Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Xuất khẩu chè đen của công ty TNHH thương mại hùng cường huyện vị xuyên tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 84 trang )

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề
Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa và thương mại quốc tế ngày càng
quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Sự phát triển của thương
mại quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia phát huy được lợi thế và tiền
năng của mình. Đối với một quốc gia như việt Nam, hoạt động xuất khẩu
thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế, tạo điều
kiện vững chắc cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Bởi vậy trong
chính sách kinh tế của mình Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định “
coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại” và coi
đó là một trong ba chương trình lớn phải thực hiện.
Trong 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu thì chè có xu hướng ngày càng
tăng. Do chè là một mặt hàng nông sản được nhiều người tiêu dùng biết đến
về tính hấp dẫn khi sử dụng và tác dụng vốn có, không chỉ ở Việt Nam mà ở
nhiều nước trên thế giới chè được sử dụng rộng rãi và từ lâu đã trở thành đồ
uống truyền thống. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng chè ngày
càng tăng và khi đó sản xuất và xuất khẩu chè ngày càng đẩy mạnh để đáp
ứng nhu cầu.Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển cây chè
hơn các nước khác, chúng ta có điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp
cho cây chè phát triển, có nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp và thị
trường tiêu thụ tiềm tàng trong và ngoài nước. Hiện sản phẩm chè của Việt
Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó
thương hiệu “CheViet” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia
và khu vực như Mỹ, EU và Nga. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ

1


5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Tuy nhiên
lượng chè xuất khẩu còn rất hạn chế chỉ chiếm 6 – 7 % tổng sản lượng xuất


khẩu của toàn thế giới chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của ngành
chè. Đây chính là rào cản đối với ngành chè trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay. Vấn đề bức thiết đặt ra cho ngành chè hiện nay là tìm ra
hướng đi hiệu quả và bền vững trong hoạt động sản xuất nói chung và hoạt
động xuất khẩu chè nói riêng để phát huy tối đa tiềm lực xuất khẩu chè của
đất nuớc.
Với vai trò là một doanh nghiệp thu mua và chế biến nông sản trong đó
chủ yếu là chế biến chè để xuất khẩu. Công ty TNHH – TM Hùng Cường đã
khai thác tốt thế mạnh của niềm núi, góp phần thực hiện nhiệm vụ chiến
lược của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm cho miền núi ổn định về chính trị,
phát tiển về kinh tế, lành mạnh về xã hội, con người. Thực tế trong những
năm vừa qua mặc dù đã có sự cố gắng nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề
xuất khẩu chè, nhưng Công ty TNHH - TM Hùng Cường gặp không ít khó
khăn, vướng mắc trong việc xuất khẩu chè đen trong quá trình hội nhập với
nền kinh tế thế giới và vẫn chưa tìm ra những giải pháp hữu hiệu để nâng
cao hiệu quả xuất khẩu chè đen.
Xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài " Xuất khẩu chè
đen của công ty TNHH Thương mại Hùng Cường huyện Vị Xuyên tỉnh
Hà Giang”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và các vấn đề liên quan tới xuất khẩu chè đen
và từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả xuất khẩu chè
đen của công ty TNHH – TM Hùng Cường.

2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu nói

chung và hoạt động xuất khẩu chè đen nói riêng.
- Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu chè đen của công ty TNHH – TM
Hùng Cường và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè đen của
công ty TNHH- TM Hùng cường.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động xuất
khẩu chè đen của công ty TNHH - TM Hùng Cường.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè đen của công ty TNHH – TM
Hùng Cường.
- Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu chè đen
của công ty TNHH – TM Hùng Cường trong mối quan hệ toàn ngành
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu chè đen của công ty
TNHH - TM Hùng Cường, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao
hiệu quả hoạt động xuất khẩu chè đen cảu công ty
* Về không gian: Đề tài được nghiên cứu và tìm hiểu tại công ty TNHH
– TM Hùng Cường Vị Xuyên Hà Giang.
* Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu chè đen của công ty
TNHH -TM Hùng Cường trong những năm gần đây 2007- 2009. Đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu chè đen
của công ty trong thời gian tới.
* Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1/2010 đến 5/2010.

3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận

2.1.1 Chè đen
2.1.1.1 Khái niện chè đen
Chè đen là loại chè có sử dụng tương đối triệt để hoạt tính của men có
trong nguyên liệu chè khi chế biến. Sản phẩm chè đen có màu đỏ nâu, sáng,
viền vàng, ánh kim, hương thơm mùi hoa quả chín, vị chát dịu, ngoại hình
chè đen có màu đen, có lẽ vậy mà hình thành tên gọi loại chè này.
2.1.1.2 Đặc điểm của chè đen
Tùy thuộc vào chất lượng chè đen sản xuất ra mà phân thành các loại
OP, BOP, FBOP, P, PS, BPS, F và Dust.
Các chỉ tiêu cảm quan của chè đen được quy định trong bảng 2.1
2.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè đen
chất lượng chè đen phu thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng chủ yếu phụ
thuộc vào chủ yếu phụ thuộc vào các nhân tố sau:
- Thành phần hóa học của nguyên liệu chè và ảnh hưởng của chúng đến
chất lượng sản phẩm chè đen
Thành phần hóa học của nguyên liệu chè có rất nhiều, ví dụ như: tanin,
cafein, protein, tinh dầu, men, sắc tố, pectin, vitamin, chất khoáng, axit hữu
cơ... trong đó tanin, cafein, sắc tố, dầu thơm, pectin là những thành phần
quan trọng tạo nên màu sắc, hương vị của sản phẩm. Muốn có sản phẩm chè
có chất lượng cao, cần phải xem xét ảnh hưởng của thành phần hóa học đến
chất lượng sản phẩm chè.

