nói trên,
Chi nhánh phải trình Tổng giám đốc xem xét phê duyệt.
- Tổng giám đốc:
Các khoản thuộc Hội sở chính hoặc do chi nhánh gửi lên được chia làm 3
cấp: các khoản có giá trị đến 100 tỷ đồng do Phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng
được quyền xem xét và quyết định; các khoản từ trên 100 tỷ đồng đến 120 tỷ đồng
do Tổng giám đốc quyết định; các khoản lớn hơn 120 tỷ đồng phải do Hội đồng tín
dụng Trung ương xem xét phê duyệt
- Hội đồng tín dụng

Sinh viªn: Ph¹m V¨n Hïng – Líp: §Çu t 48B

24


Ket-noi.com din n cụng ngh, giỏo dc

Hi ng tớn dng l t chc h tr cho Tng giỏm c v giỏm c chi
nhỏnh, cú nhim v v quyn ra quyt nh cỏc khon cp tớn dng cú giỏ tr ln,
mc phc tp bo m tớnh khỏch quan.
Hỡnh thc lm vic ca Hi ng tớn dng l t chc hp cỏc thnh viờn. Cỏc
cuc hp u phi cú biờn bn vi y cỏc ch ký thnh viờn. quyt nh ca hi
ng tớn dng da trờn c s ý kin biu quyt ca cỏc thnh viờn, theo nguyờn tc
a s (quỏ bỏn).

H thng Hi ng tớn dng gm 2 cp: Hi ng tớn dng c s do chi
nhỏnh thnh lp, v Hi ng tớn dng Trung ng do hi s chớnh thnh lp.
Mi quan h gia hi ng tớn dng v Giỏm c chi nhỏnh, Tng giỏm c
cú th c mụ t trong s di õy:
Đối tượng bắt buộc,

Đề nghị của
khách hàng

Hội đồng tín
dụng cơ sở
phức tạp
Giámđốc
đốcchi
chi
Giám
nhánh
nhánh

Thông báo bằng văn bản

Trong thẩm quyền của CN,
Triển khai
hoặc đã được TGĐ đồng ý
Trường hợp vượt thẩm quyền CN

Ký hợp
đồng tín
dụng,
hoặc từ

chối

Trình Trung
ương

Đề nghị của
khách hàng
tại HSC

Hội Sở Chính

TổngGiám
Giám
Tổng
đốc,
Phó
TGĐ
đốc, Phó TGĐ

Triển khai

phức tạp
Đối tượng bắt buộc,

Sinh viên: Phạm Văn Hùng Lớp: Đầu t 48B

Hội đồng tín
dụng Trung
ương


25


×