4


Bảng 2.1 Các chỉ tiêu cảm quan của che đen
Loại
chè
OP


Ngoại hình
Mặt chè xoăn đều,

Nước

Hương

Đỏ nâu sáng

Thơm đượm

màu đen tự nhiên có

Vị
Đậm dịu và


Đỏ mềm

có hậu

lẫn tuyết trắng
BOP

Mặt chè xoăn, ngắn

Đỏ nâu trong

Thơm dịu đậm Đậm dịu có


Đỏ sáng

cánh đen tự nhiên.

sáng

hơn OP

đều,

hậu

mềm
FBOP Mặt chè nhỏ, tương

Đỏ mận chín

Thơm dịu

Đậm có hậu Màu đỏ

đối đều, màu đen lẫn ít
P

tuyết
Mặt chè nhỏ, tương

mềm
Đỏ nâu


Đậm thơm vừa Đậm hơi chát Màu đỏ

đối đều, ngắn cánh

nâu

PS

hơn OP, màu đen
Mặt chè hơi thô, màu

BPS

đen hơi nâu
Mặt chè tương đối

Đỏ nhạt

F

đều, màu đen
Mặt chè nhỏ, đều

Đỏ tối

D

Màu đỏ nâu

Thơm nhẹ


Hơi nhạt

Đỏ hơi

Thơm vừa

Nhạt

tối
Đỏ tối

Thơm nhẹ

Nhạt

Nâu

Chát gắt

xám
Nâu tối

Mặt chè nhỏ
Đỏ tối hơi đục Thơm nhạt
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1455 - 1995

5



a. Hàm lượng. Nước thường chiếm 75 -80% nước trong nguyên liệu
chè giảm từ lá đến thân. Ngoài ra, hàm lượng nước còn thay đổi theo thời
điểm thu hoạch và thời tiết lúc thu hoạch. Khi chế biến, nước là môi trường
xảy ra tương tác giữa các chất có trong nguyên liệu. Ngoài ra, nước còn
tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng thủy phân và oxy hóa khử xảy ra
trong quá trình chế biến. Khi hàm lượng nước trong nguyên liệu chè < 10 %
thì các loại men trong nguyên liệu chè bị ức chế hoạt động. Để tránh sự hao
hụt khối lượng trong quá trình bảo quản và vận chuyển, cần phải cố gắng
tránh sự mất nước sau khi thu hái.
b. Tanin: là hỗn hợp các chất polyphenol, dễ bị oxy hóa dưới tác dụng
của xúc tác, men và oxy. Sản phẩm của sự oxy hóa này quyết định màu sắc,
hương vị của chè đen. Do đó, để sản xuất chè đen người ta thường chọn
nguyên liệu chè có nhiều tanin. Hơn nữa, trong quá trình chế biến chè đen,
1/2 lượng tanin trong nguyên liệu chè bị mất đi. Ngược lại, trong quá trình
sản xuất chè xanh, tanin tổn thất trong quá trình chế biến không nhiều, do đó có
thể dùng nguyên liệu chè có ít tanin để sản xuất chè xanh. Hàm lượng tanin
tăng dần từ đầu vụ (tháng 3,4) đạt cực đại vào giữa tháng 7 rồi giảm dần vào
mùa thu. Do đó, nhà máy cần có kế hoạch để sản xuất từng loại chè cho hợp lý.
c. Cafein: công thức phân tử: C8H10C2N4, cafein có tác dụng tạo cảm
giác hưng phấn, nó có khả năng liên kết với các sản phẩm oxy hóa của tanin
tạo nên muối tanat. Cafein tan trong nước nóng tạo nên hương thơm, giảm vị
đắng. Hàm lượng cafein thay đổi theo mùa sinh trưởng, cao nhất vào tháng 7
(2,84 % so với chất khô.
Men: trong nguyên liệu có nhiều loại men, nhưng chủ yếu là hai nhóm
sau:
* Nhóm men thủy phân: amilaza, proteaza....
* Nhóm men oxy hóa khử: peroxydaza, polyphenoloxydaza...
6



Trong quá trình chế biến chè, nhất là chế biến chè đen, men đóng một
vai trò rất quan trọng cho những biến đổi sinh hóa trong các giai đoạn làm
héo, vò, lên men, từ đó tạo ra hương vị, màu sắc đặc biệt của chè đen. Các
men này hoạt động mạnh ở 400 C, đến 700 C thì hoạt động yếu hẳn đi và ở
nhiệt độ cao hơn sẽ đình chỉ hoạt động.
Trong sản xuất chè đen, men oxydaza tham gia vào quá trình chuyển
hóa tanin tạo ra sản phẩm màu đỏ sẩm, còn men peroxydaza tham gia vào
quá oxy hóa tanin tạo ra sản phẩm có màu sữa hoặc lốm đốm hồng.
Trong sản xuất chè xanh, do không cần tạo nên những biến đổi sinh hóa
với tanin mà cần giữ cho tanin không bị oxy hóa do men nên đối với trường
hợp này, men không có ích cho quá trình chế biến. Vì thế, ngay từ giai đoạn
đầu tiên của quá trình chế biến chè xanh, người ta dùng nhiệt độ cao để diệt
men có trong nguyên liệu chè.
e. Tinh dầu: Trong nguyên liệu chè có khoảng 0,03 % tinh dầu, có mùi
hăng và các cấu tử phần lớn là các andehyt.
Trong quá trình chế biến, hương thơm của sản phẩm được tạo ra do
phản ứng caramen và do tinh dầu có sẳn trong nguyên liệu chè bị oxy hóa
hoặc bị khử ̀ dưới tác dụng của các men tạo ra những chất thơm mới.
Nguyên liệu chè chứa nhiều dầu thơm, nhất là dầu thơm có nhiệt độ sôi cao,
càng có lợi cho chất lượng chè thành phẩm.
g. Pectin: pectin trong nguyên liệu chè ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá
trình chế biến và chất lượng chè thành phẩm. Với một lượng pectin thích
hợp thì tạo điều kiện tốt cho lá chè dễ dàng xoăn chặt lại, nếu nguyên liệu
chè chứa quá nhiều pectin thì không có lợi vì sẽ làm cho khối nguyên liệu
chè vón cục lại khi vò làm giảm hiệu quả của quá trình vò và sẽ gây khó
khăn khi sấy chè (sấy không đều). Tuy nhiên, khi sản xuất chè bánh, dưới

7



tác dụng của nhiệt và ẩm, pectin trở nên nhờn, dính, tạo điều kiện định hình
bánh chè.
Pectin có tính hút ẩm nên trong quá trình bảo quản, độ ẩm của chè
thành phẩm sẽ tăng làm giảm chất lượng chè.
h. Sắc tố: sắc tố trong nguyên liệu chè gồm có: clorofin, caroten,
xantofin, antoxianidin, ngoài ra còn có những sắc tố mới được hình thành
trong quá trình chế biến. Tùy theo loại sản phẩm chè mà người ta tìm cách
loại bỏ sắc tố này hoặc sắc tố kia trong quá trình chế biến.
Trong sản xuất chè xanh, clorofin là sắc tố chủ yếu quyết định màu
nước pha chè thành phẩm. Do đó, nguyên liệu đem chế biến chè xanh nếu có
nhiều clorofin thì càng thuận lợi. Ngược lại, clorofin lại làm giảm đi màu sắc
đặc trưng của nước pha chè đen, do đó, trong quá trình chế biến chè đen,
người ta tìm mọi cách phá hoại triệt để lượng clorofin trong nguyên liệu chè.
Xantofin là sắc tố màu vàng, không tan trong nước nên xantofin làm
cho bả chè có màu vàng, màu này lộ rõ khi clorofin trong nguyên liệu bị phá
hoại.
Antoxianidin khi bị oxy hóa thì tan được trong nước và nó là sắc tố chủ
yếu của màu sắc nước pha chè đen (màu đồng đỏ). Tuy vậy, sắc tố này có vị
rất đắng và làm xấu đi màu nước pha chè xanh, vì thế nguyên liệu chè chứa
nhiều antoxianidin không thích hợp cho việc sản xuất chè xanh.
- Thu hái nguyên liệu
Một đọt chè được thu hái để chế biến gồm 3 phần.
+ 1 chồi đang phát triển gọi là tôm hay búp, hoặc đã ngừng phát triển
gọi là búp mù hay búp xoè.
+ 2 đến 3 lá non (có khi 4 đến 5 lá- cả lá bánh tẻ và lá già).
+ 1 đoạn cành non màu xanh gọi là cọng hay cuộng chè.

8



Sản lượng chè phụ thuộc rất lớn vào số lá trong đọt. Thành phần trọng
lượng loại lá chè trong 100g đọt chè khi hái 1 tôm 3 lá thể hiện dưới đây:

Số lượng
Trọng lượng thành phần trong 100g đọt chè (g)
đọt/ kg
Tôm
Lá 1
Lá 2
Lá 3
cuống
840
4,38
9,01
20.44
32,03
33.95
Vì vậy nếu tăng số lá và chiều dài cuống trong đọt chè nguyên liệu thì
tỷ lệ chè khô thành phẩm tăng lên.
Mặt khác, chất lương chè phụ thuộc rất lớn vào vị trí lá, số lá trong đọt
chè và vụ thu hoạch. Tỷ lệ tanin và chất hoà tan là 2 chỉ tiêu sinh hoá chủ
yếu để đánh giá chất lượng nguyên liệu (lá càng già thì tỷ lệ tanin và chất
hoà tan càng thấp).
Chè nguyên liệu càng già, càng nhiều lá thì sản lượng càng cao nhưng
chất lượng càng giảm và ngược lại. Căn cứ vào hàm lượng lá già, lá bánh tẻ
người ta chia nguyên liệu chè tươi thành 4 loại:
Nguyên liệu chè tươi tốt nhất để chế biến là đọt chè non 1 tôm với 2
hoặc 3 lá (tương ứng với loại 1 và 2).
Độ đồng đều của nguyên liệu chè búp tươi ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng chè. Chè non và chè già lẫn lộn khó có thể chế biến thành chè có chất

lượng tốt. Khi thu hái cần coi trọng việc phân loại nguyên liệu và áp dụng
chế độ chế biến riêng cho từng loại. ở Trung Quốc nhiều nơi người ta phân
loại và chế biến riêng từng loại: tôm, chè lá thứ 1, chè lá thứ 2... nên có thể
chủ động nâng cao chất lượng và giá trị của chè thành phẩm.
Chè tươi là loại nguyên liệu dễ bị hấp thụ mùi vị lạ, dễ bị giập nát, ôi và
thay đổi màu sắc khi vận chuyển, bảo quản không tốt. Khi thu hái và vận
chuyển chè nên đựng vào sọt, không ấn chặt.

9


Loại
1
2
3
4

Hàm lượng lá bánh
tẻ (% khối lượng)
0- 10
1 0- 20
20- 30
30- 45

10


Chè thu hái về nên chế biến ngay không để quá 5-6 giờ. Chè nguyên
liệu được rải trên nền nhà với chiều dày không quá 15 cm, tránh làm cho chè
bị giập nát, ngoài ra cần phải giữ chè sạch sẽ, tránh để lẫn tạp chất

2.1.2 Xuất khẩu chè đen
2.1.2.1 Khái niệm về xuất khẩu
Theo giáo trình kinh tế quốc tế (Nhà xuất bản thống kê) cho rằng hoạt
động xuất khẩu bao gồm xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu dịch vụ.
Xuất khẩu hàng hoá là những hàng hoá hữu hình được đưa ra nước
ngoài hay còn gọi là xuất khẩu hữu hình.
Thuật ngữ “ xuất khẩu” chỉ dùng để nói đến xuất khẩu hàng hoá .
Xuất khẩu dịch vụ là số tiền kiếm được mang tính chất quốc tế, khoản
tiền này nằm ngoài số tiền thu được từ những sản phẩm hữu hình gửi đi các
nước khác.
Theo giáo trình kinh tế quốc tế (ĐH Nông Nghiệp I - Hà Nội) cho rằng
xuất khẩu là việc mua bán hoặc cung cấp hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho
thương nhân nước ngoài.
Qua các khái niệm về xuất khẩu ở trên ta có thể đưa ra một khái niệm
chung và đầy đủ nhất như sau: Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá, dịch
vụ được sản xuất tạo ra ở trong nước ra nước ngoài tiêu thụ hay nói cách
khác xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho thương
nhân nước ngoài.
2.1.2.2Nhiệm vụ của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè đen nói riêng
- Đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thị phần hàng hóa trên thị trường quốc
tế, để nhà nước có thể tham gia tác động vào cung của thị trường, nhờ đó tác
động vào giá cả theo hướng có lợi.
11


- Đẩy mạnh xuất khẩu để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu, phục vụ cho
quá trình công nghiệp hóa hiện đaị hóa đất nước và cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật, đồng thời tham gia lành mạnh tình hình tài chính quốc gia:
đảm bảo sự cân đối trong cán cân thanh toán và cán cân bán buôn giảm nhẹ
tình trạng nhập siêu.

- Xuất khẩu có nhiêm vụ khai thác có hiệu quả các lợi thế thế tuyệt đối
và lợi thế tương đối của đất nước kích thích sự các ngành kinh tế phát triển.
- Xuất khẩu góp phần tăng tích lũy vốn,mở rộng sản xuất, tăng thu
nhập cho nền kinh tế.
- Xuất khẩu nhằm cải thiện từng bước đời sống nhân dân thông qua
việc tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập của nhân dân.
- Hoạt động xuất khẩu còn có nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại với
tất cả các nước nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, nâng cao uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách đối ngoại của
nhà nước" Đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế, tăng
cường sự hợp tác khu vực".
2.1.2. 3 Vai trò của xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè đen nói riêng
Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu chè đen có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập ngày càng
được khẳng định đối với hầu hết các nước trên thế giới. Ngày nay trên thế
giới với xu hướng chuyển từ các đồ uống khác như cà phê, nước ngọt sang
uống chè bởi việc phát hiện thêm các công dụng rất tốt của việc uống chè
cùng với giá thành khá rẻ so với các loại đồ uống khác. vì thế việc xuất khẩu
chè ngày càng chiếm vị trí quan trong đối với nền kinh tế của mỗi nước.
Nước ta là nước xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới trong đó chè đen
chiếm chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu. Do vậy đây là một hoạt động
chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế của quốc gia, tầm
12


quan trọng của xuất khẩu chè, đặc biệt là xuất khẩu chè đen thể hiện ở
những mặt sau:
- Thứ nhất xuất khẩu tao ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu
nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.
Thật vậy nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một nước thường dựa vào

3 nguồn tiền chủ yếu: viện trợ, đi vay, xuất khẩu. trong đó xuất khẩu là
nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu những tư liệu
thiết yếu phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trong thực
tiễn nhập khẩu và xuất khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả
vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là tăng cường nhập khẩu, tăng
nhập khẩu là mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu. Cho nên trong kinh
doanh phải kết hợp giữa nhập khẩu và xuất khẩu, kết hợp trong từng thị
trường, kết hợp giữa các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
- Thứ hai, Việc đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng
kích thích sự tăng trưởng kinh tế: đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng
quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây
phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết
quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh có hiệu quả
- Thứ ba, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công
nghệ sản xuất, bởi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới về
quy cách, chất lượng sản phẩm thì một mặt phài đổi mới trang thiết bị phục
vụ sản xuất một mặt phải nâng cao tay nghề cho người lao động.
- Thứ tư, xuất khẩu có tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành
theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối
của đất nước. Thật vậy khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới, nền
kinh tế phải tiếp xúc trực tiếp với thị trường cạnh tranh lớn và muốn có chỗ
đứng trên thị trường khu vực và thế giới thì các ngành kinh tế phục vụ xuất
13


khẩu phải được hoạch định dựa trên các lợi thế của quốc gia như: tài nguyên,
lao động, vốn kỹ thuật và công nghệ ...có như vậy sản phẩm xuất khẩu mới
rẻ chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của quốc gia
khác.
- Thứ năm, đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của quốc gia

tăng. Thông qua mở rộng thị trường quốc tế cho phép các quốc gia đang phát
triển thực hiện quy mô lợi thế kinh tế không bị giới hạn trong thị trường nội
địa.
- Thứ sáu, đẩy mạnh xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến
nâng cao đời sông cho nhân dân vì mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận
người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập, ngoài ra một phần kim
ngạch xuất khẩu dùng để nhập khẩu hàng hóa thiết yếu góp phần cải thiện
đời sông nhân dân.
- Thứ bẩy, đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò đẩy mạnh sự hợp tác giữa
quốc tế giữa các nước, nâng cao địa vị và vai trò của các nước trên trường
quốc tế.
2.1.2.4 Các hình thức xuất khẩu chè đen
Trong kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu luôn tìm ra
những cơ hội trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. mỗi hình thức xuất
khẩu lại có đặc điểm kỹ thuật riêng. Trong thực tế xuất khẩu chè các DN áp
dụng các hình thức chủ yếu sau:
a. Xuất khẩu trực tiếp
* Khái niệm: Là hình thức doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu của
nhà nước trực tiếp xuất khẩu hàng hoá của mình ra nước ngoài không thông
qua trung gian.

14


Nếu doanh nghiệp tự xuất khẩu hàng hoá của mình thì xuất khẩu trực
tiếp bao gồm hai công đoạn:
+ Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu từ các đơn vị địa phương.
+ Đàm phán ký kết với các doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và
thanh toán tiền hàng.
* Ưu điểm: Doanh nghiệp trực tiếp đàm phán vưói khách hàng nước

ngoài do vậy dễ dàng đi đến ký kết hợp đồng, giảm bớt chi phí trung gian,
góp phânt tăng lưọi nhuận, lien kết đều đặn với bạn hàng, biết được tình
hình bên đối tác. Bên cạnh đó vẫn phát huy được tính độc lập tự chủ trong
kinh doanh.
* Nhược điểm: Có thể gặp rủi ro trong kinh doanh nếu đội ngũ cán bộ
xuất nhập khẩu không đủ trình độ và kinh nghiệm trong ký kết hợp đồng với
thị trường mới
b. Xuất khẩu uỷ thác.
* Khái niệm: Là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu
đóng vai trò là người trung gian thay thế cho đơn vị sản xuất tiến hành làm
thủ tục cần thiết để xuất khẩu cho nhà sản xuất và qua đó thu được khoản
hoa hồng nhất định( % lô hàng xuất khẩu) hay phí uỷ thác.
Các đơn vị nhận uỷ thác là các công ty, đại lý, nhà môi giới.
* Ưu điểm:
+ Những đơn vị nhận uỷ thác am hiểu về pháp luật, phong tục tập quán,
nên đẩy nhanh việc buôn bán và người uỷ thác chịu mức rủi ro thấp.
+ Đối với bên nhận uỷ thác không phải bỏ vốn ra kinh doanh, lại tạo
công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời lại thu được một khoản tiền
đáng kể, trách nhiệm phần lớn thuộc về nhà sản xuất.
* Hạn chế:

15


+ Doanh nghiệp mất sự liên kết với thị trường và thường phải đáp ứng
điều kiện của phía trung gian.
+ Lợi nhuận bị chia sẻ.
Áp dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ các doanh nghiệp mới tham gia
hoạt động xuất khẩu.
c. Xuất khẩu gia công uỷ thác

* Khái niệm: là hình thức kinh doanh trong đó xuất khẩu đứng ra nhập
khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho doanh nghiệp gia công, sau đó
thu hồi thành phẩm để xuất lại cho bên nước ngoài. Doanh nghiệp nhận phí
uỷ thác theo thoả thuận với nhà sản xuất .
* Ưu điểm: rủi ro ít, việc thanh toán chắc chắn.
* Hạn chế: nhà sản xuất phải thường xuyên quan sát kiểm tra công việc
để tránh sai sót trong sản xuất kinh doanh.
d. Buôn bán đối lưu
* Khái niệm: là phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá trong đó xuất
khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu. Người bán đồng thời là người mua và
lượng hàng hoá mang đi trao đổi có giá trị tương ứng với lượng hàng hoá
nhập về.
* Ưu điểm:
+ Tránh được rủi ro bến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối.
+ Có nghiệp vụ đơn giản.
* Hạn chế: Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác để tiến hành trao đổi
vì lấy giá trị sử dụng làm thước đo.
Áp dụng với các doanh nghiệp còn thiếu thiết bị sản xuất công nghệ
e. Hình thức gia công quốc tế.

16


* Khái niệm: Là hình thức trong đó một bên ( gọi là bên nhận gia
công ) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm giao cho bên đặt gia
công và nhận thù lao( phí gia công ).
* Ưu điểm:
+ Đối với bên đặt gia công: Giúp họ tận dụng được giá rẻ về nguyên
liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công.
+ Đối với bên nhận gia công: Giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhân

dân, lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước
mình.
* Hạn chế:
+ Xét về góc độ phân công quốc tế thì ở đây, người xuất khẩu ( nguyên
vật liệu ) với người nhập khẩu ( thành phẩm )là một bên ( bên sản xuất).
+ Thu nhập do gia công quốc tế thường rất nhỏ không đáng kể.
Áp dụng với các doanh nghiệp xuất khẩu kém phát triển hay đang phát
triển đang cần công nghẹ thiết bị và có nguồn nhân công dồi dào.
f. Tạm nhập để tái xuất
* Khái niệm: là hình thức xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hoá
nhập khẩu mà chưa tiến hành hoạt động chế biến.
* Ưu điểm:
+ Doanh nghiệp có thể thu lợi nhuận cao mà không phải tiến hành tổ
chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc thiết bị.
+ Khả năng thu hồi vốn dễ.
* Hạn chế: Đòi hỏi cán bộ phải có chuyên môn cao để có thể nhạy bén
nắm bắt được tình hình thị trường, giá, sự chặt chẽ trong mua bán.
Áp dụng với các doanh nghiệp có quy mô lớn, có đội ngũ cán bộ xuất
nhập khẩu có trình độ.
g. Xuất khẩu theo nghị định thư
17


* Khái niệm: Được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ.
* Ưu điểm:
+ Tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản chi phí.
+ Không có rủi ro trong thanh toán.
* Hạn chế: Chiếm tỷ trọng nhỏ
Áp dụng với các doanh nghiệp thuộc sự quản lý của nhà nước (DNnhà
nước).

Trên đây là các hình thức xuất khẩu chủ yếu mà các doanh nghiệp
thường sử dụng trong xuất khẩu cũng như trong xuất khẩu chè. Tuỳ thuộc
vào khả năng của từng doanh nghiệp mà áp dụng các hình thức tối ưu nhất
sao cho nắm bắt được những cơ hội đồng thời hạn chế được những rủi ro mà
doanh nghiệp có thể gặp phải mà khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường
quốc tế.
2.1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu chè đen
a. Các nhân tố bên trong
* Chất lượng sản phẩm chè đen xuất khẩu
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới dang diễn ra những thay
đổi toi lớn theo xu thế của toàn cầu hóa. Đó là một xu thế khách quan mà
mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp không thể đứng ngoài. Vì vậy một thách
thức không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè nói chung và xuất khẩu
chè đen nói riêng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là vấn
đề chất lượng chè đen xuất khẩu.
Tiêu chuẩn chất lượng là một trong những điều kiện để hội nhập kinh
tế quốc tế đạt tới phát triển thịnh vượng và bền vững. Không thể nói một nền
kinh tế phát triển nếu hàng hóa, dịch vụ phi tiêu chuẩn chất lượng không dáp
ứng như cầu của khách hàng, thị trường đời sống xã hội.chính vì thế để phát
triển để cạng tranh sản phẩm của mình với các DN xuất khẩu chè của các
18


nước phải giải quyết tốt bài toán về chất lượng. Vì đó là yếu tố hàng đầu
quyết định sự thành công trong xuất khẩu.
- Khái niện chất lượng sản phẩm
Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử
dụng phổ biến và rất thông dụng hằng ngày trong cuộc sống cũng như trong
sách báo. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản
ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội.

Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về
chất lượng sản phẩm. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm
giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên
những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh
doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng
xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của
thị trường.
Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh
bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đồng nghĩa
chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy
nhiên, aản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được
ngươi tiêu dùng đánh giá cao.


Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự

hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc
tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước.


Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của

sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.


Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hơp bao gồm: chất

lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được
19



mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan
niệm chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao
hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực.


Còn nhiều định nghĩa khác nhau về Chất lượng sản phẩm xét theo các

quan điểm itếp cận khác nhau. Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng
trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về Tiêu
chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa
ra định nghĩa: "Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp
các thuộc tính đối với các yêu cầu". Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay
mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn. Do tác dụng thực tế của nó, nên định
nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh
quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự
thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng
nhu cầu chủ quan của khách hàng.
- Để xem xét chất lượng của chè đen ảnh như thế nào đến hoạt động
xuất khẩu chè đen. ta cần phải xét các yếu tố sau:
Thứ nhất, nguyên liệu để sản xuất chè xuất khẩu, chất lượng chè đen
xuất khẩu phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất chè đen
xuất khẩu. Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp tự trồng chè và tự chế biến
phục vụ cho xuất khẩu, nhưng một số doanh nghiệp lại thu mua chè búp tươi
và chè khô từ các doanh nghiệp khác để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của
mình. Nhưng dù bằng các náo hay các khác thì chất lượng chè xuất khẩu phụ
thuộc vào nguồn nguyê liệu đầu vào.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu có chất lượng
để phục vụ để sản xuất chè đen xuất khẩu vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi:
Cơ sở chế biến chè phát triển quá nhanh và mang tính tự phát, không tương

xứng với vùng nguyên liệu, Giá cả thu mua không hợp lý nên không khuyến
20


khích người sản xuất coi trọng chất lượng nguyên liệu, thiếu chăm sóc dẫn
đến năng suất chè bình quân của cả nước chỉ đạt 5,7 tấn/ha.
Do thiếu nguyên liệu nhiều cơ sở không quan tâm đến kiểm soát chặt chất
lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật dẫn đến chất lượng chè đen xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng kém.
Bên cạnh chất lượng nguyên liệu để sản xuất chè đen xuất khẩu thì
công nghệ chế biến cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng chè đen xuất khẩu
Thứ hai, công nghệ chế biến chè đen xuất khẩu
Ngành chè Việt nam cũng như ngành chè của các nước trên thế giới,
chủ yếu chế biến chè búp tươi thành hai loại chè chè đen, chè xanh, một số
loại chè khác.
Trên cơ sở lý thuyết của công nghệ chế biến chè đen người ta thiết lập
ra nhiều quy trình công nghệ :
Quy trình chế biến chè đen theo phương pháp truyền thống
Quy trình chế biến chè đen theo phương pháp nhiệt luyện.
Quy trình chế biến chè đen cánh nhỏ.
Quy trình chế biến chè đen dạng viện.
Dưới đây tôi xin giới thiệu quy trình chế biến chè đen theo phương
pháp truyến thống gồm các giai đoạn sau:
- Giai đoạn héo chè:
Quá trình héo là làm thay đổi về sinh lý và sinh hóa của lá chè, quá
trình này có liên quan đến độ ẩm trong lá và độ nhiệt môi trường. Yêu cầu
của quá trình làm héo là giảm hàm lượng nước trong lá còn lại 60 - 62%, lá
chè trở nên mềm, dai, thể tích lá giảm đi. Vật chất tan tăng lên do sự thủy
phân các chất. Tuy nhiên cũng có một số chất mới, không hòa tan được tạo
thành. Ở giai đoạn này tanin bị giảm đi 1 - 2%, các chất có màu được tạo

thành, hương thơm được hình thành (do catechin bị ôxi hóa rồi kết hợp với
21


poliphênon hoặc alanin, hoặc asparagic). Protein biến đổi sâu sắc để tạo
thành các axít amin hòa tan. Một số chất khác như vitamin C, diệp lục, tinh
bột giảm đi. Cafein có tăng lên một ít do lượng axít amin tăng lên tạo điều
kiện cho thành hình cafein.
Điều kiện cần thiết; độ ẩm không khí: 60 - 70%
Độ nhiệt: 44 - 45oC
Thời gian héo: 3 - 4 giờ
Giai đoạn vò chè:
Sau khi héo chè xong, tiến hành vò chè. Mục đích của giai đoạn này là
dùng biện pháp cơ giới để phá hoại tổ chức của lá, tạo điều kiện cho dịch tế
bào tiếp xúc với ôxi để quá trình ôxi hóa được tốt. Yêu cầu cần đạt được là
làm dập tế bào khoảng 70 - 75%. Mặt khác vò chè còn nhằm tạo nên hình
thức của sản phẩm (làm cho búp và lá xoăn), theo yêu cầu của thị trường để
thuận lợi cho việc đóng gói và bảo quản. ở giai đoạn này sự ôxi hóa tăng lên
nhiều so với giai đoạn héo.
Điều kiện cần thiết: độ nhiệt: 22 - 24 oC; độ ẩm không khí: 90 - 92%;
vò 3 lần, mỗi lần 45 phút.
Giai đoạn lên men:
Là giai đoạn quan trọng nhất trong chế biến chè đen. Sự lên men được
tiến hành từ khi vò chè và hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối của lên men. Các
quá trình xảy ra ở giai đoạn này là quá trình lên men, quá trình tự ôxi hóa,
quá trình có tác dụng của vi sinh vật (quá trình này rất thứ yếu) và quá trình
tác dụng của nhiệt (có tác dụng rút ngắn thời gian lên men).
Điều kiện cần thiết: độ nhiệt: 24 - 26 oC; độ ẩm không khí: 98%; thời
gian: từ 3 đến 3 giờ rưỡi.
22



Giai đoạn sấy chè:
Mục đích của giai đoạn này là dùng độ nhiệt cao để đình chỉ các hoạt
động của men, nhằm cố định phẩm chất chè và làm cho hàm lượng nước
còn lại 4 - 5% theo yêu cầu của chè thương phẩm trên thị trường.
Điều kiện cần thiết: độ nhiệt 95 - 105oC
thời gian 30 - 40 phút
Sau giai đoạn sấy là quá trình chế biến chè bán thành phẩm. Qua hệ
thống phân loại, phân cấp, đóng gói là giai đoạn của chè thành phẩm trước
khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
* Chi phí đầu tư cho sản phẩm xuất khẩu
- Khái niệm tổng chi phí: là toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trình sản
xuất Kinh doanh của DN nó bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Vì
vậy tổng chi phí phụ thuộc vào chi phí biến đối. ( Giáo trình kinh tế vi mô
NXB Hà Nội 2005)
- Mức độ ảnh hưởng của chi phí đối với hoạt động xuất khẩu trong cơ
chế thị trường, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh
nghiệp luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh. muốn thành công các doanh
nghiệp phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Bởi vì giảm chi phí sản xuất là
điều kiện tiên quyết để tăng lợi nhuận. điều đó có nghĩa là giảm một đồng
chi phí là cơ hội để tăng một đồng lợi nhuận. Trong hoạt đông xuất khẩu chè
đen cũng vậy chi phí là yếu tố quan trong quyết địnhgiá thành sản phẩm, chi
phí có thấp thì lợi nhuận mới cao và tăng khả năng canh tranh vì khi xuất
khẩu ra thị trường quốc tế sản phẩm chè đen không chỉ canh tranh mới các
sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với rất
nhiều doanh nghiệp cuả các nước khác.

23



ở đây khi nói đến chi phí có nghĩa là nói đến chi phí cho 1 kg chè xuất
khẩu. nó bao gồn rất nhiều các loại chi phí: giá vốn, chi phí khấu hao , chi
phí vận chuyển, chi phí lưu kho….các chi phí đó dù nhỉ cũng ảnh hưởng đến
cũng ảnh hưởng đến giá sản phẩm sau này.
* Hoạt động marketing xuất khẩu
- Khái niệm marketing xuất khẩu: là việc thực hiện các hoạt động kinh
doanh định hướng dòng vận động hàng hóa và dịch vụ của công ty tới tay
người tiêu dùng ở nhiều quốc gia nhằm thu lợi nhuận cho công ty.
Marketing xuất khẩu khác với marketing nói chung ở chỗ là hàng hóa
dịch vụ được tiêu thu không phải trên thị trường nội đia mà là thị trường
nước ngoài. Cũng như marketing nói chung marketing xuất phát từ quan
điểm là trong nền kinh tế hiện đai vai trò của khách hàng và nhu cầu của họ
có ý nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nó chủ trương rằng chìa khía thành công của doanh nghiệp và mục
tiêu của doanh nghiệp là xác định nhu cầu và mông muốn của các thị trường
trọng điểm, đồng thời phân phối các những thỏa mãn mà thị trường đó chờ
đợi một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh.
- Mức ảnh hưởng của marketing xuất khẩu đến hoạt động xuất khẩu
chè đen.
Như ta đã biết muốn kinh doanh thành công trên thị trường nước ngoài
với bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào và xuất khẩu chè cũng vậy thì việc
đầu tiên phải tiến hành nghiên cứu hoạt động marketing xuất khẩu. Bởi lẽ tất
cả các hoạt động marketing của công ty đều gắn với gắn với thị trường nước
ngoài. Do đó nghiên cứu thói quen, tâp quán, thị hiếu của người nước ngoài
mà công ty muốn sâm nhập vào. Không những thế marketing ở đây ngoài
việc nghiên cứu tất cả các yếu tố giống như marketing nói chung còn phải
nghiên cứu yếu tố pháp luật, chính trị của mỗi quốc gia.Ngoài ra marketing
24



xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp có thể tuyên truyến quảng bá sản phẩm của
mình tới tay nhiều đối tượng khách hàng từ chỗ biết, quan tâm, hiểu, tin cho
đến mua sản phẩm của doanh nghiệp đòi hỏi phải có nhiều hoạt động
marketing hỗ trợ, làm nhịp cầu nối cho sản phẩm đến đúng nhu cầu của
người tiêu dùng.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và trước sự
cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự đầu
tư dây truyền công nghệ mới tiến tiến, hiện đại để có thể đưa ra thị trường
các sản phẩm ưu việt hơn nhất với đối thủ cạnh tranh và làm hài lòng ngườ
tiêu dùng. Marketing giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, gia tăng dịch vụ,
định giá ứng phó được với các biến động trên thị trường, có chiến lược giải
phóng hàng tồn, đề ra các giải pháp ứng phó với các đối thủ cạnh tranh của
mình giành lại thị phần…với tất cả các chức năng đã liệt kê ở trên thực sự
marketing có ý ngĩa vô cùng quan trong đối với sự thành bại của doanh
nghiệp do vậy việc lựa chọn chiến lược marketing xuất khẩu phù hợp có ý
nghĩa rất lớn đối với việc xuất khẩu chè nói chung và xuất khẩu chè đen nói
riêng.
* Giá bán sản phẩm xuất khẩu
- các loại giá trong xuất khẩu
+ Giá tham khảo:là giá được công bố rộng rãi trên các tài liệu tham
khảo chuyên môn, báo chí hàng ngày, tạp chí, bảng báo giá ...giá này mang
tính chất danh nghĩa vì nó chưa phản ánh được những điều kiện bán hàng cụ
thể.
+ Các loại giá ở sở giao dịch: Là loại giá có sự cọ sát về quyền lợi giữa
người mua và người bán và gắn với những giao dịch cụ thể và có tính hiệu
lực nhất định bao gồm các loai sau:

25



×